kết quả từ 1 tới 3 trên 3

Ðề tài: Luận bàn về tạo ác nghiệp qua khẩu ngôn rất nặng nề.

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #3

    Mặc định

    Cảm ơn đạo hữu đã có lòng chia sẻ kinh điển. Bản thân đồng đạo mong muốn trong đạo của như lai thật rõ cho chúng sanh đời sau được lợi ích lâu dài.


    Phật giáo truyền cả ngàn năm qua truyền miệng thuở đầu sau đó được lưu lại qua kinh sách. Với truyền miệng do lưu truyền trong dân chúng nên có thể không tránh khỏi việc sai lệch một số phần. Tuy nhiên, không xét tới những điều chưa rõ, chưa chứng nghiệm đúng sai, điều sự thực không có ý kiến quan điểm khác là việc xuất hiện phá hoại của thiên ma Ba Tuần khi đức như lai thành đạo, Thiên Ma yêu cầu phật nhập niết bàn. Đây là điều tất cả các chúng đều xác thực là sự thực tới nay. Thứ tới là việc tôn giả Anan đắc sơ quả nhưng bị Thiên Ma che mắt mà không thỉnh cầu đức phật trụ thế dù ngài đã nhắc lại ba lần. Sự việc lịch sử kế tiếp cũng thiên ma yêu cầu đức Phật khi hoàn thành giáo hóa nhập niết bàn, ngài nói rằng ba tháng nữa sẽ nhập biết bàn. Cũng khi ngài xuất thế gặp Đề Bà Đạt Đa không thể giáo hóa. Cũng ngoại đạo gần đó chấp sâu dày nhiều kẻ phỉ báng chẳng tin pháp của như lai. Đức như lai có thần thông bậc nhất, trí tuệ bậc nhất lưu giữ sự nhân quả như vậy để đời sau thấy. Người phật tử có chánh tín, chánh tư duy, chúng ta tuy buồn lòng nhưng vẫn phải xác nhận rằng. Khi truyền miệng qua nhiều đời sự việc sẽ có thể sai lệch, không bàn luận tới đúng sai, ta nhìn vào những sự việc mà tất cả mọi người đều rõ, đều lưu truyền vì rất quan trọng, sự phá hoại bên trong và bên ngoài không thể lệch thông tin này. Những cái ác, cái sai lầm làm gương, thường sẽ lưu lại trong tâm rất rõ nét . Người phật tử dù mới tu hay tu lâu, dù nhớ tốt hay không nhớ tốt, đều hay biết về câu chuyện của Thiên Ma Ba Tuần, câu chuyện về Đề Bà Đạt Đa. Người đời sau qua hơn 2000 năm không phải là thời gian ngắn, tính đồng nhất về câu chuyện và nội dung vẫn không thay đổi. Tà ma và đặc biệt ngoại đạo rất gian ác với đạo ta vì chúng cũng có lý tưởng tôn thờ, có sự tri kiến thiên lệch của chúng, chúng coi Phật Giáo như một ngoại đạo. Đề Bà Đạt Đa trong giáo pháp của Như Lai, được hay biết rõ về sự siêu việt của Pháp huống còn như vậy, Thiên Ma Ba Tuần với thần thông và tri kiến huống còn như vậy. Cái ta cũng thấy rõ là sự suy hoại của Phật Pháp, tăng giới thể, sư tăng hành dâm dục, ưa ăn thịt uống rượu, tham đắm bậc nhất, trước chẳng phổ biến rộng, nay chẳng rõ ràng trên báo, cần phải nhìn rõ, biết rõ, hiểu rõ. Lại sử ghi lại việc nhiều kẻ trốn lính dịch mà trà trộn làm tỳ kheo, tỳ kheo ni chẳng phải chuyện nói vui. Lại sự suy tàn của giáo pháp đức như lai do người đời đã không còn nhìn thấy sự màu nhiệm, vị của giải thoát, sự rối loạn trong nội bộ, xâm nhập của đạo khác vào do kiến giải của những vị sư chưa đắc quả. Không chỉ có một Đề Bà Đạt Đa, không chỉ một ngoại đạo muốn phá hoại giáo pháp. Nhưng chúng ta thường tâm chân thật, tâm từ bi, tâm hỉ xả không đề phòng, lại lấy tính từ bi, chân thật nhìn chúng sanh mà không rõ lòng dạ của vô minh sinh ra ác pháp. Kinh điển xuất hiện kinh giả người viết không tin hẳn, cũng không bài bác vội. Vì không bài bác nên suy nghĩ khúc mắc cũng không vội nói ra, vì không rõ sự thật, vì biết tâm là bất toàn hảo, vì có lòng kính trọng pháp, quy mạng pháp nên chẳng dám luận sai, vì sợ ảnh hưởng tới chúng sanh. Do vậy nên chẳng nói ra thắc mắc. Vì trong giáo pháp luôn có sự bất mãn bên trong như Bạt Nan Đà khi thời chánh pháp các a la hán còn tại thế. Lại tôn giả A nan lúc đó là bậc thánh nhưng lại không thỉnh đức như lai ở lại giáo độ chúng sanh, làm thế gian mất đi con mắt của trời người. Điều bản thân biết, rõ, chứng nghiệm, nhìn thấu suốt là việc giới cấm hiện nay đã bị phai một. Là sự suy đồi đạo đức không phải xét trong giới phật mà ngay đạo đức của xã hội ngoài đã không thể so bằng. Không phải việc ăn thịt, hay dâm dục là nặng nhất. Chính là giới vọng ngữ, nói điều không chắc chắn, không được tự chứng kiến, nói theo kiến giải bản thân, lại vì một suy nghĩ cho rằng cao cả, muốn giúp đời, giáo hóa với trí vô minh, loạn động thì thành sự ác khẩu. Trong các nghiệp thì khẩu ngôn rất khó giữ. Có lẽ sẽ gặp người luận do phương tiện mà nói, Bản thân cũng không dùng tới các kinh điển ở đây, chỉ những sự kiện quan trọng lịch sử do đông người nghe ở mỗi lần kết tập hay khi đức phật nhập niết bàn nên khó có thể truyền sai. Bất kỳ người học kinh điển thuộc hay không thuộc, rõ hay không rõ, uyên thâm hay không dù già lão trí nhớ khó giữ nhưng đều nhớ tới đoạn nhắc về Thiên Ma Ba Tuần, Đề Ba Đạt Đa mà đều đồng chung quan điểm. Thứ tới điển tích về việc hại Phật bằng cách đẩy hòn đá trên núi làm chảy máu thân Phật và để đàn voi để sát hại Phật đều không có sai biệt ở các kinh sách lưu lại. Sau khi ngài nhập diệt. Có những quan điểm rõ ràng đã sai lầm, ở hội nghị kết tập thứ hai đã rõ sự rối loạn nội bộ. Sự mâu thuẫn về Giới luật và sự không toàn hảo của một vị A la hán điều được bàn luận ở tại lần này. Điều mà đức như lai đã dặn dò trước khi nhập niết bàn, tức là sự tùy chỉnh các giới nhỏ, thứ tới là lấy Giới làm thầy. Điều đầu tiên con người dễ phạm phải là phá bỏ trói buộc, tức Giới. Điều này là điều hiển nhiên vì ngay chúng ta hay bản thân người viết cũng thấy khó khăn với việc trì giới. Thứ tới là mâu thuẫn vì tính toàn hảo của một vị A La Hán. Hai điều là này mâu thuẫn quan trọng, thứ nhất A La Hán là người có tứ thần túc, là hạnh quả, là người rõ lý nhân quả, không lỗi lầm nhưng lại sinh nghi về sự thấy biết trước của các ngài. Kỳ kết tập thứ ba nguyên do là tư tưởng ngoại đạo đã ảnh hưởng tới sự giảng giáo pháp, tăng đoàn có phần rạn nứt. Ba kỳ kết tập này sẽ không thể ngụy tạo, vì có nguyên do, là sự kiện rất quan trọng lưu nhớ nên khó có thể sai lầm về nội dung chính, duyên khởi.

    Hiện nay, Phật giáo của nước ta do ảnh hưởng từ Mật Tông. Chúng ta như người viết đã bàn vì một lý do nào đó mà phạm giới, bên ngoài xã hội là phạm tội. Hiện nay, thật buồn lòng khi bản thân trước cũng giết những chúng sanh, vì ăn, vì sợ bị kẻ khác chê cười là bệnh hoạn khi muốn thả những loài ấy. Rồi duyên tới tìm hiểu được mật tông, tịnh độ cho rằng vạn vật sau khi chết nếu tụng một câu chú, một câu niệm phật sẽ giúp được siêu thoát. Không bàn tới tinh thần hay tính xác thực vì chúng ta không tin tất cả. Nhưng điều này dẫn tới việc nhiều người lý do là vì tình cảm giết xong vật, ăn vật biết giết vì mình sau đó miệng tụng chú siêu độ. Điều này cũng không khác việc nếu bản thân ta là kẻ bị giết, một kẻ sát nhân cuồng tín, không rõ thực hư của pháp sau cho rằng sống là khổ, vì từ bi nên giết ta để bản thân thoát khổ. Mê lầm là do một lý lẽ chính đáng mà thực hiện điều sai lầm. Giới cấm Sát sinh dần bị phá hoại, tới việc trở thành việc kẻ khuynh hướng tùy sát suy tưởng uống nước giết cả vạn vi trùng đó có phải là tội hay không. Hay việc kẻ không thực chứng giết xong đọc tụng để siêu thăng. Bản thân không rõ nhưng làm việc đó cho chúng sanh, lừa dối người lừa dối cả bản thân. Cũng như trường hợp đói khát tới tận cùng, thấy một con vật sanh tâm giết để bảo toàn thực mạng, có thể làm lợi ích đời sau còn gây nên nghiệp xấu, phạm quả báo xấu. Huống chi đầy đủ lương thực nhưng lại có ý định ăn thịt. Giới đức phật có dặn dò có thể tùy nghi bỏ giới nhỏ. Với giới Sát Sanh, Trộm Cắp, Dâm Dục, Vọng Ngữ đều là giới rất nặng. Vì bất cứ lý do, như ăn trộm cơm để giúp người đói khát pháp luật nếu công khai vẫn có tội hình pháp, do sợ sẽ tạo lý do của những kẻ khác. Giới của Phật chặt chẽ hơn, vì từ bi nhưng vẫn phải luôn tự rõ bản thân phạm lỗi. Phật truyền lại toàn bộ y bát cho trưởng lão Ma Ha Ca Diếp. Trưởng lão là đệ nhất về Giới. Trưởng lão đã kết tập kinh lần thứ nhất và phạt thầy Anan.


    Không hỏi Phật những giới luật nào là nhỏ nhặt để có thể thay đổi.

    Lý do: Sợ làm phiền Phật vì ngài sắp nhập Niết bàn


    Khi vá y Tăng già lê cho Phật đã dùng chân đạp lên y.

    Lý do: Không có ai cầm y trong khi trời có gió nên phải dùng chân để giữ lại


    Xin Phật cho nữ giới xuất gia

    Lý do: bà Ma Ha Ba Xà Ba Ðề Cù Ðàm Di từng nuôi dưỡng Thế Tôn đến trưởng thành, rồi Ngài đi xuất gia mà thành Chánh giác, do vậy không thể quên công ơn của bà.


    Không cung thỉnh Phật tại thế lâu dài hơn mặc dù biết rằng Phật có khả năng kéo dài đời sống ở thế gian.


    Lý do: Không phải vì không muốn thỉnh Phật tại thế lâu dài mà vì ác ma Ba Tuần che mờ tâm trí.


    Không lấy nước cho Phật dù rằng Phật đã 3 lần yêu cầu.

    Lý do: Có 500 chiếc xe qua sông làm cho nước rất bẩn, không thể uống được


    Ma-ha-ca-diếp là người chấp hành giới luật rất nghiêm cẩn. Về vấn đề trưởng lão không muốn cho phụ nữ gia nhập tăng đoàn thì chính Phật cũng đã từng từ chối vì e Tăng đoàn sẽ khó tiến tu, phải đến lần thứ ba A-nan cầu Phật, Ngài mới đồng ý.


    Giới đứng đầu của Phật Pháp Tăng, một a la hán là không lỗi lầm, thế nhưng chỉ sau đó ít lâu đã có nhiều quan điểm xét tới tính toàn vẹn của một a la hán. Có thể những người này chưa đắc quả vị, kể tới sơ quả cũng không rõ về hạnh của A La Hán. Người viết không bàn tới Mật Tông, Kim Cương Thừa, Đại Thừa, Tiểu Thừa. Chỉ rõ cho việc sai phạm đều có lý do, lại ngài A Nan đắc sơ quả thì ắt lý do là thiện, toàn vẹn nhưng vẫn phạm Giới. Chúng ta cầu phật quả, chẳng dám tự nhận mình mắc lỗi, nhìn trực diện vào tâm. Nếu không thể kham thọ, hãy tự trách bản thân, nếu tự biện minh chẳng bằng rời bỏ pháp chứ không tạo nghiệp. Người viết cũng phạm sai lầm khi không rõ nhiều việc nhưng vẫn dẫn chứng kinh điển ra, mặc dù chưa tự chứng. Hãy nhìn tố thời cuối Kim Cương ở Ấn Độ hay Tây Tạng. Sự tịnh hóa ư?. Các a la hán chẳng ăn thịt, chẳng giết rồi tịnh hóa. Là ma, ma dục vọng. Phải xét được và mất. Cái lợi là gì?. Cái lợi là làm chủ sanh già bệnh chết . Cái lợi là làm chủ sanh già bệnh chết, được tự do với các pháp, tự do với nghiệp quả. Do đó chúng tuân theo mà hoan hỉ tột độ, vui mừng tột độ, xả bỏ mọi vật, tôn kính tột độ, coi như báu vật. Chính sự làm chủ sanh, già, bệnh, tử, không phụ thuộc vào nhân quả, là vua của các pháp nên ham muốn cầu pháp vô lượng, rời bỏ tất cả các thánh tri của kinh điển Vệ Đà. Vì lợi ích nào?. Đó chính là lợi ích mà không người thường có thể được, từ người giàu có nhất, người quyền lực nhất, người hạnh phúc nhất, người có tất cả dục lạc có được, người được nhiều ham muốn, được nhiều tín mộ, là làm chủ sanh, già, bệnh, tử, đắc được tự tại với các pháp. Vì lý do như vậy nên vượt xa hẳn các pháp tứ thiền với tứ thần túc siêu việt, cũng chẳng nhầm vào Vô, Không nhị biên. Do đó chẳng dễ mà được, nếu không tất cả đều được. Lại ắt ma nói về thời nay không thể thiền định, như vậy chẳng tự chặt đứt đường giải thoát, tư tưởng này lại rất phổ biến. Trước khi tuyên truyền lấy dẫn cho kẻ khác cần phải suy nghĩ rất lớn, vì không biết mà nói gây tai họa thì phật giáo ắt diệt. Người viết cũng mới biết về thầy Thích Thông Lạc. Không xét nhưng việc không rõ. Tư tưởng về tịnh hóa thức ăn, tụng biến chú thì nghiệp diệt ngàn kiếp, không may giết vật tụng chú liền siêu độ. Cái ta không thấy sao dám chắc, cũng không bài bác. Hầu hết người tụng chú tâm chưa định, đều đa phần làm việc như thế gian. Nếu tu thiền định đúng thì thường chỉ muốn yên ổn tu vì khi tâm định sáng suốt thì hỉ sinh. Cái người viết nhìn thấy, trông thấy, rõ thấy. Cái lý tưởng trong kinh chú tốt đẹp, tuy nhiều người viết không dám đụng tới vì chưa rõ, chúng sanh được tụng có siêu thăng. Hay như bên Tây Tạng, ta bên ngoài nhìn rõ họ thật chẳng khác ngoại đạo, phật mẫu hai bên giao hợp để tịnh hóa, ăn thịt do muốn phá chấp cho chúng sanh. Chẳng khác nào kẻ giết người nói ta muốn giải thoát cho kẻ kia khỏi khổ não do thân người. Đến A La Hán cũng chẳng rõ cảnh giới ắt, bồ tát cũng vậy. Suy tàn là phải lắm. Nếu đạo hữu rõ thông cảm cho, hãy xây dựng đạo của như lai là sự kính trọng của xã hội trước tiên về tư cách, về sự thoát khổ, ly trói buộc thật sự. Hiện nay tư cách người theo Phật Giáo nhiều kẻ còn chẳng được như ngoại đạo, huống gì đòi đạo vô thượng. Ở kỳ kết tập nếu như chúng ta rõ thì ắt hẳn rất nhiều bồ tát, a la hán đại chúng còn sinh lòng nghi về A La Hán. Huống gì tất cả các tổ đều không thể sai lầm, rồi truyền sai ở tư tưởng tới quần chúng. Con người là bất toàn hảo. Chánh kiến, sự thực tuy khó nghe, nhưng bình tĩnh lại thì thực sự chúng ta sắp đi theo bước xe đổ khiến phật pháp diệt của Ấn Độ. Tư tưởng Phật Mẫu đã dần xâm chiếm Mật Tông, do sự chấp nhận dần vi tế của tâm. Người viết nói có thể khó hiểu về ý nhưng là thâm tâm chẳng vì một lợi ích, cũng thẳng thắn thừa nhận chính bản thân đã sai lầm, phạm tội vọng ngữ trước đây. Chúng ta chỉ cần lưu nhớ sự kiện quan trọng nhất của Phật Giáo. Nguyên do đức phật nhập niết bàn do Thiên Ma đã 2 lần yêu cầu, sơ quả ngài A Nan cũng gặp cản trở về tuệ. Sự phá hoại bên trong của Đề Bà Đạt Đa. Sự sai lầm về tri kiến ngay của tì kheo Nan Bạt Đà. Sự muốn giết phật của ngoại đạo hay Đề Bà Đạt Đa. Trước khi niết bàn thời quan trọng ngài dặn lấy Giới làm thầy. Truyền y bát tới Ma Ha Ca Diếp. Một số người sẽ nói đây là phương tiện của đức phật. Đây chính là điều đức như lai muốn chúng ta rõ. Hãy nhìn vào người đắc Giới. Nếu không thì chỉ phạm Giới nhỏ. Hãy thật dũng mạnh nhìn ra sự chân thật, không tự dối mình. Đặc biệt lưu ý khi lan truyền kinh điển. Nếu sai phạm không thể bỏ, hãy ra khỏi Phật pháp, tu thập thiện, cầu mong một ngày phước đủ sẽ được thành tựu trong giáo phái của như lai. Cái sợ là nói hay nhưng đa phần chẳng kẻ nào làm được. Tụng trì chú Đại Bi nếu kẻ thực tướng tâm của chú thì làm thực, lấy tiền của nhiều không tiếc để cứu chúng sanh là trì, toàn chỉ thấy trước khi ăn hay thấy chúng sanh bị giết đọc suông như thế thì thực buồn. Nếu thầy của chúng ta tức Giới được tăng trưởng, được thành tựu, đắc Giới tự nhiên không mảy tâm trói buộc. Cái gương soi được trong suốt. Giới là thực hành không phải nói suông. Là thứ để soi xét ma chướng. Ma chướng tới kết quả cuối cùng là Phá Giới. Nói điều không rõ, nói điều không chắc, nói điều trích dẫn không chắc, nói dối để phương tiện còn chẳng đúng với Giới, nói theo kiến giải bản thân nhưng chưa rõ. Như vậy tội tạo ra rất lớn, vì gây tranh luận trong nội bộ, vì lưu truyền sâu rộng. Với lý không, lý chấp, phương tiện là thứ quý, nhưng cũng là con dao hai lưỡi để Giới bị hủy hoại.
    Last edited by hanhdaoxuatgia; 15-02-2018 at 01:44 PM.
    Lạ thay, Tỳ Kheo Ma lại được tôn sùng như Phật. Theo Tịnh độ, Mật tông, được bỏ giới?. Ăn thịt là độ hóa, dâm dục là niết bàn. Kinh cốt tủy là giả, kinh giả là thật. Tùy Phương tiện?

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 03-04-2012, 11:54 AM
  2. Kinh nghiệm cận tử: 30 năm nghiên cứu
    By Bin571 in forum Tâm linh – Tín ngưỡng – Siêu hình học – Ngoại cảm
    Trả lời: 4
    Bài mới gởi: 02-01-2012, 05:59 PM
  3. Trả lời: 7
    Bài mới gởi: 08-12-2011, 01:50 AM
  4. Trả lời: 10
    Bài mới gởi: 30-07-2011, 11:21 AM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •