kết quả từ 1 tới 6 trên 6

Ðề tài: Hỏi về phước báu của chúng sanh

  1. #1

    Mặc định Hỏi về phước báu của chúng sanh

    Xin chào các bạn đồng tu,

    Mình đã có thắc mắc từ khá lâu, nay rảnh nhớ lại thì mới mạo muội thưa hỏi, xin mọi người chia sẻ tri kiến và góc nhìn Phật pháp của mình về vấn đề phước báu của chúng sanh.
    Thực ra, các câu hỏi này nảy ra lúc mình đang khó khăn về tiền bạc. Bản thân mình là Phật tử nhưng cũng thật đáng hổ thẹn là chưa làm thể tròn 2 chữ Phật tử, vẫn bị cơm áo gạo tiền rồi những dự định và vấn đề phát sinh bất chợt làm khó về kinh tế cho nên mình vẫn còn bị tham, sân, si bủa vây không dứt, và vẫn chưa thể nào làm vấn đề Hộ pháp, là điều mà mình nghĩ bất kỳ Phật tử nào cũng nên làm.
    Chính vì thế cho nên mình đã từng thắc mắc các vấn đề về phước báu của mình như dưới đây:
    1. Phước báu có thể được xem như một ngân hàng vô hình. Thế thì lúc cần, mình có thể mang ra xài được không? Như lúc mình gặp khó khăn về tài chính hoặc cần tiền gấp để làm các việc cần kíp.
    2. Làm thế nào để biết phước báu mình nhiều hay ít?
    3. Mình đã từng nghe ở đâu đó rằng phước báu con người thụ hưởng từ lúc sanh ra đến lúc 40, 50 tuổi là của kiếp trước. Sau giai đoạn này là bắt đầu hưởng của kiếp này, điều đó có đúng không?
    4. Làm sao để biết mình đang bị tổn phước?

    Mình không rõ có bản kinh nào của đức Phật nói về vấn đề này hay không, nếu có thì tốt quá.

  2. #2

    Mặc định

    1. Không phải là chỉ là vô hình mà còn là hữu hình nữa. Hết thảy những thứ quý vị có điều là phước báu. Lúc cần mang ra xài? Lúc nào quý vị chẳng dùng đến phước báu. Ăn, uống, ngủ, nghỉ hay đơn giản là hít thở. Vấn đề là phước báu cũng có tính "thanh khoản" như tài sản. Quý vị nào học chuyên ngành kinh tế thì rành quá rồi. Có loại phước báu như "tiền mặt" cứ lấy ra là xài được. Có loại phước báu như "vàng" hay "bất động sản" phải quy đổi mới xài được (phải đủ nhân duyên mới sài được).
    2. Xem quả đời này để biết nhân đời trước, xem nhân đời này để biết quả đời sau.
    3. Không.
    4. Tổn phước có nhiều loại, loại thông dụng nhất, ví dụ như tiền mặt trên người hết nhưng trong thẻ ATM còn tiền, tiết ở chổ là cúp điện nên không rút được tiền. Loại này không phải là tổn phước mà chẳng qua phước báu chưa đủ nhân duyên để thành quả. Nếu quý vị thật sự tổn phước, hết phước thì "cái chết" hay nghiêm trọng hơn là "đọa lạc" sẽ diễn ra. Nhưng thường thì hiếm lắm, tại vì phước báu cũng có thời hạn sử dụng. Ví dụ như quý vị đã chi 2 tỷ mua một cái nhà, thời hạn của cái nhà đó là 50 năm, như vậy cho dù quý vị không còn đồng xu dính túi nhưng cái nhà đó vẫn còn. Cho dù quý vị muốn bán cái nhà đó lấy tiền cũng không thể bán ngay được. Cho nên cái nhà đó vẫn tồn tại thêm 1 thời gian. Tại vì cũng hiếm có trường hợp nào hết phước, âm phước, hiếm lắm. Tại vì những công việc hằng ngày cũng có phước, chỉ những trường hợp tạo quá nhiều ác nghiệp mới "tiêu" thôi.
    Cư trần lạc đạo

  3. #3

    Mặc định

    Chào bạn,

    Một người nghèo - ít phước - mà dính vô cờ bạc đá banh thì kết quả là con số không hoặc số âm về tài sản
    Một người giàu - nhiều phước - mà dính vô cờ bạc đá banh thì kết quả là con số không hoặc số âm về tài sản

    Một người có gia đình bình thường - ít phước - mà có thói trăng hoa thì gia đình không hạnh phúc có khi tan vỡ
    Một người có gia đình tốt vợ đẹp con ngoan - nhiều phước - mà có thói trăng hoa thì gia đình không hạnh phúc có khi tan vỡ

    Một người ít tài - ít phước - ăn chơi rượu chè sa đoạ thì thất bại
    Một người có tài - nhiều phước - ăn chơi rượu chè sa đoạ thì cũng thất bại

    V.v

    Ít phước mà không tổn phước thì còn
    Nhiều phước mà tổn phước thì không biết nhiêu cho đủ

    Khi đang tạo nghiệp tổn phước thì có rất it người nhận ra để dừng lại , chỉ nhận ra khi còn là số không , đôi khi vẫn còn chưa nhận ra

    Phước nhiều hay ít thì chúng ta không biết được , nhưng chúng ta có thể ý thức được chúng ta có đang làm tổn phước hay đang làm tăng phước thông qua lời dạy của Phật

    Không làm ác , ngũ giới : không sát sanh , không trộm cắp, không tà dâm , không nói dối , không uống rượu . Sẽ tăng đức
    Làm thiện : tuỳ hỷ thôi , cái nào làm lợi cho chúng sanh thì làm. Sẽ tăng phước
    Phước và đức nên vẹn toàn

    Không làm các việc ác
    Làm các việc lành
    Giữ tâm ý trong sạch
    Là lời chư Phật dạy

  4. #4
    Đai Đen
    Gia nhập
    Feb 2014
    Nơi cư ngụ
    Thanh Xuân, Hà Nội
    Bài gởi
    689

    Mặc định

    Theo mình phước hay đức là cách nói về những đức tính và thói quen tốt của con người. Và mình cũng chỉ cần quan tâm đến những dấu hiệu của đức tính và thói quen này mà thôi, vì nó gần gũi, thiết thực.
    Hãy đặt cương vị mình vào người sếp đang quản lý mình. Nếu bạn nhìn thấy nhân viên của mình chịu khó trong công việc được giao (dù thông minh vừa phải đi chăng nữa) họ cũng sẽ muốn giúp và nâng đỡ nhân viên đó. Đức tính chịu khó đó chính là tạo phước cho người đó. Còn phước cao hơn là sự thông minh, kiếm được nhiều mối hàng cho cty nhưng phải trung thành thì người đó sẽ được đề đạt lên cao hơn hoặc giao trọng trách cho các dự án lớn. Để có được điều đó thì phải kiên trì từ lúc đi học (nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, đến việc học giỏi 1 nghề và theo đuổi đến cùng nghề đó).
    Hành trình đó khá dài và gian khổ.
    Hiện trạng bây giờ, việc ít hơn so với con người, nên người sếp có quyền lựa chọn và tuyển mới. Nên chỉ thực lực mới cạnh tranh được với những người xung quanh mà thôi.
    Đó là góc nhìn bình dân nhất của mình về phước và đức.
    Sám hối, tạ ơn trước khi ngủ và sau khi thức dậy !
    Lạy Phật giúp tăng trưởng Phước !
    Thương yêu cả với kẻ thù !
    Thực dưỡng Ohsawa !

  5. #5
    Nhị Đẳng Avatar của smc
    Gia nhập
    May 2012
    Nơi cư ngụ
    Tân Phú - Tp.Hồ Chí Minh
    Bài gởi
    2,223

    Mặc định

    Để trả lời các nghi vấn của ĐH @Giga, trước tiên chúng ta nên chấp nhận rằng: phước báu chính là quả của thiện nghiệp. Đúng không ạ? Nếu chấp nhận điều ấy, thì chúng ta chỉ cần bàn đến chữ Nghiệp. Vì dùng từ "phước báu" nghe nó mơ hồ và không rõ nghĩa lắm. Và khi chúng ta hành thiện nghiệp với Thân-Khẩu-Ý thì thiện quả (phước báu) sanh khởi, ngược lại, khi hành bất thiện nghiệp với Thân-Khẩu-Ý thì ác quả (tổn phước) sanh khởi. (Phước báu là Quả, nhân do hành thiện nghiệp <=> Nhân quả)

    Nói về Nghiệp thì hình như SMC cũng đã có một bài viết về vấn đề này rồi. Mong các ĐH tham khảo lại tại đây.

    ===> Mọi sự đau khổ sầu bi khổ ưu não đều do vô minh (không tuệ tri thiện và bất thiện - không tuệ tri quả báo của thiện và bất thiện) mà ra...vô minh che đậy tham ái trói buộc, các ác và bất thiện pháp sanh khởi, khổ đau sanh khởi cho mình cho người cho muôn loài.

    Và sau đây là lời dạy của Đức Bổn Sư khi ai đó cho rằng ""Phàm có cảm giác gì về con người này lãnh thọ lạc, khổ hay không khổ, không lạc, tất cả đều do nhân nghiệp quá khứ?".

    "- Ở đây, này các Tỷ-kheo, đối với các vị Sa-môn, Bà-la-môn, thuyết như sau, chấp kiến như sau: "Phàm có cảm giác gì về con người này lãnh thọ lạc, khổ hay không khổ, không lạc, tất cả đều do nhân nghiệp quá khứ". Ðối với các vị ấy, Ta đến và nói: "Chư Tôn giả, có thật chăng, Chư Tôn giả có thuyết như sau, chấp kiến như sau: "Phàm có cảm giác gì về con người này lãnh thọ lạc, khổ hay không khổ, không lạc, tất cả đều do nhân nghiệp quá khứ?".

    Ðược Ta hỏi vậy, họ trả lời: "Thưa phải, có như vậy".

    Ta nói với họ như sau: "Như vậy, thời theo các Tôn giả, do nhân nghiệp quá khứ, sẽ trở thành người sát sanh; do nhân nghiệp quá khứ, sẽ trở thành người lấy của không cho; do nhân nghiệp quá khứ, sẽ trở thành người không Phạm hạnh; do nhân nghiệp quá khứ, sẽ trở thành người nói láo; do nhân nghiệp quá khứ, sẽ trở thành người nói hai lưỡi; do nhân nghiệp quá khứ, sẽ trở thành người ác khẩu; do nhân nghiệp quá khứ, sẽ trở thành người nói lời phù phiếm; do nhân nghiệp quá khứ, sẽ trở thành người tham lam; do nhân nghiệp quá khứ, sẽ trở thành người tâm sân; do nhân nghiệp quá khứ, sẽ trở thành người theo tà kiến". Nhưng này các Tỷ-kheo, với những ai trở lại dựa vào nghiệp quá khứ là do kiên thực, với những người ấy sẽ không có ước muốn, không có tinh tấn, không có "Ðây là việc phải làm", hay "Ðây là việc không nên làm". Như vậy, sự cần thiết cần phải làm hay không cần phải làm không được tìm thấy là chân thực, là đáng tin cậy, thời danh từ Sa-môn không thể áp dụng đúng pháp cho các Ông được, vì các Ông sống thất niệm và với các căn không hộ trì.

    Như vậy, này các Tỷ-kheo, đây là sự chỉ trích đúng pháp thứ nhất của ta đối với các vị Sa-môn, Bà-la-môn có thuyết như vậy, có chấp kiến như vậy."


    *** Nói ngoài lề:


    Đức Phật cũng từng nhắc rằng, đối với phàm phu có 4 điều bất khả tư nghì, không thể thấu rõ, nói rõ. Đó là: 1-Cảnh giới thiền định 2-Cảnh giới chư Phật 3-Sự hình thành thế giới 4-Đường đi của Nghiệp và Nhân Quả.

    Thế nên việc tầm cầu "ta còn phước hay hết phước, ta có phước bao nhiêu, làm sao để biết ta còn phước hay hết phước...." là vô ích, không đưa đến lợi lạc. Mà một nỗ lực cần phải biết, đó là: cần phải biết nghiệp, cần phải biết duyên khởi các nghiệp, cần phải biết các nghiệp sai biệt, cần phải biết các nghiệp dị thục, cần phải biết các nghiệp đoạn diệt, cần phải biết con đường đưa đến nghiệp đoạn diệt.
    Last edited by smc; 07-12-2017 at 11:40 AM.

  6. #6

    Mặc định

    A Di Đà Phật . Nếu bạn đã hỏi thì mình xin chia sẽ video này .
    Nguyện Đem Công Đức Này
    Hướng Về Khắp Tất Cả
    Đệ Tử Và Chúng Sanh
    Đều Trọn Thành Phật Đạo
    Nam Mô A Di Đà Phật

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 29-08-2015, 08:10 PM
  2. Hình ảnh vãng sanh lưu xá lợi
    By hoasenhoasanh in forum Tịnh Độ Tông
    Trả lời: 68
    Bài mới gởi: 07-09-2013, 08:55 PM
  3. Có được vãng sanh không ?
    By vodanhtb in forum Đạo Phật
    Trả lời: 7
    Bài mới gởi: 03-01-2012, 07:33 PM
  4. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 26-12-2011, 06:40 PM
  5. Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 09-04-2010, 09:50 AM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •