kết quả từ 1 tới 14 trên 14

Ðề tài: Địa Tạng Vương Bồ Tát

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Địa Tạng Vương Bồ Tát


    Nam Mô U Minh Giáo Chủ Đại Nguyện
    Địa Tạng Vương Bồ Tát
    Nam mô Đại Từ Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  2. #2

    Mặc định

    Địa Tạng Vương Bồ Tát



    Nói về Kinh Ðiển Ðại Thừa Phật Giáo, thông thường người Phật Tử chúng ta nên hiểu hai phương diện. Phương diện sự, trong kinh dạy sao chúng ta cứ tôn trọng và hành trì thì phước báu cũng vô lượng, nhưng về phương diện lý thì chúng ta có cái nhìn quán triệt hơn.
    A- Luận Bàn Về Sự:

    Trong kinh dạy, Ngài Ðịa Tạng là một vị Bồ Tát, lúc còn tu nhân, Ngài có lập lời nguyện rằng:

    - Ðịa ngục mà không còn chúng sinh thì Ngài không thành Phật.

    Do lời nguyện rộng lớn như vậy, cho nên để thuận tiện trong việc tế độ chúng sinh trong sáu đường, Ngài hiện thân có lúc là:

    - Diêm Ma Sứ Giả, để hoá độ chúng sinh ở Ðịa Ngục,

    - Trì Bảo Sứ Giả để hoá độ chúng trong loại ngạ quỷ,

    - Ðại Lực Sứ Giả để hoá độ chúng sinh ở loài súc sinh,

    - Ðại Từ Thiên Nữ để hoá độ chúng sinh ở loài A Tu La,

    - Bảo Tạng Thiên Nữ để hoá độ chúng sinh trong cảnh giới loài nguời,

    - Nhiếp Thiên Sứ Giả để hoá độ chúng sinh ở cõi Trời.

    Và vì chịu lời phú chúc của Ðức Phật Thích Ca, cho nên mỗi ngày, buổi sáng Ngài nhập định để quan sát các cơ cảm trong mười phương thế giới mà giác ngộ chúng sinh.

    Bồ Tát Ðịa Tạng thành danh từ đó, cho nên nói về Ðịa Tạng Bồ tát là chúng ta hiểu ngài là một vị Bồ Tát có lập đại nguyện tế độ tát cả chúng sinh, cũng như đất chở muôn sự muôn vật, nên gọi là Ðịa. Và tuy Ngài hiện thân ở hằng sa số thế giới, độ vô số chúng sinh mà không một thế giới nào, một chúng sinh nào ra ngoài tự tậm của Ngài nên gọi là Tạng.

    1500 năm sau khi đức Phật Thích Ca nhập Niết Bàn, năm thứ tư hiệu Vĩnh Huy, Ngài Ðịa Tạng Bồ Tát có giáng sinh ở nước Tân La, nơi nhà họ kim tên là Kim Kiều Giác. Hai mươi bốn tuổi Ngài lên núi tu, nhập định bảy mươi lăm năm, đến năm chín mươi chín tuổi thị tịch.

    Theo trong Kinh Ðiạ Tạng, ngài Kiên Lao Ðịa Thần có nói rằng:

    - Hể ai làm miếu, cất khánh, tô vẽ hình tượng Ngài Ðịa Tạng Bồ Tát và cúng dàng lễ bái Ngài thì được mười điều lợi ích:
    01- Ðất cát chỗ mình ở trở nên thạnh vượng
    02- Nhà cửa trở nên yên ổn mãi
    03- Người mất được sinh lên cõi Trời
    04- Người còn hiện tiền thêm tuổi thọ
    05- Cần gì cũng được toại ý
    06- Không có gặp nạn nước lửa
    07- Mọi sự hư hao đều trừ hết
    08- Các điềm dữ trong lúc chiêm bao đều dứt
    09- Những khi ra vô đều có thần ủng hộ
    10- Gặp nhiều thuận nhân duyên tốt đẹp.
    Như vậy nếu chúng ta y cứ theo lời dạy trong kinh thì được phước lợi như vậy
    B- Luận Bàn Về Lý

    Trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa phẩm Phương Tiện đức Phật có nói:

    - Này Xá Lợi Phất, các đức Phật tùy sự tiện lợi của mỗi trường hợp mà nói pháp, với những ý tứ và ý hướng khó giải một cách rõ ràng. Tại sao vậy? Ta dùng vô số phương tiện như mọi thứ nhân duyên, thí dụ, lời nói, mà trình bày các pháp. Không phải lấy trí óc suy lường, phân biệt mà giải thích được các pháp ấy, chỉ có Phật mới biết rõ....

    Như vậy chúng ta thấy giáo lý của Phật rất là uyển chuyển, hay nói một cách khác, đức Phật có nhiều phương pháp dạy dỗ. Dù trình độ người nghe, trình độ trí thức, trình độ sáng suốt, trình độ đạo đức, mà đại khái đức Phật áp dụng hoặc phương pháp nhân duyên, hoặc phương pháp thí dụ, hoặc phương pháp giải thích, bằng lời nói tất cả những phương pháp ấy, đức Phật gọi Phương Tiện. Phượng Tiện rất nhiều lại biến hoá thay đổi tùy trường hợp, còn chân lý Phật muốn chỉ bày, dạy dỗ có một. Ðiều này tương tự như lấy ngón tay hay cây gậy mà chỉ mặt trăng. Ðể hiểu về lý của toàn bộ yếu nghĩa về Ngài Ðịa Tạng Bồ Tát, chúng ta cần biết sơ qua về bài tựa của Kinh Ðịa Tạng:

    - U minh giáo chủ bản tôn
    Ðịa Tạng Bồ tát Ma ha Tát
    Lạy đức Từ bi đại giáo chủ
    Ðịa là dày chắc, Tạng Chứa đủ
    Cõi nước phưong Nam nổi mây thơm
    Rưới hương rưới hoa, hoa vần vũ
    May xinh mưa báu số không lường
    Lành tốt trang nghiêm cảnh dị thường
    Người, trời bạch Phật nhân gì thế?
    Phật rằng Ðịa Tạng đến thiên đường
    Chư Phật ba đời đều khen chuộng
    Mười phương Bồ Tát chung tin tưởng
    Nay con sẵn có thiện nhân duyên
    Ngợi khen Bồ Tát đức vô lường
    Lòng từ do chứa hạnh lành
    Trải bao số kiếp độ sinh khỏi nàn
    Trong tay đã sẵn gậy vàng
    Dộng tan cửa ngục cứu toàn chúng sinh
    Tay cầm châu bái tròn vìn
    Hào quang chiếu sáng ba ngàn đại thiên
    Diêm vương trước điện chẳng hiền
    Ðài cao nghiệp cảnh soi liền tội căn
    Ðịa Tạng Bồ tát thượng nhân
    Chứng minh công đức của dân Diêm Phù
    Ðại Bi, Ðại Nguyện, Ðại Thánh, Ðại Từ, Bản Tôn Ðịa Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát

    Bằng cách chiết tự chúng ta thấy:

    01- Giáo Chủ cõi U minh

    Một người nào đó đem ánh sáng đạo lý soi đường cho thế nhân thì gọi là Giáo chủ

    U Minh là nơi sâu kín tối tăm, cũng có nghĩa là địa ngục. Tối tăm hay địa ngục ám chỉ ngu dốt vô minh.

    Vậy Bồ Tát Ðịa Tạng là người đem ánh sáng vào chỗ tối tăm. Chỗ tối tăm trong trường hợp này là tâm vô minh của chúng sinh.

    02- Bản Tôn:

    Bản là gốc là cái sẳn có. Cái gốc, cái vốn của chúng sinh là cái bản thể sẳn có. Vậy Bản Tôn là cái sẳn có đáng kính trọng nơi chúng ta. Cái mà mọi người ai cũng có đó chíng là cái tâm. Biết tôn trọng tâm là người minh tâm kiến tánh và tâm trong trường hợp này là giáo chủ soi đường hắc ám cho mình. Các thiền sư dẹp qua một bên kinh sách và để hết thời giờ vào chỗ tiếp xúc với tâm hầu học hỏi với vị giáo chủ này, lầm lẫn vì tâm, giác ngộ cũng nhờ tâm. Trong khi bị u minh che ám, muốn thấy đâu chân, đâu giả, đâu thiện, đâu ác hãy lắng lòng cho sạch sẽ thấy.

    Câu: Ðịa là dày chắc Tạng Chứa đủ

    Ðịa là đất mà đất cứng rắn chắc, Tạng là sâu dày và dung chứa muôn loài muôn vật. Bất luận hột giống nào bỏ xuống đất là mọc. Vì vậy lấy đất mà thí dụ chân tâm, có chỗ ghi là tâm địa. Tâm vô hình vô tướng làm sao đập vỡ được, cho nên nói là kiên. cũng không thể đo lường được. Tâm là cái giếng sâu không đáy ai muốn đi sâu vào nội tâm đến đâu cũng được, vì vậy nói hậu, Ngoài tâm không có vật, cho nên nói quảng hàm tàng

    Như vậy Ðịa Tạng Bồ Tát không phải là một nhân vật lịch sử có một đời sống thế gian như đức Phật Thích Ca mà là một nhân vật tượng trưng, được Ðức Phật dụ để tiêu biểu cho cái gì cực tôn cực quý trong đời, đủ năng lực phá vô minh, trực tiếp vớt con người ra khỏi ngục thất tối đen dày bịt, thoát vòng tội lỗi đau khổ và dẫn con người trở về sùng bái cực tôn, cực quý ấy là chân tâm, của mỗi chúng ta vậy như chúng ta thấy câu:

    - Ðịa ngôn kiên hậu quản hàm tàng.

    Và nói:

    - Tại sao dùng hai chữ địa tạng dể ám chỉ chân tâm?

    Cứ xem câu vừa trích trong bài tán ở đầu quyển kinh đủ thấy. Ðịa là chỉ cái gì kiên cố bất diệt, sâu dày không thể đo lường, và rộng chứa không gì bỏ ra ngoài. Ðó chính là chân tâm hay Như Lai Tạng. Vì không ai có thể đập vỡ được tâm, cho nên nói là kiên cố. Cũng không có ai đo được cái vô cùng vô tận của tâm cho nên nói nó là sâu dày không hề đo lường. Và chính vì không có một cái gì thoát khỏi sự quán xuyến của tâm cho nên nói là ngậm chứa tất cả.

    - Câu Nam phương thế giới dõng hương vân
    Nghĩa là:
    - Cõi nước phương Nam nổi mây thơm

    Chỉ cho Nam Diêm Phù Ðề hay cõi Ta Bà là thế giới nơi mà chúng ta đang ở Nói là Nam Phương là chỉ cho chúng sinh ở đây ở chúng sinh nào có những mây thơm, mây đẹp mây báu là những nhân thiện mỷ. Và có những đám mưa thơm, mưa đẹp, mưa báu tức là những quả chân thiện mỹ. Nhân quả ấy chỉ có được ở những người đã thức tỉnh, đã trở về với Tâm, hay nói một cách khác ở những người mà chân thiệm mỹ đã hiện, đã tới.

    Tâm là Phật, Phật là Tâm, thế nhưng ở đây chúng ta hiểu Tâm là Ðịa Tạng Bồ Tát. Bởi vì thực sự Tâm là Phật, Phật là tâm, nhưng tâm của chúng sinh chưa hoàn toàn thanh tịnh như Phật, cho nên chưa gọi là Phật được. Tuy nhiên với một con người thức tỉnh, thì tâm ở chúng sinh thức tỉnh đó là tâm đang tu sửa như bồ tát đang tu sửa cho nên ví tâm này như Bồ tát.

    Vì Bồ Tát Ðịa Tạng tượng trưng cho Tâm mà Tâm một khi đã hoàn toàn thanh tịnh thì sinh Trí bát Nhã, là trí sáng suốt cho nên chư Phật ba đời đều phải khen gợi và kính mến

    Bởi vì Ngài Ðịa Tạng Bồ tát là cái tâm cho nên mới hiểu rõ ràng được câu:

    - Tam thế Như Lai đồng tán ngưỡng
    Thập phương Bồ tát cộng quy y.

    Không lẻ ba đời chư Phật lại đi khen ngợi ngưỡng mộ một vị Bồ tát, hơn nữa chư vị Bồ tát trong mười phương lại quy y với một người đồng đẳng với mình. Như vậy rõ ràng là tiêu biểu cho lý bất diệt, là chân tâm, mà không ai được phủ nhận, vì phủ nhận là còn sống trong vô minh, mà còn sống trong vô minh thì chúng ta không thể nào có Phật và Bồ tát Nói một cách khác, nhờ thể nhận được chân tâm, tán thán ngưỡng mộ chân tâm, nên Phật mới thành Phật, và cũng nhờ biết quay về an trú nơi chân tâm, sống theo tiếng gọi của Chân Tâm, nên Bồ tát mới thành hạnh Bồ tát. Như vậy chỉ vì Ðịa Tạng Bồ Tát là tâm. Muốn thành Bồ Tát phải quy y Tâm, Bồ Tát mà muốn thành Phật cần phải quy y Tâm nhiều hơn vì Tâm là đại từ đại bi, đại hỷ, đại xả..

    Ðến hai câu:
    - Thủ trung kim tích, hấn khai địa ngục chi môn
    Chưởng thượng minh châu, quang nhiếp đại thiên chi giới:

    Nghĩa là:
    - Trong tay đã sẳn gậy vàng
    Dộng tan cửa ngục cứu toàn chúng sinh

    Ðó là một lối dùng biểu tượng để diễn tả những công năng của chân tâm. Tích trượng tượng trưng cho cái ý chí cương quyết bẻ xiềng xích, phá ngục tù của những người tỉnh thức, tức là trở về với chân tâm. Ðó cũng là sức mạnh vô song của chân tâm, biết diệu dụng thì không việc thiện nào là không làm được, còn không biết diệu dụng thì nó cũng có thể đưa con người đến tội lỗi không bờ bến. Bởi vì cái cương quyết làm đúng cũng có ở nguời tốt, và cái cương quyết là sái cũng ở người xấu, đồng một mãnh lực như nhau. Tuy hai mà trên căn bản là một, tại chỗ dùng có khác mà một mới xem chúng ta thấy như hai. Giống như con dao bén có thể dùng giúp ta xắt cải, mà cũng có thể trợ cái giận của chúng ta trong việc chém người hại vật.

    Còn mấy câu:
    - Diêm vương điện thượng
    Nghiệp cảnh đài tiền
    Vị Nam Phù Ðề chúng sinh
    Tác đại chứng minh công đức chủ.

    Ðây là diễn tả cái dụng khác của chân tâm, cái dụng hồi quang phản chiếu, quay cái sáng rọi trở lại đời sống hằng ngày, từ ngoài cho đến trong. Thật vậy. Ai xét ta bằng lương tâm của chúng ta, vì biết bao nhiêu tội chúng ta đã tạo mà công lý không ai biết. Do đây bài tán mới ví Ngài Ðịa tạng là Chân Tâm, là ông vua của Diêm La, ngồi trên điện cao để phán xét tội trạng của ta. Còn tự ta muốn biết nghiệp lành, nghiệp ác của ta, thì cứ ngó trở lại vào lòng, cái gương lòng sẽ phản chiếu cho ta thấy tất cả. Gương ấy là chân tâm Ðia Tạng đó, nên gọi là nghiệp cảnh. Chân tâm ta đã là ông toà Diêm Vương xét tội, thì chân tâm ấy cũng là người chứng kiến và ghi chép những công đức của ta. Thế nên nói Ðịa Tạng làm người chứng minh các công đức của chúng sinh cõi Nam Diêm Phù Ðề tức là cõi thế gian này vậy.

    - Câu Từ nhân, tích thiện, thê cứu chứng sinh...
    Nghĩa là:
    - Lòng từ do chứa hạnh lành
    Trải bao số kiếp độ sinh khỏi nàn

    Phải là người có trồng nhiền nhân lành trong tiền kiếp đời này mới chứng ngộ được chân tâm, mới thấy hiểu được thế nào là đại từ, đại bi.. Có thấy hiểu được như thế mới tán ngưỡng những công đức của tâm bằng không thì theo thế nhân tán dương những cái mê lầm của tâm tham vọng.

    Chân tâm là tâm Ðại Từ Ðại Bi cho nên nói Bồ Tát Ðịa tạng là nguyên nhân là hột giống của lòng từ là nơi tích tụ của những điều thiện. Có Từ, có thiện tự nhiên phải nghĩ thương đến người khác, đến chúng sinh.

    Lòng từ của Phật quả đúng như vậy nhưng Ngài phải nói lên một sự thật. Sự thật ấy là Phật chỉ đường mà thôi, còn việc phá cửa ngục vô minh để giải thoát, mỗi chúng sinh phải tự làm lấy. Phá bằng cách nào, bằng cách dùng tâm cương quyết đả phá mê mờ. vậy tâm là chiếc gậy sắt có khả năng đập phá cửa ngục.

    Nhưng ý chí không chưa đủ mà phải có sáng suốt phụ lực. sáng suốt ấy là trí Bát Nhã hay trí tuệ tuyệt vời và trí ấy do Tâm thanh tịnh làm phát sinh, vậy trí cũng là Tâm vì vậy nên nói Bồ Tát Ðịa Tạng là viên ngọc minh châu sáng soi tam thiên đại thiên thế giới. Minh châu là thứ ngọc có khả năng chiếu sáng trong đêm tối thí dụ cho trí tuệ soi sáng lòng dạ vô minh hắc ám của chúng sinh.

    Ngoài tâm không có pháp, cho nên sự sự đều do tâm, vật vật đều do tâm. Tâm tạo thiên đường, tâm tạo địa ngục, ba cõi đều do tâm, mười cõi chỉ đều do tâm, tất cả đều do một tâm, không có gì ngoài nó. Cho nên có chúng sinh thọ khổ địa ngục nơi tự tâm, thì Ðịa Tạng Bồ Tát cũng cứu độ trong tâm. Ngoài tâm không có dịa ngục, chúng sinh nào khác, ngoài tâm không có Ngài Ðịa Tạng phá ngục dẫn vong nào khác. Ðây là cái lý bí ẩn của kinh Ðai Thừa mà chúng ta cần khám phá và khai thác để tự lợi và lợi tha. Dùng ông Bồ Tát tự tánh mà cứu độ chúng sinh của Tự Tâm, lửa đó nước đó, thật là muôn phần linh nghiệm và diệu dụng.

    Bồ Tát biết dùng minh châu đại trí tuệ chiếu phá vô minh tiêu trừ những nỗi lòng đen tối, cởi mở những quan niệm sai lầm, đập phá ngục tham sân si ái... thì mình mới khỏi cầu ai xa lạ viễn vông vừa khó khăn vừa không chắc, khỏi mắc phải cái tánh ỷ lại thần quyền, mơ hồ và tai hại.

    Nêu tự hay nơi mình có chân tâm sáng suốt làm quan toà, thường ngồi tại bàn án, chiếu gương soi nghiệp, xét nét vô tư những điều bí ẩn khuất nơi cõi lòng, thì chắc chắn đời người sẽ có sự hoán đổi, dứt ác làm lành, đổi đen thành trắng.

    - Câu Diêm vương trước điện chẳng hiền
    Ðài cao nghiệp cảnh soi liền tội căn

    Tâm chân chánh là vị Diêm Vương ngồi trên xử tội. Ai biết tội lỗi của ta bằng ta, ai biết lòng ta bằng ta. Lòng ta là tâm.

    Tâm cũng là đài gương để soi sáng những hành vi thiện ác của ta. Tự vấn lương tâm là vào tấm gương của ta để thấy mọi nghiệp của ta.

    Ai làm chứng cho ta bằng ta. Biết bao nhiêu công đức âm thầm của những tâm hồn cao thượng mà thế nhân không thấy, không biết. Thế nhân không biết mà lòng ta, tâm ta biết. Do đây nói Bồ Tát Ðịa tạng là vị chúa tể chứng minh công đức của chúng sinh.

    Câu Ðại Bi, Ðại Nguyện, Ðại Thánh, Ðại Từ, Bản Tôn Ðịa Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát
    Tâm chân chánh là lòng từ(Ðại Từ) lòng bi(đại bi), là nguyên nhân của lời thê nguyện giải thoát giác ngộ(Ðại Nguyện), của thanh tịnh là (Ðại Thánh)

    Bồ Tát Ðịa Tạng ở đây là tượng trưng cho tâm quyết thoát ly điạ ngục tham sân si và những thống khổ, là tâm thanh tịnh sáng suốt, từ bi, là Tâm tự biết tự xét.
    Tìm hiểu Ngài Ðịa Tạng Bồ Tát có thật hay không? Không quan hệ bằng tìm biết kinh Ðịa Tạng có ích gì cho chúng ta trong việc tu hành.

    Khi chân tâm phát hiện nơi ai thì từ nơi thân tâm người ấy phát tiết ra ngoài một cái gì mà trông đến gương mặt là ta cảm thấy ánh sáng diệu hiền, khiến ta phải kính phục, nghe đến lời nói là ta cảm nhận một cái gì đẹp đẻ, thơm tho, khiến cho ta ngây ngất chẳng khác nào mình tắm trong đám mưa thơm, một đám mưa hoa. Cứ trông gương mặt, ngắm xem cử chỉ, lắng nghe lời nói của những bực chân tu thật học, ta sẽ thấy và sẽ cảm nhận như vừa nói.

    (chuyenphapluan.com)

  3. #3

    Mặc định


    SỰ TÍCH ĐỨC ĐỊA TẠNG BỒ TÁT
    (CHUYỂN THẾ)

    Trong truyện Thần Tăng có nói rằng: Sau khi Phật Thích Ca nhập diệt 1.508 năm, nhằm đời nhà Tấn, niên hiệu Vĩnh Huy, năm thứ tư, thì Đức Địa Tạng Bồ Tát giáng sanh tại nhà vua nước Tân La. Ngài tục tánh là Kim, tên là Kiều Giác.

    Khi được 24 tuổi, Ngài xuất gia tu hành có dắt theo một con chó trắng, kêu là con Thiện thinh ( Thiện thinh là con chó biết nghe tiếng người) qua Tỉnh Giang Nam, huyện Thanh Dương, về phía Đông phủ Trì Châu, Ngài lên trên đảnh núi Cửu Hoa ngồi thiền định trọn 75 năm.

    Đến đời nhà Đường niên hiệu Khai Nguyên, năm thứ 16, tối 30 tháng 7, Ngài chứng thành đạo quả. Lúc ấy Ngài đã được 99 tuổi, mà cũng còn ở trong động núi Cửu Hoa.

    Thuở đó, có một vị Cát Lão là ông Mẫn Công, sẳn lòng từ thiện, hay làm những sự phước thiện, hay làm những sự phước duyên. Trong nhà ông thường năm, mỗi khi Trai Tăng là 100 vị, mà ông chỉ thỉnh 99 vị, còn một vị để dành thỉnh Ngài cho đủ số.

    Có một bửa kia, Ngài xin ông Mẫn Công một chỗ đất, ước vừa trãi đủ cái y Ca Sa của Ngài mà thôi.

    Khi ông bằng lòng cho, thì Ngài lấy y trải ra, trùm hết cả khoảng đất tại cạnh núi.

    Ông Mẫn Công thấy sự thần kỳ như vậy, biết là một vị Thánh Tăng, nên lại càng bội phần hoan hỉ mà nguyện cúng hết đất ấy, còn người con ông thì xin xuất gia theo Ngài.

    Ít lâu ông cũng đi tu, trở lại đầu cơ với con, tức là Thầy Đạo Minh Hòa Thượng.

    Sau Ngài lại thiền định 20 năm nữa, đến đời nhà Đường, niên hiệu Chí Đức thứ hai, bữa 30 tháng 7, Ngài nhập diệt.

    Vì có sự tích của Ngài chuyển thế như vậy, nên người đời sau tạo tượng mà thờ Ngài, bên tả có Thầy Đạo Minh, còn bên hữu có tượng ông Mẫn Công đứng hầu, và mỗi năm đến ngày 30 tháng 7 Annam, ai cũng làm lễ kỷ niệm Ngài là do tích đó.

  4. #4

  5. #5

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi sutu Xem Bài Gởi
    Trong kinh dạy, Ngài Ðịa Tạng là một vị Bồ Tát, lúc còn tu nhân, Ngài có lập lời nguyện rằng:

    - Ðịa ngục mà không còn chúng sinh thì Ngài không thành Phật.
    Đính chính sửa lại giùm đạo hữu: "Địa ngục còn chúng sanh,thì ngài không thành Phật" chứ ko phải "Ðịa ngục mà không còn chúng sinh thì Ngài không thành Phật".Cả bức hình ở trên cũng ghi sai chữ ấy. "Địa Ngục Chưa Bỏ Không thề Không Thành Phật Quả" mà phải viết lại rằng "Địa Ngục Chưa Bỏ Thề Không Thành Phật Quả"
    Last edited by U Minh Giáo Chủ; 11-03-2011 at 04:47 AM.
    Lấp không đầy là vực sâu thương nhớ
    Phá không vỡ là thành cổ u sầu
    Hãy cho qua những điều còn lưu luyến
    Giữ trong mình một chút đó an vui...!

  6. #6
    Thành viên tích cực SPAM Avatar của hcthinh
    Gia nhập
    Apr 2010
    Bài gởi
    38,281

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi U Minh Giáo Chủ Xem Bài Gởi
    Đính chính sửa lại giùm đạo hữu: "Địa ngục còn chúng sanh,thì ngài không thành Phật" chứ ko phải "Ðịa ngục mà không còn chúng sinh thì Ngài không thành Phật".Cả bức hình ở trên cũng ghi sai chữ ấy. "Địa Ngục Chưa Bỏ Không thề Không Thành Phật Quả" mà phải viết lại rằng "Địa Ngục Chưa Bỏ Thề Không Thành Phật Quả"
    Bức tranh trên ghi đúng, nhưng dễ gây hiểu nhầm.
    Hiểu như vầy: "Địa ngục chưa bỏ không, Thề không thành Phật".

    Thân.
    Hoàng Đế Spam
    Chủ Tịch Hội Đồng KHOA HỌC HUYỀN BÍ - TÂM LINH - HUYỀN THUẬT.

  7. #7
    Lục Đẳng Avatar của kiếp mù lòa
    Gia nhập
    Oct 2010
    Nơi cư ngụ
    hoa quả sơn
    Bài gởi
    21,931

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi hcthinh Xem Bài Gởi
    Bức tranh trên ghi đúng, nhưng dễ gây hiểu nhầm.
    Hiểu như vầy: "Địa ngục chưa bỏ không, Thề không thành Phật".

    Thân.
    phấn đấu tích cực hén
    haiz...........................

  8. #8
    Tứ Đẳng Avatar của gioidinhtue
    Gia nhập
    Jan 2010
    Nơi cư ngụ
    Quảng Đà
    Bài gởi
    4,281

    Mặc định

    :praying:2NHẤT TÂM ĐẢNH LỄ : NAM MÔ CỬU HOA SƠN ĐẠO TRÀNG, U MINH GIÁO CHỦ, CỨU KHỔ BẢN TÔN, CỨU BẠT MINH ĐỒ, ĐẠI NGUYỆN ĐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT.:praying:2






    rose4rose4rose4rose4rose4rose4rose4rose4rose4rose4 rose4rose4rose4rose4rose4rose4

    "Niệm lên danh hiệu Phật,
    Muôn đức đủ đầy trong.
    Chuyên trì danh hiệu ấy,
    Muôn hạnh đủ không sai.
    "

    :praying:2Nam mô A Di Đà Phật.:praying:2
    ---o0o---

    Thường Như - Thiện Tường - Mãn Ngọc - Trực Minh.


  9. #9

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi hcthinh Xem Bài Gởi
    Bức tranh trên ghi đúng, nhưng dễ gây hiểu nhầm.
    Hiểu như vầy: "Địa ngục chưa bỏ không, Thề không thành Phật".

    Thân.
    Uhm đạo hữu chú thích lại thêm dấu phẩy bây h tôi mới nhìn ra đc,thanks nhé.Mấy câu chuyện ở phía trên đọc cũng hay lắm đấy.
    Lấp không đầy là vực sâu thương nhớ
    Phá không vỡ là thành cổ u sầu
    Hãy cho qua những điều còn lưu luyến
    Giữ trong mình một chút đó an vui...!

  10. #10

    Mặc định

    Chúc các đạo hữu an lạc !
    Last edited by U Minh Giáo Chủ; 11-03-2011 at 01:26 AM.
    Lấp không đầy là vực sâu thương nhớ
    Phá không vỡ là thành cổ u sầu
    Hãy cho qua những điều còn lưu luyến
    Giữ trong mình một chút đó an vui...!

  11. #11
    KhôngĐượcNhìn
    Guest

    Mặc định

    Nam Mô địa Tạng Vương Bồ Tát

  12. #12

    Mặc định

    Sau đây là câu chuyện cảm động linh ứng của Địa Tạng Vương Bồ Tát. Còn đây là những chuyện Linh Ứng Của Địa Tạng Vương Bồ Tát, vào đây để tải về.

    LINH ỨNG - ĐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT GIẢI CỨU

    Truyện kể rằng tại một ngôi làng nhỏ tên là Anwa có một người phụ nữ rất hiền lương mộ đạo, hết lòng sùng kính Bồ Tát Địa Tạng. Vì nhà nghèo cho nên bà luôn luôn ao ước và vẫn thường cầu nguyện làm sao có được một pho tượng Bồ Tát Địa Tạng để thờ phượng ở trong nhà. Một ngày nọ, trong khi đang giặt dủ ở giòng sông trước mặt nhà, bà nhặt được một pho tượng Địa Tạng bằng gỗ trôi tấp vào chỗ mình đang đứng. Xiết đổi vui mừng, bà vội vàng mang pho tượng về nhà và từ đó ngày hai buổi sớm tối công phu thờ lạy Ngài rất nghiêm chỉnh. Vì chưa có con thế nên mỗi lần cúng lạy bà cũng không quên khấn vái cùng với Bồ Tát Địa Tạng giúp cho bà có một đứa con trai. Không bao lâu quả nhiên bà thọ thai và sanh được một đứa con trai. Nhưng bất hạnh thay, khi đứa bé tròn bốn tuổi thì người mẹ lâm bạo bệnh và qua đời. Chẳng bao lâu sau đó thì người cha tục huyền với một người đàn bà khác. Bà này là một người rất hung dữ và độc ác và đứa con chồng thường xuyên là nạn nhân cho những cơn thịnh nộ của bà kế mẫu hung ác này.

    Đứa bé ngay từ hồi nhỏ do đã chịu ảnh hưởng của mẹ trong việc thờ cúng Bồ Tát Địa Tạng, cho nên khi mẹ mất đi cũng không hề quên và xao lảng nghi lễ này, tuy nhiên do sợ bà mẹ ghẻ đánh chữi, nó đã phải làm trong âm thầm lén lút. Một hôm trong khi người cha có việc phải rời khỏi nhà đi ra tỉnh, nhân lúc bà mẹ ghẻ đang ngủ trưa, đứa bé vào bếp kiếm được một ít cơm nguội vội vàng đem dâng cúng lên bàn thờ của Bồ Tát Địa Tạng và mẹ mình. Quỳ trước bàn thờ, lòng nhớ thương mẹ không nguôi đã làm đứa bé bật khóc lên nức nở. Tiếng khóc của đứa trẻ làm bà mẹ ghẻ tỉnh giấc và khi trông thấy đứa trẻ đang cúng lạy mẹ nó, bà liền nổi cơn thịnh nộ và trong khi điên tiết lên vì giận dữ, bà đã túm lấy nó quẳng vào nồi cháo heo đang sôi sùng sục trên bếp lửa.

    Trong lúc này người cha đang đi đường bỗng dưng cảm thấy lòng dạ bồn chồn nóng lên như lửa đốt khiến ông không thể cất bước được nữa và như có điều gì thúc dục buộc ông phải quay trở về nhà. Đến đầu làng, ông bỗng gặp một nhà sư cõng một đứa bé ở sau lưng đang than khóc thảm thiết, tiếng khóc nghe rất quen thuộc. Không nghi ngờ gì nữa, đó là tiếng khóc của chính con ông! Tuy vậy người cha vì chưa thấy mặt nên còn bán tín bán nghi hỏi nhà sư:

    _Thầy ơi, đứa trẻ nào đang khóc vậy?

    Nhà sư trả lời: “Ta đã đổi mạng ta cho đứa trẻ này khi người mẹ ghẻ của nó đang tìm cách giết nó. Ngươi hãy tìm kẻ nào đáng tin cậy để nuôi dưỡng và giáo dục đứa bé này.”

    Nói xong nhà sư trao đứa bé vào tay của người cha đang kinh hoàng run rẩy. Mang ơn nhà sư,

    Người cha vội hỏi “Thưa Thầy, Thầy đang trú trì ở chùa nào?”

    Nhà sư trả lời “Ta ở gần đền thờ vua Thập Điện”, xong biến mất. Sau khi đem con gởi nhờ ở nhà ông bà nội, người cha quay trở về nhà và thấy bà vợ đang ra sức đun củi vào bếp, trên đó là một nồi nước đậy nắp đang sôi. Thấy chồng xuất hiện bất ngờ, bà ta có vẻ bối rối và tìm cách dập tắt ngọn lửa.

    -Anh ta liền hỏi vợ: “Thằng con tôi đâu rồi sao không thấy?”
    -Bà vợ gian hùng lúc này bèn giả bộ đau thương, sụt sùi kể lể : “Thấy không có ông ở nhà, thằng nhỏ bỏ chạy ra chơi ở cạnh bờ sông không may sẩy chân rớt xuống sông, nước cuốn mất xác rồi.”

    Người chồng không nói gì vội tiến đến cạnh nồi nước và mở nắp ra. Nổi ở trên mặt nồi cháo heo đang sôi sùng sục là pho tượng của Bồ Tát Địa Tạng, pho tượng ở trên bàn thờ mà người vợ trước của ông đã thờ cúng hằng ngày! Bây giờ thì anh ta mới hiểu hết ý nghĩa lời của nhà sư nói “Ta đã đổi mạng ta” và biết rằng nhà sư mà ông vừa mới gặp không ai khác hơn chính là Bồ Tát Địa Tạng đã hóa hiện ra để cứu con mình. Chán nản trước tình đời, cảm động trước sự linh ứng nhiệm mầu của Bồ Tát Địa Tạng, người đàn ông xuống tóc đi tu và trở thành một nhà sư suốt đời tận tụy thờ phượng Bồ Tát Địa Tạng.
    Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm dạy: "NẾU QUÊN MẤT TÂM BỒ ĐỀ MÀ TU CÁC PHÁP LÀNH, ĐÓ LÀ NGHIỆP MA."
    HT Tuyên Hóa dạy "Nơi nào có Kinh Hoa Nghiêm thì nơi đó có đức Phật."

  13. #13

    Mặc định
















    "Đừng cố sử dụng kiến thức Phật học để thành tín đồ; hãy sử dụng nó để bạn trở nên tốt hơn"

  14. #14

    Mặc định

    Ngài Địa Tạng ko chỉ riêng ngự ở Cửu Hoa Sơn, mà Ngài ngự ở tất cả mọi nơi. mình có thể niệm Nam Mô Đà lạt đạo tràng ...., Nam Mô Sài gòn đạo tràng..., Nam mô New York đạo tràng.... hay nói rộng ra hơn là NAM MÔ THƯỜNG TRỤ CHÚNG SANH ĐẠO TRÀNG... thì sẽ hay hơn rất nhiều.
    Cửu hoa sơn là một ngọn núi ở Trung Quốc, và người Trung Quốc cố gắng khiến cho tất cả Phật Tử theo Đại Thừa tin rằng đạo tràng của chư vị Bồ tát lớn đều tập trung ở đất nước ấy hết cả. và rất nhiều người tin theo... vì khi niệm âm chữ Hán thì thấy lạ và ngộ. Đánh trúng vào tâm mê của một vài vị, thích tin và học theo những gì mình không biết rõ. Điển hình là ở một số chùa ở Việt Nam, vẫn còn tồn tại tình trạng tụng Kinh điển bằng chữ Hán, mặc dù không hiểu.
    có lần, mình hỏi một vị Thầy trụ trì một ngôi chùa chuyên tụng kinh âm tiếng hán về lý do. Thầy bảo rằng: Phải tụng như vậy chư Phật mới hiểu được. mình thưa tiếp là : Bạch thầy, con được biết Đức Thích Ca là người Ấn Độ chứ ko phải người Hán...
    mong rằng một số nghi lễ và danh hiệu Phật, Bồ tát khi được hoằng pháp ở Việt Nam sẽ dần dần gột bỏ ý nghĩ lệ thuộc, và hướng về Trung Quốc nữa.
    kính xin quý Thầy, quý Sư cô tổ chức cầu siêu cho cụ bà Trần Thị Xuân hưởng dương 87t để thể hiện sự bác ái, từ bi vô lượng của Phật giáo

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •