1-Kinh truyện 01: Đại- bồ-t1-Kinh truyện 01: Đại- bồ-tát Ẩn-Nhẫn
Thuở xưa, có vị Đại-bồ-tát(Maha bodhisatva) thấy đời zơ đục, vua tôi vô đạo, bỏ chính theo tà, khó đem đạo pháp ra hóa độ, nên mới che khôn giấu bóng, ẩn thân zưới gốc cây Sanh-Cổ-Thụ, trên một hòn đảo nổi ở giữ đầm lầy để tu tập hạnh nhẫn. Đầm lầy rất zơ bẩn, hôi thối, sú uế, chỉ có sáu loài sen, súng, sậy, lau, lăn, lác là sống được. Zưới đầm lầy có một con cá sấu xiêm thường lấy thân mình làm thuyền trở bồ tát qua lại. Trên đảo nổi có một con trâu ngé, bồ tát thường lấy nước tiểu của nó thay cho nước đầm quá zơ bẩn để uống và lấy sáu thứ cây cỏ trong đầm để làm đồ ăn kéo zài mạng sống. Zung mạo vốn trắng đẹp trở lên đen xấu, mọi người đều gớm ghiếc, người trong nước thấy ngài thường bảo nhau:
-Đất này có Phù-Thủy-Ma-Quỷ-Tạp-Lai.
Nhìn thấy Đại-bồ-tát không ai là không thóa mạ, lại ném cả đất đá nữa. Nhưng ngài không mảy may giận zữ, còn lấy tâm Từ thương xót:
-Khổ thay! Vì những người này không hiểu biết kinh Phật nên làm những việc ác ấy.
Bèn lập ba lời thề:
- Nguyện cho nước nguồn sạch trong trở lại để cho nhân loại sáng mắt, sáng lòng, sáng ý nghĩ, để thần thức của họ không còn ngu tối nữa.
-Nguyện cho nhân loại zốc tu sáu độ để không phải đọa vào bốn đường ác: La-Sát, Quỷ-Qoái, Ma-Mãnh, Su-La(Asura), được nhập vào bốn đường thiện là Nhẫn-Lai, Cảng-Câu, Bất-Hoàn, Ứng-Chân để được làm người tốt phước.
- Nguyện khi ta thành Phật Như Lai Vô Sở Trước Chính Chân Giác Đạo, ta quyết độ hết họ.
Biết trí nguyện phi thường của bồ tát đã linh ứng, Phạm thiên vương, đế thích, chư thiên thần nhóm họp tụng kệ hửng ứng:
1.
…………………………………..
8. Đại sa môn phạm hanh
9. Thân khẩu ý tịnh sạch
10. Phật qỏa tự nhiên thành
Đức phật bảo các vị tỳ kheo:
- Các ông khéo tu kín khổ hạnh đắc qỏa A-Già-Hạt rồi phát tâm zũng mãnh bồ đề cầu đại thừa bồ tát, như thế mới giải thoát rốt ráo được, Ta giao lại cho các ông mười hạt sen báu của đạo pháp, các ông khéo gieo trồng để khắp các quốc độ bất tư ngị thế giới mười phương đều có được mười qỏa báu Đệ-Nhất. Họ sẽ là mười vị tổ sư thay ta hoằng hóa đạo pháp ở khắp các quốc độ. Giúp các quốc độ trở lên tốt đẹp, tiến bộ, thuần tịnh.
1.Đệ nhất trí nhớ A-Nan-Đà-Sa-Ky-A
2.Đệ nhất trí pháp Ma-ha-Ca-Ziếp
3.Đệ nhất trí tuệ Sá-Lợi-Phất
4.Đệ nhất thần thông Mục-Kiền-Liên
5.Đệ nhất giải không Tu-Bồ-Đề
6.Đệ nhất thuyết pháp Phú-Lầu-Na
7. Đệ nhất thiên nhãn A-La-Luật
8. Đệ nhất bát giới Bát-Giới-Ưu-Ba-ly (batsila ubali)
9.Đệ nhất hùng biện A-nhã-Đà-Ca-Chiên-Ziên
10.Đệ nhất mật hạnh tuệ Gia-Hộ-La-Hầu-Đa
Đức phật bảo tôn giả A-Nan:
-Này A-Nan, điều kiện đầu tiên của tu hành là phải biết Kham-Nhẫn, như nước kia, nhờ nhẫn mà có đầm rộng lớn, như đầm kia nhờ nhẫn mà có nước suối sạch, như suối kia nhờ nhẫn mà thành sông lớn, như sông kia nhờ nhẫn mà thành biển lớn, cũng như vậy người phàm vì bất nhẫn mà sức mạnh ngày một giảm, còn người tu sỹ nhờ nhẫn mà sức mạnh ngày một tăng. Như vậy này A-Nan hãy lấy nhẫn làm đầu. Trong thập đại đệ tử của ta, ông là bậc hoàng thân quốc thích zuy nhất tham gia mở đại đạo, zo đó ông phải giữ trọng trách zẫn đầu một trăm hùng sĩ họ thích thực hành đầy đủ kinh lục độ này. Lại nữa, Gia hộ la hầu đa là bản sao của ta về trí huệ và giới hạnh ở cấp độ bí mật, hành giả gặp được tôn giả ấy coi như đã ziện kiến được ta.
-Một đại bồ tát, khi khởi phát tâm bồ đề cứu độ hết thảy chúng sinh, luôn chuyên nhất thực hành bốn đại phạm hạnh đặc biệt:
1.Một là Thượng phạm hạnh:
2.Hai là An lập phạm hạnh:
3.Ba là tịnh phạm hạnh:
4.Bốn là vô biên phạm hạnh:
Nhờ tôi luyện bốn phẩm chất tinh chuyên, đại bồ tát khai mở được bổn tâm vô lượng, từ của nhân từ, bi của cứu khổ, hỉ của ban vui, xả của cứu nạn. Đại bồ tát khéo zùng bốn tâm vô lượng đó cứu độ hết thảy chúng sinh cho đến khi thành chính quả.
-Một đại bồ tát khi tu thành chính quả luôn có Tam-Thân-Thập-Quả.
Tam thánh thân gồm:
1.Ứng thánh thân(nirmāṇakāya): chuyên tái sinh cứu độ chúng sinh thoát kiếp nạn.
2.Báo thánh thân(sambhogakāya):chuyên luân hồi hướng zẫn chúng sinh tu tập đạo pháp.
3.Pháp thánh thân(dhamarkaya): chuyên chuyển bánh xe pháp, tự lực giải thoát vĩnh viễn khỏi sinh tử, luân hồi.
Thập thánh quả gồm mười quả vị báu của đấng chính đẳng chính giác:
1.Đại nhật như lai: Tỉnh giác sáng suốt như mặt trời.
2.Ứng cúng tự tại: đầy đủ giới đức, đáng được trời người cúng zưỡng
3.Đại thiên nhân sư: đầy đủ trí tuệ, làm thầy trời người.
4.Chân như hạnh phúc: đầy đủ bốn phạm hạnh, thân tâm an lạc
5.Vô thượng sỹ bồ đề: tuyệt đỉnh của sự tu hành.
6.Thiện thệ hành thông: chuyển zịch vô ngại luôn hanh thông.
7.Hiệp thế gian giải : đã thấu hiểu thế giới.
8. Điều ngự trượng phu:điều phục chế ngự được mình và người.
9.Chính biến tri thông: thông tỏ tất cả các pháp.
10.Phật thế tôn: đấng chính đẳng chính giác được muôn loài tôn kính.
- Ta đời đời tu tập hạnh nhẫn, lấy nhẫn làm đầu, tu nhân tích phước không biết mệt mỏi nên tự chứng đạt quả vị Phật, làm đấng Thượng-Trung-Hạ-Thiên-Như-Lai, một mình qua lại ba cõi, được ba cõi tôn kính như nhất.
Đại-bồ-tát-ma-ha-tat thực hành pháp Nhẫn độ vô cực đã nhẫn nhục như vậy.
2-Kinh truyện 02: Người con trí hiếu
Thuở xưa, có vị Bồ-tát tên là Lương-Thiền, thường mang lòng Từ rộng lớn thấm nhuần khắp chúng sinh, thương xót hạng ngu muội không thấy ba ngôi báu, bèn đem cha mẹ mình vào ở trong chốn núi đầm. Cha mẹ tuổi đã cao, đôi mắt lại mù lòa, nên Lương-Thiền lấy làm thương xót, khổ sở, nói ra rơi nước mắt. Đêm đêm, ông thức zậy ba lần để chăm sóc, hàn huyên, hạnh chí hiếu tỏa đức thơm lừng trời đất. Thần đất, rồng biển,
người trong nước đều hay biết. Ông phụng thờ Phật, làm mười điều thiện, không giết hại chúng sinh, không nhặt của rơi trên đường, giữ trinh không cưới vợ, các họa của thân đều zứt sạch. Nói hai lưỡi, nói lời ác độc, nói zối, nói thêu zệt, khen chê tà ác. lỗi nơi miệng cũng đều ziệt hết. Những zơ bẩn trong lòng như ganh ghét, bực giận, sân hận, tham lam, tâm cấu uế... cũng đều tịch tịnh cả. Ông tin làm thiện được phước, làm ác mang họa, lấy cỏ tranh làm lều, lấy rơm rác làm chiếu, thanh tịnh vô zục, chí như vàng mười. Trong núi có suối chảy, giữa zòng sen mọc, quanh bờ trái cây ngon ngọt đầy khắp. Sớm zậy đi hái quả, chưa từng zành phần trước, lòng nhân từ ấy thấu xa, cầm thú gần gũi cậy nhờ.
Một hôm, ông Lương-Thiền đi lấy nước về cho cha mẹ zùng thì gặp phải lúc vua nước Ca-Zi-Luật vào núi săn bắn. Nhà vua giương cung lắp tên bắn hươu nai núi, nhưng lại nhầm trúng vào ngực Lương-Thiền. Chất độc của mũi tên hoành hành, đau đớn không thể tả. Ông ngoái trông hai bên, rồi khóc kêu lớn:
-Ai đã zùng một mũi tên mà giết chết ba đạo sĩ? Song thân ta tuổi cao, lại đều bị mù lòa, một ngày không có ta, chắc đều phải mất mạng.
Lại cất tiếng than:
-Voi chết vì ngà, tê giác chết vì sừng, chim thúy chết vì lông... ta đây không ngà, không sừng, cũng không lông rực rỡ thì vì cái gì mà chết?
Nhà vua nghe tiếng kêu thảm thương, liền xuống ngựa, hỏi:
-Nhà ngươi làm gì trong núi sâu?
Đáp:
-Tôi đem cha mẹ vào ở trong núi này để từ bỏ sự zơ bẩn của cuộc đời, tinh tấn tu học đạo lớn.
Nhà vua nghe Lương-Thiền thưa, ngẹn ngào rơi nước mắt, càng đau đớn thương xót ông, nên nói:
-Ta là kẻ bất nhân, tàn hại sinh mạng loài vật, lại còn giết chết người con chí hiếu.
Rồi cất tiếng than thở:
-Sao lại đến nỗi này?
Quần thần lớn nhỏ không ai là không ngẹn ngào. Nhà vua lại nói:
-Ta đem cả nước để cứu mạng ngươi. Xin chỉ chỗ song thân ngươi ở, ta muốn đến để tạ tội.
Ông Lương-Thiền nói:
-Nhân theo lối nhỏ này, đi đến chỗ kia không xa thấy một lều cỏ, cha mẹ tôi ở trong ấy. Xin nhà vua vì tôi nói với song thân: tôi từ đây xin vĩnh biệt, những năm tháng còn lại xin thận trọng, không nên luyến nhớ.
Lương-Thiền nói rồi lại càng đau xót, chốc lát thì mất. Nhà vua cùng quân sĩ lại một lần nữa thổn thức. Họ tìm theo đường đã chỉ đến đúng chỗ cha mẹ ông Lương-Thiền ở. Nhà vua đi có nhiều người theo, tiếng cỏ cây sột soạt, cha mẹ Lương-Thiền ngi là có người lạ, lên tiếng hỏi:
-Người nào đi đó? Nhà vua đáp:
-Là vua nước Ca-Ri-Luật.
Cha mẹ Lương-Thiền nói:
-Nhà vua đến đây rất tốt, nhà chỉ có chiếu cỏ xin ngài ngỉ mát, có quả ngọt để ngài zùng, con tôi đi lấy nước sắp về ngay đây.
Nhà vua thấy cha mẹ ông ấy đem lòng thương đợi con về, lại ngẹn ngào lần nữa. Nhà vua gọi họ bảo:
-Ta thấy hai đạo sĩ đã thương đợi con về, lòng ta xót đau không lường, ông Lương-Thiền con của đạo sĩ bị ta bắn chết rồi.
Cha mẹ Lương-Thiền kinh hãi nói:
-Con tôi vì tội gì mà giết nó thế? Tính khí của nó nhân từ, đạp đất còn sợ đất đau. Nó có tội gì mà nhà vua giết nó?
Nhà vua nói:
-Quả thật con ông là một người con chí hiếu, là một bậc thượng hiền, ta săn bắn hươu nai, nhầm trúng ông ấy thôi.
Cha mẹ Lương-Thiền nói:
-Con tôi đã chết! Chúng tôi biết sẽ nương tựa vào đâu, hôm nay chắc phải chết thôi. Xin đại vương đưa giúp hai mạng già chúng tôi đến chỗ thi thể của con, quyết gặp lần cuối, hầu chết được chung mồ. Nhà vua nghe lời nói ấy, càng thêm xót thương, rồi đích thân zẫn cha mẹ Lương-Thiền đến chỗ xác chết. Người cha lấy tay sờ lên đầu gối, người mẹ thì ôm lấy chân con trai, hôn chân con thành tiếng, cả hai đều zùng tay sờ lên vết thương bị tên, đấm ngực, đập má, ngẩng đầu kêu:
-Thần trời, thần đất, thần cây, thần nước... con ta là Lương-Thiền đó, thờ
Phật, tin Pháp, tôn kính Hiền thánh, hiếu thuận song thân, lòng nhân từ
rộng rãi hơn hết, thấm nhuần đến cả cỏ cây.
Rồi họ lại nói:
-Nếu xét thấy con ta lòng thành phụng Phật, chí hiếu thấu đến trời cao, thì tên phải được nhổ ra, độc hại được tiêu trừ, con được sống lại, làm tròn cái hạnh chí hiếu ấy. Còn nếu hạnh của con không được như vậy, lời của cha mẹ không thành thì xin được chết theo luôn để cùng làm phân cho đất một thể!
Trời Đế Thích, Tứ đại Thiên vương, Thần đất, Rồng biển, nghe lời thảm thương của cha mẹ Lương Thiền, đều tin lời nói ấy, ai ai cũng động lòng.
Trời Đế Thích hóa thân xuống gọi song thân Lương-Thiền bảo:
-Người con chí hiếu ấy ta có thể làm sống lại được.
Rồi ngài zùng thần zược của trời rót vào miệng Lương-Thiền, bỗng nhiên
ông được sống lại. Cha mẹ và Lương-Thiền, vua cùng quần thần tháp tùng đều vui buồn lẫn lộn, thảy cùng bậc khóc. Nhà vua nói:
-Zo đức hạnh thờ Phật, chí hiếu, nên mới được như thế. Rồi vua ra lệnh cho quần thần từ nay về sau thúc đẩy zân chúng phải thờ phụng Phật và mười đức lành, tu theo hạnh chí hiếu của Lương-Thiền.
Cả nước đều làm theo, sau đấy nước giàu zân mạnh, nên được thái bình. Đức Phật bảo các vị Tỳ-kheo:
-Ta đời đời phụng thờ hạnh chí hiếu của chư Phật, đức cao, phước thịnh, nên mau đạt thành tựu đạo pháp. ông Lương-Thiền lúc ấy là thân Ta, còn quốc vương là A-Nan, cha của Lương-Thiền là cha Ta hôm nay, bà mẹ ấy nay là Xá Ziệu mẹ Ta, trời Đế Thích là Zi-Lặc.
Bồ-tát thực hành pháp Nhẫn độ vô cực đã nhẫn nhục như vậy.
3-Kinh truyện 03: Sam-Đề-Tháp
Thuở xưa, Bồ-tát lúc làm Phạm Chí, tên là Sam-Đề-Tháp, sống tại núi đầm, ngồi thiền bên gốc cây Đa-Đại-Thọ(nigrodha), zùng trái rừng, nước suối làm đồ ăn thức uống. Tâm cấu nhiễm được gột sạch, ở chỗ vắng lặng, sáu căn rộng tỏ, biết được hết mọi thứ. Hương thơm trí tuệ tỏa lừng tám hướng và trên zưới. Mười phương các Đức Phật, Zuyên giác, Ứng ngi, cùng Thánh chúng không ai là không khen ngợi. Phạm vương, Đế Thích, Tứ thiên vương, rồng biển, thần đất... sớm chiều cung kính chắp tay cúi đầu, vâng theo đúng cách, ủng hộ nước ấy, gió mưa thuận hợp, ngũ cốc được mùa, độc hại tiêu trừ, tai ương ziệt hết, vua tôi giàu thịnh.
Một hôm, vua nước Ca-Ra-Pháp vào núi săn bắn, đuổi theo hươu nai, tìm zấu chân chúng. Khi đi qua trước chỗ Bồ-tát, nhà vua hỏi đạo sĩ:
-Zấu thú qua đây, chúng về hướng nào?
Bồ-tát im lặng suy nghĩ: “Chúng sinh luôn bị rối loạn chỉ vì tham mạng, ham sống sợ chết, lòng ta nào có khác! Giả như ta chỉ cho nhà vua thì là bạo ngược, giết hại bất nhân, tội đồng với vua. Còn ta nói không thấy thì là nói zối gạt”. Lòng cảm thấy xấu hổ, nên cúi đầu không nói.
Nhà vua liền nổi giận, bảo:
-Người ăn mày đáng chết! Ta là bậc chí tôn trong một nước mà hỏi ngươi không trả lời còn giả vờ cúi đầu ư?
Nước kia có lệ cho khảy móng tay là không nói. Bồ-tát buồn bã, khảy móng tay nói “không biết”. Bèn nói rõ với vua là mình không thấy.
Vua bảo:
-Zấu chân thú qua đây mà nói rằng không thấy, thì với thế lực lớn của nhà vua không giết ông được ư?
Bồ-tát nói:
-Tôi xin nge theo lời vua.
Nhà vua hỏi:
-Ông là ai vậy?
Đáp:
-Tôi là người nhẫn nhục.
Vua nổi giận rút Đại-Đao chém cánh tay phải của Bồ-Tát <xuống tay lần 1>.
Bồ-tát nghĩ: “Chí ta chuộng đạo pháp, không tranh với đời, mà ông vua này còn zùng đao hại ta, huống gì là đối với zân chúng! Ta nguyện khi thành Phật sẽ trước độ ông ấy, để cho chúng sinh khỏi bắt chước theo những hành vi độc ác.”
Nhà vua lại hỏi:
-Ông là ai?
Đáp:
-Tôi là người nhẫn nhục.
Vua lại chặt cánh tay trái của Bồ-Tát.<xuống tay lần 2>
Nhà vua quát to:
-Ông là ai vậy?
Đáp:
Tôi là người nhẫn nhục.
Vua liền chặt giò chân phải của bồ tát<xuống tay lần 3>
Nhà vua hét lớn:
-Thật ra ông là ai vậy?
Đáp:
Tôi là người nhẫn nhục.
Vua lại vung đao chặt đứt giò chân trái của bồ tát<xuống tay lần 4>.
Lúc này máu từ tứ chi đứt lìa của bồ tát tuôn chảy như suối, đau đớn vô lượng. Vua kia như kẻ say máu, gầm thét:
-Được! Để ta mổ bụng moi gan của nhà ngươi, xem nó to cỡ nào!
Nói là làm, nhà vua liền phóng Đại-Đao vào bụng bồ tát<xuống tay lần 5>.
Nhưng nội lực phi thường từ kim thân bồ tát tạo Xung-Điện phản lại khiến tay vua tê liệt buông zơi đại đao, đẩy nhà vua lùi ra xa ba thước. Kế đó sấm sét nổ vang, Trời-Đất rung chuyển, mặt trời liền tối sầm lại, gió bão nổi lên, mây đen kéo đến phủ kín bầu trời, mặt đất nổi địa chấn ầm ầm. Bốn đại thiên vương đều kịp thời đến, giận zữ đồng thanh nói:
-Tên vua này tàn ác hết mực, thật không ai bằng!
Rồi họ nói với đạo sĩ:
-Không phải bận lòng, chúng tôi sẽ giết bỏ tên vua này, cả vợ con, cùng tiêu ziệt luôn cả nước để nêu rõ cái ác của hắn.
Đạo sĩ đáp:
-Mấy ông nói gì thế? Cái tai ương này là zo tôi đời trước không vâng theo lời zạy của Đức-Phật, đã gia hại ông ấy. Zo đó làm ác thì họa theo như bóng theo hình. Xưa gieo trồng ít mà nay muốn gặt hái nhiều. Ta nếu thuận theo ý của các vị thì họa như Trời-Đất, phải nhiều kiếp chịu tội lỗi, há có thể hết được sao?
Chúng zân thấy có biến vội vàng chạy đến, nhận lỗi, đồng thanh nói:
-Đạo sĩ ở đây, ân lớn giúp đỡ khắp đất nước, tai ương qua hết, zịch bệnh tiêu trừ, mà ông vua này quá ư ngu si không biết phải trái, không rõ nẻo tới lui, mà giết hại đức Thánh! Cúi xin Thánh nhân đừng đem chúng con, tâu lên Thượng đế!
Bồ-tát đáp:
-Vua đem điều ác vô cùng làm khốn khổ thân ta, nhưng lòng ta vẫn thương xót như mẹ hiền thương con. Còn chúng zân đây thì đâu có lỗi gì
mà ta oán họ! Nếu còn nghi ngờ thì các ngươi cầm cánh tay của ta đã bị
chặt đem lại đây.
Zân chúng cầm lấy, thì zòng sữa vọt ra. Bồ-tát nói:
-Vì ta có nỗi xót thương của người mẹ hiền nên nay bằng chứng ấy đã hiện ngay đây.
Zân chúng thấy được bằng chứng rộng lớn, không ai là không vâng theo lời zạy và vui mừng lui về.
Bồ-tát có người em, cũng đã thấy được nguồn đạo, đang ở tại một núi khác, zùng Thiên nhãn nhìn thấu suốt, thấy Trời, Thần, Quỷ, Rồng hội nhau bàn bạc về cái ác của vị vua kia, không ai là không phẫn nộ. Sự phẫn nộ của chư thiên khiến cho mặt trời, mặt trăng không còn ánh sáng, năm sao cũng hết thấy zạng, yêu quái đầy zẫy, thời tiết khô hạn, ngũ cốc khan hiếm, zân chúng khốn khổ đều đem lòng oán thán vị vua. Sợ người anh mình có chỗ tổn hại đến tâm đức nên người em zùng thần lực đi đến chỗ người anh, hỏi:
-Những vết thương ấy có đau đớn lắm không?
Bồ-tát đáp:
-Không sao! Nếu em muốn rõ về bằng chứng của ta thì hãy lấy các bộ phận rời ra đó sắp vào chỗ cũ. Nếu nó liền lại thì niềm tin của ta đã hiện rõ.
Người em nối các thi thể của anh, tức thì chúng đã liền lại. Người anh nói:
-Niềm tin về lòng Từ bi rộng khắp của ta đến nay đã hiện rõ.
Trời, Đất, Quỷ, Thần, Rồng không ai là không vui mừng, cúi đầu khen ngợi, rồi khuyến khích zắt zẫn nhau lập chí tu hạnh cao, thọ giới mà lui về.
Đức Phật bảo các vị Tỳ-kheo:
-Ông Sam-Đề-Tháp khi ấy là thân Ta, người em là Đức Zi-lặc, nhà vua ấy là Ma-Ha-Ca-Ziếp.
-Nhà vua sau khi chứng kiến tận mắt toàn bộ sự nhiệm màu vô biên đó thì thân tâm, tâm ý hoàn toàn quy phục phật pháp, nguyện muôn kiếp theo phò tá bồ tát tu hành cho đến khi thành chính quả.
Bồ-tát thực hành pháp Nhẫn độ vô cực đã nhẫn nhục như vậy. [*] chặt như thế thì sam không chết được. Sam sẽ dùng chất xám để làm việc, tượng bán thân thời nay: chỉ có đầu với thân không có tay chân rất phù hợp với sam
4-Kinh truyện 04: Con nuôi Tứ-Tánh
Ngày xưa, có vị Bồ-Tát sinh vào một gia đình ngèo. Gia đình ngèo này không nuôi, bèn bọc trong tấm áo lót, chờ đến tối vắng người, đem bỏ ở ngã tư đường với một ngàn đồng tiền đặt trên đầu.<bỏ rơi lần 1>
Tục của nước này lấy ngày hôm ấy là ngày lành, cả nước tổ chức lễ hội. Người quân tử, kẻ tiểu nhân đều theo từng loại tổ chức ăn uống, vui chơi. Có một Phạm-Chí tham gia buổi hội vui, khen:
-Vui thay! Những người zự hội hôm nay, riêng có kẻ như lúa canh gạo trắng thuần không chút lẫn lộn, mùi hương thơm phức. Nếu ngày này mà ai sinh được con trai, hay con gái thì đã quý lại hiền.
Ngồi trong buổi hội này, có một vị Tứ-Tánh hiếm muộn không con nối zõi, nghe lời nói ấy thì mừng thầm, liền sai người đến khắp các ngã tư tìm đứa con nào bị bỏ rơi. Kẻ đi tìm hỏi người qua đường:
-Có thấy đứa trẻ nào bị bỏ rơi không?
Người đi đường đáp:
-Có một người mẹ góa nhận về nuôi rồi.
Người đi tìm, lần đến nhà bà lão thì gặp được đứa bé. Ông ấy nói với
bà lão:
-Nhà chủ của tôi giàu có mà không con nối zõi, nếu bà đem đứa bé này đến giao lại thì sẽ được nhiều của báu.
Bà mẹ nói:
-Được.
Rồi bà giữ lại tiền, đưa đứa bé đến để kiếm của cải. Bà mẹ được của cải như ý muôn. Tứ tánh nuôi đứa bé được vài tháng thì người vợ có thai, ông nói:
-Ta vì không có con nối zõi nên mới nuôi đứa bé khác họ này. Nay trời trao cho ta con nối zòng thì nuôi nó làm gì nữa. Rồi ông bọc đứa trẻ trong cái áo lót, đang đêm đem bỏ nơi cái giếng cạn. <bỏ rơi lần 2>
Bầy zê nhà ban ngày hay tựu về đó cho đứa bé bú, người chăn zê đi tìm thì thấy có đứa bé, liền than:
-Thượng đế vì sao làm rơi đứa bé ở đây?
Rồi ông mang nó về nuôi bằng sữa zê. Tứ tánh biết được, vặn hỏi:
-Vì sao ngươi trộm sữa?
Người chăn zê thưa:
-Tôi được đứa con rơi của trời nên lấy sữa để nuôi.
Tứ tánh buồn bã, hối hận, đem đứa trẻ về nuôi, được vài tháng thì vợ sinh một con trai, niệm ác lại zấy, ông cũng làm như lần trước, lấy áo lót bọc đứa trẻ rồi đem đặt vào trong vết bánh xe.<bỏ zơi lần 3>
Đứa trẻ tâm tư nghĩ đến Phật và Tam bảo, lòng thương hướng về cha mẹ. Rạng ngày sau có hàng trăm thương nhân đi qua con đường ấy, trâu zừng lại không chịu bước tới, một Lý gia đến xem xét thử vì sao, thì thấy một đứa trẻ, cả kinh nói:
-Con của vua trời vì sao lại ở chỗ này?
Ông liền bồng đứa bé vào trong xe thì trâu liền tiến nhanh như nước chảy. Đi tới phía trước chừng hai mươi zặm, họ zừng trâu ngỉ ngơi. Có một bà mẹ cô độc thưa với vị Lý-Gia xin đứa trẻ đề giúp đỡ bà lúc tuổi già cùng khốn. Vị Lý-Gia liền cho bà. Người mẹ này nuôi đứa bé chưa được bao lâu thì Tứ-Tánh lại hay được, áy náy nói:
-Ta đến nỗi bất nhân tàn hại đức trời thế ư!
Rồi ông lại lấy của báu đến xin đem đứa bé trở về nhà mình, ngẹn ngào tự trách, nuôi zưỡng hai đứa trẻ như nhau. Nuôi được khoảng vài năm, ông thấy đứa bé trí tuệ kỳ lạ biến hóa zọc ngang, thì niệm ác lại nảy sinh, nghĩ:
-Đứa bé này thông minh quá đỗi, con ta chắc thua! Không nên để nó làm gì!
Ông lại bọc nó bằng áo lót, đem vào núi bỏ trong bụi trúc, không cho ăn, ắt phải chết<bỏ zơi lần 4>
Đứa bé ấy lòng Từ niệm:
-Ta sau này được làm Phật, quyết sẽ tế độ mọi đau khổ của chúng sinh.
Gần núi có một lạch nước, đứa trẻ tự sức mình rung lay theo trúc rơi xuống đất, lần hồi bò đến bên bờ nước kia. Cách lạch nước lối một dặm[1 dặm=1,6km], có một đám khiêng người chết và đông đảo người đi lấy củi, thấy xa xa có đứa trẻ, họ kéo đến xem và than:
-Thượng đế làm rơi đứa con mình xuống đây ư? Rồi họ bồng về nuôi zưỡng.
Tứ-Tánh hay được cũng lại ân hận như trước, rồi đem của quý báu đến, buồn khóc xin rước về. Ông zạy cho đứa trẻ về sách lý số, ngẩng xem thiên văn, cúi xem quẻ bói... học thuật của các đạo, hễ qua mắt đứa bé thì liền giỏi ngay. Bản tính nó lại nhân, hiếu, lời nói ra liền trở thành giáo hóa, zẫn zắt mọi người, cả nước tôn xưng là Thánh, kẻ có học khắp nơi kéo về. Người cha lại sinh niệm zữ, tính ác càng nặng. Trước nhà cách thành bảy zặm, có một người thợ đúc. Muốn mưu giết đứa trẻ, ông Tứ tánh viết thư báo với người thợ đúc:
“Xưa nuôi đứa trẻ này làm con. Từ khi nó vào trong nhà ta thì bệnh tật liên miên, của cải hao tổn, gia súc chết nhiều. Quan thái bốc đoán rằng đứa trẻ đã đem tới tai vạ ấy. Thư này đến thì hãy bắt lấy nó ném vào trong lửa ngay”.
Đối với đứa trẻ thì ông giả vờ nói:
-Ta nay tuổi đã xế bóng, lại thêm bệnh nặng, vậy con hãy đến nhà người phường đúc, kê tính rõ tiền bạc, châu báu, đó là tài sản trọn đời của con.
Đứa trẻ vâng lời ra đi. Đến trong cửa thành, nó thấy em cùng với bọn trẻ đang chơi trò bắt trái bồ đào, đứa em nói:
-Anh đến thật may cho em quá! Anh hãy vì em đánh thắng bọn nó đi.
Anh nói:
-Cha sai anh đi có việc!Em nói:
-Để em đi cho!
Rồi nó giật lấy thư đi đến nhà phường đúc. Người phường đúc theo lời trong thư, bắt đứa bé ném vào lửa. Lòng người cha nôn nao lo sợ, bèn sai người đi tìm đứa trẻ. Người nhà thấy đứa anh, hỏi:
-Em đâu rồi?
Đứa anh cứ như thật trả lời, rồi nó về nhà nói lại sự việc. Người cha vội lấy ngựa đuổi theo, đến nơi thì con mình đã ra gio rồi. Người cha vật mình kêu trời, tức khí uất ngẹn, trở thành phế tật. Ông lại sinh ý độc ác, nói:
-Ta giờ đã không người nối zõi, thì chẳng cần để đứa bé ấy làm gì, giết phứt đi cho rồi.
Người cha có một tòa lâu đài cách kinh thành lối một ngàn zặm, nhân đó sai đứa bé đi, bảo:
-Ông đó đã làm tiêu tán tài sản của ta, vậy con đến nơi ấy tính xem, nay ta cho con tòa lâu đài ở đấy, có một phong thư khằn kín bằng sáp ong, con mau đi gấp!
Trong thư người cha ngầm zặn:
“Đứa trẻ này đến liền lấy đá buộc vào lưng rồi zìm xuống vực sâu”.
Đứa trẻ nhận lệnh, cỡi ngựa thong thả ra đi. Được nửa đường, đứa trẻ gặp một Phạm-Chí ở xa, vốn cảm phục người cha, thường qua lại hỏi nhau về sách cổ. Vị Phạm-Chí này có một người con gái, rất hiền lành, thông minh, biết tường tận về chuyện lành zữ, coi thiên văn, bói toán....
Đứa trẻ đến chỗ Phạm-Chí ở, nghĩ: “Cha ta với Phạm-Chí là chỗ thân quen, ta nên nghỉ lại nơi đây”. Rồi gọi người đi theo bảo:
-Ta muốn qua đó chào hỏi ông Phạm chí, có nên không?
Người đi theo nói:
-Tốt.
Liền đi qua hầu thăm. Ông Phạm chí vui mừng, nói:
-A! Con trai anh ta đến kia!
Ông bèn cho gọi các học sĩ, học trò, những bậc kỳ lão, đạo cao đức trọng cùng đến hội họp, yến tiệc vui chơi. Họ cùng nhau hỏi han các việc còn thắc mắc, không ai là không thỏa thích. Trọn ngày, hết đêm, ai nấy đều mệt mỏi, ngủ say. Người con gái trộm nhìn người con trai, thấy ngay lưng có mang một phong thư, bèn lén mở lấy đem về, đọc được lời trong thư thì buồn bã, than:
-Yêu quái nào đây, nỡ giết hại người con trai nhân từ thế này? Nàng liền xé phong thư ấy viết lại thư khác, rằng:
“Tuổi ta đã xế bóng, bệnh nặng ngày một khốn đốn, ông Phạm-Chí kia với ta là chỗ thân quen. Con gái ông đã hiền lại thông minh, nay thật xứng đôi với con ta. Hãy sắm đầy đủ lụa là, châu báu, làm sính lễ. Xin lo cho thật tốt tiểu lễ zạm hỏi này, còn lễ cưới, ngày cưới, thì căn cứ vào lời zặn nơi thư này”.
Viết thư xong, nàng phong kín để lại như cũ. Rạng ngày, người con trai lên đường, Phạm-Chí, các Học-Trò không ai là không đến khen ngợi. Người ở lâu đài được thư vâng lệnh sắm đủ lễ vật đến nhà ông Phạm-Chí. Vợ chồng ông Phạm-Chí bàn nhau:
-Phàm về chuyện hôn nhân thì trước hết phải chọn người đi hỏi tên xem tuổi, nếu bên ấy đã sắm đầy đủ lễ vật thì ta mới nhận lời. Nay bên trai không có mai mối lại đem sính lễ đến, phải chăng họ xem thường ta?
Rồi trở vào nằm ngỉ, lại ngĩ: “Từ xưa trai gái làm bạn trăm năm với nhau đều như thế. Hơn nữa trai hiền, gái trinh gặp nhau cũng khó”.
Bèn nhận lễ vật, họp cả chín họ lại, đều vui mừng nói: Đây là niềm vinh
zự truyền đời.
Lễ cưới đã xong, người ở lâu đài vội báo tin cho Tứ tánh biết. Nghe được việc này, bệnh của Tứ tánh càng nặng thêm. Đứa trẻ nge cha bệnh, ngẹn ngào nói:
-Ôi! Mạng sống khó bảo toàn, đúng là như huyễn, không thật! Vị Phạm chí muốn chọn ngày tốt mới cho trở về, lòng Bồ-tát đau đớn nên không nghe theo lời ông ấy, bèn đem cả vợ vội trở về, đến nơi lên nhà cúi đầu lạy cha. Vợ tìm đến bái lạy, khóc rũ rượi, cứ ba bước lại một lần bái lạy, rồi xưng tên:
-Con là vợ của con trai cha đó. Cha mẹ đặt tên con là phải phụng thờ tổ tiên, làm kẻ nâng khăn sửa túi, tận tình giữ lễ, hết lòng hiếu kính, cầu xin đại nhân bệnh lành, phước đến, giữ mãi tuổi thọ không chết, cho con thỏa lòng, có được cái đức của người con zâu hiếu thảo.
Ông Tứ tánh kết giận, uất ngẹn mà chết. Bồ-tát thương xót lo việc tống tang, ma chay đầy đủ, tình ngĩa đậm đà. cả nước đều khen là hiếu. Đám tang xong ngài zốc tu hành, tiếng thơm xông tỏa mười phương.
Đức Phật bảo các vị Tỳ-kheo:
-Ông tứ tánh nay là Từ-Phụ bồ tát, thường động lòng trắc ẩn che trở chở cho những mảnh đời bất hạnh. Bà vợ ông tứ tánh nay là Từ-Mẫu bồ tát, thường thương nuôi con trẻ không phân biệt, con đẻ ông tứ tánh chính là Điều-Đạt bây giờ, Đồng tử ấy là thân Ta, vợ là Câu-di.
Bồ-tát thực hành pháp Nhẫn độ vô cực đã nhẫn nhục như vậy.
5-Kinh truyện 05: Sam-Bồ-Đề-Quốc-Vương
Nghe như vầy:
Một thời Đức Phật ở tại thành Thiên-Địa-Đế-Vương-Đô thuộc nước Kiền-Khôn-Đà-Việt-Vô-Vi. Lúc ấy, sau bữa ngọ trai, các Tỳ-kheo ngồi lại ở giảng đường, rồi cùng bàn luận:
-Mạng người ngắn ngủi, thân yên ổn không được bao lâu, sẽ phải đến đời sau rồi! Trời, người, các vật... không gì sinh ra mà không chết, những người ngu tối, keo kiệt không biết bố thí, không vâng giữ kinh đạo, cho làm thiện không phước, làm ác không bị họa nặng, buông lòng, thả chí, không việc ác nào mà không làm, trái lời Phật dạy, về sau dù hối hận phỏng có ích gì!
Đức Phật dùng thiên nhĩ, xa nghe các vị Tỳ-kheo bàn luận về chuyện vô thường không gì hơn. Đức Thế Tôn liền đứng dậy, đến chỗ các vị Tỳ-kheo, lên tòa ngồi an tọa rồi hỏi:
-Các vị vừa bàn luận việc gì?
Các Tỳ-kheo quỳ gối, thưa:
-Sau bữa ăn, chúng con cùng nhau bàn luận về vấn đề mạng người thoáng chốc, không bao lâu phải sang đời sau... như trên đã nói.
Đức Thế Tôn khen:
-Lành thay! Lành thay! Rất thú vị! Đang khi các ông bỏ nhà học đạo, chí phải trong sạch, chỉ có điều thiện mới nên nhớ nghĩ. Tỳ-kheo đứng ngồi, phải luôn tâm niệm ba việc:
1. Một là phải thiền định.
2. Hai là phải giữ giới
3. Ba là phải giảng kinh
Các vị có muốn nghe Ta giảng kinh không?
Các vị Tỳ-kheo đáp:
-Thưa vâng, chúng con nguyện vui thích lãnh hội.
Đức Thế Tôn kể:
-Thuở xưa có một tịnh độ quốc Văn-Minh, quốc vương, tên Sam-Bồ-Đề hiệu là Sang-Hà-Ta-Tỉnh-Ngộ. Người dân nước này cư xử có pháp tắc rõ ràng, tạp niệm đã sạch, tà ma, quỷ ngụy không còn, những điều đồn nhảm tịch tịnh không có. Nước ấy có một loại cây thần khổng lồ, tên là Đại-Bồ-Đề, chu vi thân cây năm trăm dặm, rễ dưới bốn phía rộng đến năm trăm dặm, cao năm trăm dặm, cành tỏa ra bốn phía đến năm trăm dặm. Cây ấy có năm mặt:
Mặt thứ nhất, vua và cung nhân cùng ăn.
Mặt thứ hai, bá quan ăn.
Mặt thứ ba, dân chúng ăn.
Mặt thứ tư, đạo nhân, Sa-môn ăn.
Mặt thứ năm, chim thú ăn.
Quả của cây to như đầu người, vị ngọt như mật, không có người giữ gìn, cũng không ai xâm phạm phá phách. Con người thời ấy đều thọ đến năm trăm tuổi, họ đều có chín thứ bệnh: Lạnh, nóng, đói, khát, đại tiểu tiện, ái dục, ăn nhiều, tuổi già, thân suy. Họ có chín thứ bệnh ấy, Trai, gái đến một trăm tuổi mới kết hôn.
Bấy giờ, vua Sam-Bồ-Đề tự nghĩ: “Thọ mạng rất ngắn, không gì có sinh mà không có tử. Của báu nào phải là của mình, nhiều lần đem tai họa đến, chẳng bằng ta đem bố thí, cứu giúp kẻ nghèo đói, thiếu thốn. Đời sang tuy vui, nhưng không tồn tại lâu, chi bằng ta xa lìa nhà vứt bỏ mọi uế trược, giữ hạnh trong sạch, mặc Cà-Sa làm Sa-môn”. Bèn nhường ngôi báu, đến chỗ chúng Tăng thọ giới Sa-môn, lấy pháp danh là Bodhidharmashi <Bồ-Đề-Đại-Pháp-Sư>.
Các vị hoàng thân quốc thích thấy Vua bỏ ngai vàng làm sa-môn thì cũng lần lượt bỏ tiền tài chức tước theo vua xuất gia, như thế có hơn năm trăm người cả thảy. Khi họ được nghe lời dạy của bậc Thánh ấy, đủ hiểu rõ về lẽ vô thường, có thịnh tức có suy, không gì còn mãi mà không mất, chỉ có đạo là đáng quý, nên họ đều xin làm Sa-môn, thuận theo sự giáo hóa của Sa-Môn-Vương. Đại-Tăng-Nhân cùng năm trăm đồ đệ ngồi xếp tòa sen vòng tròn quanh cội Bồ-Đề, thực hành pháp tu Đại-Thiền-Nhẫn, năm trăm năm liên tục không biếng mỏi, nhẫn từ khi cây đại bồ đề ra hoa, tạo quả, kết hạt già rồi mọc thành một rừng bồ đề xung quanh nơi các vị Tu-Sĩ ngồi. Bấy giờ có một ngàn vị bồ tát hành pháp Hoa-Ngiêm đến ngồi kết toàn Kim-Cang tạo thành vòng tròn vô cùng rộng lớn. Đến lúc đó, Đại-Thánh-Tăng Bodhi dharmashi vì các đệ tử mới chịu nói kinh:
-Mạng người ngắn ngủi, thoáng chốc vô thường, phải bỏ thân này, đến với đời sau, không có gì sống mà không chết, đâu được lâu zài! Vậy nên phải zứt tuyệt lòng keo kiệt, bố thí cho kẻ nghèo cùng thiếu thốn, thu nhiếp tình zục, không phạm các điều ác. Sống ở đời, mạng người trôi qua
rất nhanh, Có thể lấy mười điểm sau mà suy ngẫm:
1.Mạng người ví như giọt sương mai trên đầu ngọn cỏ, giây lát đã rơi, mạng người như thế nào được lâu dài!
2.Mạng người ví như trời mưa nước xuống, bọt nổi liền tiêu, mạng trôi qua nhanh hơn cả bọt nước.
3.Mạng người ví như sấm chớp loáng nhanh, giây lát diệt ngay, mạng trôi qua nhanh, hơn cả sấm chớp.
4.Mạng người ví như zùng gậy đập xuống nước, nhắc gậy lên nước liền lại ngay, mạng trôi qua nhanh còn hơn cả việc này.
5.Mạng người ví như chút dầu xào trên lửa mạnh, để trong giây lát là cháy rụi, mạng trôi qua nhanh hơn cả chút dầu cháy ấy.
6.Mạng người ví như máy zệt, sợi liền qua lại chỉ một chút liền giảm tới hết.
7.Mạng người ngày đêm hao mòn như vậy, nhiều buồn lắm đau nào được lâu dài.
8.Mạng người ví như dắt trâu ra chợ mổ thịt, trâu dời một bước là gần đến chỗ chết một bước. Người sống một ngày như trâu bước một bước. Mạng sống trôi qua còn nhanh hơn như thế.
9.Mạng người như nước từ núi đổ xuống, ngày đêm tuôn mau, không phút giây ngừng nghĩ. Mạng người qua đi còn nhanh hơn thế.
10.Ngày đêm hướng đến cõi chết, nhanh lẹ không zừng. Người ở thế gian lắm khổ cực, nhiều lo nghĩ. Mạng người khó được, vì lẽ đó, nên phải vâng theo chánh đạo, giữ giới, nghe kinh, không được chê bỏ, bố thí kẻ nghèo cùng, thiếu thốn, người sống ở đời không ai là không chết.
Vua Sam-Bồ-Đề đã zạy các đệ tử như thế. Rồi lại nói tiếp:
-Ta bỏ lòng tham zâm, sân giận, ngu si, ca múa, đàn xướng, ngủ nghỉ, tà ngụy, mà giữ lòng thanh tịnh, lìa xa ái dục, bỏ các hạnh ác, trong rửa sạch tâm cấu uế, ngoài ziệt các niệm vọng, thấy thiện không mừng, gặp ác không lo, khổ vui không hại, hạnh ấy trong sạch, nhất tâm bất loạn, chứng được Thiền thứ bốn. Ta dùng tâm Từ , giáo hóa người, vật, khiến biết đường thiện, sinh lên trên cõi trời, thương mến xót xa sợ họ bị đọa vào cõi ác. Ta đã chứng đắc bốn Thiền và các pháp tịnh, không gì là không thấu đạt, lòng hoan hỷ. Đem chỗ chứng đạt ấy giáo hóa muôn vật khiến thấy được pháp thâm diệu về thiền định, Phật sự. Như có ai chứng đắc ta cũng vui giúp, nuôi dưỡng giúp đỡ muôn vật như tự giữ thân mình.
Thực hành bốn việc ấy thì lòng chân chánh, bình đẳng, mắt nhìn thấy các
sắc xấu đẹp; tai nghe lời khen tiếng chê, mũi ngửi mùi thơm, thối; lưỡi nếm vị ngon ngọt, đắng cay; thân chạm xúc mượt mà, thô ráp, nguyện ước vừa ý hay phiền não trái lòng, tốt không mừng rỡ, xấu không oán giận. Giữ sáu hạnh này đến lúc đạt đạo quả Vô thượng Chánh chân. Các vị cũng dốc thực hành sáu hạnh này để đạt đạo quả ứng chân.
Vua Sam-Bồ-Đề là bậc Tổ sư của các Thánh trong ba cõi, trí tuệ thông đạt, không chỗ sâu xa nào mà không thấu tỏ. Các đệ tử, tuy chưa tức thời đắc được đạo qỏa phật, nhưng chắc chắn là sau khi mạng chung, đều được sinh lên cõi trời. Kẻ tâm vắng chí lặng, chuộng thiền định, đều sinh lên cõi trời Đệ nhất(1); Thứ đến là sinh lên cõi trời đệ nhị vào nhà công khanh ở thế gian(2), thứ đến sinh lên cõi trời Phạm thiên(3); kế tiếp sinh lên cõi trời bất kiêu lạc vào nhà vương hầu ở trần gian(4); thứ đến nữa là sinh lên cõi trời hóa ứng thanh(5); cuối cùng mới được sinh lên cõi trời đao lợi tôn quý(6). Hạnh cao được cao, hạnh thấp được thấp, giàu nghèo sang hèn, sống lâu hay chết yểu, đều do từ kiếp trước. Những kẻ vâng lời các giới của vua Sam-Bồ-Đề thì không còn khốn khổ. Các Sa- môn tu hành tinh tấn nên thoát được cái khổ của sinh, lớn, lão, bệnh, chứng được bốn qỏa đạo hữu tiểu giải thoát: nhẫn lai, cảng Câu, Bất hoàn, Ứng-Chân được bốn quả này rồi liền phát tâm bồ đề thọ lãnh mạng bồ tát, để tu đến đại giải thoát.
Người sáng suốt suy nghĩ sâu xa: “Mạng người vô thường, thoáng chốc không lâu. Sống một trăm tuổi thì có người được, người không. Trong một trăm năm gồm có bốn trăm mùa gồm xuân, hanh, thu, đông, mỗi mùa có được một trăm. Lại trong số một ngàn hai trăm tháng, các tiết xuân, hanh, thu, đông mỗi thứ có được bốn trăm tháng. Trong ba mươi sáu ngàn ngày, mùa xuân được mười hai ngàn ngày. Trong một trăm năm, phàm một ngày ăn hai bữa thì có được bảy mươi hai ngàn bữa, các mùa xuân, hanh,thu, đông mỗi mùa tính được hai mươi bốn ngàn bữa. Trừ đi lúc còn nhỏ, chỉ bú mớm chưa thể ăn được, những lúc nghỉ ăn, hoặc ốm đau, hoặc sân giận, hoặc ngồi thiền, hoặc trai giới hoặc trường hợp nghèo khốn thiếu ăn, đều ở trong bảy mươi hai ngàn bữa ăn. Trong một trăm năm, đêm ngủ trừ đi năm chục năm, lúc còn bé trừ đi mười năm, thời gian bệnh trừ đi mười năm, lo nghĩ việc gia đình và các việc khác trừ đi hai chục năm, thì con người thọ một trăm năm chỉ được chừng mười năm vui mà thôi.”
Đức Phật bảo tôn giả A-Nan:
- Vua Sam-Bồ-Đề ấy là thân Ta.Ta đã nói về thân mạng con người, nói về năm, tháng, ngày, về ăn uống, về tuổi thọ. Những điều Ta phải vì các vị Tỳ-kheo thuyết giảng đều đã thuyết giảng rồi, những sở cầu của chí Ta đều đã thành tựu. Còn Tỳ-kheo các vị sở cầu, chí nguyện rồi cũng sẽ thành tựu, ở nơi núi đầm, động cốc hay chốn tông miếu, chùa đền đều phải giảng kinh, nhớ đạo, không được biếng trễ. Kẻ đạo sĩ đã quyết tâm tu hành thì sau này không có gì phải hối.
Đức Phật nói kinh xong, các vị Tỳ-kheo không ai là không hoan hỷ, lễ Phật mà lui ra.