Trang 1 trong 4 1234 Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 68

Ðề tài: bố thí lục độ từ kinh 1 đến. kinh 15, một lần và duy nhất

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định bố thí lục độ từ kinh 1 đến. kinh 15, một lần và duy nhất

    1-Kinh truyện 01: Đại- bồ-t1-Kinh truyện 01: Đại- bồ-tát Ẩn-Nhẫn
    Thuở xưa, có vị Đại-bồ-tát(Maha bodhisatva) thấy đời zơ đục, vua tôi vô đạo, bỏ chính theo tà, khó đem đạo pháp ra hóa độ, nên mới che khôn giấu bóng, ẩn thân zưới gốc cây Sanh-Cổ-Thụ, trên một hòn đảo nổi ở giữ đầm lầy để tu tập hạnh nhẫn. Đầm lầy rất zơ bẩn, hôi thối, sú uế, chỉ có sáu loài sen, súng, sậy, lau, lăn, lác là sống được. Zưới đầm lầy có một con cá sấu xiêm thường lấy thân mình làm thuyền trở bồ tát qua lại. Trên đảo nổi có một con trâu ngé, bồ tát thường lấy nước tiểu của nó thay cho nước đầm quá zơ bẩn để uống và lấy sáu thứ cây cỏ trong đầm để làm đồ ăn kéo zài mạng sống. Zung mạo vốn trắng đẹp trở lên đen xấu, mọi người đều gớm ghiếc, người trong nước thấy ngài thường bảo nhau:
    -Đất này có Phù-Thủy-Ma-Quỷ-Tạp-Lai.
    Nhìn thấy Đại-bồ-tát không ai là không thóa mạ, lại ném cả đất đá nữa. Nhưng ngài không mảy may giận zữ, còn lấy tâm Từ thương xót:
    -Khổ thay! Vì những người này không hiểu biết kinh Phật nên làm những việc ác ấy.
    Bèn lập ba lời thề:
    - Nguyện cho nước nguồn sạch trong trở lại để cho nhân loại sáng mắt, sáng lòng, sáng ý nghĩ, để thần thức của họ không còn ngu tối nữa.
    -Nguyện cho nhân loại zốc tu sáu độ để không phải đọa vào bốn đường ác: La-Sát, Quỷ-Qoái, Ma-Mãnh, Su-La(Asura), được nhập vào bốn đường thiện là Nhẫn-Lai, Cảng-Câu, Bất-Hoàn, Ứng-Chân để được làm người tốt phước.
    - Nguyện khi ta thành Phật Như Lai Vô Sở Trước Chính Chân Giác Đạo, ta quyết độ hết họ.
    Biết trí nguyện phi thường của bồ tát đã linh ứng, Phạm thiên vương, đế thích, chư thiên thần nhóm họp tụng kệ hửng ứng:
    1.
    …………………………………..
    8. Đại sa môn phạm hanh
    9. Thân khẩu ý tịnh sạch
    10. Phật qỏa tự nhiên thành
    Đức phật bảo các vị tỳ kheo:
    - Các ông khéo tu kín khổ hạnh đắc qỏa A-Già-Hạt rồi phát tâm zũng mãnh bồ đề cầu đại thừa bồ tát, như thế mới giải thoát rốt ráo được, Ta giao lại cho các ông mười hạt sen báu của đạo pháp, các ông khéo gieo trồng để khắp các quốc độ bất tư ngị thế giới mười phương đều có được mười qỏa báu Đệ-Nhất. Họ sẽ là mười vị tổ sư thay ta hoằng hóa đạo pháp ở khắp các quốc độ. Giúp các quốc độ trở lên tốt đẹp, tiến bộ, thuần tịnh.
    1.Đệ nhất trí nhớ A-Nan-Đà-Sa-Ky-A
    2.Đệ nhất trí pháp Ma-ha-Ca-Ziếp
    3.Đệ nhất trí tuệ Sá-Lợi-Phất
    4.Đệ nhất thần thông Mục-Kiền-Liên
    5.Đệ nhất giải không Tu-Bồ-Đề
    6.Đệ nhất thuyết pháp Phú-Lầu-Na
    7. Đệ nhất thiên nhãn A-La-Luật
    8. Đệ nhất bát giới Bát-Giới-Ưu-Ba-ly (batsila ubali)
    9.Đệ nhất hùng biện A-nhã-Đà-Ca-Chiên-Ziên
    10.Đệ nhất mật hạnh tuệ Gia-Hộ-La-Hầu-Đa
    Đức phật bảo tôn giả A-Nan:
    -Này A-Nan, điều kiện đầu tiên của tu hành là phải biết Kham-Nhẫn, như nước kia, nhờ nhẫn mà có đầm rộng lớn, như đầm kia nhờ nhẫn mà có nước suối sạch, như suối kia nhờ nhẫn mà thành sông lớn, như sông kia nhờ nhẫn mà thành biển lớn, cũng như vậy người phàm vì bất nhẫn mà sức mạnh ngày một giảm, còn người tu sỹ nhờ nhẫn mà sức mạnh ngày một tăng. Như vậy này A-Nan hãy lấy nhẫn làm đầu. Trong thập đại đệ tử của ta, ông là bậc hoàng thân quốc thích zuy nhất tham gia mở đại đạo, zo đó ông phải giữ trọng trách zẫn đầu một trăm hùng sĩ họ thích thực hành đầy đủ kinh lục độ này. Lại nữa, Gia hộ la hầu đa là bản sao của ta về trí huệ và giới hạnh ở cấp độ bí mật, hành giả gặp được tôn giả ấy coi như đã ziện kiến được ta.
    -Một đại bồ tát, khi khởi phát tâm bồ đề cứu độ hết thảy chúng sinh, luôn chuyên nhất thực hành bốn đại phạm hạnh đặc biệt:
    1.Một là Thượng phạm hạnh:
    2.Hai là An lập phạm hạnh:
    3.Ba là tịnh phạm hạnh:
    4.Bốn là vô biên phạm hạnh:
    Nhờ tôi luyện bốn phẩm chất tinh chuyên, đại bồ tát khai mở được bổn tâm vô lượng, từ của nhân từ, bi của cứu khổ, hỉ của ban vui, xả của cứu nạn. Đại bồ tát khéo zùng bốn tâm vô lượng đó cứu độ hết thảy chúng sinh cho đến khi thành chính quả.
    -Một đại bồ tát khi tu thành chính quả luôn có Tam-Thân-Thập-Quả.
    Tam thánh thân gồm:
    1.Ứng thánh thân(nirmāṇakāya): chuyên tái sinh cứu độ chúng sinh thoát kiếp nạn.
    2.Báo thánh thân(sambhogakāya):chuyên luân hồi hướng zẫn chúng sinh tu tập đạo pháp.
    3.Pháp thánh thân(dhamarkaya): chuyên chuyển bánh xe pháp, tự lực giải thoát vĩnh viễn khỏi sinh tử, luân hồi.
    Thập thánh quả gồm mười quả vị báu của đấng chính đẳng chính giác:
    1.Đại nhật như lai: Tỉnh giác sáng suốt như mặt trời.
    2.Ứng cúng tự tại: đầy đủ giới đức, đáng được trời người cúng zưỡng
    3.Đại thiên nhân sư: đầy đủ trí tuệ, làm thầy trời người.
    4.Chân như hạnh phúc: đầy đủ bốn phạm hạnh, thân tâm an lạc
    5.Vô thượng sỹ bồ đề: tuyệt đỉnh của sự tu hành.
    6.Thiện thệ hành thông: chuyển zịch vô ngại luôn hanh thông.
    7.Hiệp thế gian giải : đã thấu hiểu thế giới.
    8. Điều ngự trượng phu:điều phục chế ngự được mình và người.
    9.Chính biến tri thông: thông tỏ tất cả các pháp.
    10.Phật thế tôn: đấng chính đẳng chính giác được muôn loài tôn kính.
    - Ta đời đời tu tập hạnh nhẫn, lấy nhẫn làm đầu, tu nhân tích phước không biết mệt mỏi nên tự chứng đạt quả vị Phật, làm đấng Thượng-Trung-Hạ-Thiên-Như-Lai, một mình qua lại ba cõi, được ba cõi tôn kính như nhất.
    Đại-bồ-tát-ma-ha-tat thực hành pháp Nhẫn độ vô cực đã nhẫn nhục như vậy.
    2-Kinh truyện 02: Người con trí hiếu
    Thuở xưa, có vị Bồ-tát tên là Lương-Thiền, thường mang lòng Từ rộng lớn thấm nhuần khắp chúng sinh, thương xót hạng ngu muội không thấy ba ngôi báu, bèn đem cha mẹ mình vào ở trong chốn núi đầm. Cha mẹ tuổi đã cao, đôi mắt lại mù lòa, nên Lương-Thiền lấy làm thương xót, khổ sở, nói ra rơi nước mắt. Đêm đêm, ông thức zậy ba lần để chăm sóc, hàn huyên, hạnh chí hiếu tỏa đức thơm lừng trời đất. Thần đất, rồng biển,
    người trong nước đều hay biết. Ông phụng thờ Phật, làm mười điều thiện, không giết hại chúng sinh, không nhặt của rơi trên đường, giữ trinh không cưới vợ, các họa của thân đều zứt sạch. Nói hai lưỡi, nói lời ác độc, nói zối, nói thêu zệt, khen chê tà ác. lỗi nơi miệng cũng đều ziệt hết. Những zơ bẩn trong lòng như ganh ghét, bực giận, sân hận, tham lam, tâm cấu uế... cũng đều tịch tịnh cả. Ông tin làm thiện được phước, làm ác mang họa, lấy cỏ tranh làm lều, lấy rơm rác làm chiếu, thanh tịnh vô zục, chí như vàng mười. Trong núi có suối chảy, giữa zòng sen mọc, quanh bờ trái cây ngon ngọt đầy khắp. Sớm zậy đi hái quả, chưa từng zành phần trước, lòng nhân từ ấy thấu xa, cầm thú gần gũi cậy nhờ.
    Một hôm, ông Lương-Thiền đi lấy nước về cho cha mẹ zùng thì gặp phải lúc vua nước Ca-Zi-Luật vào núi săn bắn. Nhà vua giương cung lắp tên bắn hươu nai núi, nhưng lại nhầm trúng vào ngực Lương-Thiền. Chất độc của mũi tên hoành hành, đau đớn không thể tả. Ông ngoái trông hai bên, rồi khóc kêu lớn:
    -Ai đã zùng một mũi tên mà giết chết ba đạo sĩ? Song thân ta tuổi cao, lại đều bị mù lòa, một ngày không có ta, chắc đều phải mất mạng.
    Lại cất tiếng than:
    -Voi chết vì ngà, tê giác chết vì sừng, chim thúy chết vì lông... ta đây không ngà, không sừng, cũng không lông rực rỡ thì vì cái gì mà chết?
    Nhà vua nghe tiếng kêu thảm thương, liền xuống ngựa, hỏi:
    -Nhà ngươi làm gì trong núi sâu?
    Đáp:
    -Tôi đem cha mẹ vào ở trong núi này để từ bỏ sự zơ bẩn của cuộc đời, tinh tấn tu học đạo lớn.
    Nhà vua nghe Lương-Thiền thưa, ngẹn ngào rơi nước mắt, càng đau đớn thương xót ông, nên nói:
    -Ta là kẻ bất nhân, tàn hại sinh mạng loài vật, lại còn giết chết người con chí hiếu.
    Rồi cất tiếng than thở:
    -Sao lại đến nỗi này?
    Quần thần lớn nhỏ không ai là không ngẹn ngào. Nhà vua lại nói:
    -Ta đem cả nước để cứu mạng ngươi. Xin chỉ chỗ song thân ngươi ở, ta muốn đến để tạ tội.
    Ông Lương-Thiền nói:
    -Nhân theo lối nhỏ này, đi đến chỗ kia không xa thấy một lều cỏ, cha mẹ tôi ở trong ấy. Xin nhà vua vì tôi nói với song thân: tôi từ đây xin vĩnh biệt, những năm tháng còn lại xin thận trọng, không nên luyến nhớ.
    Lương-Thiền nói rồi lại càng đau xót, chốc lát thì mất. Nhà vua cùng quân sĩ lại một lần nữa thổn thức. Họ tìm theo đường đã chỉ đến đúng chỗ cha mẹ ông Lương-Thiền ở. Nhà vua đi có nhiều người theo, tiếng cỏ cây sột soạt, cha mẹ Lương-Thiền ngi là có người lạ, lên tiếng hỏi:
    -Người nào đi đó? Nhà vua đáp:
    -Là vua nước Ca-Ri-Luật.
    Cha mẹ Lương-Thiền nói:
    -Nhà vua đến đây rất tốt, nhà chỉ có chiếu cỏ xin ngài ngỉ mát, có quả ngọt để ngài zùng, con tôi đi lấy nước sắp về ngay đây.
    Nhà vua thấy cha mẹ ông ấy đem lòng thương đợi con về, lại ngẹn ngào lần nữa. Nhà vua gọi họ bảo:
    -Ta thấy hai đạo sĩ đã thương đợi con về, lòng ta xót đau không lường, ông Lương-Thiền con của đạo sĩ bị ta bắn chết rồi.
    Cha mẹ Lương-Thiền kinh hãi nói:
    -Con tôi vì tội gì mà giết nó thế? Tính khí của nó nhân từ, đạp đất còn sợ đất đau. Nó có tội gì mà nhà vua giết nó?
    Nhà vua nói:
    -Quả thật con ông là một người con chí hiếu, là một bậc thượng hiền, ta săn bắn hươu nai, nhầm trúng ông ấy thôi.
    Cha mẹ Lương-Thiền nói:
    -Con tôi đã chết! Chúng tôi biết sẽ nương tựa vào đâu, hôm nay chắc phải chết thôi. Xin đại vương đưa giúp hai mạng già chúng tôi đến chỗ thi thể của con, quyết gặp lần cuối, hầu chết được chung mồ. Nhà vua nghe lời nói ấy, càng thêm xót thương, rồi đích thân zẫn cha mẹ Lương-Thiền đến chỗ xác chết. Người cha lấy tay sờ lên đầu gối, người mẹ thì ôm lấy chân con trai, hôn chân con thành tiếng, cả hai đều zùng tay sờ lên vết thương bị tên, đấm ngực, đập má, ngẩng đầu kêu:
    -Thần trời, thần đất, thần cây, thần nước... con ta là Lương-Thiền đó, thờ
    Phật, tin Pháp, tôn kính Hiền thánh, hiếu thuận song thân, lòng nhân từ
    rộng rãi hơn hết, thấm nhuần đến cả cỏ cây.
    Rồi họ lại nói:
    -Nếu xét thấy con ta lòng thành phụng Phật, chí hiếu thấu đến trời cao, thì tên phải được nhổ ra, độc hại được tiêu trừ, con được sống lại, làm tròn cái hạnh chí hiếu ấy. Còn nếu hạnh của con không được như vậy, lời của cha mẹ không thành thì xin được chết theo luôn để cùng làm phân cho đất một thể!
    Trời Đế Thích, Tứ đại Thiên vương, Thần đất, Rồng biển, nghe lời thảm thương của cha mẹ Lương Thiền, đều tin lời nói ấy, ai ai cũng động lòng.
    Trời Đế Thích hóa thân xuống gọi song thân Lương-Thiền bảo:
    -Người con chí hiếu ấy ta có thể làm sống lại được.
    Rồi ngài zùng thần zược của trời rót vào miệng Lương-Thiền, bỗng nhiên
    ông được sống lại. Cha mẹ và Lương-Thiền, vua cùng quần thần tháp tùng đều vui buồn lẫn lộn, thảy cùng bậc khóc. Nhà vua nói:
    -Zo đức hạnh thờ Phật, chí hiếu, nên mới được như thế. Rồi vua ra lệnh cho quần thần từ nay về sau thúc đẩy zân chúng phải thờ phụng Phật và mười đức lành, tu theo hạnh chí hiếu của Lương-Thiền.
    Cả nước đều làm theo, sau đấy nước giàu zân mạnh, nên được thái bình. Đức Phật bảo các vị Tỳ-kheo:
    -Ta đời đời phụng thờ hạnh chí hiếu của chư Phật, đức cao, phước thịnh, nên mau đạt thành tựu đạo pháp. ông Lương-Thiền lúc ấy là thân Ta, còn quốc vương là A-Nan, cha của Lương-Thiền là cha Ta hôm nay, bà mẹ ấy nay là Xá Ziệu mẹ Ta, trời Đế Thích là Zi-Lặc.
    Bồ-tát thực hành pháp Nhẫn độ vô cực đã nhẫn nhục như vậy.
    3-Kinh truyện 03: Sam-Đề-Tháp
    Thuở xưa, Bồ-tát lúc làm Phạm Chí, tên là Sam-Đề-Tháp, sống tại núi đầm, ngồi thiền bên gốc cây Đa-Đại-Thọ(nigrodha), zùng trái rừng, nước suối làm đồ ăn thức uống. Tâm cấu nhiễm được gột sạch, ở chỗ vắng lặng, sáu căn rộng tỏ, biết được hết mọi thứ. Hương thơm trí tuệ tỏa lừng tám hướng và trên zưới. Mười phương các Đức Phật, Zuyên giác, Ứng ngi, cùng Thánh chúng không ai là không khen ngợi. Phạm vương, Đế Thích, Tứ thiên vương, rồng biển, thần đất... sớm chiều cung kính chắp tay cúi đầu, vâng theo đúng cách, ủng hộ nước ấy, gió mưa thuận hợp, ngũ cốc được mùa, độc hại tiêu trừ, tai ương ziệt hết, vua tôi giàu thịnh.
    Một hôm, vua nước Ca-Ra-Pháp vào núi săn bắn, đuổi theo hươu nai, tìm zấu chân chúng. Khi đi qua trước chỗ Bồ-tát, nhà vua hỏi đạo sĩ:
    -Zấu thú qua đây, chúng về hướng nào?
    Bồ-tát im lặng suy nghĩ: “Chúng sinh luôn bị rối loạn chỉ vì tham mạng, ham sống sợ chết, lòng ta nào có khác! Giả như ta chỉ cho nhà vua thì là bạo ngược, giết hại bất nhân, tội đồng với vua. Còn ta nói không thấy thì là nói zối gạt”. Lòng cảm thấy xấu hổ, nên cúi đầu không nói.
    Nhà vua liền nổi giận, bảo:
    -Người ăn mày đáng chết! Ta là bậc chí tôn trong một nước mà hỏi ngươi không trả lời còn giả vờ cúi đầu ư?
    Nước kia có lệ cho khảy móng tay là không nói. Bồ-tát buồn bã, khảy móng tay nói “không biết”. Bèn nói rõ với vua là mình không thấy.
    Vua bảo:
    -Zấu chân thú qua đây mà nói rằng không thấy, thì với thế lực lớn của nhà vua không giết ông được ư?
    Bồ-tát nói:
    -Tôi xin nge theo lời vua.
    Nhà vua hỏi:
    -Ông là ai vậy?
    Đáp:
    -Tôi là người nhẫn nhục.
    Vua nổi giận rút Đại-Đao chém cánh tay phải của Bồ-Tát <xuống tay lần 1>.
    Bồ-tát nghĩ: “Chí ta chuộng đạo pháp, không tranh với đời, mà ông vua này còn zùng đao hại ta, huống gì là đối với zân chúng! Ta nguyện khi thành Phật sẽ trước độ ông ấy, để cho chúng sinh khỏi bắt chước theo những hành vi độc ác.”
    Nhà vua lại hỏi:
    -Ông là ai?
    Đáp:
    -Tôi là người nhẫn nhục.
    Vua lại chặt cánh tay trái của Bồ-Tát.<xuống tay lần 2>
    Nhà vua quát to:
    -Ông là ai vậy?
    Đáp:
    Tôi là người nhẫn nhục.
    Vua liền chặt giò chân phải của bồ tát<xuống tay lần 3>
    Nhà vua hét lớn:
    -Thật ra ông là ai vậy?
    Đáp:
    Tôi là người nhẫn nhục.
    Vua lại vung đao chặt đứt giò chân trái của bồ tát<xuống tay lần 4>.
    Lúc này máu từ tứ chi đứt lìa của bồ tát tuôn chảy như suối, đau đớn vô lượng. Vua kia như kẻ say máu, gầm thét:
    -Được! Để ta mổ bụng moi gan của nhà ngươi, xem nó to cỡ nào!
    Nói là làm, nhà vua liền phóng Đại-Đao vào bụng bồ tát<xuống tay lần 5>.
    Nhưng nội lực phi thường từ kim thân bồ tát tạo Xung-Điện phản lại khiến tay vua tê liệt buông zơi đại đao, đẩy nhà vua lùi ra xa ba thước. Kế đó sấm sét nổ vang, Trời-Đất rung chuyển, mặt trời liền tối sầm lại, gió bão nổi lên, mây đen kéo đến phủ kín bầu trời, mặt đất nổi địa chấn ầm ầm. Bốn đại thiên vương đều kịp thời đến, giận zữ đồng thanh nói:
    -Tên vua này tàn ác hết mực, thật không ai bằng!
    Rồi họ nói với đạo sĩ:
    -Không phải bận lòng, chúng tôi sẽ giết bỏ tên vua này, cả vợ con, cùng tiêu ziệt luôn cả nước để nêu rõ cái ác của hắn.
    Đạo sĩ đáp:
    -Mấy ông nói gì thế? Cái tai ương này là zo tôi đời trước không vâng theo lời zạy của Đức-Phật, đã gia hại ông ấy. Zo đó làm ác thì họa theo như bóng theo hình. Xưa gieo trồng ít mà nay muốn gặt hái nhiều. Ta nếu thuận theo ý của các vị thì họa như Trời-Đất, phải nhiều kiếp chịu tội lỗi, há có thể hết được sao?
    Chúng zân thấy có biến vội vàng chạy đến, nhận lỗi, đồng thanh nói:
    -Đạo sĩ ở đây, ân lớn giúp đỡ khắp đất nước, tai ương qua hết, zịch bệnh tiêu trừ, mà ông vua này quá ư ngu si không biết phải trái, không rõ nẻo tới lui, mà giết hại đức Thánh! Cúi xin Thánh nhân đừng đem chúng con, tâu lên Thượng đế!
    Bồ-tát đáp:
    -Vua đem điều ác vô cùng làm khốn khổ thân ta, nhưng lòng ta vẫn thương xót như mẹ hiền thương con. Còn chúng zân đây thì đâu có lỗi gì
    mà ta oán họ! Nếu còn nghi ngờ thì các ngươi cầm cánh tay của ta đã bị
    chặt đem lại đây.
    Zân chúng cầm lấy, thì zòng sữa vọt ra. Bồ-tát nói:
    -Vì ta có nỗi xót thương của người mẹ hiền nên nay bằng chứng ấy đã hiện ngay đây.
    Zân chúng thấy được bằng chứng rộng lớn, không ai là không vâng theo lời zạy và vui mừng lui về.
    Bồ-tát có người em, cũng đã thấy được nguồn đạo, đang ở tại một núi khác, zùng Thiên nhãn nhìn thấu suốt, thấy Trời, Thần, Quỷ, Rồng hội nhau bàn bạc về cái ác của vị vua kia, không ai là không phẫn nộ. Sự phẫn nộ của chư thiên khiến cho mặt trời, mặt trăng không còn ánh sáng, năm sao cũng hết thấy zạng, yêu quái đầy zẫy, thời tiết khô hạn, ngũ cốc khan hiếm, zân chúng khốn khổ đều đem lòng oán thán vị vua. Sợ người anh mình có chỗ tổn hại đến tâm đức nên người em zùng thần lực đi đến chỗ người anh, hỏi:
    -Những vết thương ấy có đau đớn lắm không?
    Bồ-tát đáp:
    -Không sao! Nếu em muốn rõ về bằng chứng của ta thì hãy lấy các bộ phận rời ra đó sắp vào chỗ cũ. Nếu nó liền lại thì niềm tin của ta đã hiện rõ.
    Người em nối các thi thể của anh, tức thì chúng đã liền lại. Người anh nói:
    -Niềm tin về lòng Từ bi rộng khắp của ta đến nay đã hiện rõ.
    Trời, Đất, Quỷ, Thần, Rồng không ai là không vui mừng, cúi đầu khen ngợi, rồi khuyến khích zắt zẫn nhau lập chí tu hạnh cao, thọ giới mà lui về.
    Đức Phật bảo các vị Tỳ-kheo:
    -Ông Sam-Đề-Tháp khi ấy là thân Ta, người em là Đức Zi-lặc, nhà vua ấy là Ma-Ha-Ca-Ziếp.
    -Nhà vua sau khi chứng kiến tận mắt toàn bộ sự nhiệm màu vô biên đó thì thân tâm, tâm ý hoàn toàn quy phục phật pháp, nguyện muôn kiếp theo phò tá bồ tát tu hành cho đến khi thành chính quả.
    Bồ-tát thực hành pháp Nhẫn độ vô cực đã nhẫn nhục như vậy. [*] chặt như thế thì sam không chết được. Sam sẽ dùng chất xám để làm việc, tượng bán thân thời nay: chỉ có đầu với thân không có tay chân rất phù hợp với sam
    4-Kinh truyện 04: Con nuôi Tứ-Tánh
    Ngày xưa, có vị Bồ-Tát sinh vào một gia đình ngèo. Gia đình ngèo này không nuôi, bèn bọc trong tấm áo lót, chờ đến tối vắng người, đem bỏ ở ngã tư đường với một ngàn đồng tiền đặt trên đầu.<bỏ rơi lần 1>
    Tục của nước này lấy ngày hôm ấy là ngày lành, cả nước tổ chức lễ hội. Người quân tử, kẻ tiểu nhân đều theo từng loại tổ chức ăn uống, vui chơi. Có một Phạm-Chí tham gia buổi hội vui, khen:
    -Vui thay! Những người zự hội hôm nay, riêng có kẻ như lúa canh gạo trắng thuần không chút lẫn lộn, mùi hương thơm phức. Nếu ngày này mà ai sinh được con trai, hay con gái thì đã quý lại hiền.
    Ngồi trong buổi hội này, có một vị Tứ-Tánh hiếm muộn không con nối zõi, nghe lời nói ấy thì mừng thầm, liền sai người đến khắp các ngã tư tìm đứa con nào bị bỏ rơi. Kẻ đi tìm hỏi người qua đường:
    -Có thấy đứa trẻ nào bị bỏ rơi không?
    Người đi đường đáp:
    -Có một người mẹ góa nhận về nuôi rồi.
    Người đi tìm, lần đến nhà bà lão thì gặp được đứa bé. Ông ấy nói với
    bà lão:
    -Nhà chủ của tôi giàu có mà không con nối zõi, nếu bà đem đứa bé này đến giao lại thì sẽ được nhiều của báu.
    Bà mẹ nói:
    -Được.
    Rồi bà giữ lại tiền, đưa đứa bé đến để kiếm của cải. Bà mẹ được của cải như ý muôn. Tứ tánh nuôi đứa bé được vài tháng thì người vợ có thai, ông nói:
    -Ta vì không có con nối zõi nên mới nuôi đứa bé khác họ này. Nay trời trao cho ta con nối zòng thì nuôi nó làm gì nữa. Rồi ông bọc đứa trẻ trong cái áo lót, đang đêm đem bỏ nơi cái giếng cạn. <bỏ rơi lần 2>
    Bầy zê nhà ban ngày hay tựu về đó cho đứa bé bú, người chăn zê đi tìm thì thấy có đứa bé, liền than:
    -Thượng đế vì sao làm rơi đứa bé ở đây?
    Rồi ông mang nó về nuôi bằng sữa zê. Tứ tánh biết được, vặn hỏi:
    -Vì sao ngươi trộm sữa?
    Người chăn zê thưa:
    -Tôi được đứa con rơi của trời nên lấy sữa để nuôi.
    Tứ tánh buồn bã, hối hận, đem đứa trẻ về nuôi, được vài tháng thì vợ sinh một con trai, niệm ác lại zấy, ông cũng làm như lần trước, lấy áo lót bọc đứa trẻ rồi đem đặt vào trong vết bánh xe.<bỏ zơi lần 3>
    Đứa trẻ tâm tư nghĩ đến Phật và Tam bảo, lòng thương hướng về cha mẹ. Rạng ngày sau có hàng trăm thương nhân đi qua con đường ấy, trâu zừng lại không chịu bước tới, một Lý gia đến xem xét thử vì sao, thì thấy một đứa trẻ, cả kinh nói:
    -Con của vua trời vì sao lại ở chỗ này?
    Ông liền bồng đứa bé vào trong xe thì trâu liền tiến nhanh như nước chảy. Đi tới phía trước chừng hai mươi zặm, họ zừng trâu ngỉ ngơi. Có một bà mẹ cô độc thưa với vị Lý-Gia xin đứa trẻ đề giúp đỡ bà lúc tuổi già cùng khốn. Vị Lý-Gia liền cho bà. Người mẹ này nuôi đứa bé chưa được bao lâu thì Tứ-Tánh lại hay được, áy náy nói:
    -Ta đến nỗi bất nhân tàn hại đức trời thế ư!
    Rồi ông lại lấy của báu đến xin đem đứa bé trở về nhà mình, ngẹn ngào tự trách, nuôi zưỡng hai đứa trẻ như nhau. Nuôi được khoảng vài năm, ông thấy đứa bé trí tuệ kỳ lạ biến hóa zọc ngang, thì niệm ác lại nảy sinh, nghĩ:
    -Đứa bé này thông minh quá đỗi, con ta chắc thua! Không nên để nó làm gì!
    Ông lại bọc nó bằng áo lót, đem vào núi bỏ trong bụi trúc, không cho ăn, ắt phải chết<bỏ zơi lần 4>
    Đứa bé ấy lòng Từ niệm:
    -Ta sau này được làm Phật, quyết sẽ tế độ mọi đau khổ của chúng sinh.
    Gần núi có một lạch nước, đứa trẻ tự sức mình rung lay theo trúc rơi xuống đất, lần hồi bò đến bên bờ nước kia. Cách lạch nước lối một dặm[1 dặm=1,6km], có một đám khiêng người chết và đông đảo người đi lấy củi, thấy xa xa có đứa trẻ, họ kéo đến xem và than:
    -Thượng đế làm rơi đứa con mình xuống đây ư? Rồi họ bồng về nuôi zưỡng.
    Tứ-Tánh hay được cũng lại ân hận như trước, rồi đem của quý báu đến, buồn khóc xin rước về. Ông zạy cho đứa trẻ về sách lý số, ngẩng xem thiên văn, cúi xem quẻ bói... học thuật của các đạo, hễ qua mắt đứa bé thì liền giỏi ngay. Bản tính nó lại nhân, hiếu, lời nói ra liền trở thành giáo hóa, zẫn zắt mọi người, cả nước tôn xưng là Thánh, kẻ có học khắp nơi kéo về. Người cha lại sinh niệm zữ, tính ác càng nặng. Trước nhà cách thành bảy zặm, có một người thợ đúc. Muốn mưu giết đứa trẻ, ông Tứ tánh viết thư báo với người thợ đúc:
    “Xưa nuôi đứa trẻ này làm con. Từ khi nó vào trong nhà ta thì bệnh tật liên miên, của cải hao tổn, gia súc chết nhiều. Quan thái bốc đoán rằng đứa trẻ đã đem tới tai vạ ấy. Thư này đến thì hãy bắt lấy nó ném vào trong lửa ngay”.
    Đối với đứa trẻ thì ông giả vờ nói:
    -Ta nay tuổi đã xế bóng, lại thêm bệnh nặng, vậy con hãy đến nhà người phường đúc, kê tính rõ tiền bạc, châu báu, đó là tài sản trọn đời của con.
    Đứa trẻ vâng lời ra đi. Đến trong cửa thành, nó thấy em cùng với bọn trẻ đang chơi trò bắt trái bồ đào, đứa em nói:
    -Anh đến thật may cho em quá! Anh hãy vì em đánh thắng bọn nó đi.
    Anh nói:
    -Cha sai anh đi có việc!Em nói:
    -Để em đi cho!
    Rồi nó giật lấy thư đi đến nhà phường đúc. Người phường đúc theo lời trong thư, bắt đứa bé ném vào lửa. Lòng người cha nôn nao lo sợ, bèn sai người đi tìm đứa trẻ. Người nhà thấy đứa anh, hỏi:
    -Em đâu rồi?
    Đứa anh cứ như thật trả lời, rồi nó về nhà nói lại sự việc. Người cha vội lấy ngựa đuổi theo, đến nơi thì con mình đã ra gio rồi. Người cha vật mình kêu trời, tức khí uất ngẹn, trở thành phế tật. Ông lại sinh ý độc ác, nói:
    -Ta giờ đã không người nối zõi, thì chẳng cần để đứa bé ấy làm gì, giết phứt đi cho rồi.
    Người cha có một tòa lâu đài cách kinh thành lối một ngàn zặm, nhân đó sai đứa bé đi, bảo:
    -Ông đó đã làm tiêu tán tài sản của ta, vậy con đến nơi ấy tính xem, nay ta cho con tòa lâu đài ở đấy, có một phong thư khằn kín bằng sáp ong, con mau đi gấp!
    Trong thư người cha ngầm zặn:
    “Đứa trẻ này đến liền lấy đá buộc vào lưng rồi zìm xuống vực sâu”.
    Đứa trẻ nhận lệnh, cỡi ngựa thong thả ra đi. Được nửa đường, đứa trẻ gặp một Phạm-Chí ở xa, vốn cảm phục người cha, thường qua lại hỏi nhau về sách cổ. Vị Phạm-Chí này có một người con gái, rất hiền lành, thông minh, biết tường tận về chuyện lành zữ, coi thiên văn, bói toán....
    Đứa trẻ đến chỗ Phạm-Chí ở, nghĩ: “Cha ta với Phạm-Chí là chỗ thân quen, ta nên nghỉ lại nơi đây”. Rồi gọi người đi theo bảo:
    -Ta muốn qua đó chào hỏi ông Phạm chí, có nên không?
    Người đi theo nói:
    -Tốt.
    Liền đi qua hầu thăm. Ông Phạm chí vui mừng, nói:
    -A! Con trai anh ta đến kia!
    Ông bèn cho gọi các học sĩ, học trò, những bậc kỳ lão, đạo cao đức trọng cùng đến hội họp, yến tiệc vui chơi. Họ cùng nhau hỏi han các việc còn thắc mắc, không ai là không thỏa thích. Trọn ngày, hết đêm, ai nấy đều mệt mỏi, ngủ say. Người con gái trộm nhìn người con trai, thấy ngay lưng có mang một phong thư, bèn lén mở lấy đem về, đọc được lời trong thư thì buồn bã, than:
    -Yêu quái nào đây, nỡ giết hại người con trai nhân từ thế này? Nàng liền xé phong thư ấy viết lại thư khác, rằng:
    “Tuổi ta đã xế bóng, bệnh nặng ngày một khốn đốn, ông Phạm-Chí kia với ta là chỗ thân quen. Con gái ông đã hiền lại thông minh, nay thật xứng đôi với con ta. Hãy sắm đầy đủ lụa là, châu báu, làm sính lễ. Xin lo cho thật tốt tiểu lễ zạm hỏi này, còn lễ cưới, ngày cưới, thì căn cứ vào lời zặn nơi thư này”.
    Viết thư xong, nàng phong kín để lại như cũ. Rạng ngày, người con trai lên đường, Phạm-Chí, các Học-Trò không ai là không đến khen ngợi. Người ở lâu đài được thư vâng lệnh sắm đủ lễ vật đến nhà ông Phạm-Chí. Vợ chồng ông Phạm-Chí bàn nhau:
    -Phàm về chuyện hôn nhân thì trước hết phải chọn người đi hỏi tên xem tuổi, nếu bên ấy đã sắm đầy đủ lễ vật thì ta mới nhận lời. Nay bên trai không có mai mối lại đem sính lễ đến, phải chăng họ xem thường ta?
    Rồi trở vào nằm ngỉ, lại ngĩ: “Từ xưa trai gái làm bạn trăm năm với nhau đều như thế. Hơn nữa trai hiền, gái trinh gặp nhau cũng khó”.
    Bèn nhận lễ vật, họp cả chín họ lại, đều vui mừng nói: Đây là niềm vinh
    zự truyền đời.
    Lễ cưới đã xong, người ở lâu đài vội báo tin cho Tứ tánh biết. Nghe được việc này, bệnh của Tứ tánh càng nặng thêm. Đứa trẻ nge cha bệnh, ngẹn ngào nói:
    -Ôi! Mạng sống khó bảo toàn, đúng là như huyễn, không thật! Vị Phạm chí muốn chọn ngày tốt mới cho trở về, lòng Bồ-tát đau đớn nên không nghe theo lời ông ấy, bèn đem cả vợ vội trở về, đến nơi lên nhà cúi đầu lạy cha. Vợ tìm đến bái lạy, khóc rũ rượi, cứ ba bước lại một lần bái lạy, rồi xưng tên:
    -Con là vợ của con trai cha đó. Cha mẹ đặt tên con là phải phụng thờ tổ tiên, làm kẻ nâng khăn sửa túi, tận tình giữ lễ, hết lòng hiếu kính, cầu xin đại nhân bệnh lành, phước đến, giữ mãi tuổi thọ không chết, cho con thỏa lòng, có được cái đức của người con zâu hiếu thảo.
    Ông Tứ tánh kết giận, uất ngẹn mà chết. Bồ-tát thương xót lo việc tống tang, ma chay đầy đủ, tình ngĩa đậm đà. cả nước đều khen là hiếu. Đám tang xong ngài zốc tu hành, tiếng thơm xông tỏa mười phương.
    Đức Phật bảo các vị Tỳ-kheo:
    -Ông tứ tánh nay là Từ-Phụ bồ tát, thường động lòng trắc ẩn che trở chở cho những mảnh đời bất hạnh. Bà vợ ông tứ tánh nay là Từ-Mẫu bồ tát, thường thương nuôi con trẻ không phân biệt, con đẻ ông tứ tánh chính là Điều-Đạt bây giờ, Đồng tử ấy là thân Ta, vợ là Câu-di.
    Bồ-tát thực hành pháp Nhẫn độ vô cực đã nhẫn nhục như vậy.
    5-Kinh truyện 05: Sam-Bồ-Đề-Quốc-Vương
    Nghe như vầy:
    Một thời Đức Phật ở tại thành Thiên-Địa-Đế-Vương-Đô thuộc nước Kiền-Khôn-Đà-Việt-Vô-Vi. Lúc ấy, sau bữa ngọ trai, các Tỳ-kheo ngồi lại ở giảng đường, rồi cùng bàn luận:
    -Mạng người ngắn ngủi, thân yên ổn không được bao lâu, sẽ phải đến đời sau rồi! Trời, người, các vật... không gì sinh ra mà không chết, những người ngu tối, keo kiệt không biết bố thí, không vâng giữ kinh đạo, cho làm thiện không phước, làm ác không bị họa nặng, buông lòng, thả chí, không việc ác nào mà không làm, trái lời Phật dạy, về sau dù hối hận phỏng có ích gì!
    Đức Phật dùng thiên nhĩ, xa nghe các vị Tỳ-kheo bàn luận về chuyện vô thường không gì hơn. Đức Thế Tôn liền đứng dậy, đến chỗ các vị Tỳ-kheo, lên tòa ngồi an tọa rồi hỏi:
    -Các vị vừa bàn luận việc gì?
    Các Tỳ-kheo quỳ gối, thưa:
    -Sau bữa ăn, chúng con cùng nhau bàn luận về vấn đề mạng người thoáng chốc, không bao lâu phải sang đời sau... như trên đã nói.
    Đức Thế Tôn khen:
    -Lành thay! Lành thay! Rất thú vị! Đang khi các ông bỏ nhà học đạo, chí phải trong sạch, chỉ có điều thiện mới nên nhớ nghĩ. Tỳ-kheo đứng ngồi, phải luôn tâm niệm ba việc:
    1. Một là phải thiền định.
    2. Hai là phải giữ giới
    3. Ba là phải giảng kinh
    Các vị có muốn nghe Ta giảng kinh không?
    Các vị Tỳ-kheo đáp:
    -Thưa vâng, chúng con nguyện vui thích lãnh hội.
    Đức Thế Tôn kể:
    -Thuở xưa có một tịnh độ quốc Văn-Minh, quốc vương, tên Sam-Bồ-Đề hiệu là Sang-Hà-Ta-Tỉnh-Ngộ. Người dân nước này cư xử có pháp tắc rõ ràng, tạp niệm đã sạch, tà ma, quỷ ngụy không còn, những điều đồn nhảm tịch tịnh không có. Nước ấy có một loại cây thần khổng lồ, tên là Đại-Bồ-Đề, chu vi thân cây năm trăm dặm, rễ dưới bốn phía rộng đến năm trăm dặm, cao năm trăm dặm, cành tỏa ra bốn phía đến năm trăm dặm. Cây ấy có năm mặt:
    Mặt thứ nhất, vua và cung nhân cùng ăn.
    Mặt thứ hai, bá quan ăn.
    Mặt thứ ba, dân chúng ăn.
    Mặt thứ tư, đạo nhân, Sa-môn ăn.
    Mặt thứ năm, chim thú ăn.
    Quả của cây to như đầu người, vị ngọt như mật, không có người giữ gìn, cũng không ai xâm phạm phá phách. Con người thời ấy đều thọ đến năm trăm tuổi, họ đều có chín thứ bệnh: Lạnh, nóng, đói, khát, đại tiểu tiện, ái dục, ăn nhiều, tuổi già, thân suy. Họ có chín thứ bệnh ấy, Trai, gái đến một trăm tuổi mới kết hôn.
    Bấy giờ, vua Sam-Bồ-Đề tự nghĩ: “Thọ mạng rất ngắn, không gì có sinh mà không có tử. Của báu nào phải là của mình, nhiều lần đem tai họa đến, chẳng bằng ta đem bố thí, cứu giúp kẻ nghèo đói, thiếu thốn. Đời sang tuy vui, nhưng không tồn tại lâu, chi bằng ta xa lìa nhà vứt bỏ mọi uế trược, giữ hạnh trong sạch, mặc Cà-Sa làm Sa-môn”. Bèn nhường ngôi báu, đến chỗ chúng Tăng thọ giới Sa-môn, lấy pháp danh là Bodhidharmashi <Bồ-Đề-Đại-Pháp-Sư>.
    Các vị hoàng thân quốc thích thấy Vua bỏ ngai vàng làm sa-môn thì cũng lần lượt bỏ tiền tài chức tước theo vua xuất gia, như thế có hơn năm trăm người cả thảy. Khi họ được nghe lời dạy của bậc Thánh ấy, đủ hiểu rõ về lẽ vô thường, có thịnh tức có suy, không gì còn mãi mà không mất, chỉ có đạo là đáng quý, nên họ đều xin làm Sa-môn, thuận theo sự giáo hóa của Sa-Môn-Vương. Đại-Tăng-Nhân cùng năm trăm đồ đệ ngồi xếp tòa sen vòng tròn quanh cội Bồ-Đề, thực hành pháp tu Đại-Thiền-Nhẫn, năm trăm năm liên tục không biếng mỏi, nhẫn từ khi cây đại bồ đề ra hoa, tạo quả, kết hạt già rồi mọc thành một rừng bồ đề xung quanh nơi các vị Tu-Sĩ ngồi. Bấy giờ có một ngàn vị bồ tát hành pháp Hoa-Ngiêm đến ngồi kết toàn Kim-Cang tạo thành vòng tròn vô cùng rộng lớn. Đến lúc đó, Đại-Thánh-Tăng Bodhi dharmashi vì các đệ tử mới chịu nói kinh:
    -Mạng người ngắn ngủi, thoáng chốc vô thường, phải bỏ thân này, đến với đời sau, không có gì sống mà không chết, đâu được lâu zài! Vậy nên phải zứt tuyệt lòng keo kiệt, bố thí cho kẻ nghèo cùng thiếu thốn, thu nhiếp tình zục, không phạm các điều ác. Sống ở đời, mạng người trôi qua
    rất nhanh, Có thể lấy mười điểm sau mà suy ngẫm:
    1.Mạng người ví như giọt sương mai trên đầu ngọn cỏ, giây lát đã rơi, mạng người như thế nào được lâu dài!
    2.Mạng người ví như trời mưa nước xuống, bọt nổi liền tiêu, mạng trôi qua nhanh hơn cả bọt nước.
    3.Mạng người ví như sấm chớp loáng nhanh, giây lát diệt ngay, mạng trôi qua nhanh, hơn cả sấm chớp.
    4.Mạng người ví như zùng gậy đập xuống nước, nhắc gậy lên nước liền lại ngay, mạng trôi qua nhanh còn hơn cả việc này.
    5.Mạng người ví như chút dầu xào trên lửa mạnh, để trong giây lát là cháy rụi, mạng trôi qua nhanh hơn cả chút dầu cháy ấy.
    6.Mạng người ví như máy zệt, sợi liền qua lại chỉ một chút liền giảm tới hết.
    7.Mạng người ngày đêm hao mòn như vậy, nhiều buồn lắm đau nào được lâu dài.
    8.Mạng người ví như dắt trâu ra chợ mổ thịt, trâu dời một bước là gần đến chỗ chết một bước. Người sống một ngày như trâu bước một bước. Mạng sống trôi qua còn nhanh hơn như thế.
    9.Mạng người như nước từ núi đổ xuống, ngày đêm tuôn mau, không phút giây ngừng nghĩ. Mạng người qua đi còn nhanh hơn thế.
    10.Ngày đêm hướng đến cõi chết, nhanh lẹ không zừng. Người ở thế gian lắm khổ cực, nhiều lo nghĩ. Mạng người khó được, vì lẽ đó, nên phải vâng theo chánh đạo, giữ giới, nghe kinh, không được chê bỏ, bố thí kẻ nghèo cùng, thiếu thốn, người sống ở đời không ai là không chết.
    Vua Sam-Bồ-Đề đã zạy các đệ tử như thế. Rồi lại nói tiếp:
    -Ta bỏ lòng tham zâm, sân giận, ngu si, ca múa, đàn xướng, ngủ nghỉ, tà ngụy, mà giữ lòng thanh tịnh, lìa xa ái dục, bỏ các hạnh ác, trong rửa sạch tâm cấu uế, ngoài ziệt các niệm vọng, thấy thiện không mừng, gặp ác không lo, khổ vui không hại, hạnh ấy trong sạch, nhất tâm bất loạn, chứng được Thiền thứ bốn. Ta dùng tâm Từ , giáo hóa người, vật, khiến biết đường thiện, sinh lên trên cõi trời, thương mến xót xa sợ họ bị đọa vào cõi ác. Ta đã chứng đắc bốn Thiền và các pháp tịnh, không gì là không thấu đạt, lòng hoan hỷ. Đem chỗ chứng đạt ấy giáo hóa muôn vật khiến thấy được pháp thâm diệu về thiền định, Phật sự. Như có ai chứng đắc ta cũng vui giúp, nuôi dưỡng giúp đỡ muôn vật như tự giữ thân mình.
    Thực hành bốn việc ấy thì lòng chân chánh, bình đẳng, mắt nhìn thấy các
    sắc xấu đẹp; tai nghe lời khen tiếng chê, mũi ngửi mùi thơm, thối; lưỡi nếm vị ngon ngọt, đắng cay; thân chạm xúc mượt mà, thô ráp, nguyện ước vừa ý hay phiền não trái lòng, tốt không mừng rỡ, xấu không oán giận. Giữ sáu hạnh này đến lúc đạt đạo quả Vô thượng Chánh chân. Các vị cũng dốc thực hành sáu hạnh này để đạt đạo quả ứng chân.
    Vua Sam-Bồ-Đề là bậc Tổ sư của các Thánh trong ba cõi, trí tuệ thông đạt, không chỗ sâu xa nào mà không thấu tỏ. Các đệ tử, tuy chưa tức thời đắc được đạo qỏa phật, nhưng chắc chắn là sau khi mạng chung, đều được sinh lên cõi trời. Kẻ tâm vắng chí lặng, chuộng thiền định, đều sinh lên cõi trời Đệ nhất(1); Thứ đến là sinh lên cõi trời đệ nhị vào nhà công khanh ở thế gian(2), thứ đến sinh lên cõi trời Phạm thiên(3); kế tiếp sinh lên cõi trời bất kiêu lạc vào nhà vương hầu ở trần gian(4); thứ đến nữa là sinh lên cõi trời hóa ứng thanh(5); cuối cùng mới được sinh lên cõi trời đao lợi tôn quý(6). Hạnh cao được cao, hạnh thấp được thấp, giàu nghèo sang hèn, sống lâu hay chết yểu, đều do từ kiếp trước. Những kẻ vâng lời các giới của vua Sam-Bồ-Đề thì không còn khốn khổ. Các Sa- môn tu hành tinh tấn nên thoát được cái khổ của sinh, lớn, lão, bệnh, chứng được bốn qỏa đạo hữu tiểu giải thoát: nhẫn lai, cảng Câu, Bất hoàn, Ứng-Chân được bốn quả này rồi liền phát tâm bồ đề thọ lãnh mạng bồ tát, để tu đến đại giải thoát.
    Người sáng suốt suy nghĩ sâu xa: “Mạng người vô thường, thoáng chốc không lâu. Sống một trăm tuổi thì có người được, người không. Trong một trăm năm gồm có bốn trăm mùa gồm xuân, hanh, thu, đông, mỗi mùa có được một trăm. Lại trong số một ngàn hai trăm tháng, các tiết xuân, hanh, thu, đông mỗi thứ có được bốn trăm tháng. Trong ba mươi sáu ngàn ngày, mùa xuân được mười hai ngàn ngày. Trong một trăm năm, phàm một ngày ăn hai bữa thì có được bảy mươi hai ngàn bữa, các mùa xuân, hanh,thu, đông mỗi mùa tính được hai mươi bốn ngàn bữa. Trừ đi lúc còn nhỏ, chỉ bú mớm chưa thể ăn được, những lúc nghỉ ăn, hoặc ốm đau, hoặc sân giận, hoặc ngồi thiền, hoặc trai giới hoặc trường hợp nghèo khốn thiếu ăn, đều ở trong bảy mươi hai ngàn bữa ăn. Trong một trăm năm, đêm ngủ trừ đi năm chục năm, lúc còn bé trừ đi mười năm, thời gian bệnh trừ đi mười năm, lo nghĩ việc gia đình và các việc khác trừ đi hai chục năm, thì con người thọ một trăm năm chỉ được chừng mười năm vui mà thôi.”
    Đức Phật bảo tôn giả A-Nan:
    - Vua Sam-Bồ-Đề ấy là thân Ta.Ta đã nói về thân mạng con người, nói về năm, tháng, ngày, về ăn uống, về tuổi thọ. Những điều Ta phải vì các vị Tỳ-kheo thuyết giảng đều đã thuyết giảng rồi, những sở cầu của chí Ta đều đã thành tựu. Còn Tỳ-kheo các vị sở cầu, chí nguyện rồi cũng sẽ thành tựu, ở nơi núi đầm, động cốc hay chốn tông miếu, chùa đền đều phải giảng kinh, nhớ đạo, không được biếng trễ. Kẻ đạo sĩ đã quyết tâm tu hành thì sau này không có gì phải hối.
    Đức Phật nói kinh xong, các vị Tỳ-kheo không ai là không hoan hỷ, lễ Phật mà lui ra.

  2. #2

    Mặc định

    6-Kinh truyện 06: Vua Viết-Ca-Đại
    Thuở xưa, nước Cang-Thiết-Bảng vua tên là Viết-Ca-Đại <Vietkatavirata>, nước ấy rộng lớn, zân chúng đông đúc, vua zùng pháp chính trị nước, không ép uổng muôn zân, biên cương rào giậu chắc chắn, luật pháp nghiêm minh, quan quân trong sạch. Nhà vua có hai người con, một trai, một gái, trai tên là Anh-Đạt, gái tên là Tiên-Sa, đều giữ hạnh thanh tịnh, nhà vua rất yêu quý, xây cho ao tắm bằng vàng để hai con vào tắm. Trong ao có con rùa tên là Kim-Quy, cũng ở trong nước đùa giỡn, chạm phải thân hai đứa trẻ, khiến chúng cả kinh hét lớn. Nhà vua hỏi nguyên zo, chúng đáp:
    -Trong ao có con gì chạm phải, làm chúng con sợ.
    Nhà vua nổi giận:
    -Ao là để cho bọn trẻ tắm. Con gì vào ở được khiến con ta kinh sợ!
    Rồi vua ra lệnh: quăng lưới bắt lấy; quỷ rồng, kỳ quái đều phải bắt cho được hết.
    Phường chài tóm được rùa. Nhà vua hỏi:
    -Phải giết như thế nào đây?
    Bầy tôi, hoặc có người nói:
    -Chặt đầu.
    Hoặc có người bảo:
    -Chặt khúc ra nấu canh.
    Hoặc có người nói:
    -Móc mắt cho nó mù đi.
    Hoặc có người tâu:
    -Bóc mai, róc thịt nó đem nấu cao.
    Hoặc có người thưa:
    -Thiêu sống.
    Một vị bề tôi có lòng từ tâu:
    -Giết như thế chưa phải là ghê gớm. Chỉ việc đem ném nó vào sông lớn, đó mới gọi là ghê gớm.
    Rùa cười thầm:
    -Chỉ có thế mới là ghê gớm chăng!
    Nhà vua sai đem ném rùa vào sông to. Con rùa thoát chết, vui mừng chạy vội đến chỗ long vương, tự thưa bày rõ:
    -Vua người Viết-Ca-Đại có con gái đẹp đẽ, đoan chính, sánh ngang Thiên nữ, nhưng lòng vua còn so đo. Đại vương muốn đem cô gái ấy cùng với vua rồng kết làm vợ chồng.
    Vua rồng hỏi:
    -Người nói thật không?
    Rùa thưa: Thật như thế đấy.
    Vua rồng thết đãi rùa một bữa tiệc lớn, toàn zùng đồ vật báu.
    Rùa nói:
    -Nên sớm sai hiền thần ra đi, vua tôi muốn biết được quyết định của ngài.
    Vua rồng liền sai chín hiền thần theo rùa đến zưới thành của nhân vương. Rùa nói:
    -Các ngươi zừng ở đây, để ta đến tâu lên vua trước.
    Rồi rùa liền trốn đi mất, không trở lại nữa. Chín hiền thần đều tức giận, lo lắng, cùng vào thành yết kiến đức vua. Nhà vua hỏi:
    -Các rồng đến làm gì?
    Họ đáp:
    -Xin Đại vương nhân huệ tiếp bọn thần. Nge đức vua muốn cho quý nữ làm phi vua chúng tôi, nên vua của chúng thần sai đến để nginh đón.
    Vua Viết-Ca-Đại nge liền nổi giận nói:
    -Con gái của vua người đâu có thể gá ngĩa với loài rồng rắn?
    -Đại vương đã sai rùa thần đến truyền mệnh lệnh kia mà. Chúng thần chẳng phải đến suông!
    Nhà vua không chịu hứa gả. Các rồng bèn biến hóa khiến cho trong cung mọi vật đều thành ảnh rồng, nhiễu vòng quanh trước sau nhà vua.
    Vua sợ quá, kêu thét lên, quần thần ngạc nhiên đều đến zưới điện hỏi rõ
    nguyên zo. Vua kể hết mọi chuyện vừa rồi. Các bề tôi hội bàn đồng thanh nói:
    -Chẳng lẽ vì một người con gái mà phải mất nước sao?
    Thế rồi vua người và quần thần đi đến bờ sông tiễn đưa công chúa. Nàng về làm phi vua rồng sinh được hai con, một trai, một gái, con trai tên là Bàn-Long; con gái tên là Bàn-Đào. Khi Bàn-Long trưởng thành, vua rồng cưới cho chàng một ngàn người vợ đoan chính. Nhưng Bàn-Long muốn bỏ cái nhơ Bẩn của sự vinh hoa nơi thế gian, học theo chí của Bồ-Tát hạnh cao cả. Bèn âm thầm bỏ đi tầm thầy cầu đạo. Một ngàn người vợ đều tìm đi theo, zù chạy trốn vào nơi khó tới nhất nhưng cũng không tránh được. Khi lên đất liền, Bàn-Long đến bên gốc cây Ba-Lê nhẫn mình biến làm một con rắn khoanh tròn mà nằm. Đêm đến thì gốc cây kia sáng choang đèn lửa có đến mười ngọn. Ban ngày thì mưa xuống đủ các loài hoa, màu sắc đẹp đẽ, hương thơm ngạt ngào trên đời chưa hề thấy có.
    Ở vùng đó có một người giỏi ếm rồng tên là Pháp-Đồ, vào núi tìm rồng, định làm vật zùng đi kiếm sống. Gặp đứa trẻ chăn trâu, hắn hỏi có thấy rồng không? Đứa trẻ đáp:
    -Tôi thấy có một con rắn khoanh tròn nằm dưới gốc cây Ba-Lê, đêm đến trên cây có tới mười ngọn đèn lửa, ánh sáng rực rỡ, ban ngày hoa rơi như tuyết, sắc thắm hương thơm, thật khó nói hết. Tôi lấy thân mình zựa vào, nó cũng không có lòng làm hại.
    Tên thuật sĩ nói:
    -Hay thay, ta được toại nguyện rồi!
    Hắn liền zùng độc zược thoa vào răng nanh rồng, làm cho răng nanh rụng hết. Rồi hắn zùng gậy đánh rồng khiến cho za bị thương, xương bị gãy tên thuật sĩ zùng tay vặn mạnh từ đầu đến đuôi làm rồng đau đớn vô cùng, nhưng lòng rồng cũng không chút oán hận, tự cho đó là tội lỗi của mình từ kiếp trước nên mới bị tai họa này. Rồng thề:
    -Nguyện cho ta thành Phật để cứu vớt quần sinh, khiến họ đều được an ổn, không bị như ta hiện nay.
    Tên thuật sĩ bắt rồng bỏ trong cái tráp nhỏ, tự mang đi để xin ăn. Mỗi khi đến một nước nào, hắn liền bắt rồng múa. Quần thần các nước không ai là không sợ hãi. Tên thuật sĩ nói:
    -Xin cho vàng bạc mỗi thứ ngàn cân, nô tỳ mỗi loại một ngàn người, voi ngựa trâu xe mỗi thứ một ngàn.
    Đến nước nào, hắn cũng thu được như vậy. Lần hồi qua năm nước thì hắn đến nước của vua Viết-Ca-Đại. Lúc này, Cha, mẹ, em của Bàn-Long đều đã lên đất liền để tìm kiếm, đều hóa làm chim thiên ưng, bay lượn cạnh vương cung. Lúc tên thuật sĩ đến đây, Bàn-Long hóa làm con rồng chín đầu vừa sắp ra múa thì thấy Cha, Mẹ, Em gái, nên xấu hổ rụt trở lại không ra múa nữa. Tên thuật sĩ gọi chín lần, rồng vẫn cúi đầu. Mẹ rồng hiện lại hình người, cùng với vua cha Viết-Ca-Đại tương kiến, trình bày đầu đuôi sự việc ấy. Nhà vua và thần zân không ai là không zấy lòng thương xót. Nhà vua muốn giết tên đạo sĩ, thì Bàn-Long nói:
    -Sức của hoàng tôn là sức của Tiên-Rồng hợp nhất, chớp mắt có thể ziệt một ngàn tên Pháp-Đồ. Nhưng giết người là bất nhân, vả hành vi kiếp trước cháu đã gieo thì nay phải nhận lấy quả báo, không nên giết nó vì như vậy chỉ thêm nặng cái oán cho kiếp sau. Cứ nên theo chỗ nó xin mà ban cho. Lòng từ rộng lớn như thế thì Phật-Đạo mới thành.
    Nhà vua Viết-Ca-Đại liền làm theo như các nước trước, ban cho đầy đủ những gì mà tên thuật sĩ ưa thích. Tên thuật sĩ được nhiều của báu, nên vui mừng rời khỏi đất nước, đến biên giới nước khác thì gặp giặc cướp, thân mạng bị băm vằm, tài vật bị lấy sạch.
    Giờ bái biệt đã đến, gia đình nhà rồng cùng nhà vua Viết-Ca-Đại nói lời từ biệt:
    -Nếu đại vương có việc cần giúp, cứ gọi tên là chúng tôi đến ngay, không nên quá buồn bã!
    Nhà vua cùng toàn thể thần zân đều đến bãi biển tiễn đưa cả nhà rồng. Cả nước bịn zịn không ai là không quyến luyến.
    Đức Phật bảo các vị Tỳ-kheo:
    -Hoàng tôn rồng Bàn-Long là thân Ta, Bàn-Đào là câu zi, cha của hoàng tôn là cha ta ngày nay, mẹ của hoàng tôn là mẹ ta ngày nay, vua Viết-Ca-Đại là Phật ca ziếp, hoàng thúc Anh-Đạt là A-Nan, rùa Kim-Quy là Thu-Lội-Tử, tên thuật sĩ là Điều-Đạt.
    -Vua Viết-Ca-Đại sau khi nhường ngôi cho hoàng thúc Anh-Đạt, thì lui về cội đa đại thọ, tu tập thiền định chuyên cần sáu năm, ngài chứng đắc phật qỏa hiệu là Ca-Ziếp-Lục-Bát, giáo hóa các cõi trong lục đạo sống đời sống phạm hạnh đạo đức. Đó là Đời sống trong sạch, thanh tịnh, tự lợi, lợi tha, tự giác, giác tha, xa lìa ái zục và phiền não.
    Bồ-tát thực hành pháp Nhẫn độ vô cực đã nhẫn nhục như vậy.
    7-Kinh truyện 07:Vượn cứu người zưới hang
    Thuở xưa, Bồ-tát thân làm con vượn chúa, sức quản bầy nhỏ, minh triết hơn người, thường mang lòng từ rộng lớn cứu vớt chúng sinh. Một hôm, có đôi vợ chồng Tiều-Phu đi hái củi bị trượt chân rớt xuống hang núi, không thể tự lên được, suốt ngày khóc thương, kêu trời xin được sống.Vượn đang hái quả ở gần đấy, nghe tiếng kêu bi ai, liền rơi nước mắt, nghĩ: “Ta thề zốc thành Phật là vì những chúng sinh như thế. Nay nếu không được đem ra khỏi hang thì vợ chồng kia sẽ chết. Ta phải tìm cách xuống hang cõng họ ra.” Vượn liền xuống hang tối, bảo họ tựa vào mình, rồi níu vịn rễ cây, mỏm đá để leo lên miệng hang, đặt vào chỗ đất bằng, chỉ đường cho họ, rồi nói:
    -Tại đây hai người đi được rồi, từ nay về sau phải thận trọng, không nên làm điều ác.
    Đem người ra khỏi hang mệt nhọc quá, nên vượn nằm lăn ra nghỉ. Thấy thế, Người chồng chợt niệm ác: “Ở trong hang bị đói khát, nay ra ngoài cũng vậy, nào có khác gì đâu! phải giết con vượn này ăn thịt, để cứu mạng mình, chẳng phải là nên lắm sao!”.
    Người vợ có chút lòng từ, liền can ngăn: “mạng hai ta giữ được là nhờ vượn cứu, không nên lấy oán báo ân như thế sẽ tạo ngiệp ác chẳng lành”. Nhưng người chồng để ngoài tai, hắn zùng đá đập vào đầu vượn chúa, máu tuôn đỏ cả đất. Vượn đang nằm cả kinh thức zậy, leo vội lên cây, nhưng lòng không ý giận, còn từ bi thương xót cho người đã mang lòng ác độc. Rồi vượn chắp tay nguyện: “Sức ta chỉ có thể cứu sống chứ chưa hóa độ được người, xin nguyện đời đời kiếp kiếp cho ta thường gặp được chư Phật, tin theo đạo pháp và tu hành theo đó để được độ, đời đời chớ có niệm ác như người này.” Lời nguyện vừa zứt thì thân vượn hóa thành một Đạo-Nhân-Thanh-Văn, tay phải cầm Kinh-Văn, tay trái cầm Trụ-Tích, thân đắp áo Cà-Sa. Đạo-Nhân tìm đếm các Làng-Quê phổ truyền Kinh-Văn, giảng sâu Đạo-Pháp, khiến cho muôn zân từ cao sang đến thấp hèn đều được giải thoát khỏi những đau khổ trói buộc họ nhiều đời nhiều kiếp, thân tâm họ trở lên thư thái an lạc, hết sợ ma khiếp quỷ, cùng nhau xây zựng đời sống mới văn minh tương thân tương ái, đùm bọc gắn kết.
    Đức Phật bảo các Tỳ-kheo:
    -Con vượn là thân Ta, đôi vợ chồng bị rơi xuống hang nay là vua bạch tịnh cha ta và xá ziệu mẹ ta.
    -Bồ tát tuy phải đọa làm thân vượn nhưng vẫn nhớ tình xưa ngĩa cũ với đấng sinh thành, tình cách cứu độ zù phải chịu đau đớn.
    Bồ-tát thực hành pháp Nhẫn độ vô cực đã nhẫn nhục như vậy.
    8-Kinh truyện 08: Rồng giúp người cày ruộng
    Thuở xưa, Bồ-tát cùng A-nan đều có tội phải làm thân rồng. Một con rồng nói:
    -Ta với anh cùng ở trong biển lớn, không chỗ nào là không trông thấy, nay chúng ta hãy lên đất liền dạo chơi, nhân tiện thử lòng người phàm có được chăng ?
    Một con đáp:
    -Người ở trên đất liền hay zấy lòng ác, nếu gặp phải chuyện bất thường thì mình không thể thoát ra.
    Rồng nọ lại nói:
    -Tôi sẽ hóa thành rắn ráo còn anh thì hóa thành rắn hổ mang chúa! Nếu đường không người thì ta tìm đường lớn đi chơi, gặp người thì trốn, bất quá thì anh lấy oai của rắn hổ chúa zọa họ, nào lo sợ gì?
    Cả hai đều đồng ý, liền lên đất liền zạo chơi. Đi đến một cánh đồng thấy một gia đình Nông-Phu đang cày ruộng: chồng và vợ ra sức kéo, đứa con thì cầm cày, thật là khổ ải. Hai con rắn liền zấy lòng thương sót bèn bàn nhau cách giúp họ. Hai con rắn thống nhất để cho con hổ chúa biến làm con trâu nước, còn con rắn ráo biến thành cái trão để sỏ mũi trâu điều khiển trâu, tuy hơi đau mũi và nhọc xác nhưng giúp đỡ người là việc đáng làm. Nhà nông zân kia được con trâu thần thì Cha, Mẹ, Con thi nhau cày, chỉ hết ngày đã xong một mẫu ruộng[một mẫu=10 sào; 1 sào=360 m2]; Việc xong người và trâu đều hoan hỉ, người ngồi bờ ruộng ngỉ ngơi, con trâu, cái trão cũng biến thành lại hình rắn lao vào vũng nước trong nằm ngỉ cho mát cái thân. Nhà kia chuẩn bị ra về, bèn tìm trâu, nhưng trâu chẳng thấy chỉ thấy hai con rắn nằm ngỉ ở vũng nước. Người Cha liền nghĩ:
    -“Đi cày cả ngày mệt nhọc, được ăn thịt hai con rắn này thì hay biết mấy”. Bèn gọi con lấy gậy đập rắn làm máu chảy đỏ cả vũng nước. Hai con rắn bị đánh đau chợt tỉnh. Một con rắn nảy ý muốn zùng thần lực giết chết cả nhà kia. Một con thì tâm Từ nhịn nhục, can ngăn:
    -Phàm là kẻ Đại-Sĩ thì phải đại xá cho bọn ngu zại mắt bị thịt không biết phân biệt thật giả chứ. Phải nhẫn được điều không thể nhẫn được, đó mới là đại giới chân chánh của Phật. Liền nói kệ:
    1.Tham zục làm điên dại
    2.Không có lòng nghĩa nhân
    3.Ganh ghét muốn hại Thánh
    4.Chỉ lặng nhẫn là yên.
    5.Ai phi pháp không tuân
    6.Trong lòng không thương sót
    7.Tham ác hại bố thí
    8.Chỉ lặng nhẫn là yên.
    9.Người phóng zật không giới
    10.Khốc hại mang lòng ác
    11.Không vâng thuận đạo đức
    12.Chỉ lặng nhẫn là yên.
    13.Quên ân không đền đáp
    14.Giả vờ làm zối nịnh
    15.Ấy là ngu sỉ quá
    16.Chỉ lặng nhẫn là yên.
    Một con rắn thì ca tụng đức nhẫn nhục, nói kệ để nêu bày đủ ngĩa lý, còn một con thì cung kính thọ trì nên không hại gia đình nhà kia.
    Một con rắn nói:
    -Thôi chúng ta trở về biển, nên chăng?
    Rồi cùng nhau đồng ý ra về, trổ oai thần làm chấn động cả trời đất, nổi mây sa mưa, rồng thiêng biến hóa làm sáng rực cả đồng ruộng. Người, quỷ đều kinh hãi, Cả nhà Nông-Phu kinh hoàng sợ hãi, chết giấc không biết tận tám ngày, bỏ cả ăn uống. Tám ngày trôi qua, trời quan mây tạnh, tội ngiệp cũng tịnh sạch, rồng lớn liền hóa thành một Tăng-Nhân đầy đủ trí tuệ, rồng nhỏ hóa thành một Tỳ-Kheo đầy đủ giới đức. Tăng-Nhân thân đắp y vàng, tay cầm tích trượng, Tỳ-Kheo tay cầm bát bạc chứa ngọc thực, tay cầm bình vàng chứa nước cam lộ, lưng mang hành lý. Một thầy một trò thẳng tiến đến các Thành-Phố thuyết giảng kinh phật, cứu độ chúng sinh. Thầy giảng Bát-Chánh-Đạo, Trò giảng Bát-Chánh-Giới, hướng zẫn đông đảo zân chúng thực hành tu tập đạo giải thoát, lập đời thánh đức tại thế.
    Đức Phật bảo các Tỳ-kheo:
    -Con rồng nói pháp nhẫn là thân Ta, con rồng nẩy ý hại người lúc bấy giờ là A-nan, còn gia đình nông zân kia, người cha nay là vua bạch tịnh cha ta, người mẹ nay là xá ziệu mẹ ta, người con nay là công chúa Gia-Sở-Câu-Zi vợ ta.
    -Ta và vua bạch tịnh có thâm tình chi giao, vì thấy cha khổ cực nên ta hóa làm thân trâu đến cày ruộng giúp, tình cảm của ta đối với cha sâu nặng chẳng thể nói hết, chỉ vì vô minh che phủ mà cha không nhận ra ta.
    Bồ-tát đời đời tu hành nhẫn nhục. Tuy ở loài súc sinh mà không hề quên hạnh ấy và nhờ kiên trì tu hạnh nhẫn mà thoát kiếp súc sinh.
    Bồ-tát thực hành pháp Nhẫn độ vô cực đã nhẫn nhục như vậy.
    9-Kinh truyện 09:Vua Trúc-Lâm-Nhất-Thiết-Trí
    Thuở xưa, có Đất-Nước tên là Mạn-Đà-La-Thiên-Trúc (Mandaladeva), vị vua tên là Trúc-Lâm-Nhất-Thiết-Trí, học thông thần minh, không chỗ tối nào là không thấy. Biết rõ cõi đời là vô thường, nên nói:
    -Thân ta rồi sẽ mục nát làm phân bón cho đời, thì đất nước làm sao giữ mãi được!
    Bèn từ bỏ vinh hoa zục lạc, lấy pháp zanh là Trung-Nam, mặc pháp phục của bậc Đại sĩ, thọ giữ giới luật của Sa-môn, một bát ăn là đủ, lánh đến vùng núi rừng biên địa ẩn tu, chọn hang Cửu-Đỉnh làm chỗ ở. Ngày ngày Đạo-Nhân quay mặt vào vách hang ngồi thiền, nhất tâm ziệt tạm niệm, như thế đã chín năm rồi. Ớ mé rừng cây, có cái giếng cổ xưa, giếng sâu những chín trượng [1 trượng=3,3 mét], nước ngọt, mát, sạch, trong. Đạo sỹ hằng ngày vẫn lấy nước giếng đó để uống . Một hôm, có tên thợ săn vội đuổi bắt hươu bị rơi vào giếng. Cùng lúc, có con quạ, con cú và một con rắn zo kinh sợ nên bị rơi xuống đấy, thân thể đều bị thương, cùng khốn đốn cả. Cả bốn ngửa mặt lên trời kêu khóc, tiếng than thật bi ai, thê thảm. Vị đạo sĩ nghe bùi ngùi, zùng lửa soi thấy chúng nước mắt ràn rụa, đến bên giếng bảo:
    -Các ngươi đừng buồn, ta sẽ cứu các ngươi khỏi nạn lớn này.
    Đạo sĩ liền làm một sợi zây treo thòng xuống để chúng leo lên. Người, vật hoặc ngậm bằng miệng, hoặc nắm bằng tay, đều được cứu toàn mạng, tất cả cúi đầu lạy tạ ân đạo sĩ, đồng thanh nói:
    -Mạng sống chúng tôi như ngọn đuốc leo lét trước gió, đạo sĩ nhân từ rộng khắp vô lượng, nên hôm nay chúng tôi mới còn nhìn thấy ánh mặt trời. Xin nguyện trọn đời này chu cấp mọi thứ gì ngài còn thiếu thốn để báo đền ân sâu trong muôn một.
    Vị đạo sĩ nói:
    -Ta là quốc vương nước lớn, zân nhiều, mỹ nữ, châu báu, gấm vóc... đứng trên các nước, cầu gì có ngay, muốn gì chẳng được. Nhưng ta cho đất nước là hang oán thù; cho sắc, thinh, hương, vị, y phục phô trương là sáu mũi tên bắn vào mạng ta; niệm ác là sáu lưỡi kiếm chặt đứt thân ta. Zo sáu thứ tà này mà phải luân chuyển chịu khổ khốc liệt trong ba đường, khó nhẫn, khó kham, khó đỡ. Nên ta rất chán mới bỏ đất nước để làm Sa-môn, nguyện chứng được bậc Như Lai Vô Sở Trước Chính Chân Giác Đạo Tối Chính Giác Đạo Pháp Ngự Thiên Nhân Sư, để giáo hóa zẫn zắt chúng sinh khiến họ trở về với cội nguồn của mình, há chỉ cứu có bốn các ngươi thôi sao? Các ngươi trở về nơi ở cũ, gặp người thân của mình thì hãy khiến họ quy y ba ngôi báu, không làm trái điều Phật zạy.
    Tên thợ săn nói:
    -Tôi sống ở đời nhiều năm, tuy thấy các phạm chí tích đức làm thiện nhưng há có ai như đệ tử của Đức Phật, quên mình cứu người, ở ẩn mà không nêu zanh ư! Nếu đạo sĩ có đi khất thực, nguyện xin ngài đến nhà để tôi cúng zường.
    Rắn nói:
    -Tôi tên là Trường, nếu đạo sĩ gặp hoạn nạn gì thì xin gọi tên là tôi nhất định đến để đền ân.
    Quạ nói:
    -Tôi tên là Bát, nếu đạo sĩ gặp nạn thì xin gọi tên là tôi vội vàng đến ngay.
    Cú nói:
    -Tôi tên là Kiều, nếu đạo sĩ gặp nạn thì xin gọi tên là tôi có mặt ngay tức khắc.
    Nói xong lời từ biệt, chúng đều lui về hết. Một ngày kia, đạo sĩ đi đến nhà người thợ săn. Tên này từ xa trông thấy đạo sĩ đến thì nói với vợ:
    -Người tới kia là kẻ chẳng lành, nếu ta có bảo làm cơm thì cứ thong thả mà nấu nướng, lão ấy quá ngọ là không ăn nữa.
    Người vợ thấy đạo sĩ đến làm ra vẻ vồn vã, giả bộ lưu lại để đãi cơm, nhưng rồi cứ ngồi đó nói chuyện suông đến quá ngọ, đạo sĩ bèn cáo lui ra về. Đến núi thấy quạ, gọi tên Bát, con quạ hỏi:
    -Ân nhân đi đâu về?
    Đáp:
    -Từ nhà thợ săn về.
    Quạ hỏi:
    -Ngài đã ăn gì chưa?
    Đáp:
    -Hắn làm cơm chưa xong thì đã quá ngọ rồi, không đúng giờ ăn nên ta đành lui về.
    Quạ nói:
    -Đồ quỷ tội lỗi, độc ác! Gặp nạn, người ta đem lòng Từ cứu vớt cho, vậy mà trái nhân, bội ân, là tội ác ngịch lớn nhất. Tôi không có đồ ăn thức uống để cúng zường, xin ngài hãy nán ngồi lại đây, tôi đi giây lát sẽ trở về.
    Nó thưa thớt thêm:
    -Có nước Trung-Đạo-Niết-Bàn-Gia gần ngay đây, Vua là Tịnh-Phạm-Su-Đô-Đàn-Na rất nhân từ đức độ, ưa chuộng Phật-Pháp, vương hậu là May-Gia-Man-Thiện rất nhân hậu và là một phật tử thuần thành, thái tử là Gia-Sở-Đàn-Na giàu lòng nhân ái, yêu mến dân chúng, được lòng chư tăng, nếu tôi đến đó có thể được họ cho thứ gì đó không biết chừng.
    Nói rồi, nó lập tức bay đến nước kia, vào hậu cung của nhà vua, thấy hoàng hậu nằm ngủ, trong các bảo vật trang sức trên đầu có hạt ngọc minh châu, quạ liền gắp lấy rồi vội bay về, đem zâng lên cho Đạo-Sĩ. Phu nhân của vua thức zậy tìm không thấy ngọc, liền tâu lên vua. Nhà vua ra lệnh cho thần zân, ai tìm được thì thưởng cho vàng, bạc, mỗi thứ một ngàn cân, trâu ngựa mỗi loài một ngàn con, nếu ai tìm được mà không đem zâng thì bị tội ziệt cả zòng họ.
    Đạo sĩ được ngọc rồi đem cho tên thợ săn. Tên thợ săn liền bắt ngài trói lại đem đến tâu với vua. Nhà vua hỏi:
    -Ngươi được ngọc này từ đâu?
    Vị đạo sĩ thầm nghĩ: “Nếu ta nói thực ra thì loài quạ trên cả đất nước đều bị chết hết. Còn nếu nói ai trộm lấy được thì không phải là đệ tử Phật”.
    Rồi ngài nín lặng chịu mọi sự tra khảo, bị đánh đập hàng ngàn gậy, không
    chút oán vua, cũng không hề thù tên thợ săn, chỉ khởi tấm lòng Từ rộng
    lớn, thề nguyện:
    “Nguyện được làm Phật để cứu độ hết khổ của chúng sinh”.
    Nhà vua bảo:
    -Đem chôn sống đạo sĩ, chỉ chừa cái đầu để ngày mai sẽ chém.
    Lúc này đạo sĩ mới gọi tên con rắn:
    -Trường ơi!
    Con rắn thầm nói:
    -Thiên hạ không ai biết tên ta, chỉ có đạo sĩ thôi! Nay đã tiếng gọi tên thì ắt phải có chuyện gì đấy.
    Nó vội vàng chạy đến thì thấy đạo sĩ bị hoàn cảnh như thế. Nó cúi đầu hỏi:
    -Vì sao ngài phải đến nỗi này?
    Vị đạo sĩ thuật lại đầy đủ sự việc như trên. Rắn rơi nước mắt nói:
    -Lòng nhân từ của đạo sĩ như trời đất mà còn bị tai họa, huống chi kẻ vô đạo thì có ai giúp đỡ được? Trời nhân từ không oán! Ông vua này chỉ có thái tử là con zuy nhất, không ai nối zõi. Tôi sẽ vào cung cắn chết thái tử, ngài zùng thần zược của Tôi truyền cho thái tử là khỏi ngay.
    Đêm đến, rắn bò vào cung cắn chết thái tử, nhà vua cho quàng xác bẩy ngày và ra lệnh:
    -Ai cứu sống được thái tử ta sẽ chia nước mà cai trị!
    Trong thời gian bẩy ngày, bồ tát khát nước bèn gọi tên con cú:
    -Kiều ơi!
    Ngay lập tức con cú xuất hiện, nó hiểu rõ tình hình bèn ân cần tiếp nước và đồ ăn khiến bồ tát vượt qua bẩy ngày đói khát.
    Hết hạn bẩy ngày, người ta chở thái tử vào núi để hỏa táng, đường đi qua bên cạnh chỗ chôn đạo sĩ. Đạo sĩ hỏi:
    -Thái tử bệnh gì mà đến nỗi phải chết? Hãy khoan hỏa táng, ta có thể làm cho thái tử sống lại được.
    Kẻ tùy tùng ngẽ nói, vội về tâu lên vua. Nhà vua buồn vui lẫn lộn, lòng lại càng xót thương, nói:
    -Ta sẽ xá tội và chia nước cho ngươi làm vua!
    Đạo sĩ đem thuốc truyền vào thân thái tử, thái tử bỗng đứng lên nói:
    -Tại sao ta lại ở đây?
    Kẻ tùy tùng thưa rõ đầy đủ nguyên nhân. Thái tử trở về, trong cung lớn nhỏ đều vui mừng, nhảy múa. Nhà vua chia nước ban cho, đạo sĩ một mực từ chối. Nhà vua sực tỉnh ngĩ ra:
    -Chia nước còn không nhận thì há có việc trộm ngọc báu ư?
    Nhà vua hỏi:
    -Ngài là người nước nào? Vì sao lại làm Sa-môn? Ngọc này ngài có được từ trường hợp nào? Hạnh cao như thế bỗng mắc phải hoạn nạn này là zo từ đâu?
    Đạo sĩ liền thuật rõ hết cả đầu đuôi. Nhà vua thương xót khóc, nước mắt đầy cả mặt. Rồi vua cho gọi tên thợ săn đến nói:
    -Nhà ngươi có công lao với nước, hãy cho gọi hết bà con đến đây, ta muốn ban thưởng trọng hậu.
    Người thân của tên thợ săn bất kể lớn nhỏ đều kéo nhau đến cửa cung được năm trăm người cả thảy. Nhà vua truyền lệnh cho Quan-Tể-Tướng:
    -Bất nhân, bội ân, đứng đầu các tội ác, hãy giết hết chúng đi.
    Bồ tát thấy vậy vội thưa thớt:
    -Xin tha cho họ, xin tha cho họ!
    Vua hỏi:
    -Vì sao?
    Bồ tát nói:
    -Năm trăm tên thợ săn này vốn là năm trăm chiến binh tinh nhuệ, cùng tôi vào sinh ra tử bảo vệ vững chắc biên thùy, giúp nhà nhà được bình an, nhưng do công nghiệp âm thầm nên khi chết trở thành Vô-Zanh không được zân chúng thờ cúng, zần thành quỷ đói khát phải đọa làm thân thợ săn kiếm chút vật thực từ muông thú để nuôi sống thân xác hèn mọn, nếu giết họ thì nhà vua mắc tội bất nhân đã đành, mà tôi cũng mắc tội bất nghĩa thấy huynh đệ chết mà không cứu. vậy xin đức vua từ bi hỉ xả mà tha chết cho họ.
    Vua nghe thấy thấm thía bèn tha chết cho bọn kia, Sau đó, nhà vua xử chém vợ chồng thợ săn, truyền lệnh cho quan tướng quốc trực tiếp thi hành án, Qoan-Tể-Tướng Tay cầm kiếm Ngũ-Liên, chờ đến giờ ngọ đích thân thi hành lệnh chém.
    Bồ tát cả kinh nói:
    -Xin tha mạng cho họ! Xin tha mạng cho họ!
    Nhà vua nói:
    -Vợ chồng thợ săn hại ngài đến suýt nữa ziệt thân mất mạng mà ngài vẫn xin tha là sao? Không thể được!
    Bồ tát khổ sở phân bua:
    -Những kẻ mà tôi cứu độ đều có nhân zuyên sâu xa, vợ chồng thợ săn vốn làm Phạm-Chí, tuổi đến xế chiều rồi mà vẫn không có con nối zòng, Một lần đi qua rừng tre có nhặt được một đứa trẻ bị bỏ rơi, mang về thương nuôi như con đẻ, cho ăn, cho học lên người. Đứa trẻ này nương theo đèn sách thăng tiến mãn đến là quan Tể-Tướng cho triều đình, quyền khuynh thiên hạ, dưới một người trên muôn người. Đắm chìm trong uy quyền danh vọng mà quên mất cha mẹ già ở quê xa ngày đêm ngóng chờ, sống trong héo úa, lúc nghỉ hưu rồi thì mới tỉnh ra, quay đầu về tìm cha mẹ thì cha mẹ đã lìa đời, xương cốt đã thành mục nát, mối đùn đăp đống, hương khói bị nguội lạnh mấy chục năm rồi. Vì không được thờ cúng đầy đủ mà kiếp này đọa vào đường ác, làm thân thợ săn giết hại muông thú kiếm miếng ăn qua ngày, tội lỗi tích đầy rồi thì phải chịu đọa đày hoặc mất mạng. Nay tôi đến chịu hoạn nạn thay cho vợ chồng thợ săn là để trả ân đức zưỡng zục tiền kiếp. Vì vậy nếu vua giết họ thì chẳng phải tôi mắc thêm tội vong ân bội nghĩa bất nhân bất hiếu sao!
    Nhà vua cảm động nói:
    -Trên đời này quả là hiếm có vị đạo nhân như ngài, nay ta tha chết cho vợ chồng thợ săn, lại cấp zưỡng cho họ sống hết đời để ngài được chọn lòng báo ân, yên tâm tu hành. Chỉ mong sau khi đắc đạo ngài quay lại độ ta trước tiên.
    Được bồ tát cứu sống thêm một lần nữa, tên thợ săn tỉnh ngộ, trong phút chốc tự nguyện theo bồ tát học đạo lớn, vợ hắn và năm trăm cặp vợ chồng thợ săn họ hàng kia cũng xin theo bồ tát học đạo. Tể tướng cũng chợt tỉnh ngộ, buông kiếm, từ quan, xin theo đạo nhân tu học, lại phát tâm bình đẳng, đón quạ, cú, và rắn về cùng tu cho hợp tình huynh đệ sưa. Thấy Kỳ-Zuyên hiếm thấy, nhà vua phát nguyện đại công đức, cho xây zựng thánh địa trên dãy núi Ngũ-Lĩnh để bồ tát cùng đồ đệ tu học, thánh địa có năm ngôi chùa lớn: là Linh-Ứng để bồ tát tu hành, gác-kiếm để tể tướng tu hành, song thọ để vợ chồng thơ săn tu hành, quần tinh để năm trăm thơ săn tu hành và giác ngộ để năm trăm bà vợ các thợ săn tu hành. Dưới sự bảo trợ của nhà vua, đạo nhân yên tâm, truyền thụ đạo pháp, hướng dẫn các đồ đệ cách thu thập phân tích tổng hợp kinh nghiệm đã trải qua, cách quán tưởng, cách thiền tịnh. Tên thợ săn chồng dẫn đầu năm trăm thợ săn nam, tu hành chuyên cần đắc quả la hán, trở thành năm trăm Tỳ-Kheo-Nam đầu tiên; Vợ tên thợ săn dẫn đầu năm trăm người vợ, tu hành chuyên cần đắc quả la hán, trở thành năm trăm Tỳ-Kheo-Nữ đầu tiên. Bồ tát nhừ rốc sức tinh tấn không biết mệt mỏi tu hành, sau khi mạng chung được siêu thoát lên cõi phật đà
    Đức Phật bảo các vị Tỳ-kheo:
    -Vị đạo sĩ khi đó là thân Ta, vua Su-Đô-Đàn-Na nay là cha ta, vương hậu May-Gia nay là mẹ ta, thái tử Gia-sở-đàn-na nay là vợ ta, Quan tướng quốc là Mục-Kiền-Liên đắc quả trí học đệ nhất, con quạ nay là Xá-Lợi-Phất đắc quả trí tuệ đệ nhất, con cú là Ma-Ha-Ca-Ziếp đắc quả trí pháp đệ nhất, con rắn nay là A-Nan, đắc quả trí nhớ đệ nhất, tên thợ săn nay là Từ-Phụ-Bồ-Tát, vợ tên thợ săn nay chính là Từ-Mẫu-Bồ-Tát, năm trăm thợ săn nay là năm trăm la hán nam, năm trăm vợ thợ săn nay là năm trăm la hán nữ.
    -Chúng sinh khi đến điểm cửu trùng Nguy-Nan biến đổi không ngừng này thì sinh tử cận kề zẫn đến phiền não thống khổ như lo lắng, sợ hãi, khiếp đảm, trầm cảm, bế tắc, quẫn bách, không trí là đắm chìm như kẻ say ziệu ngiện ngập, nên đều phải luân hồi không thể giải thoát.
    - Cha mẹ zù có là ác nhân thì cũng là cha mẹ, không có cha sinh mẹ zường thì zù có là ngọc hoàng thượng đế, thánh chúa minh vương cũng không thể có mặt trên đời, vì vậy để trả ân đức Cù-Lao của các đấng sinh thành bồ tát chấp nhận cam chịu khổ trầm đắng cay.
    - Cứu một mạng người bằng xây mười tòa tháp, vì vậy, để cứu vớt quần sinh rộng khắp bồ tát đã không kể khổ nạn, zùng mọi phương tiện để cứu vớt chúng sinh thoát khỏi biển khổ, đưa đến bờ an lạc.
    -Ta đã từ bỏ ngôi báu quyền lực, cầu đạo giải thoát, tìm thầy học đạo, nhờ kỳ zuyên mà gặp được bốn chân đệ tử là xá-lợi-phât, ma-ha-ca-ziếp, a-nan, mục-kiền-liên. Nhờ vậy, hồi phục được năng lực nhất-thiết-ý-trí cổ xưa của mình, vượt cửu trùng bi nạn mở đường giải thoát cho chúng sinh.
    Bồ-tát trải lòng nhẫn độ vô cực, đã thực hành nhẫn nhục như vậy.
    10- Kinh truyện 10: Đức Phật cười ba việc
    Thuở xưa, ở một tịnh độ quốc có một cây thánh đại thọ kỳ lạ, tên là Bá-Đa-Lộc. Cây có ba nhánh vươn lên sừng sững như ba ngọn núi cao, che mát cho cả đế vương đô, đêm cây tỏa ra ánh sáng dịu mát như mặt trăng thu, cây rất linh thiêng, ai làm việc tội lỗi có thể đến quỳ trước cây sám hối tất được nhẹ lòng, cứ mỗi trăm năm cây lại rụng xuống một chiếc lá vàng, chỉ người tâm trinh sạch mới thấy và zùng được, tương truyền chiếc lá vàng đó có khả năng cải tử hoàn sinh. Vì vậy Zân chúng nước đó giữ gìn cây đó hơn cả mạng sống. Nhưng Zi chúc tổ tiên để lại yêu cầu rõ ba điều:
    1. Vua quan quân zân chúng phải sống có trách nhiệm kỷ cương đoàn kết.
    2. Vua quan quân zân chúng phải không uống ziệu, không zâm loạn.
    3. Vua quan quân zân chúng phải tưới cây bằng nước nguồn sạch, bằng không cây sẽ bay về trời”.
    Trải qua hơn một ngàn không trăm tám bốn năm, thì nước đó rơi vào thế suy vi, zân chúng trở nên sống buông thả theo zục lạc, đặc biệt đám vua quan quân là tha hóa biến chất nhất. Cho nên một hôm mưa to bão lớn, động đất chuyển trời, cây đã bay đi mất, khi cây bay đi rồi thì các loại zịch hoành hành, bệnh tật bủa vây, những kẻ làm ác đều bị bạo bệnh chết cả, bọn vua quan quân vô trách nhiệm chết sạch không còn một ai, zân chúng sơ xác không biết lương tựa vào đâu. Zân chúng trong lúc cùng quẫn, đã nhóm họp bầu một người đại ziện lên làm vua mới, đó là người mà họ cảm thấy đáng tin tưởng nhất để zẫn zắt họ vượt qua khó khăn trước mắt.
    Bấy giờ ở nơi Xa-Vắng có một vị bồ tát làm Thanh-Tịnh-Cư-Sĩ, quy mạng ba ngôi báu, nhân từ rộng khắp, quên mình cứu giúp quần sinh, bố thí đến cùng, giữ trong sạch không trộm cắp, trinh thuận không zâm zật, quán xét từ bỏ zục vọng, Đức tin giống bốn mùa, nặng như núi Tu-Zi[sumera], tuyệt không uống rượu, hiếu thuận cha mẹ, tôn trọng vợ con, khuyến zụ người thân làm lành lánh zữ, tháng giêng giữ vẹn ăn chay sáu ngày, tinh tấn không biết mệt mỏi, tiếng lành đồn xa, người zân cả nước không ai là không biết tiếng. Họ đều một lòng suy tôn bồ tát lên làm người Zẫn-Đường-Mới. Bồ tát miễn cưỡng nhận lời, rời nơi Thôn-Zã, zấn thân vì quần sinh, cùng trăm họ khai mở đại đạo mới. Bồ tát lên ngôi lấy hiệu là Phật-Đà-Gia. Cảm phục bồ tát, nhân tài mười phương đều tìm đường về đế vương đô cùng cộng khổ với bồ tát trị nước an zân. Đầu tiên, vua cùng bá quan giúp bá tính tiễu trừ zịch bệnh, giúp họ ổn định cuộc sống. Sau đó, vua zùng trí tuệ suy xét, thấy quy luật sinh tử năm giai đoạn chẳng chừa một ai, các sự vật lương theo năm giai đoạn mà sinh thành, phát triển, lão trụ, bịnh hoại, tử ziệt. Sự vật không tự nhiên sinh ra, không tự nhiên mất đi, chuyển hóa từ vật này sang vật khác, từ zạng này sang zạng khác, tạo thành vòng luân hồi bất tận không bờ bến. Các mô hình xã hội từ thuở sơ khai đến ngày nay đều kế thừa mặt tốt phủ định mặt xấu, nhờ đó các mô hình sau ưu việt hơn và trụ thế lâu hơn. Bồ tát tri kiến toàn ziện mọi mặt xã hội cổ kim rồi đúc rút ra sáu mô hình xã hội mà loài người đã trải qua:
    1.Mô hình xã hội cộng đồng nguyên thủy
    2.Mô hình xã hội chiếm hữu nô lệ
    3.Mô hình xã hội bộ lạc thị tộc
    4.Mô hình xã hội phong kiến quân chủ,
    5. Mô hình xã hội công tư hữu tài sản
    6.Mô hình xã hội zân chủ và giải thoát tri kiến,.
    Bồ tát suy xét sâu xa: Nay ta muốn nhân rộng mô hình “zân chủ giải thoát tri kiến”này ở thế giới ta bà này, nhưng trước hết phải đả thông tư tưởng của các bên lợi ích, khiến họ thấy lợi nhiều hơn hại. Bồ tát liền nhóm họp cử tri đại ziện zân chúng tại quảng trường zân chủ và thuyết pháp. Bồ tát zõng zạc nói:
    -Nay tôi trình báy với quốc zân đồng bào mô hình xã hội zân chủ khả zụng để bà con lương theo hành trì được quả tốt đẹp. Mô hình xã hội dân chủ gồm sáu thành phần:
    1.Lấy zân làm gốc rễ cây đa
    2. quốc khố an toàn làm thân cây đa.
    3.quản trị quốc gia qoang minh làm ngọn cây đa.
    4.Lập pháp là nhánh phải cây đa
    5.tư pháp là nhánh giữa cây đa
    6.hành pháp là nhánh trái cây đa.
    Đây là điều kiện cần, đủ và bắt buộc để xây dựng một xã hội zân chủ vững bền.
    Mặt xã hội zân chủ được kiến tạo qua 3 bước:
    Bước một zân an: zân tộc độc lập, zân quyền tự zo, zân sinh hạnh phúc.
    Bước hai zân minh: zân trí tiến bộ, zân ý tôn trọng, dân tuệ sáng suốt
    Bước ba zân chủ:zân biết, zân bàn, zân làm, zân kiểm tra, zân phúc quyết.
    Làm người zân phải ý thức thường trực trong đầu những quyền lợi nghĩa vụ này của mình. Họ phải ý thức rõ zân chủ là gì? mình được biết gì? Mình được bàn gì ? Mình được làm gì? Mình được kiểm tra gì? Trong đó phải đặc biệt chú trọng bước hai, bước hai là điều kiện tiền đề không thể bỏ qua cho bước ba, nếu không có bước hai, mô hình dân chủ sẽ hụt hẫng, không muốn nói là sẽ vấp ngã, đổ vỡ. Để củng cố bước hai phải mở trường phổ thông sáu bậc đến khắp quốc độ, sáu bậc ấy là gì? đó là:
    1. Phổ thông vườn trẻ(cấp độ 1):
    2. Phổ thông cơ bản(cấp độ 2):
    3. Phổ thông đại chúng(cấp độ 3):
    4. Phổ thông thực học(cấp độ 4):
    5. Phổ thông quân sự(cấp độ 5):
    6. Phổ thông hoàn thiện(cấp độ 6):
    Thông qua sáu cấp phổ thông này, mỗi cá nhân trong quốc độ được hoàn thiện về nhân phẩm, nhân cách, nhân tính, trở thành công zân thực thụ, đóng góp tích cực cho xã hội tiến bộ.
    Rõ ràng nhận thấy, zân muốn làm chủ xã hội thì họ phải có sức khỏe trí tuệ tương xứng, đồng thời phải được nhà nước bảo lãnh về hiến pháp pháp luật và các phương pháp phương tiện thực sự để họ thực hiện quyền dân chủ đó, nếu không sẽ không thể làm chủ, hoặc rơi vào dân chủ hình thức, không có thực chất.
    Điều cốt lõi của dân chủ là họ được quyền bầu người lãnh đạo mình tiến lên, người lãnh đạo dân phải có đủ đạo đức và tài năng, được họ tin tưởng trao trách nhiệm dẫn dắt nặng nề thông qua bầu cử. khi xã hội đạt đến dân minh, người lãnh đạo tối thiểu phải có sức khỏe, trí tuệ hơn dân, không thì dân họ không chịu nghe theo nữa. Lúc này câu quan nhất thời, dân vạn đại được ứng nghiệm: đủ tài đức thì làm quan nhất thời, thiếu tài đức thì về làm zân vạn đại. Chính trị chỉ phản ứng nhanh, kinh tế chỉ phát triển nhanh, xã hội chỉ tiến bộ nhanh khi lãnh đạo là người tài đức được zân trực tiếp bầu và phải chịu thử thách giữa nhiệm kỳ thông qua cuộc bỏ phiếu tín nhiệm của dân, khi zân đạt đến Zân-Minh họ biết rõ lãnh đạo kia có thực tài, thực đức hay không.
    Thực hành được đầy đủ ba bước của xã hội dân chủ này thì các ngụy đảng phái và các ngụy tôn giáo, cũng như mê tín zị đoan không có đất sống, vì chúng không thể lôi kéo Zân theo chúng để cung phụng chúng được, dân họ ý thức được mình chính là chủ nhân của cái xã hội mà mình đang xây dựng, chứ không phải là con súc sinh cừu non của thiên chúa chăn dắt, hay nô lệ của thượng đế sai bảo, không có thần linh nào tốt hơn với họ bằng thần linh pháp quyền. pháp luật là bộ giáp, là vòng thánh linh bảo vệ họ khỏi cám dỗ, lôi kéo của cái xấu, của yêu quái ngụy đạo, họ được trang bị một lượng kiến thức khoa học tối thiểu để làm chủ xã hội là kiến thức phổ thông, kiến thức chuyên biệt, kiến thức kinh ngiệm zân gian. chỉ cần thực hành theo kiến thức phạm chí truyền zạy, biến kiến thức chung thành kiến thức riêng, từ đó tiến tới tự tri kiến và giải thoát tri kiến và như thế tự lực giải phóng mình khỏi các giàng buộc vô ích, các vướng mắc của tà kiến, trong đó kiến thức phổ thông là nền tảng để người dân làm Công-Zân thực thụ. Xã hội trở lên lành mạnh, văn minh cũng bởi vì Tòa kim tự tháp Zân-Vạn-Đại: Zân An-Zân Minh-Zân Chủ.
    Mặt quản trị quốc gia quang minh gồm sáu nhân tố hợp thành:Chính đảng, thương lượng, minh bạch, phục vụ, công khai, trách nhiệm.
    Về Nhân tố chính đảng, đây là nhân tố cần thiết để xây zựng xã hội tiến bộ khi phế bỏ mô hình vương tử cha truyền con nối, Xã hội đó phải có một chính đảng đủ sức hấp dẫn để thu hút tinh hoa trí tuệ và sức khỏe của mọi thành viên trong xã hội, tạo thành một nguồn lực thống nhất hùng mạnh dẫn dắt toàn xã hội tiến bộ. điều kiện tiên quyết của một chính đảng là phải gắn bó máu thịt với quốc gia zân tộc nó dẫn dắt, vì tiến bộ xã hội mà hành động. Việc nhiều đảng phái sẽ đưa đến xâu xé quyền lực, đặc biệt tai hại đối với các quốc gia quy mô nhỏ, nhiều đảng phái đối với một tiểu quốc sẽ dẫn đến phân liệt quyền lực, mất kiểm soát quyền lực, khi đấu đá quyền lực các đảng phái sẽ dễ dàng thỏa thuận với giới chính trị của đại quốc và trở thành tay sai cho đại quốc, ngầm nô dịch chính dân tộc họ, không có lợi gì cho zân bản xứ,. Người zân khi đạt đến zân tuệ sáng suốt sẽ thấy rõ sự nguy hại này. Chính đảng sẽ giúp giải quyết thành công bài toán xung đột quyền lực của các Zòng-Họ, sự suy vong không thể cứu vãn của các Nhà-Phong-Kiến, đưa toàn bộ người tài đức không phân biệt giai tầng xã hội vào một biển lớn, và trở thành lãnh đạo thông qua bầu cử lý tính, minh bạch và zân chủ theo phổ thông đầu phiếu. Để tránh gian lận trong bầu cử, người zân phải được giám sát trực tiếp người đang lãnh đạo mình, họ phải được quyền bỏ phiếu tín nhiệm giữa nhiệm kỳ để mời quan ngu zốt xuống. Chỉ thông qua việc làm thực chất đó thì quan không thể tham nhũng, không giám tham nhũng vì dân đã đủ quyền để mời quan tham vào nhà tù. Nhờ đó giải thoát người zân khỏi mô hình xã hội ngu dân lạc hậu vì trong xã hội ngu zân thì zân sẽ bị cường quyền làm cho có mắt như mù, có tai như điếc, có miệng như câm, zân ngu không giám kêu than vì sợ bị bức hại, bỏ tù. Khi người zân trở thành chủ nhân của xã hội, được làm việc theo năng lực và thụ hưởng thành quả mà mình làm ra một cách chính đáng nhất. Cần phải khẳng định rằng, tất cả các mô hình xã hội đều sụp đổ nhanh chóng nếu chúng không được xây dựng trên nền tảng Xã-Hội-Dân-Chủ-Qoản-Trị-Quốc-Gia-Qoang-Minh. ở các nước mà nền chính trị mau chóng sụp đổ này đều có cùng một bệnh là: lãnh đạo và Dân-Nhân không gắn bó máu thịt, qoản trị yếu kém ngu tối, để tham ô tham nhũng lũng đoạn tệ nạn tràn lan. Như vậy chúng ta phải thông qua người zân để kiểm soát quyền lực.
    Về nhân tố thương lượng, đây là nhân tố hiển nhiên trong xã hội zân chủ, Xã hội đó phải làm việc thông qua thương lượng, thỏa thuận, mà không thể áp đặt ý trí của kẻ này cho kẻ khác. Kẻ khác chỉ thấy tâm phục, khẩu phục mới theo, mới phục tùng. Như vậy kẻ làm lãnh đạo phải có năng lực hùng biện, họ phải đủ trí tuệ để chinh phục quả tim và khối óc của kẻ khác, để đạt đồng thuận chứ không phải cậy thế, cậy quyền ép họ theo. Người đạt được năng lực thương lượng, thương thuyết tất phải có thực tài, thực đức thì nhân tâm mới quy phục, họ buộc phải cạnh tranh lành mạnh để đạt được phiếu bầu của dân, lại phải khẳng định mình làm được, nếu không sẽ bị Zân mời xuống qua bỏ phiếu tín nhiệm giữa nhiệm kỳ. Như vậy người đó dù lúc lên có thể có chút may mắn, hoặc được bảo lãnh nhưng khi làm không được việc thì vẫn xuống như thường.
    Về nhân tố minh bạch, đây là điều tất yếu trong xã hội zân chủ, xã hội đó phải làm việc một cách minh bạch, không chấp nhận, gian dối, lừa gạt, họ phải biết rõ mục đích, mục tiêu cần đạt đến; phương pháp, kỹ thuật để đạt đến, phương tiện công cụ để đạt đến, họ phải biết làm vì cái gì, được cái gì, mất cái gì.
    Về nhân tố phục vụ, đây là yếu tố cần thiết trong xã hội zân chủ, xã hội đó phải làm việc theo phục vụ, công quyền phải phục vụ đại chúng, phục vụ xã hội. Nền hành chính cai trị chuyển biến thành nền hành chính phục vụ, lấy hiệu quả công việc làm thước đo chất lượng.
    Về nhân tố công khai, đây là nhân tố then chốt trong xã hội zân chủ, xã hội đó phải công khai những thông tin đại chúng, để họ có đủ thông tin đánh giá hiện trạng trước khi đưa ra quyết định của bản thân.
    Về nhân tố trách nhiệm, đây là nhân tố bắt buộc trong xã hội zân chủ, xã hội đó phải cư xử, hành động, làm việc có trách nhiệm, trách nhiệm của cá nhân luôn phải được làm rõ, không thể đổ thừa cho kẻ khác để thoát tội.
    Quốc gia được quản trị tốt nhờ ba mặt của pháp được xây zựng, vận hành, giải quyết một cách quang minh chính đại, Vì vậy ba mặt của Pháp phải được sáng tỏ như sau:
    Lập pháp phải chặt chẽ, rắn chắc để mọi thành viên xã hội không thể lách luật, không thể kháng luật, không thể vượt luật.
    Tư pháp phải nghiêm minh, công bằng đủ để mọi thành viên xã hội không bị xét xử oan, sai, sót, lỗi, đồng thời phải khiến cho mọi thành viên xã hội đạt được ba không:không được phạm tội, không thể phạm tội, không giám phạm tội.
    Hành pháp phải hanh thông, trơn tru thay vì mệnh lệnh hành chính cứng nhắc là tự hành, tự vận hành theo dây truyền đã lập trình chu toàn, sự can thiệp mện lệnh chỉ là tình huống tức thời và đạt được ba công:kỷ luật công; nghiêm minh công, tự giác công.Bộ máy hành chính thay vì cồng kềnh lạc hậu, phản ứng chậm, phải tinh gọn, tinh giảm, ngiên cứu, ứng dụng những phương tiện mới để thay thế các công cụ cũ trong quản trị, phương pháp làm việc khoa học biện chứng, phảm ứng nhanh, không để tà kiến, tình cảm riêng ngăn che, con ông cháu cha anh em thân hữu, ô zù trong bộ máy, bộ máy công trở lên cồng kềnh vì cha chung không ai khóc, nên càng ngày càng suy yếu zẫn đến sụp đổ chế độ, bộ máy tư trở lên tinh giảm vì cha riêng tự mình phải lo cho mình, nên càng ngày càng sức mạnh. Cuộc đấu tranh công tư này khi đến hồi kết thì công sụp đổ, tư tồn tại, cũng như zân vạn đại mà chế độ có thời, các thể chế công muốn tồn tại bắt buộc phải cải lương không ngừng ngỉ để phù hợp với thực tại xã hội.
    Mặt thứ ba là Quốc khố an toàn:Quốc khố an toàn được tích hợp bởi sáu nhân tố: thu chi, tài chính, sinh lời, vay trả nợ, dự trữ, ngân hàng, quốc khố phải luôn đảm bảo lấy thu bù tri, không có không tri, vì thế mà luôn an toàn trong vòng kiểm soát có thể.
    Ba thành tố:Xã hội dân chủ, quản trị qoang minh, quốc khố an toàn là nền tảng ba hợp vững chắc là nền móng bê tông cốt thép để xây dựng trên đó một xã hội bền lâu, là ba mặt của kim tự tháp zân chủ. Mọi thể chế chính trị, mọi chủ nghĩa không thể trụ vững chứ đừng đòi xây dựng thêm cái gì nếu không có nền tảng cơ sở này. Phải thấy rằng, trong một xã hội zân chủ, không ai là đầy tớ, nô bộc, tôi đòi, nô lệ của ai cả, tất cả mọi công zân đều bình đẳng trước pháp luật, Dân có quyền và nghĩa vụ của dân, cán bộ có quyền và nghĩa vụ của cán bộ, và phải được minh bạch bằng hiến pháp và pháp luật để ai cũng rõ phận sự với tổ quốc.
    Khi mô hình xã hội hiện đại này được thực hành thì giới lãnh đạo không thể tự ý làm ác được, chúng phải tôn trọng ý zân, zân được phúc quyết. Từ cổ kim, nội loạn cũng zo giới lãnh đạo ngu zốt, mà ngoại xâm cũng zo giới cầm quyền tham tàn. Nếu lũ lãnh đạo chịu đặt mình vào vị trí của zân thì chúng sẽ biết phải lương thiện, không ưa làm ác nữa. vì Zân đẻ ra chúng, đóng thuế nuôi chúng, kỳ vọng chúng zùng sức khỏe trí tuệ để giúp zân đạt đến cảnh giới tốt đẹp hơn, đem lại an ổn cho xã hội. vì vậy nội loạn và ngoại xâm không thể là ước vọng, ham muốn của bất kỳ zân tộc tiến bộ nào có trên quả cầu Ta-Bà-Ha này. Toàn zân chứ không phải ai khác sáng tạo và sản sinh ra mọi của cải vật chất cũng như tinh thần, tạo lập các nền văn minh. Bởi vì “đẩy thuyền cũng là zân, lật thuyền cũng là zân” hay "zễ vạn lần không dân cũng chịu, khó vạn lần zân liệu cũng xong”. Vì vậy được lòng zân thì được tất cả, mất lòng zân thì mất tất cả. Trái ngược với xã hội zân chủ là xã hội phong kiến, cường quyền đè hiếp zân chúng, để xảy ra thảm cảnh “muôn zân một lũ cơ hàn, vua ngồi chễm chệ ngai vàng hiếp dân, hay cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan”. Vì đè hiếp bóc lột như vậy nên thường có bạo loạn lật đổ, triều đại sau thay thế triều đại trước, nhưng rồi lại mắc các thói hư tất xấu của triều đại trước, tạo thành vòng luẩn quẩn không lối thoát. Hay mô hình công tư hữu tài sản, thực chất đây là vòng lặp của các mô hình trước đây với chất lượng tốt hơn, nếu tuyệt đối hóa tài sản công thì dẫn đến thực trạng cha chung không ai khóc, nếu tuyệt đối tài sản tư thì zân đến bệnh trạng tham lam ích kỷ hại nhân, phải phân chia minh bạch cái gì là tài sản công, cái gì là tài sản tư, tài sản nào ở dạng công đem lại lợi ích tốt hơn cho xã hội, còn nếu hại thì phải chuyển đổi thành tài sản tư, tài sản công và tài sản tư luôn liên hệ mật thiết với nhau và chuyển đổi qua nhau, giải thoát được tri kiến công tư này thì sẽ cân đối được lợi ích vật chất. Zưới sự giám sát chặt chẽ của dân, quyền lực bị kiểm soát, không còn tự tung tự tác, các quyền lực cân bằng thì xã hội bền vững.
    Như vậy dù biện luận thế nào thì mô hình xã hội dân chủ và quản trị quốc gia quang minh, quốc khố an toàn là mô hình đem lại an ổn nhất cho quả cầu ta bà này. Vậy đồng bào hãy tin tưởng tôi, tin tưởng ở năng lực làm việc của những người mà đồng bào bầu ra, chúng tôi sẽ rốc hết sức mình cùng bà con thực hành bằng được mô hình xã hội tốt đẹp này.
    Quốc zân đồng bào nge vua phật-đà-gia thuyết pháp xong thì vô cùng phấn khởi, tin tưởng vào lớp lãnh đạo lâm thời zo mình bầu ra, rồi bảo nhau chăm chỉ làm ăn, tụng kinh luận đạo, đưa xã hội tiến lên phía trước. Sau mười năm kiên trì thực hành đại pháp đó thì quốc độ đó trở nên thịnh vượng bậc nhất trong bốn cõi, các quốc độ khác đều cử sứ giả đến học hỏi, nhân rộng mô hình tiến bộ đó.
    Thời gian thấm thoát thoi đưa, mười năm qua nhanh, công nghiệp trị nước an zân của bồ tát cũng đại thành, lòng zân đã yên, thế nước đã vững, chính quyền đã chắc, bồ tát quyết định nhường ngôi vị qua đợt bầu cử mới, ngài để lại cho người kế nhiệm bài kệ “Công-Quyền” để tự răn mình gồm mười câu:
    1. Chức vụ thực tài còn mắc lỗi
    2. Chức vụ tiền tài tất có sai
    3. Làm sai chẳng phải sợ ai
    4. Chẳng thiệt, chẳng mất thì ai sợ gì
    5. Cho nên phải lập thành trì
    6. Chọn người tài đức công tư rõ ràng
    7. Quyền lực trách nhiệm song hành
    8. Thượng tôn pháp luật hạ thời hợp zân
    9. Cùng nhau làm việc ngĩa nhân
    10. Muôn người như một quốc zân khỏe bền
    Người zân theo hướng zẫn của bậc Thánh-Nhân trồng 10 gốc đa mới vào nơi cây Bá-Đa-Lộc đã bay đi mất, gọi thứ cây đó là cây Phật đà. Lấy quần thể đa làm trung tâm, tiền mở giếng, hậu zựng chùa, tả cất đình, hữu lập đền, trung tâm cất một ngôi điện nhỏ để bồ tát tĩnh tâm tu hành. Bồ tát quyết trí rốc sức tu trì lục độ ngay tại thánh địa này. Đức hạnh của ngài ngày một tăng thêm, mau chóng chứng được đạo quả Như Lai Vô Sở Trước Chính Chân Giác Đạo Pháp Ngự Thiên Nhân Sư, rồi giáo hóa khắp chốn. Một hôm đi qua chợ, thấy một Lão-Ngư-Đầu bán cá buồn thảm than thở:
    -Oan quá! Trời ơi! Con ta tội gì mà sớm chết đi? Nếu nó còn bán cá thì ta đâu khổ nhọc thế này?
    Đức Phật thấy thế, liền mỉm cười, miệng phát hào quang năm sắc.
    Qua khỏi chợ giây lát, lại thấy một con heo lớn lấm đầy phân đi trên đường, Đức Phật lại mỉm cười nữa. Tôn giả A-Nan sửa lại y phục, cúi đầu thưa:
    -Vừa rồi Đức Thế Tôn cười, vì có nhiều người nên con không tiện hỏi nguyên zo, nay lại cười nữa, ắt có điều zạy bảo. Nguyện xin Đức Phật mở điều ngi của mọi người để làm khuôn phép cho đời sau.
    Đức Thế Tôn bảo:
    -Này A-Nan, Ta cười có ba lý zo. Một là xem thấy cái ngu của ông lão kia thật là to lớn. Hằng ngày giăng lưới đánh cá, tàn hại mạng quần sinh, lòng không chút trắc ẩn, họa lây con chết thì lại đi oán trời, kêu khóc kinh động, đó là cái hạnh của kẻ ngu tối, không phải là lòng nhân của Trời-Đất, lòng khoan thứ của Hiền thánh, zo đó mà Ta cười.
    Thuở xưa, Phi hành hoàng đế, trồng phước vòi vọi, mà chí kiêu ngạo, hạnh thì phóng túng zâm zật, nên nay phải làm cá cho người đong bán, đấy là lý zo thứ hai khiến ta cười. Chẳng nhớ nghĩ đến Trời-Đất, zù thọ tới tám mươi ức bốn ngàn vạn kiếp, ý chuyên chấp trước vào không, chẳng có thể bỏ đi cái không không tưởng, để trở về với Bản-Thể-Vô-Vi, nên phước hết thì phải thọ tội, ngày nay đang ở trong đấu cá ấy, đó là lý zo khiến Ta cười.
    Tôn giả A-nan lại hỏi:
    -Phi hành hoàng đế so với vị Trời đáng tôn kính kia, đức cao lồng lộng, cớ sao không thoát tội được?
    Đức Thế Tôn dạy:
    -Họa phước không phải chân thật thì làm sao thường còn mãi được!
    Phàm ở nơi Tôn-Quý mà thi ân bốn đẳng, hiểu rõ bốn vô thường thì thoát được những nạn kia. Nếu tự thỏa mãn với cái nhân quý báu, lòng chuộng
    nẻo tà ác thì khi hưởng hết phước phải chịu tội. Đó là quy luật tự nhiên từ xưa đến nay. Họa, phước đuổi theo mình như bóng tìm hình, như vang đáp tiếng, đâu có phân biệt sang hèn, giàu nghèo! Còn nữa, đời trước Ta làm Thanh-Tịnh-Cư-Sỹ, có một người hàng xóm ưa phụng thờ Ma-Quỷ, đánh bạn với lũ yêu quái ác hại, không tin làm ác thì họa sẽ đến ngay, như vang ứng tiếng. Mỗi khi đến ngày trai giới, Ta bảo nên vào chùa thờ Phật chánh chân, nghe các vị Sa-Môn giảng thuyết pháp thanh tịnh, làm căn bản cho đức hạnh, phòng zứt họa zữ, nhưng nó là một kẻ zâm hoang, zối rằng có việc cần không đi được. Ta đến chùa Phật, còn nó thì đi theo đường tà. Từ đó về sau Ta sinh ra gặp Phật, nge pháp, cùng sánh chí với các bậc Sa-Môn, đức hạnh ngày một tăng thêm, thành tựu quả Như Lai Vô Sở Trước Chính Chân Tối Chính Giác Đạo Pháp Ngự Thiên Nhân Sư, làm bậc tôn quý trong ba cõi, hiệu là Thích-Pháp-Vương. Còn người hàng xóm kia ưa việc quỷ thuật, tàn hại quần sinh, buông theo nữ sắc, rượu bia điên loạn, không biết hiếu thuận mà tự cho là đắc chí thỏa lòng, nên phải luân chuyển trong bốn đường ác, khổ sở không lường. Ta nay đã thành Phật, còn kẻ ấy thì vẫn tiếp tục làm con vật hôi thối, zo vậy mà Ta cười.
    Đức Phật bảo Tôn giả A-nan:
    - Kinh phật zạy, chúng sinh tự lao mình vào 10 đường, có những cái khó:
    1.được làm người là khó
    2.được thân cận với Sa môn là khó
    3. được sáu căn đầy đủ là khó
    4.được sinh trong nước có đạo là khó
    5. được ở vùng chính giữa là khó
    6. zốc lòng cúng zường chùa phật là khó
    7.gặp được kinh mà tin là khó
    8. thấu hiểu điều sâu xa vi diệu là khó
    9.gặp bồ tát hạnh cao, tâm thanh tịnh là khó
    10.gặp Phật và được thọ ký là khó.
    -Người phàm vốn chẳng an phận, thường có lại muốn có nữa, tham lam không biết zừng lại, nên khó lại càng khó, khổ lại càng khổ. Nay ta giao lại bài kệ “Ta-Bà-An-Vui” này để các gia đình cư sỹ lương theo hành trì:
    1.Zù gặp mười cõi sang giàu
    2.Trăm nơi quý trọng không đâu bằng nhà
    3.Tu gì bằng tu tại gia
    4.Thờ cha kính mẹ ấy là chân tu
    5.Tu gì bằng tu tại nhà
    6.Vợ chồng hòa thuận ấy là thực tu
    7.Tu sao cho đáng làm người
    8.Zưỡng zục con cái thành người thiện nhân
    9.Tu sao chớ zối, chớ lầm
    10.Niết bàn thập thích ngàn năm vẫn chờ
    -Người phàm thường chất chứa tam độc, tham theo vàng bỏ ngãi, si thả mồi bắt bóng, sân giận quá mất khôn. Bạc bẽo như thế mà cầu đạo giải thoát há chẳng phả là “bắt trăng zưới nước” sao? Muốn giải thoát phải tu tâm, zưỡng tính, rèn đức, ziệt tam độc, zứt ngũ zục chứ! Các zơ bẩn zứt trừ rồi thì đạt được tâm thanh tịnh, có tâm thanh tịnh rồi thì xuất hiện mười thánh hạnh, khi đó đường giải thoát rộng mở, nào khó gì! Nay ta giao lại “mười thánh hạnh” để người tâm thanh tịnh lương theo hành trì:
    1.Nhẫn nhục vô biên
    2.Từ bi lợi ích chúng sanh
    3.Hỉ xả tùy thuận
    4.Tinh tấn zũng cảm
    5.Chân thật thật thà
    6.Ba ngiệp thanh tịnh
    7.Thệ nguyện đầy đủ
    8. Định lực đầy đủ
    9.Tâm bình đẳng thanh tịnh
    10.Trí tuệ sáng suốt
    -Ta trong nhiều kiếp không quản khó nhọc, chuyên thực hành pháp nhẫn, thọ trì kinh điển, thâu thái nghĩa lý, thân cận Sa môn, nên đạt được công đức phi thường như thế.
    Đức phật thuyết diệu pháp giác ngộ và giải thoát xong, các gia đình thanh tịnh cư sỹ ở bất tư ngị thế giới mười phương lấy làm hoan hỉ tột cùng đảnh lễ, nguyện làm theo lời zạy không thiếu xót biếng trễ như thế đến tám vạn bốn ngàn năm.
    Bồ-tát luyện chí nhẫn độ vô cực, nhờ nhẫn nhục vô biên đã sáng tỏ như vậy.

  3. #3

    Mặc định

    11- Kinh truyện 11: Hiền Nhẫn giác ngộ vua
    Thuở xưa, có Bồ-tát tên là Hiền-Nhẫn, làm con một người mẹ góa, sớm tìm đến chùa, bỏ ác, chuộng thiện, đảnh lễ Sa-môn, thọ nhận sự thuần hóa của Đức Phật, sáng học hỏi, chiều lo tu tập. Bình minh, mặt trời mọc, tìm hiểu các kinh, những gương Hiền Thánh, hiếu hạnh xưa luôn tin thành ngưỡng mộ, như người đói mơ thấy được ăn. Nước của Bồ-tát sống có quốc vương vô đạo, tham của trọng tiền, gần bọn tôi ngu, xa kẻ tài đức, bạc đãi người hiền, khinh rẻ zân chúng. Nhà vua nhớ đến vô thường, nên tự nghĩ:
    -Ta làm những việc bất thiện thì chết sẽ vào địa ngục Thái sơn thôi! Sao ta không tích tụ vàng để zâng cho vua địa ngục Thái sơn?
    Từ đó vua thu góp vàng của zân, ban lệnh ngiêm ngặt rằng:
    -Nếu ai giấu zù chỉ một phân vàng thôi thì cũng phải tội chết.
    Lệnh ra như vậy chỉ ba năm thì vàng của zân chúng đều hết sạch.
    Nhà vua vờ treo giải:
    -Ai có chút vàng đem zâng, thì vua sẽ gả con gái út và ban cho tước vị cao.
    Đứa bé thưa với mẹ:
    -Trước đây mẹ đã đem một đồng tiền vàng đặt trong miệng cha khi chết, zùng để đút lót cho vua địa ngục Thái sơn, nay chắc hãy còn, vậy nên lấy đem zâng lên vua.
    Bà mẹ nói:
    -Được.
    Bé lấy đem zâng lên. Vua ra lệnh tra hỏi zo đâu được vàng. Bé tâu:
    -Khi cha tôi chết, mẹ đem vàng đặt vào miệng đem chôn, là muốn hối lộ cho vua địa ngục Thái sơn, nay nge lệnh đại vương đặt tước, kiếm vàng, nên mới đào mộ, gỡ gỗ để lấy.
    Vua hỏi:
    -Từ ngày tang cha ngươi đến nay bao nhiên năm rồi?
    Bé tâu:
    -Đã mười một năm.
    Vua nói:
    -Cha ngươi không đem hối lộ cho vua ngục Thái sơn sao?
    Bé đáp:
    -Sách vở Thánh hiền, chỉ có lời Đức Phật zạy là chân chính. Kinh Phật zạy: “Làm thiện phước đuổi theo, làm ác họa tìm đến. Họa theo phước đến như bóng theo hình, như vang ứng tiếng.” Chạy thân để tránh bóng, vỗ núi để zứt tiếng vang, làm thế được chăng?
    Vua nói:
    -Không thể được.
    Bé tâu:
    -Phàm thân zo bốn đại tạo nên, khi mạng chung bốn đại lìa tan, hồn linh ra đi, biến hóa theo ngiệp mình đã làm, hối lộ phỏng có ích gì? Đời trước nhà vua vì bố thí, tạo phước đức, nay được làm vua, nếu ngài lại chuộng nhân ái, ân thấm nhuần khắp xa gần, thì tuy chưa đắc đạo, đời sau ắt lại được làm vua. Lại có Lục-Thiết để kiến thiết đất nước, bao gồm võ-trang, bàn cờ, bản đồ, liên kết, khóa số, chữ viết. Vua khá cùng bề tôi khéo hợp sức với zân chúng vận zụng vào thực tế thì nước nhà không thể không hưng thịnh.
    Vua nge lòng hoan hỷ, bèn đại xá ngục tù, trả lại số vàng đoạt của zân, rồi cùng qoan quân đưa Pháp-Lục-Thiết vào đời sống khiến cho zân giàu nước mạnh.
    Đức Phật bảo các vị Tỳ-kheo:
    -Nhà vua nay là cha ta, người mẹ góa nay là Phật-Ca-Ziếp, đứa bé khi ấy là thân ta.
    -Đứa bé đã nhẫn nhục tu trì mười một năm trời liên tục không biếng trễ, thân xác như nước nguồn đã tinh sạch, trinh khiết như sen trắng; mắt đã bừng sáng, lòng thành đã sáng, ý nghĩ đã sáng. Chỉ vì vua muốn lấy vàng còn trong zân mà giết hại người vô tội, Bồ tát thấy zân khóc than, kêu ca, zo vậy gạt lệ, lao mình vào chốn việc nước hà khắc, để cứu zân khỏi nạn lầm than. Zân cảm ân nhuần ấy mà thờ Phật, giữ giới, đất nước trở nên no đủ, giàu thịnh.
    Bồ-tát luyện chí độ vô cực, đã luôn nhẫn nhục như vậy.
    12-Kinh truyện 12: Thành tựu đạo pháp
    Thuở xưa, Bồ-tát làm vua nước lớn, quy kính ba ngôi báu, phụng giữ
    đủ mười điều thiện, đức bao trùm gần xa, không ai là không thuận theo.
    Binh đao không zấy, lao ngục không có, gió mưa đúng thời, nước mạnh zân giàu, bốn phương bình an, trên đường không lời ta thán. Sách tà nhảm nhí cả nước không đọc, lời chân chính của sáu độ mọi người đều tụng.
    Bấy giờ có một người Phạm chí tên là La-Thành, giữ khí tiết thanh tịnh, không zự vào vòng tục lụy, chỉ lấy việc tu đức làm chính sống ẩn nhẫn nơi núi rừng. Một đêm kia, khát nước nên đi uống, uống phải nước ao trồng sen của người trong nước. Uống rồi tự nghĩ: “Người kia mua ao này lấy hoa zâng cúng chùa, đền Phật, còn hạt thì tự zùng. Ta uống nước ấy mà không xin chủ, tức là uống trộm. Phàm tạo cái họa ăn trộm thì trước phải vào địa ngục Thái sơn, thứ đến là làm súc sinh bị mổ thịt đem ra chợ bán để đền nợ kiếp trước, rồi nếu được làm người phải chịu kiếp bần hàn, chẳng bằng ngay đời này ta sớm trả hết, không để họa về sau”.
    Bèn đến thẳng cung vua tự cáo:
    -Tôi đã phạm tội ăn trộm, cúi xin đại vương zùng luật pháp mà trị, đền xong đời này đời sau khỏi tội.
    Nhà vua bảo:
    -Đó là nước tự nhiên, không phải là vật báu, làm gì có tội?
    Thưa:
    -Phàm mua nhà tức là có giếng, chiếm ruộng tức là có cỏ. Múc nước, cắt cỏ, không báo cho chủ là không lấy. Tôi không báo cho chủ mà uống nước, há chẳng phải là ăn trộm sao? Xin vua xét xử.
    Nhà vua nói:
    -Việc nước còn nhiều, ông vào vườn ngự mà chờ.
    Thái tử La-Vân bảo Phạm chí vào sâu trong vườn ngồi chờ. Nhà vua vì bận bịu công việc nên quên bẵng đến mười hai ngày. Bỗng nhiên vua nhớ ra, hỏi:
    -Vị Phạm chí còn ở đó ư? Mau gọi ông ấy lại đây!
    Phạm chí giữ giới, đói khát mười hai ngày, đến đứng trước mặt vua, thân thể gầy gò, đứng zậy mà muốn ngã xuống đất. Nhà vua nhìn thấy rơi nước mắt, nói:
    -Lỗi ta nặng lắm!
    Hoàng hậu mỉm cười. Nhà vua sai người tắm rửa cho Phạm chí, sắm đủ các món ngon, rồi đích thân vua cúng zường, cúi đầu hối lỗi, nói:
    -Ta làm vua, để zân đói tức là ta đói, zân rét tức là ta lạnh, huống chi lại tỏ ra sơ sót đối với bậc giữ đạo thi đức! Phước của thiện sĩ cả nước không bằng cái đức của bậc Hiền giả hạnh cao. Đất nước, zân chúng, được an ổn, bốn mùa thuận hợp, lúa thóc zồi dào, nếu không phải zo Đức Của Giới Hạnh thì ai có thể làm được?
    Rồi vua nói với đạo sĩ:
    -Uống nước không báo, tội còn như thế, huống gì là thực sự ăn trộm thì không có tội nặng hay sao? Vì vậy, ta tha cho ngài, ắt sau không còn họa nữa.
    Phạm chí nói:
    -Tốt lắm, xin đội ân lớn của vua.
    Từ đó về sau, luân chuyển trong cõi sinh tử không bờ. Mãi đến khi sắp thành Phật, Vua phải tịnh khẩu tuyệt thực nhịn ăn mười hai ngày liên tục, tội hết đạo thành. Zo Câu-Zi tự giải, La-Thành, La-Vân mới sinh ra làm anh em sinh đôi. Thái tử La Thành bỏ nước, đổi tên là Pháp-Nhẫn-Tuệ(Dharma Khamti Panna), mai zanh ẩn tích ở chốn núi rừng, chuyên cần tu tập phật pháp, mười hai năm liên tục không biếng mỏi, bọn tà kiến đều cho là điên cuồng, tiếng bài báng không phải ít. Thái tử nge được, nhịn nhục những lời chê bai ấy, zùng lòng Từ bi tế độ để đáp lại, phước đức nhiều lên, đạo quả được thành, Chư-Thiên nhóm lại cúi đầu vâng theo, vua chúa, thần zân không ai là không quy mạng.
    Đức Phật bảo các Tỳ-kheo:
    -Đức vua thời đó là thân Ta, phu nhân ấy là Câu-Zi, La-Vân là Gia-Hộ-La là đứa con chuyên tu mật hạnh zuy nhất của ta, La-Thành là Xá-Lợi-Phất.
    -Phàm chuộng ác thì họa theo liền, thi ân đức thì phước về ngay, có thể không cẩn thận ư! Câu-Zi mỉm cười nên phải mang thai La-Thành mười hai tháng bệnh nặng. La-Vân đem Phạm chí vào ở sâu trong vườn ngự mười hai ngày nhưng không kịp thời sám hối, nên tội tăng trưởng phải ở mười hai tháng nơi chốn tối tăm. Nhà vua quên phạm chí, khiến đói mười hai ngày, nhưng kịp thời nhận lỗi, lại thành tâm đích thân cúng zường phạm chí, nên chỉ phải chịu tội nhịn đói mười hai ngày, mười hai ngày tai ương qua rồi, đạt thành đạo quả.
    -Bồ tát zo thành thực hối cải,tích cực chuộc lại lỗi lầm nên tội lỗi thuyên giảm, trả ngiệp nhẹ bớt, nhanh đạt thành tựu.
    Bồ-tát thực hành pháp Nhẫn độ vô cực đã nhẫn nhục như vậy.
    13- Kinh truyện 13: Vua Đại-Nhân-Zuyên đắc pháp nhẫn
    Xưa có vị bồ tát làm đại vương nước lớn, tên là Đại-Nhân-Zuyên, hiệu là Pháp-Nhẫn-Thí-Vạn-Thọ, có ngĩa là Bố thí khắp tất cả mà không hối hận, bố thí cùng một lúc cho vạn người thọ thí mà không hối tiếc. Vua vừa có đức nhẫn lại vừa có hạnh bố thí, Ai có điều cầu xin đều không trái ý. Zo nhẫn-thí như thế nên tên tuổi vua ấy vang khắp bốn phương đất, tám phương trời, không ai là không nghe biết.
    Vua thực hành pháp Nhẫn-Thí như thế liên tục mười ba năm, hương công đức tỏa khắp ba ngàn quốc độ. Bấy giờ đức Văn-thù-sư-lợi muốn đến xem thử nhà vua đã Khế-Hội đủ nhân zuyên thành phật đạo chưa, nên hóa làm một vị Vương gia nước Bà-la-môn, đến thẳng cửa vương cung, nói với quan giữ cửa:
    - Tôi từ xa đến muốn được yết kiến đại vương.
    Khi nghe quan giữ cửa tâu như vậy, nhà vua rất vui mừng, liền ra tiếp đón như con gặp cha, trước là chào hỏi, mời ngồi, rồi thưa:
    - Đạo nhân từ đâu lại trên đường lặn lội đến đây có được khỏe không?
    Vị khách nói:
    - Tôi là Vương gia nước Bà-La-Môn, nghe công đức của vua nên đến để được gặp, nay muốn xin của cải.
    Nhà vua nói:
    - Tốt lắm! Muốn xin gì là được ngay, chớ có ngần ngại! Tên ta gọi là Bố thí tất cả. Vậy ngài muốn xin những vật gì?
    Vị khách cười nói:
    - Tôi không xin vật gì khác, chỉ muốn được thân vua làm đầy tớ trai cho tôi và vợ vua thì làm tớ gái cho tôi. Nếu được như thế thì nhà vua đi theo tôi.
    Nhà vua rất vui mừng, đáp:
    - Tốt lắm! Nay thân ta thì ta tự định được, nguyện đem thân này giao cho đạo nhân sai khiến. Còn vợ ta vốn là con gái của một vị đại quốc vương, phải đến hỏi ý kiến xem sao.
    Nhà vua liền vào nói với phu nhân:
    - Nay có vị đạo nhân, đạo hạnh đoan chánh, từ phương xa đến, muốn xin thân ta về làm tớ trai, nay lại muốn xin luôn khanh về làm tớ gái, ý khanh thế nào?
    Phu nhân hỏi :
    - Nhà vua đã trả lời ra làm sao?
    Vua nói:
    - Ta đã hứa làm tớ trai cho ông ấy rồi, nhưng chưa hứa cho khanh.
    Phu nhân nói:
    - Vua vì được việc cho riêng mình mà muốn bỏ nhau, không nghĩ đến việc độ cho thiếp.
    Rồi phu nhân theo vua ra thưa với đạo nhân:
    - Nguyện được đem thân này zâng cho đạo nhân sai khiến.
    Vị vương gia kia lại nói với vua:
    - Vua đã xét kỹ chưa? Bây giờ ta muốn đi đây.
    Vua thưa với Khách-Nhân:
    - Tôi bình sinh bố thí chưa từng hối hận, xin theo đạo nhân.
    Khách-Nhân nói:
    - Các vị theo ta đều phải đi chân đất, không được mang giầy, đúng theo phép tôi tớ, không được che giấu.
    Nhà vua và phu nhân đều nói:
    - Thưa vâng! Xin theo lời vương gia dạy bảo, không zám trái lệnh.
    Đức Văn-thù-sư-lợi liền hóa ra người khác, thay cho vua Đại-Nhân và phu nhân ở lại lo việc nước, khiến ở đó mọi việc như cũ.Rồi zẫn hai nô tỳ băng đường mà đi. Phu nhân của vua vốn là con gái của một đại quốc vương, đoan chánh vô song, tay yếu chân mềm, sinh trưởng ở chốn thâm cung, không hề cực khổ, thân lại mang thai mấy tháng, bà gắng đi bộ theo đại gia, toàn thân đau đớn, chân cẳng bị thương, không thể tiến lên trước, đành mệt nhọc lê bước theo sau.
    Vị Khách-Nhân ngoảnh lại mắng:
    - Ngươi là tớ gái phải theo phép tớ gái, không thể có thái độ như ngày trước.
    Phu nhân quỳ dài, thưa:
    - Không zám thế, chỉ hơi mệt mỏi một chút nên phải zừng lại nghỉ thôi.
    Vị Khách-Nhân la:
    - Hãy mau đến đây, theo sau ta ngay!
    Khi về đến thủ đô nước Bà-La-Môn, Vị vương gia kia liền đem tớ trai giao cho ông chủ xưởng Zược-Zụng huấn luyện làm người thầy thuốc, chuyên bào chế thuốc và phân phối thuốc biệt zược giữa mười ba đại lý trong Kinh-Thành, bất kể ngày đêm, bất kể mưa gió, bão giông, nóng nực hay giá rét, cứ đến kỳ hạn mỗi tháng là phải đi giao hàng. Còn người tớ gái đem giao cho bà chủ xưởng Zệt-May huấn luyện làm người thợ zệt lụa, phải làm việc cả ngày lẫn đêm không ngơi tay để cho kịp đơn đặt hàng của mười ba thượng khách hoàng gia. Cứ vào mồng một và mười lăm hàng tháng các tôi tớ trong Vương-Phủ đều tập chung ở tư zinh của Vương-Gia để nge ông ta giảng Đạo-Pháp, nhân đó mà vợ chồng bồ tát được gặp nhau. Sau đó ít lâu thì người tớ gái chuyển bụng, sinh được một đứa con trai. Bà chủ giận zữ nói:
    - Người là tớ sao có đứa con ấy, mau đem giết đi!
    Theo lời bảo của bà chủ, người nữ tỳ liền đem giết đứa bé ấy rồi mang đi chôn, ghé sang chỗ người tớ trai. Hai người được gặp nhau, nàng nói:
    - Thiếp sinh được một đứa con trai, nhưng nay đã chết rồi, mà không mang theo tiền, đâu có thể zối chôn được ở đây, phải không?
    Người tớ trai nói:
    - Ông chủ của tôi rất nóng nảy, ông ấy mà biết được thì tội tôi không nhỏ.
    Nàng hãy mang đi tìm chỗ khác, không nên đứng ở đây.
    Vua và phu nhân tuy được gặp nhau, nhưng không hề kể lể về chuyện cực khổ, lòng đều không oán giận. Nói năng như vậy trong giây lát, chập chờn như trong giấc mơ, vua và phu nhân tự nhiên trở lại ngồi trên chánh điện trong cung tại nước mình như trước, không gì khác. Các quần thần, hậu cung thể nữ thảy đều như cũ. Thái tử vừa sinh cũng tự nhiên sống. Trong lòng vua và phu nhân tự hoài nghi: "Zuyên cớ gì đến như vầy?"
    Đức Văn-thù-sư-lợi, hiện thân sắc tướng vàng rực ngồi trên tòa sen bảy báu ở trong không trung, khen:
    - Lành thay! Nay ông nhẫn nhục chí thành, bố thí chí thành như vậy!
    Vua và phu nhân vô cùng vui mừng, liền đến trước mặt làm lễ, xin nói rõ zuyên cớ để được cởi bỏ lậu hoặc. Đức Văn-thù-sư-lợi vì chúng sinh thuyết giảng kinh pháp, tuyên thuyết pháp Tĩnh-Động, với Lý-Sự rốt ráo. Ngài zùng tam minh quán toàn ziện ba mặt của sự vật, chỉ ra triết lý sự vật với mười yếu tố cấu tạo thành:
    1.Lục nhân zuyên:sinh, lớn, lão, bệnh, tử, tồn
    2.Phát tích: phá vô minh
    3.Nhận thức:khả năng tư zuy
    4.Hành vi:thiện, ác
    5.zanh sắc: âm thinh, sắc tướng
    6.lục căn não bộ tà kiến:thân, tai, mắt, mũi, khẩu, ý.
    7.lục cảnh tiếp xúc tà kiến: xúc, thanh, sắc, hương, vị, pháp
    8.lục nhánh cảm thọ tà kiến:hỉ, lộ, ái, ố, zục, lạc
    9.lục nhiễm thủ ái tà kiến: tham, si, sân, tưởng, mãn, thủ
    10.sở hữu đầy đủ ba mặt sự vật đạt chính kiến.
    Mặt thứ nhất của sự vật là sinh khởi, Cái làm cho sự vật sinh là cái này sinh thì cái kia sinh với mười ba thành tố móc xích vào nhau tạo thành vòng tuần hoàn luân hồi không zứt. Cụ thể là:
    1.nhân zuyên sinh zẫn đến vô minh
    2.vô minh zẫn đến nhận thức
    3.nhận thức zẫn đến hành vi
    4.hành vi zẫn đến zanh sắc
    5.zanh sắc zẫn đến sáu căn
    6. sáu căn zẫn đến tiếp xúc
    7.tiếp xúc zẫn đến cảm thọ
    8.cảm thọ zẫn đến thủ ái
    9.thủ ái zẫn đến sở hữu
    10.zo sở hữu nên hình thành tái sinh
    11.zo tái sinh nên hình thành luân hồi
    12.zo luân hồi nên hình thành ngiệp quả
    13.zo ngiệp quả mà hình thành nhân zuyên mới với khả năng nhận thức mới.
    Mặt thứ hai của sự vật là ziệt độ, cái này ziệt thì cái kía ziệt, cụ thể là:
    1.khi tham si sân ziệt thì vô minh zứt trừ
    2.khi vô minh zứt thì sẽ trừ nhận thức
    3.Khi thức zứt thì trừ hành vi
    4.Khi zứt hành thì trừ zanh sắc
    5.Khi zứt zanh thì trừ lục căn
    6.Khi zứt căn thì trừ tiếp xúc
    7.Khi zứt xúc thì trừ thọ cảm
    8.Khi zứt thọ thì trừ thủ ái
    9.Khi zứt thủ thì trừ sở hữu
    10.Khi zứt sở thì trừ tái sinh
    11.Khi zứt sinh thì trừ luân hồi
    12.Khi zứt hồi thì trừ ngiệp quả
    13.Khi zứt ngiệp thì giải thoát.
    Mặt thứ ba của sự vật là không sinh không ziệt, thường trụ theo tự tính tam bảo, với các vấn đáp cụ thể là:
    1. Vấn Vật sở hữu quý nhất của con người là gì ? Đáp là Niềm tin sáng suốt.
    2.Vấn Điều gì nếu thực hành đúng, sẽ đem lại hạnh phúc ? Đáp là giáo pháp cao thượng của đấng đại giác ngộ.
    3. Vấn sống thế nào là cao thượng nhất? Đáp là sống với trí tuệ bát nhã.
    4. Vấn Hương vị nào ngọt ngào hơn tất cả ? Đáp là hương vị của lòng từ bi hỉ xả.
    5. Vấn Làm sao để vượt qua kiếp nạn hiểm ngủy? Đáp phải có niềm tin sắt đá và tài trí.
    6. Vấn làm sao để thực hiện được một việc khó khăn to lớn? Đáp phải có đức kiên trì và sự hiểu biết.
    7.Vấn làm sao để chế ngự được phiền não? Đáp phải có đức nhẫn nhục.
    8.Vấn làm sao để thân tâm được thanh tịnh? Đáp phải hành bát chính đạo.
    9. Làm sao được sạch phiền não khi vượt cửu trùng ? phải có bốn đức chân thật, giới hạnh, can đảm, khoan zung.
    10.Vấn làm sao để lập nên sự ngiệp? Phải sáng suốt, kiên trì, cần mẫn làm việc.
    11.Vấn Làm sao để thành đạt zanh vọng? Đáp phải có đức tính cầu tiến thủ.
    12.Vấn làm sao để tình bằng hữu được khăng khít? Đáp phải có đức qoảng đại độ lượng.
    13.Vấn làm sao để thành đạt trí tuệ thường trụ? Đáp Phải Có niềm tin sáng suốt, kiên trì tu tập Giáo Pháp của bậc Đại giác, sẽ thành đạt trí tuệ có khả năng zẫn đến niết bàn.
    Đức văn thù sư lợi tuyên giảng xong, Ba ngàn quốc độ đều chấn động mạnh, zân chúng khắp các nước đều phát tâm cầu đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Vua và phu nhân ngay lúc đó liền đạt được quả Pháp nhẫn bất khởi tức Vô-Sinh-Pháp-Nhẫn. Công đức hội tụ đầy đủ nhà vua liền đắc quả phật đà, vương hậu cũng liền đắc quả quan âm Huệ-Tịnh, thái tử không lâu sau cũng đắc quả Nhẫn-Mật-Hạnh.
    Đức Phật bảo Tôn giả A-nan:
    - Đức vua thời đó chính là thân Ta, phu nhân ngày ấy nay là Câu zi, thái tử nay là Gia-Hộ-La.
    -Ông chủ xưởng thuốc là Phật zược sư lưu ly qoang vương như lai< Bhaisaijya Guru Vaiduria Prabha Rajaya Buddhaloka>, vị ấy vì chúng sinh tu hạnh nhẫn mà phát khởi mười hai đại nguyện công đức, mỗi đại nguyện ứng với một tháng, mỗi một tháng ứng với một đại tướng zược zụng cầm trịch, các nguyện đó là:
    1.Phát hào quang như lai chiếu sáng mọi chúng sinh.
    2. Giúp chúng sinh giữ giới hạnh.
    3.Hướng zẫn chúng sinh đi trên đường Đại thừa.
    4. Đem thức ăn cho người đói khát, đem áo quần cho người rét mướt.
    5.Cho chúng sinh thực hiện được ước nguyện.
    6.Giúp chúng sinh chữa lành các thứ bệnh zo sáu giác quan sinh ra.
    7. Trị bệnh thuộc về thân tâm cho mọi chúng sinh.
    8.Chữa bệnh thuộc về thân mạng cho mọi chúng sinh.
    9. Cho phụ nữ tái sinh trở thành nam giới để chúng sinh thấy tính bình đẳng thân nam nữ.
    10.Cho chúng sinh biết đến Nhất thiết trí của mình.
    11.Tránh cho chúng sinh khỏi tái sinh trong thời mạt pháp.
    12.Tránh cho chúng sinh khỏi rơi vào tà kiếp và giúp trở về chính đạo.
    -Bà chủ xưởng zệt là phật A-Zi-Đà<Amitaba Buddhaloka >, vị ấy vì lòng từ qoảng đại mà tiếp zẫn chúng sinh tu hạnh nhẫn đến cõi tây phương cực lạc.
    Đức Phật zạy:
    - Này A-nan, Ta kiếp trước đã từng nhẫn nhục bố thí như thế, vì tất cả mọi người nên không tiếc thân mạng, trải qua vô số kiếp không hề hối hận, không hề mong cầu zanh lợi, tự đạt đến Chánh giác.
    Kinh ngiệm tự thân giác ngộ phật tính của chính mình được đức phật đúc kết thành bài kệ sau:
    1.Khi cái này có thì cái kia có, Khi cái này sinh thì cái kia sinh
    2.Tham lam, si chấp, sân hận là gốc rễ của vô minh đau khổ
    3.Khi cái này không có thì cái kia cũng không có
    4.Khi cái này ziệt thì cái kia cũng ziệt
    5.Muốn zứt nhân zuyên giả hợp phải trừ ái thủ và vô minh
    6.Muốn trừ ái phải ngăn lục căn tiếp xúc với lục cảnh bằng giới hạnh.
    7.Muốn trừ thủ phải giảm lòng tham bằng thực hành bố thí.
    8.Muốn trừ vô minh phải học giáo pháp và thiền quán.
    9.Qoán để thấy thân tâm vạn vật vốn vô ngã, vô thường, bất tịnh và đau khổ.
    10.Ngộ được chân tâm phật tánh của mình mới là ngã, thường, tịnh, lạc.
    11.Các ngã đều zo nhân zuyên giả lập, phật tánh thấy rõ các ngã đó.
    12.Nhân zuyên giả lập ziệt, các ngã chấp ziệt, đạt vô ngã bình đẳng.
    13.Tham si sân tận ziệt, tam minh đồng bày, hoa sen trắng nở.
    14. Chuyên cần học hỏi hiểu hành tỏa hương sen trí huệ thơm ngát.
    15. Giới đức đầy đủ, kết hạt sen báu, gieo trồng giống thuần tịnh
    16.Phổ truyền phật pháp giác ngộ giải thoát tạo niết bàn tại thế.
    Bồ-tát từ bi thi ân, tu hạnh Độ vô cực, đã thực hành pháp đại-nhẫn-thí như vậy.
    14- Kinh truyện 14: Thanh-Tịnh-Cư-Sỹ
    Thuở xưa, Bồ-tát làm Thanh-Tịnh-Cư-Sĩ. Vua của đất nước ấy làm điều chân chính, khuyên zặn các qoan và zân chúng biết đến ba ngôi báu. Ai giữ giới, ăn chay thì được tha sưu thuế, miễn sưu dịch. Zân chúng lớn nhỏ đều thấy vua chuộng hiền đức, nên phần nhiều giả lương thiện mà âm thầm làm điều độc ác. Nhà vua dùng giới luật của Phật để xem xét tiết tháo nơi dân chúng, thấy lắm kẻ chỉ tốt bề ngoài mà trong lòng thì xấu, trái với sự giáo hóa trong sạch của Phật. Nhà vua liền giả vờ xuống sắc lệnh:
    -Ai zám tôn trọng đạo Phật thì bị tội chết bêu chợ.
    Bọn giả làm chí thiện không đứa nào là không bỏ điều chân chánh, buông lòng quay về gốc ác-ngụy của chúng. Bồ-tát tuổi già, lòng giữ sự sáng suốt chân chánh rộng lớn, nghe lệnh vua thì cả kinh, nói:
    -Bỏ chính theo tà, dù được làm đế vương, sống ngang Trời-Đất, giàu không ai hơn, sáu vui thỏa lòng, ta trọn không làm. Tuy sống chỉ trong một bữa ăn mà được thấy sự giáo hóa chân thật của Tam bảo, ta cũng cam lòng phụng sự. Còn ôm nhớ hàng vạn sách vở ghi chép về thế tục, thân sống trong cung trời, thọ mạng ngang trời mà mờ mịt về ba ngôi báu, không nghe được kinh Phật, thì ta không mong cầu. Vâng theo lời Đức Phật zạy, dù gặp phải họa giết chóc ta cũng cam lòng. Ta nhờ công đức đời trước, nay thấy kinh Phật, được thờ Tam bảo, nên dù gặp phải sự vô đạo tàn khốc, hoặc muối thịt, ngâm thân, hoặc nước sôi, lửa bỏng, ta trọn cũng không bỏ nẻo chánh chân để theo thứ yêu mị, độc hại kia.
    Nhà vua giao cho quan Hữu-Ty truy xét những người trái lệnh thì đem giết bêu chợ. Người tra xét thấy Bồ-tát bền chí phụng thờ Tam bảo không chuyển, lòng thành không suy giảm, liền bắt đem tâu lên vua. Nhà vua phán:
    -Đem ra chợ chém!
    Rồi kín đáo sai người theo nghe ngóng xem ông ấy nói gì. Bồ- tát có con lớn đã mười bốn tuổi, biết sắp phải chết bèn ân cần rặn rò con:
    -Này hài tử! Trời đất từ lúc mới zựng, có người sống đến nay, chúng sinh ở đời zo sáu tình loạn hành, cuồng say quá lắm, ít được gặp Tam bảo zẫn zắt giáo hóa, để trở lên thanh tịnh, trong sạch, sáng suốt. Con nay may mắn biết được đạo pháp, hãy thận trọng không nên bỏ. Ôi! Bỏ hạnh của Phật pháp mà làm theo hành vi hư ngụy của Quỷ-Ma thì chắc chắn mất nước thôi. Ta thà bỏ thân mạng này, chớ không hề bỏ nẻo chân chánh. Nhà vua nay đã sai lầm, con không được nghe theo.
    -Này con trai! Làm thân người khó được, đức hạnh khó giữ, để phòng chống bốn giặc Tham-Si-Sân-Xâm, con phải lấy giới hạnh làm thành trì kiên cố ngăn ngừa thói hư tật xấu xâm phạm, thành trì ấy không ngoài bốn thứ Tín-Hiếu-Lễ-Ngĩa.
    1.Tín phật, tín pháp, tín tăng, tín phật tử.
    2.Hiếu thuận ông bà, hiếu thuận cha me, hiếu thuận vợ chồng, hiếu thuận con cái.
    3.Lễ phép chuẩn mực với ba mặt: gia đình- nhà trường-xã hội.
    4.Ngĩa tình anh em, bạn bè, đồng ngiệp, đồng bào.
    -Này hiếu tử! Trên thế gian này có năm đấng đáng tôn kính : Phật, tì kheo, sa môn, phạm chí, cha mẹ. Cũng vì thế con hãy ghi nhớ và làm theo năm điều cha dạy zưới đây để được sống trong thanh tịnh dài lâu, đó chính là cách tốt nhất để con báo hiếu cha đó.
    1.Một lòng quy kính tam bảo, thờ mẹ kính cha, đi theo hướng sáng của phật bảo, đi theo hướng sáng của pháp bảo, đi theo hướng sáng của phổ bảo.
    2.Làm việc một cách cẩn trọng, kín đáo, suy xét kỹ lưỡng, cân nhắc lợi hại để tránh sai lầm và lãng phí.
    3.Cư xử bác ái và vị tha, thương người như thể thương thân, giận hờn qua đi, yêu thương còn mãi.
    4.Giữ mình trước những cám zỗ mật ngọt, Chớ phóng dật, buông tuồng mà xa chân vào hầm lửa hỏa ngục(hỏa ziệm sơn)
    5.Tự giác hành trì những gì kinh phật zạy bảo để tự thấy được chân lý không thể mê hoặc, che phủ.
    Quan Hữu-Ty tâu lên vua những điều được nghe. Nhà vua biết Bồ-tát giữ hành chân chánh, liền vui mừng mời đến, nắm tay dắt lên điện, nói:
    -Khanh chân chánh, đáng gọi là đệ tử của Phật.
    Rồi vua phong làm Tướng-Quốc, giao cho việc trị nước. Còn bọn người bỏ sự giáo hóa thanh tịnh của Phật thì lại phải đóng thuế, sưu dịch. Từ đây trong nước không ai là không ham chuộng điều thiện.
    Đức Phật bảo các vị tì kheo:
    -Vị quốc vương lúc đó là Zi-lặc, còn vị Thanh-Tịnh-Cư-Sĩ là thân ta, con trai là Gia-Hộ-La.
    - Người ngu mê muội không rõ đường đi lối về, không tôn kính ba ngôi báu, đem tâm ác đối với ba đấng Phật, tì kheo, Sa-môn. Nỡ bất kính, phỉ báng bậc đạo hạnh thì phải chịu khổ một kiếp; Cố tình đánh, dùng nhục hình, chặt tay, cắt mũi,... với các bậc đạo hạnh thì phải đọa làm súc sinh nhiều kiếp để người đời băm vằm ăn thịt<tội cấp độ súc sinh>; Tự ý chế tác kinh điển sai lầm, lừa gạt quần sinh tin theo ngụy ác đạo thì phải đọa làm quỷ đói nhiều kiếp để sám hối sửa sai<tội cấp độ quỷ ngụy>. Mượn zanh sắc phật, kinh phật để làm việc tà đạo tức ngoài nhân zanh đức phật nhưng trong chứa chấp tà ngụy thì phải đọa vào địa ngục thái sơn chịu tạp niệm zày vò<tội cấp độ tà ma>. Tự ý zối gạt mạo zanh phật, xuyên tạc, bịp bợm, bóp méo, tráo trộn kinh phật thì phải đọa làm thân Zị-Nhân, chịu kỳ hình zị tướng, khổ đau nhiều kiếp cho đến khi biết sợ hãi, chịu sống chân thật<tội cấp độ Asura>. Zối zùng miệng chê bai kinh Phật, báng bổ phật, giảng giải sai ý kinh Phật, zùng tay hủy hoại kinh phật, phá hủy chùa thất thì phải đọa vào hỏa ngục ziệm sơn, bị quỷ kéo lưỡi ra đặt vào cát nóng, rồi đem trâu đến cày trên đó, lại còn zùng đinh cháy đóng lên năm vóc, muốn thoát cũng không được<tội cấp độ tam độc>. Họa zữ thế, nên phải thận trọng, đừng làm theo nẻo ác.
    Bồ-tát giữ chí tu hạnh độ vô cực, đã thực hành trì giới như vậy.
    15.Kinh truyện 15: Vua Tượng-Lâm-Minh-Định
    Thuở xưa, bồ tát làm đại quốc vương, hiệu là Tượng-Lâm-Minh-Định cai trị một quốc gia rộng lớn, tươi đẹp, giàu có và thanh bình. Đất nước đó sau mười lăm năm zài hưng thịnh, nhà vua và các quan trở lên buông thả chạy theo zục lạc, buông bỏ các giới, vua lấy săn bắn làm thú vui qua ngày, quan lấy vơ vét của cải làm mục đích sống, quân lấy ức hiếp zân làm mồi ngon. Zân chúng theo đó mà phế bỏ hết các giới, kẻ giàu đi theo đường ăn chơi bệ zạc, kẻ khó chẳng còn chịu chăm chỉ làm ăn, kẻ bần oán thán, luật pháp lỏng lẻo, đạo đức suy vi, tệ nạn thừa thế phát sinh. Chẳng mấy chốc đất nước rơi vào cảnh lầm than loạn lạc, trong thì bùng nổ các cuộc nổi zậy, ngoài thì láng giềng đặt sẵn phục binh chờ cơ để xâm chiếm. Vua phải thân chinh đi zẹp loạn, theo Xa-Giá có tả Văn-Quan trung ngĩa và hữu Võ-Quân trung thành. Họ là hai bầy tôi trung tâm phúc thường hiến kế và can gián vua trong các công việc triều chính.
    Văn-Qoan can gián vua rằng:
    -Hưng binh zẹp loạn chỉ là sách nhất thời, chấn chỉnh triều đình, khoan thứ sức zân mới là sách lâu zài.
    Võ-Quân cũng khẳng khái nói:
    -Thần không sợ đánh, không sợ khổ, không sơ chết, chỉ sợ lòng zân không theo mà thôi. Zẹp loạn là phần ngọn, ziệt quan xâu mọt là phần thân, zụ zân yên ổn mới là phần gốc.
    Trong thời gian đánh zẹp, nhà vua và các trung thần tận mắt thấy cảnh cuộc sống khốn khó của quần chúng cần lao và chế độ hà khắc zo chính mình tạo ra:một mặt zung luật sắt thép thẳng tay đàn áp, một mặt tận thu của zân để nuôi quan tham, nuôi quân thâm, một mặt cường hào địa phương và phường buôn bán móc lối với nhau đè hiếp zân ngèo gây tội lỗi chất ngất. Thấy rõ ba mặt tệ nạn đó, vua chợt rơi lệ, thu binh hồi triều. Trời đế thích nhìn xuống động lòng thương cảm, bèn sai biên vương giao cho Vua Tượng-Lâm-Minh-Định chín phép an dân đó là:
    1. Vua quan giữ trì giới, kỷ cương ngiêm minh zân tất khắc an
    2.Zân chúng thực hành theo chánh đạo, không chộm cắp tà zâm ấy là an zân.
    3.Vua quan lo cho zân chúng miếng ăn chốn ở như cha mẹ lo cho ông bà, con cái ấy là an zân.
    4.Zân chúng chăm chỉ làm ăn, không zối gạt lừa đảo, kẻ giàu không khinh kẻ nghèo, cường hào không ỷ thế cưỡng hiếp kẻ yếu hèn ấy là an zân.
    5.Vua lấy nhân đức mà cảm hóa zân, lấy thiện hiền mà zậy bảo zân, hết lòng hướng zân đi theo lẻo thiện chân, chánh xa lẻo tà ác, độc hại ấy là an zân.
    6.Quan lấy zân làm gốc hết sức phụng sự, lấy vua làm nguồn hết sức trung thành. Vua tôi đồng lòng, lân bang chẳng giám phạm ấy là an zân.
    7.Quân lấy zân làm đối tượng để bảo vệ thì zân tức khắc hết lòng nuôi quân, thương quân như con cái, tin tưởng quân như trưởng cả, lòng quân zân keo sơn ấy là an zân.
    8.Hạng tứ tánh, lý gia, phạm chí, trưởng giả có tài hơn người lấy làm ăn chân chánh làm gốc, chớ cậy tài mà lừa gạt bóc lột kẻ ngu đần, thì của được nhiều như bậc vương giả mà bền, thân sang như bậc thượng khanh mà lâu, ấy là an zân.
    9.Vua; quan; quân; zân; bách tính đoàn kết một lòng, bao bọc nhau như một đại gia đình thì tai họa, bi nạn chẳng thể lay chuyển, đất nước thịnh bền cũng là vì Lý-Tình đó.
    Trở về Hoàng-Cung, vua Tượng-Lâm-Minh-Định thành thật sám hối, thành thật ăn lăn, đoạn tuyệt thú vui săn bắn sát sinh, quy y tam bảo, thọ trì ngũ giới, zốc hết sức sửa sang vương nghiệp; giúp muôn dân cho đẹp lòng trời đế Thích, phế bỏ quan tham lấy quan chính trực, loại hết quân thâm chọn quân liêm chính, chóc lã cường hào ác bá, tuyển cán bộ địa phương zo trực tiếp zân bầu, hợp lòng zân thì còn chức, mất lòng zân thì mất chức, mở trường học đến tận làng quê, miễn thuế khóa và chợ vốn cho zân ngèo làm ăn. Vua và các tôi trung kiên trì sách lạ được năm năm thì zân sinh; zân trí, zân khí; zân lực, zân quyền đều tăng. Quan quân không còn zám ức hiếp zân lành, cán bộ địa phương không thể sách nhiễn bà con, phường buôn bán không giám buôn gian bán lận. Khắp nơi lại thấy cảnh thanh bình, kỷ cương được tái lập, nội lực mạnh chưa cần đánh mà ngoại bang tự rút lui, thật là bất chiến tự nhiên thành. Đất nước lại thái bình âu ca, trăm họ vui mừng, muôn zân lại đời đời an lạc, Trời-Đất ngợi khen.
    Đức Phật bảo các tì kheo:
    -Vua Tượng-Lâm-Minh-Định khi đó là thân ta, Văn-Quan hành khiển là A-Nan-Đà, Võ-Quân điều binh là Đại-Ca-Ziếp, trời đế thích khi đó là Zi-Lặc.
    - Vua Tượng-Lâm-Minh-Định vì lầm tưởng, buông lung mà để nước rơi vào cảnh lầm than, vì biết minh định sửa sai mà nước lại cường thịnh.
    - Ta cùng Ma ha Ca-Ziếp và A-Nan-Đà là tình tương trợ lai sinh vạn kiếp, cốt nhục tình thâm, nhưng trong thâm ziệu đạo pháp còn hơn như thế, Phật đạo trụ thế lâu zài là nhờ pháp trì giới của tôn giả maha Ca-Ziếp, mọi kinh điển được kết tập đầy đủ, lưu truyền mãi mãi đều nhờ vào trí nhớ siêu việt của tôn giả A-Nan.
    Đức phật lại dạy:
    -Làm thân người không có trí kiên định theo chính đạo thì tỉnh mê mê tỉnh liên tục, đọa siêu luân chuyển khốc liệt trong lục đạo. Vì vậy để Thân-Ý khỏe mạnh không gì bằng thọ trì tam quy, để Khẩu-Ý sạch không gì bằng giữ gìn ngũ giới, để Tâm-Ý thanh tịnh không gì bằng thực hành thập thiện.
    Bồ tát thực hành đại đạo đã trì giới độ vô cực như vậy.
    Phụ thích:
    Quý vị nên biết tại việt nam tính đến thời điểm hiện tại đã có 30 thiền phái, chúng tôi đồng quy thành 30 pháp môn. Mỗi pháp môn là một cửa giải thoát, nến để mất pháp môn nào thì cửa giải thoát đó sẽ bị đóng lại, ko thể giải thoát được.Trước mắt chúng tôi phục tên của bẩy pháp môn đầu, còn nội dung, cách tu hành thì hiện tại chưa thể cấp được. thực ra nó là trách nhiệm của pháp chủ và giáo hội. họ phải làm việc đó. Còn họ không làm nổi thì chúng tôi làm cho.
    1. Dược sư nhân đạo: kinh nền tảng: kinh lục độ
    2. Kim cương: kinh nền tảng: kinh kim cương
    3. Tượng đầu tinh xá: kinh nền tảng: kinh tượng đầu tinh xá
    4. Vô ngôn thông: tổ sáng lập: vô ngôn thông
    5. Tịnh độ vô lượng quang: -tổ sáng lập: đức tổ huyền quang
    6. Thảo đường: tổ sáng lập: thảo đường
    7. Trúc lâm yên tử: tổ sáng lập: phật điều ngự giác hoàng
    Như câu nói gần giống với câu quen thuộc của hệ phái:Tôi là vô zanh bá đa lộc. đến bố thí một lần và duy nhất.Chào thân ái và chống mắt xem quý vị tu sửa.

  4. #4

    Mặc định

    Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông
    Đường đi to lớn, ít tai nạn, ít người chịu đi vì đã đui mù lại không có người chỉ đường
    1. A
    2. B:hiếu thảo lớn nhất đời người là phụng dưỡng cha mẹ
    3. C:trách nhiệm lớn nhất đời người là nuôi dạy con cái
    4. D
    5. I
    6. Thiết thực lớn nhất đời người là biết sửa chữa sai lầm để tốt đời đẹp đạo (tuyên ngôn tôn giáo)
    7. Rèn luyện lớn nhất đời người là đạt đến sự tự tin
    8. Thử thách lớn nhất đời người là tận tường hiểu biết
    9. CHƯƠNG I:THỰC HÀNH NHẪN NHỤC ĐỘ VÔ CỰC ...[13 chuyện]
    10. CHƯƠNG II:THỰC HÀNH GIỚI ĐỨC ĐỘ VÔ CỰC ... [16 chuyện]
    11. CHƯƠNG III:THỰC HÀNH BỐ THÍ ĐỘ VÔ CỰC ...........[30 chuyện]
    12. CHƯƠNG IV:THỰC HÀNH TINH TẤN ĐỘ VÔ CỰC .....[16 chuyện]
    13. CHƯƠNG V:THỰC HÀNH THIỀN ĐỊNH ĐỘ VÔ CỰC ... [10 chuyện]
    14. CHƯƠNG VI:THỰC HÀNH TRÍ TUỆ ĐỘ VÔ CỰC.......... [16 chuyện]
    1. Bồ tát Thiền định nơi rừng sâu
    2. Bồ tát Qoán định thân xác người
    3. Bồ tát qoang định zuyên kiếp người
    4. Thái tử quyết trí chọn thiền
    5. Thái tử nhất tâm nhập thiền
    6. Thái tử kiên định đắc thiền
    7. Đức phật ngồi tọa thiền
    8. Đức phật hành tuệ thiền
    9. Đức phật học Vô-hữu-vi
    10. Đức phật nhập đại định
    Có mười cấp thiền định, kinh điển chỉ nói có 4 cấp, trải qua mười cấp này rồi sẽ hiểu thế nào là giác ngộ và giải thoát, khi thiền định thì vô lượng thân nhập vào một thân, không có chấp pháp, tranh chấp trong thiền định, chỉ có ta đối diện với chính mình mà thôi. Thích ca đắc đạo bồ đề, hạ thấp mình làm sa môn <là bọn phật giáo đại thừa bây giờ> để dậy cho đám tì kheo <là bọn phật giáo nguyên thủy bây giờ) để bọn này rũ hết si ngu mà thành quả la hán, nhưng khi đắc quả này rồi thì xảy ra chuyện hai đám tì kheo và la hán quay lại bức hại thầy <là đám sa môn bây giờ> đám la hán hán gọi mình là sư, đám tỳ kheo gọi mình là trưởng lão, rồi vênh mặt lên dậy đời. Tỏ ra mình hơn tất cả. bọn trưởng lão thì kiêu ngạo, bọn la hán thì hợm hĩnh. Chúng đui mù không nhìn thấy bằng chứng sống của 28 tổ tây trúc và lục tổ ấn hán. ở vietnam nầy thì chúng còn đui mù hơn khi bỏ qua trúc lâm tam tổ là tam bảo đông độ nầy. Đường đi rộng mở khăp cùng, phật môn khăp chốn chỉ vì đui mù ảo vọng mà còn cãi chày cãi cối, tưởng này mong kia, dựa hơi ợ ngáp để cho chúng sinh cúng thí cho nhiều, tu không đến nơi, làm không đến chốn nhưng luôn bám víu vào hư danh để được chúng đệ tử suy tôn, phỉnh nịnh, đường đi thì cũ nát xuống cấp không ai sửa, đi một trăm đứa thì tai nạn chết còn một là may. Đường sưa cũ nát xuống cấp, và bị ăn bớt nguyên vật liệu nên chóng hỏng. Có khác nào đường xá của bọn vietnam đâu. Trời mưa thì đường thành sông, cống rãnh phỏng có ích gì, làm được một vài năm thì ổ gà ổ voi, tai nạn suốt thì đổ cho gì đó. Nay bọn vô zanh này sửa cho mà đi, không mất một đồng một cắc, thế mà lũ đui mù kia còn cãi nhau ỏm tỏi. Hay sống trong đói khổ ngu dốt quen rồi, đường làm lại ngon quá không biết đi, đi chẳng xong thì hành cái gì. Bọn bẩn hán gặp được đường này thì mừng như bố mẹ nó chết đi sống lại, bọn tì kheo gặp được đường này thì mừng như cụ kỵ chúng nó hồi sinh mới phải, hà cớ gì mà còn tham đắm, si chấp tranh nhau.

  5. #5

    Mặc định

    58- Kinh truyện 58: Giết rồng thuần rắn cứu độ cả nước.
    Thuở xưa có anh em Bồ-tát một chí như nhau, đều đi học đạo, ngưỡng mộ chư Phật, các hạnh khó theo kịp, đọc tụng kinh văn, giải thích nghĩa diệu, khai thị zắt dẫn sáu nẻo tối tăm, luyện bỏ lòng cấu uế, chỉ quấn tịch tĩnh. Mỗi khi nghe các nước không biết tới ba ngôi báu, hai anh em liền đến để dẫn dạy, khiến họ phụng trì diệu hạnh chân chánh của sáu độ.
    Bấy giờ ở bên bờ biển rộng, có một nước lớn, tên là Rồng-Rắn-Long-Trường-Phú(NagarMahoragasagita), vua nước ấy ưa thích học đạo, bị bọn yêu quái zụ zỗ, zạy trao điều Quỷ-Ngụy và Tà-Ma, cả nước noi theo, nên zân chúng đều phụng thờ đạo độc hại. Gió mưa không thuận thời, yêu quái khắp chốn, anh em Bồ-tát tự bàn với nhau:
    -Ở chính nước ta, ba ngôi báu đã hành hóa, mọi người đều tuân giữ mười điều lành. Vua nhân, tôi trung, cha ngĩa, con hiếu, chồng trinh, vợ tín, nhà nhà đều có người hiền đức, thì anh em ta còn giáo hóa ai nữa?
    Nước kia tin theo yêu quỷ, ưa thích nuôi loài rồng rắn, nhưng không biết cách thuần hóa chúng, bấy giờ có hai con rồng và rắn vì bị bỏ đói lâu ngày nên chúng quay sang ăn nuốt zân đen, họ gào kêu thê thảm nhưng không ai cứu giúp, mà ta lập chí cầu Phật chỉ vì loại người ấy. Vậy chúng ta nên đem Đạo đến đó giáo hóa, zẫn zụ cho họ lòng nhân, rồng rắn ngậm độc zữ, chúng ta sẽ tiêu ziệt chúng.
    Người em nói:
    -Giới luật của Phật cho sát sinh là tội hung ngược lớn nhất, bảo vệ sự sống là đầu mối của đạo nhân, vậy phải làm sao đây?
    Người anh nói:
    -Hễ giết một người vô tội thì tội trả trăm kiếp; giết một rồng rắn thì tội kia phải trả vạn kiếp thì oán khí mới tiêu tan. Nay rồng rắn ăn nuốt zân cả nước, ta sợ hằng hà sa số kiếp zù hết tội, hậu họa của chúng vẫn chưa trừ xong. Nếu vì tham muốn chút lợi trong chốc lát mà không thấy cái tội bị thiêu đốt nơi hỏa ngục, lòng ta thấy thương xót lắm. Làm người khó được, Phật pháp khó nghe, giết rồng thuần rắn để cứu nước kia, đem ba ngôi báu và hạnh cao của sáu độ để zẫn zạy thì họa này như tơ tóc mà phước ấy vượt hơn Trời Đất. Em hãy hóa làm voi, ta hóa làm sư tử, nếu mạng chúng ta không mất thì nước ấy không thể cứu được. Rồi họ cúi đầu lễ mười phương Phật, thề:
    “-Chúng sinh không yên ổn là lỗi của tôi, sau này thành Phật sẽ hóa độ tất cả.”
    Voi và sư tử cùng lúc tới chỗ rồng rắn, rồng rắn hợp sức với nhau, rắn lao thẳng vào voi phun độc, rồi quấn mình quanh cổ voi, chân voi, voi điềm tĩnh zùng nhu chế cương khiến rắn bị khuất phục, còn Rồng thì zương oai sấm chớp nổ vang, sư tử giậm chân hống; rồng phô bày uy linh, sư tử hiện thế lực bừng bừng, khắp đại địa đều chấn động, một mạng rắn sống sót, ba mạng rồng, voi, sư tử đều chết. Chư Thiên ca ngợi, không ai là không tán thán lòng nhân. Rắn kia được tha chết, nhưng còn thương sót rồng, nó zụng pháp nối liền thân với rồng, rồi truyền thần lực khiến rồng sống lại, chúng đồng lòng cải đổi tính ác thành thiện, nguyện đem sức lực zư thừa hộ giá bảo vệ chư phật.
    Hai vị Bồ-tát sau khi mạng chung, sinh lên cõi trời thứ tám Qoang-Minh. Cả nước ấy zân chúng được toàn mạng, ôm thây của hai vị kêu khóc thê thảm.
    -Đây chắc hẳn là thánh chứ ai mà nhân từ như vậy.
    Sau đó, môn đồ của hai vị tìm đến, thấy thầy có lòng Từ bao la, giết mình để cứu mọi người, nên đều thương xót, ca ngợi công đức. Rồi họ tiến hành tuyên zương đạo hóa của thầy, vua và thần zân nước ấy bây giờ mới biết có Phật đạo. Cả nước noi theo đều nói:
    -Đức nhân hóa của Phật đã đạt đến Vô-Úy như thế ư?
    Chôn cất hai thầy, cả nước buồn thương. Vua ra lệnh:
    -Ai không phụng trì sáu độ, mười điều lành của Phật mà thờ yêu quỷ thì bị tội đến cả quyến thuộc.
    Từ đó về sau, nước ấy có Sa-môn số ngàn sánh vai mà đi. Trong nước, đàn ông đàn bà đều theo hạnh cao thanh tịnh, đất nước yên lành thái bình.
    Đức Phật bảo các vị Tỳ-kheo:
    -Người anh khi đó là thân Ta, người em ấy là Zi-lặc, còn rồng zữ nay là Long-Thần-đại-lực, rắn độc nay là Hộ-Pháp-Trường-Luật, quốc vương là Mục-Kiền-Liên.
    -Loài rồng rắn từ đấy trở đi thì thuần, không còn tính hung ác, quy phục tam bảo, chuyên tịnh tu nơi biển sâu, rừng thẳm, núi cao, chỉ xuất hiện cứu giúp quần sinh khi cấp thiết, chịu làm thuyền bát nhã cứu người gặp lũ lụt, chịu làm đò lục độ trở người gặp họa hoằn, chịu làm rắn tạo mây rồng phun mưa giúp người gặp hạn hán, chịu làm đường trường đạo long để người đi lại, quả là công đức hóa độ vô lượng của chư phật.
    Bồ-tát luyện chí độ vô cực, đã vì quần sinh mà xả thân bố thí như vậy
    giải thích thêm cho lũ đui mù này:
    “bấy giờ có hai con rồng và rắn vì bị bỏ đói lâu ngày nên chúng quay sang ăn nuốt zân đen, họ gào kêu thê thảm nhưng không ai cứu giúp”.
    Hình ảnh hai con rồng rắn ăn nuốt dân đen là bọn tham ô tham nhũng tham đất bây giờ, chính là bọn quan chức bấy giờ, chúng ăn của dân không từ một thứ gì, lời từ mồm chúng thối hơn đống phân, vạn lời chẳng có một lời đáng tin, giờ chỉ còn hi vọng vào một trọng phụ mà thôi.

  6. #6

    Mặc định

    66- Kinh truyện 66:Nai chúa truyền đại mật pháp
    Thuở xưa, Bồ-tát làm thân nai chúa hiệu là Thái-Chủ, thân hình cao lớn, lông có sáu màu là đỏ-cam-vàng-lục-lam-trắng, móng sừng đẹp lạ, các nai khác phục tùng đi theo hội thành bầy đàn đông đúc đến hơn năm trăm con.
    Một hôm, quốc vương nước ấy đi săn, bầy nai bị phân tán, con thì lao vào hang núi, con thì rớt xuống vực sâu, húc vào cây, đâm vào gai, za nát xương gãy, tử thương và bị giết không ít. Nai chúa thây thế, nghẹn ngào nghĩ: “Ta là trưởng đàn, đáng lẽ phải sáng suốt chọn đường đất mà đi kiếm ăn. Chỉ vì cỏ non mà quanh quẩn ở đây, làm cho lũ nhỏ bị tiêu tán, lỗi này tại ta”. Rồi nai chúa theo đường tắt, tự đi vào thành. Người trong nước thấy nó đều nói:
    -Vua ta có đức chí nhân, khiến nai thần đến tận triều.
    Vì cho là điềm lành của đất nước, không ai dám động tới nai chúa nên nai chúa mới đến được trước điện vua, quỳ xuống tâu:
    -Loài thú nhỏ tham sống, gởi thân nơi đất nước ngài, bởi gặp thợ săn, loài vật chúng tôi chạy trốn, hoặc sống thì lạc nhau, hoặc chết thì la liệt. Lòng nhân của trời luôn thương yêu loài vật, thật đáng buồn đau.
    Chúng tôi tự chọn mỗi ngày dâng nạp thái quan, xin cho biết số lượng,
    không đám zối gạt.
    Nhà vua lấy làm lạ, đáp:
    -Thái quan dùng một ngày không quá một con. Ta không biết các ngươi bị tử thương quá nhiều. Nếu quả thật như lời ngươi nói, thì ta thề không đi săn nữa.
    Nai chúa về họp cả bầy nai, nói hết ý ấy, chỉ rõ chỗ họa phước. Cả bầy nai nghe rồi đều phục tùng, tự phân thứ tự, con nào phải đi trước.
    Mỗi khi con nào sắp đi chịu chết đều đến từ biệt nai chúa, nai chúa đều
    rơi nước mắt, thương xót dặn dò:
    -Sinh ra trên đời đều phải chết, có ai được miễn đâu. Con nên tìm đường niệm Phật, nhân hiếu từ tâm, đối với vua kia, chớ có oán giận.
    Hàng ngày đều như thế cả.
    Một hôm, đến lượt một con nai phải ra đi, mà thân mang thai gần ngày sinh. Nó thưa:
    -Chết tôi không zám trốn tránh, nhưng xin được tạm miễn để sinh con.
    Bèn chọn con kế tiếp để thay, con này dập đầu khóc thưa:
    -Tôi nhất định là phải chết rồi! Nhưng hãy còn sống được một ngày một đêm nữa. Dù mạng sống chỉ giây lát, nhưng giờ đến thì mới không ân hận.
    Nai chúa không nỡ ép uổng các sinh mạng ấy. Rạng ngày, nai chúa bèn trốn đàn, đích thân đến thẳng chỗ thái quan. Người nhà bếp biết được liền tâu lên vua.
    Nhà vua hỏi duyên cớ, nai chúa đem sự việc như trên đáp lại. Nhà vua bùi ngùi thương xót, rơi nước mắt: Há có loài thú mà mang lòng nhân từ như trời đất, giết thân mình để cứu cả đàn, đi theo hạnh từ bi rộng lớn của cổ nhân. Còn ta là vua của loài người, hàng ngày giết bao mạng chúng sinh chỉ để béo tốt cho thân mình! Ta ưa nẻo hung ác, chuộng nết của loài sài lang sao! Loài thú mà làm điều nhân từ như thế là tôn phụng cái đức hiếu sinh của trời.
    Nhà vua bảo nai chúa trở về chỗ cũ, rồi hạ lệnh cho cả nước, nếu có người xâm phạm đến loài nai thì coi đồng với tội giết người. Từ đó về sau vua và quần thần đều cải hóa, zân chúng tuân theo nẻo nhân không sát sinh. Ân đức thấm nhuần đến cả cỏ cây, đất nước được thái bình.
    Lại một kiếp khác, Bồ-tát thân làm đại chúa loài nai, hiệu là Thái-Phú, sức lực vượt hơn trăm lần đồng loại, nhân ái trùm khắp, lũ nai ái mộ theo về đông hơn ngàn con. Một hôm, bầy nai zạo chơi gần vườn ngự, người giữ việc chăn nuôi thấy được, tâu lên vua. Nhà vua đốc suất quân sĩ bao vây đuổi bắt. Nai chúa rơi nước mắt nói:
    -Các ngươi bị ách nạn này là zo ta cả. Ta sẽ hy sinh thân mình để cứu các ngươi.
    Rồi nai chúa đến bên mép lưới, quỳ hai chân trước xuống, bảo:
    -Hãy leo lên mình ta nhảy ra, các ngươi sẽ được toàn mạng.
    Bầy nai làm theo lời nai chúa nên đều được khỏi chết. Riêng thịt trên thân nai chúa đều bị rách nát, máu chảy như suối, ngã xuống đất chết giấc, đau đớn khó nói hết. Cả bầy nai than khóc, quanh quẩn chẳng chịu đi. Vua người thấy thân thể nai chúa tàn tạ, máu chảy đỏ đất mà không thấy bầy nai, mới hỏi:
    -Con này sao thế?
    Nai chúa đáp:
    -Giữ tiết không tròn nên phải nhận thân mạng làm loài thú, tìm kiếm cỏ
    non để bảo toàn mạng sống nhỏ hèn này, nên phạm đến cõi nước vua, tội
    rất nặng. Thịt trên thân tuy hết, nhưng thịt hai đùi vẫn còn đầy đủ, xin để
    thái quan làm bữa dâng vua.
    Nhà vua hỏi:
    -Ngươi vì zuyên cớ gì mà đến nỗi như vậy?
    Chúa nai tâu đầu đuôi sự việc đã xảy ra. Vua nghe qua bùi ngùi rơi nước mắt, nói:
    -Ngươi là súc sinh mà có lòng nhân từ rộng như trời đất, hủy bỏ thân mạng mình để cứu giúp đồng loại. Ta làm vua người, lại hiếu sát tàn hại các sinh vật của trời!
    Liền ban bố lệnh nghiêm, bảo cho zân chúng trong nước: từ nay cấm tuyệt việc săn bắn, không ăn thịt nai.
    Nhà vua cho người mở zây lưới, đem nai thả nơi chỗ đất bằng phẳng.
    Đàn nai thấy vua của chúng, thảy đều ngóng lên trời khóc than. Rồi chúng đến trước nai chúa liếm nơi vết thương, lại chia nhau hái thuốc nhai nhỏ rịt vào thân nai chúa. Vua người thấy vậy, một lần nữa gạt lệ, nói:
    -Vua đem tình cha đối với con để thương yêu, nuôi dưỡng dân chúng thì dân chúng dùng tình con đối với ân sâu của cha mẹ mà mến mộ vua của họ. Đạo làm vua đâu có thể bất nhân được!
    Từ đó nhà vua hết giết hại, ưa chuộng nẻo từ, trời liền độ giúp, nước giàu dân vui, xa gần đều ca tụng đức nhân, dân theo về như nước.
    Zo có lòng tinh tấn bền bỉ, bất thoái chuyển mà một kiếp kia lai chúa được làm người tên là A-Lại-Za-Thức, nhà vua cũng vì cảm ứng mà hóa làm bạn đồng hành tên là Đức-Lạc-Chính. Họ đều thọ giới Tì-Kheo, sinh vào thời có phật, có pháp, có thánh chúng. Thời bấy giờ có đức phật hiệu là Nhất Thiết Độ Vương Như Lai Vô Sở Trước Chân Chính Giác tại thế. Ngài đã vì chư Thiên, chúng zân nhiều không kể xiết mà thuyết giảng kinh pháp. Tì-Kheo A-Lại-Za-Thức nghe kinh hoan hỷ, liền chứng được quả A-Zuy-Việt bất thoái chuyển, thần thông đầy đủ, còn Tỳ-kheo Đức Lạc Chính thì ngủ say không thức nghe nên không được gì. Khi đó, A-Lại-Za-Thức gọi Đức Lạc Chánh nói:
    -Đức Phật khó gặp! Hàng ức trăm ngàn đời mới một lần xuất thế, nên phải lấy tinh tấn làm gốc cho các việc làm, sao lại ngủ nghỉ mãi?
    Phàm ưa ngủ nghỉ là tội bị các ấm che lấp, phải tự cố gắng mới có được tâm giác ngộ.
    Đức-Lạc-Chính nghe lời bảo ban ấy liền đi kinh hành, Vừa mới đi kinh hành thì lại đứng ngủ, phiền loạn như thế thì không thể tự định được. Ông liền đi đến bên zòng suối, muốn ngồi tư duy thì lại ngồi ngủ nữa. Khi ấy, A-Lại-Za-Thức phải quyền biến khéo léo đến để độ bạn, bèn hóa làm con ong mật chúa bay đến trước mắt bạn như muốn chích vào. Đức-Lạc-Chính cả kinh nên thức zậy và ngồi, nhưng chỉ sợ chúa ong trong giây lát rồi lại ngủ tiếp. Lúc ấy, ong mật chúa bay xuống zưới nách, chích vào ngực và bụng ông ấy. Đức-Lạc-Chính cả kinh, trong lòng rúng động, không zám ngủ nữa. Khi đó, hai bên bờ suối nước trong sạch có năm thứ hoa cùng nở là hoa sen, hoa súng, hoa thủy tiên, hoa zâm bụt và hoa vô ưu quý hiếm năm ngàn năm mới nở một lần, đủ màu sắc, hoa nào hoa nấy đều tươi đẹp, thanh khiết, ong mật chúa bay đậu trên đóa hoa hút lấy mật hoa. Đức-Lạc-Chính bèn ngồi ngay ngắn nhìn ong, sợ nó bay đến chích nên không zám ngủ nữa, lại tư zuy về ong chúa, quan sát nguồn cội sự việc. Ong chúa hút nhụy không bay ra khỏi hoa. Trong chốc lát, ong chúa ngủ, rơi vào vũng bùn, thân thể lấm zơ, lại bay trở về đậu trên đóa hoa. Lúc ấy, Đức Lạc Chánh hướng về ong mật nói lời kệ:
    1.Người ăn vị cam lộ
    2.Thân thể được an ổn
    3.Không nên lại mang về
    4.Cho khắp cả vợ con
    5.Vì sao rớt trong bùn
    6.Tự làm nhơ thân thể?
    7.Như thế là không khôn
    8.Vị cam lộ bị hỏng
    9.Lại như đóa hoa này
    10.Chẳng nên ở trong lâu.
    11.Trời lặn hoa lại khép
    12.Muốn ra khỏi được nào
    13.Phải đợi mặt trời mọc
    14.Mới ra khỏi được hoa
    15.Mệt tối nơi đêm dài
    16.Khổ nhọc như thế đấy.
    Ong mật hướng về Đức Lạc Chánh, nói kệ đáp:
    1.Phật ví như cam lộ
    2.Lắng nghe không nhàm đủ
    3.Chẳng nên có biếng trễ
    4.Không ích cho mọi người
    5.Năm đường biển sinh tử
    6.Ví như rớt bùn nhơ
    7.Ái zục đã trói buộc
    8.Không trí là đắm mê
    9.Mặt trời mọc, hoa mở
    10.Ví sắc thân Đức Phật
    11.Mặt trời lặn, hoa khép
    12.Ví Phật nhập Niết-bàn
    13.Được gặp đời có Phật
    14.Phải tinh tấn thọ trì
    15.Trừ bỏ ngủ che lấp
    16.Chớ bảo Phật thường trụ
    17.Yếu Tuệ của pháp sâu
    18.Không zo sắc zuyên hợp
    19.Ấy hiện có người trí
    20.Nên biết là phương tiện
    21.Quyền biến khéo để độ
    22.Có ích không nêu quấy
    23.Mà hiện biến hóa này
    24.Cũng zo tất cả ấy
    25.Tinh tấn đại tinh tấn
    26.Nhất thiết trí thành ngay.
    27.Qoán sâu sắc thế gian
    28.Được pháp nhãn thanh tịnh
    29.Tỏ vô vi ziệu pháp
    30.Nhập ziệt tưởng thọ định
    31.Minh tâm kiến phật tánh
    32.Ngã lạc tịnh thường hằng
    Khi Đức Lạc Chánh nge ong mật chúa nói kệ như thế thì đạt được “Pháp nhẫn bất khởi”, tỏ được gốc của các pháp, chứng được “Đà-la-ni”, mới biết đây là phương tiện quyền xảo của A-Lại-Za-Thức. Từ đó, Đức Lạc Chánh thường một mình đi Kinh-Hành, không còn biếng trễ, đồng thời cũng chứng được quả vị A-Zuy-Việt bất thoái chuyển.
    Đức Phật bảo Tôn giả A-nan:
    - Lai chúa tinh tấn thành A-Lại-Za-Thức lúc bấy giờ nay là thân Ta, còn đức vua thoái chuyển thành Đức Lạc Chính ấy là Zi-lặc.
    -Lúc bấy giờ Ta với Zi-lặc cùng nghe kinh pháp, Zi-lặc thì lo ngủ ngỉ nên không được gì cả. Giả như thời đó Ta không zùng phương tiện khéo léo để độ ông ấy thì Zi-lặc đến nay vẫn còn ở trong sinh tử, chưa được giải thoát. Vậy các vị nge pháp này phải thường tinh tấn, rộng khuyên tất cả mọi người, phải từ bỏ sự che lấp của ngủ ngỉ, phải zốc tạo căn bản
    cho trí tuệ sáng suốt. Hãy siêng năng, tinh tấn, nge nhớ, đọc tụng, không được biếng trễ, để khỏi bị vòng tối của các ấm phủ che.
    Đức Phật nói như vậy rồi, thì vô số phật tử bất tư ngị thế giới mười phương đều phát tâm nhất thiết trí bình đẳng.
    - Bồ-tát đời đời hy sinh thân mình để cứu giúp muôn vật. Tinh tấn không biết mệt mỏi, đi đến cửa tử, nơi nước sôi lửa bỏng cũng không thoái chuyển, công đức ngày càng lớn thêm, rồi trở thành bậc Đại hùng tôn quý, truyền giảng kinh pháp Như-Lai chính chân giác đạo.
    Bồ-tát luyện chí Độ vô cực, đã luôn tinh tấn như vậy.

  7. #7

    Mặc định

    67- Kinh truyện 67:Ngựa chúa
    Bồ-tát thuở xưa, thân làm ngựa chúa, tên là Khu-Đa, thường đi khắp thế gian độ những kẻ lầm đường lạc lối, bấy giờ bồ tát đang ở trên đỉnh núi cao, ăn gạo trắng vừa kiếm được để lấy sức vượt qua rừng rậm đến Miền-Đất-Hứa, thì thấy ở vùng đất cạnh đầm lầy kia chúng sinh đang kêu gào cầu cứu. Đầm lầy lâu ngày không được gạn đục khơi trong, tích tụ khí độc sinh ra tứ chúng ác zục: một là ác mãnh, hai là thiên mãnh, ba là ác ma, bốn là thiên ma. Chúng biến hóa khôn lường để lôi kéo zân lành lún xuống bùn lầy đi vào cõi mông muội.
    1.Ác Mãnh hóa làm loại người tàn nhẫn giết người không gớm tay, ức hiếp zân lành kết bè kéo cánh, bắt họ đi theo nhóm hội của chúng.
    2.thiên mãnh hóa làm những zâm nữ và zâm nam zụ zỗ zân lành hưởng lạc thú nhục zục, zẫn đến u mê thác loạn không tìm được lối thoát, lại hóa thành loại người phóng zật, chuyên phóng zật buông tuồng, không theo giàng buộc chuẩn mực nào, khiên cho nhân sinh rơi vào cảnh sắc zục để chúng tiện chăn rắt, giữ chắc ngôi mãnh đế.
    3.Ác Ma hóa thành loại người tham lam, tham vọng, tham ái đi zụ zỗ lừa gạt zân lành khiến họ xa chân vào các hầm địa ngục đến giệt thân mất mạng
    4.thiên ma hóa thành loại người hung ác, chuyên đâm thuê chém mướn, giết người cướp của, bắt cóc con tin, khiến cho các gia đình trở lên lơm lớp lo sợ, không giám ra khỏi nhà, lại hóa thành thân nam nữ ham muốn zâm zục, zâm zục quá độ, không biết tiết chế zục tính, khiến cho zân chúng rơi vào cảnh si mê để chúng zễ bề cài quản, giữ vững ngôi ma vương
    Chúng sinh ở gần đầm lầy ấy đang sống giở chết giở vì bị Ma vương và mãnh đế hợp sức với nhau khống chế, kiểm soát. Họ tiến lên thì mắc rừng rậm, lùi lại thì đụng phải đầm lầy, nên ngày đêm kêu khóc thảm thiết, kẻ có quyền thế thì say trong zục lạc, kẻ bị áp bức, bóc lột thì chịu khổ không kể siết mong cầu được giải thoát. Bồ tát ngĩ: “ta cầu đạo lớn cũng chỉ vì những chúng sinh đau khổ như thế này”, liền bay xuống gần đầm lầy mà hiệu triệu: “Ai muốn thoát khỏi đầm lầy zơ đục đến miền đất hứa thì theo ta. Ta sẽ zẫn các ngươi vượt qua mọi trở ngại đến nơi an toàn”. Kêu như thế ba lần thì các chúng zân và nhân sinh đang chịu khổ mụ mị của bốn ngục tù hãm zo hai loài Ma-Mãnh tạo ra thấy được, họ đều đồng thanh nói:
    -Từng nge loài Ngựa-Thần-Kim-Na-Ra có đôi cánh màu vàng thường đến nơi khổ nạn cứu độ quần sinh, bây giờ mới được thấy.
    Rồi họ hồ hởi gọi nhau bỏ đi theo ngựa chúa, kẻ nào còn chút sức lực chịu tinh tấn và hi vọng vào tương lai thì cố hết sức chốn chạy theo ngựa chúa vượt qua rừng rậm đến miền đất hứa xây zựng đời sống mới. Đến miền đất hứa rồi, ngựa chúa lại khuyên họ quy kính tam bảo, hành điều chính chân để tránh bị quay lại cảnh ác cũ rồi mới bay đi. Những kẻ nào ở lại đều bị các thế lực của ma mãnh bủa vây hủy ziệt rồi tất cả zù là ma mãnh lẫn người bị hại đều cùng nhau đọa vào ngục hỏa ziệm sơn của Ziêm-Vương thọ khổ trường kỳ.
    Lại một kiếp bồ tát làm thân vua loài ngựa tên là Kiến-Đức, thân mình rực rỡ, gồm các màu đỏ, cam, vàng, lục, lam, tuyển, tím như bẩy sắc cầu vồng, có cặp mắt tinh tường nhìn xuyên suốt địa ngục thái sơn, thấy khắp bẩy chúng ma oán là ma tham zục, ma đói khát, ma hận thù, ma bịp bợm, ma ngu zốt, ma chộm cướp, ma sát nhân... nhiều không kể xiết. Bấy giờ đầm lầy kia đã hóa thành địa ngục thái sơn, làm thân hình người nhưng tâm tính đã hóa làm ma mãnh hết cả, ngu si vô minh che zày lớp lớp, sống mà như đã chết rồi, hiện tại quá khứ tương lai đều mờ mịt. Bồ tát zây lòng thương sót vô hạn, bèn lập lời nguyện:“xin Trời-Phật cho sức mạnh zũng mãnh để thân ngựa này lao vào địa ngục độc hại cứu vớt quần sinh thoát khỏi đọa đày, đưa họ về lẻo chính chân, thánh hạnh”. Lời nguyện cầu lập tức ứng ngiệm, sức vua ngựa vượt trội hơn trăm lần trước, đầu óc vua ngựa trở lên sáng suốt, nhớ được con đường cũ, nó vào địa ngục cứu giúp những kẻ mất trí, quên mất chân thần, chân linh tìm lại chính mình, rồi khuyên họ thọ giới tam bảo để không còn đánh mất mình nữa, khuyên họ sám hối qoay đầu về lẻo chân chính cũ làm lại từ đầu. bỏ ác phục thiện. Nhờ được bồ tát kiên trì cứu giúp mà chúng sinh ở chốn hôi tanh nhơ nhớp đó zần zần hồi phục nhân tính, thoát vô minh, tỉnh cơn mê lầm. Bồ tát lại chỉ bảo họ đào kênh zạch, thông luồng lạch, khoanh đầm lầy, lạo vét bùn, để gạn đục khơi trong đầm lầy, rồi thả hoa sen vào khiến cho đầm lầy trở lên thơm ngát, sú uế chẳng còn, độc khí tiêu tan, địa ngục biến mất, không phải bỏ sứ sở mà vẫn sống an lạc được. Công đức vô cùng ấy của vua ngựa được Trời-Đất ngợi khen không zứt.
    Nhờ công đức vô lượng này, một kiếp kia ngựa chúa được làm thân người. Bấy giờ miền đất hứa đã trở thành đế vương đô, văn minh thanh lịch, đầm lầy cũng trở thành phụ đô, thơm sạch và phồn hoa đô hội bậc nhất bốn cõi. Vì bồ tát thệ nguyện đời đời giữ đạo tinh chuyên, rốc lòng thờ phật nên lánh xa nơi đô thành huyên láo, không chuộng nẻo vinh hoa, giữ giới ở ẩn, nương náu nơi nhà quan tri phủ đã ngỉ hưu, vị quan này vốn thanh liêm và thương zân, thấy zân địa phương không có chỗ chôn cất người thân quá cố, đã tự nguyện hiến đất tư lợi thái ấp của mình để làm ngĩa trang rồi cắt cử bồ tát làm người trông coi nghĩa địa đó. Bồ tát khéo léo tổ chức, chia ngĩa địa làm bốn khu: hung táng, cải táng, hợp táng và quần táng. Nếu có ai đến chôn cất, ngài liền ra sức giúp đỡ, tang chủ cảm động, đem của báu biếu cho. Có được ít nhiều đều đem nộp lại cho chủ đất. Chủ nhân nói:
    -Ông ra sức mới có được của báu này, sao lại đem đưa cho ta?
    Đạo sĩ trả lời:
    -Tôi giữ đất cho ông, người ta đến mai táng trên đất của ông, luận theo đại nghĩa thì của báu ấy là của ông.
    Chủ nhân khen:
    -Hay thay! Người hiền thuở trước há có thể vượt được ông ư! Vậy xin ông chỉ bảo cách mai táng nhân văn để hậu thế học theo.
    Bồ tát vì hậu lai mà bày cách đối xử văn minh với người quá cố để con cháu họ được lợi lộc zài lâu. Bồ tát liền thông cáo rõ bẩy cách mai táng:
    1.Hung táng là lần đầu chôn xác người xuống thổ địa, nếu đào sâu chôn chặt không cải táng thì xác sau khi phân hủy, xương cốt và thịt thối sẽ chộn lẫn vào nhau rất bẩn thỉu hôi thối, khiến linh hồn không được siêu thoát, khi thoát rồi đầu thai trở lại sẽ rất hung ác, chất chứa tam độc, ngũ zục, ích kỷ hại nhân.
    2.Cải táng là lần hai chôn xác người xuống thổ địa. Xác chết sau sáu đến bẩy năm hung táng thì khai quật lên lấy rượu mạnh, nước thơm rửa sạch xương cốt rồi xếp vào tiểu sành đem chôn trở lại. Làm được như vậy tuy công phu nhưng linh hồn người quá cố sẽ trụ xứ vào nơi thơm sạch nên mau siêu thoát, khi đầu thai sẽ thành người mẫn tiệp lanh lợi và thuần thành.
    3.Hợp táng là gia đình có song thân sống hòa thuận, đạo đức, vì con vì cháu, khi hung táng cũng như cát táng có thể được chôn cạnh nhau. Như thế con cháu được hưởng phúc lộc sâu zày của tổ phụ tổ mẫu.
    4.Quần táng là zòng họ nhiều đời nối nhau được táng trong một quần thể khuân viên, với mong ước được con đàn, cháu đống, huyết thống nối zài.
    5.Lăng táng là với người khai quốc công thần, vua chúa quân vương hoàng đế. Những người đó quyết định vận mệnh của một quốc gia zân tộc, xác của họ được tẩm ướp để không hư hoại, khi đó linh hồn họ sẽ trụ xứ nơi linh thiêng và gia trì hộ bị cho zân tộc đó.
    6.Tượng táng là với bậc đạo sư đạo hạnh, zứt zục bỏ tà, đạt được nhục thân bất hoại họ sẽ được phật tử zùng sơn son thiếp vàng để làm tượng thờ và cũng để làm bằng chứng tu hành đắc đạo.
    7.Tháp táng là với toàn bộ đạo sư theo phật đạo, thể hiện sự giải thoát tối thượng, là bằng chứng bất khả tư ngị đối với bậc sa môn đại phạm hạnh, đã đắc kim cang thân. Một hòa thượng sau khi nhập ziệt bắt buộc phải hỏa thiêu, vị nào đắc kim cang thân tất sẽ có xá lợi phật, sau đó zo cốt được thâu vào bảo tháp để thờ phượng.
    Chủ nhân nge xong, vô cùng tâm đắc, tự tay biên chép pháp mai táng của bồ tát gửi về triều đình, được đức vua khen ngợi trọng thưởng, rồi cho nhân rộng mô hình văn minh đó khắp cả nước.
    Nhờ tích chứa vô lượng công đức, bồ tát từ đó về sau, luôn được làm thân người, lại luôn tinh tấn cố gắng hết sức mình làm việc đại thiện, tránh làm việc ác để khỏi bị rơi vào bốn đường ác, công đức ngày một sâu zày rồi được làm Địa-tạng-vương-bồ-tát, nguyện cứu giúp chúng sinh thoát khỏi địa ngục tối tăm về với ánh sáng chính pháp.
    Đức Phật bảo các Tỳ-kheo:
    -Ngựa chúa ngày ấy là thân ta, Quan tri phủ hưu trí là Zi-Lặc. Ai đắm chìm trong sông mê biển zục, địa ngục thì trì niệm, kêu cầu đến ngựa chúa tất sẽ được cứu độ.
    -Chúng sinh thường phạm thập ác, lỗi nơi thân khẩu ý ngiêm trọng, chết phải đọa vào hỏa ngục ziệm sơn, khổ không kể xiết, nếu còn biết tưởng nhớ, kêu xin đến ngựa chúa tất được cứu thoát.
    -Phàm thọ thân người thì ham mê zục lạc, càng giàu có càng ham mê zâm zục, điên loạn như đám người mê zục ở đầm lầy kia. Zâm zục quá độ làm cho đầu óc u mê, điên loạn không thấy lẻo chính nên chết phải đọa vào địa ngục, người có trí tinh tấn thì zù ở cảnh xa hoa, giàu sang cũng phải tìm cách thoát khỏi biển mê zục ấy. Hễ kẻ nào tin theo chính pháp, bỏ tà zâm, giữ giới hạnh thì suốt đời này mãi được an lành.
    -Loài ma mãnh nhờ được gần gũi tam bảo, siêng đọc kinh điển, zần zần uế tạp tiêu giảm, bỏ ác phục thiện, rồi ác tính biến mất hẳn, trở lên thuần thành, thường thị hiện làm bốn chúng là bà cô, ông mãnh, may nhân, âm binh phù hộ độ trì cho những người tâm thuần tịnh, nhân hậu cầu đạo lớn giải thoát.
    Bồ-tát luyện chí độ vô cực, đã luôn tinh tấn như vậy.

  8. #8

    Mặc định

    68- Kinh truyện 68:Lợn chúa
    Thuở xưa, Bồ-tát thân làm lợn chúa tên là Tu-Đức, lông trên thân có tám màu gồm đỏ, cam, vàng, lục, lam, tràm, tím, trắng đầy rực rỡ, đầu óc minh mẫn, biết suy xét sâu xa, trí nhớ không loài nào bì kịp, răng lanh to khỏe, thân mình rắn chắc, to lớn, sức lực vượt hơn trăm lần đồng loại, thật trên đời hiếm thấy. Một hôm, zạo chơi bên bờ sông, thấy có người bị chìm đang kêu trời cầu cứu, lợn thương xót, nghĩ:
    “Mạng người khó được, mà sắp phải mất sao! Ta thà lao vào chỗ nguy hiểm để cứu kẻ ấy”. Bèn bơi đến đó, nói: Ngươi chớ sợ! Hãy vịn vào sườn này rồi cỡi lên lưng ta, thì sẽ được cứu ngay.
    Người ấy làm theo như lời. Lợn đem người ra khỏi chỗ nước siết, mệt gần đứt hơi. Người được cứu sống mừng lắm, liền đi quanh lợn ba vòng, cúi đầu thưa:
    -Thân người khó được, mạng sống là trọng, nay trượng phu không màng nguy hiểm để cứu mạng sống của tôi, ân đó vượt cả trời đất, trọn đời tôi không quên, xin làm kẻ tôi tớ zâng lên những gì còn thiếu thốn.
    chúa Lợn nói:
    -Ngươi hãy đi đi! Vì thân mạng ta làm liên lụy ngươi trọn đời! Nếu có ai tìm bắt ta thì người nói là không thấy.
    Người bị chìm kính vâng và thề mất mạng cũng không trái lời. Quốc vương thời ấy hiệu là Nhân-Đạo-Quảng, bản tánh thuần hòa, thương nuôi muôn zân. Vương hậu của nhà vua, nằm mộng thấy chúa lợn lông trên thân có tám màu rực rỡ, lanh zài hơn cả sừng tê giác. Tỉnh zậy, tâu lên vua, xin muốn zùng thịt lợn chúa để được trường thọ, lanh lợn chúa làm vòng đeo để được an lành, za lợn chúa thuộc làm túi giữ của báu để an toàn, nếu không toại nguyện bà ắt phải chết.
    Nhà vua nói:
    -Được.
    Sáng hôm sau, vua họp các quần thần, tả hình zạng lợn chúa rồi ban lệnh tìm kiếm, treo giải kẻ tìm được thì phong cho một huyện, một bát vàng đầy hạt bạc, một bát bạc đầy hạt vàng. Giải treo như thế khiến tên bị chìm trước đấy vui mừng. Hắn nghĩ: ‘Ta được một huyện, vàng bạc đầy hai bát, an vui trọn đời, lợn chúa tự làm mất mạng ta nào có can dự gì”. Rồi hắn vội vàng đến cung vua, đem việc như đã biết về lợn chúa tâu lên. Trong phút chốc mặt hắn liền bị lở loét, miệng bị hư thối. Hắn lại nói:
    -Con lợn ấy rất tinh khôn và sức khỏe vô địch, vua phải đem bát bộ binh chủng đến thì mới vây bắt được.
    Nhà vua liền hưng binh qua sông tìm bắt lợn rừng. Bấy giờ, lợn cùng với Sơn-Zương kết bạn rất thân, thường chia sẻ đồ ăn cho nhau, kẻ này canh cho kẻ kia ngủ, sớm tối có nhau. Lợn đang nằm ngủ không hay vua đến. Sơn-Zương kêu:
    -Bạn ơi! Vua đến bắt bạn đấy!
    Lợn vẫn mê mệt không nge, Sơn-Zương lấy sừng húc vào thân lợn, kêu lớn:
    -Vua đến giết bạn!
    Lợn thất kinh, thấy bát bộ binh chủng đã vây kín, còn vua thì đang giương cung hướng về mình, liền chạy mau đến trước vua, quỳ gối, cúi đầu tâu:
    -Xin thiên vương tha cho mạng tôi trong chốc lát, tôi muốn giải bày mối ngu tình.Nhà vua thấy lợn nói thế, liền ra lệnh zừng bắn. lợn tâu:
    -Vua quý trọng vương hậu, đã nhọc thân đến đây, tôi nhất định là không thoát khỏi chết. Nhưng thưa thiên vương! Đại vương ở trong chốn thâm cung làm sao biết được con vật nhỏ nhoi này ở đây?
    Vua lấy tay chỉ, nói:
    -Người mồm thối kia thưa trình đó.
    Lợn chúa nói:
    -Tôi đi tìm cỏ non để ăn, củ măng để gặm, xa thấy người bị đắm kêu trời cầu cứu vớt.
    Tôi thương tình nên lao mình vào nguy hiểm để cứu hắn. Người kia lên bờ vui mừng, cúi đầu nói: “Mạng tôi đáng lẽ đã chết mà được ân cứu cho,
    nguyện xin cung cấp cỏ nước, trọn đời làm tôi tớ”. Tôi đáp với nó:
    “Ngươi cứ tự zo đi đi, có điều cần thận trọng đừng nói với ai rằng ta ở đây”.
    Lợn chúa lại nói tiếp:
    -Thà vớt cỏ cây nổi trôi nơi sông nước đem lên đất liền, chứ không cứu vớt kẻ không biết suy nghĩ, xét đoán. Cướp của giết chủ, tội ấy có thể tha, chớ chịu ân mà mưu phản, ác ấy khó giải bày.
    Nhà vua cả kinh, nói:
    -Đây là loài súc sinh mà mang tấm lòng nhân từ rộng lớn, suy xét sâu xa, hy sinh mạng mình để cứu vật khác mà không cho là khó khăn. Chắc hẳn là trời.
    Nhà vua khen lời nói của lợn, vui mừng Tiến-Đức. Bèn ra lệnh cho muôn zân trong nước:
    -Từ hôm nay về sau, mặc tình lợn ăn uống kiếm sống, ai zám xâm phạm đến nó đều phải tội chết.
    Vương hậu nghe vua phóng thích lợn, quá tức giận nên vỡ tim, chết đọa vào Địa-Ngục-Thái-Sơn, còn tên người trôi tuy được vua mở lòng nhân đạo tha mạng nhưng trời đất chẳng zung tha cho tính bội ngịch của hắn, đã sai thiên lôi đánh chết đọa vào Hỏa-Ngục-Ziệm-Sơn.
    Trời Đế Thích nghe vua lập chí tôn chuộng nhân từ, ngợi khen lợn như thế, liền hóa ra loài lợn đầy cả nước, ăn lúa hoa màu, ruộng mạ, hoa quả các thứ, ăn hết sạch, để xem chí của nhà vua. Zân chúng kiện lên vua, nhà vua nói:
    -Hung zối giữ nước, không bằng mất nước mà giữ chữ tín.
    Trời Đế Thích nói:
    -Nhà vua thật giữ chữ tín.
    Bèn khiến lợn đều đi hết, các thứ lúa thóc zồi zào gấp bội, độc hại tiêu hết, các hoạn nạn đều zứt trừ.
    Lại một kiếp kia, bồ tát làm vua loài lợn, tên là Lại một kiếp kia, bồ tát làm vua loài lợn, tên là Chủ-Hùng, thân thể cường tráng, rắn trắc như kim cang, hai răng lanh nhọn sắc như hai thanh kiếm, sức địch được cả hổ báo, tiếng vang xa như sấm động, đầu óc luôn tỉnh táo, tai đặc biệt thính, có thể nge được âm thanh xa vạn zặm, nge hiểu âm thanh muôn loài mà không lầm lộn. Thường phát tâm bồ đề cứu vớt muôn loài. Vua lợn theo âm thanh kêu cứu của bốn phương mà hành hiệp trượng ngĩa độ loài thân cô thế cô bị hiếp hại, nguy khốn, không quản khó nhọc ngày đêm. Với loài hung ác, vua lợn thường zùng pháp biện tài khiến chúng bỏ ác làm thiện. Vua lợn thường bảo chúng: “Cứu một sinh mạng phúc đẳng hà sa, có thể thoát kiếp súc sinh ngay mà làm người, Chỉ vì tồn tại mà phải ăn thịt kẻ khác, ấy là tội sát sanh, mắc tội ấy rồi, muôn kiếp khó được làm người, nên tha mạng được thì nên tha, chớ chuộng thói hung tàn, tàn sát bừa bãi muôn mạng mà bị muôn kiếp đọa đày nơi địa ngục”. Nge lời hay đó của vua lợn rồi thì muôn loài súc sinh biết tiết chế sát sanh, biết cứu nhau khi có cơ hội, biết tin tưởng có ngày được giải thoát làm người.
    Nhờ công đức điều phục muôn loài này mà kiếp kia vua lợn được đầu thai làm một Phạm chí,

    Giải thích thêm cho lũ đui mù
    “hóa ra loài lợn đầy cả nước, ăn lúa hoa màu, ruộng mạ, hoa quả các thứ, ăn hết sạch, để xem chí của nhà vua. Zân chúng kiện lên vua,”
    Hình ảnh đám lợn ăn hết sạch sành sanh này là ẩn dụ của bọn quan tham thời bấy giờ,
    Làm thì lười, ăn thì như lợn, thấy gái thì tít mắt vào là đám quan lợn này, chỉ biết ăn không biết làm, chỉ biết bòn rút ngân khố mà thôi. Hình ảnh quan chức thời bấy giờ thường oai phong bệ vệ, bụng to tròn chứ không thư sinh như trọng phụ, hình tướng này chẳng qua là bọn tham ăn tục uống mà thôi. Ăn nhiều ăn sung sướng thì khác hóa ra béo tốt. cái tướng tai to mặt lớn của bọn có số làm quan chẳng qua là tướng lợn mà thôi.

  9. #9

    Mặc định

    89- Kinh truyện 89: Ngiêm-Zũng và Ngọc-Tiên
    Một thời Đức Phật ở tại khu lâm viên Tịnh-Đồng thuộc nước Kiền-Khôn-Đà-Việt-Vô-Vi, với năm trăm vị Duyên Giác A Ra Hạt, một ngìn vị Bồ-tát-siêu-việt cùng an tọa.
    Đệ tử thứ nhất là A-Nan, đến trước Đức Phật cúi đầu quỳ gối, bạch:
    -Con thường nhớ như in trong đầu những lời phật truyền dạy, phật chỉ thuyết chuyển pháp luân bát chính đạo, vậy cửu trùng để giành cho ai, làm thế nào để đến được đó, vì nếu chẳng đến được cửu trùng thì chưa đắc Chí-chi sự vật, vì vậy không hiểu được thấu triệt sự vật. Vậy xin đức phật cởi bỏ ngi hoặc đó cho con! Đức phật nói:
    -Suy ngĩ chín chắn thay! Này A-Nan nơi cửu trùng đó khó đến, khó qua, như người say ziệu chỉ thấy cửu nạn chứ không thấy thiên đường, thấy rồi cũng không giữ được, muốn giữ được phải chính Thiện-Ác, zùng thiện trừng trị cái ác, bắt cái ác phục thiện, đó là công ngiệp của vô lượng siêu việt bồ tát đại kết đại cộng mới làm được. Con sẽ được hiểu thấu triệt ngay đây. Hãy tĩnh tâm nge ta truyền ziệu pháp!
    Thuở xưa, Bồ-tát sinh ở nước Nam-Thiên-Môn-Khôn-Đà-Việt có phật đạo hưng vượng, làm Phạm chí tên là Ngiêm-Zũng, tự tìm thầy học hỏi, ngửa xem thiên văn, các sách về mưu lược, sấm ký, hễ nghe thấy là liền hiểu, giữ chân, chuộng hiếu. Phạm chí trong nước đều khen ngợi. Một hôm, thầy hỏi:
    -Ngươi nay đạo đầy, ngề đủ, sao không zốc chí ra đi giáo hóa kẻ mới học?
    Phạm chí thưa:
    -Con vốn ngèo thiếu, không có của cải gì để báo đền ân thầy, nên không zám đi. Vả lại mẹ bệnh rất nặng không thuốc thang chữa trị, xin đi làm thuê để lo thuốc thang cho mẹ.Thầy nói:
    -Tốt lắm.
    Phạm chí bèn cúi đầu lễ thầy ra đi, zạo khắp nước gần đó, thấy năm trăm vị Phạm chí tụ hội nơi giảng đường, bày biện một tòa ngồi cao, đặt một người con gái đoan chính, đẹp như tiên sa tên là Ngọc-Tiên và năm trăm đồng bạc nói:
    -Ai lên ngồi trên tòa cao để các Học-Giả cùng vấn đáp, nếu thấy trí rộng, đạo sâu thì sẽ zâng cô gái và số tiền ấy.
    Bồ-tát đến xem, thấy họ trí cạn, bị gạn hỏi tất hết lời, bèn bảo các Học-Giả:
    -Tôi cũng con Phạm chí, có thể zự bàn được không?
    Mọi người đều đáp:
    -Được.
    Bồ-tát liền lên ngồi tòa cao, các Học-Giả hỏi đạo cạn thì đáp đạo sâu, hỏi nghĩa hẹp thì giải nghĩa rộng. Các Học Giả nói:
    -Người này đạo cao trí rộng, có thể làm thầy.
    Rồi họ đều cúi đầu chịu phục. Bồ-tát xin cáo lui. Các Học-Giả nói:
    -Người này tuy trí tuệ cao minh, nhưng là người nước khác, cưới con gái nước ta làm vợ không hợp, hãy lấy thêm tiền để tặng thưởng.Bồ-tát đáp:
    -Người đạo cao thì đức sâu, ta muốn đạo vô dục, điều muốn ấy mới quý giá. Đem đạo truyền cho thần, đem đức trao cho Thánh, Thần thánh truyền nhau thì nền giáo hóa lớn lao mới không hư, đáng gọi là kẻ nối zòng tốt. Các ông muốn mất đạo, chặt gốc rễ của phước đức, có thể gọi là
    kẻ vô hậu.
    Nói rồi liền lui. Các Học-Giả bẽn lẽn, xấu hổ. Người con gái nói:
    -Bậc Đại-Sĩ kia đúng là chồng ta.
    Rồi nàng vén áo bước ra đường, lần theo zấu vết, trải qua khắp các nước, Đến được nước Nam-Thiên-Môn-Khôn-Đà-Việt thì chân đau sức mệt, ngất xỉu bên vệ đường. Trời đế thích hóa làm con khỉ chúa đến truyền thuốc thần zược khiến nàng tỉnh lại, đúng lúc đó quốc vương nước ấy hiệu là Chế-Thắng-Minh, đang tuần hành biên giới đi qua, thấy người con gái mệt xỉu, liền hỏi:
    -Cô là ai mà nằm bên vệ đường vậy?
    Người con gái thuật đầy đủ về nguyên do. Vua khen chí của cô và rất thương xót. Nhà vua ra lệnh cho cô gái:
    -Hãy theo ta về cung, ta sẽ nhận con làm con gái.
    Cô gái tâu:
    -Thức ăn của họ khác, có thể ngồi không mà ăn sao? Xin cho giữ một chức gì thì sẽ theo đại vương.
    Vua nói:
    -Cô hái các loại hoa quý zâng cho ta trang sức.
    Cô gái xin vâng lời, theo vua về cung, ngày ngày hái hoa đẹp để dâng lên cho vua dùng.
    Ngiêm-Zũng trở về nước, thấy trên đường người ta xúm nhau san gò lấp hố, quét zọn sạch sẽ, bèn hỏi người đi đường:
    -Zân chúng hớn hở, chắc có gì vui vẻ?
    Họ đáp:
    -Đức Phật Định-Quang Như Lai Vô Sở Trước Chánh Chân Đạo Tối Chánh Giác Đạo Pháp Ngư Thiên Nhân Sư sắp đến đây giáo hóa, nên dân chúng hớn hở.
    Chu-Zũng lòng vui, lặng lẽ nhập định, tâm thanh tịnh không nhơ,thấy Đức Phật sắp đến. Trên đường gặp cô gái khi trước tay cầm chín bông hoa sen để zâng cúng đức phật, bèn đi theo hỏi mua. Cô gái nói:
    -Hoa này không bán, zùng để zâng kính đức phật. Xin tặng người quân tử năm bông để tỏ lòng mến mộ.
    Khi đó, Vua, Vương hậu, thứ dân đều tự mình sửa sang đường, Bồ-tát nài xin một đoạn nhỏ để tự mình lo sửa.
    Zân nói:
    -Còn có một khe nhỏ, nước chảy xiết, đất đá không đứng yên được.
    Bồ-tát nói:
    -Ta sẽ zùng sức uy trấn thần thông khiến nước ngừng chảy, khe tự kín liền như chưa hề có, được chăng?
    Lại nghĩ: “Nghi thức cúng zường là phải zùng bốn lực lớn, khổ mình mới tốt. Liền kéo đá, đem sức mình lấp khe đó. Sức hiền lực trụ rồi, còn chút rãnh bùn thì Đức Phật đã đến, Bồ- tát bèn cởi áo za nai đang mặc phủ lên chỗ đất bùn, rồi đem năm bông hoa sen tung lên cúng Phật, hoa sen trùm lên không trung hóa thành năm đài sen rực rỡ như sao sáng trên trời. Cô gái mừng rỡ đưa bốn bông hoa sen còn lại nhờ chu zũng tung hộ, hoa bay lên hư không kết zính với năm đài sen trước thành cửu đài liên hoa sen, sáng rực cả bầu trời. Zân chúng, vua chúa, quan quân, trời thần quỷ rồng đều hân hoan tán thán vì sự trinh khiết màu nhiệm.
    Đức Phật thấy lòng thành của bồ tát đã hiển linh, bèn gọi Bồ-tát nói:
    -Sau tám mươi mốt ức kiếp, hiền giả sẽ thành Phật hiệu là Chính Biến Tri Như Lai Vô Sở Trước Chính Chân Giác Đạo Tối Chánh Giác Đạo Pháp Ngự Thiên Nhân Sư. Đời ấy điên đảo, vợ chồng hận nhau, cha con thù nhau, sự cai trị của vua tổn hại đến dân, khác nào trời mưa đao kiếm, zân tuy cố tránh nhưng khó thoát nạn. Ngươi sẽ ở nơi cõi đời ấy cứu vớt chúng sinh, số người được độ không thể tính kể. Rồi đức phật bảo cô gái:
    -Còn con sẽ là người nâng khăn sửa túi phụ giúp cho Ngiêm-Zũng vĩnh kiếp, phước họa cùng chịu, xướng khổ cùng chia, vậy con có bằng lòng không?
    Ngọc-Tiên e thẹn gật đầu, còn Ngiêm-Zũng mừng vui, nhảy lên hư không cách mặt đất bảy trượng, rồi từ trên không đáp xuống, lấy tóc trải đất cho Phật bước qua. Đức Thế Tôn đi qua rồi, bảo các Tỳ-kheo:
    -Đừng đạp lên đất ấy. Sở dĩ như vậy là vì đó là nơi thọ ký, tôn kính vô thượng. Kẻ sĩ có trí dựng ngôi chùa nơi đây thì cùng được đồng thọ ký.
    Chư Thiên đều đồng thanh nói:
    -Chúng tôi sẽ tạo chùa ở đây.
    Bây giờ, người con lớn của ông trưởng giả Phi-La-Zư tên là Hiền-Càn lấy một ít củi nhỏ xếp lên chỗ đất ấy, nói:
    -Chùa ta đã zựng rồi!
    Chư Thiên ngoái nhìn nói với nhau:
    -Đứa bé phàm phu mà có trí tuệ của bậc Thượng thánh ư?
    Hiền-Càn bèn chở các báu đến, zựng chùa trên đó, rồi cúi đầu thưa:
    -Xin nguyện cho con được thành Phật, giáo hóa như nay. Hiện đã zựng chùa rồi thì phước ấy ra sao?
    Đức Thế Tôn nói:
    -Khi Ngiêm-Zũng thành Phật, con sẽ được thọ ký.
    Hiền-Càn liền cung kính đảnh lễ nơi chân Phật. Đức Phật thọ ký cho sau này sẽ thành Phật hiệu là Khoái-Kiên-Như-Lai-Vô-Sở-Trước-Bảo Pháp-Ngự-Thiên-Nhân-Sư, chuyên dùng trí tuệ để bảo vệ công lý cho kẻ yếu và lẽ phải.
    Đức Phật bảo Tôn giả Thu Lội Tử:
    -Ngiêm-Zũng ấy là thân Ta, nàng Ngọc Tiên nay là Câu-zi-kỳ-ziệu, Ông Phi la zư nay là đức hộ pháp, Hiền-Càn nay là Đức-Bảo-Pháp.
    Đức Phật thuyết giảng kinh xong, bốn chúng đệ tử trời, người, rồng, quỷ không ai là không hoan hỷ, làm lễ và lui.
    Trí tuệ độ vô cực rộng khắp của Bồ-tát luôn thể hiện sự sáng suốt như vậy.
    Kinh này thay cho kinh nho đồng. chẳng có nho nhọ nào đâu mà bắt học sinh lớp 3 học chữ hán cho đớn hèn dân tộc này

  10. #10

    Mặc định vân đạo nam thiên đại đạo hành

    1. Kẻ thù lớn nhất đời người là chính mình
    2. Hiếu thảo lớn nhất đời người là phụng zưỡng cha mẹ
    3. Trách nhiệm lớn nhất đời người là nuôi zạy con cái
    4. Hạnh phúc lớn nhất đời là được sống trong thanh bình
    5. Mầu nhiệm lớn nhất đời người là tỉnh ngộ
    6. Thiết thực lớn nhất đời người là biết sửa chữa sai lầm để tốt đời đẹp đạo
    7. Rèn luyện lớn nhất đời người là đạt đến tự tin
    8. Thử thách lớn nhất đời người là tận tường hiểu biết
    9. Nhân qỏa lớn nhất đời người là vô ngã
    Tây có tây trúc và tây zương,
    tây trúc là tây nhị chủ tâm khoa học tâm linh tinh thần, ví dụ như Lemurian
    tây zương là tây bát chủ khoa học kỹ thuật vật chất, ví dụ như atlantis
    hai tây này kết hợp với nhau thì sản phẩm của nó gọi là trí tuệ siêu việt

  11. #11

    Mặc định

    Tôi là vozanhkimdong: vô zanh kim đồng=hán tự là 无名金铜。Tôi đến để phục sinh cho 2 nhân vật vozanh, vozanhthe và sửa xác cho nhân vật vozanhbadaloc. Chúng tôi đồng hành đồng đợi cho đến khi minh sư xuất thế.
    Tôi ở đây, đạt được cấp độ của cái gọi là la hán, nắm giữ chân ngôn, đưa qúy vị đến cảnh giới hán đối với nơi hàn lạnh và ứng chân đối với nơi nóng ẩm. quý vị đến được đây sẽ ngang bằng với hán, sẽ biết hán là gì, mưu hèn kế bẩn của hán và không sợ hán nữa.
    Những sai lầm của ba vị đi trước được tôi tu chính lần nữa, và sẽ được minh sư minh định lần cuối cùng.
    XXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXX XXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXX

  12. #12

    Mặc định

    Đây là bốn kinh quan trọng nhất của lục độ, ở đây bốn đại đệ tử đức phật lần lượt xuất hiện để bảo trợ cho thân bồ tát đức phật tu hành. Nếu hiểu được quá khư không phải quá khứ, hiện tại không phải hiện tại, tương lai không phải tương lai thì sẽ nhìn thấy các ứng thân đức phật có ở khắp các không gian và thời gian tu hành, giác độ chúng sinh.
    1-Kinh truyện 01: Đại- bồ-tát Ẩn-Nhẫn
    Thuở xưa, có vị Đại-bồ-tát(Maha bodhisatva) thấy đời zơ đục, vua tôi vô đạo, bỏ chính theo tà, khó đem đạo pháp ra hóa độ, nên mới che khôn giấu bóng, ẩn thân zưới gốc cây Sanh-Cổ-Thụ, trên một hòn đảo nổi ở giữ đầm lầy để tu tập hạnh nhẫn. Đầm lầy rất zơ bẩn, hôi thối, sú uế, chỉ có sáu loài sen, súng, sậy, lau, lăn, lác là sống được. Zưới đầm lầy có một con cá sấu xiêm thường lấy thân mình làm thuyền trở bồ tát qua lại. Trên đảo nổi có một con trâu ngé, bồ tát thường lấy nước tiểu của nó thay cho nước đầm quá zơ bẩn để uống và lấy sáu thứ cây cỏ trong đầm để làm đồ ăn kéo zài mạng sống. Zung mạo vốn trắng đẹp trở lên đen xấu, mọi người đều gớm ghiếc, người trong nước thấy ngài thường bảo nhau:
    -Đất này có Phù-Thủy-Ma-Quỷ-Tạp-Lai.
    Nhìn thấy Đại-bồ-tát không ai là không thóa mạ, lại ném cả đất đá nữa. Nhưng ngài không mảy may giận zữ, còn lấy tâm Từ thương xót:
    -Khổ thay! Vì những người này không hiểu biết kinh Phật nên làm những việc ác ấy.
    Bèn lập ba lời thề:
    - Nguyện cho nước nguồn sạch trong trở lại để cho nhân loại sáng mắt, sáng lòng, sáng ý nghĩ, để thần thức của họ không còn ngu tối nữa.
    -Nguyện cho nhân loại zốc tu sáu độ để không phải đọa vào bốn đường ác: La-Sát, Quỷ-Qoái, Ma-Mãnh, Su La(Asura), đắc bốn quả thiện là Nhẫn-Lai, Cảng-Câu, Bất-Hoàn, Ứng-Chân để được làm người tốt phước.
    - Nguyện khi ta thành Phật Như Lai Vô Sở Trước Chính Chân Giác Đạo, ta quyết độ hết họ.
    Biết trí nguyện phi thường của bồ tát đã linh ứng, Phạm thiên vương, đế thích, chư thiên thần nhóm họp tụng kệ hửng ứng:
    1. Chúng sinh đại xuẩn ngu
    2. Chìm trong đại vọng ngữ
    3. Khẩu ý đại bẩn nhơ
    4. Thân ưa làm điều ác
    5. Đạo pháp sáng muốn hóa
    6. Phải gặp được chữ thời
    7. Tùy zuyên khéo hóa độ
    8. Đại sa môn phạm hanh
    9. Thân khẩu ý tịnh sạch
    10. Phật qỏa tự nhiên thành
    Bấy giờ có một Trưởng-Giả ở nước Ca-Zi-Kinh, zo vô lượng kiếp tụng niệm kinh phật nên biết rõ sự tình, đã phát đại nguyện công đức xây một ngôi chùa từ tất cả đất đá mà người zân đã ném rồi mời bồ tát vào giảng đạo khiến cho uế tạp về tinh thần của người zân khắp nơi trong vùng được tẩy rửa sạch, nhân tính phục hồi, tình thương rộng mở.
    Đức phật bảo các vị tỳ kheo:
    - Các ông khéo tu kín khổ hạnh đắc qỏa A-Già-Hạt rồi phát tâm zũng mãnh bồ đề cầu đại thừa bồ tát, như thế mới giải thoát rốt ráo được, Ta giao lại cho các ông mười hạt sen báu của đạo pháp, các ông khéo gieo trồng để khắp các quốc độ bất tư ngị thế giới mười phương đều có được mười qỏa báu Đệ-Nhất. Họ sẽ là mười vị tổ sư thay ta hoằng hóa đạo pháp ở khắp các quốc độ. Giúp các quốc độ trở lên tốt đẹp, tiến bộ, thuần tịnh.
    1.Đệ nhất trí nhớ A-Nan-Đà-Sa-Ky-A
    2.Đệ nhất trí pháp Ma-ha-Ca-Ziếp
    3.Đệ nhất trí tuệ Sá-Lợi-Phất
    4.Đệ nhất thần thông Mục-Kiền-Liên
    5.Đệ nhất giải không Tu-Bồ-Đề
    6.Đệ nhất thuyết pháp Phú-Lầu-Phất
    7. Đệ nhất thiên nhãn A-La-Luật
    8. Đệ nhất bát giới Bạt-Đề-Ưu-Bà-Ly
    9.Đệ nhất hùng biện A-Nhã-Đà-Ca-Chiên-Ziên
    10.Đệ nhất tuệ mật hạnh Gia-Hộ-La-Hầu-Đa
    Đức phật bảo tôn giả A-Nan:
    -Này A-Nan, vị trưởng giả ngày trước chính là ông đó, ông nên nhớ điều kiện đầu tiên của tu hành là phải biết Kham-Nhẫn, như nước kia, nhờ nhẫn mà có đầm rộng lớn, như đầm kia nhờ nhẫn mà có nước suối sạch, như suối kia nhờ nhẫn mà thành sông lớn, như sông kia nhờ nhẫn mà thành biển lớn, cũng như vậy người phàm vì bất nhẫn mà sức mạnh ngày một giảm, còn người tu sỹ nhờ nhẫn mà sức mạnh ngày một tăng. Như vậy này A-Nan hãy lấy nhẫn làm đầu. Trong thập đại đệ tử của ta, ông là bậc hoàng thân quốc thích zuy nhất tham gia mở đại đạo, zo đó ông phải giữ trọng trách zẫn đầu một trăm hùng sĩ họ thích thực hành đầy đủ kinh lục độ này. Lại nữa, Gia hộ la hầu đa là bản sao của ta về trí huệ và giới hạnh ở cấp độ bí mật, hành giả gặp được tôn giả ấy coi như đã ziện kiến được ta.
    -Một đại bồ tát, khi khởi phát tâm bồ đề cứu độ hết thảy chúng sinh, luôn chuyên nhất thực hành bốn đại phạm hạnh đặc biệt:
    1.Một là Thượng phạm hạnh: Luôn chuẩn bị tâm thế làm việc khó, zấn thân vì quần sinh làm những việc khó mà người khác không giám làm, không thể làm, nhờ thế sinh nhiều công đức báu và được người đời tôn kính.
    2.Hai là An nhiên phạm hạnh:Luôn mở tâm đón nhận những khó khăn khổ ải của quần sinh, gặn hoàn cảnh nào cũng chấp nhận thích ngi được, tinh tấn vượt qua trở ngại một cách an nhiên.
    3.Ba là tịnh phạm hạnh:luôn giữ cho tâm thanh tịnh không để ý xấu nổi zậy. Lấy tâm thanh tịnh đó cảm hóa thu phục người khác.
    4.Bốn là vô biên phạm hạnh:luôn sẵn sàng tâm thế làm được tất cả mọi việc có lợi cho chúng sinh. Việc zù lớn nhỏ, sang hèn, bẩn sạch nhưng chân chính đều vui vẻ làm.
    Nhờ tôi luyện bốn phẩm chất tinh chuyên, đại bồ tát khai mở được bổn tâm vô lượng, từ của nhân từ, bi của cứu khổ, hỉ của ban vui, xả của cứu nạn. Đại bồ tát khéo zùng bốn tâm vô lượng đó cứu độ hết thảy chúng sinh cho đến khi thành chính quả.
    -Một đại bồ tát khi tu thành chính quả luôn có Tam-Thân-Thập-Quả.
    Tam thánh thân gồm:
    1.Ứng thánh thân(nirmāṇakāya): chuyên tái sinh cứu độ chúng sinh thoát kiếp nạn.
    2.Báo thánh thân(sambhogakāya):chuyên luân hồi hướng zẫn chúng sinh tu tập đạo pháp.
    3.Pháp thánh thân(dhamarkaya): chuyên chuyển bánh xe pháp, tự lực giải thoát vĩnh viễn khỏi sinh tử, luân hồi.
    Thập thánh quả gồm mười quả vị báu của đấng chính đẳng chính giác:
    1.Đại nhật như lai: Tỉnh giác sáng suốt như mặt trời.
    2.Ứng cúng tự tại: đầy đủ giới đức, đáng được trời người cúng zưỡng
    3.Đại thiên nhân sư: đầy đủ trí tuệ, làm thầy trời người.
    4.Chân như hạnh phúc: đầy đủ bốn phạm hạnh, thân tâm an lạc
    5.Vô thượng sư bồ đề: tuyệt đỉnh của sự tu hành.
    6.Thiện thệ hành thông: chuyển zịch vô ngại luôn hanh thông.
    7.Hiệp giải thế gian: đã thấu hiểu thế giới.
    8. Điều ngự trượng phu:điều phục chế ngự được mình và người.
    9.Chính kiến tri thông: thông tỏ tất cả các pháp.
    10.Phật tam thế: đấng chính đẳng chính giác được muôn loài tôn kính.
    - Ta đời đời tu tập hạnh nhẫn, lấy nhẫn làm đầu, tu nhân tích phước không biết mệt mỏi nên tự chứng đạt quả vị Phật, làm đấng Thượng-Trung-Hạ-Thiên-Như-Lai, một mình qua lại ba cõi, được ba cõi tôn kính như nhất.
    Đại-bồ-tát-ma-ha-tat thực hành pháp Nhẫn độ vô cực đã nhẫn nhục như vậy.
    2-Kinh truyện 02: Người con trí hiếu
    Thuở xưa, có vị Bồ-tát tên là Lương-Thiền, thường mang lòng Từ rộng lớn thấm nhuần khắp chúng sinh, thương xót hạng ngu muội không thấy ba ngôi báu, bèn đem cha mẹ mình vào ở trong chốn núi đầm. Cha mẹ tuổi đã cao, đôi mắt lại mù lòa, nên Lương-Thiền lấy làm thương xót, khổ sở, nói ra rơi nước mắt. Đêm đêm, ông thức zậy ba lần để chăm sóc, hàn huyên, hạnh chí hiếu tỏa đức thơm lừng trời đất. Thần đất, rồng biển,
    người trong nước đều hay biết. Ông phụng thờ Phật, làm mười điều thiện, không giết hại chúng sinh, không nhặt của rơi trên đường, giữ trinh không cưới vợ, các họa của thân đều zứt sạch. Nói hai lưỡi, nói lời ác độc, nói zối, nói thêu zệt, khen chê tà ác. lỗi nơi miệng cũng đều ziệt hết. Những zơ bẩn trong lòng như ganh ghét, bực giận, sân hận, tham lam, tâm cấu uế... cũng đều tịch tịnh cả. Ông tin làm thiện được phước, làm ác mang họa, lấy cỏ tranh làm lều, lấy rơm rác làm chiếu, thanh tịnh vô zục, chí như vàng mười. Trong núi có suối chảy, giữa zòng sen mọc, quanh bờ trái cây ngon ngọt đầy khắp. Sớm zậy đi hái quả, chưa từng zành phần trước, lòng nhân từ ấy thấu xa, cầm thú gần gũi cậy nhờ.
    Một hôm, ông Lương-Thiền đi lấy nước về cho cha mẹ zùng thì gặp phải lúc vua nước Ta-Ru-Pháp vào núi săn bắn. Nhà vua giương cung lắp tên bắn hươu nai núi, nhưng lại nhầm trúng vào ngực Lương-Thiền. Chất độc của mũi tên hoành hành, đau đớn không thể tả. Ông ngoái trông hai bên, rồi khóc kêu lớn:
    -Ai đã zùng một mũi tên mà giết chết ba đạo sĩ? Song thân ta tuổi cao, lại đều bị mù lòa, một ngày không có ta, chắc đều phải mất mạng.
    Lại cất tiếng than:
    -Voi chết vì ngà, tê giác chết vì sừng, chim thúy chết vì lông... ta đây không ngà, không sừng, cũng không lông rực rỡ thì vì cái gì mà chết?
    Nhà vua nghe tiếng kêu thảm thương, liền xuống ngựa, hỏi:
    -Nhà ngươi làm gì trong núi sâu?
    Đáp:
    -Tôi đem cha mẹ vào ở trong núi này để từ bỏ sự zơ bẩn của cuộc đời, tinh tấn tu học đạo lớn.
    Nhà vua nghe Lương-Thiền thưa, ngẹn ngào rơi nước mắt, càng đau đớn thương xót ông, nên nói:
    -Ta là kẻ bất nhân, tàn hại sinh mạng loài vật, lại còn giết chết người con chí hiếu.
    Rồi cất tiếng than thở:
    -Sao lại đến nỗi này?
    Quần thần lớn nhỏ không ai là không ngẹn ngào. Nhà vua lại nói:
    -Ta đem cả nước để cứu mạng ngươi. Xin chỉ chỗ song thân ngươi ở, ta muốn đến để tạ tội.
    Ông Lương-Thiền nói:
    -Nhân theo lối nhỏ này, đi đến chỗ kia không xa thấy một lều cỏ, cha mẹ tôi ở trong ấy. Xin nhà vua vì tôi nói với song thân: tôi từ đây xin vĩnh biệt, những năm tháng còn lại xin thận trọng, không nên luyến nhớ.
    Lương-Thiền nói rồi lại càng đau xót, chốc lát thì mất. Nhà vua cùng quân sĩ lại một lần nữa thổn thức. Họ tìm theo đường đã chỉ đến đúng chỗ cha mẹ ông Lương-Thiền ở. Nhà vua đi có nhiều người theo, tiếng cỏ cây sột soạt, cha mẹ Lương-Thiền ngi là có người lạ, lên tiếng hỏi:
    -Người nào đi đó? Nhà vua đáp:
    -Là vua nước Ta-Ru-Pháp.
    Cha mẹ Lương-Thiền nói:
    -Nhà vua đến đây rất tốt, nhà chỉ có chiếu cỏ xin ngài ngỉ mát, có quả ngọt để ngài zùng, con tôi đi lấy nước sắp về ngay đây.
    Nhà vua thấy cha mẹ ông ấy đem lòng thương đợi con về, lại ngẹn ngào lần nữa. Nhà vua gọi họ bảo:
    -Ta thấy hai đạo sĩ đã thương đợi con về, lòng ta xót đau không lường, ông Lương-Thiền con của đạo sĩ bị ta bắn chết rồi.
    Cha mẹ Lương-Thiền kinh hãi nói:
    -Con tôi vì tội gì mà giết nó thế? Tính khí của nó nhân từ, đạp đất còn sợ đất đau. Nó có tội gì mà nhà vua giết nó?
    Nhà vua nói:
    -Quả thật con ông là một người con chí hiếu, là một bậc thượng hiền, ta săn bắn hươu nai, nhầm trúng ông ấy thôi.
    Cha mẹ Lương-Thiền nói:
    -Con tôi đã chết! Chúng tôi biết sẽ nương tựa vào đâu, hôm nay chắc phải chết thôi. Xin đại vương đưa giúp hai mạng già chúng tôi đến chỗ thi thể của con, quyết gặp lần cuối, hầu chết được chung mồ. Nhà vua nghe lời nói ấy, càng thêm xót thương, rồi đích thân zẫn cha mẹ Lương-Thiền đến chỗ xác chết. Người cha lấy tay sờ lên đầu gối, người mẹ thì ôm lấy chân con trai, hôn chân con thành tiếng, cả hai đều zùng tay sờ lên vết thương bị tên, đấm ngực, đập má, ngẩng đầu kêu:
    -Thần trời, thần đất, thần cây, thần nước... con ta là Lương-Thiền đó, thờ
    Phật, tin Pháp, tôn kính Hiền thánh, hiếu thuận song thân, lòng nhân từ
    rộng rãi hơn hết, thấm nhuần đến cả cỏ cây.
    Rồi họ lại nói:
    -Nếu xét thấy con ta lòng thành phụng Phật, chí hiếu thấu đến trời cao, thì tên phải được nhổ ra, độc hại được tiêu trừ, con được sống lại, làm tròn cái hạnh chí hiếu ấy. Còn nếu hạnh của con không được như vậy, lời của cha mẹ không thành thì xin được chết theo luôn để cùng làm phân cho đất một thể!
    Trời Đế Thích, Tứ đại Thiên vương, Thần đất, Rồng biển, nghe lời thảm thương của cha mẹ Lương Thiền, đều tin lời nói ấy, ai ai cũng động lòng.
    Trời Đế Thích hóa thân xuống gọi song thân Lương-Thiền bảo:
    -Người con chí hiếu ấy ta có thể làm sống lại được.
    Rồi ngài zùng thần zược của trời rót vào miệng Lương-Thiền, bỗng nhiên
    ông được sống lại. Cha mẹ và Lương-Thiền, vua cùng quần thần tháp tùng đều vui buồn lẫn lộn, thảy cùng bậc khóc. Nhà vua nói:
    -Zo đức hạnh thờ Phật, chí hiếu, nên mới được như thế. Rồi vua ra lệnh cho quần thần từ nay về sau thúc đẩy zân chúng phải thờ phụng Phật và mười đức lành, tu theo hạnh chí hiếu của Lương-Thiền.
    Cả nước đều làm theo, sau đấy nước giàu zân mạnh, nên được thái bình. Đức Phật bảo các vị Tỳ-kheo:
    -Ta đời đời phụng thờ hạnh chí hiếu của chư Phật, đức cao, phước thịnh, nên mau đạt thành tựu đạo pháp. ông Lương-Thiền lúc ấy là thân Ta, còn quốc vương là Ma-Ha-Ca-Ziếp, cha của Lương-Thiền là cha Ta hôm nay, bà mẹ ấy nay là Xá Ziệu mẹ Ta, trời Đế Thích là Zi-Lặc.
    Bồ-tát thực hành pháp Nhẫn độ vô cực đã nhẫn nhục như vậy.
    3-Kinh truyện 03: Sam-Đề-Tháp
    Thuở xưa, có vị Bồ-tát tên là Sam-Đề-Tháp đã kinh qua ba việc là làm Thầy-Thuốc,Thầy-Đồ và Thầy-Địa-Lý, thấy đời vô thường nên bỏ việc cầu đạo lớn đến núi Phật-Bảo-Sơn, chọn sống tại núi đầm, ngồi thiền bên gốc cây Đa-Đại-Thọ(Nigrodha), zùng trái rừng, nước suối làm đồ ăn thức uống. Tâm cấu nhiễm được gột sạch, ở chỗ vắng lặng, sáu căn rộng tỏ, biết được hết mọi thứ. Hương thơm trí tuệ tỏa lừng tám hướng và trên zưới. Mười phương các Đức Phật, Zuyên giác, Ứng ngi, cùng Thánh chúng không ai là không khen ngợi. Phạm vương, Đế Thích, Tứ thiên vương, rồng biển, thần đất sớm chiều cung kính chắp tay cúi đầu, vâng theo đúng cách, ủng hộ nước ấy, gió mưa thuận hợp, ngũ cốc được mùa, độc hại tiêu trừ, tai ương ziệt hết, vua tôi giàu thịnh.
    Một hôm, vua nước Ba-Gia-Đình vào núi săn bắn, đuổi theo hươu nai, tìm zấu chân chúng. Khi đi qua trước chỗ Bồ-tát, nhà vua hỏi đạo sĩ:
    -Zấu thú qua đây, chúng về hướng nào?
    Bồ-tát im lặng suy nghĩ: “Chúng sinh luôn bị rối loạn chỉ vì tham mạng, ham sống sợ chết, lòng ta nào có khác! Giả như ta chỉ cho nhà vua thì là bạo ngược, giết hại bất nhân, tội đồng với vua. Còn ta nói không thấy thì là nói zối gạt”. Lòng cảm thấy xấu hổ, nên cúi đầu không nói.
    Nhà vua liền nổi giận, bảo:
    -Người ăn mày đáng chết! Ta là bậc chí tôn trong một nước mà hỏi ngươi không trả lời còn giả vờ cúi đầu ư?
    Nước kia có lệ cho khảy móng tay là không nói. Bồ-tát buồn bã, khảy móng tay nói “không biết”. Bèn nói rõ với vua là mình không thấy.
    Vua bảo:
    -Zấu chân thú qua đây mà nói rằng không thấy, thì với thế lực lớn của nhà vua không giết ông được ư?
    Bồ-tát nói:
    -Tôi xin nge theo lời vua.
    Nhà vua hỏi:
    -Ông là ai vậy?
    Đáp:
    -Tôi là người nhẫn nhục.
    Vua nổi giận rút Đại-Đao định chém đầu bồ tát.
    Bồ-tát nghĩ: “Chí ta chuộng đạo pháp, không tranh với đời, mà ông vua này còn zùng đao hại ta, huống gì là đối với zân chúng! Ta nguyện khi thành Phật sẽ trước độ ông ấy, để cho chúng sinh khỏi bắt chước theo những hành vi độc ác, ta phải mở miệng lúc này rồi tịnh khẩu chưa muộn.” Bèn nói :
    - Xin nhà vua để tôi sống thêm bẩy ngày rồi chém đầu vẫn chưa muộn.
    Nhà vua hỏi lại:
    Tại sao lại phải chờ bẩy ngày ?
    Đáp:
    - Vua là bậc cha mẹ trong bốn cõi, thế thiên hành đạo, trên thuận ý trời, zưới hợp lòng dân, muôn loài nhờ cậy để được yên ổn, vậy mà ngài không lo chính sự lại đi giết hại loài thú, gia hại bậc tu hành, ý ác đã khởi, hành ác đã làm, quả zị thục kết trong nay mai, Tấm thân già này còn cũng chỉ để đỡ cho vua việc đó đấy thôi.
    Vua bán tín bán nghi, tạm tha chết cho đạo sỹ, thu quân hồi triều, bẩy ngày qua mau, đại họa ập tới, sấm sét nổ vang, Trời-Đất rung chuyển, mặt trời tối sầm lại, gió bão nổi lên, mây đen kéo đến phủ kín bầu trời, mặt đất nổi địa chấn ầm ầm, mưa như chút nước, khắp nơi lũ lụt.
    Bồ tát bèn cắt bỏ móng tóc, thân đắp cà sa, lập đàn cầu an, nhập định bẩy ngày thì trời quang mây tạnh. Bốn phương bình an. Sau đợt trị nạn đó, thanh thế của ánh đạo vàng tăng mạnh, zân chúng thập phương kéo nhau đến núi báu cúng giường, xây chùa, lập tháp, hàng ngàn người xuống tóc quy y tam bảo. Từ xa nhìn lên núi báu toàn một màu vàng rực.
    Nhà vua lúc này sợ sức mạnh của phật pháp lấn át vương quyền bèn cho quân đội đến bao vây Phật-Bảo-Sơn, ra lệnh cho ngàn tăng phải hoàn tục. Lúc này bồ tát lại ra trước mặt vua mà tâu bày :
    Sự áp chế đạo pháp của vua gây phẫn nộ đến chư thiên, bẩy ngày sau tất có chuyện, vậy xin vua để lại tấm thân này để giúp vua chống đỡ phần nào.
    Nhà vua lấy làm kinh sợ, nhưng còn hoài nghi, thu quân hồi triều, đợi chờ bằng chứng. Bẩy ngày tới rồi Sự phẫn nộ của chư thiên linh ứng khiến cho mặt trời, mặt trăng không còn ánh sáng, năm sao cũng hết thấy zạng, yêu quái đầy zẫy, thời tiết khô hạn, ngũ cốc khan hiếm, zân chúng khốn khổ đều đem lòng oán thán vị vua.
    Bấy giờ Bồ tát đích thân cắm tích trượng xuống đất, lập đàn cầu mưa, chẳng mấy chốc trời kéo mây đến làm mưa móc thấm nhuần cả một vùng rộng lớn. Bấy giờ nhà vua đã vững tin hơn vào phật đạo, tạo điều kiện cho bồ tát thu nạp đệ tử, cấp vật thực nuôi zưỡng chư tăng, tỏ lòng thuần thục với chư phật. Trời, Đất, Quỷ, Thần, Rồng không ai là không vui mừng, cúi đầu khen ngợi, rồi khuyến khích zắt zẫn nhau lập chí tu hạnh cao, thọ giới mà lui về.
    Vào thời kỳ đó, có hai vị Bồ-tát, một già một trẻ, trẻ tên là Đề kỳ la, già tên là Gia lại vượng, họ đều chí hạnh thanh tịnh, bên trong lặng, vô zục, bên ngoài như vàng mười, lìa bỏ ngũ uế trược, từ xa lặn lội đến phật bảo sơn vào sống nơi núi đầm, khoét đá làm nhà, ở yên chí tịnh, áo cỏ, chiếu rơm, ăn trái cây, uống nước suối, thanh tịnh vô vi, tâm ý như hư không, gồm đủ bốn Thiền, chứng được trí năm thông:
    1.Một là có thể nhìn thấu suốt, không chỗ xa nào là không thấy.
    2.Hai là có thể nghe thổng, không tiếng nhỏ nào là không nghe.
    3.Ba là có thể biết rõ các ý niệm trong lòng chúng sinh khắp mười phương.
    4. Bốn là có thể bay lượn vào ra, không gì ngăn trở được.
    5. năm là có thể tự biết những thay đổi của đời mình từ vô số kiếp đến nay.
    Phạm vương, Đế Thích, Tiên thánh, Trời, Rồng, Quỷ... không ai là không cúi đầu đảnh lễ. Hai vị ở trong núi đầm đã lâu, thương xót nghĩ đến chúng sinh trôi nổi trong cảnh ngu tối, không biết làm ác, sau có tai ương nặng, hạn chế tình, từ bỏ zục, kính phụng ba ngôi báu, phước ứng liền ngay, ắt được giàu sang. Zo rốc sức tu tập nên trí đạo của họ đã rất thâm ziệu, một lần họ quyết trí cùng nhau nhập định đến ba ngày liên tiếp mà không suy chuyển, sau đó xả định, tiếp tục tụng kinh niệm phật. Một vị trụ lực yếu hơn, đêm zậy tụng kinh, mệt quá nằm ngủ, khi ấy vị kia cũng zậy tụng kinh, lỡ đạp nhầm đầu của vị đang ngủ. Vị ấy liền thức zậy, nói:
    -Ai đạp đầu ta, sáng mai khi mặt trời mọc một sào, ta sẽ đập bể đầu người ấy làm bảy phần, được chăng?
    Vị kia nói:
    -Tôi lỡ đạp nhầm đầu ông, sao nỡ rủa thề nặng thế? Phàm các thứ đồ vật không biết đi còn có khi đụng chạm, huống chi con người ở chung với nhau suốt cả đời mà không có lầm lỗi sao? Được vậy tối ngày mai khi mặt trăng lên, ta sẽ đập bể đầu ông làm ba mảnh cho biết mặt. Lời ông thường ứng ngiệm! Sáng mai mặt trời mọc, đầu tôi ắt vỡ làm bảy phần. Vậy tôi phải ngăn mặt trời không cho nó mọc.
    - Người kia sợ hãi nghĩ, nếu mặt trời không mọc thì lập tức mặt trăng sẽ mọc, đầu ta ắt vỡ làm ba mảnh, ta cũng phải ngăn không cho mặt trăng mọc. Mặt trời, mặt trăng bèn không mọc trong khoảng bẩy ngày. Cả nước tối tăm, đèn đuốc phải thắp liên tục, các quan không đi làm được, vua hoảng hốt, họp các quan lại, mời đạo sĩ, vua nói:
    -Mặt trời, mặt trăng không mọc lỗi ấy tại đâu?
    Bấy giờ đạo nhân Sam đề tháp qua một thời gian zài tịnh giới tu hành cũng đã chứng được năm thông nên biết được sự tình bèn nói với vua:
    -Hai vị đạo sĩ trong núi có chút tranh chấp, nên đã ngăn mặt trời, mặt trăng không cho mọc.
    Nhà vua nói:
    -Họ tranh chấp zuyên cớ gì? Rồi nói rõ cho bề tôi biết hết sự tình
    Sam đề tháp nói:
    -Vua và quan quân nên đốc suất zân chúng không kể lớn nhỏ mau đến chỗ họ cúi đầu xin hòa giải, thì họ ắt sẽ tự hòa giải.
    Nhà vua liền xuống chiếu triệu tất cả quần thần văn võ cùng dân chúng kinh thành đến chỗ hai vị đạo sĩ. Rồi vua đến chỗ núi đầm,cúi đầu thưa:
    -Nước giàu zân an là nhờ ân nhuần của hai vị, mà nay hai vị bất hòa làm cho đất nước mất chỗ trông nhờ, lỗi ấy tại ta, zân chúng không có tội gì, vậy xin xá cho.
    Một vị nói:
    -Nhà vua nên hiểu ý của vị kia, nếu ý ông ấy đã mở thì tôi thả mặt trời ra ngay.
    Vua đến chỗ vị kia, nói lại ý của vị này. Khiến vị kia bỏ qua câu chấp. Rồi vị kia nói cách hóa giải với vua:
    -Vua hãy bảo vị ấy lấy bùn đắp lên đầu, rồi thả mặt trời ra, bùn trên đầu sẽ vỡ làm bảy phần, còn đầu của ông ấy sẽ không hề gì. Vua nên xin lời giải của vị kia không tôi không thả mặt trăng ra đâu.
    Vua liền đến vị kia nói hết nhẽ, vị kia vì vua mà nói cách giải:
    - Vua bảo ông ta đội mũ phật vàng ba đầu, rồi thả mặt trăng ra, ánh sáng của mặt trăng sẽ hấp thu hết vào ba cái đầu phật ấy thì đầu ông ấy sẽ được bảo toàn.
    Vua, tôi, lê zân không ai là không vui mừng. cùng nhau tụng bài kệ:
    1. Sáng bẩy tối ba, đông tây không kể
    2. Tối bẩy sáng ba không kể bắc nam
    3. Bẩy đầu đất đỏ ba đầu vàng mươi
    4. Ba đầu đất đỏ bẩy đầu vàng ròng
    5. Trời trăng sáng tối, tối sáng trăng trời
    6. Vị tha bỏ qua, đà la tha gia
    Ba đạo sĩ bấy giờ vì vua nói rộng về phương pháp trị nước:
    -Phải zùng lòng Từ của bốn tâm không bị ngăn che, khuyên zân vâng giữ năm giới, thực hành mười nẻo thiện.
    Vua và thần zân thảy đều cùng thọ giới. Nhà vua trở về kinh đô xuống chiếu:
    -Người trong nước, chẳng kể là hàng tôn quý hay thấp hèn, đều phải mang kinh năm giới, mười thiện zùng làm chính sách của nước.
    -Lại ban sắc phong cho ba vị thánh tăng hợp thành tam bảo để zân gian ghi nhớ nối truyền kim cổ loi theo chánh pháp. Sam đề tháp được ban pháp hiệu là Thượng Hạ phật, Đề kỳ la được ban pháp hiệu là Tây đông phật, Gia Lại Vượng được ban pháp hiệu là Bắc Nam phật
    Từ đó về sau, ân vua thấm nhuần đến cây cỏ, tôi trung vừa thành thật vừa trong sạch, khiêm tốn; cha đúng phép, mẹ hợp nghi, vợ chồng đều chuộng giữ đạo trinh tín, nhà có con hiếu.
    Đức Phât nói:
    - Sam đề tháp là thân ta, Đề kỳ la là Zi-Lặc, Gia lại vượng là phật A-Zi-Đà, quốc vương bỏ ác phục thiện là Xá Lợi phất.
    -Ba vị Bồ-tát thấy vua nước ấy không biết ba ngôi báu, quan zân mờ tối, bị tà kiến ngăn che, giống như trong nẻo tối bịt mắt mà đi, các vị thương họ đến chết không thấy kinh Phật, nên biến hóa như thế là muốn cho họ thấy được ánh sáng đạo pháp.
    Nhẫn nhục độ vô cực rộng khắp của Bồ-tát luôn thể hiện sự từ bi hỉ xả như vậy.
    4-Kinh truyện 04: Con nuôi Tứ-Tánh
    Ngày xưa, có vị Bồ-Tát sinh vào một gia đình ngèo. Gia đình ngèo này không nuôi, bèn bọc trong tấm áo lót, chờ đến tối vắng người, đem bỏ ở ngã tư đường với một ngàn đồng tiền đặt trên đầu.<bỏ rơi lần 1>
    Tục của nước này lấy ngày hôm ấy là ngày lành, cả nước tổ chức lễ hội. Người quân tử, kẻ tiểu nhân đều theo từng loại tổ chức ăn uống, vui chơi. Có một Phạm-Chí tham gia buổi hội vui, khen:
    -Vui thay! Những người zự hội hôm nay, riêng có kẻ như lúa canh gạo trắng thuần không chút lẫn lộn, mùi hương thơm phức. Nếu ngày này mà ai sinh được con trai, hay con gái thì đã quý lại hiền.
    Ngồi trong buổi hội này, có một vị Tứ-Tánh hiếm muộn không con nối zõi, nghe lời nói ấy thì mừng thầm, liền sai người đến khắp các ngã tư tìm đứa con nào bị bỏ rơi. Kẻ đi tìm hỏi người qua đường:
    -Có thấy đứa trẻ nào bị bỏ rơi không?
    Người đi đường đáp:
    -Có một người mẹ góa nhận về nuôi rồi.
    Người đi tìm, lần đến nhà bà lão thì gặp được đứa bé. Ông ấy nói với
    bà lão:
    -Nhà chủ của tôi giàu có mà không con nối zõi, nếu bà đem đứa bé này đến giao lại thì sẽ được nhiều của báu.
    Bà mẹ nói:
    -Được.
    Rồi bà giữ lại tiền, đưa đứa bé đến để kiếm của cải. Bà mẹ được của cải như ý muôn. Tứ tánh nuôi đứa bé được vài tháng thì người vợ có thai, ông nói:
    -Ta vì không có con nối zõi nên mới nuôi đứa bé khác họ này. Nay trời trao cho ta con nối zòng thì nuôi nó làm gì nữa. Rồi ông bọc đứa trẻ trong cái áo lót, đang đêm đem bỏ nơi cái giếng cạn. <bỏ rơi lần 2>
    Bầy zê nhà ban ngày hay tựu về đó cho đứa bé bú, người chăn zê đi tìm thì thấy có đứa bé, liền than:
    -Thượng đế vì sao làm rơi đứa bé ở đây?
    Rồi ông mang nó về nuôi bằng sữa zê. Tứ tánh biết được, vặn hỏi:
    -Vì sao ngươi trộm sữa?
    Người chăn zê thưa:
    -Tôi được đứa con rơi của trời nên lấy sữa để nuôi.
    Tứ tánh buồn bã, hối hận, đem đứa trẻ về nuôi, được vài tháng thì vợ sinh một con trai, niệm ác lại zấy, ông cũng làm như lần trước, lấy áo lót bọc đứa trẻ rồi đem đặt vào trong vết bánh xe.<bỏ zơi lần 3>
    Đứa trẻ tâm tư nghĩ đến Phật và Tam bảo, lòng thương hướng về cha mẹ. Rạng ngày sau có hàng trăm thương nhân đi qua con đường ấy, trâu zừng lại không chịu bước tới, một Lý gia đến xem xét thử vì sao, thì thấy một đứa trẻ, cả kinh nói:
    -Con của vua trời vì sao lại ở chỗ này?
    Ông liền bồng đứa bé vào trong xe thì trâu liền tiến nhanh như nước chảy. Đi tới phía trước chừng hai mươi zặm, họ zừng trâu ngỉ ngơi. Có một bà mẹ cô độc thưa với vị Lý-Gia xin đứa trẻ đề giúp đỡ bà lúc tuổi già cùng khốn. Vị Lý-Gia liền cho bà. Người mẹ này nuôi đứa bé chưa được bao lâu thì Tứ-Tánh lại hay được, áy náy nói:
    -Ta đến nỗi bất nhân tàn hại đức trời thế ư!
    Rồi ông lại lấy của báu đến xin đem đứa bé trở về nhà mình, ngẹn ngào tự trách, nuôi zưỡng hai đứa trẻ như nhau. Nuôi được khoảng vài năm, ông thấy đứa bé trí tuệ kỳ lạ biến hóa zọc ngang, thì niệm ác lại nảy sinh, nghĩ:
    -Đứa bé này thông minh quá đỗi, con ta chắc thua! Không nên để nó làm gì!
    Ông lại bọc nó bằng áo lót, đem vào núi bỏ trong bụi trúc, không cho ăn, ắt phải chết<bỏ zơi lần 4>
    Đứa bé ấy lòng Từ niệm:
    -Ta sau này được làm Phật, quyết sẽ tế độ mọi đau khổ của chúng sinh.
    Gần núi có một lạch nước, đứa trẻ tự sức mình rung lay theo trúc rơi xuống đất, lần hồi bò đến bên bờ nước kia. Cách lạch nước lối một dặm[1 dặm=1,6km], có một đám khiêng người chết và đông đảo người đi lấy củi, thấy xa xa có đứa trẻ, họ kéo đến xem và than:
    -Thượng đế làm rơi đứa con mình xuống đây ư? Rồi họ bồng về nuôi zưỡng.
    Tứ-Tánh hay được cũng lại ân hận như trước, rồi đem của quý báu đến, buồn khóc xin rước về. Ông zạy cho đứa trẻ về sách lý số, ngẩng xem thiên văn, cúi xem quẻ bói... học thuật của các đạo, hễ qua mắt đứa bé thì liền giỏi ngay. Bản tính nó lại nhân, hiếu, lời nói ra liền trở thành giáo hóa, zẫn zắt mọi người, cả nước tôn xưng là Thánh, kẻ có học khắp nơi kéo về. Người cha lại sinh niệm zữ, tính ác càng nặng. Trước nhà cách thành bảy zặm, có một người thợ đúc. Muốn mưu giết đứa trẻ, ông Tứ tánh viết thư báo với người thợ đúc:
    “Xưa nuôi đứa trẻ này làm con. Từ khi nó vào trong nhà ta thì bệnh tật liên miên, của cải hao tổn, gia súc chết nhiều. Quan thái bốc đoán rằng đứa trẻ đã đem tới tai vạ ấy. Thư này đến thì hãy bắt lấy nó ném vào trong lửa ngay”.
    Đối với đứa trẻ thì ông giả vờ nói:
    -Ta nay tuổi đã xế bóng, lại thêm bệnh nặng, vậy con hãy đến nhà người phường đúc, kê tính rõ tiền bạc, châu báu, đó là tài sản trọn đời của con.
    Đứa trẻ vâng lời ra đi. Đến trong cửa thành, nó thấy em cùng với bọn trẻ đang chơi trò bắt trái bồ đào, đứa em nói:
    -Anh đến thật may cho em quá! Anh hãy vì em đánh thắng bọn nó đi.
    Anh nói:
    -Cha sai anh đi có việc!Em nói:
    -Để em đi cho!
    Rồi nó giật lấy thư đi đến nhà phường đúc. Người phường đúc theo lời trong thư, bắt đứa bé ném vào lửa. Lòng người cha nôn nao lo sợ, bèn sai người đi tìm đứa trẻ. Người nhà thấy đứa anh, hỏi:
    -Em đâu rồi?
    Đứa anh cứ như thật trả lời, rồi nó về nhà nói lại sự việc. Người cha vội lấy ngựa đuổi theo, đến nơi thì con mình đã ra gio rồi. Người cha vật mình kêu trời, tức khí uất ngẹn, trở thành phế tật. Ông lại sinh ý độc ác, nói:
    -Ta giờ đã không người nối zõi, thì chẳng cần để đứa bé ấy làm gì, giết phứt đi cho rồi.
    Người cha có một tòa lâu đài cách kinh thành lối một ngàn zặm, nhân đó sai đứa bé đi, bảo:
    -Ông đó đã làm tiêu tán tài sản của ta, vậy con đến nơi ấy tính xem, nay ta cho con tòa lâu đài ở đấy, có một phong thư khằn kín bằng sáp ong, con mau đi gấp!
    Trong thư người cha ngầm zặn:
    “Đứa trẻ này đến liền lấy đá buộc vào lưng rồi zìm xuống vực sâu”.
    Đứa trẻ nhận lệnh, cỡi ngựa thong thả ra đi. Được nửa đường, đứa trẻ gặp một Phạm-Chí ở xa, vốn cảm phục người cha, thường qua lại hỏi nhau về sách cổ. Vị Phạm-Chí này có một người con gái, rất hiền lành, thông minh, biết tường tận về chuyện lành zữ, coi thiên văn, bói toán....
    Đứa trẻ đến chỗ Phạm-Chí ở, nghĩ: “Cha ta với Phạm-Chí là chỗ thân quen, ta nên nghỉ lại nơi đây”. Rồi gọi người đi theo bảo:
    -Ta muốn qua đó chào hỏi ông Phạm chí, có nên không?
    Người đi theo nói:
    -Tốt.
    Liền đi qua hầu thăm. Ông Phạm chí vui mừng, nói:
    -A! Con trai anh ta đến kia!
    Ông bèn cho gọi các học sĩ, học trò, những bậc kỳ lão, đạo cao đức trọng cùng đến hội họp, yến tiệc vui chơi. Họ cùng nhau hỏi han các việc còn thắc mắc, không ai là không thỏa thích. Trọn ngày, hết đêm, ai nấy đều mệt mỏi, ngủ say. Người con gái trộm nhìn người con trai, thấy ngay lưng có mang một phong thư, bèn lén mở lấy đem về, đọc được lời trong thư thì buồn bã, than:
    -Yêu quái nào đây, nỡ giết hại người con trai nhân từ thế này? Nàng liền xé phong thư ấy viết lại thư khác, rằng:
    “Tuổi ta đã xế bóng, bệnh nặng ngày một khốn đốn, ông Phạm-Chí kia với ta là chỗ thân quen. Con gái ông đã hiền lại thông minh, nay thật xứng đôi với con ta. Hãy sắm đầy đủ lụa là, châu báu, làm sính lễ. Xin lo cho thật tốt tiểu lễ zạm hỏi này, còn lễ cưới, ngày cưới, thì căn cứ vào lời zặn nơi thư này”.
    Viết thư xong, nàng phong kín để lại như cũ. Rạng ngày, người con trai lên đường, Phạm-Chí, các Học-Trò không ai là không đến khen ngợi. Người ở lâu đài được thư vâng lệnh sắm đủ lễ vật đến nhà ông Phạm-Chí. Vợ chồng ông Phạm-Chí bàn nhau:
    -Phàm về chuyện hôn nhân thì trước hết phải chọn người đi hỏi tên xem tuổi, nếu bên ấy đã sắm đầy đủ lễ vật thì ta mới nhận lời. Nay bên trai không có mai mối lại đem sính lễ đến, phải chăng họ xem thường ta?
    Rồi trở vào nằm ngỉ, lại ngĩ: “Từ xưa trai gái làm bạn trăm năm với nhau đều như thế. Hơn nữa trai hiền, gái trinh gặp nhau cũng khó”.
    Bèn nhận lễ vật, họp cả chín họ lại, đều vui mừng nói: Đây là niềm vinh
    zự truyền đời.
    Lễ cưới đã xong, người ở lâu đài vội báo tin cho Tứ tánh biết. Nghe được việc này, bệnh của Tứ tánh càng nặng thêm. Đứa trẻ nge cha bệnh, ngẹn ngào nói:
    -Ôi! Mạng sống khó bảo toàn, đúng là như huyễn, không thật! Vị Phạm chí muốn chọn ngày tốt mới cho trở về, lòng Bồ-tát đau đớn nên không nghe theo lời ông ấy, bèn đem cả vợ vội trở về, đến nơi lên nhà cúi đầu lạy cha. Vợ tìm đến bái lạy, khóc rũ rượi, cứ ba bước lại một lần bái lạy, rồi xưng tên:
    -Con là vợ của con trai cha đó. Cha mẹ đặt tên con là phải phụng thờ tổ tiên, làm kẻ nâng khăn sửa túi, tận tình giữ lễ, hết lòng hiếu kính, cầu xin đại nhân bệnh lành, phước đến, giữ mãi tuổi thọ không chết, cho con thỏa lòng, có được cái đức của người con zâu hiếu thảo.
    Ông Tứ tánh kết giận, uất ngẹn mà chết. Bồ-tát thương xót lo việc tống tang, ma chay đầy đủ, tình ngĩa đậm đà. cả nước đều khen là hiếu. Đám tang xong ngài zốc tu hành, tiếng thơm xông tỏa mười phương.
    Đức Phật bảo các vị Tỳ-kheo:
    -Ông tứ tánh nay là Từ-Phụ bồ tát, thường động lòng trắc ẩn che trở chở cho những mảnh đời bất hạnh. Bà vợ ông tứ tánh nay là Từ-Mẫu bồ tát, thường thương nuôi con trẻ không phân biệt. Con đẻ ông tứ tánh là điều đạt khi chưa nhiễm trược, bồ tát vì ân tình này mà luôn cứu điều đạt dù bị ông ta gây hại, Đồng tử ấy là thân Ta, vợ là Câu-zi, ông phạm chí bố vợ là đại hiếu mục kiền liên, thường thị hiện là bậc thông tuệ, cứu giúp người tu hành những lúc khó khăn để họ không thoái chuyển tâm bồ đề kiên cố.
    Bồ-tát thực hành pháp Nhẫn độ vô cực đã nhẫn nhục như vậy.

  13. #13

    Mặc định

    Vô thượng sư thì khác với vô thượng sĩ, sư ở đây chính là các ông sư trên chùa
    Chính kiến chi thông thì khác với chính biến chi. Thiên hạ dùng biến để lừa gạt nhau, bồ tát không làm cái việc đó, baồ tát phải thực hành tự mình trải, nghiệm để tìm ra chân lý đúng giữa biến hóa vô biên của vạn vật, họ cũng như các nhà nghiên cứu, các nhà thực hành, thực nghiệm, trong đó chính kiến tri là thao tác cơ bản, chính là ngay thẳng, kiến là nhìn, chi là biết . nhìn thẳng vào sự thật để biết. kiểu như NVL cũng được, cái biết này bao gồm kiến thức và kinh nghiệm thực hành, HCM chính là một dạng bồ tát sống, thực hành thực nghiệm, không lý thuyết suông,
    XXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXX XXXXXXXX

  14. #14

    Mặc định

    Các phật môn được chúng tôi mở ra thay cho các pháp giới lạc hậu và ấu trĩ ngu tối. tu không có giác ngộ, cũng chẳng giải thoát gì,
    Mỗi phật môn được mở ra có đủ tam bảo phật-pháp-tăng trong mỗi phật môn đó, tùy căn cơ, năng lực người nào tu hành đều có thể giác ngộ tại chỗ, giải thoát tại chỗ,
    Phật môn được mở ra khi thế giới dưới chân đức phật lần lượt sụp đổ ở kinh thứ 100: đức phật thuyết đại hùng pháp
    ở đó có cảnh vua a xà thế cướp ngôi vua bình xa vương, vua vidusa cướp ngôi vua basen, cũng có thảm cảnh nước sakya bị vua vidusa tắm máu, cũng có cảnh a quần giết trăm người, cũng có cảnh vua thiện giác bị cướp ngôi ở nước koliya.
    Những hiện cảnh ghê tởm đó khiến đức phật phát tâm nguyện mở các phật môn để người đời có thể tu hành, người đã ạ, chính người đó, chẳng phải là súc sinh hay ma quỷ tu la gì đâu. Con người đó vừa vĩ đại vừa nhỏ mọn, vừa đẹp đẽ vừa xấu xa, vừa hoàn hảo vừa tởm lợm.
    Chúng tôi gồm bốn nhân vật vozanh, vozanhthe, vozanhbadaloc, vozanhkimdong nguyện mở sớm 5 phật môn trước để quý vị thích tu thì tu, không tu thì cứ chiếu vào đó soi mình trong đó để xem mình thơm tho hay thối tha, mình là loại nhân gì.
    xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx

  15. #15

    Mặc định

    1. Phật môn nhân tham: tham lam quyền lợi, tiến thoái theo thời, tính toán xa vời, nhãn tiền quả báo
    2. Phật môn nhân si: si chấp phá tranh, hám lợi cầu zanh, hiếp đáp vòng quanh, báo ứng không lường,
    3. Phật môn nhân sân: sân oán hận thù, thủ đoạn hại nhau, lúc tránh lúc tà, oan gia tương bao
    4. Phật môn nhân xâm: phúc báo nhiều đời, giới đức kém với, sân hận tận đố, tranh đấu mọi nơi
    5. Phật môn nhân minh sư: minh tâm kiến tính, thiền định vượt bờ, hướng zẫn quần sinh, tu hành phật pháp

  16. #16

    Mặc định

    Hãy soi lại tâm tính chính mình, tham, si, sân, xâm, sư nó ở tâm tính bản lai mỗi người, mỗi người ít nhiều đều có những cái đó,
    Minh sư chính là ông sư đó, đó là nơi tốt đẹp nhất của cái xã hội đều ô nhiễm đểu giả này, minh sư đến thì thế giới độc ác và độc ô nhiễm theo nghĩa đen biến mất, con người sống trong ô nhiễm môi trường, ô nhiễm thực phẩm, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm tâm hồn, sống mà như zombie, đáng thương thay,
    Đời có ba cái báo đáng sợ là nhãn tiền quả báo, báo ứng không lường và oan gia tương báo, thì phật có cái tam bảo để thắng tham si sân đó mọi người.
    Phúc báo nhiều đời khác hoàn toàn với phúc báu như trời. chẳng có như trời gì đâu. Kẻ kia nhiều đời nhiều kiếp hưởng phúc báo, nhưng buông tuồng, sống không có khuân phép đạo đức gì, cậy sức mạnh mà tranh đấu đó.
    Chứ iếu nhớt nhũn như con chi chi thì tranh đấu gì à.
    Phật môn mở rồi, bọn súc sinh, quỷ, ma, a tu la được cởi trói, giải thoát khỏi
    Pháp giới, ko bị bọn người mươn danh dựa hơi làm ác không gớm tay nữa.
    Từ giờ, bọn người tự làm tự chịu trách nhiệm, tự chịu nhân quả của chúng làm
    人. Cái này hán đọc là rấn (ren), cũng là zân tiếng việt thôi, còn việt lại đọc đối ngữ là nhân. Tức nhân với zân tuy hai là một. nhân ở đâu thì zân ở đó. Có mười phật môn nhân thì có mười thứ zân như thế
    Sức mạnh zân=nhân nó khổng lồ như vậy nên bọn làm chính trị chuyên nghiệp nào cũng phải kính sợ. chẳng qua cậy thế cậy quyền mà làm càn thôi, chứ cởi ra mình trần ai cũng như ai thôi.

    XXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXX XXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXX

  17. #17

    Mặc định

    Cũng không thích thú gì khi viết phần này:
    Nhưng quý vị nên biết chúng tôi mở mồm vì hán cướp hoàng sa và trường sa cộng với quốc nội thối, nên mới đến dọn cứt cho quý vị:
    Nhìn quý vị kìa, sợ hán đến run nhong nhóc, có lẽ phải mặc áo khoác do hán sản xuất mới đỡ rét thì phải.
    Để cho quý vị kệ sát hán xem quý vị có đỡ sợ hán hơn không hay là vẫn rét:
    1. ma quỷ đẻ ra loài bẩn hán
    2. đểu giả vô lương mất dậy thượng thừa
    3. ăn cắp ăn cướp mãi không trừa
    4. đến cùng đường bị định tận diệt

    hãy nhớ câu này: người hán gạt mạ người việt. gạt là lừa gạt, mạ là thóa mạ
    để chúng tôi thông não cho quý vị cái phần cổ sử mà bọn sử gia thân hán đã nhồi sọ dân tộc này, theo truyền thuyết lộc tục là kinh dương vương làm vua phương nam, còn đế nghi làm vua phương bắc, theo lẽ đó, hán việt là anh em,
    nhưng bọn ngu sử đó không có truy cứu đế nghi ở đâu nơi nào trên bản đồ, có vị trí như thế nào trong sử, hãy mở to con mắt nhìn vào cái bản đồ ấy, trước kia có vùng kanshui hay khảm thủy tức khảm vi thủy ấy, đó là lãnh thổ của người chủ sở mà hậu duệ là người thái xiêm ấy. đó chính là đất của đế nghi hay yi
    易经: nghĩa là chiếu theo đó thì thái lan là dòng anh, việt kinh là dòng em. Anh em là anh em với thái xiêm chứ không phải hán nhé. Sử thì sử cho nó đúng kẻo thành sử cứt ấy.
    Xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxuxxxx xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx xx

  18. #18

    Mặc định

    Rất nhiều nhà sư tây trúc cũng nhưu giao chỉ đến hán truyền phật pháp, nhưng chỉ có một nhân vật ngoại lai là bồ đề tổ sư là hán công nhận là sơ tổ thiền của hán, nghĩa là trong hệ thống phập pháp hán chỉ có một mình bồ đề đạt ma là người ngoại quốc được chính danh mà thôi.
    Quý vị không thể phủ nhânj việc có các tổ sư từ ấn độ cũng như hán đến truyền phật pháp. Chúng tôi đã dẹp gọn họ về một pháp môn đầu tiên (những người thầy đầu tiên), cụ thể đặt tên là:
    Phật pháp ấn bình đẳng chính giác: 佛法印平等正觉。
    1. Phật quang佛光: người ấn độ
    2. Khâu đà là (người ấn độ)
    3. Vi ni ta ru chi (người ấn độ)
    4. Vô ngôn thông , thảo đường….(người hán)
    5. Tuệ tĩnh(người việt)
    Những pháp môn tiếp theo do người việt làm chủ, tính từ pháp môn thứ hai trở đi.
    Pháp môn đầu tiên này gọi là tạp pháp môn gồm ta(việt) tây(trúc), tầu(hán)
    Từ pháp môn thứ 2 trở đi là tinh, thuần túy người việt nắm giữ
    Khi quý vị tiếp quản được pháp môn 2, và 3 quý vị sẽ đỡ ngu hơn một tí, đã tiệm cận với cái một, còn như trước thì lay lắt ở trần mộng thôi
    Và bọn mê trần này vẫn tưởng mình thành phật đến nơi rồi, ko 4 mới chỉ đạt đến cảnh giới bồ tát thôi. Còn muốn thành phật thì phải đối diện với sinh tử đã.
    Theo đó
    1-6: như lai tính
    2-7: thanh văn
    3-8: duyên giác
    4-9: bồ tát
    5-10: phật đà
    Tu cho hết số đi , thắng số đi rồi hãy mơ thành phật
    Các pháp tu được xếp lại là
    1. Phật pháp ấn bình đẳng chính giác(người ấn, hán, việt đồng tổ môn): pháp ấn ở ba tổ sư ấn độ, bình đẳng ở tổ sư hán, chính giác ở tổ sư người việt. tu theo mỗi pháp này cũng giác ngộ giải thoát rồi,
    2. Tịnh độ vô lượng quang(người việt là tổ môn)
    3. Vạn niên phật tuệ(người việt là tổ môn)
    4. Trúc lâm yên tử(người việt là tổ môn)
    <<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<< <<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<

  19. #19

    Mặc định

    Chúng tôi biết người hán còn chưa chịu buông tha con mồi, để minh sư đi mà trị nó.
    Năm nay quả cũng chín rồi, ai thế nào cứ dùng chính kiến chi là rõ thôi. Nhưng mà sẵn có cây đàn, ca một khúc để xem “đã đờn cửu khúc còn thi thơ đề” xem nó thế nào đã.
    Quý vị thích chém giết nhau cũng được thôi mà. Chắc con người muốn phải thông qua chém giết nhau, ăn cướp nhau mới chịu tỉnh ngộ, phải tự mình trải nghiệm giết người khác thì mới thấy mình là anh hùng.
    Vậy mời quý vị cứ thực hiện, tự gieo nhân tự lãnh quả. Văn minh hay lạc hậu, tốt đẹp hay xấu xa, hủy diệt hay tồn tại là do con người tự quyết định lấy.
    Nghe nói nam đàn có cây đàn kỳ diệu, thử đàn cửu khúc xem sao:
    -Ta có quốc bảo cây đàn chín zây Kỳ-Diệu, nhưng tuyệt nhiên không có ai có thể khiến nó cất tiếng, nếu thượng khách đánh được ta sẽ gả cho công chúa Thần-Ziệu.
    Thái tử cảm tạ, nói:
    -Mặc khách xin cố hết sức, còn việc gả công chúa thật không giám nhận vì mắt đui mù, thân phận hèn mọn không tương xứng. Rồi thái tử “định tâm” tấu đàn.
    1.Đầu tiên tiếng đàn khen ngợi công đức của tiên đế, tả cảnh non sông trùng điệp, giang sơn gấm vóc hùng vĩ, zân cư đông đúc giàu có.
    2.Sau là âm thanh buồn thảm nói về số phận của cô nhi không còn cha mẹ, người lang thang cơ nhỡ không nơi nương tựa.
    3.rồi tiếng đàn ca ngợi cảnh muôn zân no ấm, ông bà, cha mẹ, con cái xum vầy bên mái ấm gia đình.
    4.Tiếng đàn ca cảnh mẹ già, vợ hiền tiễn đưa tráng sỹ nên đường tòng chinh vệ quốc.
    5.Tiếng đàn ca cảnh binh đao khói lửa, tổ quốc đau thương, lúc đứng, lúc ngiêng, lúc ngả nhưng vẫn kiên cường bất khuất che trở cho muôn mái nhà sinh sống.
    6.Tiếng đàn ca cảnh hào qoang phật đà chiếu khắp muôn nơi mang đến từ bi, trí tuệ, an ổn cho muôn chúng quần sinh.
    7.Tiếng đàn ca ngợi cảnh yên ấm, văn minh, cô nhi được nhận nuôi, con cái được học hành, vợ chồng hòa thuận, giàu ngèo đùm bọc, quan quân gần zân, vua tôi hòa mục.
    8.Tiếng đàn ca ngợi cảnh làng quê thanh bình, nơi tiếng gà gáy trưa, khói lam chiều ấm bếp, trẻ thả sáo ziều, trâu bò nhởn nhơ ăn cỏ, tiếng bà mẹ ầu ơ ru con trong nôi.
    9.Tiếng đàn ca cảnh ziệu kỳ nơi có các bậc zị nhân, kỳ sỹ, thiên thần zùng phép màu cứu với chúng sinh, kẻ mù được sáng mắt, kẻ câm được nói cười, kẻ điếc được nghe thấy, những kẻ zị tật thân xác đều được trở thành lành lặn, bao bệnh tật đều tiêu tan, con người được hưởng cuộc sống thiên đường.
    Tiếng đàn lúc khoan, lúc nhặt, lúc bổng, lúc trầm, lúc vui vẻ, lúc bi ai làm người nge tâm trạng khó tả, buồn, vui, phấn khích, băn khoăn lẫn lộn. Cả hoàng cung trấn động, ai ai cũng thổn thức, ngẹn ngào mà không thể hiểu nổi tại sao. Nhà vua cảm thán:
    -Ôi! Trên đời này còn có bậc Hùng-Sỹ như thế này chăng!

    Chúng tôi biết người hán còn chưa chịu buông tha con mồi, để minh sư đi mà trị nó.
    Năm nay quả cũng chín rồi, ai thế nào cứ dùng chính kiến chi là rõ thôi. Nhưng mà sẵn có cây đàn, ca một khúc để xem “đã đờn cửu khúc còn thi thơ đề” xem nó thế nào đã.
    Quý vị thích chém giết nhau cũng được thôi mà. Chắc con người muốn phải thông qua chém giết nhau, ăn cướp nhau mới chịu tỉnh ngộ, phải tự mình trải nghiệm giết người khác thì mới thấy mình là anh hùng.
    Vậy mời quý vị cứ thực hiện, tự gieo nhân tự lãnh quả. Văn minh hay lạc hậu, tốt đẹp hay xấu xa, hủy diệt hay tồn tại là do con người tự quyết định lấy.
    Nghe nói nam đàn có cây đàn kỳ diệu, thử đàn cửu khúc xem sao:
    -Ta có quốc bảo cây đàn chín zây Kỳ-Diệu, nhưng tuyệt nhiên không có ai có thể khiến nó cất tiếng, nếu thượng khách đánh được ta sẽ gả cho công chúa Thần-Ziệu.
    Thái tử cảm tạ, nói:
    -Mặc khách xin cố hết sức, còn việc gả công chúa thật không giám nhận vì mắt đui mù, thân phận hèn mọn không tương xứng. Rồi thái tử “định tâm” tấu đàn.
    1.Đầu tiên tiếng đàn khen ngợi công đức của tiên đế, tả cảnh non sông trùng điệp, giang sơn gấm vóc hùng vĩ, zân cư đông đúc giàu có.
    2.Sau là âm thanh buồn thảm nói về số phận của cô nhi không còn cha mẹ, người lang thang cơ nhỡ không nơi nương tựa.
    3.rồi tiếng đàn ca ngợi cảnh muôn zân no ấm, ông bà, cha mẹ, con cái xum vầy bên mái ấm gia đình.
    4.Tiếng đàn ca cảnh mẹ già, vợ hiền tiễn đưa tráng sỹ nên đường tòng chinh vệ quốc.
    5.Tiếng đàn ca cảnh binh đao khói lửa, tổ quốc đau thương, lúc đứng, lúc ngiêng, lúc ngả nhưng vẫn kiên cường bất khuất che trở cho muôn mái nhà sinh sống.
    6.Tiếng đàn ca cảnh hào qoang phật đà chiếu khắp muôn nơi mang đến từ bi, trí tuệ, an ổn cho muôn chúng quần sinh.
    7.Tiếng đàn ca ngợi cảnh yên ấm, văn minh, cô nhi được nhận nuôi, con cái được học hành, vợ chồng hòa thuận, giàu ngèo đùm bọc, quan quân gần zân, vua tôi hòa mục.
    8.Tiếng đàn ca ngợi cảnh làng quê thanh bình, nơi tiếng gà gáy trưa, khói lam chiều ấm bếp, trẻ thả sáo ziều, trâu bò nhởn nhơ ăn cỏ, tiếng bà mẹ ầu ơ ru con trong nôi.
    9.Tiếng đàn ca cảnh ziệu kỳ nơi có các bậc zị nhân, kỳ sỹ, thiên thần zùng phép màu cứu với chúng sinh, kẻ mù được sáng mắt, kẻ câm được nói cười, kẻ điếc được nghe thấy, những kẻ zị tật thân xác đều được trở thành lành lặn, bao bệnh tật đều tiêu tan, con người được hưởng cuộc sống thiên đường.
    Tiếng đàn lúc khoan, lúc nhặt, lúc bổng, lúc trầm, lúc vui vẻ, lúc bi ai làm người nge tâm trạng khó tả, buồn, vui, phấn khích, băn khoăn lẫn lộn. Cả hoàng cung trấn động, ai ai cũng thổn thức, ngẹn ngào mà không thể hiểu nổi tại sao. Nhà vua cảm thán:
    -Ôi! Trên đời này còn có bậc Hùng-Sỹ như thế này chăng!




    Chúng tôi biết người hán còn chưa chịu buông tha con mồi, để minh sư đi mà trị nó.
    Năm nay quả cũng chín rồi, ai thế nào cứ dùng chính kiến chi là rõ thôi. Nhưng mà sẵn có cây đàn, ca một khúc để xem “đã đờn cửu khúc còn thi thơ đề” xem nó thế nào đã.
    Quý vị thích chém giết nhau cũng được thôi mà. Chắc con người muốn phải thông qua chém giết nhau, ăn cướp nhau mới chịu tỉnh ngộ, phải tự mình trải nghiệm giết người khác thì mới thấy mình là anh hùng.
    Vậy mời quý vị cứ thực hiện, tự gieo nhân tự lãnh quả. Văn minh hay lạc hậu, tốt đẹp hay xấu xa, hủy diệt hay tồn tại là do con người tự quyết định lấy.
    Nghe nói nam đàn có cây đàn kỳ diệu, thử đàn cửu khúc xem sao:
    -Ta có quốc bảo cây đàn chín zây Kỳ-Diệu, nhưng tuyệt nhiên không có ai có thể khiến nó cất tiếng, nếu thượng khách đánh được ta sẽ gả cho công chúa Thần-Ziệu.
    Thái tử cảm tạ, nói:
    -Mặc khách xin cố hết sức, còn việc gả công chúa thật không giám nhận vì mắt đui mù, thân phận hèn mọn không tương xứng. Rồi thái tử “định tâm” tấu đàn.
    1.Đầu tiên tiếng đàn khen ngợi công đức của tiên đế, tả cảnh non sông trùng điệp, giang sơn gấm vóc hùng vĩ, zân cư đông đúc giàu có.
    2.Sau là âm thanh buồn thảm nói về số phận của cô nhi không còn cha mẹ, người lang thang cơ nhỡ không nơi nương tựa.
    3.rồi tiếng đàn ca ngợi cảnh muôn zân no ấm, ông bà, cha mẹ, con cái xum vầy bên mái ấm gia đình.
    4.Tiếng đàn ca cảnh mẹ già, vợ hiền tiễn đưa tráng sỹ nên đường tòng chinh vệ quốc.
    5.Tiếng đàn ca cảnh binh đao khói lửa, tổ quốc đau thương, lúc đứng, lúc ngiêng, lúc ngả nhưng vẫn kiên cường bất khuất che trở cho muôn mái nhà sinh sống.
    6.Tiếng đàn ca cảnh hào qoang phật đà chiếu khắp muôn nơi mang đến từ bi, trí tuệ, an ổn cho muôn chúng quần sinh.
    7.Tiếng đàn ca ngợi cảnh yên ấm, văn minh, cô nhi được nhận nuôi, con cái được học hành, vợ chồng hòa thuận, giàu ngèo đùm bọc, quan quân gần zân, vua tôi hòa mục.
    8.Tiếng đàn ca ngợi cảnh làng quê thanh bình, nơi tiếng gà gáy trưa, khói lam chiều ấm bếp, trẻ thả sáo ziều, trâu bò nhởn nhơ ăn cỏ, tiếng bà mẹ ầu ơ ru con trong nôi.
    9.Tiếng đàn ca cảnh ziệu kỳ nơi có các bậc zị nhân, kỳ sỹ, thiên thần zùng phép màu cứu với chúng sinh, kẻ mù được sáng mắt, kẻ câm được nói cười, kẻ điếc được nghe thấy, những kẻ zị tật thân xác đều được trở thành lành lặn, bao bệnh tật đều tiêu tan, con người được hưởng cuộc sống thiên đường.
    Tiếng đàn lúc khoan, lúc nhặt, lúc bổng, lúc trầm, lúc vui vẻ, lúc bi ai làm người nge tâm trạng khó tả, buồn, vui, phấn khích, băn khoăn lẫn lộn. Cả hoàng cung trấn động, ai ai cũng thổn thức, ngẹn ngào mà không thể hiểu nổi tại sao. Nhà vua cảm thán:
    -Ôi! Trên đời này còn có bậc Hùng-Sỹ như thế này chăng!

  20. #20

    Mặc định

    Theo sử để lại, xếp họ ngô vào một nhà, khiếm cho hậu thế điên loạn không ít
    Nhưng chúng tôi không chấp nhận ngô là một nhà, mà chỉ xếp ngô vào thời tĩnh hải tự chủ mà thôi
    Về công nghiệp ngô quyền không hơn dương đình nghệ, dương đình nghệ dẹp hán năm 931, ngô quyền dẹp hán 938
    Về danh: ngô quyền chỉ xưng vương, cũng chưa đặt quốc hiệu
    Theo đó chúng tôi xếp nhà đinh là nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên
    Vị này xưng là đinh tiên hoàng đế. Là vị hoàng đế đầu tiên của thời việt nam phong kiến đế quốc
    Tính từ 968-1945
    1, nhà đinh (2 vua)
    2.nhà lê tiền (3 vua)
    3.nhà lý (12 vua)
    4. nhà trần( 16 vua)
    Chúng tôi vẫn hi vọng những người được gọi là gsts gì đó ngồi trong các viện này nọ không phải là bệnh nhân mà là nhà khoa học thự sự

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 24-03-2017, 10:40 PM
  2. Trả lời: 6
    Bài mới gởi: 13-02-2013, 09:38 PM
  3. Triết lý Phục vụ trong Kinh Thánh và Kinh Doanh
    By minhthai in forum Đạo Thiên Chúa
    Trả lời: 8
    Bài mới gởi: 19-01-2013, 11:08 PM
  4. kinh lang ngiem va kinh phap hoa
    By tritinh in forum Tịnh Độ Tông
    Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 01-09-2012, 05:21 PM
  5. 107. Kinh Ganaka Moggallàna - Trung Bộ Kinh
    By do anh tuan in forum Thiền Tông
    Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 01-08-2011, 05:40 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •