Tới cuối năm Đinh Dậu người viết nhìn lại bản thân lại thấy bản thân còn rất nhiều sai sót, tham dục cần chấn chỉnh, chúng ta phải và sẽ thành thực với bản thân, cũng chính là không tự dối, tự soi xét liên tục những việc tu tập, cũng là những ngày chuẩn bị tới một xuân mới, gửi một bài viết mong các đồng đạo hoan hì. Nguyện cho tất cả chúng sanh đều sớm đắc tự tại.


Các người như Lư Thắng Ngạn, Thích Trí Siêu tới thậm chí các lạt ma cũng không phân biệt chay và mặn. Chúng ta không cổ hủ nhưng có tri kiến. Trong khi ăn chay vẫn có thể sống, thì khi xuất hiện ý nghĩ ăn mặn ta khởi một tàng niệm tham rất vi tế. Niệm này có thể được tâm thức chấp nhận bởi ý nghĩ phá Chấp trước vào vạn pháp. Không cách chính là giải thoát khỏi trói buộc của dục tham, khổ đau. Nhưng khi bất rõ thực và lý cũng chính Không cách mà Giới, Định bị phá hoại. Ta thường nghe tới việc nói và làm luôn khác nhau. Lý thuyết và thực hành rất xa rời nhau, theo lý thuyết thì lý thuyết rất gần với thực tiễn, tuy nhiên theo thực tiễn rất xa lý thuyết. Phá Chấp là con dao hai lưỡi, có thể khiến những kẻ tà niệm được thỏa ý đưa ra các quan điểm để cởi trói cho dục của chính mình. Dần theo thời gian sinh ra chấp niệm dẫn tới một thế hệ truyền thống, điều đó dẫn tới sự suy tàn. Tâm thức của con người là cởi trói buộc, khi ta có cảm giác bị gồng xích, trói buộc bởi Giới thì sau thời gian sẽ hình thành các tư tưởng xoay quanh vấn đề này và dần dần tâm thức biến đổi rất vi tế dần chấp nhận để phá cái trói buộc ấy.



Một lý tưởng có mục đích rất tốt đẹp với thế giới, nhân loại chính là cái lý thuyết, tuy nhiên thực tiễn lại là hành vi sai lầm. Một nhà nước Campuchia với Khơ Me Đỏ với lý tưởng chủ nghĩa xã hội công bằng, hướng tới sự bình đẳng, bác ái nên được sự đồng thuận của quần chúng. Tuy nhiên khi thực hiện biến tư tưởng đó thành giết chóc các tầng lớp đặc biệt tri thức để hướng tới cái " Không giai cấp, bình đẳng". Một lý tưởng của hồi giáo cực đoan như IS là nhìn xã hội ở dưới con mắt bất công, thực hiện thánh chiến đòi lại công bằng, là cách hi sinh đóng góp tử vì đạo. Người thường nhìn vào thấy cuồng loạn nhưng một bộ phận quần chúng rất lớn tôn thờ và tuân theo lý tưởng này. Như việc xét trên tư tưởng quan điểm của Đề Bà Đạt Đa, người ngoài cuộc hay mỗi người chúng ta nhìn thấy sai lầm của ông ta, nhưng ông ta trước khi chết vẫn thấy đúng. Sau này lại có quan điểm xem Đề Bà Đạt Đa là một vị Phật tái thế, tạo ra chướng ngại cho Pháp và cũng được nhiều đồng thuận, đừng vội tin hay bài bác, thứ không rõ thì bản thân tốt hơn không nên quan tâm, vì nếu không lưu tâm cũng không ảnh hưởng tới việc tu tập. Thà tự nhận bản thân sai còn hơn tự lừa dối bản thân để làm việc bại hoại. Một việc làm sai luôn có trăm ngàn lý do phản biện, sự sụp đổ của Phật Giáo ở một địa phương hay quốc gia do không có hộ trì của Chánh pháp. Bản thân có thể gặp những bậc thầy về ngộ đạo, đắc quả vị tìm cách phá Chấp như lời dẫn thường gặp. Tuy nhiên nếu bậc cao tăng đó đưa quan điểm ra ngoài phổ biến cho quần chúng thì ắt không được lợi cho toàn thể quần chúng với căn cơ chứng ngộ khác nhau. Việc này gây ra một kết quả với một bộ phận quần chúng giống việc cho kẻ háo sắc thấy được mỹ nhân và bản thân chỉ nói rằng mỹ nhân kia là cái tham ái nên bỏ nó đi mà không giải thích.



Việc cưới vợ do quan điểm một số thiền sư đa phần mỗi người phật tử đều nhìn thấy ở đó là sự sai lầm của tri kiến. Tuy nhiên cái nhỏ hơn như ăn trứng là chay hay mặn và ăn thịt tam tịnh nhục là phạm giới hay không sẽ được các quan điểm trái chiều khởi niệm tranh luận. Một kẻ nghiện ngập ắt không cưỡng lại được thu hút của ma túy dù bao nhiêu lời khuyên can hay rõ ràng tác hại tàn phá tác dụng của loại chất này. Dục cũng vậy, ở dục tham nặng nề hơn rất nhiều, lại nằm chìm trong vi tế tàng thức ấm, hành ấm cả ngàn vạn kiếp trước, tập khí dày đặc nên chỉ một sát na buông lung sẽ bị chế ngự. Không nhầm lần giữa việc dần chấp nhận các tư tưởng sai lầm ở một thời điểm sai lầm. Tâm thức con người không hoàn hảo là điều đúng đắn, ta có rất nhiều tư tưởng sai và sau thời gian dài nghĩ lại thấy thật nực cười. Ta nhầm lẫn rất nhiều, sai nhiều và lại sửa sai, nên cần rõ những điều không phải là Phật dạy, đừng nghi ngờ rằng thời xưa khác thời nay quá nhiều, hay việc chấp hay không chấp trước. Vì nhằm tới chữ Chấp tức Không lý nếu không đắc thực sẽ phá vỡ mọi Giới. Đức Phật thường nhắc tới hình tượng nhận lầm giặc làm con. Đây chính là điều nguy hại đặc biệt cho giáo pháp. Điều đúng đắn nhất có thể chiêm nghiệm là phật pháp sắp diệt, không phải từ ngoài xâm lấn mà từ bên trong, nội cách gặp loạn. Bên trong nội bộ xuất hiện nhiều quan điểm, chống phá từ bên trong là sự chống phá rất mạnh. Cũng do truyền miệng khiến nhiều bộ Kinh Điển bị coi là giả tạo, ngụy tạo. Phàm những việc tạo phản từ bên trong thì tai họa rất lớn. Bệnh ung thư cũng như vậy, chính tế bào của chúng ta phản bội lại chúng ta. Phật giáo là một tổ chức, khi nhập thế gian, là do đại tư tưởng hợp thành trong một cộng đồng, cũng là tâm tính của người trừ các bậc thượng sư. Cái ta thấy ở một tổ chức là lý tưởng, khi lý tưởng dần bị nhiều quan điểm mâu thuẫn thì dẫn tới biến đổi và diệt vong. Vạn vật sinh, trụ, dị, diệt là chân lý vô thường. Tranh cãi việc chay mặn, tranh cãi việc lấy vợ sinh con, tranh cãi việc tham thần thông là xấu hay tốt khi chứng nghiệm, tranh cãi về tiểu thừa, đại thừa, mật thừa, tranh cãi về tiêu chuẩn đạo đức, là Giới trong thời hiện tại việc sử dụng ma túy có phải là phạm Giới, là sự phát sinh không ngoại lệ, quan trọng hơn là tranh cãi về tính truyền miệng trong kinh điển, về thực giả của các kinh điển còn lại báo hiệu một tai kiếp sắp tới. Lại hàng loạt các quan điểm mới, được trà trộn từ tôn giáo địa phương qua quan điểm người truyền giáo, người giảng kinh điển. Các đạo mới ra đời lấy tên của Phật Giáo. Một khi quan điểm khác nhau trở nên lớn mạnh và quan điểm tới cả kinh điển thì khi đó sự suy tàn đã xuất hiện. Vạn vật tự diệt khi loạn ở nội bộ tức bên trong.



Chúng ta thường bị những hành động đúng ở trước đây và sự tín nhiệm của quần chúng đánh lừa về nhận thức. Một thiện tri thức luôn có quan điểm đúng trước đây không có nghĩa sau này tất cả quan điểm của họ vẫn đúng, vì sự không toàn diện của nhận thức. Điều quan trọng hơn là lời đồn thổi, quần chúng ngưỡng mộ tôn theo tín nhiệm sẽ khiến mất cảnh giác trong tâm thức của người sau, ngay tính bầy đàn sẽ giết hại một đàn thiêu thân. Nói gần hơn là sự suy tàn Phật Giáo do chánh pháp diệt, trước tới bởi phá Giới, tà Kiến, như việc bởi phối ngẫu trong dòng Kim Cương Thừa của Ấn Độ hay Tây Tạng, viện lý do tính không Chấp trước của pháp. Nếu không chấp trước khi tại sao sau khi để quần chúng rõ việc làm khác thường như một bài học này lại thành một truyền thống. Như việc một kẻ muốn phá chấp trước nên ăn mặn, tại sao sau lần đó vẫn theo ăn mặn mà không ăn chay. Nếu người theo Phật Giáo nước ta đặc biệt tu thiền định và tịnh độ đánh giá được sự sai trái của nhiều tư tưởng này.



Tuy nhiên ở Ấn Độ và Tây Tạng trong thời gian dài dần chấp nhận và coi đó như sự bình thường hóa trong giáo pháp hay hạnh mật. Một điều luôn đúng là bát chánh đạo. Lời nói trước khi nhập Niết Bàn sẽ là lời lưu lại sâu nhất trong tâm của đại chúng hay các bậc thánh chúng. Một điều luôn đúng là đức Phật giao phó lấy Giới làm thầy tất cả kinh điển đều chung một nghĩa. Giới chính là phạm vi, có tính ép buộc lại nên chắc chắn người thọ sẽ cảm thấy khó khăn, đau khổ. Cũng do nhận thức của con người bất toàn hảo nên cần tới Giới để định tâm thì sinh ra Định. Bậc chân tu lấy Giới làm trọng, nếu bất kỳ pháp môn nào dụng tới Giới, dù là phá Chấp. Tới ngay các vị cao tăng thực chứng, các A hán thánh tăng hay Phật đều tự nhiên không phạm tới Giới. Cớ sao nhiều kẻ vừa muốn tu hành vừa muốn vi phạm, tự nhiên mình là bậc thánh, hoạt phật, cũng có chúng đồ rất đông khác nào việc đưa chúng sinh vào chỗ hầm lửa. Lý tưởng là thứ quan trọng như mạng sống. Nếu cuộc đời vô định hướng, lý tưởng chẳng khác đã chết. Nay khuyên người phật tử rõ lý lẽ của chân lý mà tránh đưa ra quan điểm chưa xác định hay khuyên răn sai lầm mà tạo nghiệp lớn. Thập thiện là quả lành, nếu không thể khuyến cáo họ tu tập đúng đường thì hãy khuyến cáo họ làm việc lành, tín Phật phát bồ đề tâm mà được quả lành khi chết, tạo duyên với Phật Pháp, nếu hơn thì chỉ họ cách Trì Giới, bát chánh đạo, đừng chỉ những việc ta còn chưa rõ, trì chú, mật tông nên cẩn trọng, đó là hạnh nguyện của bồ tát và việc làm được chư phật và bồ tát hoan hỉ ắt chẳng ai có quan điểm trái ngược. Người nào hoàn hảo về Giới, trì Giới tự nhiên không lỗi, giảng về Giới, khuyên khích thực hạnh thọ trì Giới chính là bậc thầy. Vì Giới là nghịch của của Tham, Sân, Si. Điều này rất đơn giản, không huyền bí màu nhiệm như Mật Tông, các bài thần chú, không được lợi ích về tham ái như một số quan điểm về ăn, uống, nữ sắc. Thực hiện và nghe khó khăn và nhàm chán, gò bó không dễ thực hiện. Các bậc thánh khi tự nhiên luôn nằm trong Giới không lỗi lầm.