Sửng sốt uy lực 5 loại vũ khí "quỷ khốc thần sầu" vừa được Tổng thống Putin hé lộ




Tổng thống Putin gọi loại tên lửa mới là "bất khả chiến bại".


Trong thông điệp liên bang, ông Putin không chỉ nhắc đến tên lửa hành trình "bất khả chiến bại", mà còn có tàu ngầm không người lái siêu nhỏ và thiết bị lướt siêu vượt âm "bốc cháy như quả cầu lửa".


rong thông điệp liên bang hôm 1/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã giới thiệu một loạt vũ khí mới khiến cho cả thế giới phải chú ý, đối phương giật mình. Đây là những khí tài mang công nghệ tiến bộ vượt bậc, được đánh giá là đủ sức giúp Nga tạo lợi thế vượt trội trên các mặt trận.

Tên lửa hành trình "bất khả chiến bại": Không hệ thống đánh chặn nào có thể phòng thủ


"Chúng tôi đã bắt đầu phát triển loại vũ khí chiến lược mới không hạn chế tầm bay, không hệ thống đánh chặn nào có thể ngăn chặn được", nhà lãnh đạo Nga nói trong bài phát biểu.

Ông Putin gọi đây là tên lửa hành trình "bất khả chiến bại", sử dụng động cơ hạt nhân, có phạm vi tấn công không giới hạn và vượt qua mọi hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến nhất.

Cựu chuyên gia phân tích quân sự của tờ Izvestia Dmitri Safonov nói với tờ RBTH, đây là một loại tên lửa mới giống với tên lửa X-10 của Nga và Tomahawk nổi tiếng của Mỹ.

Tuy nhiên, bên trong nó được sử dụng động cơ năng lượng hạt nhân giúp tầm bắn tên lửa đi khoảng cách rất xa với tốc độ siêu vượt âm. Trong quá trình bay, tên lửa liên tục thay đổi hướng, nhằm tránh các hệ thống cảnh báo sớm và phòng không.


"Con dao găm" của Nga: Loại tên lửa "độc nhất vô nhị"



Kinjal được biên chế cho tiêm kích MiG-31.

Một vũ khí phòng vệ mới khác của Nga được giới thiệu hôm 1/3 là hệ thống tên lửa hành trình siêu vượt âm Kinjal (Dagger), cũng là loại tên lửa độc nhất vô nhị trên thế giới.

"Một bước đột phá quan trọng trong việc phát triển các hệ thống vũ khí siêu vượt âm là việc tạo ra Kinjal. Vũ khí này đã được biên chế cho tiêm kích MiG-31 hiện đại của Nga, với khả năng tấn công các mục tiêu ở xa hơn 2.000 km mà máy bay không cần bay vào khu vực phòng không của đối phương", Tư lệnh Lực lượng Không gian vũ trụ Sergei Surovikin phát biểu sau thông điệp liên bang của ông Putin.

Theo Trung tướng Surovikin, chỉ trong vòng chưa đến một giây là Kinjal có thể đạt tới tốc độ siêu vượt âm (tốc độ nhanh hơn tám lần so với tốc độ âm thanh) và phóng thẳng tới mục tiêu.

Ngoài ra, tên lửa này còn được trang bị đầu đạn thích ứng trong mọi điều kiện, có khả năng tấn công kẻ thù bất cứ lúc nào vào ban ngày hoặc ban đêm, thậm chí trong lúc mưa hoặc giông bão. Theo ông Putin, tên lửa đã được giao cho Lực lượng Không gian vũ trụ trên vùng biên giới phía Nam của Nga vào ngày 1/12 năm ngoái.

Thiết bị lướt siêu vượt âm: Khả năng bay "giống như một thiên thạch, một quả cầu lửa"

Một bước đột phá về công nghệ trong vũ khí của Nga là thiết bị lướt siêu vượt âm Avant-garde RS-26. Theo Tổng thống Nga, vì nhiều lý do, nên hình ảnh về loại vũ khí này chưa được công bố nhưng ông khẳng định rằng nó đang hoạt động rất tốt.
Tổng thống Putin cho biết, Nga đã phát triển một tên lửa có khả năng bay "giống như thiên thạch" với tốc độ gấp nhiều lần vận tốc âm thanh.

Vũ khí này là một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) có thể tấn công mục tiêu ở bất cứ nơi đâu trên hành tinh.
Avant-garde sẽ sử dụng động cơ đẩy để bay qua lớp khí quyển dày đặc với tốc độ siêu vượt âm, sau đó đầu đạn tách khỏi ICBM khi ở độ cao tối đa và trở lại khí quyển - lướt tới mục tiêu - thay vì lao thẳng xuống như tên lửa thông thường. Đầu đạn này có khả năng chịu nhiệt độ cháy ngoài vỏ lên tới 2.000 ℃ .

"Đầu đạn bay tới mục tiêu như một thiên thạch, giống như một quả cầu lửa đang bùng cháy. Khả năng điều hướng của nó rất tốt", ông Putin giải thích.

Chuyên gia phân tích Safonov nói thêm rằng, khi "Avant-garde" bay về phía kẻ thù với tốc độ siêu vượt âm cùng cơ chế bay linh hoạt, nó sẽ trở nên bất khả xâm phạm trước tất cả các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện có.

"Quái vật" chủ lực của Nga


Tên lửa hạng nặng "Sarmat" của Nga.


Tổng thống Nga đã thỏa trí tò mò của thế giới khi lần đầu tiên tiết lộ về nhiều điểm mới của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa hạng nặng "Sarmat" của Nga. Con quái vật 200 tấn này được cho là sẽ thay thế R-36M2 Veovoda, dòng ICBM cũ từ thời Liên Xô.

Trước đó một số thông tin nói rằng Sarmat có tầm bắn lên tới 11.000 km, mang được 10-15 đầu đạn hạt nhân với sức nổ gấp hàng trăm lần quả bom hạt nhân được Mỹ ném xuống Hiroshima.

RS-28 Sarmat sử dụng "công nghệ hồi quyển đa đầu đạn phân hướng độc lập" (MIRV) giúp cho mỗi đầu đạn mà nó mang theo có thể độc lập tấn công từng mục tiêu riêng rẽ.

Tàu ngầm mini không người lái

Tổng thống Putin cho biết, quân đội Nga đã phát triển một loại tàu ngầm tự động siêu nhỏ, có thể tấn công đa mục tiêu, bao gồm cả các nhóm tàu ​​sân bay hoặc các căn cứ ven biển.

Tàu ngầm không người lái mang đầu đạn hạt nhân này có kích thước nhỏ gọn giúp nó ẩn mình tốt hơn trước các phương án chống ngầm của đối phương. Ngoài ra, tàu ngầm của Nga có khả năng vượt đại dương với tốc độ cao và ẩn mình rất sâu.
"Thiết bị có khả năng di chuyển với tốc độ vượt qua mọi loại tàu ngầm, ngư lôi tân tiến và các loại tàu chiến nhanh nhất", ông Putin khẳng định chắc nịch.

Một số thông tin cũng cho rằng, phương tiện không người lái dưới nước của Nga có tầm hoạt động 10.000 km, có kích cỡ bằng 1% tàu ngầm bình thường, nhưng sở hữu sức mạnh vượt trội.