kết quả từ 1 tới 6 trên 6

Ðề tài: Một giếng nước kỳ lạ

  1. #1
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn
    Gia nhập
    Apr 2008
    Bài gởi
    86

    Mặc định Một giếng nước kỳ lạ

    Ở cố ấp Đường Lâm, quê nhà chúng tôi có một cái giếng gọi là Giếng Sữa hay Giếng Sữa Chuông Sa. Từ lúc còn bé, tôi đã bị ám ảnh bởi cái giếng đó.

    Đó là một giếng nước rất nhỏ, xung quanh được xây bằng đá ong - một "đặc sản" của xứ Đoài "đất đá ong khô nhiều ngấn lệ". Khẩu giếng nhỏ bé ấy không bao giờ cạn nước, nước luôn trong vắt và có vị ngọt mát lành. Lòng giếng có những sợi rễ cây đâm ngang rũ xuống trắng phau như những sợi vải. Giếng nằm bên cạnh một sườn đồi và bên cạnh một tòa cổ miếu. Không biết từ bao đời nay rồi, mà đến tận hôm nay, đây vẫn cứ là nơi đến của các thiếu phụ đang nuôi con bú.

    Các cô đang có con nhỏ trong giai đoạn còn bú mẹ, nếu chẳng may bị tắc sữa hay ít sữa, thậm chí không có sữa, thì đều tìm về đây. Các cô thành kính dâng vào miếu một mâm lễ vật nhỏ gồm hoa quả, bánh trái và một ít tiền lẻ, rồi chắp tay xưng rõ họ tên quê quán, tên mẹ tên con cùng lời cầu nguyện được thần ban cho dòng sữa ngọt lành. Khấn xong, mọi lễ vật phải để lại chứ không được mang về. Sau khi xin âm dương, được phép thì thiếu phụ sẽ đến bên giếng này múc nước bằng cái gáo dừa uống mấy ngụm. Rồi các cô sẽ lấy một thùng (chum, can) nước mang về dùng để nấu cơm hoặc đun lên làm nước uống. Lời cầu nguyện của thiếu phụ đã được linh ứng. Sữa đã về hoặc về thêm nhiều trên bầu vú căng tròn.

    Sau khi các cô đi khỏi, lũ trẻ chăn trâu gần đó sẽ mò đến miếu và đem lễ vật chia nhau, đùa nghịch vui vẻ lắm. Các cụ già bảo, chỉ sau khi lũ trẻ chia nhau thì lời xin sữa của các cô mới hiệu nghiệm.

    Giếng sữa trong lành ấy đã làm tuôn chảy không biết bao nhiêu dòng sữa mát, làm căng tròn bao nhiêu bầu vú thiếu phụ và từ đó làm căng trong bao nhiêu đôi má trẻ thơ no sữa mẹ. Tôi sống ở Hà Nội, nhân lúc trà dư tửu hậu cũng thường kể câu chuyện đó với các bà các chị. Cũng đã nhiều lần tôi phải đưa các chị các bà vượt đường xa về thăm tòa miếu cổ và dâng lễ vật cùng lời cầu nguyện bên tòa miếu cổ.

    Nếu thăm Cổ ấp Đường Lâm, các bạn chớ quên thăm giếng Sữa mát lành quê tôi.

  2. #2

    Mặc định

    Thanks!XUANDIEN70
    Chu du thiên hạ
    Hãy Tu theo cách của mình!
    Để học rùng mình

  3. #3
    Đai Nâu
    Gia nhập
    Feb 2008
    Nơi cư ngụ
    Ha Noi
    Bài gởi
    325

    Mặc định

    Chào XUANDIEN70

    Trích dẫn Nguyên văn bởi XUANDIEN70 Xem Bài Gởi
    Ở cố ấp Đường Lâm, quê nhà chúng tôi có một cái giếng gọi là Giếng Sữa hay Giếng Sữa Chuông Sa. Từ lúc còn bé, tôi đã bị ám ảnh bởi cái giếng đó.
    ....
    Nếu thăm Cổ ấp Đường Lâm, các bạn chớ quên thăm giếng Sữa mát lành quê tôi.
    Rất cảm ơn bạn XUANDIEN70 đã có lời mời thăm Miếu cổ - Giếng sữa.

    Mình muốn có dịp nào đó đi nhưng không rõ quê bạn tỉnh nào, xã gì...

    Có thể thì cho mọi người biết rõ đường đi, địa chỉ Cổ ấp Đường Lâm quê bạn được không?

    Dù sao thì đó cũng là chuyện lạ - Dragon bạn nhỉ.
    Last edited by viong; 17-12-2008 at 12:29 PM.

  4. #4
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn
    Gia nhập
    Apr 2008
    Bài gởi
    86

    Mặc định

    Cám ơn Viong đã quan tâm hỏi đến Đường Lâm, một xã ngoại thị thị xã Sơn Tây, thuộc tỉnh Hà Tây cũ (nay là Hà Nội 2). Đường Lâm quê tôi là một vùng đất cổ, nơi sinh ra các vị vua Phùng Hưng và Ngô Quyền, bà chúa Mía (vợ chúa Trịnh Tráng), thám hoa Giang Văn Minh, phó bảng Kiều Oánh Mậu, Phó thủ tướng Phan Kế Toại...
    Từ Hà Nội, có hai cách để đến Đường Lâm. 1. Hà Nội - Diễn - Trôi - Nhổn - Phùng - Gạch - thị xã Sơn Tây rồi đến Đường Lâm; tức là đi theo quốc lộ 32 - đi theo đường này khoảng 45 km. 2. Đi theo đường Láng - Hoà Lạc - rẽ về Sơn Tây rồi lên Đường Lâm. Đường này rất tốt nhưng xa hơn khoảng 6-10 km.
    Ngày 19 - 5 - 2005, Đường Lâm đã được xếp hạng di tích Làng Việt cổ của quốc gia, tương đương với khu đô thị cổ Hội An.
    Vào những ngày cuối tuần, có hàng trăm du khách đến thăm nơi đây. Rất mong các bạn ghé thăm trong những ngày gần đây nhất.

  5. #5
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn
    Gia nhập
    Apr 2008
    Bài gởi
    86

    Mặc định Giải mã Giếng Sữa

    Vào khoảng thập kỷ 80 của thế kỷ trước, khi về nghiên cứu làng cổ Đường Lâm, các chuyên gia Pháp đã rất hứng thú với câu chuyện cái Giếng thần kỳ này. Họ hăng hái tìm hiểu và cắt nghĩa bằng đủ mọi vũ khí và thao tác mà họ được trang bị. Cuối cùng họ lấy mẫu đất và nước ở Giếng Sữa và cả trong vùng, đựng vào 99 chai thủy tinh đưa về Trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học Pháp (C.N.R.S) để phân tích. Kết quả là khu vực có giếng là nơi sản sinh một loại khoáng chất có tác dụng kích thích tuyến sữa. Cả một vùng xung quanh đều có chất ấy, mà Giếng Sữa chính là cái rốn của vùng ấy.

  6. #6

    Mặc định

    Em Viong chừng nào đi nhớ dẫn chị đi với nhá hihihih
    "Phật giáo tự tâm,tác do ma chủ"
    Nói ít một câu chuyện
    Niệm nhiều câu Phật
    Đánh chết được vọng niệm
    Pháp thân ta hiển lộ
    NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •