kết quả từ 1 tới 8 trên 8

Ðề tài: Vị Lai Pháp: Pháp giảng do linh điển phật Đức Thích Ca Mâu Ni về giảng

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Lightbulb Vị Lai Pháp: Pháp giảng do linh điển phật Đức Thích Ca Mâu Ni về giảng

    Xin kính chào BQT và các thành viên trong diễn đàn.
    Mình tên là Nguyễn Thành Sơn, và mình là một môn sinh của pháp môn Vị Lai Pháp, là một môn pháp tu và hành có mở luân xa và sử dụng năng lượng vũ trụ để tu tập và hành đạo, tự giúp mình và giúp người trong khả năng có thể. Bạn nào muốn hiêu rõ hơn hơn về môn quy và đường hướng của pháp môn thì xin mời các bạn đến trang web chính của pháp môn là vilaiphap.org sẽ giải thích kỹ hơn về Pháp môn Vị Lai Pháp.

    Mình đã được nghe các thời pháp giảng ở tại đạo Tràng này do Linh điển của các Đấng chủ quản ngôi cao như đức phật Thích Ca Mâu Ni, đức phật Mẫu Diêu Trì về xác cô Nguyễn Thị Thanh Lan - sư trường đạo tràng Vị Lai Pháp để hướng dấn cho các học viên sống, học tập và làm việc, và biết cách cho đi với mọi người xung quanh theo Chánh pháp với định hướng của pháp môn Vị Lai Pháp. Mình đã nghe và thấy rất hay và mình muốn chia sẻ với mọi người cùng được đọc nên mình đăng lên đây.

    Mình nhận thấy các bài pháp giảng hay và dễ hiểu, thân thiện và gần gũi với đời sống bình thường. Phương pháp tu tập thì đơn giản dễ làm, môn quy thì rất ít, chỉ nhắm tới việc giúp cho tâm thức học viên ngày càng tốt hơn. Và đặc biệt là các file giảng này có điển lực của các Đấng chủ quản Vị Lai Pháp trong đó nên tạo thêm thuận lợi cho quá trình tu và hành của những người có quyết tâm tìm cầu Chánh pháp để đạt đạo hay thay đổi cuộc đời mình theo hướng tốt hơn, những người có tâm cống hiến và phụng sự cho Chánh pháp, những người có thiện tâm muốn chia sẽ và hỗ trợ cho những người đang gặp những hoàn cảnh nghiệt ngã và ngặt nghèo trong xã hội theo Chánh pháp. Chứ không phải là chỉ hỗ trợ riêng cho học viên Vị Lai Pháp.

    Mình biết là bây giờ số người tu theo đạo Phật do đức bổn sư Thích Ca Mâu Ni, và đạo Mẫu do đức phật Mẫu Diêu Trì rất nhiều. Nên mình đăng lên những bài pháp giảng của những Đấng này và nhiều vị Bồ Tát, các vị thầy Tổ các tôn giáo như Cao Đài, Hòa Hảo, Tinh Độ khác đã từng thuyết giảng tại đạo tràng Vị Lai Pháp, để mọi người có thêm kinh sách hay mà thuận lợi cho việc tu tập của mọi người.

    Mình không có ý quảng bá pháp môn hay là gì cả, và việc chia sẻ này là thiện nguyện, miễn phí. Ai thích thì cứ copy hoặc tải về mà đọc. Nhưng các bạn làm ơn là không thay đổi gì cả trong nội dung các bài pháp giảng này, đó là để tôn trọng những thành viên đã bỏ công ra chuyển những file pháp giảng từ file mp3 sang dạng chữ này. Nếu các bạn cần góp ý gì về các file giảng thì hãy commen trong bài viết này, mình sẽ theo dõi và chỉnh sửa lại nếu thấy hợp lý.

    Những bài giảng này được giảng tại đạo tràng Vị Lai pháp tại Bình Mỹ, Củ Chi, cách viện dưỡng lão Bình Mỹ 300m. Và được chuyển thành dạng chữ từ file giảng ghi âm trên trang vilaiphap.org do các học viên Vị Lai Pháp ở tỉnh Quảng Ngãi thực hiện.

    Mong BQT diễn đàn cho phép mình đăng những bài Pháp giảng này lên.

    PHÁP GIẢNG TẠI ĐẠO TRÀNG VỊ LAI PHÁP
    ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI MƯỢN ÁO THIỀN SƯ CẤP QUỐC TỊNH VỀ THUYẾT GIẢNG
    Ngày thuyết giảng: 2015


    - Cô Lan:
    Ngày hôm nay, con cầu xin một Đấng nào đó sẽ về cho chúng con một thời Pháp giảng về pháp môn Vị Lai Pháp về con đường chỉnh hóa thân tâm, hướng tới con đường đạo để mà chuyển hóa thân tâm, hướng tới một tương lai tốt đẹp cho trần xác cũng như cho linh thể. Con cầu xin!
    …………
    Xin mời nhập gia, xin mời ngồi!
    Xin người cho chúng tôi được biết người là ai?

    - Thiền sư Cấp Quốc Tịnh:
    Thưa cô Hai, tôi không phải là người trợ giảng, tôi không phải là người huấn giảng mà tôi là người soi đường chỉ lối. Tôi là người đi trước, tôi chỉ muốn hỗ trợ một kinh nghiệm cho các anh em đạo hữu đi sau.

    - Cô Lan:
    Thưa ngài, chúng tôi rất cảm ơn. Xin ngài cho chúng tôi được nghe những kinh nghiệm của ngài.

    - Thiền sư Cấp Quốc Tịnh:
    Thiền sư Cấp Quốc Tịnh, người Mông Cổ, xin phép được cúi đầu kỉnh chào các đạo hữu. Xin phép cho tôi quỳ lạy các Đấng chủ quản nhà thờ.
    ……..

    - Thiền sư Cấp Quốc Tịnh:
    Người ta gọi tôi là Cấp lão thiền, tức là lão thiền sư họ Cấp thưa các bạn. Tôi cho cô Hai xem một cái phóng sự bằng hình để tôi và cô Hai tùy tiện minh họa với các đạo hữu.

    - Cô Lan:
    Đang có một vị thiền sư đi lên núi, đầu cạo trọc, khoác áo tu rất là đỉnh đạc. Cái áo tu bên ngoài là loại áo vá vá vuông vuông màu vàng cam, đằng sau địu một cái địu bằng vải cũng màu vàng cam. Đang đi lên núi cao, rất cao. Rồi sao nữa thưa ngài?

    - Thiền sư Cấp Quốc Tịnh:
    Bái tạ phật đường, xin phép được trụ lại ở trong một phật đường ở trên núi cao. Xa lánh nhân thế, xa rời tục lụy, và nhất quyết là phải đạt được Chánh pháp, thề không đạt được Chánh Đẳng Chánh Giác thì không xuống núi. Kiên trì tập luyện như vậy trong vòng 13 năm, cấp lão tôi đạt được chứng phẩm cao, có thể hành thiền bằng cách đi trên ngọn cỏ từ trên núi xuống đi xuống tận chân núi, cô Hai nhìn thấy rồi đó. Và mỗi khi cần lương thực, tôi lại xuống núi đi đến một khu chợ nhỏ ở làng gần đó để mua sắm lộc thực cho mình. Cô Hai tiếp tục theo dõi nhé.

    - Cô Lan:
    Rồi vị thiền sư mua cái gì đó bỏ vào túi, và nhìn thấy sóng mắt của một cô nữ bán hàng và vị thiền sư đó chết sững. Ngài quầy quả đi về và vẫn ngồi đó trì niệm như mọi khi nhưng thân tâm tán loạn, lòng không còn yên tịnh nữa, lòng luôn luôn dậy sóng.

    - Thiền sư Cấp Quốc Tịnh:
    Lúc đó thiền sư ta mới có 39 tuổi. Cô Hai nhìn đi, xem ta có đẹp không cô Hai?

    - Cô Lan:
    Đương nhiên là ngài đẹp, rất đẹp. Trán thật cao, mặt hồng hào tươi tỉnh, mũi cao, môi son, bàn tay đẹp như là được vẽ vậy. Đẹp, người rất đẹp.

    - Thiền sư Cấp Quốc Tịnh:
    Chính vì vậy mà ta biết là mình đẹp. Và chính vì ta biết rằng ta đẹp nên cái sự tự thị cao ngạo tự ngã của bản thân ta có chỗ để đứng. Ta biết rằng ta đẹp và ta lại tiếp tục xuống núi đến cái hàng ngày hôm nọ. Cô Hai nhìn tiếp.

    Ta ngồi lại đàm đạo cùng cô nữ bán hàng. Cô nữ quầy quả ra về, thiền sư ta cũng quầy quả lên núi. Đến một ngày cô nữ đến tại thiền tự của ta, ngồi ngoài nắng giữa sân chùa đảnh lễ vọng, không dám bước chân vào. Thiền sư ta bước ra, đưa hai bàn tay đỡ lấy 2 tay của người, mời vào chánh điện. Hai người ngồi 2 bên rất trang trọng và nói chuyện với nhau. Cô nữ muốn xuất gia theo ta, ta bảo rằng chùa này không có ni, luật lệ rất nghiêm, cô nữ có thể tìm đến xuất gia ở một nơi khác. Và cô nữ ấy khóc, quỳ lạy và bảo rằng chỉ xuất gia ở nơi nào có thiền sư ta tu học. Rồi cô nữ từ tạ ra về với lời nguyền:

    ‘‘Kiếp lai sinh xin như chim liền cánh, như cây liền cành. Ở nơi nào có thầy tu học thì ở nơi đó có con phụng trì.’’

    Rồi, cô Hai tiếp tục. Thiền sư ta trở vào, lúc đó tâm vô minh dấy khởi, tâm chánh đạo ngủ yên. Thiền đường không còn là nơi chốn bình yên, thiền đường trở thành một nơi chốn hàm chứa những phong ba bão táp. Cho đến một ngày ta không còn chịu đựng nổi nữa, không phải là ta không chịu đựng nổi cái lòng dục dấy lên, nhưng ta không chịu đựng nổi nữa cái sự làm ô uế nơi chốn thiền môn. Và ta rời bỏ thiền đường, tạ thầy xuống núi, bắt đầu hành trình luân lạc.

    Cô Hai nhìn tiếp. Ta không lạc đường, ta không lầm đường, ta không ngã tà, ta chỉ không muốn làm ô uế chốn thiền môn bởi những tâm động của ta làm cho thiền môn không còn tịch lạc. Ta rời đi, ta trả lại sự bình an cho nơi chốn thiền tịnh. Và rồi ta rời đi, ta không tìm cô nữ đó, ta không hề sai. Ta bước đi, ta đi nữa, đi nữa, đi nữa. Ta xuống núi, xuống đồng bằng. Ta tiếp tục đi, ta rời khỏi chốn chợ đông vì ta sợ gặp người năm ấy. Ta đi tiếp, rẽ vào một nơi chốn hoàn toàn xa lạ, ta dừng lại đó. Nơi chốn đó có một dòng suối nhỏ, trước mặt là hoang vu, là tịch lặng. Ta khai phá đất, ta khai rừng, ta dựng một túp lều và ta an định ở đó. Lòng ta hoàn toàn tĩnh lặng cho đến một ngày. Cô Hai xem tiếp để xem cái định nghiệp, khi ta chạy trốn định nghiệp có được hay không, và khi ta chạy trốn đến đâu định nghiệp truy đuổi theo ta đến chừng nào.

    Cô Hai tiếp tục theo dõi. 15 năm chẵn, tổng cộng là gần 30 năm sau. Gần 30 năm sau ta đã trở thành một con người gần 60 tuổi đời. Một buổi chiều ta ngồi đó, có một người phụ nữ đi ngang lạc đường xin ta một ngụm nước, người ấy bước vào. Ta bưng chung nước ra trao. Đôi mắt nhìn nhau, trời ơi, đôi mắt ấy vĩnh viễn không bao giờ ta có thể quên được. Trong đôi mắt người phụ nữ vừa nhìn thấy ta rưng rưng 2 hàng lệ, và ta thì giấu tất cả lại trong lòng mình, tạo một vẻ ngoài bình thản. Mời người ấy ngồi lại đàm đạo dăm ba câu. Người nữ ấy bảo rằng: “Con đã từ bỏ nơi chốn chôn nhau cắt rốn để ra đi, con đã quầy quả ra đi nhiều rừng nhiều núi nhiều nơi, cư trú ở nhiều chỗ. Con bỏ cha mẹ, con bỏ quê hương xứ sở để mong rằng che giấu được nỗi lòng mình, không muốn cho động đến cửa thiền một lòng nữa, không muốn làm động tâm đến bậc thiền sư, không muốn mạo phạm đến quốc đạo. Con rời bỏ ra đi”. Thế nhưng đến tận giờ phút này, tôi lại gặp người ở tại đây, một nơi chốn thâm sơn cùng cốc. Ta bảo rằng:

    “Ta chạy trốn định nghiệp đến cùng đường, định nghiệp cũng truy đuổi theo ta đến cùng đường. Đến một ngày ta quay lại đối diện thẳng với định mệnh”.

    Ta mời cô ấy, cô ấy nay đã là một bà lão gần 60 tuổi, ta mời cô ấy ở lại trong lều cỏ của ta. Chúng ta trở thành một cặp, một đôi bạn đạo. Cô hai nhìn tiếp đi cô Hai, giữa thâm sơn cùng cốc, giữa gió nội mây ngàn, giữa đồng không mông quạnh, giữa suối reo bên cạnh, giữa mây trắng trên đầu, giữa gió trẩy sau lưng, 2 con người bước đi bên nhau, song hành cùng nhau, nhẹ nhàng thanh thản.

    “Khi ta chấp nhận định nghiệp, khi ta không còn thấy định nghiệp là buộc là trói là đè là nén nữa thì lòng ta thanh thản. Và khi ta buông xả hết mọi vọng trần, thì ta ngộ đạo.”

    Thiền sư ta chính vì chạy trốn định nghiệp mà mấy mươi năm đớn đau tủi hận, dấy loạn cuồng phong bão tố trong lòng. Cho đến một ngày ta đối diện thẳng với định nghiệp và ta chiến thắng định nghiệp bằng cái cách ôn hòa nhất và ta cùng với định nghiệp song hành. Cuối cùng thì ta mãn nguyện vì có định nghiệp kề bên, nếu không có định nghiệp thì ắt hẳn cuộc đời của ta sẽ vô vị lắm.

    Thưa tất cả các bạn, câu chuyện cuộc đời của thiền sư tôi là thế. Định nghiệp là một vòng dây quấn siết, ai thoát được định nghiệp?- Không ai trong cuộc đời này thoát được định nghiệp cả, người ta chỉ chạy trốn nó mà thôi. Và trong suốt quá trình chạy trốn đó, người ta phải vất vả chiến đấu với tất cả những thế lực đen tối đang mưu lôi kéo quấn siết ta trở lại để chấp nhận định nghiệp, cùng với thân tâm của họ, cùng với linh căn của họ, cùng với huệ nhãn huệ mẫn trong lòng họ. Hai thế lực luôn luôn trì níu lẫn nhau, đè nén lẫn nhau, chống phá lẫn nhau, luôn luôn đối kháng lẫn nhau làm cho ta rất là mệt mỏi, thực sự mệt mỏi, thực sự chán chường và tuyệt vọng. Nhưng đến một lúc nào ta sẽ thấy rằng: ‘Tại sao ta phải chạy trốn định nghiệp nếu nó là ta nếu ta là nó?’ Ta với cô nữ ấy tiền căn đã có nghiệp với nhau rồi, chỉ cần một sóng mắt nhìn nhau đã thuộc về nhau hết một kiếp.

    “Thế thì ta chạy trốn có được không?- Định nghiệp ta không bao giờ chạy trốn được, mà ta phải quay lại đối diện thẳng với định nghiệp và cải tạo định nghiệp, chỉnh hóa lại định nghiệp, cày xới lại cánh đồng đã tàn rã của quá khứ. Cày xới lại những gì mà tồn đọng những rác rưởi bẩn thỉu, những xác súc vật chết, những gai ngạnh, sạn sỏi ta nhặt đi từng chút một, từng chút một. Để rồi trên cánh đồng quá khứ đó ta lại cần mẫn gieo trồng.”

    Khi ta cần mẫn gieo trồng thì dứt khoát một hạt không lên, mười hạt phải lên một hạt. Rồi mai mốt khi ta đã có kinh nghiệm thì mười hạt sẽ lên 3, lên 5, lên 7 lên 10 hạt. Và những hạt mầm ta gieo trồng đó không thể chỉ gieo xong là tự nó mọc lên rồi trời nuôi là được, mà chính ta phải là người nuôi sống nó. Những hạt mầm tốt đẹp để chỉnh hóa định nghiệp thì chính ta phải là người thay đổi nó, phải chuyển hóa nó, phải nâng niu nó, phải chăm bẵm nó từng ngày từng giờ. Mỗi một bước sai lầm của ta, mỗi một bước lệch lạc ngay từ trong tư tưởng của ta, nếu ta có những điều nghịch thường, những điều xấu, những điều giận dữ, giận hờn sân si uất kết thì thưa các bạn ta phải lập tức dẹp nó xuống, phải đè nén nó xuống, lập tức xoay chuyển nó, phải lập tức thay đổi nó. Ta nói xin lỗi, cái từ đè nén ta bỏ ra khỏi mệnh đề này, đè nén là sai rồi, bởi vì càng đè nén chỉ càng khiến cho cái khối đó chịu áp lực càng ngày càng nặng hơn nữa, càng khép lại cho đến khi nó bùng lên thì sự mãnh liệt đó không gì có thể thay đổi được. Ta bỏ từ đè nén, mà ta nói rằng: Ta làm thế nào để đối diện thẳng với nó, nhìn thẳng vào nó, quán sát nó một cách trực diện để rồi ta nhận chân rằng: ‘Ta với mi cùng một nghiệp, rồi, chúng ta chấp nhận song hành cùng nhau nào’. Ta cùng định nghiệp song hành. Cũng như người bị tai nạn giao thông phải cưa đi một cái chân, phải sắm một cái nạng gỗ để đi. Rồi cái nạng gỗ đó quá sức nặng nề, vì cứ chống cái nạng lên thì người này bị viêm, bị hành, bị trầy trụa ở phần nách, phần tay, phần tựa, phần lưng. Trầy, đau, xót, nặng nề, khó chịu. ‘Ngày hôm nay ta nhất định vứt bỏ cái nạng đi, ta thà đi cà nhắc chứ ta không chống nạng nữa, bởi vì mi làm cho ta đau khổ quá. Ta nhất định bỏ mi!’ Nhưng bỏ được hay không?- Bởi vì có nạng thì người cùng với nạng có thể ra đường, không có nạng thì không thể cà nhắc đi ngoài đường lộ được. Con người ta phải được một cái lực hỗ trợ nào đó, thì lực hỗ trợ đó cho dù xấu hay tốt, lấy ví dụ là ta bước ra đường, ta muốn lên đường thì ta cần phải có một cái xe, thì cái xe đó có là một cái xe xịn hay là một cái xe cùn thì nó cũng là phương tiện để ta dấn thân trên bước đường đăng trình.

    “Với định nghiệp của chúng ta, chúng ta không thể cải sửa nó, ta không thể chuyển bại thành thắng trong một ngày một giờ một bữa một khắc được. Khi nào ta chấp nhận song hành cùng định nghiệp suốt kiếp thì mỗi một ngày một bữa một giờ một thời một khắc đó trở thành một thời khắc chúng ta xoay chuyển, chúng ta chuyển hóa bằng tất cả tâm lực của chúng ta. Rồi sẽ đến một ngày định nghiệp sẽ theo ý ta, sẽ được thuần hóa như một con ngựa chứng được thuần hóa với dây cương. Và khi con ngựa chứng được thuần hóa với dây cương rồi thì ta mặc sức dong ruỗi trên con ngựa đấy cùng với sợi dây cương mà ta không sợ lạc đường. Định mệnh không thể níu kéo ta ngã xuống bùn, định mệnh không thể níu kéo ta va chạm vào xe khác, không thể nào đưa ta đi lạc đường nữa. Tại vì sao?- Bởi vì ta là chủ chứ không phải định mệnh là chủ, các bạn hiểu chưa?”

    Mỗi một con người, mỗi một hoàn cảnh, mỗi một số phận, không có hoàn cảnh, không có số phận nào là trọn đầy hoàn toàn cả. Số phận nào cũng có sự khiếm khuyết, số phận nào cũng có sự suy suyển, cũng có sự thiếu hụt, thì cái sự bù sớt đó chúng ta không phải chỉ một ngày một giờ một khắc là bù đắp lại được. Chúng ta không thể dùng những động tác mạnh như một vị tướng lãnh trên chiến trường ra quân vụt roi mà chiến đấu được. Mà ta phải như người làm vườn, cần mẫn nhặt từng hạt sỏi, hạt sạn, nhặt từng cọng gai và gieo từng cái hạt. Đó, thái độ của ta đối với định mệnh là như thế. Thái độ của ta không thể như một chiến tướng trên chiến trường ra roi giục ngựa mà tiến công được. Bởi vì luôn luôn sự đối kháng mạnh sẽ gặp cái sự đối kháng mạnh y như vậy. Nếu ta đứng trước cơn giông mà ta giang tay dứt khoát cơn giông sẽ dũng mãnh hơn rất nhiều. Còn khi nào ta đứng trước cơn giông mà ta cúi đầu xuống nhỏ thật nhỏ thì cơn giông sẽ lướt qua ta và ta tồn tại.
    Những chiếc xe của những thời đại tân kỳ mới càng ngày người ta làm phần đầu xe, mui xe nhỏ hơn để chi vậy?- Để tránh sức gió cản. Càng nhỏ thì càng dễ lọt, càng lớn, càng hoành tráng, càng phô trương thì lại càng dễ nhận cái sự đối kháng ngược lại. Chính vì vậy, chúng ta phải biết rằng một cái áo vải đi ngoài đường không ai thèm nhìn ta hết, không ai thèm để tâm ta là ai cả. Nhưng nếu ta từ trên chiếc xe hơi bước xuống, ta trang trọng mang đôi giày cao gót, ta mang đôi giày tây, cái kính gọng vàng thì ngay lập tức hàng xứ 2 bên đều đổ dồn mắt vào ta. Từng nhất cử nhất động của ta đều bị người soi xét. Còn nếu ta mặc một cái áo vải đi ngoài đường thì không ai thèm nhìn ta hết, ta lẫn lộn vào trong tất cả mọi giới mọi nơi, ta lẫn lộn vào trong áo mão ngựa xe công hầu, không ai thèm để tâm xem ta là ai. Thì lúc đó ta đi đến đâu, ta đi bất cứ nơi nào không có ai phải nhìn ta bằng đôi mắt quán xét, phân xét, so đo, toan tính, cân phân. Và người ta cũng sẽ chẳng lấy mất gì của ta nếu ta không có gì để mất. Một ông giám đốc ổng leo từ chiếc xe xuống, ổng phải quay lại khóa kỹ cửa xe vì ổng sợ mất cái gì ở trong xe. Ổng đi vô rồi trở ra, ổng vẫn phải đề phòng vì sợ mất cái kính chiếu hậu, mất cái đèn pha. Còn một người áo vải với chỉ một túi hành trang rất nhỏ trên vai thì không sợ mất gì cả, bởi vì sao?- Vì ta không có gì để mất. Nếu bạn thu vén làm sao để cho không có quá nhiều thứ trưng ra trước bàn dân thiên hạ thì ta không sợ phải mất gì cả. Bởi vì ta không có gì đáng để người để tâm, mà chính cái đáng cho người để tâm đó gọi là gì?- Là cái đinh, là cái đinh của cuộc sống, cái đinh của vũ hội, cái đinh của cuộc hội họp, cái đinh của xóm giềng, cái đinh của hàng phố, còn gọi là kẻ nổi bật. Mà đã là một kẻ nổi bật thì luôn luôn chỉ muốn là số 1 không có số 2. Mà nếu chỉ muốn có số 1 thì tất cả 8 cái số còn lại từ số 2 tới số 9 thảy đều nhìn cái số 1 này với cặp mắt ghen tỵ. Bởi vì cái số 1 này là hạng nhất, và luôn luôn ghen tỵ thì tôi hất cái số 1 này xuống để tôi leo lên làm con số 1.

    “Vị Lai Pháp của chúng ta chủ trương đồng hành cùng quá khứ, chỉnh đốn hiện tại, chỉnh đốn quá khứ bằng phương cách riêng của chúng ta. Ta nói bằng phương cách riêng chứ ta không nói bằng phương cách chung của các môn pháp. Phương cách riêng của Vị Lai Pháp là phương cách đồng hành cùng định nghiệ, Không thiền định để tịnh nghiệp, tịnh thân, tịnh căn, không chọn hành đạo để giải căn, không chọn chiến đấu trực diện để chiến thắng căn, mà ta chấp nhận đồng hành cùng định nghiệp. Vị Lai Pháp là môn pháp khác với những môn pháp khác ở bản lai diện mục là như vậy.”

    Xin lỗi, ta là Thích Ca Mâu ni, chào tất cả. Ta mượn áo mà hành đạo chút xíu vậy thôi. Nãy giờ các bạn nghe Thích Ca ta nói về Vị Lai Pháp, nói về định nghiệp, song hành cùng định nghiệp. Mượn áo cho vui chút xíu vậy thôi, bây giờ Thích Ca ta muốn nói với tất cả rằng:

    “Vị Lai Pháp khác với những môn pháp khác ở chỗ đó, chúng ta không chối bỏ định nghiệp, chúng ta không chiến đấu trực diện với định nghiệp, chúng ta không chiến thắng định nghiêp, chúng ta không đè nén định nghiệp. Mà chúng ta đồng hành cùng định nghiệp, và chúng ta chuyển hóa định nghiệp một cách lặng lẽ bằng tác động tích cực của ta để một ngày định nghiệp cùng ta song hành. Và định nghiệp cùng ta trở thành 2 thiện nghiệp, hiểu chưa?”

    Chính vì vậy, ngày hôm nay Thích Ca ta nói với các bạn rằng tất cả những gì mà các bạn đã được thọ nhận từ nơi này, ở chỗ này. Có người thì 5năm10 năm, có người 1 năm 3 năm, có người mới chỉ vài tháng. Nhưng mà mỗi một hạt mầm ở chỗ này, có hạt mầm đã gieo từ hôm qua, có hạt mầm đã gieo từ lâu, có hạt mầm đã thui chột và chết hẳn rồi, và có những hạt mầm vẫn còn lui hui ở đó chờ giọt mưa trời, chờ khi nắng sớm, chờ đợi tấm lòng của người ban phát. Vì vậy mà khi tất cả các bạn chúng ta đến đây là chúng ta có duyên để hội tụ cùng nhau để trong một thời pháp giảng thì tất cả chúng ta ắt đã có tiền duyên, và chúng ta đều đã có nhân duyên với nhau. Không có nhân duyên với nhau thì không đi cùng một đường, không ngồi cùng một bàn, không nằm cùng một chiếu. Chính vì vậy, tất cả chúng ta thảy đều ngồi trên cùng 1 chiếu, cùng nhau bước trên cùng một cung đường, cùng nhau ngồi trên cùng một toa tàu. Chúng ta có thể đi cùng nhau từ đây đến một khoảng nào đó cùng một toa tàu thì có thể trên một ga nào đó, một người sẽ ngừng lại, bước xuống và một người nữa sẽ vĩnh viễn nằm lại. Hoặc là rồi có người sẽ tiếp tục ra đi, có người sẽ đến ga cuối cùng, nhưng có người sẽ không bao giờ bước được đến ga cuối cùng nữa. Có ai biết rằng ngày mai này chúng ta sẽ ra sao, ngày mai chúng ta sẽ còn hay mất! Có những ngườ rất trẻ rất đẹp, rất sang rất giàu, nhiều danh vọng, rất sĩ diện mới vừa đăng đàn ngày hôm nay đây ngày mai đã nghe tiếng ngã xuống rồi. Thầy T. lên đứng trên giảng đường, vừa lên tiếng giảng oai phong hùng hùng cửu cửu, vừa đưa năng lượng là gục xuống, rồi xong ra đi. Thầy Đ. bao nhiêu năm thuyết giảng, bao nhiêu ấn công hầu, bao nhiêu kẻ 4 phương 8 hướng quy tụ về thầy Đ. Rồi chỉ một cái đột quỵ là ra đi. Có ai biết ngày mai chúng ta sẽ ra sao, có ai biết rồi chúng ta sẽ sống được đến bao giờ. Chính vì vậy nếu các bạn xem rằng mỗi ngày trong cuộc đời của các bạn, các bạn hãy cho nó là ngày cuối cùng của cuộc đời ta, nếu ta chỉ còn một ngày để sống ta sẽ làm gì trong ngày hôm nay? Rồi, các bạn suy nghĩ đi, các bạn sẽ làm gì?- Các bạn sẽ thu gọn lại những gì còn lại. Nợ à, trả trả trả. Bây giờ nợ anh Ba này 5 đồng, nợ chị Bảy này 10 đồng. Kêu lại trả, bán quần bán áo trả. Trả trả trả, đừng để nợ nữa. Ta nói là ‘nợ’ chứ ta chưa nói về cái nợ tiền bạc trong cuộc sống. Ta nói là cái nợ nhân duyên, cái nợ định nghiệp. Mau chóng trả nợ cho định nghiệp, đừng để nợ lại. Bởi vì khi ta nằm xuống rồi, định nghiệp này nếu còn thì kiếp sau ta còn đủ duyên để còn đủ năng lực để có thể tìm cầu, để có thể gặp một pháp môn, có thể gặp một cửa thiền, có thể gặp một vị minh sư nào đó để có thể lại tiếp tục đồng hành cùng ta trên con đường chuyển hóa định nghiệp nữa hay không! Hay là kiếp này ta còn nợ nhiêu đây, thì kiếp sau nhiêu đây nợ đó cộng thêm với cục nợ của trần xác kiếp này càng lớn hơn nữa.

    Ta nói rồi, mỗi một mớ hành trang trên người của chúng ta, trên bước đường vạn dặm trong một kiếp trần là những gì ta gom góp của quá khứ và hiện tại. Những gì gom góp của quá khứ và hiện tại là cái nợ nguyên đó và cái phúc cũng còn nguyên đó. Hai phần nằm riêng nhau ở 2 ngăn cách biệt hẳn nhau, không liên quan tới nhau, không dính líu tới nhau, không liên đới tới nhau. ‘Phúc và họa’ đồng hành cùng một kiếp trần, nhưng phúc và họa ở vào 2 ngăn cách biệt hẳn nhau, không liên đới với nhau. Ta chỉ có thể làm chất xúc tác chứ ta không thể chuyển hóa, ta làm chất xúc tác để làm tăng cái phúc và làm giảm cái họa. Chứ ta không thể nào có đủ quyền năng để đem đánh đổi họa phúc, đem ra cân đong đo đếm mà chia cho đủ bên đây 3 đồng, tui trừ 3 đồng phúc trả qua. Chúng ta không đủ khả năng để làm việc đó. Việc đó là việc của các Đấng, việc đó là việc của đấng minh sư, việc đó là việc của càn khôn, của quy luật chuyển hóa tuần hoàn chứ không phải của ta. Chính vì vậy ta muốn nói với các bạn rằng: ‘Đừng lẫn trốn nợ, đừng trốn nợ, không bao giờ trốn nợ, nợ bao nhiêu trả bấy nhiêu’. Đối diện thẳng với thực tại, đối diện thẳng với quá khứ, đối diện thẳng với định nghiệp, và hãy nói rằng: ‘Tôi biết bạn là ai rồi’. Đến ngày nào mà ta có thể nói rằng: “Tôi biết bạn là ai rồi, bạn không lừa tôi được đâu. Tôi biết thực chất bạn là ai”. Ta nhận chân được định nghiệp, ta quán xét định nghiệp, và ta chấp nhận định nghiệp. Định nghiệp tiền kiếp của các bạn là cái mà các bạn không thể nào có thể biết được. Ta không biết ta nợ bao nhiêu ở tiền kiếp, nhưng nhờ có Đấng minh sư để Đấng minh sư sẽ soi xét cho các bạn biết các bạn nợ gì ở tiền kiếp, nợ ai ở tiền kiếp, nợ bao nhiêu ở tiền kiếp. Đấng minh sư đó sẽ là người dẫn đường chỉ lối cho các bạn để các bạn biết rằng: “Bây giờ tôi giở tàng thư lưu trữ để cho các bạn thấy rằng các bạn nợ bao nhiêu. Rồi trả hay không trả tùy các bạn, muốn quỵt nợ hay muốn còng lưng trả nợ tùy các bạn. Muốn trả nợ góp hay muốn trả cùng một lần tùy các bạn”. Đấng minh sư đó là cô Lan đây. Những người nào đã từng đến với cô Lan đây một năm, 2 năm hay 10 năm không ai không hiểu được định nghiệp của mình, không ai không biết được tiền kiếp của mình như thế nào, đã gieo gì, không ai không biết được hiện kiếp của mình như thế nào. Đến tận giờ phút này nếu còn ai đó trong cả nhóm Vị Lai Pháp này mờ ớ về định nghiệp của mình, chưa hiểu về hiện kiếp cũng như tiền kiếp thì rõ ràng là các bạn đã chưa thẩm thấu được một chút xíu nào. Thì Ta nói rằng cô Lan đây là một con người đã tình nguyện để dẫn đường chỉ lối cho các bạn suốt 30 năm nay. Những con người nào đã từng đến với cô Lan trong suốt 30 năm đó đều đã được soi rọi, đều đã được hỗ trợ, đều đã được dẫn đường chỉ lối. Còn chuyện chuyển hay không là do các bạn chứ không phải cô Lan.

    Chính vì vậy, ta mong muốn rằng với tấm lòng hy sinh vô điều kiện của cô Lan, với tấm lòng hoằng pháp độ sanh của các Đấng, với tấm lòng hộ trì gia hộ của chư vị quan thần tướng hộ trì cho từng cá nhân một. Ta nói những cá nhân có ấn hành đạo cá nhân, những người có ấn hành đạo cá nhân bao giờ cũng có lực hộ trì gia hộ của các chư vị quan thần tướng, còn những người bình thường thì không. Người có ấn hành đạo cá nhân đều được lực gia hộ của các Đấng, và lực gia hộ của các Đấng hỗ trợ các bạn trên con đường hành đạo. Bây giờ Vị Lai Pháp cho các bạn một tay thắng để hỗ trợ cho các bạn trên con đường hành đạo, các bạn làm sai thì những vị quan thần tướng đó không can dự gì tới chuyện làm sai trái của các bạn, nhưng Vị Lai Pháp can dự. Ta nhắc lại lần nữa cho các bạn nhớ: “ Vị Lai Pháp can dự ”. Khi các bạn chấp nhận bước vào Vị Lai Pháp là các bạn đã chấp nhận rằng ‘sai là bị đòn’. Tức là các bạn có sai trái, các bạn có sự oán hận uất kết sân si hằn thù, các bạn có những suy nghĩ tính toán để hạ gục người khác nhằm chiếm thượng phong cho mình thì các bạn sẽ phải trả giá. Chấp nhận bước vào Vị Lai Pháp là như vậy. Bởi vì sao?- Trả bây giờ đòn một, trả về sau đòn 10 nghe các bạn. “Trả bây giờ đòn 1” nghĩa là bây giờ các Đấng đánh các bạn bằng ngọn đòn của người cha người mẹ yêu thương mà răn đe con mình, “giữ răn việc trước mà lành dè thân sau”. Còn đợi khi các bạn tự trả thì đương nhiên là nợ 1 trả 10, chuyện đó căn bản là như vậy từ ngàn xưa đến giờ, không thay đổi được.

    “Thì ta nói rồi, đã chấp nhận bước vào Vị Lai Pháp là các bạn chấp nhận hỗ trợ và hành xử.”

    Lực hỗ trợ là các chư vị quan thần tướng sẽ theo trợ cho các bạn đó, là những người có ấn hành đạo. Những người chấp nhận hành đạo và có ấn hành đạo thì mới được các Đấng về hỗ trợ trên bước đường hành đạo. Nhưng họ hỗ trợ chứ họ không can dự vào tất cả mọi hành xử của các bạn, các bạn tự chịu trách nhiệm lấy chứ họ không can dự. Nhưng mà ấn của Vị Lai Pháp sẽ hành xử các bạn nếu các bạn sai trái. Các bạn chấp nhận bước vào Vị Lai Pháp là các bạn chấp nhận cọ xát, thay đổi, chuyển hóa, chỉnh sửa để trở nên tốt đẹp hơn. Và các bạn bước vào Vị Lai Pháp là các bạn chấp nhận trả nợ định nghiệp, trả nợ tất cả, nhưng trả nợ bằng phương pháp ôn hòa. Ta không nói trả nợ bằng cách mím môi mím lợi, cày sâu cuốc bẫm, nhịn ăn nhịn mặc đến rạt người mà trả nợ. Mà ta nói rằng: Chầm chậm cho tôi trả, từ từ, từ từ, từ từ, rồi tôi trả dần. Bây giờ tôi chấp nhận phương pháp trả dần, nay trả một đồng một đồng một đồng… hễ tôi làm được bao nhiêu thì tôi trả bấy nhiêu. Phương pháp của Vị Lai Pháp chuyển hóa định nghiệp là như thế, trả nợ dần dần. Chứ Vị Lai Pháp không bao giờ bắt các bạn phải trả nợ dồn cục, “ Bây giờ phải làm phải trả hết nợ đi ”. Bên các môn pháp khác, các đường hướng khác đều dồn nghiệp, trả nghiệp khi mới bước vào môn pháp. Nhưng pháp môn Vị Lai Pháp cho các bạn trả nghiệp dần dần, trả một cách chậm rãi, nhẹ nhàng. Chính vì vậy, có thể nghiệp lâu hết hơn, nhưng vì vậy mà nghiệp không dồn các bạn đến thất điên bát đảo.

    Chính vì vậy, Thích Ca ta nói rằng rõ ràng một điều là với đứa con của mình, bậc cha mẹ nào cũng bảo con mình đẹp cả. Thích Ca ta bảo rằng cái môn pháp mà chúng ta vừa mới mở hàng, cái pháp môn đó là tuyệt pháp. Thì các bạn có quyền suy nghĩ, tuyệt pháp theo kiểu nào?- Không tuyệt pháp theo cái kiểu của những người mơ một ngày bay lên cao làm rồng làm mây, một ngày vượt vũ môn, để được chuyển hóa, để được cởi lốt, một ngày để được trở thành một người giàu có danh vọng hơn, một ngày được trở thành một người quyền phép vạn năng hơn. Mà Vị Lai Pháp chúng ta chủ trương là trả nợ hết định nghiệp đi đã, rồi mới bắt đầu bay nhảy chạy gì đó tùy các bạn. Nhưng Vị Lai Pháp chấp nhận trả nợ dần dần, và bắt buộc là chấp nhận trả nợ, không chạy trốn định nghiệp. Ai chạy trốn định nghiệp thì người đó không chấp nhận là môn sinh của Vị Lai Pháp.

    Thôi, Thích Ca ta chào các bạn. Ta nói thế đủ rồi, ta đi đây!
    ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    Last edited by thanhson90; 06-03-2018 at 11:54 PM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 15-03-2018, 06:05 PM
  2. Trả lời: 11
    Bài mới gởi: 19-11-2014, 01:50 PM
  3. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 20-10-2010, 05:03 PM
  4. 'Hòa giải dân tộc phải dần dần'
    By Bin571 in forum Lịch sử VN từ năm 1945 đến nay
    Trả lời: 4
    Bài mới gởi: 06-05-2010, 12:20 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •