Sự hồi sinh trở lại của một ngôn ngữ đến từ cõi chết

Đã hơn 3,000 năm trải qua các trang sử Do Thái, tiếng Hebrew đã từng chìm trong một giấc ngủ dài, nhưng rồi nó lại thức tỉnh. Tại sao ngôn ngữ Hebrew lại sống dai dẳng như thế ? Ngôn ngữ ấy được hồi sinh như thế nào ? Hãy tham gia với chúng mình vào chuyến hành trình lịch sử của tiếng Do Thái nhé.

Người Israel đánh dấu Ngày ngôn ngữ Do Thái mỗi năm vào sinh nhật của Eliezer Ben Yehuda cha đẻ tiếng Hebrew hiện đại.

Sự hồi sinh của ngôn ngữ Hebrew là một câu chuyện phi thường và có một không hai trong lịch sử nhân loại. Một ngôn ngữ có gốc rễ từ 3.000 năm trở lại đây, nó đã được hồi sinh sau nhiều thế kỷ đang ngủ yên giấc, và bây giờ nó đang hưng thịnh trong thế kỷ 21.

150 năm trước, tiếng Hebrew không phải là ngôn ngữ nói. Và cũng không phải là tiếng mẹ đẻ của bất cứ ai.

Ngày nay, hơn 9 triệu người nói tiếng Hebrew, và phần lớn là tiếng mẹ đẻ của họ.

Trong suốt thiên niên kỷ khi người Do thái vong quốc sau khi ngôi đền thứ hai bị phá hủy năm 70 CE, tiếng Hebrew vẫn còn sống trong các nghi thức phụng vụ và lễ nghi tôn giáo và như là một loại ngôn ngữ lingua franca của người do thái lưu vong. Ngôn ngữ viết Hebrew tiếp tục phát triển; đó là ngôn ngữ của văn thơ và ngôn ngữ giao tiếp giữa các vị học giả, những người đã viết sách về luật pháp và triết học bằng ngôn ngữ Hebrew. Mỗi thế hệ được khuyến khích học chữ bằng tiếng Hebrew để làm quen với các văn bản gốc và các nghi thức truyền thống của Do Thái Giáo. Nhưng, trong những năm ấy, ngôn ngữ Hebrew đã không còn là một ngôn ngữ sống, thiếu đi hơi thở trong cuộc sống đời thường, lối sống thế tục của mỗi cá nhân hay đời sống dân tộc.

Hình ảnh trang bìa tạp chí của người Do Thái ở quốc gia Israel

Người đàn ông nhìn xa trông rộng: Eliezer Ben-Yehuda

Eliezer Ben Yehuda chính là động lực đằng sau sự hồi sinh của ngôn ngữ cổ đại và sự chuyển đổi của nó thành ngôn ngữ hiện đại. Nhà ngôn ngữ học có tầm nhìn này, sinh ra ở Lithuania năm 1858, đã đến Israel năm 1881 với một ước mơ biến tiếng Hebrew thành một ngôn ngữ hiện đại và làm cho nó trở thành ngôn ngữ được sử dụng trong mọi gia đình ở Israel. Ông định cư ở Giêrusalem và cống hiến cuộc đời sự nghiệp của ông để thực hiện ước mơ của mình.

Ben Yehuda đã vận động để làm cho tiếng Hebrew trở thành ngôn ngữ được giảng dạy trong các trường học Israel, mở rộng vốn từ vựng Hebrew để có thể đáp ứng được nhu cầu của xã hội Israel hiện đại, tạo ra từ điển Hebrew hiện đại đầu tiên và biên soạn tờ báo tiếng Hebrew đầu tiên. Con trai đầu lòng của ông, Itamar Ben-Avi, là đứa bé trai đầu lòng trong thời hiện đại đã lớn lên trong tiếng Hebrew là tiếng mẹ đẻ.

Ben-Yehuda tạo những từ vựng mới từ cấu trúc Hebrew cổ đại để tạo ra hơn 300 từ vựng mới cho tiếng Hebrew hiện đại. Kể từ đó, đã có thêm hơn 15.000 từ mới và chúng ta vẫn đang tính.

Hình ảnh trên bìa tạp chí của người do thái sinh sống ở đất nước Israel

Các lớp màng của tiếng Hebrew: Xem xét lịch sử ngôn ngữ tiếng Hebrew

Ngôn ngữ Hebrew và lịch sử đặc biệt của nó là chìa khóa không thể thiếu được để hiểu rõ di sản lịch sử và văn hóa Israel. Giống như người Do thái, ngôn ngữ Hebrew đã trải qua nhiều thăng trầm lịch sử do sự phá hoại đền thờ Jerusalem của người La Mã cho đến việc thành lập Nhà nước Israel vào năm 1948.

Lịch sử sôi động của tiếng Hebrew có thể được chia ra thành ngũ giai đoạn chính:

1. Ngôn ngữ Hebrew thánh thư – Hơn 3.000 năm trước, khi dân Israel lần đầu tiên đến miền Đất Thánh, tiếng Hebrew được thành lập như một ngôn ngữ dân tộc. Ngôn ngữ Hebrew vẫn được sử dụng phổ biến, ngay cả trong thời kỳ vong quốc Babylon (686-534 TCN), trong hơn 1.500 năm, cho đến khoảng năm 400 CE, do sức ép gắn nặng của sự lưu vong rải rác tản lạc khắp nơi của người Do Thái sau khi đền thờ thứ hai bị phá hủy, tiếng Hebrew không còn được sử dụng trong cuộc sống đời thường. Tiếng Hebrew thánh kinh đã sống sót qua thời gian này (và quả thực đến ngày nay) qua vai trò của nó như là ngôn ngữ của phụng vụ và trong các văn bản tôn giáo.

2. Mishnaic Hebrew – Kinh thư Mishnah, tập hợp các luật Do Thái được viết bằng tiếng Hebrew, được biên tập trong thế kỷ đệ nhị Công nguyên. Vào thời điểm này chúng ta tìm thấy từ vựng mới và các câu ca dao thành ngữ đã được thêm vào ngôn ngữ.

3. Tiếng Hebrew Trung cổ – Vào đầu thiên niên kỷ thứ nhất, đã có sự hồi sinh của tiếng Hebrew trong các cộng đồng người Do Thái trên toàn cầu khắp thế giới, với nghiên cứu ngữ pháp kèm theo sự xuất hiện của từ điển Hebrew đầu tiên. Trong thời kỳ vàng son của nền văn hoá Do thái ở Tây Ban Nha, văn thơ Do Thái được viết bởi các nhà thơ Do Thái có năng khiếu đã làm giàu thêm cho tiếng Hebrew hơn. Chính tại thời điểm đó tiếng Hebrew lại một lần nữa bắt đầu lan ra ngoài các lĩnh vực truyền thống là phụng vụ và học hành kinh sách tôn giáo.

4. Tiếng Hebrew Phục Hưng – Trong thế kỷ 15 và 16, sự phát triển công nghệ in ấn đã đóng góp cho tiếng Hê-bơ-rơ; ấn phẩm in ấn bằng ngôn ngữ Hê-bơ-rơ đầu tiên ở vùng đất thánh được thành lập ở Safed năm 1577.

Trong thời kỳ này và sau đó, nhiều học giả châu Âu đã cố gắng thiết lập tiếng Hebrew là “mẹ đẻ của tất cả các ngôn ngữ”. Họ đã từng tin rằng tiếng Hebrew là ngôn ngữ nguồn gốc mà từ đó phát triển ra tất cả các ngôn ngữ khác.

5. Tiếng Hebrew hiện đại – Vào thế kỷ 19, tiếng Hebrew đã trải qua một sự hồi sinh chưa từng thấy. Đây là thời gian của những nỗ lực và thành tựu của Eliezer Ben Yehuda. Nhiều tác giả và nhà thơ đã tham gia chiến dịch của ông và những nỗ lực của họ đã giúp mở ra một kỷ nguyên về sức sống và sự sáng tạo ngôn ngữ phong phú. Tiếng Hebrew đã trở thành ngôn ngữ chính thức của Quốc gia Israel vào năm 1948.

Kể từ ấy, khi đất nước Israel nuốt chửng hàng triệu người nhập cư và phải đối phó với vô số những thách thức trong việc xây dựng một nhà nước hiện đại, và gần đây hơn, với ảnh hưởng toàn cầu hoá và những thay đổi công nghệ to lớn, tiếng Hebrew hiện đại đã trở thành một ngôn ngữ năng động với từ vựng hơn 75.000 từ ngữ. Ngôn ngữ Hebrew bao gồm hơn 2.400 từ mới để thay thế cho các từ vựng của ngôn ngữ nước ngoài và các thuật ngữ gần đây mà ngôn ngữ cổ xưa chưa bao giờ có.

Ngôn ngữ cổ đại, kỷ nguyên mới

Sự hồi sinh của tiếng Hebrew thành một ngôn ngữ nói là một phần của năng lượng sáng tạo đã luôn luôn mô tả câu chuyện của tổ quốc Israel hiện đại. Ngôn ngữ Hebrew là một biểu hiện phong phú và hấp dẫn đầy sức sống của người dân Israel, đồng thời cũng là một mối liên kết sâu sắc giữa Kinh thánh và sự trẻ trung hóa ngày nay của người Do Thái ở quê hương cổ xưa của họ. Đây là câu chuyện về sự hồi sinh văn hoá quốc gia chưa từng có ở bất cứ nơi đâu. Và việc thực hiện một tầm nhìn chiến lược mà đối với một vài thế hệ trước có vẻ như là một giấc mơ điên rồ và bất khả thi.
Bảng chữ cái tiếng Hebrew của người Do Thái dựa trên ngôi sao David hay tấm khiên David, Bảng chữ cái ngôn ngữ Hebrew

XEM PHIM



Nguồn https://vanhoacuanguoidothai.wordpre...7/11/03/hebrew