kết quả từ 1 tới 8 trên 8

Ðề tài: Vị Lai Pháp: Pháp giảng do linh điển phật Đức Thích Ca Mâu Ni về giảng

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #8

    Red face Một bài giảng hay cho những học viên có tâm nguyện muốn tu và hành đạo!

    Bài pháp này được giảng vào ngày tháng 10-2017, tại đạo tràng Vị Lai Pháp đặt tại xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh.

    Trong bài pháp giảng, theo mình hiểu thì đức phật Thích Ca Mâu Ni giảng về những nội dung chính như thế này:

    + Ngợi khen “chiếc áo vải”, chiếc áo vải được nhắc tới trong bài pháp giảng là những chiếc áo tràng màu xanh hoặc màu nâu mà các phật tử hay mặc, khi mặc những chiếc áo này thì rất dễ tạo sự thân thiện với mọi người, dễ hòa nhập hoàn cảnh chung quanh. Nếu có thể thì nên mặc những chiếc áo như thế này đi đến những tụ điểm tâm linh hoặc đi làm từ thiện sẽ rất là hợp.

    + Đức Thích Ca gọi các học viên của pháp môn Vị Lai Pháp là “các bạn”, theo mình hiểu là vì khi tu tập lên cao thì ta càng nên hạ cái tôi của mình xuống nên ngài xưng hô như vậy là để nhắc nhở các học viên. Khi những người ngoài nghe được như vậy thì người ta không hiểu nên cân phân thì nên bỏ qua những lời nói đó.

    + Người tu hành là những người hiền lành, dễ thương, dễ mến, ngoan, dễ chịu, thông minh, sáng suốt, liệu có phải như vậy không? Người tu hành để đạt đạo là những người theo như đức Thích Ca nói là như thế nào?

    + Đối với nghiệp lực của chính mình, thì các học viên Vị Lai pháp nên làm như thế nào? Đức Thích Ca đã giảng rất rõ.

    Mình chỉ tóm tắt lại vài nội dung mà mình hiểu được qua bài pháp giảng này. Xin mời các bạn cùng theo dõi.

    ------------------------------------------------------------------------------------------------------------

    PHÁP GIẢNG TẠI ĐẠO TRÀNG VỊ LAI PHÁP

    Ở BÌNH MỸ, CỦ CHI, HỒ CHÍ MINH

    LINH ĐIỂN ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI THUYẾT GIẢNG

    Ngày thuyết giảng: 10-2017


    - Đức phật Thích Ca Mâu Ni:

    Chúng ta lại tiếp tục, cô Hai mặc cái áo này cô Hai thấy thoải mái không?

    - Cô Lan:

    Rất thoải mái thưa ngài. Bộ đồ này tôi rất là thích, áo vải đi giữa nhân gian đó thưa Ngài.

    - Cô Lan nói với các học viên:

    Bây giờ cô có tiền để cô sắm những bộ này là giàu lắm rồi, chứ xưa nay chưa bao giờ cô sắm được bộ đồ mới đâu đó nha. Trong cuộc đời cô, bây giờ mới sắm được mấy bộ đồ chùa này đó.

    - Đức phật Thích Ca Mâu Ni:

    Đó, ta đang muốn nói về điều đó. Cái áo vải này thì đi cửa nào cũng lọt, ‘áo vải đi giữa nhân gian’. Cái áo vải này ngồi xuống chiếu thiền cũng dễ nữa, may rộng mà lại thoải mái. Cái áo vải này chạy loạn ngoài kia cũng dễ chạy nữa, còn áo mão cân đai thì động đâu cũng vướng hết. Các quan lớn áo mão cân đai này ấy hả, đi đâu cũng không dám nhúc nhích rục rịch vì sợ người ta níu kéo, trì kéo. Các quan lớn này đi có khi lọng che sáo phủ, xe trước xe sau bảo vệ vì các quan lớn này đi một mình thì cảm thấy sợ. Ta nói vậy cho vui thôi nha anh bạn.

    Ở đây chúng ta là đạo hữu, không có kẻ thấp người cao. Ở đây ta có về đây, đối với nơi này ta cũng gọi là “các bạn”, ở trên ngôi cao ta nói bằng cách khác, ở phật đường ta nói bằng cách khác. Đừng có cân phân bảo rằng tại sao ta về đây ta gọi là “các bạn”. Ở nơi nào đó, ta đóng vai nào đó thì ta đóng trọn vai tuồng. Người nghĩ sao chuyện đó tính sau, còn bây giờ ai đó cân phân thì kệ họ cân phân đi. Nếu đi ngoài đường ta cứ sợ chó sủa thì chẳng bao giờ ta đi tới được.

    Bản thân ta không phải là một người nghiệt ngã, và ta cũng chẳng phải là một người hiền lành. Nếu các bạn nghĩ rằng bản thân ta đây, nhân danh chính chủ Thích Ca Mâu Ni ta đây là một người hiền lành thì các bạn lầm. Ta không hiền, một con người hiền lành mà có thể can đảm bao nhiêu năm tháng có thể hy sinh thân mình, có thể ngồi dầm sương dãi tuyết để tu cho đắc quả vị à! Hiền à, không bao giờ!

    “Nghị lực, cứng cỏi, lỳ lợm, bướng bỉnh, ngang ngạnh, ngạo ngược mới tu được nghe chưa. Hiền lành tưởng tu được mà lầm. Người khoác một bộ áo đàng hoàng sạch sẽ như vầy thì ta nói rồi, đi ra ngoài đường sợ dơ áo, bước ra ngoài kia kéo ống quần lên cho cao, chỉ có ngồi giữa chiếu thiền này là yên bình nhất. Nhưng ngồi giữa chiếu thiền thì bao giờ đắc đạo hở con. Người tu đắc đạo là con người phải đủ lỳ lợm, đủ bướng bỉnh, đủ ngang ngạnh, đủ quyền lực, có như vậy thì mới đắc được đạo trời.”

    Nhưng đắc được đạo trời, nói xin lỗi ra, ta đây cũng là kẻ thị hiện, ta đâu có phải là người đóng trọn vai tuồng đâu, ta chỉ đóng ở đoạn cuối của một chương trình đã được hoạch định, đã được vạch ra. Và khi ta đắc quả vị thì thực ra trên kia nó đã là của ta rồi. Ta chỉ xuống đây làm một người giống như là một người nghệ sĩ nổi tiếng, đi xuống đây chỉ đóng vai trò của một con người thôi, vai vua hay là vai của quần thần, của cung nữ, tất cả chỉ là những vai trò mà ta đóng thôi. Chứ ta ngồi ở trên kia an ngôi an lộc của ta rồi, chứ không phải nói là xuống đây tu cho đắc đạo nghe chưa! Thì bây giờ tất cả những phần linh tử này nè, tu dữ lắm hành dữ lắm đi nữa rồi đi đâu? Đố các bạn là đi đâu?- Là trở về chứ đi đâu, nhưng trở về đâu?- Trở về ngai của mình, ngai nào ngồi ngai nấy chứ đâu. Thế thì tất cả những gì ở cõi trần miền này là giả tạm, tất cả chỉ là mượn áo mà hành đạo. Người ta nói là ‘tùy duyên mà hóa độ, tùy cơ mà ứng biến, chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành’. Bây giờ ta dẫn con người đi theo con đường thiện để dìu dẫn con người thoát khỏi vũng lầy của cõi thế. Bởi khi con người ta biết làm điều thiện thì dần dần con người ta biết lánh xa điều ác, con người ta khi nhúng tay vào trong tội ác biết rụt tay lại thì lúc đó cõi thế này mới mong bình an. Cõi thế này bây giờ cứ chiến tranh cứ loạn lạc là do làm sao?- là bởi vì lòng người còn đảo điên, tâm người còn cân phân, người còn phân cao phân thấp, người còn phân giàu phân nghèo, người còn cân phân ra áo mão cân đai, người còn đố kỵ, còn hận thù, còn sân hận. Nếu cứ như thế này thì cõi thế này không tránh khỏi cái họa diệt vong, không phải cõi trần miền mới diệt vong có một lần hai lần đâu, cõi trần miền này đã diệt vong nhiều lần nhiều lần lắm rồi chứ không phải là một lần đâu. Nếu các bạn tưởng tượng được thế đứng chênh vênh của mỗi con người chúng ta và tất cả các tạo vật trên cõi trần miền, thế đứng chênh vênh trên rìa của quả địa cầu. Chỉ cần một ngày nào đó quả địa cầu này không còn lực hút nữa thì tất cả rơi vào vũ trụ, rơi vào hư vô có phải vậy không! Thế thì bám víu làm chi những vật chất cõi trần miền này đang hiện có vậy. Tất cả chỉ cần một cơn cát bay gió chạy là tất cả thành bình địa. Có ai cắm chân vào trong lòng đất này mà sống được hay không?- Không, các bạn chỉ mới dậm chân trên mặt đất thôi, và tất cả những gì mà các bạn nhìn thấy đây đều là mượn lòng đất này để tựa và có bầu khí quyển để chở che để đỡ nâng. Nếu một ngày nào đó, khi lực hút của trái đất không còn nữa, khi bầu khí quyển này không còn để dung dưỡng các bạn nữa thì sẽ đi về đâu, tất cả những chúng sanh vạn đại ở cõi trần miền này. Thế thì tại sao không tỉnh đi mà tối ngày cứ ganh đua, cứ này nọ, đố kị hiềm khích lẫn nhau. Tại sao không yêu thương nhau, không kề vai sát cánh với nhau. Ví dụ như nếu ngày hôm nay phải chết thì chúng tôi sẽ chết cùng nhau, tất cả đạo tràng này chấp nhận chết cùng nhau, nếu có là những hồn xiêu phách lạc đi nữa thì cũng cười bên nhau để những nỗi đau trần thế cũng không còn nữa. Còn nếu bây giờ ta một mình một ngựa một gươm một cung, mỗi vị thần hùng cứ một phương tạo ra áo mão cân đai, tạo quyền bính, tạo dinh thự, tạo lầu đài, mỗi con người tạo cho mình nhà cửa giàu sang danh vọng. Tất cả giàu sang danh vọng đó là gì nếu bây giờ có một trận cuồng phong càn qua như trận bão tràn vào miền Trung đó thì còn gì nữa không, tất cả tài sản trăm năm tạo dựng còn lại gì.

    “Những cái gì còn trường tồn là những gì được thượng đế giữ lại, cái gì được thượng đế giữ lại?- Là những gì xứng đáng để được còn trụ lại ở cõi trần miền, đó là gì?- Đó là những phần linh cách mà đã có sự phụng sự, sự tận hiến, phụng trì. Người của phật thì phật cứu, người của ma thì ma đưa về, người của mẫu thì mẫu cho chài ra mà vớt, người của chúa thì chúa cứu, tất cả mỗi một pháp môn như vậy đều có hệ thống đầu lãnh để chịu trách nhiệm tất cả. Các bạn phải quy theo một môn pháp thì các bạn mới được ứng cứu ở cõi trần miền này, khi được ứng cứu ở cõi trần miền này thì các bạn có cơ hội để tạo dựng công quả mới. Và khi các bạn có cơ hội để tạo dựng công quả mới thì hết một kiếp này các bạn vẫn được trở về, nhưng các bạn sẽ được có thêm sự hộ trì gia hộ của pháp môn chủ quản của mình”.

    Các bạn bắt buộc phải chọn một pháp môn chứ các bạn không thể là kẻ áo trắng mà đi giữa nhân gian, không bao giờ! Kẻ áo trắng đi giữa nhân gian là một vị thần cô độc, một vị thần cô độc như một ngọn cây cao bóng cả kia thì tất cả những ngọn gió khác cũng đều muốn bật gốc. Một vị thần tài giỏi thì cũng ví như ngọn núi Thái Sơn kia, ngọn núi Thái Sơn có cao thì ngọn gió thầm lặng cũng bào mòn. Vậy thì tất cả đừng làm một vị thần cô độc mà hãy làm những vị thánh chung cùng. Hãy cùng nhau, hãy tựa vào nhau, hãy ngồi cùng nhau một chiếu và hãy dìu nhau bước đi trên đường đời vạn dặm thì các bạn sẽ thấy niềm vui của sự tu tập, niềm vui của sự hành trì sung sướng và hạnh phúc biết chừng nào. Thì các bạn thấy ngồi một mình giữa một chiếu thiền thì buồn bã lắm, có mắm môi có mắm lợi đi nữa thì có đi được đến đâu, có thoát được tới chỗ nào. Nhưng nếu cùng với nhau nguyên một đạo tràng, ví dụ như bây giờ có một người bảo bây giờ tôi đi về Châu Đốc để tôi lạy mẫu lạy mẹ, tôi về để đi hành hương. Thì bây giờ một người đi buồn biết bao nhiêu, cả một đạo tràng mười mấy hai mươi người đi với nhau thì vui rầm rầm rộ rộ. Rồi là đi lượm rác, một người thò tay ra lượm rác người ta bảo ta khùng, 10-20 người thò tay ra lượm rác thì tất cả những đôi mắt chúng sinh phải dõi theo nhìn, phải chưa! Thế thì bây giờ ‘buôn có bạn bán có phường’, tu cũng cần có bè có cánh có vây, tu cũng cần có bạn bầy có huynh có đệ. Thì bây giờ ta chỉ mong muốn rằng đạo phẩm của ta không quan trọng, chức danh của ta không quan trọng, mà tất cả ở dưới cõi trần miền này, khi cư trú ở dưới cõi trần miền này tất cả những phần linh tử nương tựa nhau, đồng vai sát cánh với nhau để dắt dìu cõi thế, để chỉnh hóa trần miền.

    “Ta đã ấp ủ chuyển xoay tạo tác để có một Vị Lai Pháp, một Vị Lai Pháp để chi?- Để chỉnh hóa ngay trong cõi trần miền chứ không phải để hết một kiếp này đợi chờ để trả nghiệp, mà bây giờ hãy chỉnh hóa nghiệp lực ngay trong bàn tay của các bạn, ngay trong thời buổi hiện tại. Ngay trong thời điểm hiện tại này chỉnh hóa nghiệp lực chứ không phải đợi ngày mai ngày mốt, chứ không phải đợi tạo tác rồi sẽ hành để mà trả. Phải chỉnh hóa ngay từ ngày hôm nay, ngay từ thời điểm hiện tại”.

    Vị Lai Pháp là một pháp môn chỉnh hóa ngay trong thời hiện tại, ngay trong bước chân của bạn tại chỗ này, tại nơi này, tại ngày hôm nay. Thì ta mong mỏi rằng pháp môn Vị Lai Pháp này sẽ có thể đi đến 5 châu 4 bể, sẽ có thể đi vào lòng của dân tộc, sẽ có thể đi vào lòng của những con người với một cái tâm cầu tìm Chánh pháp, với một cái tâm muốn tu tập và muốn hành trì.

    Thì hẹn gặp lại các bạn ngày mai đây khi các bạn lại muốn tiếp tục bước đường hành trình vạn dặm của mình. Ta lại trở về cùng các bạn một lần nữa chia sẻ niềm vui và nỗi buồn. Chào!

    -----------------------------------------------HẾT-----------------------------------------------
    Last edited by thanhson90; 14-05-2018 at 11:19 PM. Lý do: Sai lỗi chính tả

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 15-03-2018, 06:05 PM
  2. Trả lời: 11
    Bài mới gởi: 19-11-2014, 01:50 PM
  3. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 20-10-2010, 05:03 PM
  4. 'Hòa giải dân tộc phải dần dần'
    By Bin571 in forum Lịch sử VN từ năm 1945 đến nay
    Trả lời: 4
    Bài mới gởi: 06-05-2010, 12:20 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •