Trang 1 trong 2 12 Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 23

Ðề tài: Pháp Môn Niệm Phật

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Lightbulb Pháp Môn Niệm Phật

    Thân chào mọi người!

    Tối nay rh05 có thời giờ rảnh đọc thêm tài liệu trên mạng. Gặp bài Hiểu về pháp môn niệm Phật trích từ Pháp Môn Niệm Phật của Hòa Thượng Thích Hồng Đạo được nick Niệm Phật đăng tại web: https://www.niemphat.vn/hieu-ve-phap-mon-niem-phat/.

    Bằng hiểu biết và tư duy của bản thân, rh05 thấy Tịnh độ tông như vậy là quá hay, quá tuyệt vời! Với tinh thần tự xét mình và chủ động hái cho mình những bông hoa đẹp nhất trong bất kỳ vườn hoa hay bụi rậm nào mình gặp, rh05 vừa gặt thêm cho mình những tiến bộ vượt bậc.

    Nhớ lại từ năm 1996 đăng ký vào tìm hiểu, nghiên cứu và biết đến Tịnh độ tại thư viện Quán sứ, Hà Nội. Rồi năm 2013 được đạo hữu bachliencu tặng quyển ấn tống của Ấn Quang Đại Sư, đọc, trân trọng mà chưa thấy tông Tịnh độ hay vậy. Rồi lại vỡ ra thêm một phần tại sao Hòa thượng Thích Duy Lực là thuộc đời 89 Tổ Sư Thiền lại cũng hoằng dương Tịnh độ tông và tại sao có đường lối Thiền Tịnh song tu.

    Nay xin phép tuần tự đăng lại tác phẩm Hiểu về pháp môn niệm để tri tông Tịnh độ và những người đã hộ trì pháp môn niệm Phật. Mong mọi người cùng chia sẻ, hiểu thêm và thêm tinh tấn hơn trên con đường đạo.

    Cũng mong những ai có ít nhiều khó chịu, phản đối, không ưa với câu từ trong tác phẩm này thì nén lòng lại trao đổi hòa ái. Nếu không được thì vui lòng rút lui suy ngẫm thêm hoặc quên đi cũng được. Mong các bạn cứ cho là không nỡ làm hao tổn công sức của tác giả hay những người liên quan để có tác phẩm này đi nên cứ tạm cho qua sự “sai lầm đáng tiếc” này theo như các bạn có thể nghĩ vậy!

    Bản thân Rh05 thấy rằng khi đọc bài này cũng như khi tiếp xúc pháp môn niệm Phật thì không nên có tư duy chấp vào bề ngoài văn tự, lời lẽ, hoặc phê phán ngay khi gặp những đoạn mình không thích; cũng như cuồng tín không hiểu mà bắt chước y nguyên nơi văn tự mà hành rồi cứ cho thế là duy nhất đúng, đúng mãi. Quan trọng nhất là, nên tự nơi công phu mình đang có mà lựa thế khai thác tông Tịnh độ để tự mình tiến bộ hơn nữa từ những ý nghĩa trên hoặc đăng sau văn tự.

    Thân ái!
    (Richardhieu05@gmail.com; MB: 0978871313)

  2. #2

    Mặc định



    1. Pháp môn niệm Phật cao cả không cùng, rộng lớn như trời che đất chở. Ðây là pháp môn tổng trì của chư Phật ba đời, là đạo mầu đặc biệt trong một đời giáo hóa của Ðức Thích-ca. Trên như bậc Ðẳng Giác Bồ-tát, không thể vượt ra ngoài phạm vi của môn này, dưới dù kẻ phạm tội nghịch ác cũng được phần tế độ.
    Tuy nhiên, bởi pháp môn cao siêu như thế mà phần nhiếp cơ lại quá phổ cập, dùng ít sức mà thu thập kết quả rất mau lẹ lớn lao, nên những vị thông hiểu đôi chút về tông, giáo đều cho là môn tu trì của kẻ ngu phu, ngu phụ. Truy nguyên, cũng do các vị ấy chưa hiểu rõ chỗ lớn, nhỏ, khó, dễ của Phật lực và tự lực. Hai phương diện này, sự hơn kém thật không thể dùng lời nói, văn tự hình dung cho hết được. Vì sao? Bởi tất cả pháp môn khác đều nương theo sức giới, định, huệ tu cho đến nghiệp sạch, tình không, mới có thể thoát luân hồi sanh tử. Nhưng địa vị nghiệp sạch tình không, đâu phải là dễ được! Trong hai phần hoặc nghiệp, dứt được kiến hoặc khó cũng như ngăn chặn dòng nước đổ bốn mươi dặm, huống nữa là tư hoặc ư! Dù cho bậc tỏ ngộ cao siêu, nếu chưa dứt sạch phiền não, vẫn còn bị luân hồi. Và một khi đã thọ sanh thì kẻ thối thất trong một muôn có đến mười ngàn, kẻ tiến bộ trong ức người khó được ba bốn. Thế thì tự lực không đủ ỷ lại, không chi vững vàng. Những kẻ khoe mình là trí, không thuận theo lòng từ thệ nhiếp thọ của Như-lai, thử nghĩ có nên tự phụ chăng?
    Riêng về môn Tịnh độ, nếu người có đủ tín nguyện chân thiết, dùng lòng chí thành niệm Phật như con thơ nhớ mẹ và hằng ngày sự hành vi không trái với đạo đức, thì đến khi lâm chung sẽ được nhờ Phật tiếp dẫn sanh về Tây phương. Dù người ấy hoặc nghiệp hãy còn, nhưng khi đã vãng sanh thì chỗ sở đắc cũng cao hơn bậc A-la-hán tình không nghiệp sạch, vì lẽ chủng tánh không đồng. Kẻ chưa dứt nghiệp hoặc còn như thế, người đã hết nghiệp không đợi phải luận nhiều! Ấy bởi do Phật lực, pháp lực và tâm lực của chúng sanh đều không thể nghĩ bàn; mà tâm lực lại nhờ năng lực của Phật và Pháp, được hiển hiện một cách toàn vẹn. Cho nên, chỉ ỷ lại vào tự lực, sánh với nương nhờ Phật lực, thật kém xa nhau hằng hà sa số sự cách biệt của đất trời! Lại nên biết, đạo lý của môn Tịnh độ này không thể đem luận chung với các pháp môn phổ thông khác vì đây là pháp môn đặc biệt! Tôi thường có đôi liễn:
    “Pháp môn cao cả, lợi khắp ba căn, nhân đây chín cõi đồng về, mười phương khen ngợi”
    “Phật nguyện rộng sâu, không từ một vật, nên được ngàn Kinh đều chỉ, muôn Luận tuyên bày”
    (Trên đây là lời của Ðại sư Ấn Quang, vị Tổ thứ 13 trong Liên tông Phật giáo Trung Hoa)


    (trích từ Pháp Môn Niệm Phật của Hòa Thượng Thích Hồng Đạo)
    (Richardhieu05@gmail.com; MB: 0978871313)

  3. #3
    Đai Đen
    Gia nhập
    Feb 2014
    Nơi cư ngụ
    Thanh Xuân, Hà Nội
    Bài gởi
    690

    Mặc định

    Lời mở đầu trong Kinh Vô Lượng Thọ:

    Đức Phật ra đời suốt bốn mươi năm trời thuyết pháp, có đến hơn tám vạn bốn ngàn pháp môn. Pháp môn chính là phương pháp mở cửa tuệ giác tâm linh. Chúng sanh căn tánh bất đồng, thiên sai vạn biệt, nên đức Phật cũng theo đó mà có nhiều pháp môn để đáp ứng thích cơ hợp tánh chúng sanh. Tâm bịnh chúng sanh đa dạng, biến thái muôn ngàn, nên pháp dược trị liệu cũng có vạn thiên.

    Pháp môn có sai khác, giáo pháp diễn đạt những pháp môn đó có cạn sâu. Nhưng dù sai khác cạn sâu thế nào đi nữa, thì giáo pháp đức Phật tựu trung vẫn là chìa khóa mở cửa tâm linh, những phương thuốc thần diệu trị liệu tâm bịnh chúng sinh, giải thoát phiền khổ. Ngài cũng thuyết minh về những hiện tượng thành hoại của vũ trụ, những sai biệt thăng trầm thạnh suy của kiếp người. Nhưng cội gốc của những hiện tượng đó đều do tâm sanh khởi. Tâm là nguồn gốc hình thành tất cả mọi hiện tượng, trạng thái thạnh suy, thành bại, thăng trầm của nhân sanh vũ trụ. Thế nên, giáo pháp của đức Phật là chìa khóa mở cửa tâm linh, là phương thuốc trừ sạch gốc rễ vô minh từ tâm thức con người, là con đường sáng ngời đưa chúng sanh từ phàm đến thánh.

    Trong tất cả những pháp môn, những phương thuốc, những con đường sáng tịnh đó, được đức Phật trình bày bàn bạc khắp trong tam tạng giáo điển. Nhưng đặc biệt pháp môn Tịnh độ thì đức Phật nhấn mạnh có tánh cách xác quyết với cả tấm lòng tha thiết khuyến lệ chúng sanh nên thực hành pháp môn này. Điều đó hiển lộ qua những thời pháp đặc thù được kết tụ thành kinh A Di Đà, kinh Vô Lượng Thọ, kinh Quán Vô Lượng Thọ, kinh Pháp Hoa, kinh Hoa Nghiêm, kinh Niết Bàn v.v … Chẳng những trong pháp hội kinh A Di Đà Ngài diễn tả cảnh giới Tây phương Cực lạc một cách rõ ràng, mà ở pháp hội kinh Vô Lượng Thọ Ngài thuyết minh cho chúng sanh thấy nguyện lực đức Phật A Di Đà và nhân duyên mật thiết giữa chúng sanh cõi Ta bà với đức Phật này. Cũng chính trong pháp hội Vô Lượng Thọ, đức Thích Ca còn khẳng định rằng, chúng sanh cách Phật lâu xa về sau, ngoài pháp môn niệm Phật ra, không có pháp môn nào cứu giúp chúng sanh giải thoát luân hồi sanh tử có hiệu năng bằng pháp môn Tịnh độ. Và khi Phật pháp tận diệt hết trên cõi đời, chỉ còn lại độc nhất kinh Vô Lượng Thọ kéo dài thêm 100 năm nữa trước khi mạt pháp kết thúc. Người tu học Phật mà không đọc, không tin lời đức Phật nói ở kinh Vô Lượng Thọ, thì quả thật khó mà đạt đạo giác ngộ giải thoát.

    Nhận thấy lời huyền ký của đức Thích Ca về chân giá trị của pháp môn Tịnh độ và sự quý giá vô cùng của kinh Vô Lượng Thọ đối với người có thiện duyên chánh kiến chánh tâm, nhắm chánh đạo tiến bước, nên chúng tôi dịch bản kinh này để kết duyên. Bồ đề cùng bạn lành bốn phương, để cùng nhau hướng về con đường sáng lành thênh thang trước mặt, con đường chắc chắn giải thoát. Đó chính là con đường Tịnh độ, con đường an toàn vững chắc. Trên con đường đó có đức Phật A Di Đà phóng quang soi sáng, có Thánh chúng hộ trì, có Bồ tát Quán Thế Âm, Thế Chí, Di Lặc dắt đường. Như thế là tự lực, tha lực đầy đủ đề huề đồng quy Cực Lạc. Trẻ thơ về quê có mẹ hiền cùng các anh chị đi bên cạnh thì còn lo gì lầm đường lạc lối?!

    Ước mong bạn lành bốn phương sanh khởi tín tâm, tin lời Phật dạy, chánh niệm thực hành, thì nhất định cảnh giới Cực Lạc hiện tiền.



    https://thuvienhoasen.org/a15649/kinh-vo-luong-tho
    Sám hối, tạ ơn trước khi ngủ và sau khi thức dậy !
    Lạy Phật giúp tăng trưởng Phước !
    Thương yêu cả với kẻ thù !
    Thực dưỡng Ohsawa !

  4. #4

    Mặc định



    2. Sáu chữ “Nam mô A-di-đà Phật” là từ tiếng Phạn phiên âm ra. Nếu cắt nghĩa từng chữ một theo Phạn ngữ thì chỉ có bốn chữ mà thôi. Trước hết, chữ “Nam mô” có 6 nghĩa: Kính lễ, quy y, phụng thờ, cứu ngã, độ ngã, quy mạng. Chữ “A”“ nghĩa là không, là vô, chữ “Di-đà” nghĩa là lượng. Chữ Phật nghĩa là Giác giả. Hợp cả bốn chữ lại có nghĩa là: Quy y kính lễ đấng giác ngộ vô lượng.

    Ðức Phật A-di-đà là Giáo chủ thế giới Cực Lạc. Ngài đã từng phát nguyện rằng ai niệm danh hiệu Ngài, lúc lâm chung sẽ được Ngài tiếp dẫn sanh về nước Cực lạc. Vì thế, về sau chúng sanh căn cứ vào đó mà xưng niệm danh hiệu Ngài.


    (trích từ Pháp Môn Niệm Phật của Hòa Thượng Thích Hồng Đạo)
    (Richardhieu05@gmail.com; MB: 0978871313)

  5. #5

    Mặc định



    3. Pháp môn Tịnh độ, tức là môn niệm Phật, do Phật Thích-ca, Di-đà kiến lập, Bồ-tát Văn Thù, Phổ Hiền chỉ quy, đức Mã Minh, Long Thọ hoằng dương và chư Tổ Huệ Viễn, Thiên Thai, Thanh Lương, Vĩnh Minh, Liên Trì, Ngẫu Ích xướng đạo để khuyến khắp Thánh, phàm, ngu, trí đồng tu hành vậy.

    (trích từ Pháp Môn Niệm Phật của Hòa Thượng Thích Hồng Đạo)
    (Richardhieu05@gmail.com; MB: 0978871313)

  6. #6

    Mặc định



    4. Ðức Phật A-di-đà ngày xưa phát 48 lời nguyện làm duyên khởi tạo thành thế giới Cực lạc. Từ đó về sau, chúng sanh trong mười phương đều lấy sự phát nguyện vãng sanh làm căn cứ tu hành của tông Tịnh độ. Một đằng, Phật nguyện tiếp dẫn, một đằng chúng sanh nguyện vãng sanh, hai nguyện gặp nhau, hai lực lượng tự, tha hỗ trợ nhau mới đủ sức kết thành quả vãng sanh. Vì thế, người tu tịnh nghiệp quyết phải phát nguyện dõng mãnh.

    (trích từ Pháp Môn Niệm Phật của Hòa Thượng Thích Hồng Đạo)
    (Richardhieu05@gmail.com; MB: 0978871313)

  7. #7

    Mặc định



    5. Trong 48 lời đại nguyện của Ðức A-di-đà, lời đại nguyện thứ 19 nói một cách rõ ràng rằng nếu có người chí tâm phát nguyện muốn sanh về nước Ngài, lúc lâm chung nhất định Ngài sẽ đến tiếp dẫn. Cho nên, hễ có phát nguyện là quyết định phải được vãng sanh.

    (trích từ Pháp Môn Niệm Phật của Hòa Thượng Thích Hồng Đạo)
    (Richardhieu05@gmail.com; MB: 0978871313)

  8. #8

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Richardhieu05 Xem Bài Gởi


    5. Trong 48 lời đại nguyện của Ðức A-di-đà, lời đại nguyện thứ 19 nói một cách rõ ràng rằng nếu có người chí tâm phát nguyện muốn sanh về nước Ngài, lúc lâm chung nhất định Ngài sẽ đến tiếp dẫn. Cho nên, hễ có phát nguyện là quyết định phải được vãng sanh.

    (trích từ Pháp Môn Niệm Phật của Hòa Thượng Thích Hồng Đạo)
    Chúng ta thường nói về 48 lời nguyện của Đức Phật A Di Đà, theo thầy Chân Tính trong một số bản dịch của kinh Vô Lượng Thọ có khi chỉ có 24 lời nguyện, có khi 36 lời nguyện; do đó 48 lời nguyện cũng chưa chắc là một con số chính xác.

    Mọi người có thể nghe thầy Chân Tính nói về vấn đề này ở đây (phút 23)


  9. #9

    Mặc định



    6. Không sanh về Tịnh độ tất phải đọa ác đạo.
    Trong mười phương, số thế giới tuy nhiều vô tận, nhưng xét về phương diện tịnh uế, thì chỉ có thể chia làm hai loại mà thôi: Một là Tịnh độ của chư Phật, hai là tam giới (uế độ) của chúng sanh. Không sanh về bên nọ, tất phải sanh bên kia. Sanh về Tịnh độ tức là thoát ly sanh tử, sanh trong tam giới tức là còn sống chết luân hồi.
    Ở cõi Trời, phước báu tuy nhiều nhưng vẫn có giới hạn và sai khác nhau, nên cuối cùng sẽ có ngày phước hết, báo cùng, thọ mạng tất phải chấm dứt, để rồi tùy nghiệp mới mà thác sanh qua kiếp khác, quanh quẩn trong tam giới.
    Tất cả chúng sanh, nếu không được sanh về cõi Phật, tất nhiên sẽ phải đọa vào ác đạo, không trước thời sau. Nếu muốn sanh về cõi Phật, đương nhiên phải là niệm Phật. Ðó là một sự thật đương nhiên không thể phủ nhận.


    (trích từ Pháp Môn Niệm Phật của Hòa Thượng Thích Hồng Đạo)
    (Richardhieu05@gmail.com; MB: 0978871313)

  10. #10

    Mặc định



    7. Do vì Ðức Phật A-di-đà có bổn thệ nguyện lực nhiếp thủ chúng sanh niệm Phật, nên người dùng tín nguyện mà niệm Phật (tự lực) thời cảm thông với nguyện lực của Phật, nương nguyện lực của Phật nhiếp thủ (tha lực) liền đặng siêu thoát sanh tử luân hồi mà sanh về Cực lạc Tịnh độ. Ðã được vãng sanh tức là vào bậc Thánh lưu bất thối, nên gọi là rất viên đốn, rất huyền diệu và thành công cao.


    (trích từ Pháp Môn Niệm Phật của Hòa Thượng Thích Hồng Đạo)
    (Richardhieu05@gmail.com; MB: 0978871313)

  11. #11

    Mặc định



    7. Do vì Ðức Phật A-di-đà có bổn thệ nguyện lực nhiếp thủ chúng sanh niệm Phật, nên người dùng tín nguyện mà niệm Phật (tự lực) thời cảm thông với nguyện lực của Phật, nương nguyện lực của Phật nhiếp thủ (tha lực) liền đặng siêu thoát sanh tử luân hồi mà sanh về Cực lạc Tịnh độ. Ðã được vãng sanh tức là vào bậc Thánh lưu bất thối, nên gọi là rất viên đốn, rất huyền diệu và thành công cao.

    (trích từ Pháp Môn Niệm Phật của Hòa Thượng Thích Hồng Đạo)
    (Richardhieu05@gmail.com; MB: 0978871313)

  12. #12

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Richardhieu05 Xem Bài Gởi


    7. Do vì Ðức Phật A-di-đà có bổn thệ nguyện lực nhiếp thủ chúng sanh niệm Phật, nên người dùng tín nguyện mà niệm Phật (tự lực) thời cảm thông với nguyện lực của Phật, nương nguyện lực của Phật nhiếp thủ (tha lực) liền đặng siêu thoát sanh tử luân hồi mà sanh về Cực lạc Tịnh độ. Ðã được vãng sanh tức là vào bậc Thánh lưu bất thối, nên gọi là rất viên đốn, rất huyền diệu và thành công cao.

    (trích từ Pháp Môn Niệm Phật của Hòa Thượng Thích Hồng Đạo)
    Hi, ai có thể bàn gì đó với rh05 về số 2 trong ảnh không?
    (Richardhieu05@gmail.com; MB: 0978871313)

  13. #13
    Moderator
    Gia nhập
    May 2008
    Nơi cư ngụ
    Vong Ưu Cốc
    Bài gởi
    1,823

    Mặc định



    10. Ðức Phật Như-lai có dạy một phương tiện siêu thắng để bảo đảm sự giải thoát, mà cũng để bảo đảm vững chắc bước đường thành Phật cho tất cả chúng sanh: Pháp môn Tịnh độ, tức môn niệm Phật cầu sanh Cực lạc thế giới. Theo lời Phật, dầu là hạng cực ác mà chịu hồi tâm tu theo pháp môn này trong một thời gian rất ngắn (10 niệm) cũng được vãng sanh; đã được vãng sanh thời là siêu phàm nhập Thánh, thoát hẳn sanh tử, bất thối Vô thượng Bồ-đề.

    (trích từ Pháp Môn Niệm Phật của Hòa Thượng Thích Hồng Đạo)

  14. #14

    Mặc định



    8. Pháp môn niệm Phật là con đường phương tiện duy nhất hướng dẫn ta và tất cả chúng sanh từ xứ ác trược Ta-bà về đến thế giới thanh tịnh Cực lạc.

    (trích từ Pháp Môn Niệm Phật của Hòa Thượng Thích Hồng Đạo)
    (Richardhieu05@gmail.com; MB: 0978871313)

  15. #15

    Mặc định



    9. Nương pháp môn niệm Phật, ắt là ta sẽ được toại bổn nguyện: Giải thoát, thành Phật, độ sanh. Người cực ác tu còn thành tựu thay, huống ta chưa phải là kẻ ác!

    (trích từ Pháp Môn Niệm Phật của Hòa Thượng Thích Hồng Đạo)
    (Richardhieu05@gmail.com; MB: 0978871313)

  16. #16

    Mặc định



    11. Với pháp môn niệm Phật này, không luận là kẻ trí ngu, không luận là Tăng tục, không luận sang giàu, nghèo hèn, già trẻ, nam nữ, không luận là sĩ, nông, công, thương... tất cả các giới trong xã hội đều có thể tu tập và đều có thể thành tựu đặng cả.

    (trích từ Pháp Môn Niệm Phật của Hòa Thượng Thích Hồng Đạo)
    (Richardhieu05@gmail.com; MB: 0978871313)

  17. #17

    Mặc định



    TẬP 1311: ĐIỂM THÙ THẮNG CỦA PHÁP MÔN NÀY LÀ LẤY QUẢ GIÁC LÀM NHÂN TÂM, TỪ QUẢ KHỞI TU. NHÂN QUẢ LÀ MỘT THỂ CHỨ KHÔNG PHẢI HAI. THẬT SỰ THÙ THẮNG KHÔNG GÌ SÁNH BẰNG.

    Di hiển trì danh diệu pháp, tùng quả khởi tu, quả giác nhân tâm. Tha lực minh gia bất khả tư nghì.

    Mấy câu này hay quá. Phương pháp chấp trì danh hiệu vi diệu quá, từ quả khởi tu. Quả là gì? Là xưng tánh, quả là tự tánh. A Di Đà Phật là danh hiệu của tánh đức, cho nên không phải từ nhân, mà dùng quả làm nhân. Trực tiếp từ chân tâm bổn tánh. Quốc sư Hiền Thủ nói: “tự tánh thanh tịnh viên minh thể”. Danh hiệu Phật A Di Đà là “tự tánh thanh tịnh viên minh thể.”

    “Quả giác nhân tâm”, lấy quả giác làm nhân tâm để chúng ta tu tập. Nhân quả là một thể, chứ không phải là hai. Không giống với những phương pháp tu tập khác, những phương pháp khác là tu nhân chứng quả, ở đây nhân quả là một. Thật sự thù thắng không gì sánh bằng.

    Đạt được “tha lực minh gia”. Thực tế mà nói tha lực ở đây chính là tánh đức. Mấy năm gần đây, một số học trò của tịnh tông làm kỳ siêu bạt độ, chúng tôi đề xướng tam thời hệ niệm, do thiền sư Trung Phong viết vào thời đại triều Nguyên. Pháp sự hệ niệm này, trong bài khai thị của thiền sư Trung Phong đã nói rất rõ ràng: “ngã tâm tức thị A Di Đà Phật, A Di Đà Phật tức thị ngã tâm. Thử phương tức tịnh độ, tịnh độ tức thử phương.” Hai câu này nương vào những điều đức Phật nói trong kinh: “Duy tâm tịnh độ, tự tánh Di Đà.” Nhân quả đồng thời, nhân quả không hai. Pháp môn thù thắng như vậy tìm ở đâu? Tìm không ra!

    Cho nên niệm danh hiệu Phật này, chẳng những đức được Phật A Di Đà gia hộ, mà tất cả chư Phật Như Lai cũng gia hộ cho quí vị.

    Việc gia hộ này, giới khoa học ngày nay đã chứng minh cho chúng ta thấy. Khoa học lượng tử thời cận đại phát hiện ra. Họ phát hiện ý niệm của chúng ta, gọi là tâm thái, ý niệm. Bất luận là thiện niệm hay ác niệm, bất luận là vô tình hay cố ý, ý niệm vừa động là chu biến pháp giới. Sự dao động của nó lập tức biến khắp vũ trụ. Giống như làn điện lưới vậy, thông được hết. Các nhà khoa học đã chứng minh. Cho nên chúng ta khởi tâm động niệm, phải hết sức cẩn thận. Hy vọng rằng tất cả đều là thiện niệm, không nên có ác niệm.

    Đừng tưởng rằng chúng ta khởi ý niệm không ai biết. Như thế là sai lầm! Ta vừa khởi ý niệm, biến pháp giới hư không giới đều biết hết. Chỉ có một số chúng sanh nghiệp chướng sâu nặng, tuy tiếp xúc đến, tiếp xúc đến nhưng họ không cảm nhận được, chẳng phải không tiếp xúc đến. Nhưng những người tâm địa thanh tịnh, họ hoàn toàn hiểu rõ. Có thể nói rằng, từ bậc A La Hán trở lên, chẳng ai là không biết. Hoa cỏ cây cối, sơn hà đại địa cũng đều biết hết.

    Giống như quốc sư Hiền Thủ nói ba loại chu biến, trong Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán. Thứ nhất là chu biến pháp giới. Ý niệm đó, khởi lên ý niệm là chu biến pháp giới. Xuất sanh vô tận, hàm dung không hữu.

    Khoa học lượng tử ngày nay đã phát hiện được ba loại chu biến này. Họ nói đó là sự thật chứ không phải giả.
    Chúng ta với pháp giới hư không, với chư Phật Như Lai, với bất đồng không gian duy thứ. Thông tin chúng ta phát đi, vì sao không phát thông tin thiện? Thân này khởi tâm động niệm, là đài phóng xạ, đồng thời cũng tiếp nhận. Chẳng những có thể phóng đi, mà còn có thể tiếp nhận thông tin của biến pháp giới hư không giới. Chúng ta có năng lực tiếp nhận. Bởi tiếp nhận nhiều, nên đã làm phá hoại từ trường của chính mình, làm loạn hết. Phương pháp giữ gìn từ trường của chính mình, đó chính là chánh niệm. Niệm Phật A Di Đà thù thắng hơn bất cứ điều gì khác. Nếu công phu niệm Phật A Di Đà đắc lực, từ trường bất thiện trong mười phương thế giới, chúng ta sẽ không bị ảnh hưởng. Từ trường thiện chúng ta đều có thể tiếp nhận. Từ trường bất thiện ta không bị ảnh hưởng. Đây chính là công phu của chư Phật Bồ Tát. Lý luận tu tập của đạo Phật, có thể dùng khoa học thời cận đại để chứng minh. Không hề giả tí nào.

    Ở đây nói về oai thần gia hộ của chư Phật Bồ tát- tha lực minh gia. Việc này khoa học ngày nay đã chứng minh rồi, nó không phải giả đâu. Thế giới hiện nay, người ta thường nói quả địa cầu bị bệnh, bị bệnh rất nặng, sợ nó sụp đổ mất. Nhiều người đưa ra câu hỏi làm thể nào để cứu quả địa cầu? Làm thế nào phục hồi lại nếp sống xã hội? Đây là vấn đề lớn chứ không phải vấn đề nhỏ đâu.

    Ở phương tây nhiều tôn giáo dùng phương pháp cầu nguyện. Cầu nguyện- ý thức tập thể, có thể sinh ra một sức mạnh rất lớn. Sự việc này cũng được các nhà khoa học khẳng định, họ chứng minh cho chúng ta thấy đây là sự thật chứ không phải giả.

    Trích: TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH GIẢI DIỄN NGHĨA TẬP 071
    Chủ giảng: PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG
    Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm dạy: "NẾU QUÊN MẤT TÂM BỒ ĐỀ MÀ TU CÁC PHÁP LÀNH, ĐÓ LÀ NGHIỆP MA."
    HT Tuyên Hóa dạy "Nơi nào có Kinh Hoa Nghiêm thì nơi đó có đức Phật."

  18. #18

    Mặc định



    12. Văn Thù Bồ-tát nói: Các môn tu hành không môn nào qua môn niệm Phật. Niệm Phật là “vua” trong các pháp môn.

    (trích từ Pháp Môn Niệm Phật của Hòa Thượng Thích Hồng Đạo)
    (Richardhieu05@gmail.com; MB: 0978871313)

  19. #19

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Richardhieu05 Xem Bài Gởi


    12. Văn Thù Bồ-tát nói: Các môn tu hành không môn nào qua môn niệm Phật. Niệm Phật là “vua” trong các pháp môn.

    (trích từ Pháp Môn Niệm Phật của Hòa Thượng Thích Hồng Đạo)
    Một tâm không loạn:
    Quá khứ đã qua cho qua
    Tương lai ai có nấy hưởng.
    Phật!

  20. #20

    Mặc định



    KHI MỘT NGƯỜI CON THÀNH PHẬT THÌ TỔ TIÊN CHÍN ĐỜI QUÁ KHỨ ĐỀU SANH LÊN TRỜI, LỜI NÀY LÀ THẬT CHỨ CHẲNG GIẢ ! NHẤT TỬ THÀNH PHẬT, CỬU TỔ SANH THIÊN

    ‘Người mất trước kia được sanh cõi trời’, việc này trong kinh cũng nói rất nhiều, con cháu hiếu thuận, con cháu học Phật, tổ tiên cũng hưởng lây. Con cháu làm Bồ Tát, họ là tổ tiên của Bồ Tát, bất kể họ ở cõi nào cũng được kẻ khác tôn kính. Ở đây chúng ta thấy mẹ của cô Bà La Môn, cô Quang Mục đều đọa trong ác đạo, con gái hiếu thuận, con gái học Phật, như lý như pháp chứng được quả vị Bồ Tát, do đó mẹ của họ lập tức được những quỷ thần này đưa đến cõi trời Ðao Lợi để hưởng phước. Tại sao vậy? Làm sao có thể giam cha mẹ của Bồ Tát trong tam đồ! Cho nên trong nhà Phật thường nói ‘Nhất tử thành Phật, cửu tổ sanh thiên’, [khi một người con thành Phật thì] tổ tiên chín đời quá khứ đều sanh lên trời, lời này là thật chứ chẳng giả. Hiện nay chúng ta làm sao thành Phật? Nói cho chư vị biết, vãng sanh Cực Lạc thế giới chính là thành Phật. Cho nên niệm Phật thật sự cầu vãng sanh, sanh tới tây phương Cực Lạc thế giới thì chín đời tổ tiên của bạn đều sanh lên trời, như vậy mới là báo ân thật sự.

    Chúng ta muốn cầu siêu cho tổ tiên, cứu bạt tổ tiên, thì phải làm sao? Phải niệm Phật, nhất định tự mình phải có thành tựu. Trong kinh văn chúng ta thấy cô Bà La Môn niệm Phật đắc định, trong pháp môn niệm Phật thì ít nhất là Sự Nhất Tâm Bất Loạn, cô đắc được Niệm Phật Tam Muội. Trong lúc nhập định cô nhìn thấy địa ngục, đi đến địa ngục, quỷ vương ở địa ngục nhìn thấy liền xưng cô là Bồ Tát, chính bản thân cô cũng không biết mình đã thành Bồ Tát, quỷ vương xưng cô là Bồ Tát. Cô Quang Mục cũng niệm Phật, công phu ở mức thấp hơn, cảnh giới cô thấy là ở trong mộng chứ không phải trong định, hiệu quả chẳng thù thắng bằng cô Bà La Môn, nhưng cảm ứng cũng chẳng thể nghĩ bàn. Trong sự tưởng tượng của chúng tôi, đó cũng tương đương với công phu thành phiến, nếu không được công phu thành phiến thì đạt không được hiệu quả này.

    Do đó bạn độ người đã mất, bạn độ họ đến cõi nào, họ được lợi ích lớn nhỏ hoàn toàn dựa trên công phu tu hành của bạn, công phu của bạn sâu thì người mất được lợi ích lớn, bạn tu học có công phu thấp thì họ được lợi ích nhỏ. Chúng ta muốn báo ân thì phải báo ân như thế nào, [đọc đến đoạn này] thì có thể hiểu nhất định phải dứt ác, tu thiện, nhất định phải phát tâm làm Phật. Kinh Vô Lượng Thọ nói về cảnh giới của đức Phật A Di Ðà, kinh này nói về cảnh giới của Ðịa Tạng Bồ Tát, từng câu từng chữ trong kinh Vô Lượng Thọ chúng ta đều thực hiện trong đời sống thì chúng ta là A Di Ðà Phật, chính bạn đã làm Phật. Thực hiện từng câu từng chữ trong kinh này vào trong đời sống thì bạn đã thành Bồ Tát rồi. Lời Phật dạy chúng ta phải làm theo, chứ không phải chỉ nói suông mà thôi, nói chẳng dùng được, phải sốt sắng mà làm.

    (Trích: Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Giảng Ký - tập 40 / trang 612)
    Hòa Thượng Tịnh Không
    Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm dạy: "NẾU QUÊN MẤT TÂM BỒ ĐỀ MÀ TU CÁC PHÁP LÀNH, ĐÓ LÀ NGHIỆP MA."
    HT Tuyên Hóa dạy "Nơi nào có Kinh Hoa Nghiêm thì nơi đó có đức Phật."

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •