kết quả từ 1 tới 8 trên 8

Ðề tài: Các chuyên gia lý giải chuyện trấn yểm ở Việt Nam

  1. #1

    Mặc định Các chuyên gia lý giải chuyện trấn yểm ở Việt Nam

    Các chuyên gia lý giải chuyện trấn yểm ở Việt Nam




    Những câu chuyện về cột đồng Mã Viện, trấn yểm của Cao Biền, trận đồ bát quái dưới lòng sông Tô Lịch, Nguyễn Văn Thiệu trấn yểm long mạch ở Sài Gòn, hay hòn đá ở Đền Hùng… là những chuyện ly kỳ mà khoa học vẫn còn đang lý giải.


    Trấn yểm, theo các nhà nghiên cứu không còn là phạm trù tâm linh mà trở thành một môn khoa học đã và đang được nghiên cứu, ứng dụng vào cuộc sống. Tuy nhiên, đến nay những lý giải về trấn yểm mới chỉ ở mức mơ hồ, tranh tối tranh sáng khiến nhiều người lầm tưởng trấn yểm là một chuyện bịa.


    Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Điệp.


    Trấn yểm là gì?

    Theo tìm hiểu của chúng tôi, cho đến thời điểm hiện tại, ở nước ta chưa có bất cứ một công trình nghiên cứu khoa học nào thực sự công phu, tỉ mỉ về đề tài trấn yểm. Số nhiều chỉ là những câu chuyện trong cuộc trà dư tửu hậu, rồi qua mỗi người câu chuyện ấy lại được thêm chút ít cho thành huyền thoại.

    Phàm là người phương Đông, đặc biệt là ở Việt Nam, không ai mà chưa một lần được nghe về chuyện trấn yểm. Thế nhưng, vấn đề càng trở nên bí ẩn, nửa hư nửa thực và thậm chí đã khiến không ít người phủ nhận sự tồn tại của trấn yểm và coi đó là chuyện bịa.

    Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh.

    “Thực tế thì trấn yểm là điều có thật và tồn tại từ rất lâu rồi. Bởi vì nó là một môn khoa học chưa được giải thích thấu đáo nên còn nhiều vấn đề mơ hồ. Gạt bỏ qua những câu chuyện chưa được kiểm chứng, chúng ta đi giải thích thuật ngữ trấn yểm thì sẽ tìm được ý nghĩa trước mắt”, nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông Phương cho biết.

    Theo ông Tuấn Anh, “trấn” nghĩa đen là đè xuống; “yểm” là dấu đi đồng nghĩa với ếm, ém, nghĩa đen là làm cho một đối tượng bị ếm, ém, yểm không phát triển được. Đây là một thuật ngữ trong phong thủy mô tả một phương pháp làm cho cái xấu, hoặc tốt không phát huy được.

    Còn theo Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Điệp, Giám đốc Trung tâm dịch thuật, dịch vụ Văn hóa & Khoa học – Công nghệ: “Trấn yểm là dùng các vật thể nào đó để phá hoại đối phương về long mạch, mồ mả, kinh tế, sức khỏe. Nhưng cũng có những cách trấn yểm đem lại lợi lộc như trừ đi khí xấu để bảo vệ sức khỏe”.

    Học giả Trung Trí lại luận giải thế này: Trấn yểm là hai từ Hán – Việt. Trong Hán ngữ, “trấn” thuộc bộ Kim. Nếu là danh từ, nó vừa có nghĩa là dụng cụ dùng để đè, chặn, vừa có nghĩa là cái căn gốc làm cho một nước nào đó được yên định, tỷ như “phù bất vong cung kính, xã tắc chi trấn dã” (Không quên cung kính, đó là cái căn gốc làm cho xã tắc yên định). Nhưng nếu là động từ, “trấn” có nghĩa là áp chế, ngăn chặn, dìm ém, trùm đậy, thường thấy nơi từ “trấn thủ” hoặc “trấn tà”.

    “Yểm” thuộc về bộ Thủ. Là động từ, nó cũng có nghĩa tương tự chữ “trấn”. Như vậy ở đây, trấn yểm thường được gọi chếch ra thành trù ếm, hay trù úm, chỉ có thể hiểu trong tư cách một động từ, nên phải mang nghĩa của một động từ, đó là hành vi trùm ém, dìm nén, đì đè xuất phát từ một vật hay người này lên một vật, hay người kia, nhằm triệt tiêu năng lực hưng thịnh khơi dậy nơi đối tượng bị trấn yểm.

    Trấn yểm với khoa học hiện đại

    Theo chuyên gia phong thủy Phạm Cương, các loại hình trấn yểm nói chung nên coi là kinh nghiệm trong xây dựng nhà của người phương Đông, loại bỏ những yếu tố mê tín, chúng ta cần nhìn nhận về giá trị của nó và nghiên cứu dưới góc độ khoa học. Thực tế cho thấy việc sử dụng các vật khí trấn yểm mang lại hiệu quả thiết thực trong việc cải thiện môi trường khí, mang lại sự cát lành cho ngôi nhà.


    Chuyên gia phong thủy Phạm Cương.

    Trong quá trình xây cất nhà cửa, mồ mả chúng ta có thể gặp những thế đất không tốt. Khi đó phải có những biện pháp để hóa giải. Một trong những cách hóa giải là dùng vật khí để trấn yểm.

    Tác dụng chung của trấn yếm là trừ tà hóa sát, biến hung thành cát. Tuy nhiên, “trấn” và “yểm” là hai khái niệm khác nhau. Trấn là đặt các vật khí phong thủy hiện hữu trên mặt đất và nhìn thấy được còn yểm là các vật đó được đem chôn dưới đất, được gói bọc kín.

    Bùa chú cũng chính là một loại hình trấn yểm. Bùa là giấy có vẽ hình hoặc viết chữ lên trên. Bùa thường do những người có công năng vẽ ra để dùng vào một mục đích cụ thể như trấn trạch, cầu an trừ tà, cầu tài lộc, chữa bệnh… Dân gian thường quan niệm sức mạnh và độ bền hoạt động của bùa chú phụ thuộc vào quyền năng của người vẽ.

    Cũng theo chuyên gia Phạm Cương, trấn yểm có mối liên hệ chặt chẽ với khoa học hiện đại. Bởi thực tế, trấn yểm chính là sự tổng hòa của tri thức kiến trúc, phong thủy, khoa học, tâm linh hòng tìm và phát huy cái tốt, trừ khử cái xấu để cuộc sống con người, xã hội phát triển ổn định hơn.

    Nếu nói về các hoạt động liên quan đến trấn yểm trong lịch sử Việt Nam phải kể đến các truyền thuyết về Cao Biền trấn yểm long mạch thành Đại La. Đầu tiên là truyền thuyết Cao Biền trấn yểm núi Tản Viên, với việc sử dụng đến 8 vạn cái tháp bằng đất nung để trấn yểm.

    Gần đây người ta còn đào được những cái Tháp đất nung đó tại khu vực Hà Nội. Tiếp theo là truyền thuyết Cao Biền dùng hơn 4 tấn sắt, đồng… chôn để trấn yểm đền Bạch Mã là nơi vị thần sông Tô Lịch trú ngụ. Cao Biền còn nhiều lần dựng đàn tràng, dùng 4 thứ kim loại: sắt, đồng, vàng, bạc trấn yểm nhiều nơi trên bờ sông Tô Lịch. Theo sử sách, Cao Biền đã đặt Bùa trấn yểm tới 19 nơi dọc theo dòng sông này.

    Ở Sài Gòn trước năm 1975 có hai công trình hình bát giác được cho là biểu tượng phong thủy để trấn yểm long mạch, đó là hồ Con Rùa, với rất nhiều giai thoại mang màu sắc huyền bí, ly kỳ xung quanh mà cho đến bây giờ khoa học vẫn chưa lý giải được hết.

    “Trấn yểm không phải là điều mê tín mà nó đã tồn tại từ xa xưa rồi. Nó có mối liên hệ rất chặt chẽ với khoa học hiện đại mà chúng ta cần đi sâu nghiên cứu, bóc tách, giải thích từng vấn đề. Làm được như vậy, chúng ta mới xóa bỏ những mơ hồ tâm linh để hướng tới thực tiễn khoa học mà trấn yểm mang lại”, Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Điệp, Giám đốc Trung tâm dịch thuật, dịch vụ Văn hóa và Khoa học – Công nghệ.

    Theo Trần Hòa/Khoahocdoisong
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  2. #2

    Mặc định

    Thuật trấn yểm ở Việt Nam




    Đền thờ Tả Ao ở Hưng Yên, người được coi là ông tổ của nghề phong thủy Việt Nam.

    Cho đến nay, vì chưa có bất cứ một công trình nào thực sự công phu nghiên cứu về trấn yểm nên lịch sử về đề tài này cũng rất mơ hồ. Có người cho rằng, lịch sử trấn yểm bắt nguồn từ phương Bắc. Lại có người khẳng định, thuật trấn yểm của Việt Nam đã có từ rất lâu đời.

    Từ ngôi mộ cổ ở Hồ Nam

    Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương cho biết, lịch sử của thuật trấn yểm ở Việt Nam có từ khi nào là câu hỏi khó trả lời. Quan niệm cá nhân về lịch sử trấn yểm của ông là: Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử và là cội nguồn đích thực của văn minh Đông phương.



    Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Điệp cho rằng, trấn yểm đã có ở Việt Nam từ rất lâu đời.

    Người ta đã phát hiện một ngôi mộ cổ ở Hồ Nam (Nam Dương Tử, có niên đại cách đây 6000 năm chôn cất theo những tiêu chí phong thủy. Trước tất cả văn bản mô tả lịch sử phong thủy Trung Quốc), xác định rằng: Ngành phong thủy có từ rất lâu ở Nam Dương Tử. Tất nhiên, nó không phải của Tàu. Từ đó cho thấy, lịch sử trấn yểm cũng có từ rất lâu trong Việt sử.

    Những truyền thuyết về Vua Hùng chọn đất dời đô cũng thấy rõ việc này.

    Về ý nghĩa của trấn yểm với đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa, học thuật thì tùy thuộc vào mục đích trấn yểm cho nó phất lên hay lụi tàn. Nhưng về lý thuyết của ngành phong thủy học Đông phương thì có thể ảnh hưởng đến cấp quốc gia.

    Một thí dụ là ngài Lý Quang Diệu đã dùng phong thủy để chấn hưng Singapor. Nhưng trong phong thủy Lạc Việt – danh xưng xác định cội nguồn phong thủy của người Việt thì ngoài 4 yếu tố tương tác là: Môi trường (Loan đầu); cấu trúc ngôi gia (Dương trạch tam yếu); từ trường trái đất (Bát trạch) và vận nhà (Huyền không) thì chúng tôi có nghiên cứu yếu tố tương tác thứ 5 của phong thủy Lạc Việt chính là các phương pháp trấn yểm.

    Thí dụ như bùa chú, tôi coi là một mật mã tương tự như mật khẩu của vi tính để tác động vào con người, môi trường hay ngôi gia. Nhưng vì nguyên lý lý thuyết đã thất truyền, các thầy bùa chỉ truyền lại phương pháp vẽ bùa. Cho nên với thời gian ngày càng sai lệch nên đã mất, hoặc phản tác dụng.

    Đến việc nhà Lý dời đô

    Nhà nghiên cứu Thiên Việt lại cho rằng, khoa địa lý phong thủy bắt đầu có từ đời nhà Hạ, Thương, Chu, lúc này người ta chỉ biết bói quẻ chọn đất. Đến đời nhà Tần, nhà Hán mới tính kham dư, tức xem thêm về thiên văn. Trước khi có Quách Phác (đời Tấn), ông được xem như tổ thuật phong thủy, lúc đó môn này còn rời rạc, khi được ông giải thích về thuật phong thủy, mọi người mới tường tận hơn.



    Đền thờ Tả Ao ở Hưng Yên, người được coi là ông tổ của nghề phong thủy Việt Nam.

    Rồi sang đời nhà Minh có Tưởng Bình Giai, quyết định rằng: Sinh khí, tụ khí tạo diện mạo cảnh quan, môi trường cho con người thấy thoải mái trong cuộc sống; bởi có nó con người mới “có hồn”.

    Còn môn phong thủy khi xâm nhập vào nước ta, mới đầu chỉ phổ biến hạn chế trong xây dựng đình, đền, chùa, miếu và mồ mả thời nhà Đinh, Lê (thế kỷ thứ X). Đến đời nhà Lý, trong chiếu dời đô ra Thăng Long, vua Lý Thái Tổ cho rằng: Nơi đây là trung tâm của trời đất, được thế rồng bay hổ ngồi, đúng điểm kết tụ bốn phương Đông, Tây, Nam, Bắc.

    Cũng vào thời kỳ vua Lê, nước ta có thầy địa lý Tả Ao, tinh thông phong thủy không kém Quách Phác đời Tấn của Trung Quốc xưa, sau Tả Ao còn có tiến sĩ Hòa Chính, cũng từng sang nước bạn học hỏi thuật xem tướng đất, dùng cất nhà và an táng. Là người học được khoa địa lý chính thống từ Trung Quốc, đem cái đã học đưa về nước nghiên cứu cho phù hợp với phong thổ nhân văn, mà phát huy môn phong thủy theo tính cách riêng cho mình.

    Thầy địa lý nổi tiếng người Việt

    Cũng theo nhà nghiên cứu Thiên Việt, Tả Ao có tên Nguyễn Đức Huyên người làng Tả Ao (Nghi Xuân – Hà Tĩnh), ông sinh năm nào không rõ, nhưng có tên tuổi vào thời vua Lê chúa Trịnh, tức những năm 1545 – 1788. Theo truyền miệng, cha Tả Ao mất sớm còn mẹ bị mù. Vì nhà nghèo nên đến xin giúp việc cho một lang y người Trung Quốc, trước lấy tiền trị mắt cho mẹ sau được học nghề. Chính thế mà ông chữa được bệnh mù mắt cho mẹ.

    Thầy lang Tàu thấy Tả Ao có chí lớn, đã dẫn ông theo về nước dạy thêm nghề thuốc. Gần nhà lang y, có ông thầy địa lý giỏi đang bị bệnh về mắt, Tả Ao được thầy lang phái sang chữa trị. Thầy địa lý nói, nếu Tả Ao chữa khỏi bệnh mắt cho mình thì ông sẽ thưởng 50 lượng vàng. Tả Ao đã chữa khỏi bệnh cho thầy địa lý, nhưng không nhận vàng mà chỉ xin ông ta truyền cho nghề phong thủy.

    Vì ơn nghĩa nên thầy địa lý bằng lòng, liền truyền hết tinh hoa môn phong thủy cho Tả Ao học hỏi, đến khi thành tài, học và hành viên mãn, Tả Ao xin cả 2 ông thầy cho về nước. Trước khi cho Tả Ao về, ông thầy địa lý muốn thử tài hiểu biết mới làm ra 100 mô hình đất kết trên bãi cát, dưới mỗi huyệt có yểm một đồng tiền, rồi đưa ông 100 cây kim đi điểm huyệt.

    Tả Ao điểm đúng 99 lỗ của đồng tiền, còn một cây điểm ở mép đồng tiền, mà huyệt này lại là huyệt thứ 100. Đây là huyệt ảo, vì mô hình tạo dáng rất huyền bí, ẩn hiện dưới những mô đất nhấp nhô, những thầy địa lý giỏi cũng khó phát hiện ra đúng huyệt đạo. Thấy Tả Ao đã điểm trúng các huyệt, thầy địa lý biết rằng người Việt Nam đã học hết bí kíp phong thủy của Trung Hoa.

    Khi Tả Ao về đến quê hương, ông chỉ lo hành nghề bốc thuốc chữa trị các bệnh tật cho dân chúng, ít khi sử dụng môn phong thủy đã học, chỉ khi cần thiết mới ra tay xem giúp thế đất cho mọi người, tuy vậy danh tiếng về tài xem địa lý phong thủy của ông lại nổi hơn nghề thầy thuốc.

    Nhưng cũng vì Tả Ao không hành nghề xem phong thủy, nên ông không có chân truyền cho kẻ hậu bối. Khi ông mất người nhà mới tìm thấy 2 bộ sách viết về địa lý, phong thủy: Địa đạo diễn ca và Dã đàm Tả Ao. Nhưng trong dân chúng còn có nhiều sách được in nói chính là sách của Tả Ao. Còn các nhà xem “tướng đất” ở nước ta, khi đọc xong 2 quyển trên, đều cho rằng đây là hai bộ sách quý.

    Nhưng trước hết, sự vĩ đại của Tả Ao không phải là tài nghệ phong thủy và trấn yểm. Điều làm ông còn mãi với thời gian là đạo đức nghề nghiệp với quan niệm “tiên tích đức, hậu tầm long”.

    “Triều Lý của nước ta từng ban thẻ hành nghề cho những người làm nghề địa lý, phong thủy, tướng số. Đó là một nghề được công nhận và giám sát rất chặt chẽ”, Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Điệp, Giám đốc Trung tâm dịch thuật, dịch vụ văn hóa và Khoa học – Công nghệ.

    Theo Trần Hòa - Khoahocdoisong
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  3. #3

    Mặc định

    Bí ẩn đằng sau những cách trấn yểm thông dụng



    Các nhà nghiên cứu cho rằng, trấn yểm có ti tỉ cách. Ngoài những phương pháp truyền thống, nhiều thầy địa lý còn nắm giữ những bí kíp kinh điển. Tuy nhiên, bước đầu có thể xác định 3 phương pháp chính là: Bùa chú, tà thuật và trấn yểm bằng vật thể.

    Phương pháp bùa chú

    Bùa chú là một trong những phương pháp thông dụng nhất trong thuật trấn yểm. Theo các nhà nghiên cứu, bùa chú xuất hiện trên thế giới từ lâu và khởi đầu từ những vị chân tu có ý đồ nghiên cứu tìm hiểu và thực hành bùa chú với chủ đích cứu đời, cứu người.


    Một số hình vẽ về bùa chú để trấn yểm.

    Từ ngàn xưa, bùa chú đã xuất hiện ngay cả trong những kinh sách của nhiều tôn giáo. Phần lớn các bùa chú này nhằm mục đích để cầu an, giúp cho thân tâm, gia đình yên ổn. Ngoài ra nhiều bùa chú con giúp để trị bệnh, trừ tà, phá bùa ém đối nghịch. Những bùa chú này do những nhà nghiên cứu về hiện tượng siêu linh huyền bí tìm ra. Một số bùa chú còn được tìm thấy do những tài liệu cổ từ phái Mật Tông truyền lại.

    Những người Trung Hoa, Đài Loan, Hồng Kông thường biết khá nhiều bùa chú. Tại Ấn Độ , các tư liệu cổ cho thấy tôn giáo lâu đời nhất ở xứ này mà người Aryen tin theo từ dân tộc Naga. Người Naga thờ vô số thần, trong đó có cả thần nhân đạo từ bi và cả ác thần; ác thần thường gieo tai họa nên họ phải dùng các phương thuật để giải họa.

    Theo nhà viết sử nổi danh William james Durant thì những phương thuật phần lớn là những bùa chú hay những Thần chú được tìm thấy rất nhiều trong kinh Atharva – Veda. Còn theo tìm hiểu của nhà nghiên cứu Thiên Việt, ngày nay phần lớn người Trung Hoa và Việt Nam thường hay dùng bùa của Trương Thiên Sư, một đạo sĩ nổi danh ở Trung Hoa.

    Cách thức dùng bùa chú cũng khá phổ biến ở nước ta. Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Điệp, Giám đốc Trung tâm dịch thuật, dịch vụ văn hóa – Khoa học và Công nghệ tổng kết có 8 cách dùng bùa: Đốt bùa, đeo bùa, dán bùa, uống bùa, nấu bùa, thoa bùa, dùng bùa để rửa và nuốt bùa.

    Theo ông Điệp, đây là một trong những phương pháp mang tính tâm linh cao nhất. Đồng thời cũng có mối liên hệ với khoa học, bởi mỗi loại bùa lại có những công dụng khác nhau như các loại thuốc chữa bệnh.
    Phương pháp tà thuật

    Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương cho rằng: “Tà thuật là một phương pháp sử dụng cúng bái, phù chú, hình nhân. Tốt, xấu, lợi, hại là do mục đích sử dụng. Thường những thầy có lương tri không bao giờ dùng tà thuật”.


    Trong phép trấn yểm còn dùng hình nộm rơm để phù phép tà thuật.

    Phương pháp tà thuật như một con dao hai lưỡi cho nên chính những người sử dụng tà thuật cũng thấy ái ngại. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi phương pháp này hầu hết đã thất truyền, số còn lại chỉ là kiểu “tin đồn”, hoặc thêm thắt cho ly kỳ, ta chỉ có thể coi đó là một huyền thoại.
    Để tiếp cận được một tài liệu về tà thuật là điều rất khó. Chúng tôi đã rất kỳ công khi tận mắt thấy được cuốn tà thuật cổ của một người làm nghề bùa chú ở tỉnh Lạng Sơn. Cuốn sách do Cồ Mai cao sĩ Doãn Cảnh Tinh, con trai thứ ba của tiến sĩ Doãn Khuê sưu tập được và biên soạn cuối thế kỷ XIX.

    Được biết cuốn sách này hé lộ ra bởi gia đình ông Doãn Sĩ Tiếp ở xã Song Lãng (Vũ Thư – Thái Bình). Ông Tiếp (đã mất) là cháu nội của Cồ Mai cao sĩ Doãn Cảnh Tinh. Một thời cuốn sách được xem là bảo vật quý giá của dòng họ, nhưng qua thời gian chiến tranh, sách bị thất lạc.

    Cuốn sách dày cộm, ghi chép đầy đủ những phương pháp được xem là thần bí. Trong đó nổi bật là phép tàng hình, phép trừ sâu bọ, phép trừ một số loại bệnh, cách đuổi chuột, đuổi muỗi. Thậm chí, còn có phép qua sông nước bằng cách lấy tờ giấy vàng, dùng mực son viết chữ Vũ mang bên mình sẽ không lo chết đuối.

    Theo nhiều nhà nghiên cứu, giới pháp sư thường dùng ngải với bùa chú để tạo ra tà thuật. Ở nước ta nổi tiếng có hòa thượng trụ trì ngôi chùa Pnom Pi Lơ trên núi Nam Vy thuộc huyện Tri Tôn (An Giang) có nuôi một loại ngải bí ẩn. Theo lời đồn, vị sư trụ trì ngôi chùa đó thuộc hệ phái Tiểu thừa Pà Li – Phật giáo Nam Tông.

    Ngoài đạo hạnh cao, ông còn là một cao thủ về bùa, chú, ngải thuật. Ông đã dùng tà thuật cứu chữa được rất nhiều người bị rắn độc cắn trong tình trạng thập tử nhất sinh. Có người đã sùi bọt mép, tim mạch ngưng nhịp, ông đọc thần chú, dập ngải đắp vào vết thương, chỉ sau ít phút nạn nhân có thể tự ngồi dậy ra về.
    Phương pháp vật thể

    Theo Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Điệp, dùng vật thể để trấn yểm là cách hiện thời được sử dụng nhiều nhất. Chúng ta có thể dễ dàng thấy ở các cơ quan, doanh nghiệp dùng đá phong thủy để thu hút năng lượng. Một số làng cổ dùng khuyển đá hoặc nghê đặt ở bốn góc của làng.


    Làng Hành Thiện có hình cá chép được Tả Ao bày cho đào giếng tạo thành mắt cá.

    Chưa cần bàn đến công dụng thực sự của những vật thể trấn yểm ấy. Nhưng trong dân gian, hầu hết các thầy địa lý phong thủy đều biết sử dụng công năng của vật thể để trấn yểm. Đã từng có những việc mà người ta hại nhau khi dùng xương động vật, tiết chó, rắn độc, thuốn sắt đóng hoặc chôn xuống mồ mả người khác.

    Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh lại cho rằng, thường những thầy địa lý phong thủy khi không thể cải tạo được cấu trúc hình thể môi trường, hoặc ngôi nhà sẽ dùng biện pháp trấn yểm bằng vật thể. Thí dụ: Dùng gương bọc cái cột ở vị trí xấu, nhưng không thể đập cây cột đi được; hoặc như Cao Biền trấn yểm đất để xây thành Đại La.

    Một ví dụ điển hình về việc cải tạo môi trường để có phong thủy tốt là làng Hành Thiện (Xuân Trường – Nam Định) nổi tiếng khắp nước với việc học hành khoa cử, tung mình ra biển Đông từ hơn 500 năm trước. Theo như câu chuyện dân làng kể lại thì cụ Tả Ao là người đã chữa “thế đất” cho làng Hành Thiện.

    Khi tới đây, Tả Ao đã nhận thấy đất làng có hình con cá chép bơi ra biển lớn, phù sa mỗi ngày một bồi thêm đất làm làng hưng phát, chỉ hiềm con cá chép không có mắt nên không phát đường khoa danh. Thời gian đi “tầm long” ở đây, thấy dân làng tử tế, cụ Tả Ao liền bày cho làng đào một cái giếng lớn làm mắt cho con cá chép, từ đấy dân làng bắt đầu đại phát khoa danh.
    Ông Nguyễn Đăng Hùng, Hội trưởng Hội khuyến học làng Hành Thiện tổng kết, thời phong kiến Hành Thiện có 419 người đỗ đạt, trong đó 7 người đỗ đại khoa với 3 tiến sĩ, 4 phó bảng, 97 cử nhân, 315 tú tài. Làng có 4 người làm quan thượng thư, 4 người là quan tuần phủ, 4 người là tổng đốc, 69 người làm tri phủ, tri huyện.

    Thời nay, Hành Thiện có 45 người là giáo sư và phó giáo sư; 166 người là tiến sĩ, thạc sĩ; hơn 1500 người tốt nghiệp đại học. Một số yếu nhân như Cố Tổng Bí thư Trường Chinh cũng được sinh ra ở vùng đất địa linh này.

    “Trấn yểm được xem là một môn khoa học chứ không hẳn là tâm linh. Trong đó, những thầy địa lý phong thủy ngoài vốn kiến thức am tường về kiến trúc, hướng gió, mạch nước thì họ còn biết cách thu hút khí tốt, năng lượng tốt phục vụ tốt hơn cho đời sống con người”, Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Điệp, Giám đốc Trung tâm dịch thuật, dịch vụ Văn hóa và Khoa học – Công nghệ.


    Theo Trần Hòa - Khoahocdoisong
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  4. #4

    Mặc định

    Vùng đất của những thầy phong thủy



    Sách xưa đã ghi lại rất rõ về “cái nôi” của những thầy địa lý phong thủy với chuyên môn yểm bùa, trừ tà, trị bệnh. Và không khó để tìm ra vùng đất ấy chính là phủ Kiến Xương, trấn Sơn Nam, nay là huyện Vũ Thư (Thái Bình).

    Ông tổ Đạt Mạn thiền sư

    Ông Bùi Đức Chính, Chủ tịch Mặt trận xã Song Lãng tổng kết: “Vài chục năm trước vùng này có rất nhiều thầy địa lý. Họ đều là những thầy cao tay nhưng trước khi chết đã không truyền lại cho ai nên số lượng đã giảm đáng kể, chỉ còn lại chục người nổi tiếng”.


    Chùa Phúc Thắng, cái nôi của các thầy địa lý phái Hoàng Giang.

    Theo ông Chính, Vũ Thư có nhiều thầy địa lý như vậy vì ngày xưa, đây là nơi có nhiều gò sông, được các thầy địa lý gọi là đất rồng cuộn hổ ngồi có thể phát vương, phát tướng. Họ quy tụ về đây để “tầm long” và chờ thời, từ đó hình thành nên phái Hoàng Giang. Phái này gắn liền với chùa Phúc Thắng do Đạt Mạn thiền sư đứng đầu. Tại chùa còn giữ được Tịnh Chuỳ và một số thư tịch cổ để chứng minh.

    Nhà nghiên cứu lịch sử Đặng Hùng, Hội viên Hội Sử học Việt Nam cho biết: Phái Hoàng Giang thuộc đạo giáo bên Trung Quốc và được truyền sang nước ta từ những thế kỷ đầu sau công nguyên. Theo đó, cụ Đỗ Hoàng sống ở thế kỷ thứ XI, tại trấn Hải Dương, vùng giáp Yên Tử – Quảng Ninh ngày nay vốn là đạo sĩ. Vì muốn con cháu thành danh nên đã truyền dạy đạo pháp cho ba người con trai. Nổi bật trong số đó có Đỗ Đô là người kế nghiệp chân truyền.

    Thấy Đỗ Đô tinh thông pháp thuật, vua Lý Thánh Tông đã mời ông tham dự triều chính và sau này phong ông là Đạt Mạn thiền sư. Sách “Văn hoá vùng đất Lạng – Hương Mần” còn ghi lại khá tỉ mỉ về những việc lạ về Đạt Mạn. Thiền sư biết trước ngày vua mất nên khi triều đình chưa kịp sai người đến đón, Đạt Mạn đã lên đến kinh đô để trông nom Thái tử. Cả hai đời vua Thánh Tông và Nhân Tông đều gọi ông là Thượng phụ.


    Bùa pháp Hoàng Giang

    Ở Vũ Thư, nghề phong thủy địa lý được xem là gia truyền. Những người hành nghề này đều tôn Đạt Mạn thiền sư là “ông tổ” của nghề. Theo đó, họ hành nghề theo những công năng có được mà môn phái Hoàng Giang đã truyền thụ từ xa xưa.


    Nhà nghiên cứu Đặng Hùng.


    Chẳng biết thực hư công dụng bùa pháp, trấn yểm ra sao nhưng thầy nào cũng khẳng định mình có thể trấn yểm bất cứ thứ gì. Từ xem tướng đất, hóa giải vận mệnh đến bùa yếm, chữa bệnh đều thông thạo. Chúng tôi tìm đến nhà thầy Phạm Văn Tôn ở xã Minh Lãng, người được gọi là thầy địa lý giỏi nhất. Ông Tôn cho rằng, pháp môn được chia thành hai phái, một thiện một ác. Thiện hay ác thì còn lương tâm của thầy địa lý.

    Ông Đào Ngọc Thạch hiện đang hành nghề phong thủy ở xã Xuân Hòa thì cho rằng: “Ngày xưa các thầy cạnh tranh nhau nhiều, ai cũng muốn cho thiên hạ biết tài năng của mình nên đua nhau luyện bùa chú và chứng minh năng lực bằng cách làm ra các trò giống như ảo thuật. Thực chất đó là các mẹo phù phép của đạo giáo phái Hoàng Giang”.

    Ví dụ như bùa xua đuổi chuột thì lấy cây hoắc hương đốt ở bốn góc ruộng. Trở về nhà lấy một chiếc đũa con, đến chỗ góc ruộng bẻ chiếc đũa làm đôi, xếp hình chữ thập, dùng chân dẫm lên chữ thập đó. Đem hai đoạn đũa này đến góc ruộng khác và làm như vậy, khi làm phải đọc thần chú thì chuột sẽ không dám đến.

    Một trong những lá bùa được nói nhiều nhất ở Vũ Thư là phép ẩn hình. Theo đó, khoảng canh ba đêm mùng một tết Nguyên Đán, người luyện lấy một nắm đậu đen, hướng về sao Bắc Đẩu đọc thần chú 49 lần và không quên rèn luyện thêm trong các tháng.

    Luyện xong, dùng hạt đậu nấu chín phơi khô, khi gặp nguy nan có thể ngậm hạt đậu vào miệng, đọc thần chú sẽ được thoát nạn vì lúc đó không ai có thể nhìn thấy hình hài của người làm phép nữa.
    Ông Bùi Đức Chính, Chủ tịch Mặt trận xã Song Lãng khẳng định: “Về cách làm bùa yểm thì chỉ cần đi theo thầy là được chứng kiến. Còn hiệu quả như thế nào thì không ai biết, chỉ biết rất nhiều người đến thuê các thầy địa lý đi làm gì đó”.


    Người được “gửi” pháp thuật

    Nhà nghiên cứu sử học Đặng Hùng kể câu chuyện của chính mình cách đây đã hơn 30 năm. Khi đó, ông sang Nam Định công tác và nghe danh một thầy phù thủy đắc đạo ở huyện Giao Thủy. Một lần tình cờ, ông Hùng tìm đến xin học.



    Một số lá bùa mà các thầy địa lý phái Hoàng Giang thường dùng.

    “Một lần thầy bảo tôi rằng, ông sẽ không còn ở dương thế bao lâu nữa nhưng lại chưa có ai để truyền lại. Ông biết tôi đam mê nghiên cứu bùa chú nên xin phép gửi pháp thuật ở chỗ tôi để sau này cháu đích của ông lớn lên sẽ tìm để tự học”, ông Hùng kể.

    Năm sau, ông thầy địa lý qua đời. Theo lời dặn, vào lúc nửa đêm trăng rằm ông Hùng ra khoảng đất trống vẽ một vòng tròn bát quái. Bên ngoài dải bùa và đốt nến. Ở giữa đóng một cây nêu đợi khi trăng đứng bóng thì ông Hùng phải đứng vào đúng chỗ đóng cọc đó.


    Mấy ngày sau đó ông Hùng trở nên đờ đẫn. Mãi đến năm 1992, có người thanh niên ngoài hai mươi tuổi đến nhà tìm ông Hùng muốn xin lại pháp thuật mà ông nội đã gửi trước đó. Sau khi xong việc, chàng thanh niên đưa cho ông Hùng một lá bùa bảo ông đốt, hoà nước rồi uống. Uống xong, ông Hùng quên hết mọi chuyện liên quan đến bùa chú. Chỉ nhớ lại cách làm chứ không còn nhớ thần chú để trấn yểm nữa.

    Sau rất nhiều năm nghiên cứu về phong thủy trấn yểm, nhà nghiên cứu Đặng Hùng cho rằng, ở vùng đất là “cái nôi” của các thầy địa lý như Vũ Thư thì sau khi chọn được người kế nghiệp. Thầy địa lý phải lập đàn phong ấn tín, phong đạo hiệu giống như một nghi lễ để truyền nghề. Và ngày nay, phong tục của các gia đình làm nghề địa lý vẫn được duy trì như vậy.

    “Thực tế về năng lực của những thầy địa lý phong thủy như thế nào thì rất khó để xác định hoặc chứng minh. Tuy nhiên, khi khoa học chưa thể chứng minh hết được thì lại là cơ hội để những thầy địa lý rởm trục lợi kiếm tiền bằng đủ trò lừa bịp. Vì thế, người dân cần sáng suốt và không nên quá tin vào những chuyện pháp thuật đó”, nhà nghiên cứu Đặng Hùng.


    Theo Trần Hòa - Khoa học & Đời sống

    Last edited by Bin571; 25-03-2018 at 09:11 AM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  5. #5

    Mặc định

    Những vụ trấn yểm nổi tiếng Việt Nam



    Nước ta hội đủ núi rừng, đồng bằng và biển với hệ thống sông ngòi chằng chịt, được các nhà khoa học trong và nước đánh giá là “vùng đất tốt”. Bởi vậy, không ít những vụ trấn yểm nổi tiếng đã đi vào giai thoại vẫn chưa được lý giải.

    Cột đồng Mã Viện

    Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Điệp, Giám đốc Trung tâm dịch thuật, dịch vụ Văn hóa và Khoa học – Công nghệ đánh giá, cột đồng Mã Viện là một trong những vụ trấn yểm nổi tiếng và bí ẩn nhất mọi thời đại. Các tài liệu xưa đều ghi lại đó là một cây cột đồng lớn trên có khắc sáu chữ Hán: “Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt” (Cột đồng gãy, Giao Chỉ không còn) do viên chỉ huy quân đội nhà Hán là Mã Viện sai làm từ các dụng cụ bằng đồng thu được của người Việt, và cho dựng sau khi chinh phục được cuộc nổi dậy của Hai Bà Trưng ở Giao Chỉ vào năm 43.


    Việc làm này đã được nhiều sử gia Việt Nam và Trung Quốc quan tâm. Tuy nhiên, cột đồng Mã Viện có thật hay chỉ là lời truyền, và nếu có thì nó được dựng ở nơi đâu thì vẫn chưa có kết luận thỏa đáng. Sách Thủy Kinh chú sớ của Lịch Đạo Nguyên viết: Mã Văn Uyên đã cho dựng cái mốc đồng để làm giới hạn cuối cùng của đất phía nam Trung Quốc ngày nay. Mốc đồng ấy tức là cột đồng.

    Tương tự, sách Đại Việt sử lược, là quyển sử thuộc hàng xưa nhất ở Việt Nam, cũng chép rằng: Mã Viện dựng trụ đồng làm ranh giới cuối cùng. Theo đó, cột đồng Mã Viện là có thật. Tuy nhiên, chỗ dựng thì xem ra khá mơ hồ. Chúng tôi tra trong các sách sử khác thì thấy có hai luồng ý kiến.

    Sử thần Ngô Sĩ Liên cũng ghi là cột đồng tương truyền dựng ở trên động Cổ Lâu, thuộc Châu Khâm. Tuy nhiên, từ điển Từ Hải (Trung Quốc) chỉ rõ nơi dựng cột, đó là núi Phân Mao ở động Cổ Sâm, tức núi Phân Mao ở phía tây Khâm Châu. Năm 1540, Mạc Đăng Dung cắt đất hiến cho nhà Minh nên từ đấy núi Phân Mao thuộc về đồ bản nhà Minh

    Học giả Đào Duy Anh viết năm 1943 khẳng định cột đồng là có thật và được dựng ở núi Thành xã Hùng Sơn (Nghệ An). Học giả Đào Duy Anh tin tưởng lời phán đoán của mình là đúng vì nó gần ăn khớp với sự ghi chép của sách Ngô Lục và Tùy Thư. Tuy nhiên, không ít ý kiến phản bác đã đưa ra và cho rằng, đã là vật trấn yểm thì Mã Viện đủ khôn khéo để phao tin đánh lạc hướng người Việt.

    Bùa yểm Cao Biền

    Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương cho biết, Cao Biền một nhân vật nổi tiếng trong lịch sử gắn liền với những giai thoại trấn yểm khi bước chân sang Giao Châu vì thấy long mạch nước Nam rất vượng nên muốn phá đi.


    Trại giam khám Chí Hòa nhìn từ trên cao.

    Chuyện cổ thường hư cấu rằng, Cao Biền thường mặc áo phù thủy, cưỡi diều giấy đi khắp nơi xem địa thế. Thậm chí, còn giả lập đàn tế lừa thổ địa đến rồi dùng kiếm báu chém đầu, chôn kim khí để triệt long mạch. Một buổi sáng, Cao Biền ra đứng ở bờ Lô Giang phía đông thành Đại La, thấy một trận gió lớn nổi lên cùng một vị thần cao hơn hai trượng chập chờn trên sóng nước.

    Cao Biền sợ quá nên muốn yểm thần. Đêm nằm mộng thấy thần tới nói rằng: “Chớ yểm ta, ta là tinh ở Long Đỗ, đứng đầu các địa linh. Ông xây thành ở đây, ta chưa được gặp, cho nên tới xem đó thôi, ta có sợ gì bùa phép”. Sáng hôm sau, Biền lập đàn niệm chú phù yểm nhưng sấm động ầm ầm, kinh thiên động địa.

    Trong khoảnh khắc, kim đồng thiết phù bật ra khỏi đất, biến thành tro bay tan trên không. Cao Biền kinh hãi, than rằng: “Xứ này có thần linh dị, ở lâu tất chuốc lấy tai vạ” và sau đó cho lập đền thờ ở ngay chỗ ấy và phong cho thần là thần Long Đỗ, chính là đền Bạch Mã ở phố cổ Hà Nội ngày nay.

    Theo nhà nghiên cứu Tuấn Anh, có hàng trăm câu chuyện về việc Cao Biền trấn yểm nước Nam. Trong số đó, nổi tiếng là câu chuyện về sông Tô Lịch và các huyệt đế vương bị Cao Biền trấn yểm. Tuy nhiên, chúng ta chỉ nên xem đó là một giai thoại.

    Sài gòn trước 1975

    Nhà nghiên cứu Trung Trí cho biết, ở Sài Gòn trước năm 1975 có hai công trình hình bát giác được cho là biểu tượng phong thủy trấn yểm long mạch, đó là hồ Con Rùa và khám Chí Hòa. Tuy nhiên, xoay quanh câu chuyện này có khá nhiều giai thoại khác nhau.


    Đền Bạch Mã.

    Sau khi nhậm chức, Nguyễn Văn Thiệu đã cho người mời thầy địa lý từ Hồng Kông sang Việt Nam để trấn yểm Dinh Độc Lập. Thầy này phán rằng Dinh Độc Lập được xây trên long mạch, trấn ngay vị trí đầu rồng. Đuôi rồng rơi vào vị trí Công trường Chiến sĩ trận vong. Cần phải dùng một con rùa lớn trấn yểm đuôi rồng lại thì sự nghiệp của tổng thống mới mong bền vững.

    Ngay sau đó, tổng thống Thiệu cho người xây hồ nước theo hình bát giác, phỏng theo bát quái đồ gồm bốn đường đi bộ xoắn ốc hướng đến khu vực trung tâm đài tưởng niệm và con rùa bằng hợp kim đội bia đá. Khu vực trung tâm còn có một cột cao được xem như một chiếc đinh lớn đóng xuống giữa hồ để ghim đuôi rồng lại. Tuy nhiên, đầu năm 1976 tấm bia và con rùa bị phá hủy trong một vụ nổ.

    Lại có giai thoại khác về hồ Con Rùa gắn liền với nguồn gốc xây Dinh Độc Lập, lấy núi giả trong Thảo Cầm Viên làm bình phong, sông Thị Nghè làm lưu thủy, tạo thế long chầu, hổ phục. Người Pháp biết điều này, liền cho xây nhà thờ Đức Bà mặt trước bên phải Dinh, hòng phá chữ. Do vậy mà sau này thổng thống Thiệu đã xây thêm hồ Con Rùa để phá thủy, làm nước phun lên cao.

    Công trình kiến trúc khác được cho là biểu tượng phong thủy thứ hai của Sài Gòn là trại giam Chí Hòa xây dựng từ năm 1943. Kiến trúc của Khám Chí Hoà vô cùng độc đáo và được thiết kế theo thuyết ngũ hành bát quái do kiến trúc sư người Nhật Bản đảm nhiệm. Khám cao ba tầng có hình bát giác với 8 cạnh đều, 8 góc tượng trưng cho 8 quẻ trong Kinh Dịch.


    Theo nhà nghiên cứu Trung Trí, khám Chí Hòa được xây dựng dựa trên mô hình trận đồ bát quái của Gia Cát Lượng. Ngay tâm của bát quái trận đồ cũng có một đài phun nước như cột yểm của hồ Con Rùa được gọi là “tru tiên kiếm”. Mô hình bát quái này khiến cho những tên tội phạm xảo quyệt, tinh ranh nhất dù có ra được khỏi phòng giam cũng không biết trốn theo đường nào. Nhưng nếu “tru tiên kiếm” bị nhổ lên, phá đi thì toàn bộ thiết kế kiểu trận đồ bát quái sẽ không còn tác dụng.

    Chính lối kiến trúc nhuốm màu sắc huyền linh này khiến người ta gọi lối vào duy nhất của khám Chí Hòa là cửa Tử. Nghĩa là đã vào rồi thì không có cách nào để nhận biết đường ra nếu không thông lý số, kinh dịch. Có lẽ đó là lý do mà lịch sử khám Chí Hòa chỉ có 2 trường hợp vượt ngục thành công. Một là những người tù cách mạng năm 1945; hai là Phước “tám ngón” vượt khám Chí Hòa năm 1995.

    “Nếu thống kê kỹ, Việt Nam ta có khá nhiều câu chuyện nổi bật về việc trấn yểm và bị trấn yểm. Ngay cả các làng quê cũng không thiếu chuyện về việc cha ông trấn yểm để mong an lành. Còn chuyện về Cao Biển trấn yểm nước Nam ta lại là một điển hình, trong đó tính giai thoại nhiều hơn thực tiễn”, nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Giám đốc Trung tâm Lý học Đông phương.

    Theo Trần Hòa - Khoahocdoisong
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  6. #6

    Mặc định

    Ly kỳ ngôi mộ trấn yểm 'tiền phong hầu, hậu phong vương' ở Bắc Ninh


    Từ giai thoại về sự trường tồn của một dòng họ nổi tiếng ngoài sự học hành chăm chỉ của mỗi cá nhân còn có những câu chuyện khó tin, kỳ bí về hai ngôi mộ trấn yểm.

    Hai ngôi mộ trấn yểm của dòng họ Đàm Thận được Tả Ao tiên sinh tự tay tìm thế đất tiền phong hầu, hậu phong vương, đặt theo hướng khoa trường hữu song trúng chi cát, vẫn còn nhiều điều bí ẩn và đây có phải là chìa khóa lý giải con cháu liên tiếp 24 đời nối tiếp đỗ đạt?


    Bản gia phả chi tiết

    Làng Hương Mạc (xã Hương Mạc, thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh) hay còn gọi với tên tục là làng Me có dòng họ Đàm Thận nổi tiếng, sánh ngang với các dòng họ danh gia vọng tộc trên cả nước. Để tìm hiểu thực hư về hai ngôi mộ tổ của dòng họ Đàm Thận được thầy địa lý trứ danh Tả Ao tìm vị trí đất chôn mộ, chúng tôi tìm về làng Me, Hương Mạc, tìm gặp ông Đàm Thận Côn, đời thứ 20, một người nhiều năm trông nom, hương hỏa dòng họ Đàm Thận và khá am hiểu về lịch sử dòng tộc.

    Theo ông Côn, di tổ họ Đàm Thận, tên hiệu Vô Tâm sống vào cuối đời Trần (1400), còn tên húy, năm sinh, ngày giỗ đã thất truyền. Hai cụ sinh được hai người con trai là Trung Khoa (1433) và Minh Đạo (1436). Thông tin về cụ bà cũng vậy, trong gia phả chỉ có ghi tên hiệu Từ Hạnh. Mộ hai cụ được hợp táng tại gò Thổ trên một thửa ruộng phía Nam của làng. Đến nay ngôi mộ hợp táng hai cụ vẫn còn và chính ngôi mộ này được cho rằng thầy địa lý Tả Ao trấn yểm đặt huyệt.


    Ngôi mộ hợp táng của cụ di tổ Vô Tâm dòng họ Đàm Thận.

    Gia phả cũng có ghi chi của cụ Trung Khoa sau này suy vi, lưu lạc khắp nơi không biết hết còn ra sao. Cụ Khải tổ Minh Đạo lấy cụ bà, hiệu là Từ ý và cũng sinh được hai người con trai là Đàm Thận Huy và Đàm Thận Giản. Sinh thời bà Từ ý phải ở góa nuôi hai con, một đời lam lũ, tiết nghĩa thờ chồng. Cụ bà là người có công lớn đã mời thầy địa lý Tả Ao xem đất, trấn yểm, đặt mộ cho bố mẹ chồng và chồng để con cháu đời đời hưởng phúc.Tương truyền rằng, thầy Tả Ao, người Nghi Xuân (Hà Tĩnh), một thầy địa lý nổi danh khắp cả nước. Quanh năm Tả Ao đi đây đó khắp trong nước để tìm những khu đất quý.

    Một hôm Tả Ao đi qua, bất chợt dừng lại trước ngôi mộ của khải tổ Minh Đạo, bèn buột miệng khen nhà nào phúc đức lớn để đúng huyệt trời cho, nhưng tiếc rằng chưa đúng hướng.Đến giữa làng, Tả Ao hỏi ra mới biết người nằm dưới mộ là chồng người đàn bà phúc đức, chồng mất sớm nhưng vẫn tiết hạnh thờ chồng nuôi con.

    Nói về ngôi mộ tổ đặc biệt này, ông Đàm Thận Côn cho biết: “Thật ra ngôi mộ khải tổ Minh Đạo được đặt tại vị trí mà không ai muốn đặt. Cũng bởi, nhà nghèo túng, làm ma không táng nên họ hàng, làng xóm tìm một vũng trâu đầm vừa dễ đào vừa không mất công đào sâu. Điều không ngờ đấy lại là vị trí mà thầy địa lý Tả Ao khen đẹp, nhưng chưa đúng hướng”.


    Sơ đồ ngôi mộ cụ khải tổ Minh Đạo được trấn yểm.

    Theo tài liệu dòng họ ghi chép lại, Tả Ao tiên sinh tìm đến một ngôi nhà tranh vách đất, ba gian hai chái của ba mẹ con bà Từ ý. Gặp bà, Tả Ao không tiết lộ danh tính mà xưng là thầy đồ xứ Nghệ. Tả Ao phân trần về sự đường đột xuất hiện của mình rằng nghe tiếng hai con của bà học khá giỏi, trí tuệ hơn người nay xin được phụ đạo thêm. Bà nghe nói vậy mừng quá liền dọn dẹp hai gian nhà trên cho thầy và hai con làm chỗ ăn ở và học hành, còn bà dọn xuống gian nhà dưới ở.

    Thời gian ở nhà bà, thầy Tả Ao thử xem cụ bà có giữ phẩm hạnh hay không, thỉnh thoảng ông trêu ghẹo, bông đùa, nhưng tuyệt nhiên bà không mảy may để ý. Đến ngày phải đi, Tả Ao thử một lần cuối xem bà phản ứng ra sao. Bà đã chỉ thẳng vào mặt thầy địa lý Tả Ao nói: “Tôi tưởng thầy đến đây để dạy dỗ giúp con tôi nên người, ai ngờ thầy lại định làm những việc bậy bạ. Thầy đi khỏi nhà tôi ngay. Nhà tôi không chứa những người như thầy”. Biết người đàn bà phúc đức một lòng thờ chồng nuôi con, lúc này Tả Ao mới nói thật là thầy địa lý đi qua vùng biết chuyện bà thờ chồng nuôi con ăn học nên muốn giúp đỡ. Để kiểm chứng và thử phúc đức của bà nên mới làm vậy.

    Nói rồi thầy địa lý đặt vấn đề muốn giúp gia đình đặt lại hướng mộ cho ông nhà.Nghe vậy, bà Từ ý mừng quá, dù lúc bấy giờ nhà nghèo, bà vẫn quyết bán ruộng để nhờ thầy Tả Ao đặt lại mộ bố mẹ chồng và chồng. Giữ lời, thầy địa lý tìm đất đẹp và hợp táng ngôi mộ của bố mẹ chồng bà theo hướng tiền phong hầu, hậu phong vương, tử tôn khoa giáp thế bất tuyệt, nghĩa là trước được phong hầu, sau được phong vương, con cháu học hành đỗ đạt đời đời.

    Khi đã xong xuôi mọi việc, thầy Tả Ao dặn bà sau này tuổi già sức yếu về với cõi Phật hãy bảo con cháu báo tin, thầy sẽ quay lại hợp táng cho bà và ông nhà. Khi bà qua đời, Tả Ao tiên sinh đã quay lại hợp táng cho bà và chồng, ngôi mộ được đặt theo hướng khoa trường hữu song trúng chi cát, đầu hướng về Tam Đảo (Vĩnh Phúc), chân đạp về Bạch Đằng giang. Với ngôi mộ này thầy Tả Ao đoán con cháu về sau sẽ phát đạt hiển vinh đời đời và trong thi cử sẽ có hai người cùng đỗ một khoa. Tài liệu chữ Hán còn ghi lại, thầy Tả Ao đã trấn yểm cả hai ngôi mộ hợp táng bằng hia và ấn tín.


    Hai ngôi mộ ngàn năm tuổi?


    Mộ cụ Khải tổ Minh Đạo của họ Đàm.

    Ông Đàm Thận Sơn, Trưởng ban liên lạc dòng họ cho biết: “Tài liệu của dòng họ còn ghi lại, chỉ biết hai ngôi mộ tổ của dòng họ được thầy địa lý Tả Ao trấn yểm bằng hia và ấn tín, còn cụ thể những vật đó như thế nào tài liệu không ghi lại và cũng không ai được nhìn tận mắt”.

    Quả nhiên đúng như những gì thầy Tả Ao định trước, sau này hai người con của hai cụ là Đàm Thận Huy và Đàm Thận Giản đều đỗ đạt cao và làm quan to trong triều. Đàm Thận Huy đỗ tam giáp đồng tiến sỹ niên hiệu Hồng Đức thứ 21 (1490) và làm quan đến chức Thượng thư bộ Lễ. Còn Đàm Thận Giản đỗ đệ nhị giáp tiến sỹ niên hiệu Cảnh Thống đời vua Lê Hiến Tông và làm đến chức Hộ bộ tả thị Lang. Vào đời vua Tương Dực, nhà vua hỏi ý kiến cụ Thận Huy muốn thăng cụ Thận Giản lên thượng thư bộ Công. Cụ Thận Huy đã từ chối khéo rằng: “Thần đã làm thượng thư, nay em thần lại lên thượng thư, thần e rằng thiệt đường cho người hiền tài trong thiên hạ”.

    Đến đời các con của tiến sỹ Đàm Thận Huy tuy không làm quan to trong triều như cha và chú nhưng đều làm chức quan to ở địa phương, như Đàm Phúc Thiện làm Tri phủ Quốc Oai, còn Đàm Các Trai làm Tán trị thừa chính sứ đạo Lạng Sơn. Còn sau này nổi bật có giáo sư vật lý Đàm Trung Đồn; giáo sư dược học Đàm Trung Bảo; giáo sư, tiến sỹ vật lý Đàm Thanh Sơn hiện đang giảng dạy tại trường đại học danh tiếng Chicago (Mỹ).

    Trải qua gần ngàn năm lịch sử, hai ngôi mộ tổ của dòng họ Đàm Thận vẫn yên vị một chỗ bất di bất dịch kể từ ngày thầy địa lý Tả Ao đặt mộ. Hai ngôi mộ bất khả xâm phạm của dòng họ cho đến nay vẫn còn nhiều điều khó lý giải, thế đất đẹp và việc trấn yểm huyệt phát tích có thực sự linh ứng hay không mà con cháu dòng họ nhiều đời liên tiếp đỗ đạt không dứt vẫn còn nhiều bí ẩn.

    Không phải là một cứ liệu lịch sử

    GS. Ngô Đức Thịnh, nguyên Viện trưởng viện Nghiên cứu Văn hóa dân gian cho biết: “Những câu chuyện về thầy phong thủy tìm thế đất, huyệt phát tích của một số dòng họ chỉ được xem như một giai thoại dân gian. Do đó, những câu chuyện trấn yểm đặt mộ chỉ mang tính tham khảo chứ không phải là một cứ liệu lịch sử. Tuy nhiên, xét về góc độ văn hóa thì có thể nhìn nhận được nhiều vấn đề văn hóa hơn là vấn đề lịch sử”

    Theo Đời Sống & Pháp Luật
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  7. #7

    Mặc định

    Lời nguyền 'giếng độc' trấn yểm ở xứ Mường



    Lời nguyền "giếng độc" chỉ là một “hủ tục” mang tính chất dị đoan ở xứ Mường thời xưa nhưng nó đã gây ra "cuộc chiến" dai dẳng giữa hai dòng họ xứ Mường.

    Ở xứ Mường Rụng thuộc xã Bảo Hiệu (Yên Thủy - Hòa Bình) đã từng diễn ra những cuộc tranh chấp địa vị lang Mường cách đây bảy thế kỷ. Từ ngàn xưa, người ta tương truyền rằng, dòng Quách Ngọc đã phá thế “rồng bay lên” của dòng Quách Công bằng bùa chú. Họ tìm cách nhấn chìm con mương Khèn, giết trâu trắng thả xuống giếng độc. Họ đã chặn ngang “yết hầu” của dòng nước đầu nguồn dẫn về bản nơi họ Quách Công là lang Mường. “Giếng độc” bị trấn yểm bằng lời nguyền sẽ không cho dòng Quách Công làm quan.

    Mục sở thị vùng đất của các lang Mường

    Một lần đến đất Yên Thủy để tìm hiểu lịch sử Lang Mường, chúng tôi nghe các cụ cao niên kể về việc tranh giành quyền lực của hai dòng họ Quách đã kéo dài suốt mấy thế kỷ. Tìm hiểu kỹ hơn về dòng dõi lang Mường, chúng tôi biết được, nơi đó hiện nay nằm ở xứ Mường Rụng.

    Đến xã Bảo Hiệu (Yên Thủy - Hòa Bình), chúng tôi tìm gặp ông Quách Công Tiễn (sau cách mạng thì đặt tên là Quách Văn Tiễn). Được biết, người đàn ông này là hậu duệ đời thứ sáu của dòng họ Quách Công. Mặc dù đã 71 tuổi nhưng ông vẫn nhớ như in những câu chuyện cách đây gần chục thế kỷ. Đó là truyền thuyết từ các tiền nhân kể lại. Bên bếp lửa bập bùng mang đậm chất sử thi, ông Tiễn kể những câu chuyện chất chứa vẻ huyền bí về những trang sử của lang Mường. Từ chuyện trấn yểm thâm độc đến chuyện bùa chú rùng rợn. Sau này, kết hợp lịch sử về các lang Mường, qua lời kể của các cụ già, chúng tôi đã tìm ra được sự thực của việc tranh chấp giữa hai dòng họ Quách Ngọc và Quách Công.




    Hình ảnh “giếng độc” mà người dân Mường vẫn bàn tán.

    Được biết, năm 1225, Trần Cảnh lên ngôi. Sau đó, ông đã ra lệnh cho mỗi một vùng Mường phải có một lang cai trị. Lang là một người đứng đầu một xứ, thay mặt vua cai quản một vùng. Mỗi lang Mường có chức vụ như một địa chủ. Tuy nhiên, cùng là người Mường nhưng về mặt địa lý và phong tục tập quán khác nhau nên các lang Mương cũng có những điểm riêng. Tất cả các hoạt động của người dân xứ Mường Rụng này đều là sở hữu của nhà lang. Người dân sản xuất trên đất của lang và có nghĩa vụ trả thuế bằng một phần thóc lúa. Thậm chí, khi săn bắn được con thú, họ phải cống nạp lên nhà lang những phân ngon nhất. Hầu hết các hoạt động văn hóa, xã hội, ma chay, cưới xin cũng phải qua sự đồng ý của nhà lang mới được tiến hành.

    Khác với sự cai quản “độc trị”, quan liêu của các lang khác, dòng Quách Công lại rất quan tâm lo lắng cho người dân. Nhà lang chia ruộng nương cho dân cày cấy. Nhà nào thiếu ăn, lang lấy của nhà giàu phân phát. Thời đó, tính cộng đồng ở đây cũng thể hiện rất rõ. Mỗi khi có đám cưới, ma chay, làm nhà… họ đều giúp đỡ nhau rất nhiệt tình. Bất kể chuyện gì của dân bản, nhà lang dòng Quách Công đều ra tay giúp đỡ. Dưới sự cai trị của dòng lang này, cuộc sống người dân rất no đủ. Người dân xứ Mường Rụng vẫn thường ca: “Khát nước xuống suối, đói lòng thì đến nhà lang”.


    Thấy dòng họ Quách Công có quyền lực thịnh trị, no ấm, dòng họ Quách Ngọc ở Lạc Sơn ghen tị. Họ âm thầm tìm hiểu về sự thịnh trị của dòng họ Quách Công để bày cách hãm hại. Vào thế kỷ thứ 17, dòng họ Quách Ngọc cho một người là bậc thầy về phong thủy, am hiểu về lịch sử, tinh thông địa lý đến ở rể ở họ Quách Công làm nội gián. Sau một thời gian tìm hiểu, nghiên cứu, hắn đã biết được ở khu vực Đống Thả - địa điểm đặt mộ tổ của dòng họ Quách Công là nơi hội tụ sinh khí của đất trời. Địa thế như cái “đầu rồng” uy nghi lộng lẫy. Còn bản làng nằm gọn trên thân hình thế đất “rồng bay”. Chỉ cần trấn yểm được vùng đất này thì dòng họ Quách Công sẽ lụi bại.



    Dùng trâu trắng yểm bùa (Ảnh minh họa).Dùng trâu trắng, gỗ thần để yểm bùa

    Những âm mưu “trấn yểm đầu rồng” mà ông Tiễn nhắc đến khiến chúng tôi càng muốn khám phá thực hư câu chuyện. Được biết, ở một số dân tộc thiểu số, muốn yểm “bùa ma tà chú” phải biết được điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ để khống chế. Vì vậy, người này đã nắm bắt được điểm cốt yếu của dòng Quách Công là nguồn nước. Ở đây ai cũng phải dùng chung con mương chảy dưới từ Đồi Thả. Nước như là sinh khí truyền lại đến đời sau, chỉ cần trấn yểm được nguồn nước coi như đã hạ được “đối thủ”.

    Ngày trước cả mấy trăm hộ ở xứ Mường Rụng vẫn dùng nguồn nước chảy từ chân núi Đống Thả. Người ta gọi đó là con mương Khèn. Con mương này đã được dẫn đi khắp các cánh đồng. Mặc dù những năm hạn hán, khắp các vùng xung quanh đều không có nước dùng nhưng ở thu lũng này vẫn còn nước tưới cho khắp các khóm lúa.

    Biết được điều đó, dòng họ Quách Ngọc tiến hành âm mưu bá nghiệp xứ Mường Rụng với nhiều thủ đoạn hiểm ác. Họ tìm cách chơi xấu cực thịnh của dòng họ Quách Công bằng cách phá thế “hình nhân rồng”. Kẻ nội gián đã thuyết phục nhà lang Quách Công cần đào một cái mương để đưa nước đến cánh đồng đang khô cạn. Vì thương dân tình, lại không am hiểu về phong thủy, nhà lang đã không nghe lời khuyên can của các cụ già làng. Lang Mường huy động dân làng đào con mương dẫn nước về bản. Âm mưu phá “hình chân rồng” đã thành công. Hai con mương khác nhau chumå đầu lại và đuôi tỏa chi chít. Từ thế rồng bay biến thành hình cái chân gà.

    Khi đã phá xong thế hình đất hình rồng, dòng Quách Ngọc lại tìm cách trấn yểm. Họ thấy ở giữa con mương có một ngụn nước quanh năm trong vắt. Nguồn nước này mát rượi, mùi thơm là lạ. Dân làng uống nước này ít khi bị ốm vặt. Nước dồi dào đến nỗi tỏa đi tưới cho các cánh đồng lúa quanh năm mà không cạn. Dòng Quách Công quyết yểm bùa trấn con Mương Khè.

    Họ Quách Ngọc dùng con trâu trắng làm bùa. Trong văn hóa Mường, con trâu trắng là biểu tượng cho sự huyền bí, của những điều không may mắn. Mỗi khi người dân gặp chuyện quái gở họ thịt trâu trắng để trừ tà. Khi dòng họ có những chuyện không hay như có nhiều người chửa hoang, hay dòng họ có nhiều người chết trẻ, hay điều gở, bất thường là cả họ lại phải thịt trâu trắng để giải hạn.

    Ngày ấy, ở Lang Rụng có một cái giếng bên cạnh tảng đá to phẳng đã bạc màu bên miệng. Tại chiếc giếng này, ai cũng thấy có khắc hình con phượng. Trước đây, đó chỉ là ngụn nước nhưng khi được yểm bùa thì nó mang cái tên là “giếng độc”. Dòng họ Quách Ngọc đã bí mật mời thầy cúng giỏi đến để làm lễ yểm bùa vào giếng bằng việc thịt con trâu trắng. Họ thả hết toàn bộ số thịt đó vào giếng nước với mưu đồ làm cho linh khí của nguồn nước tinh khiết biến mất. Ngày ấy, người ta quan niệm rằng, thịt con trâu trắng sẽ làm cho giếng nước mất thiêng.

    Nửa năm trời đi kiếm bùa hại người

    Để cho dòng họ Quách Công không có cơ hội trả thù, dòng Quách Ngọc đã tìm cách trấn yểm bằng “khúc gỗ nhiều ma”. Họ đã cử một đoàn người vào trong Thanh Hóa để chặt ba cây gỗ to mà các thầy mo của dòng họ này đã tìm được trước đó. Họ nghĩ, ba cây đại thụ đó lấy linh khí của xứ Mường Thanh Hóa để át dòng họ Quách Công. Đoàn người đi lấy gỗ yểm đã làm lễ khấn thần cây, rồi đốn mấy tuần mới hạ được. Sau đó, họ dùng ba con voi kéo cả nửa năm trời mới chuyển được cây từ Thanh Hóa về. Sau khi lấy được ba khúc gỗ về, một nghi lễ bí mật được yểm lời thề nguyền vào khúc gỗ. Bao giờ khúc gỗ nổi lên thì dòng họ Quách Công mới ngóc đầu lên được. Sau đó dấn chìm xuống đáy con mương Khèn.

    Theo Đời Sống và Pháp Luật/Kienthuc.net

    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  8. #8

    Mặc định

    Chuyện kỳ bí ở ngôi làng cổ được Cao Biền và Tả Ao trấn yểm



    Nếu xét về mặt phong thủy, chắc hiếm ngôi làng nào may mắn như làng Nam Trì (xã Đặng Lễ, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên). Tương truyền ngôi làng này từng được cả Cao Thiên Vương Cao Biền và Tả Ao Vũ Đức Huyền trấn yểm.


    Họ cũng quả quyết, với thế đất ấy, dân làng tất phát đường công danh tài lộc.

    I. Nhìn từ bên ngoài, Nam Trì không có gì khác biệt so với nhiều ngôi làng lâu đời khác ở vùng đồng bằng Bắc bộ. Duy chỉ có cánh cổng làng được xây dựng khá bề thế, nhất là nếu so với đời sống dân làng có phần còn vất vả.


    Đình làng Nam Trì ngày nay

    Đặc biệt là đình làng. Đó vừa là dấu tích, vừa là nơi thờ phụng Cao Biền và Tả Ao - hai bậc thầy phong thủy địa lý được phong thánh và là những bậc thành hoàng làng Nam Trì. Nhiều nhà nghiên cứu lịch sử đã nói rằng, Nam Trì là ngôi làng duy nhất thờ chung hai vị thánh địa lý nổi tiếng này.

    Đình nằm trên một gò đất, bao quanh tứ phía ao hồ, lối vào duy nhất là cây cầu nối với đường làng, giống như cầu Thê Húc nối với đền Ngọc Sơn ở chốn kinh thành Hà Nội. Thủ từ là một ông lão đã ngoài 80 - cụ Vũ Văn Điền, hậu duệ nhiều đời của dòng họ Vũ, một trong hai dòng họ lớn Nam Trì.

    Sau thời phục dựng lại đình năm 2006, ông Điền được chọn làm người nhang khói cho các bậc thánh thần. Dù nhà ở đối diện đình nhưng từ mấy năm nay ông chuyển vào ở hẳn trong khuôn viên. Ông cụ vốn không phải là dân chữ nghĩa hay nghiên cứu gì, chỉ là nông dân thuần, tuy vậy, trọn 10 năm gắn bó với đình, ông cũng cố công nghiên cứu, đọc thêm các tài liệu nên ước chừng cũng được xem như pho sử sống của làng.

    Dòng chảy lịch sử hàng ngàn năm ở ngôi làng này có cả những câu chuyện nửa thực nửa hư rất lí thú. Vết tích đều còn cả. Nhất là chuyện đình đền. Người đời vẫn xem những ngôi đình, đền ở đây như một minh chứng của những màn thi thố tài năng thánh địa lý phương Bắc Cao Biền và thánh địa lý nổi danh nhất xứ Việt - Tả Ao.

    Cổng đình làng Nam Trì ngày nay vẫn còn lưu giữ câu đối tả về địa lý, phong thuỷ của thánh Tả Ao thế này: “Tây lộ khê lưu kim tại hậu - Đông giang thuỷ tụ mộc cư tiền” nghĩa là phía Tây của làng có đường và dòng nước chảy, phía sau làng là hướng Tây Bắc ( hành Kim) - phía Đông làng có sông nước tụ, phía trước làng hướng Đông Nam (hành Mộc). Thánh Tả Ao lưu truyền, thế đất làng rất đẹp nên đã cùng nhân dân chọn nơi phong thủy xây dựng đình, đền. Qua thời gian, chỗ dấu tích ấy có nhiều người chiếm lấy đình đền sửa sang làm nhà ở.


    Cụ Vũ Văn Điền

    Ông cụ Điền quả quyết, thế đất làng Nam Trì đẹp đến nỗi Tả Ao tiên sinh ở mãi nơi này đến lúc về già, sau này hóa, được dân làng thờ Thành hoàng, thỉnh thoảng vẫn hiển linh báo mộng. Còn thánh Cao Biền, dù có nhiều dã sử không tốt về nhân vật này đối với dân tộc, nhưng người Nam Trì vẫn thờ phụng Thành hoàng làng vì đã có nhiều công trạng với Nam Trì.


    II. Cái thế đất Nam Trì mà cả Cao Biền và Tả Ao đều ca ngợi nghe bảo là thế Phượng Hoàng hàm thư (chim Phượng Hoàng ngậm thư).

    Thế đất có bốn khu, sau sáp nhập lại thành hai khu gọi Bảo Tàng, Ngọc Khê, được mô tả: Thiên Nam Trì thuỷ sơn hà đới - Địa Bảo Tàng hương bích ngọc khê (nghĩa là: Thiên nhiên Nam Trì thủy sơn sông nước bao quanh; Đất đai Bảo Tàng có khe nước trong xanh). Nam Trì là nơi có tam giang giao hội, thuỷ tụ khê lưu, chảy vòng chín khúc tức là 3 mặt hai dòng sông lớn (phía bắc và phía đông) và dòng sông nhỏ (phía tây). Thế đất này, những bậc địa lý tài danh quả quyết, chắc chắn dân làng sẽ phát về đường công danh, tài lộc.

    Ấy thế mà ngay cả ông Vương Văn Bằng, một lão nông tha hương làm đủ thứ nghề mưu sinh cuối cùng quay về làng được dân bầu lên làm trưởng thôn lại kể những câu chuyện khá buồn về "Phượng Hoàng hàm thư".

    Nam Trì bây giờ có tầm 300 nóc nhà nhưng thống kê hơn 400 hộ dân. Là bởi, có nhiều gia đình con cái dựng vợ gả chồng nhưng không có đất ra riêng. Cả thôn vẫn còn 23 hộ nghèo đa chiều. Đời sống nhân dân chủ yếu dựa vào nông nghiệp, 200 mẫu đất ruộng trồng màu, trồng lúa. Hết vụ dân lại rời làng li tán làm thuê, đời sống xem chừng còn cơ cực lắm. Chuyện cũ tích xưa, vị trưởng thôn rất ậm ờ, chỉ tôi sang nhà Bí thư Chi bộ Vũ Thị Duyên tìm hiểu. Rồi cả bà Bí thư cũng không nắm rõ, chỉ biết đình làng rất thiêng, hàng năm có nhiều cán bộ cấp cao về lễ, cung tiến bổng lộc cho các vị thành hoàng làng, cho các thầy địa lý, trồng cây, gắn bia lưu niệm…

    Trong khuôn viên của đình cũng có văn miếu, cũng đài nghiên, tháp bút mô phỏng tháp bút Hồ Gươm trên Thủ đô, bia lưu danh người làng Nam Trì thành đạt cũng làm bằng đá cẩm thạch hẳn hoi, bên trái là võ chỉ, bên phải là văn chỉ, đại ý theo lối quan văn quan võ song hành. Chỉn chu, bài bản lắm.


    Bia minh đình Nam Trì

    Tuy nhiên danh sách người hiển vinh chỉ có vài ba vị, nhìn qua đã có thể nhớ hết họ tên. Đứng đầu võ chỉ là Quận công Đinh Văn Tả từ thời Lê và một số đại tá, thượng tá, bộ đội, công an. Văn chỉ là Tiến sĩ Đinh Tú thời nhà Mạc. Hàng mấy thế kỷ trôi qua, hàng văn chỉ thêm được có 3 người là Nguyễn Tiến Đạt, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thị Hồng Hạnh đều là thạc sĩ. Hàng võ chỉ thêm được 8 người nhưng lại có những “quan võ” rất lạ như ông Nguyễn Xuân Hiên - Phó Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam, Vũ Văn Đối - Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh Hải Hưng cũ…

    Cơ sự này, hình như liên quan đến một lời nguyền của Quận công Đinh Văn Tả.

    Câu truyền trong dân gian họ Vũ làm đình họ Đinh làm đền là vì, khi thánh Tả Ao đến Nam Trì, ngôi làng này chủ yếu có hai dòng họ lớn là họ Đinh và họ Vũ. Họ Vũ giàu có, nhiều địa chủ, đồ Nho, chữ nghĩa, có thế lực, nhiều đời làm chức sắc trong làng, ngoài tổng. Nếu so bề thế, họ Đinh có phần lép vế hơn nên mới sinh ra mâu thuẫn.

    Người ta kể rằng, trong thời gian thánh Tả Ao ở Nam Trì đã chịu nhiều ân đức của dòng họ Đinh nên đã góp sức giúp dòng họ này tìm long mạch, đặt mộ phần tại gò đất quí để cháu con phát đường khoa cử, võ tướng. Nghe đâu chỗ ấy có hình thế Tam Thai tại cánh xứ Vườn Bông ở phía Nam của làng. Quả nhiên, đến năm Quảng Hoà thứ 4 thời Mạc Phúc Hải (Triều Mạc) hậu duệ Đinh Tú đỗ Tiến sĩ, tên tuổi được ghi ở Văn Miếu Quốc Tử giám (Hà Nội) và Văn miếu Xích Đằng (Hưng Yên). Đó cũng là người đầu tiên của làng Nam Trì vinh hiển.

    Triều đình nhà Mạc đã bổ nhiệm làm quan, chức Hiến sát xứ Hải Dương, khi mất được phong tước Phù Nham bá. Đến thời Quận công Đinh Văn Tả, người gọi vị tiến sĩ đầu tiên của làng bằng cụ, thậm chí còn hiển hách hơn nhiều. Quận Tả có công rất lớn với vua Lê chúa Trịnh, được phong Thần từ lúc sống (Sinh phong). Lúc mất được vua Lê Hy Tông và chúa Trịnh Căn tới viếng và ban thụy hiệu là Vũ Dũng, sai Bộ Lễ về nguyên quán là làng Nam Trì hộ tang, tổ chức lễ tang với nghi thức của bậc đế vương.

    Chúa Trịnh Căn còn viếng đôi câu đối: “Tiết việt quyền long triều túc tướng - Phiên toàn trách trọng quốc nguyên huân”. Địa danh Voi Phục ở làng bây giờ chính là nơi xưa kia vua chúa xuống voi làm lễ tang cho Quận công Đinh Văn Tả.
    Thời họ Đinh lên ngôi tất họ Vũ lại trở thành lép vế. Mâu thuẫn giữa hai dòng họ càng nối sâu ngăn cách. Khi Quận công Đinh Văn Tả vinh quy bái tổ, lễ rước đón không được như thông lệ ở nhiều ngôi làng khác. Nếu chiểu theo phong tục, làng Nam Trì phải tổ chức đón rước Quận công từ cột Đá Mốc (ranh giới với làng Thổ Hoàng trên quốc lộ 38 hiện nay) nhưng khi Đinh Văn Tả về làng, dân làng Nam Trì chỉ tổ chức đón rước ngay tại Chợ Đìa đầu làng. Quận công cho rằng dân Nam Trì trọng văn, khinh võ nên ông đã đóng đinh thuyền giữa nền đình và lập một lời nguyền: Từ đây Nam Trì sẽ không còn ai đỗ đạt cao được nữa.

    Quả thật, lời nguyền ấy xem chừng rất linh nghiệm. Theo thống kê trong Văn miếu Xích Đằng, cả huyện Ân Thi có tới 35 người đỗ đại khoa được lưu danh ở nơi này, vậy mà Nam Trì chỉ có duy nhất Tiến sĩ Đinh Tú. Đến cả như làng Thổ Hoàng bên cạnh, nơi cũng được thánh Tả Ao đặt mồ mả, trấn long mạch có tới 13 người được lưu danh. Còn Nam Trì, suốt nhiều thế kỉ, đất “Phượng Hoàng hàm thư” tuyệt không có lấy một bậc tài danh, đỗ đạt nào.
    Mãi cho đến những năm đầu thế kỷ này, nhiều người làng đi xa thường nằm mộng gặp thánh Tả Ao hiển linh truyền dạy: Muốn giải lời nguyền của Quận công Đinh Văn Tả thì phải xây dựng Văn miếu - Tháp bút - Đài nghiên ở trong đình làng.


    III. Thượng tá Phạm Tuấn, đang công tác ở Tổng cục An ninh (Bộ Công an) là một trong những người làng Nam Trì thành đạt, khá ít ỏi, được ghi danh ở "bia tiến sĩ" trong đình làng. Nhiều năm nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử làng mình, ông Tuấn đã biên soạn cuốn sách "Nam Trì ngọc phả thần tích", cuốn sử chính thống nhất của Nam Trì. Bản thân là người học rộng, lại công tác trong ngành công an, nhưng có những điều về ngôi làng này bản thân vị thượng tá không sao lí giải nổi, đặc biệt là về mặt khoa học.

    Cũng giống như nhiều người dân Nam Trì khác, thượng tá Tuấn cho rằng, một vùng đất mà cả hai vị thánh địa lí đều ca tụng thì đương nhiên là phải có điều gì đó đặc biệt. Còn chuyện phát đường khoa cử, công danh, tin hay không thì phải tùy người.

    Năm 1953 bom quân đội Pháp rơi giữa sân đình, làm đình làng Nam Trì bị đổ nát, hoang phế không còn chút dấu tích nào. Đó là quãng thời gian làng Nam Trì lụn bại, hiếm người đỗ đạt, kinh tế cũng bần hàn. Mãi đến năm 2006, thánh địa lý Tả Ao hiển linh, một số hương tử, khách thập phương tâm đức và nhân dân Nam Trì đã quyết tâm dựng lại ngôi đền tại gò Vườn Soi, chính là nơi xưa kia Cao Biền xây đền thờ hai vị Thần Lang Công, Bảo Công. Gò Vườn Soi có thế đất “thủy nhiễu chu viên”, song long, tứ nhãn, nhị nhãn ẩn, nhị nhãn hiện” (nước chảy quanh vườn, hai rồng bốn mắt, mắt ẩn, mắt hiện), một năm sau ngày khởi công, làng tổ chức khánh thành đình. Đó là một thế đất, một công trình xét về phong thủy được rất nhiều nhà nghiên cứu ngợi ca.

    Bia minh đình Nam Trì do Thượng tọa Thích Thanh Quyết phụng soạn được khắc vào đá, có những đoạn nói rõ chuyện Thành hoàng làng hiển linh ứng báo: Thiện duyên đã hội, quả phúc tạo nhanh. Đình thờ các vị Thượng đẳng phúc thần Đại tướng Nguyễn Danh Lang, Tể tướng Lữ Gia, hai thánh địa lý Cao Biền, Tả Ao (được phong Thành hoàng làng vào triều Nguyễn) và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

    "Năm đó vào dịp 30.6, sĩ tử Nam Trì nhiều năm thi cử lẹt đẹt, nhưng khánh thành đình xong thì mùa thi năm ấy có gần 20 cháu trong làng đỗ đại học liền", thượng tá Tuấn kể tiếp.

    Chưa hết, sau khi xây đình, làng có vị Tiến sĩ thứ hai - Vị tiến sĩ đầu tiên sau khoảng 5 thế kỷ, từ thời Tiến sĩ Đinh Tú. Đó là Tiến sĩ Nguyễn Tiến Đạt, một cán bộ công tác bên lĩnh vực ngân hàng ở Thủ đô Hà Nội. Thôi thì khó kể xiết nỗi hân hoan của người làng Nam Trì. 24 dòng họ lớn nhỏ trong làng đều xem đó là sự kiện trọng đại, cột mốc lịch sử mới về khoa bảng của làng. Người làng còn kháo, hiện đang có 3 người cũng đang làm luận án, nay mai thôi sẽ có thêm mấy tiến sĩ nữa cho mà xem.

    Thêm một chuyện mừng, sau nhiều thế kỷ, họ Vũ - họ Đinh đã không còn mâu thuẫn từ nhiều năm nay. Trai gái họ nọ lấy họ kia được rồi. Những lời nguyền thuở xưa xem chừng đều đã được hóa giải. Một cột mốc lịch sử mới hi vọng sẽ tươi sáng với Nam Trì.


    Theo Hoàng Anh/Báo Nông Nghiệp

    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •