Cuộc sống dâm loạn khó tin của Từ Hy Thái Hậu

Cập nhật lúc: 19:19 07/07/2016


Chuyện về Từ Hy Thái Hậu có khá nhiều trong lịch sử, ngoài hình ảnh lạnh lùng, độc ác, những thú vui tình ái của bà cũng khá kỳ lạ.


Về cuộc sống tình dục ở hậu cung của Từ Hy Thái Hậu, dã sử lưu truyền nhiều chuyện khác nhau. Tổng thể tức là Từ Hy Thái Hậu bê tha, dâm loạn khắp hậu cung. Tuy nhiên, nhìn từ góc độ là một người bình thường, Từ Hy Thái Hậu...


Chuyện về Từ Hy Thái Hậu có khá nhiều trong lịch sử, ngoài hình ảnh tiêu biểu lạnh lùng, độc ác, chuyện về những thú vui tình ái của bà cũng khá kỳ lạ.
Nhiều nhà sử học cho rằng Từ Hy Thái Hậu là kẻ bán nước, mưu mô xảo quyệt, độc ác, lạnh lùng và là một bạo chúa, người phải chịu trách nhiệm cho sự sụp đổ của nhà Thanh.

Tuy nhiên, Từ Hy Thái Hậu là một phụ nữ, bà cũng có một số mặt mà không phải ai cũng biết, cũng có cảm xúc vui, buồn, yêu, ghét, giống như một người bình thường.

Từ Hy Thái Hậu.
Là một Thái Hậu, 26 tuổi đã góa bụa, chưa đến 30 tuổi đã nắm quyền lực cao nhất cho đến lúc chết. Trong suốt gần hơn một thế kỷ này, chính sử Trung Quốc chỉ ghi chép được một mặt của Từ Hy Thái Hậu, cuộc sống riêng tư, hoạt động tình cảm lại không có một chút ghi chép nào, thế hệ sau chỉ có thể biết về cuộc sống riêng tư của Từ Hy Thái Hậu thông qua dã sử.


Về cuộc sống tình dục ở hậu cung của Từ Hy Thái Hậu, dã sử lưu truyền nhiều chuyện khác nhau. Tổng thể tức là Từ Hy Thái Hậu bê tha, dâm loạn khắp hậu cung.

Tuy nhiên, nhìn từ góc độ là một người bình thường, Từ Hy Thái Hậu có những chuyện phong lưu như thế này không phải là một chuyện kỳ lạ gì. Từ một phụ nữ xinh đẹp, trẻ trung, mới 26 tuổi đã bắt đầu góa bụa, nếu nói không có dấu hiệu nào về ngoại tình thì rất khó tin. Danh sách các chàng trai được Từ Hy Thái Hậu bao bọc, có rất nhiều người nổi tiếng.

Trước khi vào cung Từ Hy Thái Hậu đã có mối quan hệ qua lại với Thân Vương Cung Dịch, khi cô vừa vào cung làm phi tần đã gian dâm với Thân Vương, cô thường lợi dụng lúc mọi người không chú ý lẻn trốn chạy đến bên Thân Vương để thỏa mãn hoan lạc, thậm chí có người hoài nghi Hoàng Đế Đồng Trị vốn không phải là con đẻ của Hàm Phong, mà là con riêng của Từ Hy Thái Hậu với Thân Vương.

Sau khi Từ Hy Thái Hậu củng cố quyền lực lớn nhất lại chuyên tâm yêu chiều Vinh Lộc, theo lưu truyền Vinh Lộc là người tình đầu tiên của Từ Hy Thái Hậu, khi Từ Hy còn trẻ, Vinh Lộc đã từng cứu bà thoát khỏi nạn bị cưỡng hiếp, sau đó bèn giữ mối quan hệ yêu đương, thường xuyên qua lại với nhau.

Vinh Lộc được sự trọng dụng của Từ Hy đến mức được Thái Hậu cho tham gia xác định người kế thừa ngai vàng (tức Hoàng đế Quang Phổ). Trong cuộc chính biến lật đổ ngai vàng của nhóm đảo chính, Vinh Lộc đã hợp lực cùng Từ Hy Thái Hậu dẹp bỏ phong trào đảo chính. Khi liên quân 8 nước xâm lược lại theo Từ Hy chạy trốn đến Tây An và trở thành một triều thần không thể tách rời với Thái Hậu.

Cũng theo lưu truyền, Từ Hy Thái Hậu cũng tư thông với thái giám An Đức Hải, Lý Liên Anh, do thái giám không có khả năng sinh sản, vì vậy Từ Hy quan hệ với họ phần nhiều là một dạng kích thích và an ủi trên tâm lý. Thái giám Lý Liên Anh rất biết cách đáp ứng Từ Hy Thái Hậu về mặt này, vì vậy nhận được nhiều sự yêu chiều của bà, mặc dù sự yêu chiều này kèm theo một khuynh hướng tâm lý biến thái.

Văn Đình Thức thời nhà Thanh đã từng nhắc đến một câu chuyện như thế này trong “Vấn Trần Ngẫu Ký”, trong mùa xuân năm Quang Tự thứ 8, xưởng Lưu Ly nổi tiếng ở Bắc Kinh có một người buôn đồ cổ họ Bạch, người này đẹp mã, phong lưu, khéo léo, sau khi được Lý Liên Anh giới thiệu vào cung, người này đã được Từ Hy Thái Hậu sủng ái, triệu anh ta vào cung ở suốt 1 tháng sau mới được thả ra.

Không lâu sau, Thái Hậu mang thai, Thái Hậu Từ An sau khi biết chuyện bèn nổi trận lôi đình, muốn lấy lý do này phế danh nghĩa Hoàng Đế của Từ Hy Thái Hậu. Đại thần khuyên can tốt nhất không nên làm vì lo lắng Thái Hậu Từ An không giữ được mạng sống, tuy nhiên Từ An Thái Hậu không nghe, kết quả bị chết đột ngột ngay tối hôm đó.

Dân gian cũng lan truyền rằng Từ Hy Thái Hậu rất thích ăn món súp ở nhà hàng Kim Hoa, mỗi ngày đều cử người đi mua. Thái giám Lý Liên Anh rất thân thuộc với một người họ Sử trong nhà hàng này và thường xuyên đưa anh ta vào cung chơi đùa.



Những tin đồn này đa phần không được ghi chép trong chính sử, vì vậy không thể nào kiểm chứng được trong thực tế. Tuy nhiên vẫn có câu “không có lửa làm sao có khói”, miệng lưỡi của dân gian tương truyền thường thường có hình bóng của sự thật.

Từ Hy Thái Hậu (1835 - 1908) xuất thân từ Mãn quân Tương Lam kỳ. Năm Hàm Phong (1851) nhập cung với thân phận phi tần, 6 năm sau sinh ra Tái Thuần (Hoàng đế Đồng Trị) và được phong là Quý Phi, đây cũng là địa vị cao nhất đến khi Hàm Phong Đế qua đời. Đồng Trị đế đăng cơ, bà được tấn phong Thánh mẫu Hoàng Thái Hậu, nhập vào Mãn quân Tương Hoàng kỳ (một trong 8 kỳ của nhà Thanh).

Vào năm 1861, Thái Hậu mưu cùng Cung Thân vương Dịch Hân phế trừ quyền lực của Cố mệnh bát đại thần.

Sau sự kiện này, bà được gọi là Tây Thái Hậu, còn Mẫu hậu Hoàng thái hậu Nữu Hỗ Lộc thị được gọi là Đông Thái Hậu, chính thức buông rèm nhiếp chính (nắm quyền lực xử lý mọi việc trong triều chính nhưng không ra mặt trực tiếp mà ngồi sau rèm).

Năm 1874, Đồng Trị đế băng hà, không có con kế vị, Tây Thái Hậu lập con của Thuần Thân vương Dịch Hoàn là Tái Điềm kế vị, tức Thanh Đức Tông Quang Tự đế (dã sử ghi chép đây là con riêng của Từ Hy Thái Hậu và chàng trai họ Sử). Tây Thái Hậu và Đông Thái Hậu tiếp tục nắm chính sự.

Năm 1898, Quang Tự Đế vận động Mậu Tuất biến pháp, đối với Từ Hy Thái Hậu mâu thuẫn gay gắt, thậm chí còn cùng với Khang Hữu Vi bí mật âm mưu ám sát Thái Hậu.

Âm mưu thất bại, Quang Tự bị giam lỏng trong cung còn Thái Hậu tiếp tục là nhà lãnh đạo tối cao. Năm Quang Tự 21, Quang Tự chết, sau đó một ngày Từ Hy Thái Hậu cũng chết và được chôn ở Lăng Đông.