Với quan điểm riêng của SMC, chưa hẳn thực sự đây là sự ngụy tạo hoặc thêm thắt trong quá trình kết tập kinh điển. Ở bản kinh Đại Bát Niết Bàn cũng từng miêu tả lại Đức Thế Tôn nhập - xuất các tầng thiền trước khi tịch diệt hoàn toàn, trong đó cũng có Tứ Thiền Định (4 định vô sắc).

SMC nghĩ thế này ạ: lấy ví dụ như nhóm 5 anh em ông Kiều Trần Như hay Đại đức Xá Lợi Phất, Đại đức Mục Kiền Liên.... xuất thân từ Bà La Môn, thì sau khi chấp nhận cứu cánh Niết Bàn của Đức Phật Gotama, thì có lẽ họ vẫn dùng năng lực định của Bà La Môn để đạt Tứ Thiền Định. Tức là họ không bỏ đi năng lực Thiền định của Bà La Môn mà dùng tiếp năng lực này để đến với Tứ Thánh Định (4 định hữu sắc). Chứ không giống như người mới ban đầu, không biết gì.

SMC nhớ theo kinh điển ghi lại thì các vị Bà La Môn đó đều vẫn giữ nguyên năng lực thiền định kiểu Bà La Môn của mình, rồi chỉ cần nghe giảng một bài kinh, thì sau đó vài ngày, vài tuần, hoặc thêm ít thời gian nghe pháp nữa liền đắc quả A La Hán! Như vậy định của Bà La Môn vẫn có thể đủ năng lực bổ xung cho việc thực hiện thành công việc đoạn trừ các lậu hoặc.

Còn với đoạn kinh bên trên: SMC tự ý cho rằng đó là sau khi đắc bất kỳ tầng Thiền định nào, dù chỉ là tầng đầu tiên như Sơ thiền, vị ấy liền chuyển sang Thiền quán. Tuy không có chữ thiền Quán trong đoạn kinh, nhưng nội dung đúng là của Quán. Vị ấy quáń sự Vô Thường sanh rồi diệt của các trạng thái tâm là hỷ lạc tầm tứ. Nhận ra vô thường thì cũng nhận ra đó là khổ, là Vô Ngã. Ngay sát-na khoảnh khắc nhận ra bản chất của Tâm ấy, vị ấy diệt 5 kiết sử: thân kiến, nghi, giới cấm thủ, tham ái với dục giới, sân. Sát-na kế tiếp đắc đạo Anagami (Bất lai). Sát-na kế tiếp đó đắc quả Anagami.

===> Nói chung, sư Thông Lạc có lẽ hơi bức xúc về việc dạy Thiền một cách hời hợt, cẩu thả của nhiều vị "không có năng lực". Huống hồ nhiều vị SMC thấy ngày nay còn lạm dụng quá chữ "Thiền" (thiền trà, thiền gải đàn, thiền bla...bla...). Ví dụ như những vị dạy Thiền định cho người mới nhập môn, mà chưa có hiểu biết về sự làm trong sạch tâm, cũng như chưa có thành công trong thực hành Chánh Niệm. Chính những vị Thiền sư này khiến những thiền sinh bị đè nén, ức chế tâm, đến nỗi sinh cuồng loạn có khi phải vào bệnh viện tâm thần!

Chứ còn nói ngoại đạo Bà La Môn không biết ly dục, ly ác pháp là hoàn toàn sai lầm (4 Thiền Định). Chính các vị Bà La Môn cũng là bậc thầy về ly dục - ly ác pháp, bậc thầy về đức hạnh như nhóm năm tôn giả Kiều Trần Như (Bà La Môn), và các vị Bà La Môn như ngài Xá Lợi Phất, ngài Mục Kiền Liên. Chữ “brahma” được chỉ cho phạm hạnh, lối sống đức hạnh được kinh điển ghi lại.

Như vậy, này các Tỷ-kheo, phạm hạnh này không phải vì lợi ích, lợi dưỡng, danh vọng, không phải vì lợi ích thành tựu giới đức, không phải vì lợi ích thành tựu thiền định, không phải vì lợi ích tri kiến. Và này các Tỷ-kheo, tâm giải thoát bất động chính là mục đích của phạm hạnh này, là lõi cây, là mục tiêu cuối cùng của phạm hạnh. Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Thế nên, khi tâm giải thoát - tuệ giải thoát thì vị ấy trú vào định nào, thì định đó cũng là Chánh Định. Còn người chưa giải thoát (tâm và tuệ) thì trú trong định nào, thì đó cũng là Tà định.

Tóm lại: quá trình đúng theo lời dạy của đức Phật thì phải bắt đầu từ....

Nghe các pháp của bậc thánh..suy tư pháp bậc thánh.. vì thế nên NIỀM TIN vững chắc. Vì niềm tin vững chắc vào thiện pháp hành giả nhìn các pháp đúng với sự thật, bản chất của nó hành NHƯ LÝ TÁC Ý. Khi được thực tập như lý tác ý hành giả có CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC. Khi chánh niệm tỉnh giác CÁC CĂN NHIẾP PHỤC.. Khi các căn nhiếp phục thì thân hành - khẩu hành - ý hành thanh tịnh... Hành giả hoàn thiện TỨ CHÁNH CẦN. Khi tứ chánh cần được thuần nhất không còn ác pháp sanh khởi hành giả câu hữu qua TỨ NIỆM XỨ. Tứ Niệm Xứ được tu tập thuần thục hành giả ly dục ly ác ---> nhập SƠ THIỀN: trạng thái do ly dục sanh với tầm với tứ... khi đó BẢY GIÁC CHI sanh khởi. Hành giả tu tập TỨ NHƯ Ý TÚC ( Định như ý túc) đạt đến trạng thái TỨ THIỀN.. lúc này mới là CHÁNH ĐỊNH thành quả cao nhất trong Bát Chánh Đạo.

Khi có Chánh Định ( 4 Thánh định) hành giả hướng tâm đến Tam Minh (túc mạng minh,sanh tử minh, lậu tận minh). Khi minh sanh, vô minh đẩy lùi..như ánh sáng ló dạng bóng đêm lùi xa..trí tự khỏi lên nhận biết "ta đã giải thoát..sanh đã tận..phạm hạnh đã thành..viec cần làm đã làm..sau đời này ko tái sanh nữa.."