kết quả từ 1 tới 9 trên 9

Ðề tài: Hỏi Thầy MINH THÔNG về Phật 3 mặt

  1. #1

    Mặc định Hỏi Thầy MINH THÔNG về Phật 3 mặt

    Chào Thầy
    Em thấy có 1 số chùa có những tượng Phật 3, 4 mặt.Những Bức tượng Phật này có xuất xứ như thế nào, ý nghĩa của mỗi mặt Phật biểu trưng cho điều gì?
    Rất mong Thầy chỉ dẫn.
    Kính Thầy
    LNC

  2. #2
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn
    Gia nhập
    Oct 2007
    Bài gởi
    241

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Le Ngọc Chi Xem Bài Gởi
    Chào Thầy
    Em thấy có 1 số chùa có những tượng Phật 3, 4 mặt.Những Bức tượng Phật này có xuất xứ như thế nào, ý nghĩa của mỗi mặt Phật biểu trưng cho điều gì?
    Rất mong Thầy chỉ dẫn.
    Kính Thầy
    LNC
    Thật ra trong hệ thống đại thừa hiển giáo không có tượng Phật nhiều mặt, bạn Ngọc Chí à! hệ thống tượng này phổ biến trong Mật tông Kim cang thừa, đặc biệt là các dòng tu của Tây Tạng. Về sau, mật giáo ngày càng phổ biến qua sự truyền pháp của các vị Lạt ma cộng với sự giao thoa tín ngưỡng ở các nước khu vực châu Á, ở các chùa Việt Nam của ta bắt đầu xuất hiện các tượng thờ nhiều mặt. Ban đầu là các tượng trong lục độ Quán Âm như: Quán Âm thập nhất diện, Mã đầu Quán Âm, Chuẩn Đề Quán Âm… sau đó là các vị Minh Vương, thậm chí có chùa còn sang tận Thái Lan thỉnh Tứ diện Phật (hình tướng Brahma) về thờ cho thêm phần linh ứng, phát đạt.
    Theo tôi, Phật không bao giờ hiện tướng nhiều mặt. Bởi lẽ, Phật là Thế Tôn - đấng toàn năng toàn giác, chỉ thị hiện thân tướng Phật để giáo hoá chúng sanh. Còn các hình nhiều mặt trong chùa, nếu có chăng là hoá thân của các vị Bồ tát. Vì muốn thể hiện tâm Đại bi của chư Phật mà hoá hiện độ sanh. Các gương mặt của chư Thiên, dù nhiều đầu nhưng hầu hết các đầu đều giống nhau, nhưng các gương mặt của bồ tát thì mỗi gương mặt là một hiện tướng: tươi cười – trang nghiêm - giận dữ - buồn bã. Vì sao như thế? Lý giải về ý nghĩa các gương mặt, có ý kiến cho rằng bồ tát thị hiện cho ba yếu tố BI – TRÍ – DŨNG. Còn tôi thì nghĩ khác, các khuôn mặt biểu hiện cho những cảm xúc nổi bật của con người cùng chung một thân biểu thị bồ tát là bậc giác ngộ vượt qua những cảm xúc và hoàn toàn làm chủ các cảm xúc của nội tâm. Rồi tuỳ thuận theo duyên của chúng sanh mà hiện tướng nào cho phù hợp với việc hoá độ.
    Hành giả tu tập khi bị nội chướng, có thể quán tưởng riêng một khuôn mặt của bồ tát. Ví dụ, khi trì tụng mà lòng hay sợ hãi vô căn cứ, hoặc hay động dục niệm, hành giả thường tập trung quán tưởng gương mặt phẫn nộ…
    Thật ra, hình tướng nhiều mặt nhiều tay ta thường thấy xuất hiện nhiều trong thần phả của Hinđu giáo. Cho nên, khi Phật giáo xuất hiện nhiều hình tượng nhiều mặt nhiều tay, đã có ý kiến cho rằng Phật giáo đã đồng hoá hình tướng của các vị thần Hindu vào hoá thân các vị bồ tát để thực hiện tốt hơn công cuộc hoằng dương đạo Phật. Ví dụ: Phật mẫu Chuẩn Đề trong mật tông rất giống với Maha Devi của Ấn giáo, Bất Động Minh Vương rất giống với Acala …
    Riêng ý kiến của tôi, việc tạo tác phổ biến các hiện tướng hoá thân nhiều mặt nhiều tay ở trong chùa là điều không nên phát triển.

  3. #3

    Mặc định

    Xin cám ơn Thầy đã chỉ dẫn
    Kính Thầy
    LNC

  4. #4
    Đai Trắng
    Gia nhập
    Oct 2007
    Nơi cư ngụ
    Mộ Cao Biền
    Bài gởi
    29

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Tamandieungo Xem Bài Gởi
    Riêng ý kiến của tôi, việc tạo tác phổ biến các hiện tướng hoá thân nhiều mặt nhiều tay ở trong chùa là điều không nên phát triển.
    Đồng ý với thầy về vấn đề này, việc chế tác các tượng Phật nhiều mặt hoặc các Ông Tổ nhiều mặt chỉ phù hợp với những người tu luyện, thờ vớ vẩn và chế tác đại trà sẽ có những hậu quả khôn lường.

  5. #5

    Mặc định

    thans..........
    Vũ Dũng Thành:big_hug:

  6. #6

    Mặc định

    mình thấy chùa BÁT NHÃ ở đường NƠ TRANG LONG BT, có thờ phật 4 mặt, mỗi 1 mặt quay về 1 hướng là cầu xin 1 điều khác nhau, sức khỏe, tài lộc, nhà cửa... nghe nói của 1 phật tử cúng dường, thỉnh từ thái lan về

  7. #7

    Mặc định

    Mạo muội xin góp vài lời nếu có sai sót xin bỏ qua giùm thanks,
    Phật 3 mặt hoặc 4 mặt hay là Quán Thế Âm nghìn tay ...... là những lúc chiến đấu với những thế lực bên cõi Tam Giới, nếu nói sai thì mong thầy Minh Thông bỏ qua và góp ý giùm thanks.

  8. #8

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi MINH THÔNG Xem Bài Gởi
    Thật ra trong hệ thống đại thừa hiển giáo không có tượng Phật nhiều mặt, bạn Ngọc Chí à! hệ thống tượng này phổ biến trong Mật tông Kim cang thừa, đặc biệt là các dòng tu của Tây Tạng. Về sau, mật giáo ngày càng phổ biến qua sự truyền pháp của các vị Lạt ma cộng với sự giao thoa tín ngưỡng ở các nước khu vực châu Á, ở các chùa Việt Nam của ta bắt đầu xuất hiện các tượng thờ nhiều mặt. Ban đầu là các tượng trong lục độ Quán Âm như: Quán Âm thập nhất diện, Mã đầu Quán Âm, Chuẩn Đề Quán Âm… sau đó là các vị Minh Vương, thậm chí có chùa còn sang tận Thái Lan thỉnh Tứ diện Phật (hình tướng Brahma) về thờ cho thêm phần linh ứng, phát đạt.
    Theo tôi, Phật không bao giờ hiện tướng nhiều mặt. Bởi lẽ, Phật là Thế Tôn - đấng toàn năng toàn giác, chỉ thị hiện thân tướng Phật để giáo hoá chúng sanh. Còn các hình nhiều mặt trong chùa, nếu có chăng là hoá thân của các vị Bồ tát. Vì muốn thể hiện tâm Đại bi của chư Phật mà hoá hiện độ sanh. Các gương mặt của chư Thiên, dù nhiều đầu nhưng hầu hết các đầu đều giống nhau, nhưng các gương mặt của bồ tát thì mỗi gương mặt là một hiện tướng: tươi cười – trang nghiêm - giận dữ - buồn bã. Vì sao như thế? Lý giải về ý nghĩa các gương mặt, có ý kiến cho rằng bồ tát thị hiện cho ba yếu tố BI – TRÍ – DŨNG. Còn tôi thì nghĩ khác, các khuôn mặt biểu hiện cho những cảm xúc nổi bật của con người cùng chung một thân biểu thị bồ tát là bậc giác ngộ vượt qua những cảm xúc và hoàn toàn làm chủ các cảm xúc của nội tâm. Rồi tuỳ thuận theo duyên của chúng sanh mà hiện tướng nào cho phù hợp với việc hoá độ.
    Hành giả tu tập khi bị nội chướng, có thể quán tưởng riêng một khuôn mặt của bồ tát. Ví dụ, khi trì tụng mà lòng hay sợ hãi vô căn cứ, hoặc hay động dục niệm, hành giả thường tập trung quán tưởng gương mặt phẫn nộ…
    Thật ra, hình tướng nhiều mặt nhiều tay ta thường thấy xuất hiện nhiều trong thần phả của Hinđu giáo. Cho nên, khi Phật giáo xuất hiện nhiều hình tượng nhiều mặt nhiều tay, đã có ý kiến cho rằng Phật giáo đã đồng hoá hình tướng của các vị thần Hindu vào hoá thân các vị bồ tát để thực hiện tốt hơn công cuộc hoằng dương đạo Phật. Ví dụ: Phật mẫu Chuẩn Đề trong mật tông rất giống với Maha Devi của Ấn giáo, Bất Động Minh Vương rất giống với Acala …
    Riêng ý kiến của tôi, việc tạo tác phổ biến các hiện tướng hoá thân nhiều mặt nhiều tay ở trong chùa là điều không nên phát triển.
    Những vị vị thần hinđu giáo với những hình tướng hóa thân, mà đả có những ý kiến cho rằng PHẬT GIÁO đả đồng hóa thật đáng buồn

  9. #9

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi vohuu_vothuc Xem Bài Gởi
    Mạo muội xin góp vài lời nếu có sai sót xin bỏ qua giùm thanks,
    Phật 3 mặt hoặc 4 mặt hay là Quán Thế Âm nghìn tay ...... là những lúc chiến đấu với những thế lực bên cõi Tam Giới, nếu nói sai thì mong thầy Minh Thông bỏ qua và góp ý giùm thanks.
    TAM GIỚI = NGŨ HÀNH THƯỢNG GIỚI
    NGŨ HÀNH TRUNG GIỚI
    NGŨ HÀNH HẠ GIỚI
    CUỘC CHIẾN PHẢI LÀ KHÔNG TẦM THƯỜNG

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Lục Nhâm Đại Độn - Khổng Minh Gia Cát Quân Sư
    By chu cuoi in forum Dịch học ( Dịch số, Thái Ất, Kỳ Môn Ðộn Giáp, Hoa Mai, Bát tự hà lạc,…)
    Trả lời: 30
    Bài mới gởi: 05-03-2011, 11:04 PM
  2. Minh Giáo
    By Bin571 in forum Đạo Học - Học Đạo
    Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 15-09-2009, 02:55 PM
  3. Thế Tôn Chứng Ngộ Tam MInh
    By sutu in forum Đạo Phật
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 13-08-2008, 09:33 AM
  4. Minh chú Phụ Âm
    By laduykhanh in forum Mật Tông
    Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 25-03-2008, 06:13 AM
  5. Tín Tâm Minh
    By NHDV in forum Đạo Phật
    Trả lời: 22
    Bài mới gởi: 07-03-2008, 04:27 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •