Trích dẫn Nguyên văn bởi empathy Xem Bài Gởi
SMC kính mến,
Theo cách nghĩ riêng của empathy thì hạt giống nhân duyên với đao Phật của người đó đa trổ rồi. Nhiều người họ bi mac ket ở chỗ này cho nên nếu không giải quyết on thỏa ở noi tâm thì họ bi dằn vặt là phản lại niềm tin tôn giáo của họ. Nếu empathy nói người đo van giữ lại niềm tin tôn giáo của họ va van thực hành phương pháp của đao Phật thì vẫn ổn. Các bạn co đồng ý không?
Thay đổi một phương pháp tu tập để phu hợp với mình la một điều chính đang. Không phải riêng người đạo chúa mà bất cứ đạo nào cũng vậy. Trong quá trình tu tập theo pháp môn của mình, không co nghĩa là mình phản bác lại những giá trị niềm tin ma mình đã từng theo đuổi hay gia đình tổ tiên của mình đã theo.
Trong tôn giáo nào cũng vậy, cái điều tối ky nhất của một người đang tu tập là phê phan. Phê phan co rất là nhiêu hệ luy mà những người tu tập cần tránh. Mình co thể ca ngợi con đường của mình đi nhưng phải hết sức can than khi phê phán. Đức Phat suốt cuộc đời giáo hóa chúng sinh của Ngài chưa bao giờ phê phan ai. Nếu mình muốn tu tập để giải thoát mình và giúp chúng sinh khác thì không được phê phan vi làm như vậy mình sẽ gieo nghịch duyên với họ rồi. Duyên lành không gieo được thì làm sao mà độ được người ta đây. Cho nên đối với tất cả tôn giao khác hay pháp môn khác đều phải hết sức tôn trọng. Cho nên bồ tat Phổ Hien mới nguyện: " Nhất gia lễ kính Chư Phật". Tất cả chúng sinh đều là Phật trong tương lai. Lúc nào cũng phải kính can tôn trọng họ. Dù họ là ai hay đã làm gi cũng phải tôn trọng họ. Sau đó, " Nhị gia xưng tán Như Lai". Cho nên dù không quy y và xung tán thì cũng phải lễ kính.
Đức Phật, Bồ Tát có tha tâm thông biết chúng sinh đến khi nào đủ duyên để độ. Khi duyên tới, thi các Ngài nhất định tìm để độ cho chúng sinh. Còn như những người như chúng ta làm sao co nang lực để mà biết người đối diện chúng ta co đến duyên hay chưa. Muốn giúp người khác phải làm sao. Chỉ còn cách là phải làm trên lợi ích của họ. Tất cả phải vi lợi ích của người khác rồi mới suy ra mình cần làm gi thì mới là từ bi.
Empathy không bao giờ muốn hủy hoại cái niềm tin của người khác trừ khi cái đó làm hại họ hay người chung quanh. Còn cái niềm tin đó giúp họ phát triển tâm linh của họ giúp họ từ bi hơn trí tuệ hơn thì empathy đều ủng họ. Phải khen ngợi và ủng hộ tất cả những gi mà họ làm trước. Nhân duyên của họ thì mình phải tôn trọng. Mình không thể dập tắt niềm tin của họ rồi bắt họ phải theo cách mình tin. Làm như vậy là tạo nghịch duyen rồi.
Chung nào họ quan sát thực hành của mình, họ cảm thấy thích thú và muốn học theo mình thì lúc đó mình có duyên để giúp họ hiểu hơn.
Khi mà Empayhy đọc những câu chuyện hóa độ về Đức Phật ngày xưa, thì Empathy chưa bao giờ thấy Đức Phật quảng cáo nhiều khi ma chúng sinh chưa tin vào Ngài. Trong những câu chuyện đó, khi mà Ngài gặp họ, họ cảm thấy lòng từ bi và năng lượng an lành của Ngài toa ra xung quanh, họ liền đanh lễ muốn quy y. Không phải riêng gì Phật, mà Chúa cũng vậy. Tất cả các Ngài đều rất là thinh lặng trước khi hóa độ chúng sinh.
Thì một người muốn tu tập theo pháp của Đức Phật cũng vậy, chúng ta đừng nên dùng lời, mà phải tu tập làm sao để nang lượng của chúng ta cảm hóa được người đối diện. Còn như noi thì chỉ nên ca ngợi cái tốt đẹp mà thôi.
Thật là hoan hỷ.