Trang 1 trong 2 12 Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 22

Ðề tài: Vĩnh biệt cụ Hoàng Thị Minh Hồ, người có công đặc biệt trong những ngày lập quốc

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Vĩnh biệt cụ Hoàng Thị Minh Hồ, người có công đặc biệt trong những ngày lập quốc

    Nhà tư sản Minh Hồ với vận mệnh quốc gia, dân tộc


    Bà Hoàng Thị Minh Hồ đã rời cõi tạm nhưng câu chuyện về tấm lòng của doanh nhân đối với vận mệnh quốc gia, dân tộc vẫn còn ở lại.



    Ngày 5-11, bà Hoàng Thị Minh Hồ, người từng cùng chồng là nhà tư sản Trịnh Văn Bô hiến 5.000 lượng vàng cho Nhà nước, đã qua đời ở tuổi 104. Nói về bà, nhà sử học Dương Trung Quốc cảm thán: “Bà ấy đã trở thành quá khứ nhưng sự ra đi của bà đã đánh thức tinh thần của giới doanh nhân đối với quốc gia, xã hội…!”.

    Tấm lòng vàng của gia đình tư sản

    Bà Hoàng Thị Minh Hồ kết duyên với ông Trịnh Văn Bô vào năm 1932. Từ sau đó, bà đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp kinh doanh của chồng và tạo dựng nên thương hiệu gia đình lừng lẫy giới công thương lúc bấy giờ.
    Theo nhà sử học Dương Trung Quốc, chồng bà Minh Hồ - ông Trịnh Văn Bô đã theo cách mạng từ rất sớm. Tuy nhiên, đóng góp của ông cũng như của gia đình với cách mạng được thể hiện rõ ràng từ thời điểm chính quyền non trẻ của nhà nước ta được thành lập.

    Ngày 28-8-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh được vợ chồng bà đón về nhà mình tại 48 phố Hàng Ngang, Hà Nội. Đây chính là tiệm vải Phúc Lợi, thuộc loại lớn nhất Hà Nội thời bấy giờ.

    Với suy nghĩ “chính quyền có giữ được, mình mới mong tiếp tục buôn bán”, gia đình bà đã bán phá giá nhiều xấp vải trong cửa tiệm để có tiền đài thọ cho mọi chi tiêu, ăn mặc, tiếp khách của Nhà nước. Toàn bộ tầng hai căn nhà 48 Hàng Ngang được bố trí làm nơi làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 15 người trong Thường vụ Trung ương Đảng. Tại đây, Hồ Chủ tịch đã cho ra đời bản Tuyên ngôn độc lập bất hủ.


    Cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ. Ảnh: LINH TÂM

    Trong hồi ký bà từng ghi chép lại, vào những ngày Bác ở nhà bà (từ ngày 24-8 đến 27-9), bà đều trực tiếp cầm tay chỉ việc nhà bếp nấu ăn phục vụ Người. Sau đó, hai vợ chồng bà thay nhau bê lên. Vào 9 giờ hằng ngày, bà thường bê cháo và hoa quả lên cho Bác. Một hôm, bà đang định quay gót thì Bác hỏi: “Cô tên gì?”. Sau khi bà trả lời, Bác lại nói: “Cô còn trẻ mà đã có cơ đồ sự nghiệp, có chồng con, tiền bạc. Cô chẳng có gì khổ cả”. Nghe vậy, bà Minh Hồ khẳng khái nói: “Cháu vẫn có một điều khổ, đó là nỗi nhục mất nước”. Bác cười: “Vậy thì kiên trì và nhẫn nại nhé!”.

    Mùa thu năm 1945, sau khi giành chính quyền từ tay phát xít Nhật, chính phủ lâm thời mới thành lập gặp nhiều khó khăn về tài chính. Trước tình thế đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có sáng kiến thành lập Quỹ Độc lập và “Tuần lễ vàng” nhằm quyên góp tài chính và hiện vật cho Chính phủ. “Tuần lễ vàng” được phát động, gia đình ông Trịnh Văn Bô - bà Hoàng Thị Minh Hồ đã ủng hộ tới 5.147 lượng vàng, tương đương 2 triệu đồng Đông Dương cho Chính phủ.

    Ngay sau khi kết thúc “Tuần lễ vàng”, bà Minh Hồ còn bỏ tiền mua đấu giá bức ảnh Bác Hồ với giá 10 vạn đồng. Sau này, bà đã tặng lại bức ảnh này cho UBND TP Hà Nội. Tổng số tiền trong buổi đấu giá là 1,58 triệu đồng Đông Dương. Đây là số tiền rất lớn trong điều kiện ngân khố nước ta chỉ có 1,2 triệu tiền Đông Dương.

    Khơi gợi trách nhiệm doanh nhân

    Nhìn lại đóng góp của bà Hoàng Thị Minh Hồ và ông Trịnh Văn Bô cũng như tầng lớp công thương ở thời điểm chính quyền ta còn non trẻ, nhà sử học Dương Trung Quốc đánh giá: Điều này cho thấy đường lối của cách mạng lúc đó mà trực tiếp là Chủ tịch Hồ Chí Minh là luôn luôn tin vào người dân.

    “Là người làm sử, chúng tôi luôn đặt câu hỏi vì sao cách mạng thành công? Và tại sao Bác Hồ trở về với Hà Nội lại chọn căn nhà của một trong những người giàu nhất của con phố giàu nhất mà làm nơi ở, nơi làm việc của mình? Điều đó cho thấy lòng tin của Bác Hồ đối với tinh thần yêu nước của người Việt Nam vượt qua những quan điểm xơ cứng của đấu tranh giai cấp” - ông Quốc nói.

    Cũng theo ông Dương Trung Quốc, Bác Hồ là một nhà hoạt động cách mạng lão luyện; mặc dù là nhà chính trị của Quốc tế cộng sản nhưng quan điểm của Bác là luôn tìm thấy ở bất cứ người dân nào cũng có lòng yêu nước, không chỉ những người lao khổ mà kể cả những người giàu có. “Đó là nền tảng của niềm tin. Niềm tin thì không phải một chiều, không phải người dân hướng về cách mạng mà cách mạng cũng biết tập hợp người dân” - ông Quốc bày tỏ.

    Bên cạnh đánh giá con người lịch sử của bà Minh Hồ với tư cách là một nhà tư sản có công với đất nước, ông Quốc cũng cho hay bà Minh Hồ còn là một phụ nữ mẫu mực của lớp người xưa với lối sống và nề nếp chăm sóc gia đình.

    Bà Minh Hồ đã rời cõi tạm nhưng câu chuyện về tấm lòng của doanh nhân đối với vận mệnh quốc gia, dân tộc vẫn còn ở lại. Đó cũng là điều giới doanh nhân hôm nay đã và đang hướng tới bằng những hành động đóng góp thiết thực của mình.

    Tấm gương bà Minh Hồ

    Bà Hoàng Thị Minh Hồ đã qua đời. Tiếc thương bà, chúng ta lại nhắc nhở nhau về trách nhiệm của doanh nhân đối với quốc gia, xã hội.

    Tôi nhớ vào thời kỳ trước đây, thế hệ công thương Việt Nam đã đưa ra một nguyên tắc không thành văn, đó là: Khi làm ăn được 10 thì bảy phần cho mình, còn ba phần cho xã hội. Mà làm từ thiện, đóng góp cho xã hội của người xưa rất khiêm nhường, kín đáo, không phô trương nhưng lại rất sang. Sang ở đây là sang trọng và sự tôn trọng của xã hội đối với tầng lớp ấy. Tôi nghĩ đó cũng là bài học cho nhiều doanh nhân Việt Nam hiện nay.

    Nhà sử học - đại biểu Quốc hội DƯƠNG TRUNG QUỐC

    Sẽ có tên đường nhà tư sản Trịnh Văn Bô

    Ngày 7-11, UBND TP Hà Nội cho hay đã trình HĐND TP phương án đặt, đổi tên đường phố. Theo đó, tại kỳ họp cuối năm, cơ quan dân cử của thủ đô sẽ xem xét, thông qua nghị quyết đặt tên cho 20 đường phố mới và điều chỉnh độ dài của năm tuyến phố. Con phố dự kiến mang tên nhà tư sản Trịnh Văn Bô dài 1,2 km, rộng 7,5 m, từ đoạn ngã tư giao cắt phố Nguyễn Đình Hoàn tại cầu T11 đến ngã ba giao cắt đường Phùng Chí Kiên tại cổng sau Học viện Quốc phòng.

    VIẾT THỊNH
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  2. #2

    Mặc định

    Nhà nước phải dựng tượng, đặt tên đường phố rộng khang trang và có những đền đáp xứng đáng với công lao và tâm đức của những gia đình như Cụ. Tiếc thay Cụ mất nhưng trong lòng vẫn nhiều phiền muộn chưa nguôi về những người có trách nhiệm. Mong Cụ dưới suối vàng được siêu thoát.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  3. #3

    Mặc định

    Cận cảnh đường sẽ mang tên người hiến tặng hơn 5.000 lượng vàng


    Con phố dự kiến mang tên nhà tư sản Trịnh Văn Bô dài 1,2km, rộng 7,5m, từ đoạn ngã tư giao cắt phố Nguyễn Đình Hoàn tại cầu T11 đến ngã ba giao cắt đường Phùng Chí Kiên tại cổng sau Học viện Quốc phòng.

    Clip: Con đường sẽ mang tên ông Trịnh Văn Bô - người hiến tặng hơn 5.000 lượng vàng cho Chính phủ


    Mới đây, TP.Hà Nội vừa lên kế hoạch đặt tên 20 đường phố, trong đó có tên ông Trịnh Văn Bô (1914-1988), người tặng hơn 5.100 lượng vàng cho Chính phủ.


    Con phố dự kiến mang tên nhà tư sản Trịnh Văn Bô dài 1,2km, rộng 7,5m, từ đoạn ngã tư giao cắt phố Nguyễn Đình Hoàn tại cầu T11 đến ngã ba giao cắt đường Phùng Chí Kiên tại cổng sau Học viện Quốc phòng.


    Ngày 8.11, PV Dân Việt đã có mặt tại tuyến đường này. Theo đó tuyến đường hiện nay đang có tên gọi là “Đông Quan” với hàng trăm hộ dân sinh sống.


    Tuyến đường có gần 20 ngõ nhỏ, có điểm nối với ngõ 58 đường Nguyễn Khánh Toàn (Cầu Giấy).


    Ông Đinh Phú Trung, 72 tuổi (phường Quan Hoa, Cầu Giấy) cho biết, đường này từ trước tới nay chỉ đặt gọi tạm là Đông Quan, chưa được Hà Nội công nhận chính thức. Sở dĩ đường tên là Đông Quan vì trước đây có nhà máy Mì Đông Quan nên người dân quen miệng.


    Theo ông Trung, người dân đã nhiều lần đề nghị chính quyền địa phương đặt tên chính thức cho đường này, có thể giữ là Đông Quan hoặc một cái tên khác. Mới đây, họp tổ dân phố người dân được biết, đường này sẽ được đặt tên là Trịnh Văn Bô. “Mặc dù công lao của ông Trịnh Văn Bô rất lớn, có thể đặt tên cho con đường này là chưa xứng nhưng Hà Nội vẫn nên đặt tên một tuyến đường mang tên Trịnh Văn Bô. Đặt ở đây chúng tôi không phản đối” – ông Trung bày tỏ.


    Nhiều người dân tại đây cho biết, nếu Hà Nội đặt tên đường là Trịnh Văn Bô thì nên đầu tư sửa chữa lại đường cho khang trang và đẹp để tương xứng với những gì vợ chồng ông Trịnh Văn Bô đã đóng góp cho Đảng và Nhà nước trong giai đoạn khó khăn.


    Ghi nhận tại tuyến đường cho thấy, nhiều đoạn đường không có vỉa hè hoặc bị lấn chiếm làm nơi kinh doanh, buôn bán, đổ vật liệu xây dựng đặc biệt là rác thải chất đống, nhếch nhác.


    Nhiều đoạn đường, lòng đường chỉ rộng khoảng 3-4m, có nơi thậm chí chỉ đủ cho một chiếc ô tô loại 3-4 tấn đi qua.


    Mặt đường có nhiều chỗ bị xuống cấp, xuất hiện nhiều lớp nhựa đường bị bong tróc trải dài.


    Nhiều căn nhà nằm chình ình giữa đường tạo thành “nút cổ chai” gây khó khăn cho người đi đường vào mỗi giờ cao điểm.


    Người dân cho biết, đây là những căn nhà cũ của khu đất quân đội, nếu Hà Nội lấy để mở rộng đường, dân sẵn sàng đồng ý.


    Sáng 8.11, trao đổi với Dân Việt bên hành lang Quốc hội, nhà sử học, đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc cho rằng: Trường hợp vợ chồng cụ Trịnh Văn Bô là người đi đến cùng trong cuộc cách mạng, mặc dù sau này chúng ta có các chính sách chưa thực sự đúng với họ... nhưng họ vẫn giữ được niềm tin, tư cách, không bất mãn, không gì cả. Việc tôn vinh cụ là tôn vinh cả một thế hệ. Đặt tên đường phố nên đặt tên là ông bà Trịnh Văn Bô. Cụ bà tên là Hoàng Thị Minh Hồ nhưng người ta vẫn quen cách đọc ngày xưa là nói tên chồng.

    Ông Trịnh Văn Bô sinh năm 1914 là con út trong gia đình 3 anh chị em. Thân sinh là cụ Trịnh Phúc Lợi, một doanh nhân Việt Nam đầu thế kỷ 20.

    Mẹ ông họ Phan, người gốc Hoa, về sau cùng chồng quản lý thành công hiệu buôn Phúc Lợi. Cậu ruột cũng là chủ một hiệu buôn.
    Không chỉ là một doanh nhân thành đạt, cha ông còn là thầy của nhiều doanh nhân nổi danh như Nguyễn Đức Mậu (hiệu Phát Đạt), Mai Bá Lân (hiệu Lợi Quyền), Vương Xuân Tọa (hiệu Lợi Hòa)...

    Năm 1932, ông lập gia đình với bà Hoàng Thị Minh Hồ, ái nữ của cụ Hoàng Đạo Phương, một nhà nho và là thương gia giàu có đất Hà Nội xưa. Trong sự nghiệp kinh doanh của chồng, bà Minh Hồ đóng vai trò quan trọng.

    Theo lời kể của bà, toàn bộ tài sản gia đình có được đều nhờ tiệm vải Phúc Lợi. Tiệm không chỉ phục vụ người Việt mà còn giao thương khắp khu vực Đông Dương, Trung Quốc, Nhật Bản, Thụy Sĩ, Ấn Độ...

    Mùa thu năm 1945, hưởng ứng Tuần lễ vàng, gia đình thương nhân Trịnh Văn Bô đã ủng hộ 5.147 lượng vàng, tương đương 2 triệu đồng Đông Dương cho Chính phủ.
    Ông Trịnh Văn Bô mất năm 1988, thọ 74 tuổi. Cách đây 3 ngày (5.11), vợ ông, bà Hoàng Thị Minh Hồ mất, thọ 104 tuổi.

    Thành An
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  4. #4

    Mặc định

    Buồn cho nhà nước lại chọn con đường nhỏ hẹp không tương xứng với công lao của gia đình Cụ, lẽ ra phải có đường Trịnh Văn Bô, và cả đường Hoàng Thị Minh Hồ nữa. Không có Cụ thì cũng chẳng được như ngày nay . Tiếc. Nhưng thôi Cụ ạ, Cụ làm vì Non sông, vì Nước , vì Dân tộc. Nêú được đền đáp xứng tầm thì cả xã hội vui mừng còn không thì cũng... không sao .
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  5. #5

    Mặc định

    Thăm ngôi nhà 48 Hàng Ngang của gia đình nữ doanh nhân hiến 5.000 cây vàng cho Nhà nước


    Căn nhà số 48 hàng Ngang - nơi Bác Hồ viết bản Tuyên ngôn độc lập cũng là nơi gia đình cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ (vợ nhà tư sản Trịnh Văn Bô) sinh sống. Gia đình cụ Minh Hồ đã dành toàn bộ tầng 2 cho Nhà nước làm việc, hội họp.


    Nhiều năm nay, ngôi nhà số 48 Hàng Ngang, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào ngày 2/9/1945, đã trở thành một trong các điểm di tích tiêu biểu. Chủ nhân của ngôi nhà năm xưa là ông Trịnh Văn Bô và bà Hoàng Thị Minh Hồ, những người đã dành toàn bộ các phòng tầng 2 của ngôi nhà cho các đồng chí Trung ương Đảng ở, làm việc và hội họp.

    Ảnh chụp ngôi nhà từ xưa.

    Phố hàng Ngang, nơi gia đình ông bà Trịnh Văn Bô có 2 cửa hiệu kinh doanh tơ lụa tại số 7 và số 48 những năm đầu thế kỷ XX.

    Ngôi nhà có vị trí thuận lợi, nằm trong trung tâm buôn bán sầm uất và thông ra mặt phố Hàng Cân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở ngôi nhà 48 Hàng Ngang từ ngày 25/8/1945 đến 2/9/1945. Tại đây, Người đã viết bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

    Đây là địa chỉ để du khách trong nước và quốc tế đến tham quan. Sau khi dành ngôi nhà làm nơi trưng bày kỷ vật thời Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như các đồng chí Trung ương Đảng, gia đình bà Hoàng Thị Minh Hồ về nhà ở phố Hoàng Diệu sinh sống.

    Ngay lối vào, ảnh gia đình ông Trịnh Văn Bô được treo trang trọng.

    Ông Trịnh Văn Bô và bà Hoàng Thị Minh Hồ.

    Doanh nhân Trịnh Văn Bô (thứ nhất từ trái sang), bà Hoàng Thị Minh Hồ, cụ bà Phan Thị Ngọc (mẹ ông Bô), đồng chí Phạm Văn Đồng và nhà tư sản Nguyễn Hữu Tiệp cổ vũ nhân dân thủ đô hưởng ứng “Tuần lễ vàng” tháng 9/1945. Gia đình thương nhân Trịnh Văn Bô đã ủng hộ 5.147 lượng vàng và vận động giới công thương và nhân dân quyên góp được 20 triệu đồng Đông Dương và 370kg vàng.

    Gia đình ông bà Trịnh Văn Bô (ảnh chụp năm 1963).

    Bộ quần áo kaki được Chủ tịch Hồ Chí Minh mặc trong lễ đọc Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình. Bộ quần áo này may từ hiệu vải Phúc Lợi, số 48 Hàng Ngang được gìn giữ cẩn thận.

    Chiếc giường, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh nghỉ ngơi trong những ngày lưu lại và làm việc tại số nhà 48 Hàng Ngang.

    Chiếc vali mây được Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng khi sống và làm việc tại đây.

    Căn phòng này là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí Trung ương Đảng thông qua Tuyên ngôn độc lập.

    Đêm 5/11, cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ đã qua đời tại nhà riêng ở phố Hoàng Diệu, hưởng thọ 104 tuổi. Hiện gia đình đang lo hậu sự cho cụ.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  6. #6

    Mặc định

    ĐB Dương Trung Quốc nói về cụ bà hiến 5.000 lượng vàng


    Ngọc Lương (ghi) Thứ Tư, ngày 08/11/2017 11:03 AM (GMT+7)

    (Dân Việt) Theo Nhà sử học, đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc, việc tôn vinh cụ Hoàng Thị Minh Hồ - người vừa qua đời là tôn vinh cả một thế hệ. Đặt tên đường phố nên đặt tên là ông bà Trịnh Văn Bô bởi người ta vẫn quen cách đọc ngày xưa là nói tên chồng.




    Cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ vừa qua đời đêm 5.11, hưởng thọ 104 tuổi. Ảnh I.T.

    Sáng 8.11, trao đổi với Dân Việt bên hàng lang Quốc hội về trường hợp cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ, người đóng góp hơn 5.000 lượng vàng cho cách mạng, Nhà sử học, đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc cho rằng: Việc đóng góp hơn 5.000 lượng vàng của gia đình cụ Trịnh Văn Bô là điển hình của thời kỳ lịch sử mà ở đó Nhà nước và người dân tạo được lòng tin với nhau. Lòng tin này không phải ở một chiều, điều quan trọng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói là phải có tín tâm.

    Theo nhà sử học, câu này bắt đầu từ khi Hồ Chủ tịch đi giám sát công tác chuẩn bị chiến đấu của Hà Nội chống thực dân Pháp vào năm 1946. Bác hỏi mọi người chúng ta có thể giữ được Hà Nội không? Mọi người đều thể hiện quyết tâm nhưng Cụ Hồ nói quyết tâm không chưa đủ mà phải tín tâm.

    Quay trở lại câu chuyện lịch sử, năm 1945, Cụ Hồ lần đầu tiên từ chiến khu về Hà Nội đã chọn nhà giàu nhất, ở phố giàu nhất để làm căn cứ, lấy chỗ làm việc. Một thời gian sau đó mới chuyển đi nơi khác. Điều đó cho thấy Cụ Hồ có lòng tin vào người dân cho dù người dân đó là tư sản.

    Vấn đề này, Cụ Hồ rất tế nhị không gọi là tư sản mà gọi là nhà công thương, tức là những người hoạt động trên lĩnh vực kinh tế nào đó.
    Trong những ngày đầu Cách mạng thành công, lực lượng xã hội mà Cụ Hồ tiếp xúc đầu tiên là đồng bào thiểu số, một số chức sắc tôn giáo và các nhà công thương.

    Điều đó cho thấy, Người có niềm tin với lòng yêu nước của họ và họ đáp lại bằng niềm tin sẵn sàng đóng góp cho đất nước. Vì thế, khi cụ Hồ thành lập Quỹ Độc lập mời các nhà công thương, ngay sau đó là tuần lễ vàng diễn ra.
    "Trường hợp đóng góp cho cách mạng của gia đình cụ Trịnh Văn Bô là điển hình. Không phải chỉ vì số lượng của cải gia đình cụ đóng góp (hơn 5.000 lượng) mà họ còn cưu mang những người cách mạng. Cụ đã dành nhà ở của mình cho cách mạng, điều này rất đáng ghi nhận.

    Khi biểu dương cụ Hoàng Thị Minh Hồ, chúng ta cần biểu dương các nhà công thương có đóng góp lúc đó", ông Dương Trung Quốc cho biết.
    Theo ông, trường hợp vợ chồng cụ Trịnh Văn Bô là người đi đến cùng trong cuộc cách mạng, mặc dù sau này chúng ta có các chính sách chưa thực sự đúng với họ... nhưng họ vẫn giữ được niềm tin, tư cách, không bất mãn, không gì cả.

    Việc tôn vinh cụ là tôn vinh cả một thế hệ. Đặt tên đường phố nên đặt tên là ông bà Trịnh Văn Bô. Cụ bà tên là Hoàng Thị Minh Hồ nhưng người ta vẫn quen cách đọc ngày xưa là nói tên chồng.
    Nhà sử học Dương Trung Quốc cho biết, ông là người gần gũi cụ Hoàng Thị Minh Hồ vì gia đình ông với gia đình cụ Minh Hồ cùng trên tuyến phố Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Đường. Trước đây cùng tuyến phố ai cũng đều biết nhau.

    Mẹ ông Quốc kém cụ Minh Hồ khoảng 10 tuổi, cách đây 2 năm, ông đưa mẹ đến thăm cụ Minh Hồ. Các cụ vẫn giữ được nếp sống ngày xưa là cổ điển nhưng chân thành, đặc biệt là giữ chữ tín, phẩm chất tốt đẹp nhất của nhà công thương.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  7. #7

    Mặc định

    Con trai của người hiến 5.000 lượng vàng cho Nhà nước: “Mẹ tôi sống giản dị, những thứ phù phiếm hình thức chỉ là vô thường”

    Ngọc Thắng | 07/11/2017 08:06 PM




    Cụ Minh Hồ luôn là tấm gương đạo đức để con cháu noi theo.Người con trai của cụ Minh Hồ chia sẻ, cụ là người có lối sống giản dị, hiền hậu, tiết kiệm, không khoe khoang. Dù sinh trưởng trong gia đình thương gia lớn bậc nhất Hà thành nhưng cụ luôn quý trọng từng đồng tiền làm ra từ sức lao động của chính mình.


    Trưa 7/11, chúng tôi tìm đến căn nhà số 34 Hoàng Diệu (quận Ba Đình, Hà Nội) nơi sinh sống của cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ, người từng hiến 5.000 lượng vàng cho nhà nước trong "Tuần lễ vàng" năm 1945.

    Người nhà của cụ Minh Hồ cho biết, cụ đã từ trần vào hồi 23h15 đêm ngày 5/11, hưởng thọ 104 tuổi.


    Cụ Hoàng Thị Minh Hồ, người hiến 5.000 lượng vàng cho nhà nước vừa qua đời đêm 5/11, hưởng thọ 104 tuổi.

    Hai ngày sau khi cụ Minh Hồ mất, ngôi nhà này đã đóng chặt cửa, các thành viên trong gia đình lo bàn chuyện hậu sự cho cụ. Theo tìm hiểu của chúng tôi, từ năm 2003, cụ Minh Hồ đã về sống trong căn nhà này.
    Ông Trịnh Kiến Quốc (con trai cụ Minh Hồ) cho biết, từ khi nghe tin cụ mất, con cháu cụ ở mọi miền đều trở về Hà Nội chịu tang cụ. Kể về người mẹ của mình, ông Quốc chia sẻ, trước khi mất dù đã nhiều tuổi nhưng sức khỏe cụ rất tốt, tinh thần minh mẫn.

    Tuy nhiên thời gian gần đây, cụ bị bệnh viêm phổi, phải điều trị ở Bệnh viện Xanh Pôn, sau chuyển sang Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Không lâu sau cụ mất, nghe tin này ai cũng xót thương.


    Ngôi nhà số 34 Hoàng Diệu của cụ Hoàng Thị Minh Hồ.

    "Mẹ tôi là người hiền hậu, sống giản dị, tiết kiệm, không khoe khoang. Với mẹ những thứ phù phiếm, hình thức bên ngoài không là gì cả, vô thường. Mẹ nói ít, làm nhiều, không đề cao mình" - ông Quốc nói.

    Ông Quốc cho biết thêm, người thân trong gia đình ông học được từ cụ nhiều điều, cụ là tấm gương cho con cháu noi theo.

    Khi con cháu lập gia đình, cụ thường khuyên mọi người sống với nhau phải hòa hợp, thảo hiền. Vui gia đình nhưng không được quên nhiệm vụ công tác của mình.

    "Trước khi mất, mẹ tôi dặn dò con cháu giữ gìn truyền thống gia đình, không làm điều trái với luân thường đạo lý. Dù khó khăn đến đâu cũng phải vượt qua, vươn lên, nếp sống coi trọng sự thật thà, nhân hậu. Cái gì đã nói với nhau thì sẽ không hai lời.
    Điều con cháu quý nhất ở mẹ là việc mẹ sinh trưởng trong gia đình thương gia lớn bậc nhất Hà thành nhưng mẹ luôn quý trọng từng đồng tiền làm ra từ sức lao động của chính mình".

    Cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ sinh năm 1914, ở Hàng Đào, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Bà sinh ra trong một gia đình giàu sang, quyền quý. Bà là con gái của cụ Hoàng Đạo Phương, một nhà nho, một thương gia giàu có ở phố Hàng Đào.

    Năm 18 tuổi, cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ lập gia thất với ông Trịnh Văn Bô và được cha mẹ cho ở riêng tại nhà số 48 Hàng Ngang và kế thừa hiệu buôn tơ lụa Phúc Lợi. Vốn có tinh thần yêu nước, Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, ông bà Trịnh Văn Bô đã dành ngôi nhà 48 Hàng Ngang để cán bộ cách mạng làm nơi làm việc.


    Vợ chồng cụ Hoàng Thị Minh Hồ. Ảnh tư liệu.

    Hưởng ứng "Tuần lễ vàng" năm 1945 do Chính phủ phát động, gia đình thương nhân Trịnh Văn Bô đã ủng hộ 5.147 lượng vàng và vận động giới công thương và nhân dân quyên góp được 20 triệu đồng Đông Dương và 370kg vàng.
    Vào năm 2014, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh cụ Trịnh Văn Bô, mừng đại thọ 100 tuổi của cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ (1914 - 2014), Bộ Tài chính đã xuất bản cuốn sách "Doanh nhân Trịnh Văn Bô và những cống hiến cho nền tài chính cách mạng Việt Nam" nhằm vinh danh những công lao, đóng góp của gia đình cụ với Đảng, Chính phủ và ngành Tài chính.

    Ngoài ra, Bộ cũng đề xuất UBND Thành phố Hà Nội lấy tên cụ Trịnh Văn Bô đặt cho một con đường tại thủ đô để nhiều thế hệ sau vẫn còn nhớ tới nhà tư sản yêu nước.

    theo Thời đại
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  8. #8

    Mặc định

    Chuyện chưa kể về gia đình hiến tặng 5.000 cây vàng



    Gia đình ông bà Trịnh Văn Bô là một trong những gia đình đi tiên phong trong việc vận động tuần lễ vàng lịch sử và hiến tặng hơn 5 ngàn lượng vàng cho Việt Minh để phục vụ cách mạng.


    Xuất thân là con gái Hàng Đào, 13 tuổi đã buôn thông bán thạo tơ, lụa, vải vóc. 20 tuổi được kế thừa việc kinh doanh của gia đình nhà chồng. Nhờ uy tín, tài năng, tâm lực, trí tuệ, vợ chồng ông bà Trịnh Văn Bô vươn lên chiếm lĩnh thị trường trong và cả ngoài nước, trở thành một trong những gia đình kinh doanh hàng đầu Hà thành giai đoạn đầu thế kỷ 20.


    Bà quả phụ Trịnh Văn Bô

    Căn nhà bí mật

    Cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ (SN 1914, tức quả phụ Trịnh Văn Bô - mọi người gọi theo tên chồng) vừa tròn 100 tuổi, hiện đang sống tại ngôi nhà số 34, đường Hoàng Diệu. Cụ bà với mái tóc đã bạc trắng như cước nhưng trong từng lời nói vẫn còn ánh lên sự minh mẫn, hoạt bát, sáng suốt.

    Trong giới kinh doanh những năm đất nước tiền khởi nghĩa giai đoạn trước và sau năm 1945, không mấy ai là không biết đến thương hiệu Trịnh Văn Bô. Căn nhà số 48 Hàng Ngang là một trong những tiệm kinh doanh vải, tơ lụa … lớn nhất nhì miền Bắc, không chỉ phục vụ cho người Việt mà còn giao thương khắp khu vực Đông Dương, Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản và nhiều quốc gia khác. Ít người ngờ tới, ngoài việc kinh doanh buôn bán, thì căn nhà số 48 Hàng Ngang còn là nơi hoạt động bí mật của phong trào Việt Minh lúc bấy giờ.

    Cụ bà Trịnh Văn Bô nhớ như in từng chi tiết trong ngôi nhà đã gắn bó gần trọn cuộc đời mình: “Ngôi nhà 48 Hàng Ngang có hai mặt phố, thiết kế theo kiểu nhà ống xoáy trôn ốc đặc biệt, toàn bộ dãy nhà xuyên suốt nối từ bên Hàng Ngang sang Hàng Cân và mặt sau từ Hàng Cân đến Lương Văn Can.

    Ngôi nhà chỉ có một cầu thang, nhưng cả đằng trước và đằng sau đều có lối lên và có 3 khoang nhỏ, ở khoang cuối lại có một ngách nhỏ mà chỉ người trong gia đình mới biết. Khi có người lạ hay là cướp tấn công thì sẽ có lối thoát men theo ngách nhỏ. Nhờ đặc điểm này mà khi Tổng bí thư Trường Chinh tới thăm cụ và gia đình, sau đó đã mời Hồ Chủ tịch về đây ở. Trong khoảng thời gian này Bác đã soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập ngay chính tại đây.


    Ông Trịnh Cần Chính, con trai thứ 6 của cụ Bô và những tấm bằng khen mà Nhà nước trao tặng

    Nhớ lại những năm tháng đất nước chìm ngập trong khó khăn, cụ bà Trịnh Văn Bô bộc bạch. “Thời gian đầu, khi đất nước còn nhiều khốn khó, gia đình tôi mải miết vào việc kinh doanh buôn bán, chẳng có thời gian để ý Đảng làm gì, cũng không biết cán bộ cách mạng như thế nào. Nhưng sau này, có người lên thăm nói về đoàn thể Việt Minh. Vì là mục đích đánh đuổi thực dân, giải phóng dân tộc nên tôi theo phong trào Việt Minh”.

    Khi biết phong trào Việt Minh, gia đình bà đã quyên góp tiền và đứng ra ủng hộ để cống hiến cho Nhà nước. Từ đó ngôi nhà số 48 Hàng Ngang trở thành cơ sở hoạt động bí mật, che chắn đảm bảo an toàn cho cán bộ cách mạng hoạt động. Theo cụ Bô, để tránh bị phát hiện và soi mói, người của Việt Minh ra vào ngôi nhà này đều đóng giả là người mua hàng tơ lụa, vải sợi như người đi buôn. Vì thế mà các thế lực thù địch không thể ngờ được, tiệm kinh doanh buôn bán vải, tơ, lụa của gia đình Trịnh Văn Bô lại là nơi tập kết của Việt Minh.

    Hiến tặng Nhà nước 5.000 lượng vàng

    Ngay khi kết nối được với phong trào Việt Minh, gia đình quả phụ Trịnh Văn Bô đã giúp đỡ về mọi mặt, tạo điều kiện tốt nhất cho các cán bộ hoạt động. cụ Bô giãi bày: “Trước năm 1945 việc buôn bán của gia đình gặp nhiều bế tắc, vì tại thời điểm đó, hàng chỉ có nhập vào mà không xuất ra được. Khi ấy vợ chồng tôi phải bán đi 17 hòm tơ bóng, loại tơ hóa học được 1 vạn 200 lạng để ủng hộ cho đoàn thể Việt Minh vượt qua giai đoạn khó khăn trước mắt.



    Vợ chồng cụ Trịnh Văn Bô lúc còn trẻ (thứ hai - ba từ trái qua)


    Thấy phong trào vẫn còn thiếu hụt nhiều, hai tháng sau, vợ chồng tôi lại tiếp tục ủng hộ thêm 2 lần nữa, một lần hai vạn và một lần 1 vạn rưỡi để có tiền phục vụ cho Cách mạng.

    Tính từ ngày trước khởi nghĩa, tôi ủng hộ 8 vạn rưỡi đồng Đông Dương trị giá 212,5 lạng vàng. Đến ngày tổng khởi nghĩa, một cán bộ Việt Minh đưa hai vợ chồng tôi vào ban vận động Quỹ Độc lập, tôi tiếp tục ủng hộ 20 vạn đồng tương đương với 500 lạng vàng, sau đó, tôi còn đi vận động cho quỹ được hơn 1 triệu đồng Đông Dương”.

    Khi nghe Bác Hồ sáng kiến thành lập Quỹ Độc lập và phong trào Tuần lễ vàng vợ chồng bà đã ủng hộ 117 lạng vàng, tiếp tục vận động trong giới công thương được thêm 4 nghìn lạng. Cộng lại, cả tiền và vàng, gia đình nhà tôi đã ủng hộ cách mạng 5.147 lạng vàng.

    Tổng bí thư Trường Chinh thấy căn nhà 48 Hàng Ngang là một địa điểm an toàn, bí mật nên đã đón Hồ Chủ tịch về. Bác Hồ về ngày 24.8.1945 và ở lại cho đến 27/9. Mặc dù còn nhiều khó khăn, mua 3 đồng 1 tạ gạo, ăn cơm tính bằng xu nhưng trong khoảng thời gian Bác Hồ về hoạt động cách mạng, gia đình cụ Trịnh Văn Bô nhiều lần ủng hộ từ tiền ăn uống đến việc tiếp đoàn đại biểu người Pháp, khách Trung Quốc rồi Nhật. Về sau người Pháp nói rằng bà Trịnh Văn Bô là Bộ trưởng Tài chính của Việt Minh.

    Cụ Bô cho biết sau khi Cách mạng thành công, các đảng đối lập có ý định bắt cóc con cụ để lấy tiền nhưng may mắn có phong trào Việt Minh bảo vệ. Lúc đó, cụ không dám cho con cái đi học và phải gửi ở nơi khác an toàn hơn. Nhắc lại chuyện kinh doanh, cụ bà Trịnh Văn Bô tâm sự: “Thời xưa kinh doanh làm chủ vất vả lắm, phải lao động cả chân tay lẫn trí tuệ, thời gian nghỉ còn không có, nói gì đi nghỉ mát như bây giờ”.

    Những ngày đầu cụ khởi nghiệp chỉ bằng 30 ngàn Đông Dương nhưng nhờ tính cần cù, cẩn thận và tiết kiệm, cộng với uy tín đã được cha ông chuyển nhượng lại từ đời trước nên việc kinh doanh của gia đình ngày càng lớn mạnh dần. Khi đã tạo được thương hiệu thì các thương nhân đều rất tin tưởng. Cụ Bô cho biết thêm, hồi còn nhỏ, ở gần nhà có phiên chợ tơ, 5 ngày họp một lần nên cụ rất thích, khi mua về rồi bán lại, mỗi lần được lãi một đến hai hào. Cứ mua đi bán lại rồi quen người nọ, người kia nên việc buôn bán dễ dàng hơn rất nhiều.

    “Ân nhân của cách mạng”

    Đó là câu nói mà Bác Hồ dành tặng cho vợ chồng cụ Trịnh Văn Bô khi gia đình cụ đã trực tiếp cống hiến và quyên góp tiền, vàng để nuôi và trang bị sức khỏe, phương tiện, vật dụng cho cán bộ cộng sản.

    Cụ nhớ lại, sau Tuần lễ vàng, Bác Hồ cho người phục vụ xuống mời hai vợ chồng lên gặp. Khi lên đến nơi thì cụ Bô thấy một số các đại biểu đang ngồi đợi sẵn, bên cạnh có bày chiếc ngà voi, trên đó có khắc hình 15 con voi, mỗi con bằng ngón chân cái, con nọ bắc vòi con kia. Bác bảo là gia đình và cách mạng nên đoàn kết như bầy voi này, sau đó Bác đã tặng lại chiếc ngà voi cho gia đình.

    Bác còn gọi vợ chồng cụ Bô là ân nhân của cách mạng, đã nuôi cách mạng khôn lớn, trang bị cho cán bộ cộng sản sức khỏe, niềm tin để chiến thắng kẻ thù… khiến vợ chồng cụ Bô xúc động, nghẹn ngào.

    Khi Bác đi, cụ bà Trịnh Văn Bô đã dành tặng Bác và các đồng chí trong Ban chấp hành Đảng bộ bài thơ về nỗi xúc động của mình.

    “Thật là hiếm thấy cả xưa nay

    Tư sản bà làm cách mạng này

    Giúp đỡ Việt Minh hồi khốn khổ

    Chăm nom lãnh đạo những hồi gay

    Sá chi tủ két vơi vàng bạc

    Miễn được giang san mở mặt mày

    Tổ quốc anh hùng nay vững mạnh

    Đầu hàng giai cấp vẻ vang thêm”


    Mong muốn của cụ Bô hiện nay là Nhà nước nên quan tâm hơn nữa đến đồng bào, miền sâu miền xa vẫn còn đói nghèo lạnh lẽo. tạo điều kiện cho họ có việc làm, trước là để làm giàu cho gia đình, sau là giúp nước, giúp dân.


    Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh cụ Trịnh Văn Bô, mừng đại thọ 100 tuổi cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ, Bộ Tài chính đang biên soạn cuốn sách: “Doanh nhân Trịnh Văn Bô và những cống hiến cho nền tài chính cách mạng Việt Nam”, nhằm vinh danh những công lao, đóng góp của gia đình với Đảng, Chính phủ và ngành tài chính. Ngoài ra, Bộ cũng đề xuất UBND thành phố Hà Nội lấy tên cụ Trịnh Văn Bô đặt cho một con đường tại thủ đô để nhiều thế hệ sau vẫn còn nhớ tới nhà tư sản yêu nước này”- ông Trịnh Cần Chính, con trai thứ 6 của cụ Trịnh Văn Bô cho biết.


    Được biết Cụ
    Hoàng Thị Minh Hồ đã từ trần vào hồi 23h15 đêm ngày 5/11, hưởng thọ 104 tuổi.

    Theo Đỗ Việt - Trung Anh (Dòng Đời)
    Last edited by Bin571; 09-11-2017 at 11:50 AM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  9. #9

    Mặc định

    Ông Dương Trung Quốc nói về điều đặc biệt nhất ở người hiến 5.000 lượng vàng cho Nhà nước

    Hoàng Đan | 08/11/2017 10:36 AM


    Ông Dương Trung Quốc."Đặc biệt nhất ở cụ Hoàng Thị Minh Hồ chính là giữ chữ tín, một phẩm chất tốt đẹp nhất của nhà công thương xưa", ông Dương Trung Quốc nêu.

    Nếp sống cổ điển nhưng chân thành

    Bà Hoàng Thị Minh Hồ, vợ nhà tư sản Trịnh Văn Bô, người từng hiến 5.000 lượng vàng cho Nhà nước trong "Tuần lễ vàng" năm 1945 đã qua đời hồi 23h15 ngày 5/11, hưởng thọ 104 tuổi.

    Sáng 8/11, nhà sử học, đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc đã bày tỏ niềm tiếc thương sâu sắc trước sự ra đi của cụ Hoàng Thị Minh Hồ.

    Ông Quốc chia sẻ thêm, cá nhân ông là người có nhiều thời gian được gần gũi với cụ Hoàng Thị Minh Hồ bởi hai gia đình trước đây cùng ở trên tuyến phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Đường mà trước đây ai cũng đều biết.
    "Mẹ tôi thua cụ Hồ khoảng 10 tuổi và gần đây, do tuổi tác cao, di chuyển khó chứ trước đây, hai cụ vẫn đi lại với nhau.
    Cách đây 2 năm, tôi vẫn đưa mẹ đến gặp cụ và các cụ vẫn giữ được nếp sống ngày xưa là cổ điển nhưng chân thành. Đặc biệt nhất ở cụ Hoàng Thị Minh Hồ chính là giữ chữ tín, một phẩm chất tốt đẹp nhất của nhà công thương xưa", ông Quốc chia sẻ.

    Theo ông Quốc, việc đóng góp 5.000 lượng vàng của vợ chồng cụ Trịnh Văn Bô, Hoàng Thị Minh Hồ là điển hình của thời kỳ lịch sử mà Nhà nước và người dân tạo được lòng tin với nhau.
    Lòng tin này không phải ở một chiều mà đây là lòng tin hai chiều và quan trọng hơn như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói là phải có tín tâm.

    Câu này, theo ông Quốc, bắt đầu từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đi giám sát công tác chuẩn bị chiến đấu của Hà Nội vào năm 1946.

    Khi đó, Bác hỏi chúng ta có giữ được Hà Nội không thì mọi người đều thể hiện quyết tâm nhưng Bác nói quyết tâm không đủ mà phải tín tâm. Tín tâm là phải có lòng tin chứ không phải quyết tâm là quyết định làm mà không có lòng tin.

    "Không phải ngẫu nhiên khi lần đầu tiên từ chiến khu về Hà Nội, Bác lại chọn nhà giàu nhất, ở phố giàu nhất là căn nhà 48 Hàng Ngang của gia đình ông bà Trịnh Văn Bô để làm căn cứ địa cho mình, chỗ làm việc và viết bản Tuyên ngôn độc lập.

    Rõ ràng, cụ Hồ đã có lòng tin vào người dân, dù người dân đó là tư sản và cụ rất tế nhị không gọi là tư sản mà gọi là nhà công thương, tức là những người hoạt động trên lĩnh vực kinh tế nào đó.
    Từ niềm tin của cụ Hồ thì người dân, nhà tư sản đã đáp lại bằng niềm tin, sẵn sàng đóng góp cho đất nước", ông Quốc nói.

    Cụ Hoàng Thị Minh Hồ, người hiến 5.000 lượng vàng cho nhà nước vừa qua đời đêm 5/11, hưởng thọ 104 tuổi.

    Nên đặt tên đường ông bà Trịnh Văn Bô

    Ông Quốc nhấn mạnh thêm, vợ chồng cụ Trịnh Văn Bô, Hoàng Thị Minh Hồ là một điển hình trong việc sẵn sàng đóng góp, hy sinh tất cả để bảo vệ nền độc lập của nước nhà trong thời điểm khó khăn nhất.

    "Không chỉ đóng góp số vật chất rất lớn, hai cụ còn dành nhà ở của mình tại 48 Hàng Ngang để Bác Hồ và các nhà lãnh đạo cách mạng làm việc, rồi nuôi giấu họ. Điều này rất đáng ghi nhận.

    Khi biểu dương cụ Trịnh Văn Bô, Hoàng Thị Minh Hồ, chúng ta cần biểu dương các nhà công thương và biểu dương đường lối của Bác lúc đó khi biết tin vào dân, dựa vào dân, được dân tin. Chúng ta phải xác lập điều đó để khi khó khăn nhất vẫn có được lòng tin của dân", ông Quốc nhấn mạnh.

    Nhà sử học Dương Trung Quốc khẳng định, cùng nhiều nhà tư sản khác, vợ chồng cụ Trịnh Văn Bô và Hoàng Thị Minh Hồ là những người đã đi đến cùng trong cuộc cách mạng.

    "Mặc dù sau này, chúng ta có một số chính sách chưa thực sự đúng và vẫn còn một số điều bức xúc về nhà cửa... nhưng cụ Bô, cụ Minh Hồ vẫn giữ vững niềm tin, tư cách, không bất mãn, không có vấn đề gì cả.

    Điều này khác hẳn so với một số người khác khi động chạm vào lợi ích là sẵn sàng có những hành vi không hay...", ông Quốc nhìn nhận.

    Về việc tôn vinh đối với vợ chồng cụ Bô, cụ Minh Hồ, ông Quốc cho rằng, việc tôn vinh đó là tôn vinh cả một thế hệ các nhà công thương đã đóng góp cho cách mạng.

    "Đối với việc đặt tên hai cụ cho tên đường phố theo tôi là cần thiết và nên đặt một tên đường ông bà Trịnh Văn Bô thay vì chỉ để là Trịnh Văn Bô không.

    Bởi sự đóng góp đó là của cả hai vợ chồng nhưng người ta vẫn quen cách đọc ngày xưa là chỉ nói đến tên chồng", ông Quốc chia sẻ thêm.
    theo Trí Thức Trẻ
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  10. #10

    Mặc định

    Nhà tư sản hiến hơn 5.000 lượng vàng từng kinh doanh ra sao?


    Vợ chồng cụ Trịnh Văn Bô - Hoàng Thị Minh Hồ, người hiến 5.147 lượng vàng cho cách mạng, được biết đến là người kinh doanh phát đạt và giàu có bậc nhất Hà thành những năm 1940.


    Những năm 1940, vợ chồng cụ Trịnh Văn Bô - Hoàng Thị Minh Hồ được xem là một trong những người kinh doanh phát đạt trong lĩnh vực tơ lụa. Hai cụ sở hữu nhà máy dệt và kinh doanh bất động sản. Hai cụ cũng được xem là có khối tài sản khổng lồ vào thời điểm đó.

    Kinh doanh tơ lụa phát đạt

    Cha của doanh nhân Trịnh Văn Bô là cụ Trịnh Văn Đường (nguyên quán tại xã Đồng Hoàng, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây - nay thuộc huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội). Cụ Đường là chủ tiệm buôn Phúc Lợi có tiếng ở Hà Nội xưa và là một nhà nho thời đó. Do đó, từ nhỏ, doanh nhân Trịnh Văn Bô đã được thừa hưởng một nền giáo dục cẩn thận từ cha mẹ.
    Theo lời kể của người thân, từ nhỏ, doanh nhân Trịnh Văn Bô đã chịu khó học hỏi để sớm nối nghiệp cha mẹ. Thậm chí, ông từng xin mẹ tiền, ra chợ buôn bán tơ gần nhà mua rồi xuống cuối chợ bán lại. Những đồng lãi đầu tiên dù ít ỏi nhưng đủ để nhen nhóm tham vọng kinh doanh của ông sau này.






    Gia đình hiến 5.000 lượng vàng cho Chính phủ năm 1945 Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, gia đình ông Trịnh Văn Bô (Hà Nội) ủng hộ 5.147 lượng vàng giúp chính phủ mới giải quyết khó khăn tài chính sau cách mạng tháng 8.

    Do điều kiện gia đình, ông được học hành tử tế, nói được tiếng Anh và tiếng Pháp. Sau khi tốt nghiệp tú tài, thay vì sang Pháp học như người anh trai là Trịnh Văn Bính, ông được cha giữ lại để đào tạo thành người kế thừa sản nghiệp.

    Bấy giờ, hiệu buôn Phúc Thịnh ở số 7 Hàng Ngang và do mẹ của ông làm quản lý. Năm 1932, ông kết hôn cùng cụ bà Hoàng Thị Hồ (sau này được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt thêm chữ đệm thành Hoàng Thị Minh Hồ).

    Cụ Hoàng Thị Minh Hồ cũng là con một gia đình giàu sang, quyền quý bậc nhất Hà Nội bấy giờ. Bà là con gái của Hoàng Đạo Phương, một thương gia, một nhà nho uyên bác.

    Cụ bà Minh Hồ được biết đến là người rất giỏi nữ công gia chánh, tháo vát. Hai vợ chồng cụ được cha mẹ cho ở riêng tại nhà số 48 Hàng Ngang và kế thừa tên hiệu Phúc Lợi cùng số vốn ban đầu 30.000 đồng Đông Dương.

    Nhờ tiếng tăm của gia đình, với tài kinh doanh thiên bẩm, doanh nhân Trịnh Văn Bô đã kế tục sự nghiệp của cha mẹ, từng bước tạo dựng và đưa thương hiệu Phúc Lợi phát triển. Khi đã có chỗ đứng vững chắc, vợ chồng ông bà không ngừng mở rộng sản xuất, giảm giá thành cho sản phẩm của mình.


    Vợ chồng cụ Trịnh Văn Bô - Hoàng Thị Minh Hồ.

    Ông bà mạnh dạn mua lại một dây chuyền dệt vải trị giá 20.000 đồng Đông Dương và xây dựng nhà máy rộng 3 ha tại khu vực Đê La Thành với 120 công nhân. Nhà máy dệt đã sản xuất ra nhiều loại vải thành phẩm đẹp, bán ra thị trường với mức giá hợp lý.

    Với vốn ngoại ngữ, doanh nhân Trịnh Văn Bô cũng mạnh dạn đưa thương hiệu vải Phúc Lợi ra thị trường ngoài nước. Sản phẩm tơ lụa của Phúc Lợi đã được buôn bán sang các nước như Lào, Campuchia, Thái Lan, Anh, Pháp, Ấn Độ...
    Từ một cửa hiệu Phúc Lợi ban đầu, gia đình ông tiếp tục mở thêm các cơ sở. Những cửa tiệm này gia đình ông không thuê mà mua đứt luôn với giá hàng chục cây vàng. Kho lụa luôn đầy ắp và lượng người làm công đông đảo là hình ảnh quen thuộc của gia đình doanh nhân Trịnh Văn Bô thời đó.

    Cống hiến lớn về tài chính cho đất nước

    Là thương nhân giàu có, gia đình cụ Trịnh Văn Bô nổi tiếng với triết lý kinh doanh "Buôn bán 10 đồng thì giữ lại 7, còn lại giúp đỡ người nghèo và làm việc phúc đức". Theo đó, gia đình cụ dành rất nhiều tiền để đóng góp từ thiện, giúp đỡ người nghèo và lớn nhất là hỗ trợ cho cách mạng và nền độc lập của đất nước.

    Năm 1936, khi người Pháp di dời nghĩa trang Hợp Thiện, hàng trăm bộ hài cốt phải chuyển. Thành phố đi quyên góp tiểu sành, vợ chồng cụ Trịnh Văn Bô đã ủng hộ 100 chiếc.


    Cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ.

    Năm 1937, hai huyện Đông Khê, Thất Khê (tỉnh Lạng Sơn) bị ném bom, vợ chồng cụ Trịnh Văn Bô đã ủng hộ 2.000 đồng Đông Dương. Hai năm sau, ông bà Trịnh Văn Bô cũng bỏ 2.000 đồng Đông Dương mua gạo cứu tế cho người dân Hưng Yên bị lũ lụt.
    Trong nạn đói năm 1945, hai cụ đều kịp thời mang tiền đi cứu trợ người dân, mua 1.000 vé phát cháo phát cho người đói, nhờ thế mà nhiều người thoát chết trong gang tấc.

    Khác với nhiều gia đình giàu có khác, vợ chồng hai cụ cư xử với gia nhân rất ân cần, không bao giờ to tiếng quở trách. Trong khi nhiều cửa hiệu gia nhân ăn bớt tiền, ăn cắp vải mang đi bán nhưng chẳng bao giờ có chuyện đó trong cửa hiệu vải Phúc Lợi. Gia đình nào khó khăn, cuối năm ngoài tiền lương, vợ chồng cụ Trịnh Văn Bô còn thưởng thêm tiền để họ về ăn Tết…
    Đầu năm 1945, doanh nhân Trịnh Văn Bô quyết định ủng hộ 10.000 đồng Đông Dương, tương đương 250 cây vàng, cho Mặt trận Việt Minh, khởi đầu sự nghiệp đóng góp tài chính của gia đình.

    Hai cụ còn ủng hộ tài chính rất nhiều lần cho cách mạng. Tính đến trước Cách mạng tháng 8, gia đình cụ đã ủng hộ 8.500 đồng Đông Dương, tương đương khoảng 200 cây vàng theo thời giá bấy giờ.

    Sau Cách mạng tháng Tám, ngân khố quốc gia khi đó chỉ còn 1,2 triệu đồng tiền Đông Dương, trong đó đa phần đã rách nát, không thể tiêu dùng được. Chính phủ phát động quyên góp ủng hộ và gia đình cụ được tiến cử vào Ban vận động Quỹ Độc lập và tiếp tục ủng hộ Quỹ này 20.000 đồng, tương đương 500 cây vàng. Ngoài ra, cụ còn vận động thêm được hơn 1 triệu đồng Đông Dương cho Quỹ.

    Trong Tuần lễ Vàng, gia đình cụ tiếp tục đóng góp 117 cây vàng. Ngoài ra, vợ chồng cụ Trịnh Văn Bô còn là thành viên cốt cán trong Ban vận động "Tuần lễ vàng", khích lệ giới công thương và nhân dân quyên góp được 20 triệu đồng Đông Dương và 370 kg vàng.

    Các tài liệu chính thức ghi nhận, chỉ riêng gia đình cụ Trịnh Văn Bô đã ủng hộ cho Chính phủ 5.147 lượng vàng, tương đương với 2.000.000 đồng Đông Dương (thời giá lúc đó). Gia đình cụ cũng hiến tặng Chính phủ căn nhà số 48 Hàng Ngang để làm địa điểm lưu niệm. Căn biệt thự số 34 Hoàng Diệu cũng được cho Nhà nước mượn phục vụ vào việc chung.

    Một trong những nhà tư sản dân tộc của thế kỷ 20

    Vợ chồng cụ Trịnh Văn Bô - Hoàng Thị Minh Hồ là 2 trong số nhiều nhà tư sản dân tộc đầu thế kỷ 20.
    Không ít người hiến tặng cả cuộc đời và sản nghiệp cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Các doanh nhân nổi tiếng có thể kể đến như Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Hà Sơn, Đỗ Đình Thiện, Ngô Tử Hạ…


    Vợ chồng ông Trịnh Văn Bô (ảnh trên), gia đình và các hoạt động thời trẻ (Ảnh chụp lại tại triển lãm 48 Hàng Ngang) . Ảnh: Gia Đình & Xã Hội.

    Doanh nhân Bạch Thái Bưởi (1874-1932) được ví như "ông trùm tàu thuỷ đối đầu Thống soái Bắc Kỳ". Bạch Thái Bưởi thành công trong việc cung cấp nguyên liệu cho dự án xây dựng tuyến đường sắt lớn nhất Đông Dương lúc bấy giờ, bắt đầu bằng việc xây cây cầu dài 3.500 m nối Hà Nội với Gia Lâm.

    Công ty của Bạch Thái Bưởi gây tiếng vang lớn khi cho hạ thủy tại Cửa Cấm (Hải Phòng) chiếc tàu Bình Chuẩn hoàn toàn do người Việt thiết kế, thi công. Cũng chính nhờ con tàu lớn đầu tiên của Việt Nam này mà Bạch Thái Bưởi được xưng tụng là “Vua tàu thủy Việt Nam".

    Ông Nguyễn Sơn Hà (1894 - 1980) được biết đến như là người khai sinh nghề sản xuất sơn dầu ở Việt Nam và là một trong những doanh nhân hàng đầu của Việt Nam thời Pháp thuộc. Trong Tuần lễ vàng, ông và gia đình đã hiến toàn bộ nữ trang với khoảng 10,5 kg cho cách mạng.


    Căn nhà tại số 48 Hàng Ngang. Ảnh: Infonet.

    Doanh nhân Đỗ Đình Thiện (1904-1972) thì đứng tên và bỏ tiền ra mua lại nhà in của Pháp và hiến cho Chính phủ để lập nhà in tiền.

    Trong Tuần lễ vàng, ông còn mua đấu giá bức tranh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh do hoạ sĩ Nguyễn Sáng vẽ với giá một triệu đồng Đông Dương (khoảng gần 2.000 lạng vàng), sau đó tặng ngay cho Uỷ ban kháng chiến hành chính TP. Hà Nội.
    Theo Nhà sử học Dương Trung Quốc, sự đóng góp của các nhà tư sản không phân biệt nhiều ít, mà quan trọng nhất là tấm lòng của mọi người. Điều này cũng thể hiện sự cần thiết của việc cách mạng có được nguồn lực để bảo vệ nền độc lập của mình.




    Cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ, phu nhân nhà tư sản Trịnh Văn Bô, người hiến hơn 5.000 lượng vàng cho cách mạng, đã qua đời ở tuổi 104.
    Chia sẻ với Zing.vn tối 6.11, người nhà cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ xác nhận cụ qua đời tối 5.11, hưởng thọ 104 tuổi.


    Theo Hiếu Công (Zing)
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  11. #11

    Mặc định

    Tổ chức lễ tang theo nghi thức cấp cao với người hiến hơn 5.000 lượng vàng cho Nhà nước

    Hoàng Đan | 09/11/2017 07:16 AM





    Cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ. Ảnh do gia đình cung cấp.Theo gia đình, lễ tang cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ, người đã hiến trên 5.000 lượng vàng cho cách mạng sẽ được tổ chức trọng thể theo nghi thức cấp cao vào ngày 14/11.


    Thông tin từ gia đình cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ, phu nhân nhà tư sản yêu nước Trịnh Văn Bô, vừa từ trần đêm 5/11, hưởng thọ 104, xác nhận, tang lễ của cụ sẽ được cử hành từ 11h15 đến 12h45 ngày 14/11 tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng ở số 5 Trần Thánh Tông, TP Hà Nội.

    UBND thành phố Hà Nội được giao chủ trì, phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cơ quan có liên quan tổ chức lễ tang cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ theo nghi thức cấp cao.

    Cụ bà sẽ được an táng tại nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.

    Cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ là quả phụ nhà tư sản dân tộc yêu nước Trịnh Văn Bô. Sinh thời, vợ chồng cụ Hoàng Thị Minh Hồ từng bí mật nhận lời cách mạng đón đoàn cán bộ từ chiến khu về ở tại tư gia, số 48 phố Hàng Ngang, Hà Nội, ngay sau ít ngày tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám thành công.

    Sau này, vợ chồng cụ mới biết đoàn gồm Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thường vụ Trung ương Đảng.

    Đoàn đã quyết định về trung tâm Thủ đô để bám sát tình hình và lãnh đạo toàn dân giữ vững chính quyền còn non trẻ, đồng thời để Bác Hồ soạn thảo Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

    Vợ chồng cụ đã hiến 5.147 lượng vàng cho cách mạng kể từ sau ngày tổng khởi nghĩa và trong suốt kháng chiến chống Pháp đến khi dân tộc ta giành thắng lợi.

    Các cụ cũng đã ủng hộ chính quyền cách mạng ngôi nhà 48 Hàng Ngang để làm Nhà lưu niệm, ghi dấu tích nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo Tuyên ngôn độc lập.

    Do có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, cả hai cụ được nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng nhất.

    Theo quy định của nhà nước, trong số những chức danh được tổ chức tang lễ cao cấp có cán bộ hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 (lão thành cách mạng) được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng nhất trở lên.


    theo Trí Thức Trẻ
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  12. #12

    Mặc định

    Đăng lại bài này từ năm 2005

    Người hiến hơn 5.000 lạng vàng cho Việt Minh


    Những chi tiết chưa từng được biết đến xung quanh việc ông bà Trịnh Văn Bô hiến hơn 5.000 lạng vàng cho Việt Minh thời kỳ đầu cách mạng đã được bà quả phụ Trịnh Văn Bô tâm sự với PV báo Tiền phong đúng vào ngày 19/8 tại nhà riêng 34 phố Hoàng Diệu, Hà Nội.

    Đã 92 tuổi nhưng người doanh nhân có tấm lòng vàng với cách mạng vẫn khỏe mạnh và minh mẫn lạ thường. Bà nói mình được như vậy có lẽ là nhờ trời phật phù hộ vì những việc làm tốt đẹp trong quá khứ...
    Tiêu cho bản thân: tiết kiệm từng xu

    Thưa, là một thương gia giỏi, cụ có phải là người… tiêu tiền như nước?

    Người buôn bán là phải cần cù, cẩn thận, tiết kiệm. Thời chúng tôi, thường chỉ có các bà làm kinh doanh, còn các ông hoặc là nhà Nho, hai là ra làm quan.

    Tôi buôn tơ, lụa, vải vóc... nhưng tôi chỉ bán buôn, không bán lẻ. Hàng tôi bán khắp Đông Dương. Khi tiêu tiền cho bản thân thì tôi tiết kiệm từng đồng, từng hào, từng xu, không bao giờ tiêu theo kiểu vất đồng tiền đi. Thế nhưng làm từ thiện hay ủng hộ cách mạng thì mấy chục lạng vàng một lúc tôi cũng không tiếc.
    Bây giờ tôi đã 92 tuổi mà vẫn còn được khoẻ mạnh, minh mẫn thế này thì cũng là trời phật phù trợ cho tôi bởi những việc làm của tôi.

    Vì sao cụ lại ủng hộ cách mạng số tiền có thể nói là lớn nhất từ trước đến nay?

    Cụ thân sinh ra tôi Hoàng Đạo Phương là thành viên trường Đông Kinh Nghĩa Thục. Là nhà giáo nên cụ dạy chúng tôi chữ Nho, trong mấy chị em, cụ thấy tôi có vẻ thông minh hơn. Cụ nói với tôi “Việc nước cha chưa làm tròn, giờ cha đã già, sau này các con ai có điều kiện thì giúp nước thay cha”.

    Cụ chỉ nói thế nhưng lời dạy này in sâu trong trái tim tôi. Tôi kinh doanh, khi đã có tiền là tôi đã bắt đầu làm việc thiện từ năm 1936, cúng 100 chiếc tiểu đại để chôn cất hài cốt khi di dời nghĩa trang Nghĩa Dũng (Hà Nội).

    Sau đó, tôi còn làm từ thiện bằng những việc như ủng hộ những người bị bom Mỹ, Nhật ở Đông Khê, Thất Khê, nạn nhân lũ lụt ở Hưng Yên, mua chăn cho trẻ sơ sinh... Số tiền bỏ ra không ít. Các cụ nhà tôi ngày xưa làm từ thiện cũng nhiều, nên khi kinh doanh có tiền tôi cũng tiếp tục truyền thống ấy.

    Đến thời cách mạng, anh Tạ Văn Điêu, phụ trách thiếu nhi, ngày xưa gọi là phụ trách “sói con” - nơi người con trai cả của tôi năm nay đã 73 tuổi tham gia- mỗi tháng một, hai lần đến thăm phụ huynh. Thấy tôi làm nhiều việc từ thiện, anh ruột anh Điêu là Tạ Văn Thực- một cán bộ Việt Minh- gợi ý với tôi tham gia Việt Minh, tôi đồng ý.

    Lúc đó tôi nhớ là ngày 14/11/1944. Sau đó đến ngày 24/3/1945, ông Khuất Duy Tiến vượt ngục, một người đưa ông Tiến đến nhà tôi. Ông Tiến đến, hai vợ chồng tôi tiếp, ông ấy nói từ 11h trưa đến 5 giờ chiều về hoạt động của Việt Minh.

    Tôi có một nhà máy dệt, lúc đó cũng phải cảnh giác, nên thường nói ông Tiến là một người từ tỉnh khác đến đặt hàng. Ông Tiến nói rằng, Việt Minh bây giờ cần nhiều tiền lắm, nói thật là 5 xu mua báo cũng khó vì quỹ chỉ có mấy trăm bạc. Tôi nói rằng vậy thì tôi sẽ ủng hộ một vạn đồng Đông Dương, một tuần sau anh đến thì tôi sẽ giao tiền.

    Để có số tiền đó, tôi phải bán đi 16 hòm tơ bóng, loại tơ hoá học ấy. Sau đó, tôi đưa cho một cán bộ Việt Minh khác là ông Hoàng Hữu Nhân một lần 1 vạn và một lần 2 vạn nữa là 3 vạn đồng Đông Dương. Rồi hai cán bộ nữ cũng đến vận động, rằng không có tiền để ra báo (ngày đó gọi là báo Đàn Bà), tôi lại ủng hộ một vạn rưởi.

    Tính từ trước ngày khởi nghĩa đến tháng 7/1945 tôi ủng hộ tám vạn rưởi đồng Đông Dương trị giá 212,5 lạng vàng. Đến ngày tổng khởi nghĩa, ông Khuất Duy Tiến đưa hai vợ chồng tôi vào Ban vận động Quỹ độc lập. Tôi ủng hộ quỹ tiếp 20 vạn đồng tương đương với 500 lạng vàng, tôi còn đi vận động cho quỹ này được hơn 1 triệu đồng Đông Dương.

    Ngay tiếp đó là đến Tuần lễ vàng, vợ chồng tôi cũng ở trong Ban vận động. Tôi lại đóng góp 117 lạng vàng, trong đó tiền riêng của vợ chồng tôi là 103 lạng, còn tôi đưa cho cụ thân sinh của tôi lúc đó đã 85 tuổi một thoi to nhất (14 lạng) để cụ ủng hộ quỹ. Rồi vợ chồng tôi đi vận động để mọi người ủng hộ thêm trên 1.000 lạng vàng nữa.

    Đến khi bế mạc Tuần lễ vàng, có tổ chức một bữa ăn ở bên Hồ Hoàn Kiếm, vé bán để tham dự là 120 đồng/chiếc, tôi bảo ông Khuất Duy Tiến đưa cho tôi 100 vé để tôi mời 100 đại biểu là thương gia Hà Nội.

    Sau khi liên hoan kết thúc, mới tổ chức bán đấu giá bức ảnh của Bác Hồ, giá đưa ra là 1 vạn đồng Đông Dương, tôi trả là 2 vạn, sau đó giá được đẩy lên cao, cuối cùng giá lên 10 vạn đồng. Đấu giá ngày đó là ai trả bao nhiêu ghi vào sổ, dù không mua được vẫn trả tiền để ủng hộ, cuối cùng tổng số tiền thu được qua đấu giá lên đến 1,58 triệu đồng Đông Dương.

    Về sau, tôi có nhã ý tặng lại bức ảnh đó cho Uỷ ban Hành chính thành phố Hà Nội vì nhà tôi đã có một bức ảnh khác. Tôi cứ tiếp tục những công việc như thế, như lo đài thọ cho Thường vụ gồm các ông Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ, Hoàng Quốc Việt, Bùi Công Trừng... khoảng 15 người về ở nhà tôi.

    Sau đó, ông Trường Chinh đi đón Bác Hồ về vào ngày 24/8/1945 và ở nhà tôi cho đến 27/9. Bác viết bản Tuyên ngôn Độc lập ở nhà tôi, số 48 Hàng Ngang. Suốt thời gian này gia đình tôi đài thọ hết từ ăn uống, tiệc tùng, may mặc, đi lại. Về sau, người Pháp người ta nói rằng “Bà Trịnh Văn Bô là Bộ trưởng Tài chính của Việt Minh”.

    Cộng lại, cả tiền và vàng, gia đình nhà tôi ủng hộ cách mạng 5.147 lạng vàng. Khi về cướp chính quyền, ngân khố chỉ có 1,2 triệu đồng tiền Đông Dương, toàn giấy 1 đồng, 5 hào, 2 hào, 1 hào. Nhưng số thì rách, số thì nát quá không tiêu được. Gần như ngân khố quốc gia là rỗng.

    Tiền ủng hộ nhiều như vậy, thế nhưng cái quý giá nhất tôi nghĩ không phải là số tiền đó mà chính là việc chúng tôi đã bảo vệ lãnh tụ Hồ Chí Minh trong suốt một tháng ba ngày và cả Thường vụ đi về, làm việc ở nhà tôi mà không xảy ra sự cố nào.
    Chỉ vì tôi biết lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc

    Lúc đó không chỉ có Việt Minh mà có nhiều đảng phái khác, vì sao cụ lại chỉ ủng hộ Việt Minh với một số tiền rất lớn?

    Lúc đó Đại Việt, Quốc dân Đảng cũng đến vận động tôi ủng hộ tiền giúp nước, họ cũng chỉ đề nghị ủng hộ 10 vạn đồng thôi, thế nhưng tôi đã từ chối.

    Số tiền các đảng phái khác đề nghị ủng hộ ít như vậy vì sao cụ lại từ chối?

    Vì tôi đã có Việt Minh rồi, dù Việt Minh lúc đó hãy còn trong bóng tối. Nhưng lúc đó tôi phải nói khéo với người ta rằng, tôi chỉ biết kinh doanh làm giàu, tôi không biết chính trị là cái gì để kiếm cớ hoãn binh. Sở dĩ tôi phải nói thế là vì ủng hộ thì cũng dở mà không ủng hộ thì người ta có thể hại mình.

    Cán bộ Việt Minh khi ấy chắc là phải gây cho cụ một ấn tượng gì đó hết sức mạnh mẽ?

    Chỉ vì tôi biết lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Còn những người ở các đảng phái khác tuổi thì trẻ, mà tôi thấy họ cũng lôm côm. Lãnh tụ Hồ Chí Minh gây cho tôi ấn tượng mạnh mẽ. Khi cụ ở nhà tôi, khoảng 9 giờ tôi thường mang hoa quả, nước trà ngon lên mời cụ xơi.

    Một lần, cụ đang đánh máy, thấy tôi lên cụ đứng dậy vươn vai và nói: “Cô chẳng có gì khổ, tuổi đời còn ít, đã có hai con trai, hai con gái, lại có cả cơ ngơi thế này”. Tôi nói “Thưa Cụ cháu có cái nhục đó là cái nhục mất nước”. Nghe vậy, ông Cụ chỉ bảo tôi “Thế thì kiên trì, nhẫn nại nhé”.

    Chỉ một câu nói thế mà đang từ ngồi trên nhung lụa, sau này đi kháng chiến vất vả lắm, ngồi chuồng trâu ăn cơm muối mà tôi vẫn không nản lòng, vì tôi nhớ câu kiên trì, nhẫn nại mà Cụ nói.

    Nhớ lại, lúc ông Hoàng Hữu Nhân nói với tôi là sẽ đưa một số người về nhà tôi thì có gây phiền phức gì không, tôi nói rằng vợ chồng tôi đã tham gia Việt Minh thì không có gì phiền phức. Về nhà tôi có nhiều thuận lợi cho hoạt động cách mạng, vì thực dân Pháp cũng không thể ngờ một thương gia giàu nhất nhì Hà Nội lại theo cách mạng.

    Khi quyết định ủng hộ tiền cho Việt Minh cụ có suy nghĩ gì?

    Tôi chỉ nghĩ phải giữ được chính quyền non trẻ này thì đất nước mới giành được độc lập, mới có tự do. Muốn vậy thì phải có tiền để lo nhiều chuyện. Vì thế, chín phần mười tài sản của mình tôi đều dốc ra hết, không hề tính toán.

    Tôi cũng nghĩ việc ủng hộ của mình chắc sẽ có ích cho việc giành độc lập dân tộc chứ không bao giờ nghĩ sau này cách mạng thành công sẽ thu được cái gì hay được trả lại. Tôi cũng không bao giờ nghĩ sẽ được huân chương hay cái gì khác. Tôi luôn quan niệm vợ chồng tôi có bốn bàn tay, hai khối óc thì hết tiền lại làm, cái gì đã tiêu đi rồi thì tôi không bao giờ nghĩ đến nữa.

    Ngoài lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, phẩm chất gì ở những cán bộ Việt Minh khác khiến cụ bị thuyết phục?

    Tôi thấy lớp cán bộ thời Bác Hồ và lớp cán bộ kế tiếp sống đẹp lắm, sống có tình có nghĩa lắm. Có người hỏi thẳng tôi, ủng hộ nhiều tiền thế thì bây giờ có thấy tiếc không? Tôi cũng nói lại rất thẳng thắn là cái gì tôi đã ủng hộ thì không bao giờ tôi luyến tiếc. Tôi chỉ buồn một điều là nước nhà đã độc lập từ lâu mà xem trên ti vi thấy vùng xa, vùng sâu dân vẫn còn khổ quá, vẫn nhà tranh, vách nứa...

    Trong khi đó, một số người tham nhũng quá, tiền của của dân, của nhà nước bị sa sẩy nhiều. Đó là cái rất đáng buồn. Trong khi đó, thời Cụ Hồ trường hợp Trần Dụ Châu tham nhũng là bị xử tử, phải nghiêm khắc như thế chứ.

    Sau Cụ Hồ, tôi cũng rất ấn tượng với ông Lê Đức Thọ, ông ấy là người rất tình nghĩa. Rồi ông Trường Chinh, ông Phạm Văn Đồng cũng là những người rất đứng đắn. Ông Thọ nói câu mà tôi còn nhớ mãi là chị đến thăm tôi có việc gì thì tôi cũng làm cố cho xong để tôi tiếp chị, không thì tôi ăn năn lắm. Hay ông ấy bảo với thư ký của mình: “Về nhà chị ấy ăn cơm như cỗ ấy, vừa ở tù ra ăn cơm ở đó ngon lắm”.

    Những câu nói đó, khiến tôi thấm thía. Hay ông Trường Chinh, ông Hoàng Quốc Việt, mỗi khi tôi đến Mặt trận Trung ương, ông đều ra hỏi han sức khoẻ từng người trong gia đình tôi, rất có tình, có nghĩa.

    Muốn nhiều người làm việc thiện: phải gợi mở cái tâm

    Ngày trước, doanh nhân như cụ ủng hộ cách mạng, làm việc thiện với số tiền rất lớn. Nay tuy đã phát triển nhanh nhưng nước ta vẫn là nước nghèo, còn nhiều người nghèo. Theo cụ, để ngày càng có nhiều hơn những người sẵn sàng làm từ thiện, điều đầu tiên phải làm là gì?

    Vận động không thì người ta cũng giúp nhưng cũng chỉ giúp lấy lệ, cho xong việc thôi. Làm việc thiện phải xuất phát từ cái tâm của doanh nhân. Muốn người ta có nhiệt huyết làm việc thiện, tại sao nhà nước không tổ chức cho người ta đến thăm những nơi mà người dân đang sống khổ cực xem thế nào?

    Như thế sẽ gợi cho người ta mở rộng tấm lòng. Như thế tự người ta sẽ đem tiền trực tiếp giúp đỡ dân. Ngày xưa, tôi ủng hộ lũ lụt là tôi đến tận nơi, trực tiếp phát tiền, phát gạo cho người dân vùng ấy.

    Mong muốn chống tham nhũng đến nơi, đến chốn

    Cụ đã 92 tuổi, đã sống qua nhiều giai đoạn thăng trầm của đất nước. Nay nước nhà đã được độc lập, kinh tế phát triển, đời sống người dân được cải thiện, xin hỏi cụ có thấy vui với cuộc sống hiện tại?

    Chưa vui vì ở ngay như trung tâm Hà Nội là quận Hoàn Kiếm, ngay cả những gia đình cách mạng mà con cái đi làm nếu đồng lương thấp thì vẫn rất khó khăn chứ chưa nói đến vùng sâu, vùng xa. Thế thì làm sao vui được!

    Vậy điều mà cụ mong muốn nhất hiện nay là gì?

    Tôi chỉ mong muốn làm sao chống tham nhũng đến nơi, đến chốn. Làm được việc này thì dân mới thiết tha.

    Xin cảm ơn cụ!
    Hữu Khôi (thực hiện)
    Bài đăng năm 2005
    Last edited by Bin571; 09-11-2017 at 01:13 PM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  13. #13

    Mặc định

    Hầu chuyện người hiến hơn 5 ngàn lạng vàng


    TP 2013 - Tôi gặp lại cụ bà Trịnh Văn Bô mới cách đây ít ngày dịp Bộ Tài chính có hẳn một cuộc hội thảo để chuẩn bị việc ra cuốn sách Doanh nhân Trịnh Văn Bô và những cống hiến cho nền tài chính cách mạng Việt Nam. Người Pháp từng nói rằng, bà là “Bộ trưởng Tài chính” của Việt Minh.



    Mừng ở tuổi chẵn trăm, cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ, tức bà quả phụ Trịnh Văn Bô, vẫn minh mẫn dù những sải chân chậm chạp.

    Gian nan xin lại nhà


    Nhớ lần đầu gặp cụ khoảng hơn hai chục năm trước...

    Trong số đơn từ của bạn đọc gửi về cho Toà báo, có một lá đơn của chính bà Hoàng Thị Minh Hồ viết đề nghị can thiệp với các cơ quan có trách nhiệm để gia đình bà xin lại ngôi nhà 34 phố Hoàng Diệu mà bà cho mượn lâu nay.
    Tóm tắt lá đơn cũng như diễn tiến nội vụ về sau như thế này:

    ...Tháng 10/1987, đồng chí cố vấn Trường Chinh có mời ông Trịnh Văn Bô (ông Trịnh Văn Bô mất năm 1990) và bà Hoàng Thị Minh Hồ lên gặp.

    Hai ông bà nhân cuộc gặp thân mật này đã ngỏ ý cho phép gia đình được trở về sống tại 34 Hoàng Diệu vì gia đình ông bà hiện đông các con, cháu, chắt. Cả bốn thế hệ cùng ở trong một ngôi nhà ở phố Nguyễn Gia Thiều. Nhà 34 Hoàng Diệu, ông bà Trịnh Văn Bô cho Thiếu tướng Hoàng Văn Thái mượn từ những ngày tiếp quản Thủ đô năm 1954 với thời hạn 2 năm ( 1954-1956), đến ngày Tổng tuyển cử đất nước thì trả.

    Năm 1986, đồng chí Hoàng Văn Thái mất, Bộ Quốc phòng xây nhà cho các tướng lĩnh cao cấp tại Liễu Giai rất rộng rãi, khang trang. Gia đình tướng Hoàng Văn Thái được chuyển về Liễu Giai.

    Ngày 1/6/1989, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười phê chuẩn việc trả lại nhà 34 Hoàng Diệu cho ông bà Trịnh Văn Bô. Ngày 10/7/1990, Chủ tịch Quốc hội Lê Quang Đạo cũng có ý kiến nhất trí việc trả nhà cho bà Bô.
    Nhưng mãi đến năm 1993, gia đình bà Bô vẫn chưa nhận được nhà.

    Cuối năm 1993, Thủ tướng Võ Văn Kiệt giao cho Phó Thủ tướng Phan Văn Khải ký quyết định trả nhà 34 Hoàng Diệu cho bà Bô.
    Ngày 24/10/1994, có hẳn một cuộc họp giữa Bộ Quốc phòng, UBND thành phố Hà Nội và Sở Nhà đất thành phố Hà Nội quyết định trả nhà cho bà Bô.

    Thế mà gia đình bà Trịnh Văn Bô vẫn không nhận được nhà!?

    Thời điểm ấy, nhiều phóng viên khi nhận được đơn thư của bà quả phụ Trịnh Văn Bô đã bức xúc trước điều kỳ quặc đến khó hiểu, rằng từng ấy cá nhân và cơ quan có trách nhiệm đã quyết định việc trả nhà 34 Hoàng Diệu cho gia đình bà Bô với ngần ấy chữ ký đầy quyền lực mà bà vẫn chưa có giấy tờ hợp pháp được đến ở nhà 34 Hoàng Diệu!

    Tôi và đồng nghiệp chỉ còn cái cách muôn thuở, cái công việc đằng sau mặt báo tẻ ngắt, vô thưởng vô phạt và cũng vô trách nhiệm nữa là kính chuyển những lá đơn của gia đình bà Bô đến các cơ quan có trách nhiệm!

    Mãi cho đến 9 năm sau, phải 9 năm, bằng độ dài thời gian của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, gia đình bà quả phụ Trịnh Văn Bô mới được trở về ngôi nhà cũ của mình ở 34 Hoàng Diệu, với những giấy tờ về bằng khoán điền thổ của ngôi nhà mà gia đình bà đã mua từ trước cách mạng.

    Và như nhiều người biết, để vào được chính ngôi nhà của mình sau những dằng dặc chầu chực xin xỏ, một việc mạo hiểm và vô tiền khoáng hậu đã diễn ra. Một người con trai đương đêm đã cõng mẹ vượt rào bí mật đột nhập vào chính nhà mình ở 34 Hoàng Diệu.

    ...Một số tòa báo ngay tinh mơ hôm sau, ngày 10/10/2003 lập tức nhận được tin đến 34 Hoàng Diệu có vụ nhảy dù chiếm nhà bất hợp pháp!

    Tôi và một số đồng nghiệp đến nơi thấy cụ bà Trịnh Văn Bô, cái can chống hờ đỡ một bên người, mái tóc cước rung rinh trong nắng sớm cười hiền hậu giọng sang sảng: “Nào, mời các nhà báo lên nhà uống nước...”.

    Các ký giả có mặt bữa đó đều phát hoảng. Hóa ra, người nhảy dù là bà cụ Bô mà bao nhiêu năm họ đã quá quen mặt!
    Chúng tôi tíu tít theo chân cụ lên nhà chuyện vãn một hồi rồi giải tán... Bởi có việc chi mà phải hỏi han với lại cật vấn? Những tờ giấy có những chữ ký cùng các dấu mộc đầy quyền lực ghi rất rõ cái việc cụ hợp pháp nhà 34 Hoàng Diệu này. Nhà cụ thì cụ cứ việc ở.

    Tôi nhớ thêm một sớm thu năm nọ, có dịp ngồi hầu chuyện lâu lâu với cụ.

    Từ hồi nhỏ, 11 anh chị em của cụ đã đinh ninh lời dặn của người cha già từng tham gia Đông Kinh Nghĩa Thục: “Việc nước cha chưa làm tròn, giờ cha đã già, sau này các con ai có điều kiện thì giúp nước thay cha”.

    Tuần lễ vàng lịch sử

    Cụ bà Trịnh Văn Bô tại Văn Miếu Quốc Tử Giám.

    Cái quý giá nhất tôi nghĩ không phải là số tiền đó mà chính là việc chúng tôi đã bảo vệ lãnh tụ Hồ Chí Minh trong suốt một tháng ba ngày và cả Thường vụ đi về, làm việc ở nhà tôi mà không xảy ra sự cố nào.
    Cụ bà Trịnh Văn Bô
    (Hoàng Thị Minh Hồ)










    Cuối năm 1944, gia đình ông bà Trịnh Văn Bô bắt mối với Việt Minh qua ông Khuất Duy Tiến, một yếu nhân của Đảng. Ông Tiến bộc bạch, quỹ Việt Minh bỏ ra 5 xu để mua báo cũng khó. Ông bà bán ngay 16 hòm tơ bóng và xuất thêm ngân quỹ của nhà.

    Đến tháng 7/1945, ông bà Trịnh Văn Bô đã ủng hộ cho Việt Minh tám vạn rưỡi đồng Đông Dương trị giá 212,5 lạng vàng. Đến ngày tổng khởi nghĩa, ông Khuất Duy Tiến đưa hai ông bà vào Ban vận động Quỹ độc lập. Ông bà ủng hộ Quỹ tiếp 20 vạn đồng tương đương với 500 lạng vàng và còn đi vận động cho quỹ này được hơn 1 triệu đồng Đông Dương.Tôi ngước lên vị trí trang trọng treo tấm ảnh chụp tại Nhà hát Lớn trong Tuần Lễ vàng lịch sử. Ông bà Trịnh Văn Bô cùng thân mẫu của ông Bô, ông Phạm Văn Đồng và nhà tư sản Nguyễn Hữu Tiệp, nhà điền chủ Hà Thành (ông ngoại của GS Nguyễn Lân Dũng). Sau đây là lời kể của bà:

    “Trong Tuần lễ vàng, vợ chồng tôi cũng ở trong Ban vận động. Tôi lại đóng góp 117 lạng vàng, trong đó tiền riêng của vợ chồng tôi là 103 lạng, còn tôi đưa cho bà mẹ chồng lúc đó đã 85 tuổi một thoi to nhất (14 lạng) để cụ ủng hộ quỹ. Rồi vợ chồng tôi đi vận động để mọi người ủng hộ thêm trên 1.000 lạng vàng nữa.

    Tôi cứ tiếp tục những công việc như thế, như lo đài thọ cho Thường vụ gồm các ông Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ, Hoàng Quốc Việt, Bùi Công Trừng... khoảng 15 người về ở nhà tôi.

    Sau đó, ông Trường Chinh đi đón Bác Hồ về vào ngày 24/8/1945 và ở nhà tôi cho đến 27/9. Bác viết bản Tuyên ngôn Độc lập ở nhà tôi, số 48 Hàng Ngang. Suốt thời gian này gia đình tôi đài thọ hết từ ăn uống, tiệc tùng, may mặc, đi lại. Về sau, người Pháp người ta nói rằng “Bà Trịnh Văn Bô là Bộ trưởng Tài chính của Việt Minh”.
    Cộng lại, cả tiền và vàng, gia đình nhà tôi ủng hộ cách mạng 5.147 lạng vàng.

    Cái quý giá nhất tôi nghĩ không phải là số tiền đó mà chính là việc chúng tôi đã bảo vệ lãnh tụ Hồ Chí Minh trong suốt một tháng ba ngày và cả Thường vụ đi về, làm việc ở nhà tôi mà không xảy ra sự cố nào.

    Chính ông Cụ đã gây cho tôi ấn tượng khó quên. Cứ như mình đã gặp một ông Bụt hiện hình... Khoảng 9 giờ tôi thường mang hoa quả, nước trà ngon lên mời cụ xơi.

    Một lần, cụ đang đánh máy, thấy tôi lên cụ đứng dậy vươn vai và nói: “Cô chẳng có gì khổ, tuổi đời còn ít, đã có hai con trai, hai con gái, lại có cả cơ ngơi thế này”. Tôi nói: “Thưa Cụ, cháu có cái nhục đó là cái nhục mất nước”. Cụ trầm ngâm khẽ khàng: “Thế thì kiên trì, nhẫn nại cô nhé”.

    Ôi chao, chỉ mỗi một câu gọn ghẽ thế mà đang từ ngồi trên nhung lụa, bỏ tất đi với kháng chiến. Ở chiến khu, ngồi chuồng trâu nhai cơm với quả cọ om (muối) nhớ đến lời Cụ kiên trì nhẫn nại... Về sau này trúc trắc trong việc đòi cái nhà này lại gẫm đến câu kiên trì của ông Cụ hồi nào… Hình như Trời Phật qua ông Cụ nói câu đó Trời Phật sẽ độ cho…”.

    Chiếc tràng kỷ đặc biệt

    Bữa ấy, chuyện với cụ bà mỗi lúc một thú vị. Chuyện một ông ở Yên Bái mới mang xuống tặng cụ lạng cao hổ. Vị khách không quen biết ấy giọng nói lập cập như có pha cả nước mắt: “Bà ơi, nhiều gia đình như nhà ta đã góp của góp tình mà nuôi nên nước Việt mình đấy bà ạ. Thế hệ chúng con có bổn phận là phải ghi ơn ấy phải nối chí ấy. Nhưng mà thời nay chả được mấy người”... Lạng cao đó, cụ ngâm thành hai chai rượu. Biếu bên thông gia một chai. Cụ cười: “Chai kia thì tôi uống... Cao hay cái tình, chả biết nhưng uống thấy khỏe ra nhiều...”.

    ... Ngó suốt lượt gian phòng khách trần thiết thì sang trọng, nhưng đồ đạc tầm tầm bày biện tuềnh toàng trong nhà cụ, tôi để ý đến một chiếc tràng kỷ.
    Hỏi thêm cụ, hóa ra cái tràng kỷ này Cụ Hồ từng nghỉ lưng hồi ở 48 Hàng Ngang những đêm ngồi miệt mài với Tuyên Ngôn Độc Lập...

    “Toàn bộ đồ đạc nội thất 48 Hàng Ngang, gia đình tôi hiến tất để làm di tích lịch sử, nhưng tôi đã giữ lại chiếc tràng kỷ này. Khi giữ nó lại, tôi đã nghĩ đến một cái ngày nhỡ có mệnh hệ nào thì gia đình cũng còn một kỷ vật riêng về ông Cụ...”.

    Bà cụ chậm chạp đứng lên bước về phía tủ, lấy ra một lọ chè. Tỷ mẩn dốc ra, gói thành 2 ấm nhỏ. Bất ngờ, bà vẫy tôi lại bảo mang về mà uống. Thứ chè này hằng bao năm bà vẫn tự tay ướp sen. “Ông Cụ hồi ấy cũng dùng loại chè này đấy...”.

    Trước lúc rời nhà bà, ngước sang vệt xanh kế bên của hàng rào chè mạn của nhà 36 Hoàng Diệu, tôi chợt nghĩ lẩn thẩn rằng, biết đâu vào một bữa đẹp trời nào đó, những sải chân chậm chạp của cụ bà Trịnh Văn Bô cùng những bước chân chầm chậm vì tuổi tác của vị đặc đẳng công thần Võ Nguyên Giáp sẽ qua lại thăm nhà nhau? Hàng xóm bây giờ thì đã đành, nhưng có một thời đẹp hơn huyền thoại là Anh Văn từ chiến khu cùng Cụ Hồ về Hà Nội đã từng lưu lại nhiều ngày tại nhà 48 Hàng Ngang của cô chú Trịnh Văn Bô thân thương trong những ngày thu Hà thành 68 năm trước?

    Cũng biết mình lẩn thẩn vậy thôi... Tướng Giáp đã trăm tuổi hơn đương những ngày gian nan tuổi cao bệnh trọng trong Quân Y Viện. Còn bà Bô thu này vừa chẵn trăm niên.

    Thu năm Tỵ - 19/8/2013

    Có một thời gian khó nhưng đẹp như cổ tích, như huyền thoại của nước Nam ta. Cái thuở ban đầu dân quốc ấy! Hàng ngàn, hàng vạn cây vàng, lượng vàng không phải mang bán đấu giá và bình ổn thị trường vàng như thời điểm vừa rồi mà là sự hằng tâm hằng sản của dân ta với chính quyền Việt Nam dân chủ cộng hòa non trẻ...


    Báo giấy


    Last edited by Bin571; 09-11-2017 at 01:22 PM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  14. #14

    Mặc định

    Chiều nay Hà Nội tổ chức tang lễ cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ

    Lễ tang của cụ bà từng tặng hơn 5.000 lượng vàng cho Chính phủ sẽ diễn ra tại Nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông lúc 13h30.

    Ngày 13/11, đại diện UBND TP Hà Nội cho hay, lễ tang cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ - vợ nhà tư sản Trịnh Văn Bô, người hiến hơn 5.000 lượng vàng cho cách mạng trong Tuần lễ Vàng năm 1945, diễn ra lúc 13h30 đến 15h hôm nay tại Nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông, theo nghi thức lễ tang cấp cao.

    Cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ mất hôm 5/11, thọ 104 tuổi, được tiêu chuẩn an táng tại nghĩa trang Mai Dịch (Hà Nội). Nhưng theo nguyện vọng gia đình, cụ bà sẽ an táng tại nghĩa trang Thiên Đức Vĩnh Hằng (xã Giáp Trung, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ).

    UBND thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và các cơ quan có liên quan tổ chức lễ tang cụ Hoàng Thị Minh Hồ. Trưởng ban lễ tang là Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu.

    Cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ. Ảnh gia đình cung cấp.


    Theo quy định hiện hành, lễ tang cấp cao được tổ chức đối với người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 (lão thành cách mạng); các nhà hoạt động xã hội, văn hóa, khoa học tiêu biểu và được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng nhất trở lên.

    Ông Nguyễn Túc, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam, cho hay gia đình cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ là trường hợp rất hiếm có, bởi với những đóng góp to lớn cho cách mạng nước nhà nên cả vợ chồng cụ đều được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng nhất.

    "Căn cứ theo quy định và thể hiện sự trân trọng của Đảng, Nhà nước, nhân dân với công lao, cống hiến của cụ Hoàng Thị Minh Hồ, việc tổ chức lễ tang với nghi thức cấp cao là cần thiết", ông Túc nói.

    Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải cho biết, trước mắt thành phố và các đơn vị liên quan tập trung lo lễ tang cụ Hoàng Thị Minh Hồ.

    Về căn biệt thự số 34 Hoàng Diệu liên quan đến gia đình cụ Minh Hồ, hiện chưa được hoàn thiện về pháp lý, ông Hoàng Trung Hải nói đây là vấn đề tồn tại nhiều năm qua và cũng liên quan đến nhiều cơ quan. “Thời gian tới, sau khi anh em trong gia đình cụ bà Hồ thống nhất, thành phố sẽ tiếp tục xem xét giải quyết những vấn đề liên quan đến căn nhà này”, Bí thư Hà Nội nói.

    UBND TP Hà Nội cũng đang đề nghị đặt tên ông Trịnh Văn Bô (1914-1988) cho một phố thuộc quận Cầu Giấy. Con phố dự kiến mang tên nhà tư sản Trịnh Văn Bô dài 1,2 km, rộng 7,5 m, đoạn từ ngã tư giao cắt phố Nguyễn Đình Hoàn tại cầu T11, đến ngã ba giao cắt đường Phùng Chí Kiên tại cổng sau Học viện Quốc phòng.
    Ông Trịnh Văn Bô sinh năm 1914, là con út trong gia đình 3 anh chị em. Thân sinh là cụ Trịnh Phúc Lợi, doanh nhân Việt Nam đầu thế kỷ 20. Năm 1932, ông lập gia đình với bà Hoàng Thị Minh Hồ, ái nữ của cụ Hoàng Đạo Phương, một nhà nho và cũng là thương gia giàu có đất Hà Nội xưa. Trong sự nghiệp kinh doanh của chồng, bà Minh Hồ đóng một vai trò quan trọng.

    Theo lời kể của bà, toàn bộ tài sản gia đình có được đều nhờ tiệm vải Phúc Lợi. Tiệm không chỉ phục vụ người Việt mà còn giao thương khắp khu vực Đông Dương, Trung Quốc, Nhật Bản, Thụy Sĩ, Ấn Độ... Mùa thu năm 1945, hưởng ứng Tuần lễ vàng, gia đình thương nhân Trịnh Văn Bô đã ủng hộ 5.147 lượng vàng, tương đương 2 triệu đồng Đông Dương cho Chính phủ.
    Võ Hải
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  15. #15

    Mặc định

    Gia đình Cụ công lao có lẽ chẳng khác Bà Chúa Kho mà ta hay đi lễ tại Bắc Ninh
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  16. #16

    Mặc định

    Vì sao người góp 5.000 cây vàng cho Nhà nước được tổ chức lễ tang theo nghi thức cấp cao?

    Hoàng Đan | 09/11/2017 04:36 PM


    Cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ. Ảnh do gia đình cung cấp.Theo ông Túc, cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ là trường hợp rất hiếm có, bởi với những đóng góp to lớn cho Nhà nước nên vợ chồng cụ đều được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất.

    Ngày 9/11, một cán bộ Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho biết, hiện đã có văn bản giao UBND thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với UB TƯ MTTQ Việt Nam và các cơ quan có liên quan tổ chức lễ tang cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ, bà quả phụ của nhà tư sản Trịnh Văn Bô, từng góp hơn 5.000 lượng vàng cho Nhà nước, theo nghi thức cấp cao.

    Về lý do tổ chức lễ tang theo nghi thức cấp cao, theo vị này, đây là căn cứ Nghị định 105/2012/NĐ - CP của Chính phủ về tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức.

    Cụ thể, lễ tang cấp cao được tổ chức đối với cán bộ hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 (lão thành cách mạng) được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất trở lên, các nhà hoạt động xã hội, văn hóa, khoa học tiêu biểu và được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất trở lên.

    Ông Nguyễn Túc, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam cũng nêu rõ, đối với cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ là trường hợp rất hiếm có, bởi với những đóng góp to lớn cho cách mạng nước nhà nên cả vợ chồng cụ đều được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất.

    "Căn cứ theo quy định và thể hiện sự trân trọng của Đảng, Nhà nước, nhân dân với công lao, cống hiến của cụ Hoàng Thị Minh Hồ với cách mạng, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc nên đã đề nghị tổ chức lễ tang với nghi lễ cấp cao", ông Túc nói.

    Về một số ý kiến đề xuất, nên dựng tượng của vợ chồng cụ Trịnh Văn Bô - Hoàng Thị Minh Hồ để khuyến khích tinh thần đóng góp của người dân đối với đất nước, ông Túc cho hay, việc dựng tượng cần phải xem xét, tính toán rất đầy đủ.

    "Thực tế, trong thời gian Tuần lễ vàng và cùng thời kỳ với hai vợ chồng cụ Trịnh Văn Bô có nhiều nhà tư sản cũng có đóng góp lớn cho đất nước như cụ Ngô Tử Hạ, cụ Trực, nhà tư sản Nguyễn Sơn Hà...
    Tôi cũng được biết, vợ chồng cụ Trịnh Văn Bô đóng góp hơn 5.000 lượng vàng cho Nhà nước nhưng có một số vị còn đóng góp nhiều hơn.

    Do đó, việc dựng tượng thì cần xem xét, tính toán rất thận trọng, kỹ càng và phải tương quan với các vị kia", ông Túc nhấn mạnh.

    Đại diện Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội cũng cho biết thêm, hiện đã nhận được văn bản phối hợp tổ chức lễ tang cấp cao đối với cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ, trong đó, UBND TP Hà Nội sẽ chủ trì.
    Trước đó, theo thông tin, tang lễ của cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ sẽ được cử hành từ 11h15 đến 12h45 ngày 14/11 tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng ở số 5 Trần Thánh Tông, TP Hà Nội.

    theo Trí Thức Trẻ
    Last edited by Bin571; 13-11-2017 at 10:04 PM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  17. #17
    Banned
    Gia nhập
    Jul 2011
    Nơi cư ngụ
    Địa ngục A tỳ
    Bài gởi
    1,957

    Mặc định

    Villa ( trước 1954 ) của Dr.Lonist ở Hà nội ngay sát bên cạnh villa của Cụ Bô........

  18. #18

    Mặc định

    Đặt tên phố người hiến 5.000 lượng vàng: "Con phố mới không xứng đáng được đặt tên Trịnh Văn Bô"

    (PL+) - Đó là ý kiến của ông Trịnh Cần Chính (con trai cụ Trịnh Văn Bô) cho biết trong việc hoãn đặt tên cho cụ thân sinh ông trên con phố mới.


    Trong tờ trình mới nhất của UBND TP Hà Nội lên HĐND TP về việc đặt tên và điều chỉnh độ dài các tuyến phố vừa được Ban Pháp chế HĐND và các đơn vị liên quan xem xét, chỉ có 19 tuyến phố, thay vì con số 20 như đưa ra lấy ý kiến trước đó.Tên đường phố được đưa ra khỏi tờ trình là nhà tư sản Trịnh Văn Bô, người đã tặng 5.000 lượng vàng cho Nhà nước.



    Giám đốc Sở VHTT&DL Hà Nội Tô Văn Động cho biết, do chưa đạt được sự thống nhất với gia đình nên tuyến phố mang tên nhà tư sản Trịnh Văn Bô bị hoãn lại, không trình HĐND TP thông qua kỳ họp diễn ra vào đầu tháng 12 tới.
    Theo ông Động, thời gian tới, đơn vị liên quan sẽ làm việc với đại diện gia đình nhà tư sản Trịnh Văn Bô, với kỳ vọng đạt được thống nhất để đặt tên phố vào năm 2018.
    Liên quan đến việc hoãn đặt tên phố Trịnh Văn Bô, ông Trịnh Cần Chính (con trai cụ Trịnh Văn Bô) cho biết, từ năm 2016, Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch Hà Nội có ý định đặt tên Trịnh Văn Bô cho một con phố ở quận Cầu Giấy, con phố này kéo dài từ Nguyễn Văn Huyên ra đường Cầu Giấy nhưng sau đó bị thay thế bởi con phố khác.


    Ông Trịnh Cần Chính (con trai cụ Trịnh Văn Bô) nói con phố này không xứng đáng được đặt tên cho người thân sinh ra ông



    Con phố mới dài 1,2 km, rộng 7,5 m, từ ngã tư giao cắt phố Nguyễn Đình Hoàn tại cầu T11, đến ngã ba giao cắt đường Phùng Chí Kiên tại cổng sau Học viện Quốc phòng.
    Việc đặt tên Trịnh Văn Bô cho con phố mới tại cổng sau Học viện Quốc phòng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du Lịch Hà Nội chưa bàn với gia đình. Con phố mới này không xứng đáng được đặt tên Trịnh Văn Bô nên chúng tôi không đồng ý.

    N. Trường
    Last edited by Bin571; 24-11-2017 at 10:10 AM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  19. #19

    Mặc định

    Con trai cả người hiến hơn 5.000 lượng vàng: Không nên đặt tên đường "Ông bà Trịnh Văn Bô"


    Ông Trịnh Lương phát biểu cảm tạ tại lễ tang cụ Hoàng Thị Minh Hồ.

    Theo ông Lương, gia đình không đồng ý việc đặt tên đường cụ Trịnh Văn Bô ở phố Đông Quan vì ngại việc đổi tên sẽ gây phiền hà cho nhân dân khi phải thay đổi giấy tờ hành chính.


    Tối 24/11, ông Trịnh Lương, con trai cả, đồng thời là người đại diện hợp pháp của gia đình cụ Trịnh Văn Bô (người hiến hơn 5.000 lượng vàng cho Nhà nước) xác nhận, gia đình chưa đồng ý với dự định của Hà Nội đặt tên cụ cho con đường ở Cầu Giấy.

    Theo ông Lương, đây không phải lần đầu gia đình không đồng ý mà vào năm 2013, sau một cuộc hội thảo do Bộ Tài chính tổ chức đã đề nghị Hà Nội đặt một con đường, phố mang tên nhà tư sản Trịnh Văn Bô để ghi nhận những công lao, đóng góp to lớn của cụ đối với cách mạng, dân tộc.

    Đến 2015, Hà Nội đã tiến hành việc xem xét, đặt tên đường mang tên cụ Trịnh Văn Bô và dự định khi đó việc đặt này sẽ thực hiện cho một con đường ở quận Hà Đông.

    "Biết tin, tôi đến thì người dân ở đó không hiểu biết lại bảo tên Trịnh Văn Bô không đẹp, ý xấu. Sau đó, tôi có ý kiến với Sở Văn hóa, Thông tin là chưa đồng ý với việc đặt tên vì cụ Bô không sinh ở Hà Đông mà ở số 7 Hàng Ngang nên phải đặt tên ở khu vực Hà Nội cũ", ông Lương nói.
    Việc đặt tên đường sau đó theo ông Lương đã tạm dừng cho tới gần đây khi cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ (vợ cụ Bô) qua đời thì Hà Nội đưa ra. Theo đó, Hà Nội dự định đổi tên phố Đông Quan (Cầu Giấy) sang tên cụ Trịnh Văn Bô, tuy nhiên, sau khi xem xét gia đình cũng chưa đồng ý.

    "Chúng tôi không quan trọng việc con đường mang tên cụ Trịnh Văn Bô ngắn, dài hay nhỏ, đường xấu... mà gia đình rất ngại khi con phố đã có tên Đông Quan từ rất lâu giờ lại phải đổi sang tên cụ Trịnh Văn Bô.

    Việc đổi tên có thể tốt ở sự vinh danh cho cụ, nhưng lại gây phiền hà cho nhân dân sống ở phố này khi phải thay đổi lại giấy tờ hành chính... Điều này trái ngược hoàn toàn với quan điểm sống của các cụ là không muốn gây phiền hà cho bất cứ ai", ông Lương nêu.

    Con trai cụ Bô nhấn mạnh: "Bố mẹ tôi đã sẵn sàng hiến hơn 5.000 lượng vàng cho Nhà nước rồi làm nhiều việc khác nữa cho cách mạng nên đặt tên đường không cần phải nhanh chóng quá mà cần nghiên cứu kỹ để đạt được sự hợp lý nhất, đảm bảo sự vinh danh đối với các cụ".

    Ông bày tỏ, cụ Trịnh Văn Bô, Hoàng Thị Minh Hồ là người gần gũi với cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cố Chủ tịch nước Võ Chí Công, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt nên gia đình đề nghị, nếu đặt tên đường thì có thể gần các đường này.

    "Tôi đã đề xuất với Hà Nội việc có một số tuyến đường mới đang được xây dựng nối giữa các đường Võ Chí Công - Võ Văn Kiệt với đường Phạm Văn Đồng thì có thể xem xét, đặt tên đường Trịnh Văn Bô, Hoàng Thị Minh Hồ.

    Việc đặt này rất hợp với triết lý của các cụ là đường làm mới, chưa đặt tên, chưa có dân ở nên sẽ không gây phiền hà cho ai và cũng sạch sẽ, thoáng, sau này có xây dựng thì cũng quy hoạch gọn gàng...
    Gia đình không quan trọng việc ngắn, dài hay không xứng tầm... mà chúng tôi mong con đường mang tên cụ có được sự gần gũi, quen thuộc", ông Lương đề xuất.

    Về ý kiến của ĐB Dương Trung Quốc cho rằng, nên đặt tên đường "ông bà Trịnh Văn Bô" thay cho việc đặt hai tên đường riêng, con trai cả của cụ Bô không đồng ý. Ông Lương nói, hai ông bà đều là người có đóng góp lớn cho cách mạng và được Nhà nước ghi nhận nên nếu đặt tên thì cần đặt riêng.

    "Chính Bác Hồ lúc sinh thời cũng không hề gọi cô hay bà Bô mà đều gọi rõ là cô Minh Hồ và các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước khi ghi nhận cũng nêu rõ công lao của cả cụ ông cùng cụ bà. Do đó, nếu đặt tên đường, gia đình đề nghị đặt riêng, không thể gộp được", ông Lương nói.



    Last edited by Bin571; 25-11-2017 at 02:28 PM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  20. #20

    Mặc định

    Ông Dương Trung Quốc: Việc đạt tương xứng giữa con đường và công lao của cụ Trịnh Văn Bô là rất khó

    Hoàng Đan | 24/11/2017 10:43 AM


    Ông Dương Trung QuốcNhà sử học Dương Trung Quốc đề nghị, khi xem xét đặt tên đường thì nên đặt là ông bà Trịnh Văn Bô chứ không nên đặt riêng tên của cụ ông.


    Sáng 24/11, bên hành lang Quốc hội, đại biểu, nhà sử học Dương Trung Quốc đã có những trao đổi xung quanh việc Hà Nội hoãn đặt tên đường đối với nhà tư sản Trịnh Văn Bô, người hiến hơn 5.000 lượng vàng cho Nhà nước, do chưa đạt được thống nhất với gia đình.

    Ông Quốc cho biết, cá nhân ông có nhiều năm làm trong Hội đồng xét duyệt tên đường phố của Hà Nội và có một số nguyên tắc khi thực hiện việc này như người được xét đặt tên phải mất bao nhiêu lâu mới được công nhận.
    Cùng với đó, trên cơ sở danh sách nhân vật phải tìm con đường, phố thích hợp nhất để đặt tên. Ví dụ như đường, phố đó phải nằm ở khu vực gần gũi với quê hương, địa bàn hoạt động... và cũng phải thể hiện ở quy mô, vị trí con đường...

    "Đối với trường hợp của cụ Trịnh Văn Bô đã mất từ lâu và là người rất tiêu biểu. Chúng ta quan tâm đến nhiều đối tượng như anh hùng trong chiến tranh, các nhà hoạt động chính trị cách mạng thì những gương mặt, lớp người như cụ Bô rất hiếm và chỉ có ở một vài nơi, do đó nên ưu tiên", ông Quốc nói.

    Cũng theo ông Quốc, trong việc xét đặt tên đường phố, về thủ tục không nhất thiết phải có thỏa thuận với gia đình, nhưng cũng cần tham khảo ý kiến.

    "Gia đình cũng nên nhìn nhận việc đạt được sự tương xứng giữa con đường, phố với công lao của cụ Trịnh Văn Bô là rất khó.
    Bởi vì, quỹ đất đai mình không chủ động được hoặc quy mô, vị trí trung tâm cũng rất khó. Do đó, nếu có sự thương thảo giữa cơ quan chức năng và gia đình để chia sẻ tất cả những khó khăn, tìm được tối ưu trong khả năng có thể thì sẽ không có trục trặc.

    Còn khi để xảy ra trục trặc như với trường hợp của cụ sẽ để lại những hiệu ứng xã hội rất đáng buồn", ông Quốc nêu.
    Trước thông tin, ông Trịnh Cần Chính (con trai cụ Bô) cho rằng con đường định đặt tên cụ Trịnh Văn Bô là ngắn và không tương xứng, ông Quốc cho hay, việc nói ngắn, dài, chưa tương xứng rất khó bình luận.

    "Việc này thực sự tôi rất khó nói, bởi gia đình có những tâm cảm riêng, nhưng lẽ ra nếu có sự bàn thảo trước thì sẽ không xảy ra. Còn nếu chưa tìm được con đường phù hợp thì nên trao đổi với gia đình tạm gác lại, chờ con đường tương xứng hơn.

    Khi đó, gia đình sẽ nhìn nhận thực tế hơn còn để như bây giờ thì thành chuyện lớn, không hay", ông Quốc bày tỏ.
    Về việc đây không phải là lần đầu tiên hoãn đặt tên đường cụ Trịnh Văn Bô mà trước đây Hà Nội cũng đã dự định đặt tên cụ Bô nhưng không thành, ông Quốc nhấn mạnh:

    "Đây là vấn đề của xã hội nên thành phố cũng cần có chủ kiến riêng và tham khảo ý kiến của gia đình. Tuy nhiên, việc tham khảo không có nghĩa gia đình đòi hỏi cái gì cũng đáp ứng cả mà phải rất thực tế".

    Nhà sử học này cũng đề nghị, khi xem xét đặt tên đường thì nên đặt là ông bà Trịnh Văn Bô chứ không nên đặt riêng tên của cụ ông.

    "Chúng ta đừng quên vai trò của bà, nhất là đối với nhận thức truyền thống là "của chồng công vợ" và trong kinh doanh, vai trò của vợ rất quan trọng.

    Đối với cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ dù mới mất nhưng có đóng góp rất lớn chứ không phải riêng ông và ở đây, không nên đặt vấn đề tài sản của ai mà cả hai người đều có đóng góp tiêu biểu.

    Do vậy, không nhất thiết đặt tên hai con đường riêng mà đặt ông bà Trịnh Văn Bô sẽ rất thích hợp cho dù cá biệt", ông Quốc đề xuất.

    Video tạm dừng


    Ông Dương Trung Quốc nói về việc đặt tên đường cụ Trịnh Văn Bô.


    theo Trí Thức Trẻ
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Kho báu không tưởng và viên minh châu 3.000 tỷ trong miệng Từ Hy
    By Bin571 in forum Lịch sử, giai thoại, truyền thuyết của các nước khác
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 23-06-2015, 10:46 PM
  2. Những nơi nào có ma trong thành phố hồ chí minh?
    By chjbj_aka in forum Chuyện Ma, Quỉ
    Trả lời: 8
    Bài mới gởi: 09-03-2012, 12:43 PM
  3. Có gì lạ trong lời chú :ÁN BA NI BÁT MINH HỒNG
    By thienhung_wu in forum Mật Tông
    Trả lời: 76
    Bài mới gởi: 31-12-2010, 06:05 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •