Đọc toàn bộ cuốn sách tại đây:

http://www.dunglac.org/index.php?m=m...=detail&ib=638

Để tránh tranh cãi vô bổ, bạn nào thắc mắc gì thì nên trích đoạn cuốn sách và hỏi, không đi lan man sang các chuyện khác.

Chương VIII: THIÊN CHÚA CỦA CÁC NHÀ KHOA HỌC – GA-LI-LÊ, DARWIN, EINSTEIN VÀ SỰ THẬT



Tôn giáo và khoa học, Thiên Chúa và lí trí, những thứ này xem ra hoàn toàn đối nghịch nhau. Cuộc đấu tranh giữa hai thế giới đó chẳng phải là một cuộc chiến thông thường, nhưng mang tính một mất một còn. Tôn giáo chẳng còn là tôn giáo nữa, khi nó trở thành khoa học tôn giáo. Và khoa học, khi đã được biến thành tôn giáo, thì chỉ còn là lang băm. Thiên Chúa không còn là Thiên Chúa nữa, khi Người được sắp ngang hàng với lí trí, và đó là lúc khởi đầu thế giới tinh thần của Hegel. Và khi lí trí được nâng lên hàng Thiên Chúa, như cách mạng Pháp ngày 10.11.1793 đã rước một cô gái điếm lên bàn thờ nhà thờ đức Bà Paris để thay thế Thiên Chúa, thì đó là điểm kết thúc lố bịch của lí trí.

Xung đột giữa khoa học và tôn giáo, như vậy, không xuất phát từ những ngẫu nhiên lịch sử nào đó. Nhưng đó là điều không thể tránh được, kể từ khi khoa học ra đời. Các tôn giáo thiên nhiên, các tôn giáo bộ lạc, và cả những tín ngưỡng thần linh cổ xưa đều xem toàn bộ thế giới chìm ngập trong thần thoại, nó hoàn toàn bị chi phối bởi các thần linh bất an hay các quyền lực linh thiêng. Và tôn giáo, với một phương pháp phục tùng nào đó, là phương tiện cần có để trấn an những quyền lực kia. Trong khi đó, thái độ của khoa học lại hoàn toàn khác: Khoa học coi thế giới và thiên nhiên như là đối vật để quan sát phân tích, chúng là những đối tượng có thể hiểu và dự đoán được bằng lí trí, và có thể kiểm soát được.

Con người thời thần thoại đã không thể tưởng tượng được điều này. Những biến cố thiên nhiên xẩy ra được họ xem như là một thứ nổi loạn, một thứ xúc phạm đến thần thánh, một thứ khiêu khích táo bạo của chính thần linh. Trí nhớ uyên nguyên của các dân tộc có ghi lại nhiều câu chuyện hình phạt có thể có cho những sai phạm trên. Daidalos, Prometheus, Sisyphos, đó là một vài tên tuổi minh hoạ cho những kẻ phản kháng phải kết thúc cuộc đời trong vô vọng thảm thương. Trong cuốn Joseph und seine Brüder (Giu-se và các anh em của ông) Thomas Mann đã mô tả rất rõ liên hệ gắn bó giữa con người thần thoại với một thế giới xuyên suốt bởi các quyền lực đáng sợ kia.

1. KI-TÔ GIÁO TẠO RA KHOA HỌCC
Trên căn bản, có hai cách để tránh nỗi sợ thần thoại, nỗi sợ đã làm tê liệt sự phát triển của mọi thứ, trong đó có khoa học. Hoặc là người ta cố gắng không thèm đếm xỉa gì tới thế giới thần linh nữa, hoặc là nhân danh chính tôn giáo „cho phép“ tìm hiểu và dùng kĩ thuật tác động lên thế giới.

Phương cách thứ nhất ta thấy được áp dụng bởi các „nhà khoa học“ và các triết gia hi-lạp trước thời Sokrates. Họ chẳng quan tâm gì tới các thần linh nữa, và vì thế họ bị người đương thời nghi ngờ là theo chủ nghĩa vô thần. Nhờ gạt được những yếu tố thần thoại ra khỏi thế giới, họ đã có thể đứng xa quan sát thiên nhiên và thế giới, khám phá ra những định luật, và đã có thể giải thích một cách tương đối hợp lí vạn vật chung quanh. Nhờ vậy mà thuyết bốn nguyên tố, chẳng hạn, đã hình thành, thuyết này coi thế giới được tạo thành từ bốn thành phần: lửa, nước, khí và đất; cũng như thuyết bốn tâm tính của con người: nóng nẩy, điềm tĩnh, u sầu và lãnh đạm. Các nỗ lực từ thế kỉ thứ 7 đến thứ 5 trước công nguyên là bước đầu dùng lí trí thay vì thần thoại để giải thích thế giới. Các lối giải thích trên chưa đề cập gì tới những thần linh hay tới một Thiên Chúa, mà người ta lúc đó chưa nghe biết gì cả.

Những nhà khoa học làm triết học sớm sủa lúc đó, như vậy, đã không quan tâm gì tới lòng tin tôn giáo của con người đương thời. Nhưng họ vẫn được quý trọng, là vì một số tiên đoán của họ đã hiện thực, chẳng hạn như tiên đoán của Thales ở Milet về nhật thực vào đúng ngày 28 tháng 5 năm 585 trước công nguyên. Có lẽ đó là cú truyền thông nổi tiếng đầu tiên của ngành khoa học tự nhiên. Đùng một cái, danh Thales nổi như cồn, và cũng nhờ đó mà công việc của ông và của các đồng nghiệp triết gia của ông được người ta chú í.

Nhưng đấy vẫn chỉ là những khám phá hoặc phát minh đơn lẻ. Còn lâu mới hình thành một thứ khoa học nghiên cứu có hệ thống. Một vài tia chớp chưa đủ để làm ra một „Thế kỉ ánh sáng“, như chính những nhà khai sáng về sau thích gọi giai đoạn của mình. Như vậy, ở thời điểm đó, chưa thể có trận chiến giữa khoa học và tôn giáo, đơn giản là vì lúc đó chỉ có „tôn giáo“, chứ chưa có „khoa học“. Lúc đó chỉ mới có một vài nhà nghiên cứu đơn lẻ, và họ cố tránh những đụng chạm có thể có. Thiên Chúa của những nhà khoa học này lúc đó chỉ là một cái bóng, một điểm trống hay là một câu hỏi mở.

Về sau, ta thấy dân Rô-ma đặc biệt nổi tiếng về lãnh vực kĩ thuật. Vào năm 37 trước công nguyên, hoàng đế Caligula đã đóng được con tàu đặc biệt, để chở trụ đá bốn cạnh to tướng hiện đang được dựng giữa công trường thánh Phê-rô ở Rô-ma, từ thành phố Alexandria ở Ai-cập về đồi Vatican, cách đó 3000 cây số trong một thời gian tương đối ngắn. 1500 năm sau đó, chỉ để xê khối đá đó di thêm 400 mét, người ta đã phải mất tới bốn tháng rưỡi. Ngày nay, chẳng ai hiểu được khả năng kĩ thuật thần tình của dân Rô-ma thời đó. Nhưng bảo rằng dân Rô-ma đã có một nền khoa học có hệ thống, thì cũng không đúng. Tình trạng bên Trung-hoa, Ấn-độ và nơi các nền văn hóa cao khác cũng thế. Thỉnh thoảng các dân tộc này khám phá ra được những phát kiến lớn, nhưng bảo là họ đã có hay đã áp dụng một nền khoa học có hệ thống, thì không đúng.

Thuốc súng là một thí dụ hay. Trung-quốc đã „tìm ra“ thuốc này, nhưng họ chỉ biết dùng làm pháo nổ cho vui. Chỉ khi thuốc rơi vào tay người tây phương thời Mới, người ta mới nghĩ một cách có hệ thống, là „có thể làm gì được gì khi sở hữu được nó“ (Thomas Hobbes). Nhờ đó thuốc pháo của Trung-quốc được chế thành thuốc súng. Thành tố cấu tạo không đổi, nhưng mục tiêu đã khác: Không còn nổ cho vui nữa, mà là để giết người. Phát kiến này đã tạo ra một cuộc cách mạng về thuật chiến tranh ở Âu châu, đã ít nhiều đóng góp vào sự kết thúc chế độ hiệp sĩ với giáo mác và thuẫn đỡ, và ngoài ra về sau còn làm thay đổi kĩ thuật xây dựng thành phố với thành quách kiên vững.

Cả sự phát triển đó dĩ nhiên cũng chưa thể coi là khởi đầu của nền khoa học thời Mới. Tuy nhiên, những khám phá kiến thức và áp dụng kĩ thuật dọc dài trong lịch sử đã dần dà giúp người Âu châu biết tác động lên thế giới một cách có hệ thống và thực dụng, và đó là tiến trình từ từ dẫn tới một nền khoa học như ta hiểu ngày nay. Nhưng tại sao nền khoa học đó lại chỉ xuất hiện ở Âu châu mà thôi? Max Weber, vô tôn giáo, cha đẻ của ngành xã hội học hiện đại, cho rằng, tâm thức độc lập và hướng về thực dụng của người Âu trong việc ứng xử với thiên nhiên được hình thành bởi một nguyên do rõ ràng: tôn giáo. Ki-tô giáo là tôn giáo đã mở ra khả năng thứ hai mà ta đã nói trên về việc hình thành khoa học. Đây là tôn giáo đầu tiên „cho phép“ và hỗ trợ cho việc tìm hiểu thế giới và tác động trên nó bằng kĩ thuật.

Thiên Chúa của Kinh Thánh Cựu Ước khác hẳn với thần thoại của các dân tộc; vị này không phải là kẻ ngồi đó nhồi nặn một mớ nguyên chất đã sẵn có trước, nhưng chính Người là kẻ đã tác tạo nên thế giới từ hư không. Quan điểm này đã dẫn tới những hệ quả quan trọng. Thiên Chúa này không đồng nhất với thế giới và thiên nhiên, như các tín đồ phiếm thần quan niệm. Mà Người là một đấng hoàn toàn khác, Người vượt hẳn trên thế giới. „Trời của các tầng trời không thấu được Người“ (1 Sách Các Vua 8, 17). Lần đầu tiên, như vậy, thế giới bị lột hết nét thần thánh, nó trở thành thuần trần tục. Thế giới chẳng còn quyền hạn gì, mọi quyền hạn đều nằm duy nhất nơi vị tạo dựng nên nó, và vị này luôn hiện diện bên nó. Và vị này đã nói với con người đang run sợ trước cường lực thiên nhiên một lời thật khó tin đối với thời đó: „Hãy thống trị trái đất!“ Đấy là điểm mới trong lịch sử tôn giáo của các dân tộc, và nó mang lại những biến đổi hình ảnh nơi cái nhìn về Thiên Chúa và thế giới. Con người giờ đây được kể như là một mục tử hiền từ và là người làm vườn dễ thương có nhiệm vụ chăm sóc trái đất, điều này xưa nay quả đã không ai được nghe tới.

Đặc biệt, với niềm tin Thiên Chúa đã xuống thế làm người, để nâng con người lên một vị thế mà xưa nay chưa có tôn giáo nào dám nghĩ tới, Ki-tô giáo đã tạo ra í thức tự tin nơi con người, khiến họ cuối cùng hết sợ quyền lực thiên nhiên, và cho phép họ hình thành nên nền khoa học hệ thống và nền kĩ thuật hữu hiệu. Giáo huấn tiền định của Calvin, một biến thể của Ki-tô giáo, coi sự thành công vật chất là dấu chỉ của sự cứu rỗi, tiếp đó cũng đã tạo nên cuộc chiến thắng kinh tế nơi thế giới Âu châu.

Tất cả những thứ đó, dĩ nhiên, không diễn ra rõ rệt một lúc, nhưng tiệm tiến trong tiến trình của một trăm năm thâu hoá Ki-tô giáo của ki-tô hữu về mặt tinh thần và thực dụng. Phải chăng Ki-tô giáo là đạo thật, và phải chăng Tin lành Calvin có lí, ở đây không bàn đến những câu hỏi đó, và ông Max Weber, người theo thuyết bất tri, cũng chẳng màng gì tới chúng. Ông chỉ quan tâm tới những ảnh hưởng về mặt xã hội của một tôn giáo, và những ảnh hưởng đó có câu trả lời cho những hiện tượng lạ lùng, là tại sao chỉ có Âu châu, tuy không là nơi có gốc rễ văn hoá xưa nhất nhân loại, lại có thể dùng não trạng „phương tây“ để cầm cân nảy mực thế giới trong thời Mới.

Như vậy, thoạt kì thủy, trong Ki-tô giáo đã không có một cuộc đấu tranh sống chết khó tránh giữa tôn giáo và khoa học. Mà ngược lại. Trong nhiều tôn giáo, khoa học chỉ phát triển được bên ngoài tôn giáo. Trong vùng ảnh hưởng của Ki-tô giáo thì hoàn toàn trái ngược. Các trường ki-tô giáo, trường học của Giáo hội, các đại học ki-tô giáo được mở ra trong một khung cảnh tự do lạ lùng, chúng giúp làm triển nở lên một cái học mà về sau ta gọi là khoa học nhân văn. Các triết gia „ngoại giáo“ được người ta đưa ra học hỏi và trích dẫn một cách thích thú, đầy kính trọng. Con người giữa thời Trung cổ không những nhận ra vẻ đẹp tạo dựng của Thiên Chúa trong thiên nhiên, lối nhìn này được Phan-sinh ở Assisi (1181-1226) và những người khác khuyến khích, mà họ còn say mê tìm hiểu thiên nhiên. Đại thánh Albertus (1200-1280), thầy dạy của Tô-ma ở Aquino, được coi là nhà khoa học tự nhiên đầu tiên.

Vị tu sĩ dòng Đa-minh này rảo hết rừng đồi và nương đồng, hiếu kì quan sát những hiện tượng thiên nhiên và cố gắng dùng trí tuệ để tìm hiểu chúng. Đám dân quê mùa coi chuyện đó là dị kì và họ nghi ngài liên hệ với phù thuật. Nhưng Giáo hội lại có cái nhìn khác, còn nâng ngài lên hàng đại thánh nữa. Như thế, con người trung cổ say mê lí trí đã thoải mái dồn những dòng kiến thức có được lại với nhau và đẩy chúng lên thành nền khoa học tân thời. Thiên Chúa của những nhà khoa học này là Thiên Chúa ki-tô giáo, và họ thấy không có mâu thuẫn gì giữa công việc khoa học của họ và đức tin của họ.

Bước sang thời kì Phục hưng, những người hùng trí tuệ giờ đây chẳng phải là triết gia nữa, song là những nghệ nhân. Họ không chỉ tưởng tượng về thế giới, mà còn cố gắng nhìn nó như trong hiện thực và rút kinh nghiệm từ đó. Leonardo da Vinci là một nghệ nhân kiểu đó: thông suốt mọi thứ và đam mê đủ thứ. Nhưng thế giới đã đổi thay. Khủng hoảng của Ki-tô giáo vào những năm 1500 và sự hồi sinh của ngoại giáo cổ thời làm cho người ta chẳng hiểu „tôn giáo“ thực chất là gì nữa. Và nền khoa học mới thành hình đang rơi vào nguy cơ giữa nghiên cứu đứng đắn và làm chuyện vô lí. Lòng nghi kị nơi tầng lớp thôn dân vẫn còn cao. Trong khi đó các vị lớn trong Giáo hội lại thích được người ta ngợi ca như là những mạnh thường quân của nghệ thuật và thích lại gần với khoa học. Người ta kể, giáo chủ Clementus VII đã háo hức, khi hay biết về cuộc khám phá mới của linh mục quản xứ nhà thờ chính toà Nikolaus Kopernikus: Không phải trái đất, mà mặt trời mới là trung tâm của hệ thống hành tinh. Luther gọi Kopernikus là một anh hề, và Melanchton (bạn của Luther. ND) thì ra sức đập lại ông quản xứ. Năm 1543, do sự thúc giục của một hồng i và một giám mục, Kopernikus cuối cùng đã cho ra đời tác phẩm chính của ông: De revolutionibus orbium coeslestium, để trình bày thuyết mặt trời trung tâm của mình. Qua một lá thư chân thành, ông đề tặng cuốn sách cho giáo chủ đương quyền là Phao-lô III, và vị này đã vui vẻ nhận việc đề tặng đó. Từ 1561, thuyết Kopernikus được giảng dạy trong đại học Salamanca thuộc xứ Tây-ban-nha công giáo nổi tiếng bảo thủ. Kể từ 1594, trong đại học này chỉ còn dạy thuyết đó mà thôi. Một chánh sở nhà thờ chính toà đứng trên chóp đỉnh khoa học, thời đó là chuyện thường. Trước đó, người ta đã ít nhiều nhận ra quan điểm trái đất trung tâm chẳng còn vững nữa, bởi vì người ta thấy cả Christoph Columbus (tìm ra châu Mĩ) lẫn Magellan đã đi tới tận cùng đĩa trái đất mà vẫn không rơi vào khoảng không như người ta vẫn tưởng.

Năm 1572, lúc nhậm chức, giáo chủ Grê-gô-ri-ô XIII được yêu cầu sửa lại lịch đương thời. Ngài cho gọi ngay những nhà khoa học nổi tiếng nhất tới xin í kiến. Trong số những vị tới tất nhiên có cả các linh mục dòng Tên, là dòng ưu tú của Giáo hội lúc đó, và dòng này đang có nhiệm vụ điều hành đài thiên văn của Vatican. Họ thẳng thắn trình bày nhu cầu phải sửa lịch, và lập luận của họ đương nhiên dựa trên thế giới quan mới của Kopernikus. Trước đó, Giáo chủ đã cho hỏi í kiến của các đại học. Các nhà thần học bảo thủ đại học Paris nhất mực chống lại. Họ lí luận rằng, làm như thế là tự hạ mình trước khoa thiên văn và tự nhận Giáo hội trước đây đã sai. Nhưng Giáo chủ chẳng màng gì những lập luận đó. Các lí chứng khoa học đã khuất phục ngài, và ngài đã ra lệnh lập lịch mới, lịch Grê-gô-ri-ô, lịch này vẫn còn giá trị cho tới nay. Lịch Grê-gô-ri-ô chẳng phải là một chiến thắng của khoa học trên tôn giáo, mà đó là một biểu hiện sự đồng tâm nhất trí hoàn toàn giữa Giáo hội và tôn giáo.

Lúc này, khoa học đã thoát ra khỏi nghệ thuật tới cỡ nào rồi, và nó đang trở thành lực tinh thần chỉ đạo tới mức nào, điều này ta có thể nhận ra nơi sân nhà Belvedere. Sân Belvedere là một trong những tác phẩm lớn và đẹp của Bramante, người cậu / bác của Raffael. Các biến cố lớn của Phục hưng đều diễn ra trong sân đó. Các lễ hội linh đình, các trận đua tài hoành tráng đều được tổ chức ở đây và luôn diễn ra nơi hậu trường của Donato Bramante. Nhưng giờ đây, vì mục đích cải tổ lịch và để có thể theo dõi biến chuyển mặt trời được một cách chính xác khoa học, Giáo chủ ra lệnh xây ngay giữa cánh tây toà nhà một tháp quan sát nhỏ, mang tên là tháp Gió. Nếu xây tháp, nét đẹp nghệ thuật của toàn bộ toà nhà bị phá vỡ. Nhưng giáo chủ Grê-gô-ri-ô XIII chẳng thiết tha gì mấy đối với nghệ thuật, ngài quan tâm tới khoa học hơn, và cần cái tháp cho khoa học. Ngày nay ta còn thấy cái lỗ trên tường nhà, ánh mặt trời xuyên qua lỗ đó chiếu xuống nền phòng, và nhờ đó Giáo chủ có thể „thấy“ được cụ thể độ lệch của lịch. Kế vị Grê-gô-ri-ô là giáo chủ Xi-tô V. Vị này cho phá luôn toàn bộ quang cảnh nghệ thuật của khuôn viên Belvedere, bằng cách ra lệnh cho xây suốt giữa sân một toà nhà để làm thư viện, thư viện Vatican ngày nay. Cho tới lúc đó, như vậy, chẳng thấy một cuộc chiến giữa tôn giáo và khoa học hay rõ hơn giữa Ki-tô giáo và khoa học ở đâu cả.

2. GA-LI-LÊ VÀ CÚ TRUYỀN THÔNG CHƯA TỪNG CÓ

Trong khi các nhà khoa học dòng Tên trong tháp Gió đã dùng luận cứ khoa học nhanh chóng thuyết phục vị giáo chủ già Grê-gô-ri-ô XIII chấp nhận đổi lịch cũ (thời đó những tín đồ tin lành đạo đức không chịu, và các tín đồ chính thống tới ngày nay vẫn kịch liệt chống lại việc đổi lịch này), thì cậu thanh niên 18 tuổi ở đại học Pisa vẫn miệt mài tin tưởng vào thuyết trái đất trung tâm. Có lẽ cậu đã là một thanh niên khó tính, và đã chẳng được người khác để í tới đủ. Dù sao, cậu thanh niên mới lớn đó về sau đã say mê với các kết quả khoa học; cậu nuôi mộng đẩy khoa học đi tới và sẽ trở thành một nhà khoa học nổi danh. Cậu trai trẻ đó là Ga-li-lê-ô Ga-li-lê.

Thật ra, về mặt khoa học, cậu đã không đưa ra điểm gì thật mới. Nhưng xưa nay quả chưa có nhà khoa học nào nổi tiếng như cậu. Tên Ga-li-lê-ô Ga-li-lê gắn liền với một thảm kịch lớn của khoa học; nó gợi lên câu chuyện của một nhà khoa học can đảm và vô vị lợi, chỉ biết phục vụ chân lí mà thôi, và dám mạnh bạo chống lại mọi thế lực quá khứ lo sợ trước chân lí. Trường hợp Ga-li-lê-ô Ga-li-lê là một huyền thoại. Huyền thoại Ga-li-lê-ô Ga-li-lê là một cuốn tiểu thuyết của Dan Brown 400 năm về trước.

Nhưng đó không chỉ là một cuốn tiểu thuyết. Câu chuyện của Ga-li-lê-ô Ga-li-lê đã làm lung lay tận gốc công luận về mối quan hệ giữa Giáo hội và khoa học, giữa Ki-tô giáo và khoa học, vâng giữa tôn giáo và khoa học. Khoa học từ đó coi Thiên Chúa là kẻ cay nghiệt, chỉ muốn cấm đoán tự do tư duy của các nhà nghiên cứu, nên cần phải công khai hoặc âm thầm chống lại. Hoặc là ngược lại, họ biến Người thành một Thiên Chúa riêng tư, dễ thương, vô tội vạ, do con người nặn ra, có cũng được mà không cũng được. Trường hợp Ga-li-lê là một tiếng phèng la inh ỏi đánh vào quan hệ của Ki-tô giáo và khoa học, mà những âm vang vẫn còn vọng tới ngày nay. Tuy nhiên, theo sự hiểu biết của chúng ta ngày nay, huyền thoại Ga-li-lê trong thực tế là một tin vịt khổng lồ; đó có lẽ là một cú truyền thông lớn nhất xưa nay.

Chuyện gì đã xẩy ra? Thuyết trái đất trung tâm (của Ptolemaios) đang phổ biến lúc đó không phải là một phát minh của Ki-tô giáo. Ptolemaios là một khoa học gia lương dân, và ki-tô hữu, như xưa nay vẫn thế, đã an nhiên đón nhận cho mình quan điểm khoa học phổ quát về thế giới quan lúc đó. Trên căn bản, việc thay đổi quan điểm khoa học về thế giới quan lẽ ra cũng chẳng tạo ra vấn đề gì cho ki-tô hữu. Giáo chủ Grê-gô-ri-ô XIII đã minh chứng điều đó, khi ngài dựa vào kiến thức khoa học mới để bỏ lịch cũ một cách dễ dàng, và như thế cũng có nghĩa là việc chấp nhận thế giới quan mới của Kopernikus hoàn toàn chẳng có vấn đề gì.

Nếu vấn đề không nằm nơi quan điểm thế giới quan của Kopernikus, như nhiều người ngày nay vẫn nghĩ như thế – thì vấn đề thật sự nằm ở đâu? Thưa, nó nằm rất nhiều nơi tâm lí, nơi chiến tranh tâm lí và nơi quyền lực truyền thông. Trường hợp Ga-li-lê khởi đi từ chính con người ông. Ga-li-lê không phải là một người đơn giản. Ông kiêu căng và ít hoà hợp với đồng nghiệp. Khi Kepler tỏ í muốn mượn ống kính viễn vọng của ông, thì Ga-li-lê từ chối, vì ông không muốn giúp một tiềm năng đối thủ khoa học của mình. Ga-li-lê quả quyết chính mình đã chế ra ống kính đó, nhưng thật ra ông đã mua lại của người Hoà-lan. Chính ông quả quyết : „nhờ … các quan sát kì diệu và các minh chứng rõ ràng (của ông)“, mà ông đã mở rộng vũ trụ „hàng trăm và cả hàng ngàn lần nhiều hơn bất cứ một hiền giả thế giới nào của tất cả mọi thế kỉ trước“.

Ga-li-lê có xuất bản một số sách, và cũng có lúc đã biện hộ cho thế giới quan của Kopernikus, như nhiều khoa học gia trước ông đã làm. Nhưng bản tính như lửa và hay tranh cãi của ông không thích hợp cho thái độ điềm tĩnh phải có khi trình bày một lí thuyết khoa học mới. Ông muốn tạo ra một cuộc tranh luận chống lại quan điểm truyền thống: trái đất trung tâm của Ptolemaios.

Nhưng lúc đó không phải là thời điểm thích hợp cho những tranh luận. Thế giới đang ngùn ngụt với cuộc tranh cãi lớn giữa Tin lành và Công giáo. Và cuộc tranh chấp này, chẳng bao lâu sau khi sách của Ga-li-lê được phổ biến, đã đưa Âu châu vào một cuộc chiến kinh hoàng kéo dài 30 năm. Trong giai đoạn đấu tranh với Tin lành đó, có nhiều dòng tu chủ trương đổi mới đã hình thành lên trong Giáo hội, một Giáo hội lúc đó phần nào đã mục nát về mặt tâm linh. Các dòng tu này đã tạo nên một phấn chấn tinh thần vô cùng lớn nơi tín hữu công giáo. Nhưng, khi vị lãnh đạo của một trong các tu viện đó đột nhiên ngã theo Tin lành, thì thế giới công giáo bị một chấn động lớn. Biến cố này là nguyên do thành lập toà án thẩm tra ở Rô-ma, để theo dõi và ngăn chận những lệch lạc đức tin lộ diện. Chỉ trong không khí căng thẳng đó, ta mới có thể hiểu, vì sao từ một xung đột thuần tuý khoa học bỗng dưng đã có thể trở thành một xung đột về chân lí đức tin.

Ga-li-lê tấn công ào ạt. Ông tuyên bố, nếu có mâu thuẫn giữa Kinh Thánh và khoa học, thì phải giải thích lại Kinh Thánh, bởi vì chỉ qua khoa học ta mới chắc chắn đạt được chân lí. Màn kịch ồn ào này thực ra dư thừa, là vì thuyết trái đất trung tâm của Ptolemaios không phải là tín lí của Giáo hội. Đúng, là cho tới lúc đó, vì không có kiến thức nào khác hơn, nên người ta đã diễn giải Kinh Thánh theo điều kiện thế giới quan của Ptolemaios. Giả như giờ đây chấp nhận thuyết của Kopernikus, thì Giáo hội sẽ gặp khó khăn diễn giải ở một vài chỗ trong Kinh Thánh, nhưng chỉ là khó khăn trong cách kể chuyện một đôi biến cố nào đó thôi, chứ nội dung í nghĩa những chỗ đó tuyệt nhiên không hề hấn gì. Các giáo phụ của những thế kỉ đầu đã phải đối đầu với nhiều điểm mâu thuẫn còn quan trọng hơn nhiều, và, với lối hiểu chủ yếu dựa vào í nghĩa tinh thần chứ không chủ yếu dựa trên mặt chữ, các ngài đã tìm ra được những kết quả đầy thuyết phục. Chính Kinh Thánh cũng mời gọi ta hiểu cách đó, bởi trong Cựu Ước đã có hai tường thuật về sáng thế rất khác nhau, và trong Tân ước có tới bốn Tin mừng, mà nội dung quả không dễ dàng gì phù hợp cho một khuôn mặt đức Giê-su. Các giáo phụ đặc biệt chú tâm tới í nghĩa tinh thần của bản văn, các ngài tự do làm việc và đã đi tới nhiều kết quả rất khác nhau, đôi khi còn mâu thuẫn nhau. Dù vậy, Giáo hội vẫn trân trọng các ngài như nhau. Như vậy, nếu có một thay đổi lối nhìn khoa học về thế giới quan, thì chắc chắn điều đó cũng chẳng tạo ra cho các nhà thần học lúc đó chút khó khăn nào cả. Lại nữa, lúc đương thời với Ga-li-lê, giáo chủ Grê-gô-ri-ô XIII đã hiên ngang bất chấp mọi phản kháng để sửa lịch.

Dĩ nhiên, trong mọi thời, đều có những đầu óc bảo thủ, luôn coi những đổi thay là việc làm của ma quỷ. Và, trong thời điểm có xung đột tôn giáo sống chết về đức tin, một chuyện bên lề cũng có thể nhanh chóng trở thành bãi chiến trường. Hơn nữa, Ga-li-lê-ô Ga-li-lê lại là típ người thích tạo dư luận. Thoạt tiên, Giáo hội đón tiếp ông. Lần tới Rô-ma năm 1611, ông được đón tiếp trọng thể, được ở trong một lâu đài có nhiều kẻ hầu hạ, và ngay cả vinh dự được nhận làm thành viên của Viện hàn lâm khoa học giáo chủ. Suốt phiên toà đầu tiên năm 1616 ở Rô-ma, Ga-li-lê sống hoang phí đến độ khiến cho người chủ nhà nơi ông trú phải lo cho uy tín mình. Xong phiên toà, Ga-li-lê được tiếp kiến Giáo chủ, đó là cái vinh dự cao nhất thời đó, và ông được vinh danh công khai. Dù ông đã khuấy động mạnh dư luận, toà thẩm tra chỉ yêu cầu ông không xuất bản sách biện hộ cho thế giới quan của Kopernikus nữa, và ông đã chấp nhận. Hồng i Robert Bellarmin, một trí thức dòng Tên tế nhị, đã khuyên ông, hãy coi quan điểm của Kopernikus như là một thuyết, chứ đừng xem đó là một chân lí không thể đảo ngược – và lời khuyên đó cho thấy hồng i Bellarmin lúc đó đã có một nhận thức về lí thuyết khoa học phù hợp với quan điểm ngày nay. Bởi vì khoa học tự nhiên đã từ lâu coi kết quả của mình chỉ là những xác xuất có thể sai, chứ không còn đòi cho mình quyền sở hữu chân lí. Thành ra, đòi hỏi chân lí của Ga-li-lê, đối với khoa học chân chính ngày nay, là hoàn toàn vô căn cứ. Nhà vật lí giải Nobel Werner Heisenberg gọi bản án năm 1616 của tòa thẩm tra là một „quyết định có thể chấp nhận được“. Với quyết định đó, lẽ ra „trường hợp Ga-li-lê “ được kể như xong. Nhưng, ai nghĩ như thế, là không hiểu gì về Ga-li-lê.

Vừa lúc đó, hồng i Maffeo Barberini, một nhà toán học có tiếng và là bạn của Ga-li-lê, được bầu lên ghế giáo chủ. Sự kiện này khiến Ga-li-lê, lúc này 59 tuổi, trở nên kiêu căng, và ông đã phạm một lỗi trầm trọng. Ông không còn hài lòng với danh tiếng lúc đó , mà còn muốn hơn thế. Ông muốn được công luận chú í. Và ông đã viết cuốn sách Dialogo die Massimi Sistemi, bằng tiếng Í, là ngôn ngữ của đại chúng, chứ không bằng tiếng La-tinh, là thứ ngôn ngữ của mọi tác phẩm khoa học vào thời đó. Như vậy là ông đã lỗi lời hứa, là thôi không còn viết sách biện luận cho Kopernikus nữa. Điểm gia trọng hơn: Không những trong sách ông không coi quan điểm Kopernikus là một giả thuyết, như hồng i Bellarmin khuyên ngày trước, mà còn cho đó là chân lí. Trong sách, ông ghi ra nội dung trao đổi thân mật trước đây giữa ông với bạn mình là hồng i Barberini (lúc này đã thành Giáo chủ) để tấn công hồng i Bellarmin, đã qua đời. Ông gọi nhân vật đối thoại trong sách (Bellarmin) là „Simplicio“ (Tay ngố), và ỡm ờ đẩy lối gọi xách mé đó vào miệng vị tân Giáo chủ.

Đó là một phách lối có tính toán. Có lẽ ông nghĩ mình là bạn của Giáo chủ nên kiêu căng dám làm những chuyện như thế. Nhưng ông đã lầm. Phiên toà thẩm tra thứ hai (1633) được mở ra để phán quyết về việc lỗi lời hứa năm 1616, và toà đã phán quyết cấm ông [lúc này 70 tuổi, gần như mù] không được xuất bản sách và không được rời khỏi biệt thự riêng của mình ở Acetri gần Firenze nữa.

Người ta có thể coi quyết định đó của Giáo hội là quá tay, như giáo chủ Gio-an Phao-lô II đã nói năm 1992, khi ngài công bố trả lại danh dự cho Ga-li-lê. Nhưng điều thật hiển nhiên là, trường hợp Ga-li-lê trước hết chỉ là một thảm kịch con người. Nó chẳng liên quan một tí gì tới quan hệ giữa khoa học và Ki-tô giáo. Tuy nhiên, hệ quả của nó đã vô lường. Vô lường ở chỗ, với sách Dialogo, Ga-li-lê không những trở thành kí giả khoa học đầu tiên thành công, mà cuốn sách còn cung cấp chất liệu tuyên truyền chống Công giáo cho các lực lượng tôn giáo và chính trị lớn rộng lúc đó. Huyền thoại Ga-li-lê đã hình thành từ đó. Tác giả Rudolph Krämer-Badoni, trong cuốn sách viết về tiểu sử Ga-li-lê rất hay của ông, đã trích lại một câu thẳng thừng của nhà văn nổi tiếng Arthur Koestler: „Ngược lại với hầu hết những gì đã viết về tiến trình phát triển của khoa học tự nhiên, ta thấy Ga-li-lê không phải là người đã tìm ra kính viễn vọng, kính hiển vi, nhiệt kế và đồng hồ quả lắc. Ông chẳng khám phá ra luật quán tính, lực (hoặc chuyển động) bình hành, hoặc các vệt trên mặt trời. Ông đã không đóng góp gì cho ngành thiên văn. Ông đã chẳng có thí nghiệm nào nơi tháp nghiêng Pisa, và đã chẳng minh chứng được gì cho sự đúng đắn của thuyết Kopernikus. Ông đã không bị toà thẩm tra tra tấn, không bị giam giữ, đã không nói ´nhưng mà nó (trái đất) vẫn quay´ và đã không phải là một kẻ tuẫn đạo vì khoa học.“ [Câu „nhưng mà nó vẫn quay“, Eppur si muove, là do Murillo tưởng tượng ghi thêm vào bức hoạ vẽ Ga-li-lê đang quỳ trước toà nhận bản án ngày 22. 06. 1633. Có lẽ từ đó người ta dệt lên câu chuyện như sau: Sau khi chán nản đọc lời nhận bản án, Ga-li-lê đứng dậy, miệng lẩm bẩm nói eppur si muove. Ghi chú của người dịch].

Chấn động tạo ra quả thật không phải do Ga-li-lê, mà do những gì người ta tạo ra về ông từ bao nhiêu thế kỉ qua. Bên cạnh các cá tính đó, Ga-li-lê là một người ngoan đạo, và ông đã mất „như một người con trung thành của Giáo hội công giáo“, như người ta kể lại. Josua đã khiến mặt trời đứng lại hay đi tiếp, sự kiện này không liên quan gì ráo trọi với câu hỏi về sự hiện hữu của Thiên Chúa. Ga-li-lê không nghi ngờ gì về sự hiện hữu của Thiên Chúa. Và chính Thiên Chúa của Ga-li-lê đúng là Thiên Chúa ki-tô giáo.

Nhưng, những người đời sau, đặc biệt là các nhà khoa học, thường xem „trường hợp Ga-li-lê “ là một cuộc tuyên chiến của Giáo hội đối với khoa học. Điều này đã chẳng bao giờ có và cũng đừng bao giờ nên nghĩ thế. Tuy vậy, người ta vẫn dùng nó để tạo dư luận. Quả là một bi kịch, khi người ta biến một tôn giáo duy nhất có cùng động cơ uyên nguyên với khoa học và đã giúp khoa học phát triển, trong khi các tôn giáo khác coi khoa học như là thù địch. Thảm kịch giả tạo về Ga-li-lê đó đã khiến cho khoa học hiện đại mù mắt trước Giáo hội và Ki-tô giáo. Nó chẳng còn biết, Giáo hội và Ki-tô giáo thật ra đã là bố mẹ của nó, đã giải thoát nó khỏi „nỗi sợ lương dân“ trước những quyền lực đầy bí ẩn của thiên nhiên, và đã khuyến khích nó mặc sức sử dụng lí trí. Vì thế, một thời gian dài, khoa học nhìn vào Giáo hội và Ki-tô giáo, cũng như nhìn vào các tôn giáo khác, như là một đối thủ hay một thế giới đối nghịch. Nhưng ai cố tình dồn nén lịch sử mình thì hoặc sẽ tự đưa mình vào tình trạng phân liệt, kẻ đó đặc biệt có nguy cơ sẽ mất bản sắc, hoặc sẽ rơi vào quá lạm hay xuống hố thẳm vô đáy. Điều đó cũng đã và đang xảy ra cho khoa học.

Như vậy, khoa học khẩn thiết phải làm một cuộc khai sáng về chính mình và về nguồn cội mình. Chỉ như thế, may ra tương quan giữa khoa học và Ki-tô giáo mới phong nhiêu trở lại, như trước đây một thời gian dài đã có. Sự phát triển bất ngờ của khoa học hiện đại đang mở ra cho ta những điều kiện thuận lợi nhất để làm việc đó.

Trong khi các nhà khoa học dòng Tên trong tháp Gió đã dùng luận cứ khoa học nhanh chóng thuyết phục vị giáo chủ già Grê-gô-ri-ô XIII chấp nhận đổi lịch cũ (thời đó những tín đồ tin lành đạo đức không chịu, và các tín đồ chính thống tới ngày nay vẫn kịch liệt chống lại việc đổi lịch này), thì cậu thanh niên 18 tuổi ở đại học Pisa vẫn miệt mài tin tưởng vào thuyết trái đất trung tâm. Có lẽ cậu đã là một thanh niên khó tính, và đã chẳng được người khác để í tới đủ. Dù sao, cậu thanh niên mới lớn đó về sau đã say mê với các kết quả khoa học; cậu nuôi mộng đẩy khoa học đi tới và sẽ trở thành một nhà khoa học nổi danh. Cậu trai trẻ đó là Ga-li-lê-ô Ga-li-lê.

Thật ra, về mặt khoa học, cậu đã không đưa ra điểm gì thật mới. Nhưng xưa nay quả chưa có nhà khoa học nào nổi tiếng như cậu. Tên Ga-li-lê-ô Ga-li-lê gắn liền với một thảm kịch lớn của khoa học; nó gợi lên câu chuyện của một nhà khoa học can đảm và vô vị lợi, chỉ biết phục vụ chân lí mà thôi, và dám mạnh bạo chống lại mọi thế lực quá khứ lo sợ trước chân lí. Trường hợp Ga-li-lê-ô Ga-li-lê là một huyền thoại. Huyền thoại Ga-li-lê-ô Ga-li-lê là một cuốn tiểu thuyết của Dan Brown 400 năm về trước.

Nhưng đó không chỉ là một cuốn tiểu thuyết. Câu chuyện của Ga-li-lê-ô Ga-li-lê đã làm lung lay tận gốc công luận về mối quan hệ giữa Giáo hội và khoa học, giữa Ki-tô giáo và khoa học, vâng giữa tôn giáo và khoa học. Khoa học từ đó coi Thiên Chúa là kẻ cay nghiệt, chỉ muốn cấm đoán tự do tư duy của các nhà nghiên cứu, nên cần phải công khai hoặc âm thầm chống lại. Hoặc là ngược lại, họ biến Người thành một Thiên Chúa riêng tư, dễ thương, vô tội vạ, do con người nặn ra, có cũng được mà không cũng được. Trường hợp Ga-li-lê là một tiếng phèng la inh ỏi đánh vào quan hệ của Ki-tô giáo và khoa học, mà những âm vang vẫn còn vọng tới ngày nay. Tuy nhiên, theo sự hiểu biết của chúng ta ngày nay, huyền thoại Ga-li-lê trong thực tế là một tin vịt khổng lồ; đó có lẽ là một cú truyền thông lớn nhất xưa nay.

Chuyện gì đã xẩy ra? Thuyết trái đất trung tâm (của Ptolemaios) đang phổ biến lúc đó không phải là một phát minh của Ki-tô giáo. Ptolemaios là một khoa học gia lương dân, và ki-tô hữu, như xưa nay vẫn thế, đã an nhiên đón nhận cho mình quan điểm khoa học phổ quát về thế giới quan lúc đó. Trên căn bản, việc thay đổi quan điểm khoa học về thế giới quan lẽ ra cũng chẳng tạo ra vấn đề gì cho ki-tô hữu. Giáo chủ Grê-gô-ri-ô XIII đã minh chứng điều đó, khi ngài dựa vào kiến thức khoa học mới để bỏ lịch cũ một cách dễ dàng, và như thế cũng có nghĩa là việc chấp nhận thế giới quan mới của Kopernikus hoàn toàn chẳng có vấn đề gì.

Nếu vấn đề không nằm nơi quan điểm thế giới quan của Kopernikus, như nhiều người ngày nay vẫn nghĩ như thế – thì vấn đề thật sự nằm ở đâu? Thưa, nó nằm rất nhiều nơi tâm lí, nơi chiến tranh tâm lí và nơi quyền lực truyền thông. Trường hợp Ga-li-lê khởi đi từ chính con người ông. Ga-li-lê không phải là một người đơn giản. Ông kiêu căng và ít hoà hợp với đồng nghiệp. Khi Kepler tỏ í muốn mượn ống kính viễn vọng của ông, thì Ga-li-lê từ chối, vì ông không muốn giúp một tiềm năng đối thủ khoa học của mình. Ga-li-lê quả quyết chính mình đã chế ra ống kính đó, nhưng thật ra ông đã mua lại của người Hoà-lan. Chính ông quả quyết : „nhờ … các quan sát kì diệu và các minh chứng rõ ràng (của ông)“, mà ông đã mở rộng vũ trụ „hàng trăm và cả hàng ngàn lần nhiều hơn bất cứ một hiền giả thế giới nào của tất cả mọi thế kỉ trước“.

Ga-li-lê có xuất bản một số sách, và cũng có lúc đã biện hộ cho thế giới quan của Kopernikus, như nhiều khoa học gia trước ông đã làm. Nhưng bản tính như lửa và hay tranh cãi của ông không thích hợp cho thái độ điềm tĩnh phải có khi trình bày một lí thuyết khoa học mới. Ông muốn tạo ra một cuộc tranh luận chống lại quan điểm truyền thống: trái đất trung tâm của Ptolemaios.
Nhưng lúc đó không phải là thời điểm thích hợp cho những tranh luận. Thế giới đang ngùn ngụt với cuộc tranh cãi lớn giữa Tin lành và Công giáo. Và cuộc tranh chấp này, chẳng bao lâu sau khi sách của Ga-li-lê được phổ biến, đã đưa Âu châu vào một cuộc chiến kinh hoàng kéo dài 30 năm. Trong giai đoạn đấu tranh với Tin lành đó, có nhiều dòng tu chủ trương đổi mới đã hình thành lên trong Giáo hội, một Giáo hội lúc đó phần nào đã mục nát về mặt tâm linh. Các dòng tu này đã tạo nên một phấn chấn tinh thần vô cùng lớn nơi tín hữu công giáo. Nhưng, khi vị lãnh đạo của một trong các tu viện đó đột nhiên ngã theo Tin lành, thì thế giới công giáo bị một chấn động lớn. Biến cố này là nguyên do thành lập toà án thẩm tra ở Rô-ma, để theo dõi và ngăn chận những lệch lạc đức tin lộ diện. Chỉ trong không khí căng thẳng đó, ta mới có thể hiểu, vì sao từ một xung đột thuần tuý khoa học bỗng dưng đã có thể trở thành một xung đột về chân lí đức tin.
Ga-li-lê tấn công ào ạt. Ông tuyên bố, nếu có mâu thuẫn giữa Kinh Thánh và khoa học, thì phải giải thích lại Kinh Thánh, bởi vì chỉ qua khoa học ta mới chắc chắn đạt được chân lí. Màn kịch ồn ào này thực ra dư thừa, là vì thuyết trái đất trung tâm của Ptolemaios không phải là tín lí của Giáo hội. Đúng, là cho tới lúc đó, vì không có kiến thức nào khác hơn, nên người ta đã diễn giải Kinh Thánh theo điều kiện thế giới quan của Ptolemaios. Giả như giờ đây chấp nhận thuyết của Kopernikus, thì Giáo hội sẽ gặp khó khăn diễn giải ở một vài chỗ trong Kinh Thánh, nhưng chỉ là khó khăn trong cách kể chuyện một đôi biến cố nào đó thôi, chứ nội dung í nghĩa những chỗ đó tuyệt nhiên không hề hấn gì. Các giáo phụ của những thế kỉ đầu đã phải đối đầu với nhiều điểm mâu thuẫn còn quan trọng hơn nhiều, và, với lối hiểu chủ yếu dựa vào í nghĩa tinh thần chứ không chủ yếu dựa trên mặt chữ, các ngài đã tìm ra được những kết quả đầy thuyết phục. Chính Kinh Thánh cũng mời gọi ta hiểu cách đó, bởi trong Cựu Ước đã có hai tường thuật về sáng thế rất khác nhau, và trong Tân ước có tới bốn Tin mừng, mà nội dung quả không dễ dàng gì phù hợp cho một khuôn mặt đức Giê-su. Các giáo phụ đặc biệt chú tâm tới í nghĩa tinh thần của bản văn, các ngài tự do làm việc và đã đi tới nhiều kết quả rất khác nhau, đôi khi còn mâu thuẫn nhau. Dù vậy, Giáo hội vẫn trân trọng các ngài như nhau. Như vậy, nếu có một thay đổi lối nhìn khoa học về thế giới quan, thì chắc chắn điều đó cũng chẳng tạo ra cho các nhà thần học lúc đó chút khó khăn nào cả. Lại nữa, lúc đương thời với Ga-li-lê, giáo chủ Grê-gô-ri-ô XIII đã hiên ngang bất chấp mọi phản kháng để sửa lịch.

Dĩ nhiên, trong mọi thời, đều có những đầu óc bảo thủ, luôn coi những đổi thay là việc làm của ma quỷ. Và, trong thời điểm có xung đột tôn giáo sống chết về đức tin, một chuyện bên lề cũng có thể nhanh chóng trở thành bãi chiến trường. Hơn nữa, Ga-li-lê-ô Ga-li-lê lại là típ người thích tạo dư luận. Thoạt tiên, Giáo hội đón tiếp ông. Lần tới Rô-ma năm 1611, ông được đón tiếp trọng thể, được ở trong một lâu đài có nhiều kẻ hầu hạ, và ngay cả vinh dự được nhận làm thành viên của Viện hàn lâm khoa học giáo chủ. Suốt phiên toà đầu tiên năm 1616 ở Rô-ma, Ga-li-lê sống hoang phí đến độ khiến cho người chủ nhà nơi ông trú phải lo cho uy tín mình. Xong phiên toà, Ga-li-lê được tiếp kiến Giáo chủ, đó là cái vinh dự cao nhất thời đó, và ông được vinh danh công khai. Dù ông đã khuấy động mạnh dư luận, toà thẩm tra chỉ yêu cầu ông không xuất bản sách biện hộ cho thế giới quan của Kopernikus nữa, và ông đã chấp nhận. Hồng i Robert Bellarmin, một trí thức dòng Tên tế nhị, đã khuyên ông, hãy coi quan điểm của Kopernikus như là một thuyết, chứ đừng xem đó là một chân lí không thể đảo ngược – và lời khuyên đó cho thấy hồng i Bellarmin lúc đó đã có một nhận thức về lí thuyết khoa học phù hợp với quan điểm ngày nay. Bởi vì khoa học tự nhiên đã từ lâu coi kết quả của mình chỉ là những xác xuất có thể sai, chứ không còn đòi cho mình quyền sở hữu chân lí. Thành ra, đòi hỏi chân lí của Ga-li-lê, đối với khoa học chân chính ngày nay, là hoàn toàn vô căn cứ. Nhà vật lí giải Nobel Werner Heisenberg gọi bản án năm 1616 của tòa thẩm tra là một „quyết định có thể chấp nhận được“. Với quyết định đó, lẽ ra „trường hợp Ga-li-lê “ được kể như xong. Nhưng, ai nghĩ như thế, là không hiểu gì về Ga-li-lê.

Vừa lúc đó, hồng i Maffeo Barberini, một nhà toán học có tiếng và là bạn của Ga-li-lê, được bầu lên ghế giáo chủ. Sự kiện này khiến Ga-li-lê, lúc này 59 tuổi, trở nên kiêu căng, và ông đã phạm một lỗi trầm trọng. Ông không còn hài lòng với danh tiếng lúc đó , mà còn muốn hơn thế. Ông muốn được công luận chú í. Và ông đã viết cuốn sách Dialogo die Massimi Sistemi, bằng tiếng Í, là ngôn ngữ của đại chúng, chứ không bằng tiếng La-tinh, là thứ ngôn ngữ của mọi tác phẩm khoa học vào thời đó. Như vậy là ông đã lỗi lời hứa, là thôi không còn viết sách biện luận cho Kopernikus nữa. Điểm gia trọng hơn: Không những trong sách ông không coi quan điểm Kopernikus là một giả thuyết, như hồng i Bellarmin khuyên ngày trước, mà còn cho đó là chân lí. Trong sách, ông ghi ra nội dung trao đổi thân mật trước đây giữa ông với bạn mình là hồng i Barberini (lúc này đã thành Giáo chủ) để tấn công hồng i Bellarmin, đã qua đời. Ông gọi nhân vật đối thoại trong sách (Bellarmin) là „Simplicio“ (Tay ngố), và ỡm ờ đẩy lối gọi xách mé đó vào miệng vị tân Giáo chủ.

Đó là một phách lối có tính toán. Có lẽ ông nghĩ mình là bạn của Giáo chủ nên kiêu căng dám làm những chuyện như thế. Nhưng ông đã lầm. Phiên toà thẩm tra thứ hai (1633) được mở ra để phán quyết về việc lỗi lời hứa năm 1616, và toà đã phán quyết cấm ông [lúc này 70 tuổi, gần như mù] không được xuất bản sách và không được rời khỏi biệt thự riêng của mình ở Acetri gần Firenze nữa.

Người ta có thể coi quyết định đó của Giáo hội là quá tay, như giáo chủ Gio-an Phao-lô II đã nói năm 1992, khi ngài công bố trả lại danh dự cho Ga-li-lê. Nhưng điều thật hiển nhiên là, trường hợp Ga-li-lê trước hết chỉ là một thảm kịch con người. Nó chẳng liên quan một tí gì tới quan hệ giữa khoa học và Ki-tô giáo. Tuy nhiên, hệ quả của nó đã vô lường. Vô lường ở chỗ, với sách Dialogo, Ga-li-lê không những trở thành kí giả khoa học đầu tiên thành công, mà cuốn sách còn cung cấp chất liệu tuyên truyền chống Công giáo cho các lực lượng tôn giáo và chính trị lớn rộng lúc đó. Huyền thoại Ga-li-lê đã hình thành từ đó. Tác giả Rudolph Krämer-Badoni, trong cuốn sách viết về tiểu sử Ga-li-lê rất hay của ông, đã trích lại một câu thẳng thừng của nhà văn nổi tiếng Arthur Koestler: „Ngược lại với hầu hết những gì đã viết về tiến trình phát triển của khoa học tự nhiên, ta thấy Ga-li-lê không phải là người đã tìm ra kính viễn vọng, kính hiển vi, nhiệt kế và đồng hồ quả lắc. Ông chẳng khám phá ra luật quán tính, lực (hoặc chuyển động) bình hành, hoặc các vệt trên mặt trời. Ông đã không đóng góp gì cho ngành thiên văn. Ông đã chẳng có thí nghiệm nào nơi tháp nghiêng Pisa, và đã chẳng minh chứng được gì cho sự đúng đắn của thuyết Kopernikus. Ông đã không bị toà thẩm tra tra tấn, không bị giam giữ, đã không nói ´nhưng mà nó (trái đất) vẫn quay´ và đã không phải là một kẻ tuẫn đạo vì khoa học.“ [Câu „nhưng mà nó vẫn quay“, Eppur si muove, là do Murillo tưởng tượng ghi thêm vào bức hoạ vẽ Ga-li-lê đang quỳ trước toà nhận bản án ngày 22. 06. 1633. Có lẽ từ đó người ta dệt lên câu chuyện như sau: Sau khi chán nản đọc lời nhận bản án, Ga-li-lê đứng dậy, miệng lẩm bẩm nói eppur si muove. Ghi chú của người dịch].

Chấn động tạo ra quả thật không phải do Ga-li-lê, mà do những gì người ta tạo ra về ông từ bao nhiêu thế kỉ qua. Bên cạnh các cá tính đó, Ga-li-lê là một người ngoan đạo, và ông đã mất „như một người con trung thành của Giáo hội công giáo“, như người ta kể lại. Josua đã khiến mặt trời đứng lại hay đi tiếp, sự kiện này không liên quan gì ráo trọi với câu hỏi về sự hiện hữu của Thiên Chúa. Ga-li-lê không nghi ngờ gì về sự hiện hữu của Thiên Chúa. Và chính Thiên Chúa của Ga-li-lê đúng là Thiên Chúa ki-tô giáo.

Nhưng, những người đời sau, đặc biệt là các nhà khoa học, thường xem „trường hợp Ga-li-lê “ là một cuộc tuyên chiến của Giáo hội đối với khoa học. Điều này đã chẳng bao giờ có và cũng đừng bao giờ nên nghĩ thế. Tuy vậy, người ta vẫn dùng nó để tạo dư luận. Quả là một bi kịch, khi người ta biến một tôn giáo duy nhất có cùng động cơ uyên nguyên với khoa học và đã giúp khoa học phát triển, trong khi các tôn giáo khác coi khoa học như là thù địch. Thảm kịch giả tạo về Ga-li-lê đó đã khiến cho khoa học hiện đại mù mắt trước Giáo hội và Ki-tô giáo. Nó chẳng còn biết, Giáo hội và Ki-tô giáo thật ra đã là bố mẹ của nó, đã giải thoát nó khỏi „nỗi sợ lương dân“ trước những quyền lực đầy bí ẩn của thiên nhiên, và đã khuyến khích nó mặc sức sử dụng lí trí. Vì thế, một thời gian dài, khoa học nhìn vào Giáo hội và Ki-tô giáo, cũng như nhìn vào các tôn giáo khác, như là một đối thủ hay một thế giới đối nghịch. Nhưng ai cố tình dồn nén lịch sử mình thì hoặc sẽ tự đưa mình vào tình trạng phân liệt, kẻ đó đặc biệt có nguy cơ sẽ mất bản sắc, hoặc sẽ rơi vào quá lạm hay xuống hố thẳm vô đáy. Điều đó cũng đã và đang xảy ra cho khoa học.

Như vậy, khoa học khẩn thiết phải làm một cuộc khai sáng về chính mình và về nguồn cội mình. Chỉ như thế, may ra tương quan giữa khoa học và Ki-tô giáo mới phong nhiêu trở lại, như trước đây một thời gian dài đã có. Sự phát triển bất ngờ của khoa học hiện đại đang mở ra cho ta những điều kiện thuận lợi nhất để làm việc đó.

3. DARWIN ĐÓNG CỬA LÒ GỐM

Trường hợp Ga-li-lê đã không cắt đứt ngay mối dây giữa Ki-tô giáo và khoa học. Các nhà khoa học hàng đầu của thế kỉ 17 như Newton, Pascal và cả Descartes vẫn là những ki-tô hữu xác tín. Newton còn đưa Thiên Chúa vào hệ thống vũ trụ của ông: nếu hành tinh nào bay chệch ra khỏi quỹ đạo thì Thiên Chúa sẽ vỗ nhẹ đưa nó trở về vị trí. Nhà toán học Kepler (1571-1630) coi những định luật toán học do ông khám phá là dấu hiệu í muốn của Thiên Chúa, và qua đó ông vui mừng coi mình là người đầu tiên nhận ra nét đẹp của các tác phẩm của Thiên Chúa. Nhà khoa học nổi danh người Đan-mạch Niels Stensen trở thành ki-tô hữu và còn được phong giám mục.

Nhưng thời kì này bắt đầu nẩy ra sự nghi kị cả từ hai phía, khiến chúng ta, nếu theo cái nhìn ngày nay, không thể phân biệt được, đức tin của nhà khoa học thời đó là do theo thời hay thật do lòng xác tín của họ. Và lần đầu tiên xem ra Giáo hội cũng hết hứng thú hỗ trợ khoa học. Giáo hội càng ngày càng rút nhiều hơn vào lãnh vực thiêng liêng. Về điểm này, Minois coi đó là hậu qủa của công đồng Trento. Theo ông, để chống lại tiến trình tục hoá trong nội bộ, Công đồng đã vẽ ra lằn ranh quá đậm giữa lãnh vực trần tục và linh thiêng, khiến Vô thần mới có cơ hội thành hình. Dù sao, thế kỉ 18 đã chứng kiến cảnh các nhà khoa học từ từ đi theo thuyết Bất khả luận và Vô thần. Họ nhìn nhà nước chuyên chế và đồng minh gắn bó của nó là Giáo hội như những cơ chế đàn áp và dần quay ra chống lại. Một số khoa học gia đi theo thuyết Hữu thần do họ tự nghĩ ra. Thiên Chúa của các khoa học gia trong thế kỉ 18, nếu có, thì đó là một Thiên Chúa do họ tự chế ra.

Vào cuối thế kỉ này, xuất hiện một hoạt cảnh nổi tiếng : Nhà vật lí lớn Laplace được hoàng đế Napoleon cho mời tới để giải thích cho ngài về hình ảnh thế giới. Và nhà vật lí đã nói cho ông hoàng ham học nghe về thế giới theo quan điểm khoa học thời đó. Khi Laplace vừa trình bày xong, thì Hoàng đế đột ngột hỏi : «Et Dieu?» Và Thiên Chúa ? Laplace liền đứng thẳng người và hiên ngang trả lời: «Dieu? Je n’ ai plus besoin de cette hypothèse!» Thiên Chúa? Tôi chẳng cần gì tới cái giả thuyết ấy nữa.

Với câu nói trịnh trọng đó, Laplace cho thấy hai điều : Thiên Chúa của thế kỉ 18 từ lâu không còn là Thiên Chúa ki-tô giáo nữa. Trái lại, đó là một Thiên Chúa hoàn toàn trừu tượng và nhân tạo, đúng là một giả thuyết, một thứ để điền vào chỗ trống cho cái gì đó mà khoa học chưa biết. Trong thời đại ánh sáng của Khai sáng, tôn giáo chỉ là thứ ánh đèn mù trong những góc còn tối tăm của thế giới. Và người ta muốn dùng khoa học để toả sáng cho những góc tối đó. Thứ hai, thứ Thiên Chúa về hưu mà Laplace nói lên đó trong thực tế chẳng còn cơ may sống sót nữa. Vị này bị Mephisto trong kịch Faust của Goethe cười nhạo : «Thỉnh thoảng ta vẫn thích gặp lão già đó / Và giữ mình để khỏi mất liên lạc với ông ta...» Thiên chúa đó là câu trả lời tự biên cho câu hỏi tự diễn. Với Thiên Chúa đó ta không thể có được câu trả lời cho những vấn nạn cấp thiết về sự dữ trong thế giới, về í nghĩa của đau khổ và về bất hạnh của những người tốt. Thứ Thiên Chúa giả thuyết đó khoa học chẳng cần, Laplace chẳng cần, mà cũng chẳng ai cần.

Khoa học trong thế kỉ 19 còn vô đạo gấp đôi. Họ chẳng còn nhận biết Thiên Chúa ki-tô giáo nữa, và thứ Thiên Chúa hữu thần của Khai sáng thì bị họ cười nhạo hoặc coi là dư thừa. Khoa học thế kỉ 19 không những tìm cách thoát ra khỏi sự bảo hộ của nhà nước và Giáo hội để được tự do nghiên cứu và học hỏi, mà hơn nữa họ còn coi Thiên Chúa là vật cản trên đường khám phá thế giới; họ tin chắc rằng trước sau gì cũng sẽ tìm ra các định luật thiên nhiên để giải mã toàn bộ mọi hiện tượng trong thế giới này. Vũ trụ đối với họ là một bộ máy tất định, vì thế không thể có chỗ cho Thiên Chúa với những phép lạ, những can thiệp bất thường của Người. Quỷ, theo tiếng Hi-lạp là Diabolos, nghĩa là kẻ bị rối loạn. Có thể nói, khoa học tự nhiên thế kỉ 19 coi Thiên Chúa là một con quỷ chuyên phá rối trật tự thế giới do Người tạo ra, nhưng giờ đây chẳng cần Người nữa, vì nó có thể tự động chạy theo một hệ thống định luật phối hợp với nhau. Thiên Chúa của các nhà khoa học thế kỉ 19 là một huyền thoại phản khoa học, nên họ cần phải tiêu diệt nó.

Nhưng đối với các nhà khoa học tự nhiên thế kỉ 19, thế giới sống động muôn loài vẫn là một khó hiểu. Và ở lãnh vực này, những kiến thức của một ông Charles Darwin nào đó có lí. Darwin mô tả một cách khoa học và đầy thuyết phục về quy luật cạnh tranh sinh tồn của các loài mạnh hơn, và qua đó cho thấy thiên nhiên đã và sẽ chuyển biến ra sao. Quy luật của ông bao gồm luôn cả loài người, nên đã bị những ki-tô hữu nặng truyền thống chống lại. Và rõ ràng đây cũng là điểm đi ngược lại câu chuyện tạo dựng trong Kinh Thánh. Cho tới đây, Darwin cũng giống như trường hợp đồng nghiệp Ga-li-lê. Nhưng tâm tánh Darwin khác hẳn Ga-li-lê. Ông là người khiêm tốn, chừng mực và khôn ngoan, cố tránh mọi xung đột không cần thiết, nhưng không lùi bước trước quan điểm khoa học của mình.

Nhưng thế kỉ 19 cũng cung cấp bối cảnh cho một xung đột lớn. Đây không còn là xung đột tín ngưỡng như vào thời Ga-li-lê . Mà giờ đây là tranh chấp công khai giữa một bên là tôn giáo và bên kia là một nền khoa học vô đạo và chống đạo. «Tôi chống tôn giáo, vì tôi theo khoa học», đó là câu nói sau này của Joseph Stalin, một cựu chủng sinh và chào đời lúc Darwin còn sống. Điều lạ là, trong cuộc đối đầu này, cũng như trong các cuộc đối đầu giữa các quốc gia lúc đó, dần dà hai bên đã chẳng còn hiểu quan điểm của nhau nữa.

Lẽ ra thuyết khoa học của Darwin (1809-1882) không hẳn tạo ra xung đột. Trình thuật tạo dựng trong Kinh Thánh viết, Thiên Chúa treo các vì sao «như những chiếc đèn mờ lên bầu trời». Viết như thế, các nhà chép Kinh Thánh dư biết là họ không trình thuật lại chi tiết đúng đắn những ngày giờ đầu của cuộc sáng thế, nhưng họ muốn dùng nó để chống lại việc thần linh hoá các hành tinh, một truyền thống lúc đó đang thịnh hành ở đông phương. Cái mới trong các trình thuật tạo dựng không phải là các hình ảnh văn chương, không phải là bảy ngày hay những «cây đèn mù» được treo lên. Cái mới trong trình thuật kinh thánh là, chỉ có một Thiên Chúa duy nhất, và Thiên Chúa đó đã tạo nên toàn thể vũ trụ từ hư không.

Kinh Thánh không mô tả thế giới; nó cho biết, thế giới mang í nghĩa gì. Thuyết Tiến hoá của Darwin, trái lại, mô tả thế giới và sự phát triển của nó. Trong đó thiên nhiên không phải là một đại lượng cứng nhắc bất biến, nhưng nó biến chuyển năng động với thời gian. Trên căn bản, điểm này tương đồng với quan điểm ki-tô giáo. Còn như đơn giản cho rằng, Thiên Chúa cật lực tạo ra thế giới trong sáu ngày, rồi ngày thứ bảy Người không những nghỉ giải lao, mà là nghỉ luôn không đụng gì tới tạo vật nữa, thì đây không phải là Thiên Chúa ki-tô giáo, mà là thứ Chúa về hưu buồn cười của Epikur hay của Hữu thần. Mephisto trong kịch Faust cũng đã nhạo thứ Chúa đó : «Dĩ nhiên, nếu một Thiên Chúa chỉ cố gắng được có sáu ngày / Và cuối cùng chính mình vỗ tay hô Xong, / Thì đó hẳn phải có cái gì hay đấy! »

Ki-tô hữu, trái lại, tin rằng Thiên Chúa đã trở thành người qua đức Giê-su Ki-tô. Nghĩa là Thiên Chúa đã tự mình đi vào lịch sử và vẫn tiếp tục tác động lên nó dưới dạng Thánh Linh. Như vậy, theo cái nhìn ki-tô giáo, ngay cả đức tin cũng biến chuyển theo lịch sử. Thế thì tại sao tạo vật lại không thể biến chuyển theo lịch sử? Ki-tô giáo tin rằng, ngay từ đầu đã có một số hạt mầm xác tín rồi. Và chúng chỉ trở nên sáng tỏ dần sau một thế kỉ biến chuyển. Đối với các tín hữu bảo căn không kể từ phía nào, thì nhận định «biến chuyển theo lịch sử» này bị coi là rối đạo. Nhưng với Ki-tô giáo thì quan điểm đức tin biến chuyển theo lịch sử qua sự dẫn dắt của Thánh Linh là lí đương nhiên.

Như thế, có sự phát triển của tín lí, nghĩa là, một số xác tín nào đó đã được một công đồng hay giáo chủ tới một lúc nào đó diễn đạt ra thành một công thức rõ ràng, sau bao nhiêu thế kỉ suy tư tìm hiểu về những nội dung đó. Bậc thầy đáng kính của Giáo hội, thánh Tô-ma ở Aquino, không tin vào cái gọi là vô nhiễm thai của đức Mẹ – dĩ nhiên điều này chỉ có nghĩa là Mẹ ngay từ đầu đã được Thiên Chúa chọn, chứ không liên quan gì tới tình dục gì cả, như một số người thiếu hiểu biết vẫn luôn bô bô lên như thế. Tuy vậy, năm 1854, niềm tin cổ xưa này đã được nâng lên hàng tín lí. Kể từ lúc đó, ai không công nhận điều này, sẽ chẳng phải là công giáo.

Một khi chính Giáo hội đòi hỏi phải quan tâm tới lịch sử, và vì vậy cũng có thể có những biến chuyển – dĩ nhiên không có những đứt đoạn hẳn với lịch sử – trong lĩnh vực nền tảng là đức tin, thì điều này cũng phải có giá trị cho nhận thức khoa học. Quả là một công tác nặng nề cho các giáo phụ trước đây, khi phải mang hạt giống đức tin ki-tô giáo được khai sinh trong văn hoá do-thái vào trồng trong tư duy và kiến thức của văn hoá hi-lạp và rô-ma thời đó. Nhưng các ngài đã chẳng chút sợ hãi, thoải mái tự do thực hiện mà không làm thất thoát chút gì đức tin ki-tô giáo. Một công việc như thế, theo cái nhìn ki-tô giáo, luôn phải được tái tục đều đều.

Như vậy, theo xác tín ki-tô giáo, nếu đức tin đã dần tiến tới chỗ trong sáng và nở hoa từ những luật lệ và quy tắc ban đầu, thì tại sao Thiên Chúa cũng không bằng cách đó trao cho tạo vật ngay từ đầu những luật lệ và quy tắc? Những luật lệ dẫn tạo vật thoát ra khỏi tình trạng hỗn mang ban đầu để đi tới chỗ thăng hoa về sau? Nhà khoa học và linh mục người Pháp Teilhard de Chardin vì thế trong thế kỉ 20 đã đưa ra một thuyết Tiến hoá với cái nhìn sâu sắc và phong phú về Chúa Ki-tô và về í nghĩa của lịch sử.

Như vậy, đối với các ki-tô hữu tỉnh thức, thuyết Tiến hoá lẽ ra phải là một tiến bộ khoa học đáng mừng. Dù sao, giáo huấn công giáo chưa bao giờ lên án thuyết đó. Hơn nữa, linh mục tu sĩ dòng An-tịnh là Gregor Mendel, một người đồng thời với Darwin, nghiên cứu sự di truyền và sau bao nhiêu khó nhọc, đã tìm ra được những quy luật mang tên ông, nhằm giúp ta hiểu sâu hơn về thuyết Tiến hoá.

Như vậy tại sao lại có sự xung đột với thuyết Tiến hoá, mà hậu quả cùa nó vẫn còn vang vọng cho tới ngày nay ? Khi Darwin vào năm 1859 cho ra đời tác phẩm nòng cốt của ông, Sự Hình Thành Các Loài Qua Chọn Lọc Tự Nhiên, thì lúc đó thế giới đang trong tình trạng chiến tranh. Chiến tranh giữa khoa học và tôn giáo. Và trong chiến tranh thì quan điểm của hai bên thường bị hiểu sai. Những tấn công liên lỉ lên tôn giáo của một số nhà khoa học khiến cho một số kẻ tin nghĩ ngay rằng, Darwin mang hậu í tấn công mình. Họ tri hô lên, có người bảo chúng ta xuất phát từ khỉ ! Phản Kinh Thánh ! Đặc biệt các tín đồ tin lành trung thành với Kinh Thánh, họ coi Kinh Thánh là tuyệt đối, đã dấy lên một trận chiến chống Darwin và thuyết của ông, kéo dài mãi cho tới nay.

Và dĩ nhiên phía bên kia cũng xắn tay áo. Họ muốn dùng thuyết Darwin làm thành trì cho việc giải thích thế giới theo quan điểm vô thần. Lối biện luận cộc cằn của những người tin lành bảo căn đã khiến cho niềm tin của những kẻ theo thuyết Tiến hoá trở nên dễ hơn. Nhưng thuyết Tiến hóa, trên thực tế, đâu có ăn nhập gì đâu tới câu hỏi, có hay không có Thiên Chúa. Nó chỉ mô tả những quy luật phát triển của thế giới sống động. Chỉ có vậy. Nó chẳng bàn chi tới câu hỏi quyết định, là tại sao lại có muôn loài, mà không phải là hư vô. Lại nữa, thuyết Tiến hoá cũng không thể trả lời câu hỏi, tại sao muôn loài trong thế giới lại ở trong một trật tự toàn hảo, mà không rơi vào hỗn loạn. Và nếu có những quy luật đưa trật tự tới hỗn loạn, thì chúng phải ăn khớp với nhau thế nào, để cho sau một biến chuyển lâu dài, một con người với những nét tế vi như Darwin hay như quý vị đang đọc sách này, có thể xuất hiện. Và thuyết Tiến hoá cũng không tài nào giải thích nổi, tại sao thế giới trong giây lát tới đây sẽ không chìm vào hỗn loạn.

Cũng như mọi thuyết khoa học khác, thuyết Tiến hoá cũng chỉ mô tả được bằng quy luật những gì đang có và những gì mới biết được cho tới nay. Kinh nghiệm tới nay cho hay, những quy luật đó vẫn còn giá trị và hỗn loạn sẽ không xảy ra. Nhưng ai dám quả quyết rằng, thông qua các điều kiện quá khứ, họ có thể tiên đoán tương lai được một cách chắc chắn trăm phần trăm, thì kẻ đó đang muốn trở thành tiên tri ba hoa, chứ không phải là nhà khoa học nữa. Người làm khoa học đứng đắn là người í thức được giới hạn phương pháp và giới hạn kiến thức đạt được. Nhà sử khoa học Ernst-Peter Fischer viết : «Chiều kích lớn lao của Thiên Chúa được tỏ lộ ra qua và trong cuộc tiến hoá. Nhờ đặc tính này, Thiên Chúa giúp cho cuộc sống do Người đã tạo nên được tiếp nối. Tư tưởng tiến hoá quan tâm tới Thiên Chúa, chứ không xua đuổi Người.»
Đối với những ki-tô hữu biết nhìn xa thì thuyết Tiến hoá, như thế, thật ra là một quá trình chuyển tiếp từ một Thiên Chúa chủ lò gốm đang vui vẻ lau tay sau khi đã đúc nên con người, để tiến tới một Thiên Chúa tạo dựng toàn năng đã dựng nên thế giới từ hàng tỉ năm từ hư vô, và đã cho nó những quy luật giúp nó tiến hoá không ngừng, và Người vẫn không ngừng trực tiếp hay gián tiếp tác động hàng ngày, để vũ trụ này không rơi vào hỗn loạn và hư không.

4. THẢM HOẠ CỦA MỘT THẾ GIỚI QUAN

Nhưng trái lại, đối với người vô thần tin tưởng vào khoa học trong thế kỉ 19, thuyết Tiến hoá thật ra ngầm chứa hạt mầm thảm hoạ cho thế giới quan của họ. Thuyết Darwin cho rằng mọi loài không nhất thiết phải tiến hoá theo quy luật thiên nhiên, nhưng có những đột biến, nghĩa là có những thay đổi mầm di truyền một cách đột ngột và ngẫu nhiên. Và theo Darwin, trong quá trình này, chỉ có những biến đổi nào có khả năng mạnh nhất thì mới tồn tại tiếp. Những đột biến này là tâm điểm của toàn bộ thuyết Tiến hoá, nếu không có chúng, cái mới sẽ chẳng xuất hiện.

Nhưng đối với Vô thần khoa học thế kỉ 19, những biến cố không tiên đoán được lại được coi là những vi khuẩn không sớm thì muộn sẽ làm hỏng máy vi tính. Vì tin vào quan điểm tất định, nên việc hoàn toàn không thể tiên đoán được đối với họ cũng giống như quỷ sợ nước phép. Và như vậy, đồng hồ vũ trụ tự động của họ sẽ không chạy được nữa. Nguyên tắc ngẫu nhiên – xưa nay cũng như Thiên Chúa bị họ coi là kẻ thù của khoa học – lẽ ra phải bị khoa học triệt tiêu dần dà bởi các khám khá quy luật tự nhiên, nhưng giờ đây nguyên tắc đó lại chính thức bước vào lãnh địa khoa học – và nó sẽ chẳng bao giờ rời khỏi địa hạt này nữa.

Song trong chiến tranh, có ai lại nhận mình thất bại, huống chi là báo cho bên kia biết sự đầu hàng của mình. Vì thế, đã không ai để í tới vết nứt do Darwin tạo ra nơi bức tường tất định của Vô thần. Và vì vậy người ta đã lầm khi tin rằng, câu trả lời cho vấn nạn: thế giới sống động tiến hoá ra sao, đồng thời cũng là câu trả lời cho vấn nạn quyết định: tại sao thế giới lại tiến hoá và tại sao nó tiến hoá như thế và theo những quy luật như thế.

Trong chiến tranh người ta ít khi quan tâm tới lí lẽ và sự hữu lí, mà chú trọng đặc biệt tới tâm lí. Và tâm lí xem ra đã giúp Vô thần khoả lấp được những thiếu sót bất an do thuyết Tiến hoá gây ra. Tâm lí đã làm cho rất nhiều người tưởng rằng, « mọi chuyện » đã được giải mã cả rồi. Nhưng không phải vậy, và Darwin cũng chưa bao giờ khẳng định như thế. Bất cứ một thuyết nào dám bảo rằng, mình có thể trả lời một lần cho hết mọi vấn nạn, thì thuyết đó không bao giờ là một thuyết khoa học. Nó có thể được gọi là một vũ trụ quan, một í thức hệ, là thuốc phiện cho dân vô thần.

Nhưng đối với tín hữu ki-tô giáo, câu trả lời cho mọi vấn nạn là Lí trí, đó là toa thuốc mà 700 nghị phụ đã đồng thanh tuyên bố vào ngày 24 tháng 4 năm 1870 trong đại thánh đường thánh Phê-rô ở Rô-ma. Giáo hội lúc đó quả đã không dễ có được quyết định này. Một phần là vì đang phải đối diện với ác cảm của khoa học. Phần khác là vì lúc đó đang là thời lãng mạn yêu thích cái vô lí. Và quyết định đó, nhất là vào đầu thế kỉ, cũng đã chẳng lợi gì cho Giáo hội. Giáo hội có nguy cơ mất chính tín hữu mình vì nó, trong lúc cũng chẳng nhờ nó mà thắng được đối phương.

Nhưng cấp thiết phải có quyết định đó, vì Giáo hội ngay từ đầu chẳng sợ lí trí, mà sợ cái vô lí khoác áo huyền bí và ngộ giáo. Và những đòi hỏi vô lí đó không phải chỉ có nơi phía Vô thần, mà cả trong chính Giáo hội. Quyết định của Công đồng dựa trên một đoạn trong thư gởi giáo hữu Rô-ma : «Những gì người ta không nhìn thấy được nơi Thiên Chúa, tức là quyền năng vĩnh cửu và thần tính của Người, thì từ khi Thiên Chúa tạo thành vũ trụ, trí khôn con người có thể nhìn thấy được qua những công trình của Người.» Như vậy, lí trí được gán cho khả năng cao nhất, đó là khả năng nhận biết Thiên Chúa.

Đức tin ki-tô giáo, như vậy, không phải là cái gì bí ẩn, mờ mờ ảo ảo, nhưng nó phải trả lời trước toà án lí trí. Tuy nhiên không phải một lí trí tự bế, mà nó phải có khả năng nghe được tiếng nói mạc khải. Theo cách hiểu của Công đồng, mạc khải đầu tiên và rõ ràng nhất, đó là tạo dựng đang hiện diện trước mắt mọi người. Điều làm cho con người trở nên có phẩm giá, đó là dùng phương tiện lí trí mình để nhận ra Thiên Chúa trong tạo dựng. Đàng khác, cái bi đát của con người là ở chỗ họ có thể nhắm mắt bịt tai trước tạo dựng.Nhưng khả năng để nhận ra mạc khải đặc biệt của Chúa Ki-tô không phải chỉ có việc chiêm ngắm tạo dựng bằng lí trí mà thôi.

Bài ca về lí trí của công đồng Vaticano I đồng thời có nghĩa là một khuyến khích công nhận lí trí trong khoa học. Dĩ nhiên, lí trí có thể sử dụng cho điều tốt lẫn điều xấu. Một lí trí thuần kĩ thuật, không được điều hướng bởi đạo đức, có thể dẫn tới những hậu quả ghê gớm. Khi nhà vật lí vui tính và nổi danh Carl Friedrich von Weizsäcker biết được vụ nổ nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki, ông ngẩn người ra. Những nghiên cứu cơ bản của các nhà khoa học đã là điều kiện để chế bom nguyên tử; các nhà khoa học đã chế bom đó trên phương diện kĩ thuật, họ đã thử bom đó. Và cũng theo suy nghĩ của von Weizsäcker, giờ đây cũng chính các nhà khoa học phải chịu trách nhiệm về cái chết của hàng trăm ngàn người dân vô tội đó. Weizsäcker thấy có «một đường thẳng từ Ga-li-lê tới quả bom nguyên tử», và ông minh xác, thứ khoa học nối tiếp Ga-li-lê là loại không bao giờ có thể áp dụng được. Ga-li-lê đòi cho khoa học phải được tự do hoàn toàn, và như vậy những người làm công tác khoa học chẳng còn cảm thấy phải trách nhiệm cho ai cả, đây là điều Weizsäcker không thể chấp nhận. Ngay Bert Brecht trong cuốn Das Leben des Galilei (Cuộc đời của Ga-li-lê) cũng đã ưu tư tự hỏi, trong khi đòi hỏi (quyền tự do thả cửa) cho khoa học, ta có được phép đẩy con người vào rối loạn rồi xô họ vào bất hạnh không.

Vào cuối thế kỉ 20 đầy đau khổ, nhà vật lí nguyên tử hàng đầu của Liên-xô Andrej Sakarow đã bí mật bay từ Moskau sang Rô-ma. Ông không phải công giáo, nhưng muốn được gặp giáo chủ Rô-ma. Vì lí do lương tâm, ông đã thôi không làm khoa học nữa, thứ khoa học đã phục vụ cho một chế độ độc tài. Ông muốn xin í kiến Giáo chủ về một quyết định đang ray rứt ông, đó là có nên chấp nhận ứng cử vào quốc hội nhân dân Liên-xô không. Là vì theo ông, một khi bước vào chính trị, ông có cơ lại bị lạm dụng và như vậy sẽ phải dây vào trách nhiệm. Giáo chủ đã nói chuyện với ông rất lâu, và cuối cùng khuyên ông nên chấp nhận ứng cử.

Khoa học đã qua một chặng đường dài, kể từ khi Ga-li-lê nằng nặc đòi giáo chủ Ur-ba-nô VIII phải để cho khoa học tự do hoàn toàn và phải dành cho nó vị trí ưu tiên, cho đến cuộc viếng thăm Gio-an Phao-lô II của Sakarow. Với kinh nghiệm đau đớn riêng, ông đã chia sẻ nhận định của Giáo chủ: Một nền khoa học phục vụ con người có trách nhiệm phải luôn í thức được biên giới tự do do đạo đức đặt ra. Trong thập niên 90, khi quốc hội Đức thảo luận câu hỏi quan trọng về mặt đạo đức và nhân chủng: Có phải con người chết thật khi não bộ hết hoạt động không, thì chính những dân biểu vô tôn giáo thuộc đảng cộng sản cũ đã yêu cầu Giáo hội cho biết í kiến. Chưa bao giờ câu hỏi về trách nhiệm của khoa học trở thành thời sự như lúc này. Ngay cả những người không tỏ ra quan tâm với những câu hỏi đại loại như thế cũng nhìn thấy nguy cơ cho nhân loại, nếu như khoa học hay các khoa học gia không còn biết đến đạo đức nữa, mà chỉ còn biết đến quyền lợi hoặc chỉ quan tâm tới sở thích riêng của mình mà thôi.

Thời đại Ga-li-lê của khoa học đã qua. Và đặc biệt chính khoa học đã góp phần đưa tới cái kết thúc đó. Vào cuối thế kỉ 19, một lần nữa xáo trộn lại xẩy ra. Darwin, người xem ra đã giải quyết xong câu hỏi về sự hiện hữu của thiên nhiên sống động, lìa trần. Freud bắt đầu việc nghiên cứu phân tâm học của ông vào năm 1895, ông này cũng muốn giải thích mọi phản ứng tâm thần của con người rốt cuộc đều tuân theo các quy luật bản năng. Cùng năm đó, bên Pháp, một vài nhà trí thức, trong đó có cả nhà đấu tranh không mệt mỏi cho Vô thần là Emile Zola, ra một tuyên ngôn đòi hỏi tôn giáo phải được thay thế bởi khoa học. Thuyết Vô thần khoa học và nền khoa học vô thần đã được nhóm hội Wilhelm (ở Đức) hồ hởi đón nhận. Ernst Haeckel loan báo trong cuốn sách nổi tiếng của ông Die Welträtsel (Bí mật thế giới) vào năm 1900: Rồi đây, tất cả mọi định luật thiên nhiên sẽ được khám phá và không còn gì dưới mặt trời này mà khoa học không giải thích và không tiên đoán được. Tháp Babel giờ đây chắc chắn sẽ đụng tới trời, và mọi thứ khó hiểu không giải thích nổi rồi sẽ được lột trần ra tuốt luột.

Trong thời điểm lịch sử thế giới đó, Vô thần và Khoa học tiến sát tới nhau đến nỗi gần như cả hai là một. Dù sao, chưa bao giờ gần nhau đến như thế từ trước tới lúc đó và mãi về sau này. Nhưng rồi, biến chuyển bước ngoặt bỗng xẩy tới. Bước ngoặt của khoa học tự nhiên với thuyết Lượng tử, thuyết Tương đối và thuyết Nổ vũ trụ, và sau đó với những thuyết khoa học mới như của Karl Popper, những thuyết này không còn cho phép khoa học chiếm hữu sự thật riêng cho mình nữa. Tất cả những thứ đó một sáng một chiều làm nổ tung những nền tảng tri thức, mà đôi phần đã có hàng trăm năm nay, của Vô thần. Sau trường hợp Ga-li-lê, Giáo hội và khoa học đã xa nhau về mặt tình cảm thế nào, thì giờ đây, mối tình giữa Vô thần và Khoa học cũng vỡ tan như vậy về mặt lí luận.

Ngay những người hàng đầu của nền khoa học tự nhiên tân thời lại quay về với tôn giáo. Max Planck, cha đẻ thuyết Lượng tử, đã kết thúc bài thuyết trình lừng danh Religion und Naturwissenschaft (Tôn giáo và khoa học tự nhiên) của ông với câu : «Hãy trở về với Thiên Chúa !» Werner Heisenberg cho biết, nhận thức khoa học tự nhiên cần phải thu hẹp vào một khía cạnh của hiện thực, vào cái gọi là khách quan. «Nhưng ngôn ngữ tôn giáo phải làm sao tránh tạo phân rẽ thế giới ra thành hai mặt chủ quan và khách quan; bởi vì ai dám quả quyết rằng, mặt khách quan có thực hơn mặt chủ quan.» Và quả thật, nhà khoa học nào cũng đương nhiên dùng sự nghi ngờ phương pháp, lấy thí nghiệm và chứng minh để làm dụng cụ nhận thức. Nhưng làm sao lấy những cái đó để tìm hiểu được tình yêu – và đối với các nhà khoa học tình yêu còn quý báu hơn mọi nhận thức khoa học có được khác. Albert Einstein, cha đẻ thuyết Tương đối, thoạt tiên đâm ra không tin gì nữa. Nhưng càng đi sâu vào khoa học, ông càng ngỡ ngàng và khâm phục đấng thánh thiêng : «Lòng đạo của ông xuất phát từ sự ngỡ ngàng say mê trước trật tự hài hoà mang tính quy luật của vũ trụ, qua đó cho thấy có sự hiện diện của một lí trí vô cùng vượt trội, mà mọi suy tư và xếp đặt hữu lí của con người hoàn toàn chẳng phản ảnh được một tí nào cả.» Tinh thần không phải là một phó sản của vật chất, nó là cấu trúc thống trị vật chất. Trí tuệ nhận biết của con người chỉ là một sự suy nghĩ lại cái đã được nghĩ ra trước. Và cuối cùng, vào thập niên 60 của thế kỉ 20, nhà vật lí lượng tử Pascual Jordan đã viết ra tác phẩm nổi tiếng đề cập trên đây Der Naturwissenschaftler vor der religiösen Frage (Nhà khoa học tự nhiên trước câu hỏi về tôn giáo). Trong đó ông không những giải thích về thế giới quan mới của khoa học tự nhiên, mà còn thản nhiên nói lên lòng khâm phục của một nhà khoa học tự nhiên tân thời trước các phép lạ của tạo dựng thiên chúa. Rõ ràng, nhà vật lí Pascual đề cập tới phép lạ.

5. PHÉP LẠ, MÙ QUÁNG VÀ THỰC TẠI

Mephisto của Goethe mỉa mai một cách tôn kính về tôn giáo: «Phép lạ là đứa con yêu quý nhất của đức tin.» Ngay từ thế kỉ 18 những người có học thường vẫn cười mỉm khi nghe nói về cái gọi là phép lạ, bởi vì họ xác quyết rằng, không thể nào có sự phá rào nơi các định luật thiên nhiên. Chính nhiều ki-tô hữu, kể cả thần học gia ki-tô giáo, cụ thể là Hans Küng trong cuốn sách Existiert Gott ? (Có Thiên Chúa không?) không chấp nhận có phép lạ, là vì theo họ, thế giới và các quy luật thiên nhiên đều do Thiên Chúa tạo ra, làm sao Người lại phá vỡ quy luật do chính tay mình tạo. Nhưng từ thời đó đã có câu hỏi ngược lại : Nếu như Thiên Chúa là Thiên Chúa thật, chứ không phải là thứ Thiên Chúa về hưu của Hữu thần, thì tại sao Người lại không làm được?

Hẳn nhiên, một đức tin nghiêm chỉnh có sự hỗ trợ của lí trí không được phép tin vào những phép lạ vớ vẩn. Vì thế, Giáo hội luôn rất thận trọng trong việc công nhận phép lạ. Ngoài hai phép lạ nền tảng về sự nhập thể và sống lại của Chúa Giê-su Ki-tô ra, tín hữu công giáo không buộc phải tin một phép lạ nào khác như ở Lộ-đức, Fatima hay một nơi nào khác. Và chính Giáo hội cố gắng kiểm soát tối đa, để việc tin phép lạ nơi các địa điểm hành hương không trở thành quá lạm. Điều cũng hiển nhiên, nếu phép lạ chỉ là một thứ màn xiếc ảo thuật, thì nó hoàn toàn chẳng có ích lợi gì cho đức tin. Nhiều phép lạ có lẽ chỉ nhắc nhở cho ta biết rằng, thế giới không vận hành nhịp nhàng, như ta vẫn thường nghĩ. Những thứ phép lạ buồn cười đó có lẽ chỉ là một thứ đãng trí của Thiên Chúa hay một thứ lỗi lầm của vụ nổ uyên nguyên. Như vậy, quả đúng như điều ta học khi học thần học, phép lạ trước hết là dấu chỉ của Thiên Chúa cho con người. Phép lạ trong í nghĩa ki-tô giáo, như vậy, không phải là những màn ảo thuật, nhưng chúng nói lên một điều gì vào một thời điểm lịch sử nào đó cho riêng một người hay nhiều người nào đó.

Cựu Ước cho ta một thí dụ phép lạ căn bản : Việc giải thoát dân Do-thái ra khỏi Ai-cập. Chúng ta đã biết hình ảnh dân này băng qua biển Đỏ với việc rượt đuổi của binh lính Ai-cập. Nước chẻ ra thành một lối đi cho dân Do-thái vượt qua. Câu chuyện thật thú vị. Ai cũng nghĩ rằng, đó là một can thiệp đầy uy quyền của Thiên Chúa chống lại các «quy luật tự nhiên». Nhưng đọc kĩ Cựu Ước, ta thấy câu chuyện không mang tính đột xuất và hoàn toàn khó giải thích như ta nghĩ. Thiên Chúa yêu cầu Mai-sen dơ tay ra để phân cách nước biển – nhưng đã chẳng có gì xẩy ra. Dù sao, chẳng có gì xẩy ra ngay. Và Kinh Thánh viết : «Gia-vê khiến một cơn gió từ hướng đông thổi mạnh suốt đêm đẩy nước lùi lại và làm cho biển khô.» Dân Do-thái đi qua, và khi Pha-ra-ô cùng quân lính băng theo, thì «nước dâng cao trở lại như mức trước đây khi hừng đông tới», làm chết chìm toàn bộ binh đoàn Ai-cập.

Ở đây, không phải «quy luật tự nhiên» bị phá vỡ. Mà Thiên Chúa đã dùng quy luật «của Người» để cứu dân Do-thái. Dù vậy, đó vẫn là một phép lạ. Phép lạ ở chỗ, gió tới đúng vào lúc dân Chúa chọn đang gặp nguy đứng trước biển sâu và không ai biết làm sao. Như vậy, phép lạ của Chúa không phải là bất cứ một màn xiếc lạ lùng nào, nhưng là những câu trả lời đầy quyền uy của Chúa trước nỗi nguy nan con người, cũng giống như sau này mana rơi cho dân đói ăn, Mai-sen đập nước ra từ tảng đá cho dân khát uống. Và chính vì thế mà dân Do-thái từ 3250 năm nay hàng năm vẫn nhớ tới biến cố có một không hai băng qua «biển Đỏ», là vì Thiên Chúa qua hành động đó đã thực sự cứu họ qua cơn nguy nan. Khó tin, nhưng mà thật. Và việc kể lại sự thật đó đã liên kết dân này suốt từ nhiều ngàn năm nay. Nếu đó chỉ là một màn ảo thuật, thì chắc chắn người ta đã quên nó chỉ sau hai tuần lễ.



Khi ghi chép các sự kiện bất thường, người ta có nghĩ rằng, đó là phép lạ hay là những đột phá quy luật tự nhiên hay không? Vào thời con người chưa biết gì về các quy luật tự nhiên, câu hỏi này chẳng quan trọng gì cả. Nhưng khi bước vào đầu thời khoa học hiện đại, thì người ta bỗng dưng cấm Thiên Chúa không được làm phép lạ, vì chúng đi ngược lại quy luật thiên nhiên của họ. Thiên Chúa bị họ giam lỏng trên trời, không cho làm gì cả. Nhiều nhà khoa học tự nhiên lúc đó tỏ ra ngất ngây trước trật tự hài hoà của vũ trụ. Vì thế, nếu lỡ để cho Thiên Chúa tác động vào, thì quy luật vũ trụ của họ sẽ có cơ rơi vào hỗn loạn. Một số nhà thần học lúc đó bảo rằng, phép lạ là dấu chỉ hành động của Thiên Chúa, nhưng dấu chỉ này bắt buộc phải diễn ra trong vòng nội quy của các nhà khoa học tự nhiên. Thành ra, cuối cùng, người ta cũng chẳng hiểu, phép lạ theo mấy vị đó hiểu là thứ gì nữa.

Đám bình dân có đức tin thì vẫn đơn giản tiếp tục tin rằng, phép lạ là những tác động của Thiên Chúa vào trần thế. Niềm tin này cho thấy, không phải các nhà khoa học tự nhiên cũng không phải các nhà thần học, mà chính Thiên Chúa quyết định nội quy thế giới. Và rồi, bỗng dưng cũng chính khoa học tự nhiên đã đứng lên cho hay họ đã lầm. Họ bảo, nội quy thiên nhiên không hẳn nghiêm nhặt như trong một lữ quán thanh niên, song nó linh động như luật lệ giao thông ở Í-đại-lợi, nơi đèn đỏ nhiều khi chỉ là một mời gọi khách bộ hành dừng lại mà thôi. Hay nói theo khoa học: Trong thế giới nguyên tử, thế giới vận hành không mang tính chất tất định, nhưng nhảy vọt, nhảy vọt một cách lượng tử. Một nguyên tử đương nhiên sẽ nhảy lên một cấp năng lượng cao hơn ? Điều này người ta không thể xác quyết được một cách chắc chắn, mà chỉ có thể tiên đoán một cách xác xuất mà thôi. Như vậy, những biến số thống kê luôn có thể xẩy ra, và chúng không phá vỡ quy luật tự nhiên nào cả. Cuối cùng thì các quy luật tự nhiên chỉ mang tính cách thống kê mà thôi. Tuy nhiên ở đây xác xuất trên bình diện vĩ mô vẫn rất lớn, khiến các quy luật tự nhiên cũ vẫn có thể tiếp tục sử dụng được. Như vậy thì chuyện Chúa Ki-tô về trời, như ta đã đề cập ở trên, không phải là một vấn nạn vật lí không thể xẩy ra được. Về mặt vật lí, những biến cố như thế rất khó xẩy ra, nhưng ta không thể nói được, là chúng chắc chắn không thể xẩy ra được.

Như vậy, thì đâu là í nghĩa của phép lạ? Ta dứt khoát không thể tiến xa hơn được, nếu cứ tiếp tục sử dụng định nghĩa cũ, coi phép lạ là một sự đột phá quy luật tự nhiên. Nên nhớ, quần chúng bình dân đã chẳng bao giờ tin vào định nghĩa này. Là vì ở thời đại Ga-li-lê, vật lí bảo, quy luật tự nhiên không thể bị đột phá. Nhưng giờ đây, ở thời đại vật lí lượng tử, người ta lại dạy, quy luật tự nhiên có thể bị đột phá, là vì chẳng còn có quy luật tự nhiên nữa trong í nghĩa này. Như vậy chỉ còn lại điều mà quần chúng vẫn tin: Phép lạ là một tác động của Thiên Chúa, qua đó Chúa muốn cho tôi hiểu một điều gì đó.

Quý vị đã có lần nào chứng kiến một cảnh sinh nở chưa ? Ngày nay, người đàn ông cũng thường được hiện diện bên bàn sanh của vợ. Vì thế, tôi đã không ngại tham dự khoá học làm sao để giúp thai phụ sanh con. Tôi đã học được những điều hay về mặt i khoa lẫn cả những chuyện lang băm. Tới ngày sinh đứa con gái đầu lòng của chúng tôi. Tôi là bác sĩ. Tôi đã học i khoa. Tôi đã chứng kiến nhiều vụ sanh nở. Con gái chúng tôi chào đời một cách «bình thường».

Cuộc sinh nở đó, theo tôi, không có gì đi ngược lại quy luật tự nhiên và ngược lại các tiêu chuẩn phụ khoa cả. Nhưng tôi cam đoan với quý vị, điều tôi chứng kiến quả là một phép lạ. Thoát chốc một con người mới xuất hiện, một cái tôi mới, trước đây chưa hề có, và tôi là cha của đứa trẻ đó, không có tôi thì cái tôi mới đó đã chẳng hình thành. Tôi đã chứng kiến một phép lạ. Tôi còn nhớ rất rõ, cái chữ phép lạ đó đến với tôi như thế nào. Tôi phải nhấn mạnh rằng, tôi không lạ gì về những gì xẩy ra trong quá trình chào đời của con gái tôi, mọi tác động hộ sinh đối với tôi đều quen thuộc, về mặt i khoa, lần sinh của con tôi chẳng có gì lạ lùng cả. Dù vậy, tôi vẫn cảm nhận trong biết ơn và vui mừng đó là một phép lạ.

Trong cuộc sống, đôi khi chúng ta không nghĩ tới phép lạ, là vì ta đã biết sơ sơ những gì xẩy ra hoặc vì những chuyện đó đã xẩy ra quá nhiều lần. Những chuyện này không phải không đáng ngạc nhiên, mà là vì khả năng cảm nhận của ta đã bị thui chột. Ngoài ra, tôi tin rằng, nhiều ông – và cả nhiều bà – cũng đã có cảm giác phép lạ, khi chứng kiến cảnh con mình chào đời, nhưng họ đã ngại không nói lên chữ phép lạ này. Mà có lẽ, để nhận ra được phép lạ, ta cũng cần chút tỉnh thức tinh thần và chút thảnh thơi chiêm ngưỡng thế giới. Dù sao, bao lâu ta vẫn làm như «người ta» vẫn làm, bao lâu ta vẫn nghĩ và nói điều thường tình, nghĩa là bao lâu ta vẫn sống theo thói quen, bấy lâu ta khó nhận ra phép lạ: Ờ, nhà tôi sanh hôm qua, ở phòng bảy, lầu năm, người thân được có mặt …

Đối với kẻ tin, tạo dựng xưa nay đã là một tác phẩm phép lạ. Nhưng có lẽ vì phải nghe quá nhiều luận điệu của Vô thần, rằng khoa học đã giải mã được hết tiến trình hoá sinh của muôn loài sống động, nên ta đã không còn bén nhạy trong cảm nhận. Nhưng biết quy luật tiến triển của muôn vật đâu có nghĩa là biết được nguyên do sinh thành của chúng. Tại sao có vũ trụ, tại sao nó vận hành theo những quy luật này mà không theo những quy luật khác, tại sao nó trong chớp mắt tới đây lại không rơi vào rối loạn, tất thảy những điều đó không phải là phép lạ ư. Phép lạ này thuyết Tiến hoá không thể và không muốn giải thích. Như vậy, thuyết Tiến hoá không coi tạo dựng là phép lạ, mà họ lại còn nhét vào tạo dựng thêm một phép lạ Tiến hoá của họ nữa.

Giả sử hàng triệu năm nữa một giống sinh vật khôn ngoan từ một hành tinh nào đó xuống địa cầu và chẳng còn thấy một sự sống hữu cơ nào nữa ở đây, nhưng hơ sẽ thấy những lưu chứng còn lại của con người. Chẳng hạn còn thấy một chiếc xe con bọ (Käfer) cà rịch cà tàng, mà tôi đã sử dụng thời còn đi học. Và họ còn thấy những kiểu trước và sau loại xe này. Và qua đào bới tìm tòi, họ có thể dựng lại được một tiến trình phát triển của loại xe đó. Họ còn có thể xác định được rằng, đã có một cuộc đấu tranh sinh tồn, qua đó mẫu xe đẹp và chắc chắn nhất đã thắng thế các mẫu khác. Và cho dù các sinh vật đó có đào đất moi óc tìm hiểu đến đâu, thì trước sau gì họ vẫn phải tin rằng, đã có một ai đó đã nghĩ và chế ra loại xe con bọ đó.

Một cọng cỏ được thiết kế còn rắc rối hơn chiếc xe con bọ. Ta có thể dùng thuyết Tiến hoá để mô tả cấu tạo và tiến trình biến hoá của nó. Nhưng thuyết này vẫn không trả lời được, ai đã tạo nên thiên nhiên và quy luật tự nhiên, để cho sự tiến hoá dẫn tới việc hình thành nên được những mao quản tế vi trong cọng cỏ. Rõ ràng, khác với xe con bọ, các loài sống động đều có một động lực riêng nào đó trong mình. Cố tình bỏ qua cái «sự sống» này, thì cũng như đâu có giải thích được gì. Bảo rằng, bản đại hoà tấu số 9 của Ludwig van Beethoven sở dĩ sống sót, là vì nó có khả năng vượt qua được mọi chiến tranh và đua chen, thì có dở hơi lắm không ? Hay vì mình đã hiểu sai thuyết Tiến hoá ? Có một thứ chủ nghĩa tồn cổ vô thần, nó chỉ biết trau chuốt cho những tiên kiến mà thôi, còn ra cứ ngậm miệng như hến trước những lí luận phản biện.

Nhà đoạt giải Nobel văn chương Francois Mauriac nói: «Việc xuất hiện của sự sống, thoát thai từ chất liệu đời đời vào một điểm biên của thời gian và không gian, và sự phát sinh của nó từ tế bào nguyên thuỷ tiến tới khuôn mặt trên màn hình chiếu bóng trong xóm tôi ở, cho tới ánh mắt trẻ thơ đang hướng về tôi, cho tới khúc nhạc chậm của Mozart, cho tới bài Ellipse của Rimbaud. Nếu bỏ qua không màng tới cái bí ẩn của thế giới đó, đối với tôi, thì cũng vô lí như một người bị đắm tàu cứ đứng trơ trơ ngắm dấu chân người trên cát.»

6. CÁI LẦM CỦA STEVEN HAWKING
VÀ NHỮNG TẤM HINH MAU CỦA NÃO

Nhà vật lí thiên văn Steven Hawking (1942- ) viết trong cuốn sách đáng đọc Một Câu Chuyện Ngắn về Thời Gian của ông rằng, thuyết Nổ vũ trụ đương nhiên không hợp với lối suy nghĩ ki-tô giáo. Ông còn quả quyết, giáo chủ Gio-an Phao-lô đã nói như thế trong buổi gặp gỡ các tham dự viên của một hội nghị khoa học ở Rô-ma, trong đó có ông tham dự. Vì tôi không tin điều ông nói, nên tôi đã nhất tâm tìm hiểu: Giáo chủ đã không nói như thế. Và trên thực tế, thuyết Nổ vũ trụ, sau một thời gian dài, lần đầu tiên đã trở nên hợp hơn với niềm tin tạo dựng của Ki-tô giáo, dù rằng một số nhà khoa học tự nhiên có tiếng ngày nay vẫn có quan điểm ngược lại một cách phi lí, vì họ còn bị ám ảnh bởi cuộc xung đột lâu dài giữa Giáo hội và khoa học.

Steven Hawking là thành viên của Viện Hàn Lâm Giáo Chủ Về Khoa Học. Dù với bất đồng trên, ông cho biết, ông rất cảm kích về cuộc gặp gỡ Giáo chủ, và cho hay các nhà khoa học vô thần hoặc theo thuyết bất khả tri khác cũng muốn tiến gần lại với Giáo hội. Năm 2003 tôi tổ chức một cuộc hội thảo ở Vatican về đề tài lạm dụng tình dục, các vị lãnh đạo ban bộ của Toà Thánh có tham dự. Nhiều nhà khoa học hàng đầu quốc tế được mời dự, không ai trong họ là công giáo, và ai cũng vui vẻ nhận lời. Cuộc hội thảo rất thành công.

Trước hội thảo, một trong những nhà khoa học được mời nói với tôi : «Anh biết không, tôi vô thần, vì bố tôi là người vô thần, nhưng tôi đánh giá rất cao Giáo hội.» Vị này là một chuyên gia nổi tiếng trong ngành chữa trị các tội phạm tình dục. Trong hội thảo, khi người ta đề cập tới việc thiếu sự thân mật như là một yếu tố có thể gây nguy hại và liền đó việc độc thân tu sĩ trong Giáo hội cũng được nêu lên, thì vị đó lên tiếng : Đây là một hiều lầm ; tôi nghĩ, linh mục công giáo đã có mối dây thân mật với Thiên Chúa. Và về sau, liên quan tới một tình huống khác, một đồng nghiệp – phật giáo – cho hay, muốn sống đời độc thân, người ta không cần phải học thật kĩ về khoa tính dục, nhưng rất cần phải đi sâu vào đời sống tâm linh.

Trong khoá hội thảo, chẳng thấy có chút căng thẳng nào cả giữa tôn giáo và khoa học. Cái xung đột cũ giữa tôn giáo và khoa học không còn nữa. Các khoa học gia tỏ ra càng ngày càng thích tìm hiểu Thiên Chúa. Pháp là một quốc gia có mức độ tục hoá ở chóp đỉnh. Vậy mà cuộc phỏng vấn ở nước này vào năm 1989 cho thấy vẫn còn có 50% các nhà khoa học tin vào Thiên Chúa. Thứ khoa học gia hăng say đầu quân vào Vô thần, như vẫn thường thấy trong thế kỉ 19, thời nay chẳng còn mấy ai.

Dĩ nhiên, trong lĩnh vực này, cũng có chủ nghĩa hoài cổ và tồn thống. Thỉnh thoảng lại thấy bày bán những thứ đồ cổ tinh thần của thế kỉ 19. Í thức hệ Darwin, một thứ thuyết chống lại quan điểm của Darwin, quả quyết rằng, thuyết Tiến hoá không phù hợp với một Thiên Chúa tạo dựng vẫn tiếp tục can thiệp vào thế giới. Ngay trong thế kỉ 19, lập luận này đã không đáp ứng tiêu chuẩn khoa học rồi. Nhưng ngày nay bỗng dưng người ta lại đánh thức nó dậy. Và tức khắc, đối thủ đã có hơn 100 năm trước đây của nó là phái Tạo dựng bảo căn cũng bật dậy. Phái này tin vào từng chữ trong Kinh Thánh, điều mà ngay dân Do-thái du mục cách đây hơn 3000 năm có lẽ cũng đã chẳng tin như thế. Ở Hoa-kì hiện nay cả hai phái đang cố gắng chen chân vào trường học. Trên căn bản, cả hai quan điểm này chẳng liên quan tí gì tới sinh học. Những thuyết hiện đại hơn, như thuyết Tạo mẫu khôn ngoan (Intelligent Design), cố gắng lưu í tới sự hạn chế phương pháp của thuyết Tiến hoá khoa học – đã là một thuyết khoa học thì không có quyền bao thầu việc giải thích mọi sự -, và từ những quan sát thế giới thuyết này cố làm nổi bật lên sự hiện hữu của một đấng Tạo hoá. Ở đây không phê phán gì về phẩm chất khoa học của các kết quả đã đạt của thuyết Tạo mẫu ; nhưng điều này thì rõ: Nếu quả thật người ta muốn phủ nhận thuyết này, chắc chắn người ta sẽ không tìm ra được những lí chứng khoa học để biện minh cho phủ nhận của mình, và như thế, phủ nhận Thuyết tạo mẫu cũng đồng thời có nghĩa là người ta đã dùng một xác quyết vô khoa học để phủ nhận khả năng hiện hữu của Thiên Chúa. Vì thế, phải thận trọng theo dõi những cuộc tranh luận kia, bởi vì qua chúng, những cấm kị hay những suy nghĩ lạc hậu của thế kỉ 19 có thể lại được người ta gián tiếp lôi ra sử dụng trong thế kỉ 21.

Cả trong lãnh vực nghiên cứu não, mới đây, thế kỉ 19 lại đột ngột xuất hiện trở lại. Tôi có tham dự một cuộc họp lớn của đa số tham dự viên là các bác sĩ phân tâm, trong đó một nhà nghiên cứu não – có viết nhiều sách nhưng không mấy sáng sủa – cho hay, kết quả nghiên cứu của ông cho thấy con người trên thực tế không có tự do, và ông cũng xác nhận, quan điểm của Sigmund Freud xưa nay vẫn đúng. Tiếp đó, tôi thấy những bộ mặt phân tâm đã hành nghề lâu năm – mà hàng chục năm nay đã phải khổ sở với những tác phẩm khoa học nói lên sự sai lầm của một số luận điểm nền tảng của khoa phân tâm (của Freud) – giờ đây nước mắt lưng tròng hân hoan thở ra nhẹ nhõm với cái khám phá của thuyết trình viên. Nhà nghiên cứu não còn trưng ra một số hình chụp nhiều màu, qua đó ông chỉ cho thấy đâu là vùng tự do, đâu là vùng không tự do của con người. Ở đây, tôi chỉ có thể nhắc lại điều căn dặn của con gái 9 tuổi của tôi: «Người ta không phải tin tất cả những gì họ thấy.»

Nỗi cuồng nhiệt trong việc nghiên cứu não dưới nhan đề «Não bộ của tôi điều khiển chứ không phải tôi» bắt nguồn từ một ông chủ tiệm vô thần người Anh trong thế kỉ 18. Đó là nhà theo phái vật chất John Toland, ông này viết vào năm 1720: Thế giới là một guồng máy và suy nghĩ là một chuyển động của não bộ. Chỉ tiếc ông này thời đó đã không có được những bức hình nhiều màu chụp từ máy điện tử và đã không có được máy phóng hình để chiếu lên như vị thuyết trình hôm nay. Nhưng chất liệu tinh thần thì vẫn là một. Những kết luận của thuyết trình viên đã rơi vào một cái gọi là lỗi phạm trù, điều mà những sinh viên học nhập môn triết học không thể không biết. Dĩ nhiên não bộ là một cơ quan, trong đó xẩy ra những tiến trình vật chất. Và đó là điều kiện để ta có thể suy nghĩ. Nhưng nếu hiểu tương quan giữa các tiến trình vật chất với các tiến trình tinh thần là một đối một, thì đây là tầm kiến thức của năm 1720, cho dù mấy tấm hình màu xuất phát từ thế kỉ 21. Ngày khoa nghiên cứu não bước vào nghiên cứu tự do con người cũng có thể sánh được với cái ngày, mà anh chàng vô sản ngớ ngẩn Gagarin tuyên bố, anh đã vào vũ trụ mà chẳng thấy Thiên Chúa ở đâu cả. Tôi nghĩ tới cái tinh thần khiêu khích của một Diogenes, mà như ta đã biết, ông cầm chiếc đèn đi tìm người giữa đường phố ban ngày của Athen, và cho hay, chẳng gặp được ai cả.

Trên thị trường chứng khoán, có những biến cố rất nhỏ nhưng lại làm thị trường chao đảo. Một thị trường dễ kích động như thế xuất phát từ cuộc phân li vội vàng của Vô thần hiện thực cách đây 100 năm giờ đây lại có mặt trong lãnh vực «Thiên Chúa của các nhà khoa học». Chúng ta đã thấy, có những người rất mực lí luận, vậy mà không hiểu sao lại sẵn sàng ôm lấy những thứ tôn giáo ngớ ngẩn, tự đưa mình vào bẫy của đám con buôn chợ trời khôn khéo. Họ chọn cho mình một thứ tôn giáo giai đoạn, mà họ đã gặp được trong lần nghỉ hè vừa rồi, để rồi hè năm tới sẽ tính lại, tìm thứ khác. Những thứ nguỵ tôn giáo đó đâu giúp ta được những câu trả lời cho những vấn nạn quan trọng cuộc đời. Có lẽ vì mức độ chuyên môn hoá cao quá, nên nhà khoa học đã dễ dãi chấp nhận những quyết đoán thiếu nền tảng của một lãnh vực khoa học khác không thuộc chuyên môn của mình. Cả Georges Minois cũng than : «Sự biến tướng nguỵ khoa học trong lòng phong trào này cũng rất mạnh và làm lung lay nền tảng khả tín của nó. Việc nhào trộn lung tung những mảnh vụn tín ngưỡng từ nhiều nguồn gốc lại với nhau trong một nước xúp huyền bí và chiêm tinh, cộng thêm gia vị là những tiên tri nhảm nhí lẫn những mảnh vụn khoa học khó tiêu, đã làm cho lí trí suy luận hoảng sợ, khiến nó cuối cùng buồn rầu nhớ đến cái thời chiến tranh lạnh tốt đẹp xa xưa giữa ki-tô hữu và những người vô thần vật chất.»

Tuy vậy, khoa học gia trước sau vẫn được đề cao, và người ta hay hỏi họ về chuyện Thiên Chúa và trần thế. Chuyện trần thế dĩ nhiên họ biết nhiều, nhưng hiểu biết về Thiên Chúa thì lắm khi họ không hơn được anh bán bánh mì bên cạnh. Và kết quả những cuộc phỏng vấn đó đôi khi thật buồn cười. Nhưng trong thời đại truyền thông, chỉ có danh mới quan trọng, chứ chẳng cần khả năng, nên người ta cứ đua nhau hỏi các nhà khoa học nổi tiếng về đủ mọi thứ chuyện. Cũng giống như các chương trình nấu ăn truyền hình hiện nay, trong đó những tay đầu bếp là các ông bà nghệ sĩ, những người mà bình thường chưa chắc đã tráng được quả trứng để điểm tâm. Người ta phỏng vấn các tay đánh quần vợt giỏi về í nghĩa cuộc đời. Khả năng đánh vợt giỏi hệ tại nơi sự điều hợp các cử động bắp thịt chân và tay phải, trung tâm điều hợp này chủ yếu nằm ở tiểu não. Trong lúc đó khả năng suy nghĩ về cuộc đời thường lại nằm ở đại não. Nếu như câu hỏi về í nghĩa cuộc đời và về sự có mặt của Thiên Chúa quả thật quan trọng, kể cả mang tầm quyết định cho cuộc đời mọi người, thì tại sao người ta lại không tìm tới hỏi những người thật sự có thẩm quyền trả lời? Dù sao, các nhà khoa học chỉ làm khoa học một cách đứng đắn, khi họ không xác quyết rằng, mình là người nắm giữ chân lí, mà họ chỉ nói lên những xác xuất có thể chứng minh ngược lại. Thường họ suốt đời chỉ đi sâu vào một khía cạnh chuyên môn rất hạn hẹp nào đó mà thôi. Rõ ràng, về câu hỏi lớn về í nghĩa cuộc đời, họ không có thẩm quyền hơn những người khác, vốn được sinh ra sống một thời rồi chết. Câu hỏi hiện sinh quyết định này liên can tới tất cả mọi người, và để có thể trả lời nó được một cách rốt ráo, ta không cần bằng cấp hàn lâm cho bằng có được những hiểu biết sâu xa về cuộc sống.


Tác giả Phạm Hồng Lam