kết quả từ 1 tới 10 trên 10

Ðề tài: [Hỏi Đáp] Linh Hồn - Ý Thức - Tâm.

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Lightbulb [Hỏi Đáp] Linh Hồn - Ý Thức - Tâm.

    Chào các lão tiền bối.

    Trước có vài lần đi giúp cho 1 sư thầy giảng đạo (kiểu làm ctv, quét nhà, vệ sinh, xếp bàn ghế....) Thầy này giảng cho rất đông người nghe. Mình cũng ngồi nghe nhưng chưa đủ duyên để thu nạp hết, chỉ gợi lên trong mình 1 thắc mắc về 1 Danh Từ mà sư Thầy hay sử dụng, đó là TÂM. Sau Quen mới đi hỏi 1 vài người đi theo sư thầy đó về Tâm, nhưng trả lời ko được "thực tế" lắm, cái quen hỏi trên facebook của sư thầy thì vẫn bị khuất câu trả lời trực tiếp.

    Vài lí do như vậy nên trong si nghĩ có điều bâng khuâng chưa đc sáng tỏ. Mang lên trang thegioivohinh mong được nghe giảng giải từ những lão tiền bối về Linh Hồn - Ý Thức - Tâm nó là thế nào a5h.

    Xin cảm ơn và moong được học hỏi.

  2. #2

    Mặc định

    Vẫn mong gặp người cùng quan tâm vấn đề. Linh hồn, tôi đã tra cứu tất cả những từ điển triết học (tiếng việt) của các nhà triết học cổ xưa phương Tây, đến vần L của Linh trong từ "Linh hồn" thường là trống, ko có định nghĩa. Hic hic..

  3. #3
    Đai Đen
    Gia nhập
    Nov 2011
    Nơi cư ngụ
    TN PĐS, TTHN
    Bài gởi
    655

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi quen Xem Bài Gởi
    Vẫn mong gặp người cùng quan tâm vấn đề. Linh hồn, tôi đã tra cứu tất cả những từ điển triết học (tiếng việt) của các nhà triết học cổ xưa phương Tây, đến vần L của Linh trong từ "Linh hồn" thường là trống, ko có định nghĩa. Hic hic..
    Trời ạ, tìm hiểu về linh hồn lại đi nghiên cứu sách tây, tìm ko có là đúng rồi.
    Ko thấy thần linh ở phương Tây phải có cánh để bay hay sao?Bên đó là khoa học lý luận vật chất, chỉ dính líu đôi chút về linh hồn thôi, nhưng dù có cũng ko có sâu.
    Linh hồn, ý thức, tâm, cái bạn hỏi là cái mà nhân loại đang tiến tới, nhất là những người tu hành.
    Đã là cái nhân loại tiến tới, tức là còn đang học hỏi, chiêm nghiệm, tu tập nó, vậy xin hỏi liệu có mấy người có thể trả lời cho hoàn thiện đc đây?
    Phật, ổng chủ tu hồn, tức là luyện tâm, như vậy ổng cũng chưa hiểu rõ lắm về linh hồn, vì chính ổng cũng là linh hồn, chỉ là linh hồn đó huyền diệu so với nhân loại mà thôi.
    Nhìn lên mấy bài viết các bạn viết, như SMC, thường dân, trích lại trong kinh sách, tóm lại một chỗ đó là mông lung, vì sao, vì nói ngay, ngay cả phật, ở trạng thái linh hồn huyền diệu, ngài chỉ giảng làm sao từ linh hồn con người tiến hoá lên linh hồn huyền diệu, đọc lại đoạn trích trên coi lại có phải vậy ko, chứ ko nói rõ linh hồn là j, với lại vốn linh hồn là mông lung, cho nên với trí tuệ con người ko thể hiểu đc, giả sử phật ổng có biết rõ đi, nói ra rồi sẽ gây nên một trường tranh luận ko cần thiết, phật dạy an cái tâm, để chi, để linh hồn tiến hoá, vậy thôi.
    Linh hồn, nói tóm tắt là một loại khí chất huyền pháp, nó bao gồm ý thức để xử lý các vấn đề tác động đến linh hồn, như nhân quả, duyên nghiệp...đủ thứ loạn xì ngầu.Ý thức này có thể gọi là thần thức, vỏ bọc của nó là chơn thần, hay gọi pháp thân.
    Còn tâm có thể coi là trạng thái huyền diệu của khí chất huyền pháp, tức là khi thần thức tác động cái j, nó sẽ tác động lại cái đó, cũng có thể nói là trung tâm xử lý, nhưng khác một cái, là tâm vốn ko xử lý, nghĩa là trung tâm xử lý nhưng ko xử lý, cái mà xử lý là thần thức, bó tay là ở chỗ đó.
    Ý thức đen tối, ô nhiễm, nặng trược thì tâm bị phủ một lớp áo nhơ nhớp bên ngoài và khi đó linh hồn bị biến thành đủ thứ hình dáng như ma quỷ, súc sanh....và xác chứa linh hồn đó sống ở cõi phù hợp với linh hồn đó.
    Ngược lại ý thức tốt đẹp thì linh hồn sẽ đẹp và dĩ nhiên là cái xác chưa linh hồn đó sẽ đẹp.Linh hồn đẹp chỉ coi từ cấp thần trở lên.Con người vẫn còn nửa người nửa thú, cho nên phải rèn tâm luyện tánh là như vậy.
    Linh hồn ở người còn có thêm sanh hồn và giác hồn, nhưng vì ko phù hợp chủ đề nên thôi.
    Thân xác là phân bón cho linh hồn

  4. #4
    Đai Đen
    Gia nhập
    Feb 2014
    Nơi cư ngụ
    Thanh Xuân, Hà Nội
    Bài gởi
    690

    Mặc định

    Theo Phật giáo, “linh hồn” là tính biết, cái biết, sự nhận thức, tư duy…, gọi chung là Thức. Thức bao gồm một nội dung được xem là những dấu ấn, những hạt mầm (chủng tử - bija) được tạo nên bởi những hành tác của một người trong đời sống hiện tại và những đời sống trước kia, còn được gọi là nghiệp hay nghiệp thức.

    Sau thời đức Phật, các luận gia suy diễn rằng có một cái thức gọi là A-lại-da hàm chứa mọi nội dung của thức. Nội dung này luôn luôn biến đổi theo hoàn cảnh sống và theo hành động của chúng sang mang nó. Chính đấy là năng lượng, là sức mạnh gọi là nghiệp lực mà khi một người chết đi, nó đẩy A-lại-da hay Thức nương gá vào một thân thể mới vừa tượng hình có hoàn cảnh phù hợp với nó. Đó là ý nghĩa của “linh hồn đi đầu thai” mà Phật giáo gọi là Thức đi đầu thai.

    Trong kinh Đại Duyên (Mahanidanasutta) của Trường Bộ (Dighanikaya), Đức Phật cật vấn Tôn giả A-nan: “Này A-nan, nếu Thức không đi vào trong bụng mẹ thì danh sắc có thể hình thành trong bụng mẹ không?”

    Tôn giả A-nan đáp: “Bạch Thế Tôn, không”. Rõ ràng Đức Phật đã dạy rằng chính cái Thức đi đầu thai.

    Về sau, nhiều luận gia gọi cái Thức đi đầu thai này là Càn-thát-bà (Gandharva) hay thân Trung hữu (Antarabhavakaya), Trung ấm mà giới Phật học vẫn còn chưa thống nhất quan điểm về tính chất, sự hiện hữu và thời gian hiện hữu của nó trước khi nhập thai.

    Nói tóm lại, Phật giáo gọi “linh hồn” là “Thức” hay “Nghiệp thức” do vô minh từ vô thỉ mà có. Nó là vọng thức, luôn luôn vận hành, biến đổi theo hoàn cảnh và hành tác của một người, và là động lực khiến chúng sinh trôi lăn trong sinh tử luân hồi.

    Do tu tập, “Thức” sẽ biến thành “Trí tuệ tuyệt đối”, thành Giải thoát tối hậu, chấm dứt sinh tử, chứng đạt Niết bàn.

    https://thuvienhoasen.org/a7783/linh...on-di-dau-thai
    Sám hối, tạ ơn trước khi ngủ và sau khi thức dậy !
    Lạy Phật giúp tăng trưởng Phước !
    Thương yêu cả với kẻ thù !
    Thực dưỡng Ohsawa !

  5. #5
    Nhị Đẳng Avatar của smc
    Gia nhập
    May 2012
    Nơi cư ngụ
    Tân Phú - Tp.Hồ Chí Minh
    Bài gởi
    2,223

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Thuongdan Xem Bài Gởi
    Trong kinh Đại Duyên (Mahanidanasutta) của Trường Bộ (Dighanikaya), Đức Phật cật vấn Tôn giả A-nan: “Này A-nan, nếu Thức không đi vào trong bụng mẹ thì danh sắc có thể hình thành trong bụng mẹ không?”

    Tôn giả A-nan đáp: “Bạch Thế Tôn, không”. Rõ ràng Đức Phật đã dạy rằng chính cái Thức đi đầu thai.
    - Chúng ta cần thận trọng với đoạn kinh này, mà cần phải đọc thêm một chút nữa (cũng trong bản kinh này). Trong đoạn này, đức Phật muốn nhấn mạnh: Thức làm duyên cho Danh-Sắc khởi sanh. Danh-Sắc khởi sanh làm chỗ nương tựa cho Thức. Không có Thức, Danh-Sắc không khởi sinh; tương tự không có Danh-Sắc thì Thức cũng bị đoạn diệt do không có chỗ hiện khởi.

    Từ đó cho thấy: Thức là do nhân duyên hình thành. Do nhân duyên hình thành nên không trường tồn, bất biến, sẽ thay đổi.

    Cho nên, cái "thứ" đi đầu thai không phải là Thức (vì nó không thường hằng, luôn biến đổi). Còn câu hỏi cũng như quan điểm nhân gian (ngoài đạo Phật) thì ám chỉ một cái "hồn", "thần thức" trường tồn, nhảy từ chỗ này qua chỗ khác. Ví dụ: khi để 2 cây đèn cầy gần nhau (1 đang cháy, 1 chưa cháy).

    * Với triết học Phật giáo: ngọn lửa cây đèn đang cháy tỏa sức nóng. Sức nóng ấy làm duyên để cây đèn cầy kế bên đủ nhiệt lượng để phát sinh lửa (cháy).
    * Với quan niệm nhân gian: ngọn lửa cây đèn đang cháy ....chạy qua cây đèn chưa cháy!

    ========

    Ở đây, ta cần nhắc lại rằng theo triết học Phật giáo không có một linh hồn trường cửu bất biến nào có thể được xem là "ngã" hay "linh hồn", hay "cái tôi" đối lập với sự vật, và thức (vinnàna) không nên xem là "tâm" đối lập với vật thể. Ðiểm này cần được nhấn mạnh đặc biệt, vì từ khởi thủy cho đến ngày nay vẫn có một quan niệm sai lầm rằng ý thức là một thứ ngã hay linh hồn tương tục lập thành một bản thể trường tồn.

    Một đệ tử Phật tên Sàti cho rằng đức Ðạo sư đã dạy chính cái thức này luân chuyển khắp các cõi. Phật hỏi ông ta hiểu thức là gì. Câu trả lời của Sàti rất cổ điển: "Ðấy là cái gì diễn đạt, cảm giác và kinh nghiệm kết quả của những hành động thiện ác chỗ này chỗ kia."

    Phật đã quở trách: "Này kẻ ngu kia, ngươi đã nghe ta giảng kiểu ấy cho ai vậy? Há ta đã không nhiều phen giải thích rằng do các duyên, thức sinh khởi, không có các duyên thì không có thức sinh khởi hay sao?" Và Ngài tiếp tục giảng giải chi tiết: "Thức được gọi tên tùy thuộc vào điều kiện do đấy nó phát sinh: do duyên con mắt và sắc mà thức sinh thì gọi là nhãn thức, do duyên tai và tiếng mà thức sinh thì gọi là nhĩ thức, do duyên mũi và mùi mà thức sinh thì gọi là tỷ thức, do duyên lưỏi và vị mà thức sinh thì gọi là thiệt thức, do duyên thân và xúc mà thức sinh thì gọi là thân thức, do duyên ý và pháp (tư tưởng, ý nghĩ) mà thức sinh thì gọi là ý thức.

    Phật làm sáng tỏ thêm bằng một ví dụ: Một ngọn lửa được gọi tên tùy theo nhiên liệu. Lửa được đốt bằng củi gọi là lửa củi; đốt bằng rơm gọi là lửa rơm. Thức cũng thế được gọi tên tùy theo điều kiện phát sinh ra nó.[20]

    Căn cứ điểm này, Buddhaghosa (Phật Âm), một luận sư lỗi lạc đã giải thích: "... một ngọn lửa cháy bằng củi chỉ cháy khi có củi, và sẽ tắt khi hết củi, bởi vì khi ấy điều kiện hay duyên đã thay đổi (củi đã thành tro). Ngọn lửa không quay sang cháy bằng tro và trở thành một ngọn lửa tro vân vân. Cũng thế cái thức sinh do duyên con mắt và sắc, chỉ sinh làm nhãn thức khi có các điều kiện mắt, hình dáng, ánh sáng và sự chú ý; nó sẽ chấm dứt khi các điều kiện ấy không còn, vì khi ấy điều kiện đã thay đổi. Thức ấy không quay sang lỗ tai v.v.. và trở thành nhĩ thức v.v..[21]

    Phật tuyên bố rõ ràng rằng thức tùy thuộc vào bốn uẩn kia là sắc, thọ, tưởng, hành (vật thể, cảm giác, tri giác và ý chí), không thể tồn tại biệt lập với những điều kiện này. Ngài dạy:

    "Thức có thể tồn tại với sắc làm phương tiện (rùpupàyan), sắc làm đối tượng (rùpàrammanam), sắc làm nơi nương tựa (rùpapatittham), và tìm lạc thú trong ấy (sắc) nó có thể lớn thêm, tăng trưởng, phát triển. Thức có thể tồn tại với thọ làm phương tiện, hay tưởng làm phương tiện, hay hành làm phương tiện, hành làm đối tượng, hành làm nơi nương tựa, và tìm lạc thú trong ấy, nó có thể tăng trưởng, lớn lên, phát triển. Nếu ai bảo rằng họ có thể chỉ rõ sự xuất hiện, sự ra đi, biến mất, sự sinh, tăng trưởng, phát triển của thức biệt lập với sắc, thọ, tưởng, hành, thì đấy là nói một điều không thực có."[22]

    Tóm tắt, đấy là Ngũ uẩn. Cái mà ta gọi là một "linh hồn" hay "cá thể" hay "tôi", chỉ là một tên gọi cho tiện hay một nhãn hiệu để đặt cho sự nhóm họp của năm uẩn ấy. Tất cả chúng đều vô thường, tất cả đều hằng biến. "Bất cứ gì vô thường đều là dukkha (Khổ)." Ðây là ý nghĩa chân chính của lời Phật dạy: "Tóm lại, Ngũ uẩn trói buộc là khổ." Chúng không còn là một, ở vào hai thời điểm tiếp nhau. Ở đây A không bằng A. Chúng luôn luôn ở trong một dòng sinh và diệt từng giây phút.

    "Hỏi các Bà la môn, giống như một dòng thác núi chảy mau và trôi xa, cuốn theo tất cả; không lúc nào, phút giây nào nó ngừng chảy, nó cứ tiếp tục chảy trôi. Hỏi các Bà la môn, đời người cũng như giòng thác núi kia."[23] Như Phật dạy Ratthapàla: "Thế gian là dòng chảy tương tục, là vô thường."

    (Wappola Rahula)

  6. #6
    Đai Đen
    Gia nhập
    Feb 2014
    Nơi cư ngụ
    Thanh Xuân, Hà Nội
    Bài gởi
    690

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi smc Xem Bài Gởi
    - Chúng ta cần thận trọng với đoạn kinh này, mà cần phải đọc thêm một chút nữa (cũng trong bản kinh này). Trong đoạn này, đức Phật muốn nhấn mạnh: Thức làm duyên cho Danh-Sắc khởi sanh. Danh-Sắc khởi sanh làm chỗ nương tựa cho Thức. Không có Thức, Danh-Sắc không khởi sinh; tương tự không có Danh-Sắc thì Thức cũng bị đoạn diệt do không có chỗ hiện khởi.

    Từ đó cho thấy: Thức là do nhân duyên hình thành. Do nhân duyên hình thành nên không trường tồn, bất biến, sẽ thay đổi.

    Cho nên, cái "thứ" đi đầu thai không phải là Thức (vì nó không thường hằng, luôn biến đổi). Còn câu hỏi cũng như quan điểm nhân gian (ngoài đạo Phật) thì ám chỉ một cái "hồn", "thần thức" trường tồn, nhảy từ chỗ này qua chỗ khác. Ví dụ: khi để 2 cây đèn cầy gần nhau (1 đang cháy, 1 chưa cháy).

    * Với triết học Phật giáo: ngọn lửa cây đèn đang cháy tỏa sức nóng. Sức nóng ấy làm duyên để cây đèn cầy kế bên đủ nhiệt lượng để phát sinh lửa (cháy).
    * Với quan niệm nhân gian: ngọn lửa cây đèn đang cháy ....chạy qua cây đèn chưa cháy!

    ========

    Ở đây, ta cần nhắc lại rằng theo triết học Phật giáo không có một linh hồn trường cửu bất biến nào có thể được xem là "ngã" hay "linh hồn", hay "cái tôi" đối lập với sự vật, và thức (vinnàna) không nên xem là "tâm" đối lập với vật thể. Ðiểm này cần được nhấn mạnh đặc biệt, vì từ khởi thủy cho đến ngày nay vẫn có một quan niệm sai lầm rằng ý thức là một thứ ngã hay linh hồn tương tục lập thành một bản thể trường tồn.

    Một đệ tử Phật tên Sàti cho rằng đức Ðạo sư đã dạy chính cái thức này luân chuyển khắp các cõi. Phật hỏi ông ta hiểu thức là gì. Câu trả lời của Sàti rất cổ điển: "Ðấy là cái gì diễn đạt, cảm giác và kinh nghiệm kết quả của những hành động thiện ác chỗ này chỗ kia."

    Phật đã quở trách: "Này kẻ ngu kia, ngươi đã nghe ta giảng kiểu ấy cho ai vậy? Há ta đã không nhiều phen giải thích rằng do các duyên, thức sinh khởi, không có các duyên thì không có thức sinh khởi hay sao?" Và Ngài tiếp tục giảng giải chi tiết: "Thức được gọi tên tùy thuộc vào điều kiện do đấy nó phát sinh: do duyên con mắt và sắc mà thức sinh thì gọi là nhãn thức, do duyên tai và tiếng mà thức sinh thì gọi là nhĩ thức, do duyên mũi và mùi mà thức sinh thì gọi là tỷ thức, do duyên lưỏi và vị mà thức sinh thì gọi là thiệt thức, do duyên thân và xúc mà thức sinh thì gọi là thân thức, do duyên ý và pháp (tư tưởng, ý nghĩ) mà thức sinh thì gọi là ý thức.

    Phật làm sáng tỏ thêm bằng một ví dụ: Một ngọn lửa được gọi tên tùy theo nhiên liệu. Lửa được đốt bằng củi gọi là lửa củi; đốt bằng rơm gọi là lửa rơm. Thức cũng thế được gọi tên tùy theo điều kiện phát sinh ra nó.[20]

    Căn cứ điểm này, Buddhaghosa (Phật Âm), một luận sư lỗi lạc đã giải thích: "... một ngọn lửa cháy bằng củi chỉ cháy khi có củi, và sẽ tắt khi hết củi, bởi vì khi ấy điều kiện hay duyên đã thay đổi (củi đã thành tro). Ngọn lửa không quay sang cháy bằng tro và trở thành một ngọn lửa tro vân vân. Cũng thế cái thức sinh do duyên con mắt và sắc, chỉ sinh làm nhãn thức khi có các điều kiện mắt, hình dáng, ánh sáng và sự chú ý; nó sẽ chấm dứt khi các điều kiện ấy không còn, vì khi ấy điều kiện đã thay đổi. Thức ấy không quay sang lỗ tai v.v.. và trở thành nhĩ thức v.v..[21]

    Phật tuyên bố rõ ràng rằng thức tùy thuộc vào bốn uẩn kia là sắc, thọ, tưởng, hành (vật thể, cảm giác, tri giác và ý chí), không thể tồn tại biệt lập với những điều kiện này. Ngài dạy:

    "Thức có thể tồn tại với sắc làm phương tiện (rùpupàyan), sắc làm đối tượng (rùpàrammanam), sắc làm nơi nương tựa (rùpapatittham), và tìm lạc thú trong ấy (sắc) nó có thể lớn thêm, tăng trưởng, phát triển. Thức có thể tồn tại với thọ làm phương tiện, hay tưởng làm phương tiện, hay hành làm phương tiện, hành làm đối tượng, hành làm nơi nương tựa, và tìm lạc thú trong ấy, nó có thể tăng trưởng, lớn lên, phát triển. Nếu ai bảo rằng họ có thể chỉ rõ sự xuất hiện, sự ra đi, biến mất, sự sinh, tăng trưởng, phát triển của thức biệt lập với sắc, thọ, tưởng, hành, thì đấy là nói một điều không thực có."[22]

    Tóm tắt, đấy là Ngũ uẩn. Cái mà ta gọi là một "linh hồn" hay "cá thể" hay "tôi", chỉ là một tên gọi cho tiện hay một nhãn hiệu để đặt cho sự nhóm họp của năm uẩn ấy. Tất cả chúng đều vô thường, tất cả đều hằng biến. "Bất cứ gì vô thường đều là dukkha (Khổ)." Ðây là ý nghĩa chân chính của lời Phật dạy: "Tóm lại, Ngũ uẩn trói buộc là khổ." Chúng không còn là một, ở vào hai thời điểm tiếp nhau. Ở đây A không bằng A. Chúng luôn luôn ở trong một dòng sinh và diệt từng giây phút.

    "Hỏi các Bà la môn, giống như một dòng thác núi chảy mau và trôi xa, cuốn theo tất cả; không lúc nào, phút giây nào nó ngừng chảy, nó cứ tiếp tục chảy trôi. Hỏi các Bà la môn, đời người cũng như giòng thác núi kia."[23] Như Phật dạy Ratthapàla: "Thế gian là dòng chảy tương tục, là vô thường."

    (Wappola Rahula)
    Nói về dòng nước, TD nhớ tới bài giảng Kinh 66 của Sư Thích Giác Khang, Sư giảng rằng linh hồn chính là dòng nước, chính sự tham, sân, sy làm nước đó nổi sóng để hình thành nên tướng, ý thức, kiến thức,... mà chúng ta hàng ngày tranh cãi, tìm kiếm. Nó ngay ở đây, và vào lúc này. Để nhận thức được linh hồn, thì chỉ bằng cách đọc Kinh và ngồi thiền để chiêm nghiệm thì mới nâng trí huệ mà thôi.














    Bài giảng
    KINH SÁU – SÁU
    Lần thứ 4
    Tuần 1
    Ngày 24/7/Nhâm Thìn (09/9/2012)
    --------------------












    Bài giảng
    Kinh Sáu – Sáu
    (lần thứ 4 – tuần 1)
    Ngày 24/7/Nhâm Thìn (09/9/2012)
    ---------------------
    Mô Phật. Kính lạy Đức thầy Thích Ca Mâu Ni Phật. Mô Phật. Hôm nay cũng có duyên lành về Phật pháp, và hôm nay cũng là ngày chủ nhật, là ngày 24 tháng 7 năm Nhâm thìn âl (09/9/2012 dl). Thì lâu quá rồi chúng ta không có gặp nhau, không có ôn lại bài Kinh Sáu Sáu, tức là Đạo Phật.
    Thì Đạo Phật nó rất khó. Tôi đã nói hôm trước đó là thời Thái tử Si-Đạt-Ta có 62 tôn giáo ngoại đạo, chưa có Đạo Phật. Thì Ngài đi sau sáu năm khổ hạnh, năm năm tìm đạo, 11 năm trời tìm không ra Đạo Phật, chỉ có đạo người trời thôi. Thì cuối cùng ông Uât-Đầu-Lam-Phất và ông A-La-La, một ông giảng Vô sở hữu xứ tương tợ như Alahán và một ông giảng về phi tưởng phi phi tưởng tượng tợ như là Như Lai. Thì như vậy rốt ráo rồi, nhưng mà Thái tử thấy đó là đồ dỏm, “tưởng rằng đồ thật hoá ra đồ chơi”. Cho nên Ngài tự tìm lấy. Sau 49 ngày dưới cội bồ đề, Ngài đã nhận được cái Bất tử và thấy được Đạo Phật mà từ xưa giờ chưa từng ai giảng, tức là “vô tiền khoáng hậu”. Trong kinh “vô tiền khoáng hậu” là trước kia và mãi mãi sau này trong thời này không ai mà tìm được. Thì Ngài mới quyết định ra giảng. Nhưng mà Ngài lưỡng lự vì cái đạo 62 tôn giáo bây giờ là đạo tiến hoá tức là tu là cải sửa, mà chúng ta thường nghe nói “hễ tu là cải sửa” cái danh từ đó dính cứng nhắc ở trong cái hiểu biết của chúng ta. Thì 62 tôn giáo cải sửa là cải sửa từ địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, atula lên cõi người, rồi cõi trời.
    Thì chúng ta đã học 15 hạng chúng sanh rồi. Thì tới cõi trời phi phi tưởng tương tợ Alahán và Như Lai, đó là hết rồi. Nhưng mà đó không phải là Alahán, Như Lai thật, cái đau đớn là chỗ đó. Thì Ngài thấy thật ra cái Đạo Phật nó rất giản dị, tôi nói giản dị chứ không phải dễ dàng nhen. Chính cái giản dị mới là cái khó khăn nhất, nhất là thời buổi này, chúng ta sống không có giản dị.
    Muốn qua Đạo Phật chúng ta phải “thiểu dục tri túc” tức là “ít muốn và biết đủ”, sống đời sống đơn giản thì chúng ta dễ nhận được cái Bất tử.
    Đạo Phật là một sự nhận lại chứ không phải là cải sửa, không phải là tiến hoá, không phải là lên lớp, không phải là từ từ, không phải là lai rai mà là một sự đột biến, một sự nhận lại trong cái sanh tử, trong cái thay đổi có một cái không thay đổi, trong cái sanh tử có cái bất sanh trong đó. Thì đòi hỏi chúng ta có một tâm thức rất là cao siêu, tâm thức rất là giản dị, thì cải sửa cũng được nhưng đó là cái chuẩn bị, là cái ngón tay, là cái điều kiện ắt có và đủ để chúng ta dừng lại để nhận lại cái Bất tử.
    Thì Ngài thấy rất là khó giáo hoá cho nên Ngài muốn nhập Niết bàn tức là muốn chết chứ không muốn ra giáo hoá nữa. Rồi chư thiên mới hiện ra xuống năn nỉ Ngài, thì Ngài nhìn ra hồ sen trước mặt Ngài, thì Ngài nhìn thấy có những lá sen, hoa sen chìm dưới đáy nước, có những đoá sen là là trên mặt nước, và những đoá sen vượt lên cao khỏi mặt nước. Do đó Ngài nói: “Thôi, Ta bắt đầu đi giáo hoá. Ai có tai hãy nghe chính bằng tai của mình, ai có mắt hãy nhìn chính bằng mắt của mình, và ai có mũi thì thở bằng chính lỗ mũi của mình. Đừng có nhìn bằng mắt, thở bằng mũi của Như Lai”. Thì bắt đầu có Đạo Phật, tức là trong bài kinh Sư Tử Hống, thì đó là tiếng rống của con sư tử, thì Đạo Phật là con sư tử tức là chúa sơn lâm, tất cả các loài thú phải run sợ. Thì sau khi bài kinh đó rồi thì Đạo Phật bắt đầu lan tràn.
    Nhưng mà chúng ta thấy Đạo Phật quả là khó hiểu, nó giản dị, nó không phải là một tôn giáo mới, mà nó là tất cả 62 kiến giải của tất cả tôn giáo bây giờ, chỉ Lặng Lẽ nhận lại nó đừng dính mắc vào một cái giải thích, một tôn giáo nào hết. Thì cái đó chúng ta thấy rằng nó hơi khó. Thì hôm nay chúng ta bắt đầu giảng giải về cái đó.
    Thành ra chúng ta thấy bây giờ Đạo Phật dường như đã mất, muốn trở về sống với nó chúng ta phải sống với cái nội dung phong phú, đừng có nương vào hình thức nữa, mà tôi thấy giờ phật tử nương vào hình thức quá nhiều, tiện nghi quá nhiều, mà tiện nghi vừa đủ thôi, nếu thiếu thốn là không thể tu được. Cũng như một thân thể bệnh hoạn, nghèo đói, bữa đói bữa no thì phải chạy ăn từng bữa toát mồ hôi thì rất khó tu. Còn dư giả quá, chúng ta xài quá nhiều, chúng ta lo biết bao nhiêu vấn đề. Bây giờ khoa học quá tiến, thành ra tiện nghi giúp đỡ chúng ta ở không, rổi rảnh. Rồi chính tiện nghi đó là vấn đề trói cột chúng ta, không thấy được cái Lặng lẽ, cái Bất tử nằm trong tất cả sự sinh tử đó. Bây giờ chúng ta rất là đau khổ, sống mà chới với không tìm được cái trở về.
    Mà trở về đâu? Trở về ngay trong cái xác thân luân hồi sinh tử này.
    Thì để giảng cái đó tôi xin lấy thí dụ đau đớn nhất là cuộc trắc nghiệm giữa Huyền Giác và Lục Tổ Huệ Năng thì nói lên cái đó. Hồi xưa người ta cũng đau đớn như mình vậy. Nhưng mà người ta có những vị Tổ cao siêu thọ ký cho người ta. Thì tôi đem cái này để giảng, để quý vì làm tài liệu, để chúng ta cố gắng tu tập. Bởi vì tôi cũng chưa đắc quả, đúng hay không thì tôi không biết, nhưng mà tôi áp dụng vào cuộc sống của tôi, tôi thấy nó an lạc, nhưng mà tôi chưa có đắc rốt ráo, tôi xin thưa như vậy, tôi chỉ trình bày những kiến giải mà tôi đã nghiền ngẫm qua trong những cơn thiền định.
    Cuộc trắc nghiệm này, thì Huyền Giác là một con người tu tập cũng như quý vị đây, nghiên cứu chuyên môn về cái chúng ta gọi là quán và chỉ. Thì tu Đạo Phật chỉ có 2 cái thôi “Chỉ và Quán”. Chỉ là làm cho cái tâm dừng lại, mà khi dừng lại rồi quán để thấy cuộc đời là vô thường vô ngã khổ đau, thì cái quán đó là cái quán của người trời, rồi từ đó mới nhận được cái quán của Đạo Phật. Mà quán Đạo Phật thì nhận lại chứ không có một sự tu tập, mà nó phải có một tư tưởng trong sáng. Thì qua bài này rồi chúng ta sẽ đi sâu vào, thấy thì nó đơn giản, nhưng mà đi sâu vào thì chúng ta thấy khó bởi vì chúng ta phải bắt đầu từ mẫu giáo.
    Mẫu giáo là phức tạp đấy tức là từ địa ngục vô gián-hữu gián, từ vật lý-sinh lý chúng ta phải tiến lên ngạ quỷ, súc sanh, atula rồi chúng ta phải qua đạo người-trời. Thì người-trời đây bắt đầu mới cải sửa đấy. Thành ra Đạo Phật theo Duy thức thì không có chấp nhận 4 đường ác. 4 đường ác là 4 đường chưa có sự cải sửa, tức là tôi giảng nhiều rồi đó: ngạ quỷ, súc sanh là loài thú, cỏ cây thì nó chịu thôi chứ nó không biết tiến hoá, chỉ có con người là có nghiệp mới biết tiến hoá. Trong “Lục căn” của Sư trưởng dạy rất rành về cái này, tôi cũng nhờ đó. Thành ra loài thú chưa có nghiệp, chỉ có loài người mới có nghiệp mà chúng ta thường kêu là mạtna, còn khoa học kêu là ý chí. “Người không chí như thuyền không lái, như ngựa không cương, trôi dạt long bong không ra thế nào cả”.
    Người có ý chí mới biết chuyển nghiệp. Mà chuyển nghiệp tức là lọt vào cái nghiệp mới, cái vòng lẩn quẩn. Bỏ cái xiềng sắt, xiềng cây mới qua xiềng vàng được. Còn loài thú thì nó không biết, có làm sao nó chịu vậy, nó bệnh thì nó chết thôi, cùng lắm là nó ăn cỏ ọc ra, không được là nó chết.
    Không có ý chí nghĩa là không có sự đắn đo, lựa chọn, chưa có nghiệp. Mà không nghiệp thì không biết vấn đề cải sửa nghiệp, mà cải sửa nghiệp thì lọt vô cái nghiệp mới. Chừng nào nhận thấy rõ cái diễn biến của nghiệp thì đây là Đạo Phật, thì mới không dính mắc vào nghiệp. Đó là vấn đề độc đáo mà từ xưa tới giờ không ai biết, người ta chỉ biết cải sửa thôi, mình xấu thì cải sửa thành tốt, mình quấy thì cải sửa thành phải.
    Thành ra con người sống trong vòng nhị nguyên nghĩa là có bên phải thì có trái, có đêm thì phải có ngày, có hoa nở thì phải có hoa tàn,… thì tất cả hiện tượng giới đều nằm ở trong cái vòng tương đối đó. Thì tương đối là cái vòng lẩn quẩn, mà nhất là bây giờ của chúng ta, chúng ta có bổn phận, quyền lợi, trách nhiệm. Thì một người con có trách nhiệm với cha mẹ và có bổn phận đối với con cái mình, có trách nhiệm đối với bạn bè, thầy, xã hội, quốc gia,… đủ trách nhiệm hết. Mà trách nhiệm đó, mà chúng ta giải quyết là chúng ta lọt vào cái vòng lẩn quẩn. Đó là cái khó khăn mà Thái tử Si-Đạt-Ta thấy, nếu mà lên làm vua thì có bổn phận đối với thần dân, đối với cha mẹ, cha mẹ bên vợ mình, đối với con cái mình.
    Thì bây giờ làm sao? Nhất là quý vị bây giờ tiền bạc là trên hết “sắc, tài, danh, lợi, ăn uống, ngủ, nghỉ”. Rồi vấn đề sự hiểu lầm giữa cha mẹ, giữa bạn bè, giữa thầy trò,… thì chúng ta giải quyết như thế nào? Chúng ta thấy có nhiều cái khó giải quyết. Mà khó giải quyết chúng ta thấy không quan trọng, mà giải quyết sự hiểu lầm giữa mình với mình cái đó là cái quan trọng nhất. Chừng nào mà giải quyết không có sự hiểu lầm, không có sự mâu thuẫn giữa mình với mình thì mình sẽ biết tất cả những mâu thuẫn của người khác. Thì giải quyết mình với mình cái mâu thuẫn đó gọi là Alahán. Rồi đem cái đó để giúp mọi người giải quyết mâu thuân của họ thì đó là Bồ tát và Như lai. Thì đại khái nó là như vậy.
    Chúng ta thấy cái bài hôm nay vào đề thì từ xưa tới bây giờ và mãi mãi về sau có 2 vấn đề đó thôi. Ở đây nói về ông Huyền Giác, ông tu về chỉ quán, ông nghiên cứu đạo 20-30 năm trời mà không tìm ra con đường giải thoát, vẫn kẹt trong cái vòng lẩn quẩn.
    Một hôm Huyền Sách là đệ tử Lục Tổ Huệ Năng đi đâu qua đó mới ghé thăm, thì hai người đối đáp một cách tương xứng mãnh liệt với nhau, nghĩa là một người 8 lạng, một người nửa cân. Thì ông Huyền Sách thấy Huyền Giác trình độ rất cao, có thể hiểu được cái Đạo Phật. Thì Huyền Giác thấy chưa có ai giải quyết vấn đề này sáng tỏ như ông Huyền Sách này. Sau khi đối đáp hai bên rất ưng ý nhau. Thì Huyền Giác mới nhờ Huyền Sách thọ ký cho mình tức là mình chứng đắc đúng. Thì Huyền Sách mới nói lời lẽ tôi kém lắm, tôi chưa chắc thọ ký được. Phải biết trình độ của Ngài thì có Huệ Năng là thầy của tôi, thì tôi sẽ hướng dẫn Ngài đến đó trao đổi để Huệ Năng thọ ký cho Ngài, tức là ấn chứng cái hiểu biết của Ngài đúng.
    Thì 2 ông mới đi. Huyền Giác mới gặp Huệ Năng. Theo Huệ Năng hồi xưa thì mặc y như quý Sư chừa một cánh là kính lễ đấy, lễ Phật không mặc y lưng, mặc y vấn chừa cánh tay, tôi thì bữa nay bệnh thành tôi mặc cái áo chứ đúng ra phải chừa 1 cánh tay. Rồi Ngài đi 3 vòng tức là Phật-Pháp-Tăng đấy, kính lạy ba bậc Phật-Pháp-Tăng rồi Ngài đứng Ngài xá 3 xá thôi chứ Ngài không có lạy. Vì Ngài không biết đây có phải là Tổ không, nếu thật sự là Tổ thì mình lạy, còn biết đâu là Tổ dỏm thì không đáng cho mình cung kính, thành ra Ngài chỉ xá 3 xá. Thì Huệ Năng biết.
    * Huệ Năng nói: “Đại Đức từ đâu đến mà ngạo mạn quá vậy!?!”
    - Thì Huyền Giác mới trả lời: “Sanh tử là việc lớn, vô thường mau chóng lắm.” Ở đó mà lễ lạy. Sanh tử chúng ta thấy bây giờ chúng ta kẹt. Chúng ta rồi phải chết.
    - Chết rồi đi về đâu?
    - Rồi trước khi cha mình chưa gặp mẹ mình thì mình ở đâu? “Trăm năm trước nào đã có tôi, mà trăm năm nữa tôi rồi chẳng có.”
    - Tôi từ đâu mà đến ở trong cõi đời này?
    - Chắc chắn tôi phải ra đi. Mà đi đâu? Thì đó là cái mà nếu phật tử là người phật tử thì phải thao thức.
    - Thì sống, sống với cái gì? Chết còn lại cái gì? Và mình từ đâu đến cõi này?
    - Trước khi cha mẹ mình chưa gặp nhau, mình ở đâu?
    - Sanh, từ đâu đến?
    - Và chết rồi chúng ta còn lại cái gì?
    - Chúng ta đầu thai vào đâu?
    - Chúng ta có thể điều kiển muốn đầu thai vào đâu mình đầu thai vào đó được không? Thì cái đó ngoại đạo trả lời được. Kêu là chuyển nghiệp.
    - Bây giờ chấm dứt đầu thai được không? Ngoại đạo bí. Làm sao khỏi đầu thai nữa, khỏi tái sanh nữa?
    Còn nếu tái sanh vào cảnh giới này, cảnh giới khác thì ngoại đạo có thể làm được. Đó kêu là ý chí hay là nghiệp, chuyển nghiệp. Nhưng mà chuyển nghiệp vẫn lọt vào trong cái nghiệp.
    - Bây giờ phi nghiệp được không? Đừng có nghiệp nữa được không? Thì tất cả 62 tôn giáo đành phải chịu, bí, không trả lời được. Thì Đạo Phật trả lời được cái đó.
    Vậy chứ “Sanh tử là việc lớn”. Bây giờ giải quyết việc sanh tử làm sao?
    Và “Vô thường mau chóng lắm”. Vô thường là gì? Vô là không, thường là bền, là cuộc đời này nó có một sự chuyển biến không bền. Quý vị phải để ý cái này, chuyển biến từng sátna và chuyển biến từng chu kỳ. Thật ra thì nó chỉ có sự chuyển biến từng sátna thôi tức là chỉ có dòng nước đứng lặng và trôi chảy, rồi tư tưởng chúng ta mới chặt làm 2, làm cho dòng nước này nổi sóng, thì bắt đầu: có tôi và có đối tượng của tôi, có nhận thức và đối tượng nhận thức, có cái biết và có đối tượng của cái biết, tức là có chai nước khoáng và có tôi biết chai nước khoáng, thì bắt đầu có vấn đề. Vấn đề bắt đầu chia chẻ, sự vật không có vấn đề mà chúng ta đã chẻ làm 2 là: có người biết và có sự vật được biết, từ đó mới có sanh ra vấn đề.
    Vấn đề phát hiện từ đâu? Thì chúng ta thấy phát hiện từ: 6 căn tức là mắt -tai -mũi -lưỡi -thân -óc tiếp xúc với 6 trần là sắc -thinh -hương -vị -xúc -pháp.
    6 căn: mắt tiếp xúc với sắc, tai tiếp xúc với âm thinh, mũi tiếp xúc với mùi,… Thì sắc trần chúng ta biết rồi đó là: cái chai, cây cỏ, người ta, chim chóc, vạn vật,… tất cả sự vật mà con mắt thấy được; còn âm thanh chúng ta biết rồi là: tiếng nói, tiếng chim hót, tiếng múa lân, tiếng tất cả âm thinh,… đó là đối tượng cái lỗ tai; cái mũi cũng vậy, là tất cả các mùi: thơm, thối, không thơm không thối mà ngửi được,… thì bắt đầu có một cái cảm giác: cảm giác dễ chịu, khó chịu hay không dễ không khó, thì chưa có sanh sự đâu, chưa có vấn đề đâu. Đó rồi, cái mùi đó làm sao? Sự vật đó như thế nào? Tại sao mình thích sự vật này? Tại sao mình không ưa sự vật kia? Thì tư tưởng bắt đầu mới xen vô phân biệt. Có phân biệt thì bắt đầu mới có vấn đề tranh chấp, có vấn đề mâu thuẩn, có vấn đề đau khổ tự nội tâm, tự mình mâu thuẫn lấy mình, rồi mâu thuẫn mới tràn ra bên ngoài để rồi có sự chiến đấu với người khác. Đại khái như vậy.
    Thì bây giờ chúng ta thấy câu hỏi như thế này của Huyền Giác đặt ra “Sanh tử là việc lớn, vô thường mau chóng lắm” ở đó mà lễ lạy. Thì ông Huyền Giác muốn coi Huệ Năng có pháp môn không, nếu có pháp môn là mình đi về chứ mình không ở. Mà nếu không có pháp môn thì tu sao? Đạo người trời có pháp môn, muốn dứt sanh tử là phải cải sửa. Thì ở đây ông Huệ Năng, ông độc đáo, ông tượng trưng cho Đạo Phật. Còn Huyền Giác là đặt vấn đề coi Ngài ở người trời hay Ngài ở Đạo Phật. Nếu Ngài tu theo người trời thì ông dư sức rồi, ông bỏ đi không cần học hỏi nữa, còn tu Đạo Phật thì ông sẽ làm sao giải quyết vấn đề đó.
    Thì Huệ Năng trả lời “Tại sao không nơi cái sanh tử mà nhận lại cái vô sanh? Tại sao không nơi cái vô thường mà liễu tri cái chân thường?”.Thì đây là danh từ thôi mà quý vị cũng phải hiểu “Tại sao không nơi cái sanh tử là sống chết mà nhận lại cái bất tử trong đó, cái vô sanh trong đó”. Đâu có pháp môn gì. Sanh tử thì Ngài cứ để nó sanh tử, nhưng mà có biết nó hay không, đó là vấn đề. Ngài không biết thì Ngài là địa ngục, còn Ngài biết mà Ngài cải sửa thì Ngài là người trời. Từ xưa giờ nó là vậy.
    Biết bao nhiêu tôn giáo biết rồi, biết vấn đề sanh tử, mình sanh ra rồi mình thấy cuộc đời đau khổ, mình muốn làm sao chấm dứt, dứt không được mình cầu vãng sanh về Cực lạc của Phật A Di Đà. Nhưng về đó chấm dứt sanh tử không? Chưa, Phật nói chưa. Nhưng mà có thầy sáng bạn lành thì mình gặp Phật, nếu mình có sự trăn trở, có sự thao thức thì Phật giảng cho mình nghe 1 bài đầu là mình chấm dứt rồi. Chấm dứt là chấm dứt sanh tử xác thân, còn cảm giác-tư tưởng-ý chí thì chưa, thì cái đó kêu là quả Thánh đầu tiên Nhập lưu.
    Còn ở đây tôi giảng 1000 lần, quý vị cũng chưa nhận được. Vì sao vậy? Vì tôi chưa phải là Thánh. Cái khó là ở chỗ đó. Tức là người giảng phải có một sự chứng đắc rất là bao la, mạnh mẽ. Thành ra quý vị thường thường không chịu đi nghe pháp mà nói là ở nhà có băng. Như vậy thu băng rồi về mở băng ra nghe. Mà băng đâu có linh hồn, băng là quý vị nghe địa ngục giảng, mặc dù là của tôi. Của Phật Thích Ca, bây giờ Phật còn sanh tiền, Ngài giảng thì quý vị có thể nghe lần đầu đắc quả Nhập lưu. Còn quý vị thu băng, hồi thời Đức Phật không có băng, không có tiến hoá như bây giờ, quý vị nghe 100 lần quý vị cũng không đắc. Vì cái băng tuy là của Phật, nhưng mà địa ngục giảng, nó lặp lại thôi, nó không có linh hồn, không có sự mà chúng ta kêu là đạo lực ở trong đó, Phật lực ở trong đó. Còn tôi giảng, mặc dầu tôi chưa phải là Thánh, nhưng mà tôi cũng là người trời có sự tu tập, thì quý vị nghe, quý vị có thể thông cảm, có thể hiểu dễ dàng hơn. Còn mở băng ra nghe pháp là nghe cái đĩa nó trả bài thôi.
    Thành ra quý vị thấy mà quý vị trả bài cho tôi quý vị thấy khó trả, còn ở ngoài quý vị nói thao thao bất tuyệt thôi, như con két trả bài, không thành vấn đề. Mỗi người phải có một đạo lực. Thành ra chúng ta muốn tu, muốn biết người đó có đạo lực không thì chúng ta ở gần tiếp xúc với người đó mà chúng ta thấy an lạc sảng khoái thì đó là người có tu. Mà lại gần người đó thấy nóng nảy, thấy khổ sở, sợ sệt thì đó là người không tu. Quý vị đến gần công an thì biết “Đứng xa thì sợ, mà đứng gần thì run”. Còn đến những vị mà có tu, cái đạo lực mạnh thì quý vị cảm thấy sảng khoái vô cùng. Cũng như mà ông La Hầu La gặp Đức Phật, ông la lên “Trời ơi ! Sao mà con thấy mát mẻ sảng khoái vô cùng dưới cái bóng của đấng từ phụ”.
    Thì chúng ta phải biết mỗi người có một linh hồn, có một đạo lực riêng, mà ở người tu nếu giữ giới kỹ, tu thiền định sâu xa thì tự nhiên nó toả ra bên ngoài. Nếu quý vị có thiên nhãn, quý vị sẽ thấy những người giữ giới kỹ thì hào quang màu trắng, còn người giữ giới mà tu luyện để tiến hoá cao thì hào quang màu xanh gọi là tu tiên, còn cái kia tu cõi trời, cõi trời trong sạch, giữ giới kỹ lắm, còn bên tiên thì giữ giới không kỹ lắm, các ngài còn uống rượu mà, còn đánh cờ mà, còn cõi trời không có cái vụ đó, nhưng mà cái thiền định ít hơn tiên, tiên người ta thiền định dữ lắm, người ta kêu là tĩnh toạ luyện tánh tai thành ra các ngài thần thông rất nhiều, còn cõi trời thần thông ít hơn. Còn nếu tu mà diệt tham-sân-si, các Ngài vẫn ngồi thiền mà mục đích không phải là để tiến hoá, mà để nhận lại “cái Bất tử” thì màu vàng. Còn ma thường hay sân giận, thường hay phiền não, có cái tâm tối tăm thì cái hào quang màu đen. Còn atula là những người thích chiến đấu hơn thua thì hào quang màu đỏ. Đại khái như vậy. Mình ở đây, nếu mình chứng thiền định cao mình có thể thấy được hào quang của các ngài thôi. Tôi nói đại khái như vậy.
    Thành ra. Ở đây nói “Sanh tử là việc lớn mà vô thường nhanh chóng lắm”. Thì Huệ năng mới nói “Sao không ngay cái sanh tử mà nhận lại cái vô sanh”, Ngài nhận lại chứ Ngài không có cải sửa gì hết. Nếu Ngài cải sửa sanh tử thì thuộc về sanh tử cao hơn, mà sanh tử cao hơn thì vẫn thuộc về sanh tử. Bây giờ Ngài Lặng Lẽ, Ngài nhận lại cái chuyển biến của sanh tử, Ngài thấy rõ rồi thì Ngài không dính mắc. Chúng ta thấy rõ một cái gì rồi là chúng ta không còn sợ, không còn dính mắc nữa. Chẳng hạn đêm tối chạng vạng 19h-20h, trời mờ mờ chạng vạng mà chúng ta đi gặp cái sợi dây thừng ở dưới đất, thì chúng ta không biết là sợi dây, chúng ta tưởng là con rắn. Thì một là chúng ta la trời cầu cứu, hai là chúng ta chạy đi kiếm cây để đập nó, ba là lánh qua chỗ khác, có nhiều cách, nhiều pháp môn, nhiều cách thức để mà lánh con rắn này, sợi dây tưởng là con rắn. Thì cái đó là pháp môn tu của chúng ta, vì lờ mờ nên không biết cái đó là dây hay là rắn. Cái lờ mờ này sanh ra biết bao nhiêu sự đau khổ.
    Chúng ta sợ chết, chúng ta mới tìm cái Bất tử, chúng ta dùng đủ pháp môn để luyện. Chúng ta thấy bây giờ cũng giống như Phật ngày xưa gần 62 tôn giáo. Tới đây có ngày tận thế 21-12 gì nữa đó, chúng ta lên để khỏi chết, rồi chúng ta thọ giới, giữ 5 giới rồi quy y Tam Bảo để khỏi chết. Không có vấn đề đó đâu. Khỏi chết hay không là do mình, mà dù có quy y, dù có thọ giới cũng phải chết thôi, dù có thành Phật cũng phải chết thôi. Thành Phật không có nghĩa là sau này sống hoài, không phải như vậy, mà sống bằng cái “Tâm Bất tử.” Mà cái Tâm đó ở đâu? Nó ở ngay cái xác thân sanh tử này có một cái bất tử nó nằm trong đó. Chẳng hạn như là cái xác thân chúng ta giống như lượn sóng, hễ sóng có lên thì phải có xuống, nó sanh ra lên tột đỉnh cao rồi nó xuống, rồi nó mất. Mất là chết. Sanh già rồi nó bệnh, rồi nó chết, nhưng mà cái dòng nước linh hồn không bao giờ chết.
    Thì cái sóng xác thân này đó là: sắc -thọ -tưởng -hành -thức mượn cái dòng nước linh hồn để mà tạo ra cái hình tướng, nhưng mà không phải linh hồn sanh ra xác thân, mà chính cái tham-sân-si, cái ham muốn mượn cái dòng nước linh hồn này để tạo ra cái xác thân, thì chúng ta phải hiểu cái đó.
    Thì dòng nước linh hồn luôn luôn trôi chảy một cách lặng lẽ, chỉ có cái hình dòng nước mà không có cái tướng người ta hay trâu, bò, heo, chó,… rồi chính cái tham-sân-si tức là cái khát ái muốn có hình tướng thì mới mượn cái dòng nước này tạo ra lượn sóng, mà tạo ra lượn sóng thì dòng nước cũng nằm trong đó. Nhưng mà mình thấy cái tướng rồi mình quên mất cái hình của linh hồn. Linh hồn nó không có tướng, nhưng mà nó có vô lượng tướng, chính cái tư tưởng mình đã mượn nó để tạo ra vô lượng mà chúng ta thường kêu là: cõi dục giới, cõi sắc giới, cõi vô sắc giới. Thành ra nếu tu theo Phật là phải trở về cái linh hồn, cái Bất tử, còn nếu chúng ta theo cái xác thân sắc -thọ -tưởng -hành -thức thì chúng ta theo cái sanh tử.
    Nhưng mà cái sóng hình tướng này với cái dòng nước linh hồn là 1 hay 2 ? Thì thường thường chúng ta đau đớn chỗ này, chúng ta cho 1 là sai mà cho 2 là trật. Rời cái sóng xác thân này tìm cái linh hồn dòng nước không có, nhưng mà nhất định cái dòng nước linh hồn không phải sóng xác thân, nó không phải 1 mà không phải khác. Vì sao? Vì cái sóng xác thân này sanh diệt ngay, cái sanh tử. Còn dòng nước linh hồn thì nó không sanh cũng không diệt, luôn luôn nó là một sự lặng lẽ trôi chảy thôi.
    Thành ra muốn tìm cái dòng nước linh hồn Bất tử này thì chúng ta chỉ cần nhận lại thôi. Nhận lại tức là đừng có dính mắc vào sóng xác thân, sóng cảm giác, sóng tư tưởng, sóng ý chí, sóng kinh nghiệm, kiến thức nữa, nghĩa là vẫn ở trong đó mà đừng dính mắc. Mà muốn đừng dính mắc làm sao? Phải thấy rõ cái diễn biến của nó, chứ không phải là cải sửa nó.
    Mà chúng ta đã quen rồi, hễ cái xác thân này đi lẹ chúng ta sửa lại đi chậm, xác thân này ngồi nó nhức chúng ta sửa cho nó hết nhức; rồi cảm giác dễ chịu thì chúng ta tìm cách giữ lại, mà giữ được thì tham mà giữ không được thì sân, còn cảm giác khó chịu chúng ta tìm cách đuổi nó đi, mà đuổi được thì tham mà đuổi không được thì sân; rồi tư tưởng khởi lên, chúng ta biết tư tưởng xấu chúng ta cải sửa lại thành tư tưởng tốt; còn ý chí tính toán cái này chúng ta thấy không được, bỏ, rồi tính toán cái khác, suốt đời chúng ta chạy theo vấn đề đó. Mà nó thành thói quen rồi, trong Đạo Phật kêu là “tập khí hay tập đế”.
    Cái nguyên nhân tập đế là từ đâu? Chúng ta thấy do tư tưởng. Chúng ta thấy do xác thân tiếp xúc 6 trần: mắt-tai-mũi-lưỡi-thân tiếp xúc sắc-thinh-hương-vị-xúc thì có cái cảm giác. Mà cảm giác thì chưa có sanh sự đâu. Ai mà không có cảm giác dễ chịu, khó chịu, Đức Phật cũng có, các bậc Thánh nhân cũng có, phàm phu chúng ta cũng có. Nhưng mà các Ngài cảm giác dễ chịu, các Ngài biết cảm giác dễ chịu, các Ngài không thích thú, không dính mắc vào nó. Còn chúng ta cảm giác dễ chịu chúng ta muốn kéo cho nó lâu, đau khổ là chỗ này, tư tưởng muốn kéo lại. Thì chính tư tưởng mới là nguyên nhân của luân hồi sinh tử khổ mà chúng ta không để ý, chúng ta cứ nhắm mắt theo tư tưởng thì đó là theo nghiệp, mà chống đối lại tư tưởng là chống đối lại nghiệp. Thì theo cũng kẹt mà chống đối cũng kẹt, chỉ lặng lẽ nhìn nó diễn biến, mà nhìn cho rõ, mà rõ thì không có cải sửa.
    Khi chúng ta thấy sợi dây dưới đất, chúng ta đừng vội la, đừng vội chạy kiếm cây, đừng có la làng, mà chỉ dừng lại, nhìn cho kỹ, nhìn bằng con mắt trí tuệ tức là cây đèn, chúng ta chiếu sáng thì thấy rõ là sợi dây chứ không phải là con rắn, thì cái sợ đã hết. Chúng ta chậm rãi, hưỡn đãi và tự tại thong dong đi qua sợi dây này. Khi thấy rõ rồi, thì thấy rõ đó là tượng trưng cho Đạo Phật. Còn cái lúc thấy mờ mờ thì trong kinh thường kêu là vô minh (vô là không, minh là sáng, vô minh là không sáng, lờ mờ) thì bắt đầu có vấn đề.
    Thành ra Đạo Phật lấy cái vô minh làm gốc. Mà vô mình thì bắt đầu khởi tư tưởng: tư tưởng tham, tư tưởng sân, tư tưởng si. Do đó mà có Tiểu thừa và Đại thừa. Tiểu thừa thì tư tưởng là nguyên nhân chính. Tư tưởng về sắc-tài-danh-lợi-ăn uống-ngủ-nghỉ là tư tưởng về cõi dục tức là xác thân bên ngoài. Thì tôi nói sơ thôi, chút nữa chúng ta đi sâu. Rồi chúng ta cải sửa tư tưởng bên trong, xác thân bên trong tức là các dây thần kinh của chúng ta: dây thần kinh thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác, chúng ta không sống với xác thân bên ngoài nữa, thì cái thân này nó không ăn sắc-tài-danh-lợi-ăn uống-ngủ nghỉ-bồi dưỡng nữa, mà nó ăn cái hỷ lạc. Rồi thấy cái xác thân này kẹt, đây là xiềng cây, xiềng sắt, bỏ, bây giờ lấy xiềng chì, xiềng thau thì cũng là xiềng thôi. Chúng ta bỏ, đi cao hơn nữa, không thân bên ngoài, không thân bên trong, chúng ta tiến lên cái tư tưởng, thì nó không có, nó chỉ có hình thôi, cái tướng thì nó lờ mờ, nó có tướng nhưng mà tướng rất lờ mờ. Thì chỉ có nghĩ về hư không vô biên, thức vô biên, vô sở hữu xứ, phi tưởng phi phi tưởng, thì cái thân này an toàn nhất, nhưng mà đã là tư tưởng thì cũng phải có tướng là có hoại. Đó là vấn đề của Tiểu thừa, chấm dứt cái tham này, tức là phải thấy rõ cái tham, chứ chấm dứt không phải là cải sửa mà là thấy rõ cái diễn biến của tiến trình Dục giới, tiến trình của tư tưởng Sắc giới và cái tiến trình của tư tưởng Vô sắc. Cái đó chúng ta giảng sau, đây là tôi nói đại khái cho biết Đạo Phật thôi, sau này chúng ta còn dài dài, tức là gặp nhau chắc mấy trăm lần nữa.
    Rồi chúng ta đi vào tiến trình của Dục giới thì chúng ta mới đắc quả Nhập lưu thôi, rồi tiến trình của Sắc giới thì mới đắc quả Nhất vãng lai và Bất lai. Rồi mới tiến trình của Vô sắc tức là tư tưởng chúng ta mới đắc quả Alahán. Thì đại khái nó vậy, cái đó còn dài dài, đây là đại khái để quý vị nắm cái Đạo Phật. Thì nó đại khái như vậy.
    Thành ra, ông Huệ Năng mới trả lời “Tại sao không ngay cái sanh tử, cái sanh già bệnh chết nhận lại cái vô sanh, nhận lại cái Bất tử trong đó, đừng có cải sửa nó, đừng có chống đối nó, đừng có nghĩ đến nó, cứ để nó diễn biến, hễ chết thì ngã xuống chết, hễ bệnh thì đau đớn, nhưng mà đừng nghĩ về cái đau đớn, đừng chống lại cái chết, cứ để tự nhiên thôi.”
    Đức Phật, Thánh nhân cũng chết. Nhưng mà nghĩ về cái chết, chống đối lại cái chết thì bắt đầu có sự nghĩ này là đau khổ. Mà nếu không có cái nghĩ thì để tự nhiên mọi sự vật chuyển biến thì làm gì có đau khổ. À! Mà chúng ta không làm được. Chừng nào mới làm được? Chúng ta phải qua nhị thiền. Mà nhị thiền cũng không làm được, nhưng mà có ai giảng giải thì mình nhận được cái “Bất tử” tức là dừng lại đừng cải sửa nữa, ngó vào cái diễn biến đó. Khi mình dừng lại đừng có phê phán, đừng cải sửa, vậy mình thấy rất rõ. Còn bây giờ nếu mình không dừng, mình kiếm cái cây, kiếm khúc cây hay kiếm cây đèn hay là la lên thì mất cái nhìn cho kỹ. Thành ra nhìn kỹ là không có pháp môn. Mà không có pháp môn thì chúng ta nghĩ là không có tu được. Tu là phải có thầy sáng có bạn lành. Tôi nói vậy không có nghĩa là không thầy sáng, không bạn lành, không hoàn cảnh nha, nhưng cái đó là cái trợ duyên, cái điều kiện ắt có và đủ, khi có cái đó rồi chúng ta nhận được cái Bất tử rồi thì cái đó không cần nữa. Nhưng bây giờ rất cần, rất quan trọng, nhưng đừng lấy nó làm cái chánh, nó là cái mục đích để chúng ta nhảy vào cái Bất tử.
    Mà tôi đã nói rồi, địa ngục-ngạ quỷ-súc sanh-atula không thể nhận lại được Phật tánh. Vì sao? Họ cũng có Phật tánh, nhưng không đủ điều kiện trong sáng để nhận lại. Người trời cũng vẫn nhận được nhưng mà hơi khó. Tới tu tập nhị thiền tức là giữ 8 giới rồi đó thì nhận lại rất dễ dàng, nhưng mà phải có Bậc Thiện Tri Thức chỉ cho mình cách dừng cái tâm lại. Nhị thiền rồi mới dùng cái đó để quán vô thường-vô ngã-khổ đau, thì thấy vô thường-vô ngã là Chơn Như, là Niết Bàn Tịch Tịnh chứ không khổ đau nữa. Thì thấy vô thường là chân thường vô ngã là chân ngã, cái đó tôi nói sau, đây là tôi nói đại khái thôi.
    Thành ra Huệ Năng mới nói tại sao không ngay cái sanh tử mà nhận lại. Chữ nhận lại rất quan trọng là không có pháp môn, chỉ một sự Lặng Lẽ dừng lại để thấy cái diễn biến của sanh tử. Lặng Lẽ nhìn lại thấy diễn biến của cõi địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, atula thì mới đắc quả Thánh đầu tiên thôi. Rồi tiếp tục dừng lại cho nó liên tục hơn nữa, cho nó nhanh hơn nữa thì sẽ thấy được cảm giác và tư tưởng của người và trời dục giới thì sẽ đắc quả Nhất Vãng Lai. Còn dừng lại sâu sắc hơn, liên tục hơn nữa thì thấy cái sơ-nhị-tam thiền của cõi trời Sắc giới thì đắc quả Thánh thứ ba. Rồi dừng lại một cách nhanh thật nhanh kêu là thần tốc, nghĩa là đứng lặng bất biến thì được diệt thọ-tưởng thì mới thấy tư tưởng của cõi trời Vô sắc. Thì đây là xong, vấn đề sanh tử không còn đụng mình nữa, tức là vẫn sanh tử nhưng mà trong đó có một cái gì bất sanh, thì đó gọi là vô sanh Alahán, quả Thánh thứ 4. Đại khái là vậy.
    Giờ chúng ta trở lại. Thì ông Huệ Năng mới nói tại sao không ngay cái sanh tử nhận lại cái vô sanh. Thì nhận lại không có pháp môn, không có Thầy. Nhưng mà muốn nhận lại phải có thầy sáng, có bạn lành, có hoàn cảnh, có pháp môn giúp đỡ cho mình thì mới đủ nhận lại.
    Thành ra ở đây chúng ta thấy cõi trời tứ thiền có 9 cõi, mà 5 cõi của Bất lai, 4 cõi kia của ngoại đạo, không ai chỉ bắt đầu đi qua Tứ không. Tứ không thì chết, nó không phải là Đạo Phật, đó là ông Uât-Đầu-Lâm-Phất và ông A-La-La, không ai chỉ mới đi lọt qua tứ không, cuối cùng là lẫn quẫn trở lại. Ông Uât-Đầu-Lâm-Phất lúc mà ông nhập thiền cái lỗ tai của ông rất thính, tức là thiên nhĩ thông mà, thành ra nghe con cá mà nó đớp mồi, nó ăn bóng, thì mình thấy có thể mình không nghe, như tai tôi bây giờ điếc không có nghe được, nó ăn cái bọt nước mà cái tiếng kêu nó còn hơn trời gầm, ông chịu không nổi, ông bực, thế tư tưởng mà, ông nói tao sẽ giết mày chết. Rồi tới chừng ông xả thiền ra, ông nghe lại ông tức mà chết sanh xuống súc sanh, làm con chim phi ly tức là con chim ăn cá. Chúng ta thấy từ cõi trời phi tưởng phi phi tưởng tương tợ Như Lai mà rớt xuống thành con súc sanh, thì chúng ta thấy ghê cỡ nào. Thành ra tu pháp môn đối trị càng đè nén, càng cải sửa chừng nào, chỉ nhất thời thôi, mà nó không chịu nỗi nữa, nó phản phục một cái rồi thì nó xuống dưới thấp, càng cao chừng nào càng xuống thấp mạnh chừng nấy.
    Do đó Thái tử Si-Đạt-Ta thấy không được. Ngài mới tự tìm lấy cái pháp môn nào không cải sửa, tức là không có tư tưởng sân nữa. Không tư tưởng sân không có nghĩa là không có tư tưởng. Có tư tưởng sân, nhưng mà cho tư tưởng sân “là ta, là của ta, là tự ngã của ta” thì sẽ nổi sân, luân hồi. Rồi thấy được cái tư tưởng sân, mà thấy rõ nó thì cái tư tưởng sân này “không phải ta, không phải của ta, không phải tự ngã của ta” thì chấm dứt sân. Chấm dứt đây không phải là không có, có mà không dính mắc.
    Thì Đạo Phật có mà không dụng công, không có cố ý, chỉ là “Lặng Lẽ Thấy Rõ” thôi. Thì cái đó nói vậy chứ còn công phu là phải nhiều lắm. Thì chúng ta sẽ trở lại lớp mẫu giáo, chứ không phải nói như vậy rồi quý vị về thành Phật liền. Còn lâu. Nhưng mà không biết cách, quý vị đi qua tứ không thì hỏng. Còn biết cách thì mình dừng lại, lặng lẽ nhìn nó. Thôi, đại khái là vậy.
    Thành ra Huệ Năng mới nói tại sao không ngay cái sanh tử, sợ sanh tử làm chi, đối đầu với nó, lặng lẽ nhận nó. Thành ra thường thường sân nổi lên chúng ta sợ, ai làm trái ý mình thì chửi lại, đánh lại, hoặc niệm phật bỏ qua, hoặc đè nó xuống, còn không được thì xách xe chạy trốn, chạy trốn vấn đề. Hết sân chưa? Mai mốt gặp vấn đề nữa thì vẫn sân nữa, nó không có hết. Hoặc có người thì cầm ly nước uống cho nó hạ cái sân xuống.
    Cuộc đời này bây giờ người ta sân nhiều lắm đó. Vô bạch “Sư ! Sư làm sao cho con hết nóng.” Tôi nói làm sao thì cũng bớt nóng, nhưng mà rồi cũng nóng nữa thôi. Nói “đúng vậy Sư, nhiều lúc con nghe lời Sư, con niệm Phật, con đứng lại uống nước cho hết nóng, nhưng mai mốt đụng chuyện con cũng nóng nữa”. Tôi nói, nói vậy không phải ông mà cả tôi cũng vậy, chừng nào qua “Bát nhã” mới hết. Bát nhã thì nóng vẫn nóng, nhưng mà nóng không phải do chuyện người ta chửi mình, mình bị chửi, mà do tư tưởng mình phân biệt: có người chửi và tôi bị chửi, thì cái tư tưởng là nguyên nhân sự nóng. Mà tư tưởng từ đâu mà có? À, cái khó là ở chỗ đó. Nếu mình bắt đúng mạch nó rồi thì tư tưởng vẫn có, mà mình không dính mắc nó, mình biết nó “không phải là ta, không phải là của ta, không phải là tự ngã của ta” nữa.
    Thôi đại khái là vậy, nữa rồi chúng ta sẽ đi vào cái đó, lần lần chúng ta trở lại lớp mẫu giáo rồi lớp nhất, lớp nhì, lớp 3,… Rồi chúng ta sẽ học cái cách nhận lại nó, tức là cũng đi qua tư tưởng thôi, cũng qua tiến trình của địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, atula, 4 đường thiện, 4 đường ác biết hết, nhưng mà biết một cách rõ ràng hơn, tức là không cải sửa nữa, mà nó sao thấy như thật như vậy.
    Kỳ này tôi giảng hơi rành, trước kia bài kinh Sáu Sáu tôi giảng mười mấy năm về trước rồi. Giảng lần thứ 1 toàn tư tưởng không, tức là pháp môn đối trị, tôi thấy không vừa ý. Lần thứ 2, tôi xen bát nhã vô, nhưng mà Bát nhã dõm thôi, xen có chút chút bên Nhập lưu thôi. Bên Nhất vãng lai, Bất lai là tôi không có rành. Đến lần thứ 3 tôi mới giảng Bát nhã nhiều thì mới có bài kinh phật tử rút ra đây thì tôi coi lại dường như nó không đúng, không biết tôi giảng làm sao mà ghi lại, tôi thấy nhiều chỗ nó sai, nó mâu thuẫn. Thành ra kỳ này tôi mới giảng lần thứ 4 nữa, tức là kỳ này rõ ràng hơn. Cái tư tưởng thì nó chưa vói tới Bát nhã. Mới lần đầu tôi giảng là pháp đối trị không hà, trở nên con người tốt. Mà trong Phật giáo thì “trở thành” là không có được, mà phải nhận ngay của nó. Mà nhận nhận ngay là nhận làm sao? Thì sau này tôi mới xen vô một mớ Duy thức thì có Bát nhã chút chút trong đó, nghĩa là 10 phần thì tư tưởng hết 7 mà Bát nhã có 3 thôi. Còn lần đầu là hết 9 phần là tư tưởng, 1 phần Bát nhã. Tới lần sau 5 tưởng 5 Bát nhã đấy. Bây giờ lần thứ 3 là tôi đi gần đủ hết Bát nhã nhưng mà không rõ lắm. Thành tôi thấy giảng lại lần nữa, tôi cái gì một cái hà, “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” mà, làm cái gì một cái làm tới làm lui làm hoài, mà hễ thông được cái này thì thông toàn bộ của Phật giáo. Cũng như câu hỏi của Huyền Giác nếu thông thì thông hết toàn thể Phật giáo.
    Thì câu thứ 1 là “SANH TỬ” tức là thế giới của hiện tượng, của chu kỳ. Sanh-già-bệnh-chết là cái đau khổ nhất của cuộc sống muôn đời, dù chúng ta kiếp sau này có sanh ra thì cái đó cũng là mãi mãi muôn đời. Ai mà có một ý nghĩ, nhất là thời buổi này, cái sống chết liền đó “thoạt thấy đó, thoạt nhìn liền mất đó”. Biết bao nhiêu bệnh hoạn liền đó, rồi bữa nay nhìn đông vậy chứ kỳ tới mất hết 1, 2 người nữa. Rồi có khi tôi ngồi đây tôi giảng vậy mà tôi chết liền tại đây cũng vẫn có như thường. Như vậy sanh tử là việc lớn, làm sao mình giải quyết?
    Chết thì dĩ nhiên rồi. Nhưng mà chết rồi đi về đâu? Khỏi chết được không? Thì cái đó là cái thắc mắc của Thái tử Si-Đạt-Ta. Ngài xin vua cha đi, vua cha 3 lần không cho. Ngài nói nếu cha giải quyết vấn đề cho con 3 việc thôi thì con ở lại với cha: một là trẻ mãi không già, hai là sống mãi không chết, ba là khoẻ mãi không đau. Vua Tịnh Phạn nói “Ta cũng phải như vậy thì làm sao cho con được”. Thì Ngài nói “Con sẽ đi tìm, nếu tìm được thì cha con gặp nhau, không được thì vĩnh viễn”. Cuối cùng Ngài tìm được. Trẻ mãi không già ở đâu? Khoẻ mãi không đau ở đâu? Sống mãi không chết ở đâu? Ngài cũng chết như thường, Ngài cũng bệnh như thường. Nhưng mà Ngài tìm được cái Bất tử ngay trong cái sanh tử. Thì hôm nay chúng ta tiếp tục học cái đó.
    Còn câu thứ 2 của Huyền Giác “VÔ THƯỜNG MAU CHÓNG LẮM”. Thì vô thường có 2: vô thường của linh hồn và vô thường của xác thân. Cái linh hồn vô thường là tuyệt đối. Tuyệt đối ở đây có nghĩa là nó không có tương đối, không có một cặp của nó: phải-quấy, tốt-xấu, vinh-nhục, không có. Hễ có vinh là có nhục, có đêm là có ngày. Cái vô thường tuyệt đối là không có đêm cũng không có ngày. Nhưng mà chính cái vô thường tương đối này nó nương vào vô thường tuyệt đối này để nó phát hiện, để duyên sinh ra. Tôi nói cái xác thân: sắc-thọ-tưởng-hành-thức nương vào linh hồn để mà phát hiện ra. Thì bây giờ muốn chấm dứt cái vô thường này, chấm dứt cái sanh tử là chấm dứt cái vô thường tương đối tức là thấy rõ cái vô thường tương đối, nhưng vô thường tuyệt đối là không thấy rõ được, muốn thấy rõ được vô thường tuyệt đối là phải tuỳ thuận với nó.
    Thành ra nếu chúng ta đi sâu vào tiến trình 5 uẩn thì chúng ta thấy tạo ra tam giới này là do mạtna. Khi mà cái linh hồn mình chuyển biến xao động thì thành ra mạtna là ý chí. Chính ý chí tạo ra dục giới, sắc giới, vô sắc giới. Thì cái linh hồn nó không có tướng, nó chỉ là hình trôi chảy, chính nó tạo ra pháp giới, nó tạo ra Nhập lưu -Nhất vãng lai -Bất lai -Vô sanh Alahán là chính cái alaya này. Alaya thường kêu là vô minh, vọng tưởng Hư vô vi tế. Cái đó chúng ta để sau học.
    Thành ra cái vô thường tuyệt đối này tức là alaya, làm sao mà chấm dứt nó? Thì cái kia là thấy rõ, thấy rõ tam giới là không dính mắc tức là không còn sanh tử nữa, tức là Niết bàn tịch tịnh. Còn pháp giới này thấy rõ nó thì nó vẫn chuyển biến thôi, đó là cái muôn đời mà, nó không bao giờ mất, cái linh hồn chúng ta không bao giờ chết, nó cứ trôi chảy như vậy mãi, nó là cái vô lượng vô biên. Bây giờ làm sao đừng dính mắc nó? Thì chúng ta thấy phải tuỳ thuận nó, tức là thể nhập nó, mình chính là nó, nó trôi chảy mình trôi chảy theo, thì cái đó kêu là tuỳ thuận, thì cái này phải đưa đến Bồ tát Thánh và Như lai.
    Thành ra sau khi đắc Alahán rồi phải phát bồ đề tâm. Bồ đề tâm là tâm rộng lớn, tâm tuỳ thuận, lấy cái đau khổ của tất cả mọi loài làm đau khổ của mình. Dám làm vậy không? Đa số có người phát nguyện vậy rồi bệnh chết luôn, rồi cuối cùng khổ. Phát nguyện đó khi một vị đắc Alahán rồi mới phát bồ đề tâm. Tôi thấy giờ phật tử hiểu lầm. Tôi nói như vậy không phải kêu đừng phát. Phát thì phát nhưng mà chịu nổi hay không? Tất cả sự đau khổ chúng sanh đem hết lại cho tôi, mình tôi chịu hết sự đau khổ chúng sanh. Ngon hen! chúng ta thấy ngon. Nhưng mà khi đến rồi, mình còn cái thế đối trị, còn có quá tải mà mình bao hết chúng sanh rồi nó quá tải, mình chịu không nổi, mình sụm, rồi bắt đầu nổi sân, bắt đầu đau khổ, bắt đầu lẩn quẩn trong đó. Chi bằng mình phát bồ đề tâm vừa với sức mình thôi. Quý vị nên nhớ cái phát bồ đề tâm rất tốt, nhưng mà người phát bồ đề ít nhất cũng phải Alahán. Alahán thì không còn đau khổ nữa, người ta mới đi lấy sự đau khổ chúng sanh làm đau khổ cho mình mà người ta không dính mắc. Còn mình mới mẫu giáo mà lấy hết sự đau khổ chúng sanh về cho mình thì nó đè mình dẹp lép luôn. Thành ra phát bồ đề tâm phải coi chừng cái trình độ mình ở đâu. Còn nếu phát bồ đề tâm khôn thì “Con còn tư tưởng, con xin phát bồ đề tâm đối với sự chứng đắc từng giai đoạn của con thôi.” Chứ không phải toàn thể sự đau khổ của tam giới này đem về cho con, thì cái đó chỉ có Alahán thành Như lai, cái này thành Bồ tát Thánh từ từ thôi.
    Thành ra phải khôn một chút. Tôi thấy kỳ thọ giới với tôi năm 1971 đó thì có vị phát bồ đề tâm rồi ra cái rớt liền. Bồ đề tâm là tất cả sau khi thọ giới tỳ kheo. Ông phát bồ đề tâm: “Tôi xin độ hết tất cả chúng sanh, tất cả sự đau khổ đem về tôi, nếu tôi có phạm giới tôi xin tan xương nát thịt”. Tôi nghe, tôi rởn gai ốc. Còn tôi, tôi không có phát như vậy, tôi ngồi thiền tôi thấy là “Con phát bồ đề tâm dưới sự chứng đắc của con thôi”, tôi còn tư tưởng mà. Nếu mà tư tưởng con là 1000kg mà cái nghiệp con nó đến 2000kg thì con sụm thôi, con sẽ đau khổ, còn cái chết đối với con không thành vấn đề, phải Alahán thì bây giờ phát bồ đề tâm bao nhiêu cũng được. Thành ra chúng ta khôn, đừng có dại dột mà thấy bồ đề tâm là cao thượng rồi bắt chước. “Nếu còn một chúng sanh đau khổ là tôi xin lãnh hết tất cả sự đau khổ, chừng nào tất cả mọi chúng sanh hết đau khổ thì tôi mới thành chánh giác”, cái đó là của Alahán, chúng ta phải nhớ. Chúng ta bây giờ Nhập lưu không biết có hay không, ở dưới lớp mẫu giáo mà chúng ta nguyện là chúng ta làm giáo sư dạy đại học, dạy tất cả các lớp thì cái đó coi chừng. Thôi giờ chúng ta trở lại.
    Thì câu thứ 2 của Huệ Năng “Sao không ngay cái vô thường mà liễu tri cái chân thường”. Liễu tri là gì? Là biết một cách rốt ráo. Biết một cách rốt ráo là không phải dừng lại chiếu soi nữa mà phải thể nhập nó, tức là tham -sân -si, là nguyên nhân của sanh tử. Bây giờ dứt tham -sân -si thì sanh tử tam giới phải chấm dứt, như vậy là nước không còn sóng nữa. Sóng tham, sóng sân, sóng si mà dứt hết sóng, thì nước thành ra nước chết. Nước là vô lượng vô biên, chứng đắc cho cá nhân, nhưng mà không có diệu dụng. Thành ra một vị Alahán sau khi đó thì phải tuỳ thuận với sanh tử lại, không sanh tử mà làm bộ sanh tử, không sân mà làm bộ sân dài dài. Để chi vậy? Cũng như mình vào lớp mẫu giáo mình là giáo sư đại học nhưng mà dạy mẫu giáo thì vẫn phải đánh vần thôi. Đánh vần không phải là mình không đọc chữ được, mình làm thơ này kia đủ thứ hết trơn hà. Đánh vần để đọc chữ sao? Nhưng mà mẫu giáo nó phải đánh vần thành ra mình cũng làm bộ đánh vần để mà đưa nó lên. Thì đại khái Bồ tát Thánh là vậy. Vào lớp mẫu giáo là cái lớp địa ngục nhưng mà đừng dính mắc vào địa ngục thôi. Thì tôi nói quý vị coi chừng nhe. Đại thừa nó khác, chưa được thì đừng có bắt chước theo người ta, bắt chước là xuống địa ngục.
    Thành ra chúng ta thích vấn đề Đại thừa, như 2 ông Thiền Sư đi qua sông thấy cô gái ngồi khóc, thì một ông kê lưng cõng lội qua sông luôn, ông bên này tức không nói được, đi về không thèm nói chuyện nữa, từ đường về tới chùa. Tới chừng lên đọc giới, ông kiết giới ông kia “Huynh cõng cô gái là huynh phạm giới.” Ôm người nữ cõng trên vai mà đưa qua sông mà có ai là ông Sư mà tin như vậy không. Thì ông kia nói “Tôi cõng qua bên kia sông, tôi thả cô xuống rồi, anh cõng tới bữa nay.” Thì cái lý này nó rất là hay, chúng ta khoái Đại thừa, chúng ta làm bộ đừng dính mắc thì thôi. Tôi giữ tiền tôi không dính mắc, tôi không tham tiền thì thôi. Đúng, nó rất cao. Nhưng mà nếu mình giữ 1 tỷ mình không tham thì chắc, còn 2 tỷ -3 tỷ -10 tỷ -trăm tỷ -ngàn tỷ thì sụm cái rầm, rớt xuống địa ngục. Phải biết là mình thực sự thấy được Bát nhã chưa, hay là dùng pháp môn đè nén. “Mấy ai mà gần sắc không đắm, gần tiền không tham, uống rượu mà không say, đã say mà không loạn?” Chỉ có Alahán thôi. Thành ra Đạo Phật giết chết biết bao nhiêu người, mà Đạo Phật đã cứu biết bao nhiêu người. Thì cũng bởi Đạo Phật thôi, nhưng thật ra vì hiểu về Đạo Phật sai lầm. Thành ra buộc lòng hôm nay tôi phải nói để quý vị bắt đầu trở lại mẫu giáo, tu tập chừng nào tới nhị thiền của Sắc giới, mà nhị thiền sắc giới khó.
    Như có một cô nào ở Sài Gòn gặp tôi, cô định xuất gia, và cô tính ăn chay ngọ. Tôi cản, tôi nói đừng. Chay trường là quý rồi. Chay ngọ là để cho mấy thầy tu mà không làm gì hết á. Ăn chay ngọ chi vậy cô biết không? Cô không biết, cô tính ăn chay ngọ là cao. Tôi nói không có cao, không khéo trở thành thấp. Chay ngọ là để mấy thầy tu có thời giờ rảnh rỗi coi kinh, ngồi thiền sâu vào đó. Còn nếu lo ăn một ngày 2-3-4 bữa thì hết thời giờ rồi.
    Thành ra quý vị bây giờ không có thời giờ ngồi thiền, mà pháp tôi giảng là phải có thời giờ ngồi thiền. Ngồi thiền là gì? Quý vị nghe cũng giống như con trâu ăn cỏ, không có ăn thua gì, nó không thành xương, thịt, máu mình đâu, rồi về mới ọc ra nghiền ngẫm lại, suy tư “văn rồi tư”. Có thể tôi giảng cho quý vị nghe đây, quý vị ngồi 3 tháng cũng chưa hiểu. Tôi bị cái vô thường-vô ngã của Phật giáo mà 3 năm trời tôi không hiểu vô thường-vô ngã nó khác nhau làm sao. Coi hết kinh, các nhà học giả giảng Nhất hạnh, Thanh Từ và mấy người học giả giỏi giảng vô thường-vô ngã là một thứ, tôi không đồng ý. Nếu một thứ thì Đức Phật nói làm chi chư hành vô thường -chư pháp vô ngã -Niết bàn tịch tịnh, vô thường -vô ngã -khổ đau. Vô thường -vô ngã một thứ thì tại sao Ngài không dùng một thứ danh từ mà dùng vô thường -vô ngã -khổ đau, Tam pháp ấn. Tôi thắc mắc hoài không biết vô thường -vô ngã là sao, hễ nói vô thường có vô ngã trong đó, mà nói vô ngã thì trong đó có vô thường. Thành ta tôi mới đem ra hỏi Cái gì vô thường?
    Cái cây này vô thường không? Ờ, vô thường. Cây này có ngã không? Nó là do nhiều cái ráp lại, nhưng ráp lại nó cũng là vô ngã.
    Con người tôi là vô thường không? Nó biến chuyển hoài, nó đâu có còn ở tuổi này hoài, mình nói là vô thường. Nó là vô thường, mà cái thân này nhiều cái ráp lại thì nó là vô ngã.
    Như vậy vô thường, vô ngã là một thứ sao? Mà nếu khác nhau là khác làm sao? Nếu một thứ Đức Phật dùng một danh từ thôi “vô thường khỏi dùng vô ngã”. Cái này Đạo Phật có 2 danh từ: vô thường, vô ngã là quan trọng nhất. Thôi, tôi nói sơ thôi, cái này tôi có giảng rồi, cái đó quý vị phải đi sâu vào .
    Bây giờ chúng ta trở lại. Huệ Năng- Huyền Giác. Huệ Năng là tay tổ của Đạo Phật tượng trưng cho cái Bát nhã, cái Bất tử. Còn Huyền Giác là người đi tìm cái Bất tử, mà không hiểu giữa cái Bất tử và cái tư tưởng nó khác nhau sao, kêu là ngũ ấm ma đó. Nếu mà lạc nhận tư tưởng là Bát nhã là lọt ngũ ấm ma. Thành ra chúng ta tu bây giờ đa số lọt ngũ ấm ma, ngoại đạo lọt ngũ ấm ma hết. Có nhiều người nhập định mới 7 bữa xưng mình là Như Lai, có nhiều người nữ như Thanh Hải Vô Thượng Sư gì đó xưng mình là Phật. Phật đàn bà, Phật Bà ấy, cuối cùng rớt.
    Vậy Phật thiệt là sao? Phật thiệt ngay ở trong cái Phật giả đó. Thành ra chúng ta thấy Đạo Phật nó lạ lùng ở chỗ đó. Mà làm sao nhận lại được Sư. Làm sao nhận được trong cái giả mà có cái thật trong đó? Mà hễ làm sao là không nhận được. Làm sao là pháp môn, có Thầy, có Đạo Sư, có cải sửa, có từ từ, có lai rai. Mà từ từ, lai rai là bỏ cái ác lấy cái thiện, bỏ xiềng sắt để lấy xiềng vàng, xiềng bạc thì vẫn là xiềng thôi.
    Bây giờ Sư nói vậy làm sao thoát khỏi xiềng? Mà làm sao tức là tìm pháp môn nữa, tìm cách thức nữa, mà tìm cách thức là của tư tưởng. Thành ra cái thế tư tưởng nó xảo quyệt vô cùng, hết cái này nó bày ra cái khác. Thành ra bây giờ chúng ta tu, chúng ta thích pháp môn.
    Có người nói con theo pháp môn nào Sư? Con theo pháp môn Tịnh Độ, pháp môn Thiền Tông, Minh sát tuệ hay Tứ Niệm Xứ? Tôi nói pháp môn chỉ là dối gạt thôi.
    Nhưng mà không có pháp môn đi tới Đạo Phật không Sư ? Không tới. Mà pháp môn là Đạo Phật ? Không phải.
    Pháp môn chỉ là phương tiện, chỉ là ngón tay của Phật chỉ mặt trăng thôi. Phật có thể chỉ mình pháp môn, mình bệnh Phật chỉ thuốc cho mình, mình đói Phật chỉ cơm cho mình, nhưng mà mình phải ăn, mình phải uống, chứ nói cái này đắng quá Phật uống giùm con. Cái đó không có, không có ông Phật nào lo cái đó được. Thì pháp môn chỉ là ngón tay, chỉ là cơm ăn, chỉ là thuốc uống; uống hay không mỗi người phải tự đi lấy, nhưng mà phải có thuốc, tức là phải học giáo pháp cho vững.
    Như cô gì ở Sài Gòn xuống như vậy đó, muốn đi tu mà mới có hai mấy tuổi, còn trẻ măng, mà bây giờ tìm thầy sáng bạn lành.
    Tôi nói: “Nếu về giới thì coi ông thầy có giữ 10 giới hay không ; Có dạy pháp môn tu thiền định từ tư tưởng qua Bát nhã hay không ; Và có trí tuệ hay không.
    Cô nói: “Như Sư nói giới thứ 10, con tìm khắp hết rồi chắc cả thế giới này cũng không có nữa, không rớ đến tiền, vàng, bạc, của quý, đồ trang sức. Bây giờ ai cũng giữ vàng, đô la, xài điện thoại đủ thứ hết trơn. Sư biểu con kiếm như vậy làm sao?”
    Tôi nói cái này là giới luật của Phật à, chứ không phải của tôi. Cái tiền bạc là cái đau đớn nhất của cuộc sống:
    “Ác nghiệt chi mi lắm rứa tiền,
    Mi làm nhân loại hoá ra điên”.
    Biết bao nhiêu người đói, nhất là thời buổi này mà không có tiền làm sao sống Sư? Tôi nói nếu người tu Đạo Phật không tiền mới sống dai nhất. Tôi bốn mấy năm không có tiền đâu mà tôi vẫn sống như thường. Nếu mình giữ giới luật cho đúng, phật tử sẽ lo cái đó. Nhưng không tiền thì chết thôi, nhưng phật tử nó không cho mình chết, chết nó lấy ai mà nương tựa. Người giữ giới thì người đó mới có thời giờ tu tập để mà đi sâu vào thiền định.
    Bậc Thầy của mình là gì? Mình cần có cái giáo pháp thôi, cần chứng đắc của họ thôi. Chứ còn ăn mặc ở bệnh người phật tử lo dư sức. Mà cái Bất tử làm sao đi, thì người tu phải lãnh cái đó, phải lãnh chịu cái Bất tử này. Mà bây giờ không thầy sáng bạn lành thì tôi đau đớn với cái này, nhức nhối với cái này, tôi chán nản, nhiều lúc tôi muốn chết. Đạo Phật bây giờ mình tìm hoài không có con đường đi vô. Mà nếu có con đường thì thuộc về tư tưởng. Làm sao thì lại kẹt, mà không làm sao thì mình là địa ngục, mình ở ù ù cạc cạc như vậy hoài sao. Mà làm sao thì lọt vô người trời cải sửa nữa, nhức nhối vô cùng. Đức Phật nói thời buổi không có thầy sáng bạn lành, không có chứng đắc thì các con cứ gõ mãi đi rồi cửa nó sẽ mở.
    Mà gõ ở đâu? Có cái thiền định thôi. Cứ ngồi yên lặng, học hỏi giáo pháp rồi nghiền ngẫm, nghiền ngẫm không ra thì bữa khác, ọc ra nghiền ngẫm hoài “cái vô thường -vô ngã nó khác nhau sao ha”, không ai trả lời được hết thì mình phải tự trả lời lấy. Trả lời ở đâu? Trong cái yên lặng, trong cái Vô Sư Trí, thì cái yên lặng sẽ trả lời hết tất cả. Thái tử Si-Đạt-Ta muốn tìm hiểu Đạo Phật phải 49 ngày yên lặng không ăn uống gì hết. Tôi có 8, 9 tiếng đồng hồ yên lặng thôi. Thì cái đó nữa tôi giảng sau.
    Thì pháp tôi hơi khó đó, rồi quý vị về không phải nghe đĩa không đâu, mà cái đĩa lớn nhất tức là chính quý vị. Thành ra tôi thường hay bắt trả bài là chỗ đó. Như tôi bây giờ giảng tôi đâu có kinh sách gì đâu, nó ở trong tâm đó, kinh sách nó nhập tâm. Thì bài Huệ Năng tôi nghiền tới nghiền lui hoài giờ tôi thuộc lòng thôi, nó nhập tâm, giờ đem ọc ra, ngồi thiền tôi nghiền ngẫm lại. Thì hôm nay tôi thấy nó rất hay, tôi lặp lại một lần nữa.
    Sau khi qua sự trao đổi đó thì cái đầu tiên đó là Alahán “Ngay cái sanh tử nhận lại cái vô sanh”, nhận lại thôi; “Ngay cái vô thường liễu tri cái chân thường”, phải tuỳ thuận, phải nhậm vận, phải tự tại với cái vô thường. Thì vô thường đây là nói vô thường sátna tức là cái hiện tiền, còn cái kia nói về cái sanh tử là nói cái hiện tại. Hiện tại thì có quá khứ, có vị lai, có hiện tại. Còn cái tuỳ thuận là cái sinh tiền không quá khứ, không vị lai, không hiện tại.
    Quý vị thấy trong kinh “Người biết sống một mình” quý vị thường lầm “Đừng nuối tiếc quá khứ, đừng mơ mộng tương lai, hãy sống với hiện tại”. Trật, thiếu sót. Đa số bây giờ giảng như vậy. Sống hiện tại, nói hiện tại mà sống hiện tại thì hiện tại thành quá khứ rồi, mà nói tương lai thì tương lai nó thành hiện tại rồi. Còn một câu cuối nữa mà chúng ta không để ý “Đừng nuối tiếc quá khứ, đừng mơ mộng tương lai, hãy sống với hiện tại và quán hiện tại làm sao đừng đính mắc vào hiện tại” câu này là câu cuối cùng của Bát nhã mà không nắm được.
    Cũng như kinh “Bốn mươi hai chương” vậy, bố thí cho một người không giữ giới không bằng bố thí cho một người giữ 3 giới, bố thí cho mười người giữ 3 giới không bằng bố thí cho một người giữ 5 giới, bố thí trăm người giữ 5 giới không bằng bố thí cho một người giữ 8 giới, cứ theo vậy hoài, bố thí một trăm, một triệu, một tỷ tỷ,…cuối cùng là bố thí tỷ tỷ Bồ tát Thánh không bằng bố thí cho một Đức Như lai, còn câu cuối nữa. Hết. Ở đây phật tử lầm, nhất là cô Chơn Ngọc, cô bố thí lựa mấy vị Đại Đức, mấy Sư bự không hà. Thì đúng chứ không phải sai, người ta tu lâu người ta phước báo nhiều thì mình bố thí thì mình phước báo nhiều. Nhưng bố thí là bố thí của người trời cầu cái phước báo. Mà Đạo Phật đâu phải là Đạo phước báo. Nhưng mà phải có phước báo, rồi nương phước báo đó để đi qua trí tuệ. Cô phước báo đầy nhóc nhưng mà trí tuệ không có, bởi vì cô không chú trọng trí tuệ. Nhưng trí tuệ là gì? Là phải hiểu pháp.
    Thành ra cái cô đó, tôi nói giờ phải tìm hiểu pháp đi rồi cô muốn tu muốn gì đó thì làm. Tôi hỏi: - Bây giờ cô đi chỗ vắng, cô ngồi thiền, cô ngồi sao? Cô nói “Thì cứ ngồi”. Tôi nói chết, ngồi rồi thành cây, đá. - Cái tâm cô để như thế nào? Chứ đâu phải là niệm Phật cô lấy cái miệng niệm A Di Đà Phật. Không phải. Niệm Phật là cái gì niệm, cô biết không? Cái tâm. - Mà cái tâm là cái gì? Cái tư tưởng có phải là tâm không? Nhớ nghĩ tưởng có phải là tâm không? Nó đúng nhưng mà không đúng, không đủ. Linh hồn, linh hồn nó ở đâu, nó ra sao? Cái đó mình phải rành mình mới niệm Phật được.
    Thành ra biết bao nhiêu người, nhất là mấy bà già trầu trong quê tu thì nhiều mà chứng đắc không có bao nhiêu là tại không hiểu giáo pháp. Hăm hở tu, cứ nhào vô trong đó tu, nhắm mắt tu, tu mù. Thành ra buộc lòng tôi phải đi vô vùng sâu, vùng xa để tôi giảng pháp. Giờ sức tôi yếu quá rồi, chứ hồi xưa tôi giảng mười mấy chùa trong vùng sâu có 400, 500 trăm người, mấy bà lớn tuổi nhiều. Mà hỏi niệm Phật bằng cái gì? Bằng miệng. Tôi nói không có miệng niệm được không? Không có miệng làm sao niệm Sư ! Tôi nói “chết”. Có người biết nói niệm bằng linh hồn. Tôi hỏi linh hồn bà ở đâu? Chả biết. Chúng ta là phật tử phải rành cái vụ đó. Thành ra trước sự thay đổi mà chúng ta có trí tuệ, chúng ta bình thản thôi, cái khó là ở đó. Thôi giờ chúng ta trở lại.
    Sau khi trả lời câu đó rồi, thì một cái Alahán nhận lại cái Bất tử, ngay trong cái sanh tử có cái vô sanh, có cái bất tử nằm trong đó; ngay cái vô thường tuyệt đối này, sátna này chúng ta mới thấu được.
    Cũng như hồi nảy tôi nói đó, làm phước thì cuối cùng bố thí cho một tỷ tỷ Bồ tát Thánh không bằng bố thí cho một vị Như lai. Nhưng còn câu cuối nữa chúng ta bỏ, cái đó nói về phước báo không hà, còn câu cuối mới là quan trọng “Bố thí cho tỷ tỷ Như lai không bằng bố thí cho Chơn tâm Bổn tánh của mình”. Hết. Câu này mới là câu độc đáo nhất. Thì Đại thừa khôn, lấy ngay câu chót này. Chúng ta thấy bố thí tỷ tỷ Bồ tát Thánh không bằng bố thí một Như lai thôi, mà bố thí tỷ tỷ Như lai không bằng bố thí Chơn tâm Bổn tánh của mình. Chơn tâm Bổn tánh là cái gì? À! Cái quan trọng là ở câu cuối cùng, đó là trí tuệ đấy. Còn tất cả những cái dòng kia, bố thí kia toàn là tư tưởng, toàn là phước báo không. Phước báo giờ có thật nhiều cũng không cứu nổi cái mạng sống của mình. Chỉ có trí tuệ mới đưa tới giải thoát. Thành ra tôi thường nói, tôi năn nỉ mấy ông mấy bà, tôi dùng chữ năn nỉ quá lắm rồi đó. Có thọ giới rồi, không có điều kiện với tôi, không có bắt buộc đi tịnh xá Ngọc Vân gì hết đó. Không đi cũng được, sống cuộc sống thường, nhưng mà tôi năn nỉ ngày rằm, ngày 30, giữa tháng, cuối tháng có giảng pháp thì cố gắng đi đến nghe. Chi vậy? Cái đó là trí tuệ đấy. Trí tuệ mới cứu mình được.
    Chúng ta thấy Lương Võ Đế là ông vua giàu nhất, bố thí nhất, cất 72 cảnh chùa và độ hơn 3000 tăng. Cung cấp hơn 3000 tăng ăn mặc ở bệnh, mà chúng ta biết bao nhiêu tiền bạc, xuất kho ra, thế mà có cứu ông được không? Không. Ông chết đói trên đồi núi, bị Hoàng sào bao vây, nó giết chết.
    Gặp Bồ-Đề-Đạt-Ma, Bồ-Đề-Đạt-Ma chú trọng về trí tuệ. Ông khoe với Bồ-Đề-Đạt-Ma từ ngày Trẫm lên làm vua tới giờ Trẫm xây hơn 72 cảnh chùa độ hơn 3000 tăng, vậy có trí tuệ gì không? Bồ-Đề-Đạt-Ma nói không có trí tuệ mốc xì gì hết. Ông tức, ông nói cái đó là cái gì? Cái mà Trẫm xây hơn 72 cảnh chùa độ hơn 3000 tăng là cái gì? Bồ-Đề-Đạt-Ma nói là phước báo nhơn thiên hữu lậu, có hưởng thì có hết. Cái đó là cái của mấy ông mấy bà, đi uỷ lạo thì thích lắm. Tôi giờ muốn tạo tượng Quan Âm thì quý vị đưa tay xin cho con cúng 1 mình. Còn ông Sư, như giờ tôi bệnh, ra mấy triệu cũng ra nữa. Cái đó tốt chứ đâu phải xấu, nhưng mà tốt đối với cái xấu. Cái đó chỉ là phước báo. Bố thí để được cái gì? Được cái danh. Tôi đứng hạng nhất. Thành ra mấy cái chùa kia mà phật tử lại cúng dường đề tên bảng vàng đứng đầu. Tới đây hỏi tại sao con cúng dường mà Sư không ghi tên bảng vàng gì hết vậy? Tôi, ở đây không có bảng vàng, bảng cây, bảng bạc gì hết, mà cúng 1 triệu hay 10 triệu với người cúng 100 đồng bằng nhau thôi, chịu không chịu thì thôi, đi chùa khác thì đi. Ở đây không có danh sách người cúng nhiều người cúng ít, không có vụ đó, mấy vị vô có giàu cách mấy cũng ngồi trên đất như nhau thôi, không có ngồi cái ghế đặc biệt cho mấy bà giàu, cho mấy Việt kiều. Không có vụ đó.
    Thời Đức Phật, tất cả đều bình đẳng, dù là ông vua, ông Tổng thống, ông nào cũng vậy thôi. Đạo Phật là vậy. Chúng ta thấy nàng kỹ nữ với ông vua Ba Tư Nặc, kỹ nữ Âm Ba Ly. Kỹ nữ bây giờ mình kêu là đĩ, mà kỹ nữ hạng sang tức là mấy người giàu có mới đến. Cô rất là đẹp cho đến Đức Phật còn sợ, nói gặp kỹ nữ Âm Ba Ly quý vị đừng có ngó mặt cô nhe, dặn tỳ kheo, sợ ngó rồi dính bởi cô đẹp quá trời đi. Thì cô lại cúng dường Đức Phật, xin trai tăng thỉnh hết 1.250 vị. Đức phật im lặng đồng ý chấp nhận. Cô vừa ra khỏi tịnh xá, vua Ba Tư Nặc vô, ngày mai con thỉnh Đức Thế Tôn trai tăng ở đền vua. Đức Phật nói không được, Ta đã nhận của kỹ nữ Âm Ba Ly rồi tức là cô gái giang hồ Âm Ba Ly, Ta đã nhận rồi. Nói cổ là người dân trong xứ con mà Đức Thế Tôn, thì cô phải nhường con thôi. Đức Phật nói không có vụ đó, trước mặt Thế Tôn dù cho vua, dù cho dân cũng bình đẳng thôi, Ta đã nhận lời cổ rồi, Ta không thể cải sửa được. Cô nói ngày mai là ngày vía của mẹ con, là ngày mất của mẹ con, mà cô rất kính mẹ, mà giờ để cho cô qua ngày khác thì nó không đúng với ngày vía, con muốn ngày mai. Đức Thế Tôn nói vậy thôi. Cô vô bạch trước, lúc nãy Bệ hạ bạch trước thì nó dễ, giờ cô bạch trước, nhận của cổ rồi, thì nhận hết 1250 vị lại cái vườn xoài của cổ. Ông nói, giờ con biết làm sao? Thì Như lai mới nói chỉ có như thế này, là Đại vương đi năn nỉ cô, nếu cô chịu nhường thì đi trở lại cho hay, Ta chấp nhận, còn cô không nhường thì thôi.
    Sám hối, tạ ơn trước khi ngủ và sau khi thức dậy !
    Lạy Phật giúp tăng trưởng Phước !
    Thương yêu cả với kẻ thù !
    Thực dưỡng Ohsawa !

  7. #7

    Mặc định

    A Di Đà Phật ... 99% người tu học Phật Pháp đều không biết cách trả lời về Tâm . Mà có muốn trả lời cũng khó vì không biết phải giải thích như thế nào . mà có giải thích cặn kẻ thì người nghe cũng chưa chắc đã hiểu nổi ...
    Mình xin giới thiệu cho bạn Bộ Kinh Mà không ai mà không biết , những không phải ai cũng đọc .
    Đúng vậy tu tâm mà không biết tâm là gì thì tu như thế nào ... Tu tịnh mà không biết cách phải làm sao để được tâm thanh tịnh . v.v.
    Đều có trong Bộ Kinh Thủ Lăng Nghiêm
    Đây là trang web bạn có thể vào đọc .
    https://chulangnghiem.com
    Nguyện Đem Công Đức Này
    Hướng Về Khắp Tất Cả
    Đệ Tử Và Chúng Sanh
    Đều Trọn Thành Phật Đạo
    Nam Mô A Di Đà Phật

  8. #8

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi quen Xem Bài Gởi
    Chào các lão tiền bối.

    Trước có vài lần đi giúp cho 1 sư thầy giảng đạo (kiểu làm ctv, quét nhà, vệ sinh, xếp bàn ghế....) Thầy này giảng cho rất đông người nghe. Mình cũng ngồi nghe nhưng chưa đủ duyên để thu nạp hết, chỉ gợi lên trong mình 1 thắc mắc về 1 Danh Từ mà sư Thầy hay sử dụng, đó là TÂM. Sau Quen mới đi hỏi 1 vài người đi theo sư thầy đó về Tâm, nhưng trả lời ko được "thực tế" lắm, cái quen hỏi trên facebook của sư thầy thì vẫn bị khuất câu trả lời trực tiếp.

    Vài lí do như vậy nên trong si nghĩ có điều bâng khuâng chưa đc sáng tỏ. Mang lên trang thegioivohinh mong được nghe giảng giải từ những lão tiền bối về Linh Hồn - Ý Thức - Tâm nó là thế nào a5h.

    Xin cảm ơn và moong được học hỏi.
    Con người khi chết đi sẽ có hắc bạch vô thường đến bắt hồn. Điều này là kinh nghiệm cá nhân của tôi, không theo kinh sách . Cho nên lúc còn sống hãy ráng lo mà tu luyện, vô thường đến không chừa một ai.

  9. #9
    Đai Đen
    Gia nhập
    Feb 2014
    Nơi cư ngụ
    Thanh Xuân, Hà Nội
    Bài gởi
    690

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi dungdragon88 Xem Bài Gởi
    Con người khi chết đi sẽ có hắc bạch vô thường đến bắt hồn. Điều này là kinh nghiệm cá nhân của tôi, không theo kinh sách . Cho nên lúc còn sống hãy ráng lo mà tu luyện, vô thường đến không chừa một ai.
    Dungdragon lúc gặp HBVT có giống với câu truyện dưới đây ko.

    Mình chỉ được biết là có người lúc sắp mất, nhìn thấy nhiều người cầm gậy gộc trước cổng nhà (chắc là oan gia trái chủ đến tìm đòi nợ ) mà thôi.

    https://www.dkn.tv/van-hoa/toi-da-ta...u-the-nao.html
    Sám hối, tạ ơn trước khi ngủ và sau khi thức dậy !
    Lạy Phật giúp tăng trưởng Phước !
    Thương yêu cả với kẻ thù !
    Thực dưỡng Ohsawa !

  10. #10
    Đai Đen
    Gia nhập
    Feb 2014
    Nơi cư ngụ
    Thanh Xuân, Hà Nội
    Bài gởi
    690

    Mặc định

    Chúng ta thấy thời Đức Phật nó bình đẳng như vậy. Ông vua phải năn nỉ dân, mà dân kỹ nữ nữa, là gái giang hồ, gái ăn sương, thì nhà vua phải chịu thôi. Mới trở lại phi ngựa rượt theo cô kỹ nữ Âm Ba Ly chặn đầu lại, mới nói : «Bây giờ ngày mai Trẫm trai tăng cho mẹ Trẫm mà nghe nói là nàng đã bạch trước rồi, nàng nhường lại cho ta». Âm Ba Ly nói sao biết không? Tôi không thể nhường được, tôi đã xin và Đức Phật đã chấp nhận rồi, tôi không thể nhường, bệ hạ muốn làm gì cứ làm. Ngon vậy đó. Tôi đã bạch trước rồi, bệ hạ muốn làm gì làm. Thì nhà vua thấy cô này cứng quá, không thể làm gì được hết, mới xuống nước năn nỉ «Thôi giờ cô nhường cho tôi đi, cô bữa khác». Đâu có được, ngày mai cũng ngày mất của mẹ tôi, ngài trọng mẹ ngài, tôi không biết trọng mẹ tôi sao, ngài muốn làm gì làm, thì nhà vua mới xuống nước, thì bây giờ chia hai. 1.250 vị chia phân nửa, đi tôi phân nửa, của cô phân nửa, chịu không? Cô nói nếu bệ hạ năn nỉ thì tôi chịu, nhưng mà Đức Thế Tôn là đi bên tôi, chia làm hai, nhưng Đức Phật Thích Ca đi bên tôi. 500 vị, thì Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên dẫn đầu đi bên Ngài. Ông nói không, tôi muốn thỉnh Đức Thích Ca thôi. Cô nói không được, tôi đã nhường, nếu không thì thôi, tôi chia 2 là quý lắm rồi, tôi nhường cho Bệ hạ rồi đó. Ông vua chịu thôi. Chúng ta thấy thời xưa đó. Ông vua trở lại bạch Đức Phật nói cô chịu nhường nhưng mà không chịu nhường Đức Thế Tôn, Đức Thế Tôn đi bên cô, rồi Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên mới dẫn đi bên con. Đức Phật mỉm cười im lặng. Chúng ta thấy Đạo Phật là vậy thôi.
    Chúng ta thấy Đạo Phật là một Đạo bình đẳng, không phải giàu sang đi đến chùa là tôi phải ra cổng tôi tiếp, không có vụ đó, cũng phải ngồi trên đất, không ngồi thì thôi, đi về; cúng dường thì cúng, mà cúng nhiều quá tôi không nhận, vừa phải đặng mỗi người mỗi cúng. Tôi hồi xưa, tôi cất tịnh xá cũng vậy, một người cúng 10 triệu, 20 triệu tôi không có nhận, tôi nhận có 2 triệu thôi, phật tử ở đây nó đông, thế mà mấy đứa học sinh nó vô nó cúng 1000, 2000 thì tôi lại nhận. Cái cô thư ký ngồi ghi không nhận, cô nói 1000đồng, 2000đồng mà nhận cái gì, tụi nó mặt tiu nghỉu nó xuống nó méc, tôi kêu cô nhận, cô nói nhận gì có 1000, 2000. Sư coi cúng Sư 100 triệu 50, 70 triệu Sư không nhận, mà 1000đồng bạc mà nhận làm cái gì, cô viết danh sách dài thòng mà có mấy chục ngàn, cô nói mệt lắm Sư ơi. Tôi nói cúng dường là công đức mỗi người chứ không phải là phước báo. 1000đồng nó ăn bánh mà nó nhường lại nó cúng thì phước báo nó nhiều lắm đó cô. Bây giờ nếu cô không ghi, tôi ghi à. Cô nói Sư dạy thì con nghe.
    Tới bữa cúng hội tôi mới giảng về cái bà lão ăn mày cúng 2 đồng xu dầu, kiếp sau sinh lên làm hoàng hậu, cô mới nhớ lại cái tiền kiếp của mình là bố thí. Ông vua có 10 kho vàng. Vàng kim cương với tiền có 10 kho, cả nước có 10 kho, cô mới xin nhà vua 1 kho, cô mới nhớ tiền kiếp hồi xưa mình là ăn mày, cúng 2 xu mà lên làm hoàng hậu. Bây giờ cúng 1 kho, vậy kiếp sau sanh làm cái gì? Chắc là cao hơn, sanh về cõi trời. Thì không có ai, mới lên trên núi gặp ông Thiền sư mới hỏi. Ông Thiền sư mới nói cô cúng 1 kho vàng đó bằng tỷ tỷ của 2 đồng xu, nhưng mà phước báo không bằng một phần tỷ của bà lão ăn mày. Cô nói sao kỳ vậy Thiền sư? Ông nói Đạo Phật là cúng ở cái tâm, chứ không phải ở tiền bạc. Bà lão ăn mày cúng 2 xu dầu là bà nhịn đói nguyên 1 ngày, 1 ngày xin được 2 đồng xu mà cúng dầu cho giáo hội đốt ban đêm thì phải nhịn đói 1 ngày, cái tâm này quá rộng. Còn cô có 10 kho vàng mà cô cúng 1 kho thì còn 9 kho, cô vẫn phây phây thôi. Mặc dù tiền nhiều nhưng mà tâm ít, còn 2 xu dầu mặc dù tiền ít nhưng mà tâm nhiều, mà cái phước báo ở cái tâm chứ không phải ở tiền bạc. Tôi nói cô mới chịu, cô nói cảm ơn. Cô nói nếu không có Sư giảng, cái tâm con nhỏ hẹp.
    Tôi nói cái tâm rộng lớn giành cho Mục Kiền Liên. Qua ngày báo hiếu Vu lan, chúng ta có 1 mẹ 1 cha. Chúng ta nói “Tâm hiếu là tâm Phật, đạo hiếu là Đạo Phật”. Mốc xì. Cái đó tâm hiếu là tâm trời. Chúng ta bắt chước Mục Kiền Liên, bắt chước cái gì đâu? Mục Kiền Liên có vô số cha mẹ. Chúng sanh trong 6 đường: trâu, bò, heo, chó, địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, người, trời; 6 đường đều là cha mẹ của mình trong nhiều kiếp. Thì quý vị phải hiểu Đạo Phật có 1 linh hồn thôi, mà nó chết nó đầu thai trâu bò heo chó nhiều kiếp, thì mình giết con chó là giết cha mẹ mình, giết con gà, con cá là cha mẹ trong nhiều kiếp, nếu làm ác thì phải sanh con cá. Thành ra Đức Phật chủ trương phải ăn chay trường. Thôi, nói sơ vậy hen.
    Bây giờ chúng ta trở lại để rồi chúng ta còn đi qua mẫu giáo nữa. Quý vị trở lại mẫu giáo, tôi giảng đại khái để quý vị biết. Thì giữa Bát nhã với tư tưởng là ngũ ấm ma địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh thì cái Bát nhã nằm ngay trong tư tưởng đó, mà thấy được Bát nhã là không dính mắc thì đó gọi là Phật.
    Còn không thấy Bát nhã thì dính mắc : “cái thân này là tôi, của tôi, tự ngã của tôi”; “cái cảm giác là ta, của ta, tự ngã của ta”; “cái tư tưởng là tôi, tự ngã của tôi”; “cái ý chí là tôi” thì chúng ta tiếp tục lang thang.
    Không phải Niết bàn là ở trên trời, ở chín tầng mây. Không có. Niết bàn ở ngay bây giờ, tại đây. Niết bàn là ở cái tâm chứ không phải là ở xác thân. Thì cái nhận thức như thế nào, nếu mình dính mắc vào cái nhận thức, cái xác thân bên ngoài thì ngay bây giờ là địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, atula ; còn cải sửa cái tư tưởng cho nó cao siêu hơn nữa thì qua cõi trời. Chỉ khi nào nhận thấy xác thân như là xác thân, cảm giác như là cảm giác, tư tưởng giống hệt như tư tưởng, cái nhận thức của mình chứ không phải của Như lai. Nhìn chính con mắt mình, niệm thân trên thân, niệm thọ như cảm thọ, niệm tưởng như tưởng và niệm pháp như pháp. Thành ra tôi giảng hoài. Còn niệm thân là tịnh là 4 đường ác, niệm thân là bất tịnh là 4 đường thiện. Niệm thân như thân, niệm thân làm sao thấy như thật vậy. Muốn thấy “như thật” thì phải dừng hết mọi tư tưởng. Thôi đại khái là vậy hen.
    Bây giờ chúng ta đi sâu vào cuộc thử thách, cuộc đọ tư tưởng của Huyền Giác và Tổ Huệ Năng. Thì Huệ Năng mới kéo Huyền Giác trở xuống tư tưởng để coi ông này có thật sự là Bát nhã hay không. Sau đó thì Huệ Năng mới nói “Sao không ngay cái sanh tử mà nhận lại cái vô sanh”, không có pháp môn, “Ngay trong vô thường mà liễu tri cái Chân thường”, biết một cách rành rõ tức là phải tuỳ thuận nhập cuộc với nó, tự tại trong nó, thị hiện trong nó. Có danh từ rất nhiều. Tuỳ thuận là thuận theo nó một cách nhập cuộc mà đừng dính mắc. Thì Đại thừa nảy tôi kể hồi nảy, đa số như vậy. Nếu đạt cái đó là cao, ai cũng thích lắm, mà làm thì chắc là không được. Thì chúng ta phải đi Tiểu thừa trước.
    Thì ông Huyền Giác đâu phải tay bở, ông nói “Nhận lại tức vô sanh, mà liễu tri tức là chân thường”, không có pháp môn. Ngài nói ngay trong sanh tử nhận lại cái vô sanh thì cái nhận lại chính là cái vô sanh, rồi phải tuỳ thuận vô thường thì tuỳ thuận là chân thường. Thì Huệ Năng khen “Đúng vậy! Đúng vậy!” Ông rất hiểu, rất đúng. Có vậy thôi. 2 cuộc đối đáp cuối cùng không có chỉ cách tu, chỉ có “dĩ tâm ấn tâm”. Huyền Giác là cái tâm đã dọn sạch cỏ rồi, Huệ Năng là cái Chơn tâm ấn vô cái tâm đã sạch cỏ đó, rồi cuối cùng mới nhận lại là đúng vậy.
    Thì bây giờ Huyền Giác mới biết ông này là Tổ, đúng là Đạo Phật chứ không có là Phật pháp, không có thế tư tưởng, mới quỳ xuống lạy, bây giờ mới lạy đủ ba ngàn (3.000) oai nghi tám muôn (80.000) tế hạnh, thì lạy như con sư tử mà lạy. Thì sau khi lạy xong ông đứng ông hầu Tổ. Hầu 2 tiếng đồng hồ, ông xin Tổ về, trở về liêu của mình, trở về trú xứ của mình. Thì Tổ mới thử một lần nữa, về thì về chứ không biết ông này có chứng đắc thực sự không, mới có cái đầu chưa biết sao.
    Tổ mới nói “Sao mà về mau quá vậy. Sao mà ông về mau quá vậy”.
    Thì ông Huyền Giác nhận ngay thấy Tổ kéo mình xuống hiện tượng giới nữa, kéo mình xuống thế giới của ta bà nữa, thế giới chu kỳ. Ngài mới kéo trở lại sátna “Vốn mình chẳng động, lấy gì mà chống chầy, lấy gì mà mau chậm”. Tôi đi về thì đi về xác thân, chứ cái Bất tử tôi có về đâu, nó không từ đâu đến, nó không đi về đâu, cái linh hồn tôi bao giờ cũng vậy, nó là dòng nước chảy, nó không có quá khứ, không có hiện tại, không có vị lai mà đi về đâu. Còn xác thân thì có quá khứ, hiện tại, vị lai thì có chỗ về. Ông trả lời cho Huệ Năng “vốn mình chẳng động”, mình là chính cái Bất tử, cái linh hồn không có động, nó không có đi không có đến thì lấy gì mà chống chầy lấy gì mà mau với chậm.
    Thì Tổ mới xiết một cái nữa “Ai biết không chống chầy”. Ngài nói không mau chậm, ai biết không mau chậm.
    Chúng ta thấy chúng ta thường lầm ở chỗ đó. Chúng ta nhìn sự vật rồi chúng ta mới chặt làm 2: có người nhận biết và có đối tượng nhận biết. Cái dòng nước nó chảy như vậy để nó chảy đi, không, chặn lại, hễ chặn lại thì nó nổi sóng, thì bắt đầu “có tôi biết và có đối tượng được biết” là bắt đầu có thân-tâm, có vấn đề.
    Cảm giác dễ chịu, cảm giác khó chịu thì cứ để cảm giác dễ chịu, cảm giác khó chịu thì thôi. Tại sao bây giờ tôi thích cảm giác dễ chịu thì có người thích và có cảm giác được thích. Phải để ý chỗ đó. Chúng ta đau nhức thì cứ đau nhức. Phật không đau nhức sao. Nhưng mà đau nhức “là tôi, là của tôi” làm sao cho hết đau nhức”. Có tôi bị đau nhức và có cái đau nhức, thì đau nhức là tôi thì kẹt rồi. Phật có đau nhức, mà đau nhức không phải Ngài, Ngài Lặng lẽ nhìn cái đau nhức, Ngài là Cái Biết, Biết đau nhức thì Cái Biết đâu có đau nhức, cái đau nhức là cảm giác, mà Cái Biết là cái nền tảng để sanh ra cảm giác, Ngài trở về cái Chơn tâm. Biết đau nhức thì cái thân, cái cảm giác đau nhức chứ Cái Biết không có đau nhức. Còn mình biết đau nhức, “đau nhức là tôi”, cái đau nhức có 2: có tôi và có cái đau nhức, thì bắt đầu có phân tâm, chính tư tưởng nó tạo ra cái này.
    Thành ra chúng ta mới thấy 2 thầy trò đối đáp nhau, một cái Tổ thì đưa xuống hiện tượng giới, Ngài thì kéo về Bát nhã. Thành ra Tổ mới nói “Sao về mau quá vậy”, ông nói “Vốn mình là cái lặng lẽ, cái linh hồn bất động làm gì có mau chậm”.
    Tổ mới nói “Ai biết không có mau chậm”. Cái linh hồn nó chuyển biến như vầy nó đâu có tướng, có hình chuyển biến thì làm sao có mau có chậm, khi nào có tướng mới có mau, có chậm, có hiện tại, có quá khứ, có vị lai mà cái này nó không có tướng, nó chỉ là sự trôi chảy thôi. Tổ mới hỏi “Ai biết là không mau chậm” tức là dòng nước đang chảy chặt nó xuống: có dòng nước và có tôi biết dòng nước. Có 2 tức là trở thành sóng nữa, dòng nước thì nó không có sóng, nó không có tướng bây giờ chặt xuống thành nó có tướng. Đó là cái thế của chúng ta, khi đụng tới chuyện là có cảm giác, thì ai có cảm giác, bệnh thì có cảm giác phải nhức nhối, phải đau, nhưng mà đau chưa phải là khổ.
    Chúng ta thấy Trang Tử cũng vậy, hồi đó ông nghèo quá, ông đi ông chống gậy mọi người cứ lánh ông. Rồi ngày kia có người kêu nói : “Sao Ngài lúc này thấy mập mà đau đớn khổ sở quá vậy?” Ngài nói nghèo thì nghèo nhưng mà khổ thì không có khổ. Còn chúng ta hễ nghèo thì khổ, hễ đau đớn thì khổ, hễ bệnh thì khổ, hễ già thì khổ, chết thì khổ. Đau thì nhức nhối thôi, nhức nhối là cảm giác, còn cái khổ là tư tưởng. Thì cảm giác ai mà không có, có xác thân, có dây thần kinh là phải có cảm giác đau, có cảm giác nhức nhối, có cảm giác sung sướng, có cảm giác lâng lâng thì cũng phải có cảm giác đau đớn, nhức nhối, mà nhức nhối đâu phải là khổ.
    Thành ra quý vị thấy Đạo Phật dễ mà khó. Phải lắng nghe cái nhức, biết mình đau nhức, giữ lấy cái biết, đừng có dính mắc với cái nhức. “Tôi nhức” là chết rồi. Bây giờ tôi làm sao cho hết nhức, thì rồi bắt đầu có vấn đề, chạy kiếm thuốc, chạy chữa trị nó. Nói vậy là không phải là không chữa trị nha, chữa trị thì chữa trị, nhưng mà chữa trị cái thân chớ không phải chữa trị cái biết, chữa trị thì chữa trị nhưng biết mình đang chữa trị, mà chữa trị hết thì biết cái thân hết, không có mừng, “hễ mừng thì cái thân của tôi nữa”. Chữa trị không hết thì không hết, cái biết nó đâu có không hết, cái thân hết bệnh thì cái biết bao giờ cũng là một sự lặng lẽ, nó chỉ có thế thôi. Mà chúng ta đâu có chịu thế thôi.
    Trong kinh thường nói : “Thấy chỉ thấy thế thôi, nghe chỉ nghe mà thôi, ngửi chỉ ngửi mà thôi”, đừng có thêm nữa. Ngửi cái mùi thơm tôi muốn ngửi thêm nữa thì kẹt. Mùi thơm này làm cho tôi dễ chịu: có tôi và có cái mùi thơm dễ chịu thì chết. Mùi thơm thì có mùi thơm tôi biết mùi thơm, cái biết không có thơm, mà cái ngửi nó thơm chớ cái biết nó không có thơm, nó biết rành có cái mũi ngửi, mà nó không là gì hết mà nó là tất cả.
    Đạo Phật có bây nhiêu thôi. Dễ quá phải không? Làm đi, cho quý vị hết cái kiếp này. Có thể thấy xác thân thì được, thân đi, thân đứng, thân ngồi, thân nằm thì có biết thân đi, biết thân đứng, biết thân ngồi, thì cái biết này quý vị không nhận được. Cái biết thì biết thân đi, thân đứng, thân nằm, thân chết thì cứ để thân chết cái biết đâu có chết thì quý vị đắc quả Nhập lưu.
    Rồi tới cảm giác khó hơn, cảm giác nó vi tế hơn: cảm giác dễ chịu, cảm giác khó chịu, cảm giác không dễ không khó. Cảm giác dễ chịu “cảm này của tôi, tôi giữ lại cho lâu”. Chết. Cảm giác là của cảm giác, tôi biết có cảm giác dễ chịu, cảm giác này trên dây thần kinh chớ không phải cái biết. Cũng cái biết đó thôi nhưng sâu sắc hơn, nó liên tục hơn, nó diễn biến thần tốc hơn. Thôi đại khái nó vậy hen.
    Bây giờ chúng ta trở lại để chúng ta thấy rằng giữa Huyền Giác và huệ Năng thì Huyền Giác tượng trưng cho chúng ta đang đi tìm đạo. Huệ Năng tượng trưng cho ngũ ấm ma kéo về tư tưởng, hễ chấp nhận là chết.
    Thành ra Huệ Năng mới nói “Tại sao về chóng thế”.
    Thì Huyền Giác nói vốn mình là cái Bát nhã, cái linh hồn không có động, không có đến, không có lui, không từ đâu đến, mà không đi về đâu, thì đâu có mau chậm.
    Rồi ông Huệ Năng mới độc đáo “Ai biết mình không mau chậm”, ông biết rằng không có đến không có đi. Mà cái gì biết? Bắt đầu có tư tưởng nữa. Ai mà không có cảm giác dễ chịu khó chịu, nhưng bây giờ cảm giác đó là tôi, là của tôi, tôi làm sao giữ cảm giác dễ chịu, đẩy cảm giác khó chịu đi. Chết. Cảm giác là của xác thân, cái biết tôi đâu có liên can gì đâu mà sửa nó, thì có cải sửa là có luân hồi. Phật cũng có cảm giác nhưng mà Ngài không có cải sửa, có sao để vậy. Còn nếu cải sửa thì biết cải sửa là tư tưởng cải sửa chớ cái biết nó không phải là tư tưởng, chớ không phải là không cải sửa, cải sửa là cao hơn nữa, thì luôn luôn giữ lấy cái biết này. Đó là cái mục đích chánh của Bát nhã. Tiếp tục nữa thì “Ai biết không động”.
    Thì Huyền Giác, ông độc đáo, ông nói “Tự nhân giả sanh tâm phân biệt”. Cái dòng nước nó không có ta, không có của ta, nó là một sự hiện tiền, không quá khứ -hiện tại -vị lai mà chẻ một cái thành quá khứ -hiện tại -vị lai, cái đó là “Tự nhân giả trói cột mình, tự Ngài trói mình”. Cái vấn đề nó không có mà Ngài đặt thành vấn đề. Thì ông Huệ Năng biết ông này giỏi. Tự nhân giả là tự Tổ sinh tâm phân biệt, “Tự nhân giả sinh tâm phân biệt”. Dòng nước linh hồn như vậy mà tự Ngài chẻ làm 2 là có xác thân, có cảm giác, có tư tưởng, có ý chí, sanh ra cái đó thì Ngài trói Ngài. Ngài lặng lẽ nhận lại cái đó mà không dính mắc.
    Thì Huệ Năng biết ông này giỏi. Ngài nói “Đúng vậy. Đúng vậy”. Khá khen cho ông. Ông rất giỏi “Ông rất giỏi về cái Ý vô sanh.”, ông thật tình là ông thấy cái ý vô sanh. Khen mà trong đó chêm cái ngọn dao trong đó, khen là Bát nhã rồi đút cái tư tưởng nằm trong đó. Đúng vậy, đúng vậy, ông đáng khen, ông thật sự hiểu được cái Ý vô sanh. Chữ Ý là chết nữa.
    Thì Huyền Giác thấy Tổ gạt mình nữa, Ngài mới hỏi lại “Vô sanh há có ý nữa sao ?”. Đã vô sanh là cái Bất tử mà lại có nghĩ về cái Bất tử, cái tư tưởng về cái Bất tử thì cái Bất tử này thành tư tưởng nữa. Ông Huyền Giác mới thấy Tổ chơi mình nữa. Tổ khen, đút ngọn dao tư tưởng nằm trong đó. Ông thật sự hiểu được cái ý vô sanh. Thì Huyền Giác mới hỏi “Vô sanh há có ý nữa sao?” Đã là Bát nhã mà có tư tưởng về Bát nhã nữa sao, đã là lặng lẽ mà nghĩ về cái lặng lẽ nữa sao, đã chết mà còn nghĩ về cái chết nữa sao, đã là bệnh mà nghĩ về bệnh nữa sao, bệnh thì nó bệnh, cảm giác đau đớn thì cảm giác đau đớn.
    Hết giờ rồi, 1tiếng 30’, tôi tính để 15’ để mà trả bài. Giờ nói sơ thôi, kỳ tới quý vị trả bài khúc này thôi, kỳ tới lặp lại nữa, nói nhiều quá chắc quý vị không nhận được đâu, còn dài dài còn một khúc nữa, đây mới 1/3 câu chuyện thôi, tôi nhiều chuyện quá, tôi giảng hơi dài. Thì quý vị cũng nắm được phần nào rồi đó. Rồi tới cảm giác, rồi tới tư tưởng nữa, rồi hễ hết tư tưởng thì mới đắc quả Alahán.
    Bài này độc đáo. Ban đầu đi về xác thân, “đi về sao mà chóng thế” là xác thân; chỉ cái xác thân rồi đặt cái cảm giác vô đó, rồi qua cảm giác đặt tư tưởng vô đó. Thì xác thân, cảm giác, tư tưởng, ý chí không phải là Bát nhã mà cũng không khác Bát nhã. Tổ kéo về cái hiện tượng giới, thì Huyền Giác đưa qua Bát nhã là không phải hiện tượng, bao trùm cái hiện tượng mà không dính mắc hiện tượng. Đó là cái đường lối của Đạo Phật. Thì thôi giờ tôi giảng sơ qua, kỳ tới giảng lại.
    Tổ nói rồi ông Huyền Giác mới nói “Vô sanh há có ý sao”. Thì Tổ mới thêm câu thứ 3 giết chết Huyền Giác “Không ý thì ai phân biệt đây?” Nếu ông nói không có ý, không có tư tưởng, không có nghĩ về cái vô sanh thì ai mà phân biệt đây. Vậy là người tu không có phân biệt gì hết, ăn ngon không biết ngon, dở không biết dở, mặn không biết mặn, chua không biết chua. Thì cái gì mà biết? Nếu biết rồi thì nó thuộc về tư tưởng.
    Cái câu này khó “Không biết thì ai phân biệt đây?” Thì chữ “ai” là tư tưởng, “biết” là tư tưởng, “phân biệt” là tư tưởng, 3 cái tư tưởng. “Không ý thì ai phân biệt đây?”. “Không ý” là tư tưởng, thì “ai” cũng là tư tưởng, “phân biệt” cũng là tư tưởng, 3 cái tư tưởng dồn vô. Nói vậy không có tư tưởng làm sao ông sống, làm sao biết cái này người nam, cái này người nữ, cái này con chó, cái này con trâu, con bò. Vậy là bậc đắc quả Thánh không phân biệt cái gì hết sao? Câu này giết chết. Bởi vì ông nói là trở về Chân như, trở về Bát nhã là không dính mắc cái gì hết, không dính mắc là không có gì hết.
    Thì Huyền Giác mới hay “Vẫn biết chứ mà không dính mắc, chứ không phải là không biết”, ông nói là “Phân biệt thì có nhưng đó không phải là ý”. Phân biệt thì có phân biệt, Bậc Thánh cũng biết phân biệt, cũng biết ngon, ngọt, chua, cay, đắng, chát, cũng có tư tưởng vậy, cũng có ý chí vậy, nhưng mà cái đó không phải là tư tưởng. Tới đây là Huệ Năng khen “Đúng rồi”, thôi ở lại một đêm với Ta rồi mai hả về. Hết.
    Tới đây là cái cuối cùng, nghĩa là có phân biệt, bậc Thánh nhân vẫn có cảm giác, có xác thân, có tư tưởng, có ý chí, có kinh nghiệm kiến thức, nhưng mà cái phân biệt này là cái phân biệt đặc biệt. Thì chúng ta học Duy thức chúng ta phải nắm 3 cái phân biệt này.
    3 cái phân biệt này, thì đố quý vị biết cái phân biệt của Thánh nhân ra sao? Phân biệt của người, trời dục giới, sắc giới, vô sắc giới sao? Bây giờ ai trả lời được nè. Đưa ra câu hỏi để chúng ta kết luận buổi nói chuyện hôm nay. Rồi kỳ tới chúng ta bắt đầu đi mẫu giáo để đi đến cái này. Cái này tôi có giảng rồi, cái phân biệt tôi có giảng rồi, bậc Thánh cũng có phân biệt, mà phàm phu cũng có phân biệt, mà địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh cũng có phân biệt, người trời cũng có phân biệt, mà Nhập lưu, Nhất vãng lai, Bất lai cũng có phân biệt, Alahán cũng có phân biệt, mà nó giống nhau nhưng nó khác nhau. Bây giờ ở đây ai trả lời được. Phân biệt như thế nào là người trời, như thế nào là Thánh nhân, như thế nào là cõi dục, cõi sắc, cõi vô sắc. Có bao nhiêu thứ phân biệt?
    Bài kinh Sáu Sáu tôi có giảng qua rồi, thì nó là toàn thể Đạo Phật. Mà có 2 cái thôi: một là Alahán, hai là Như lai. Thì chúng ta thấy Kinh Kim Cang cũng vậy “Vân hà hàng phục kỳ tâm. Vân hà an trụ kỳ tâm”. Làm sao để an trụ cái tâm?
    Thì Lục Tổ Huệ Năng mới trả lời câu này, khi Ngài còn là tiều phu nghe được cái câu Kinh Kim Cang “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” tức là đừng có trụ vào đâu hết để mà sanh cái tâm. Tức là ngay trong cái sanh tử nhận lấy được cái an trụ là nhận lấy cái vô sanh trong đó, đó là câu hỏi thứ 1. “Vân hà an trụ kỳ tâm” cái tâm an trụ ở đâu để mà vững nhứt, an trụ ở cái vô sanh. “Vân hà hàng phục kỳ tâm” Muốn hàng phục cái tâm này phải làm sao? Thì phải tuỳ thuận với nó, thị hiện nó. Thì 2 câu này cũng là toàn thể Phật giáo.
    Thành ra nếu chúng ta hiểu Đạo Phật, ở đâu cũng bàng bạc, chúng ta trả lời tất cả mọi câu hỏi bằng cách không trả lời gì hết tức là bằng cách thấy rõ thôi. Mà thấy như thế nào là thấy rõ? Mà như thế nào là thấy không rõ? Thì đó là cái bài giảng hôm nay, tôi muốn trở lại dưới hình thức nó sáng tỏ một chút.
    Thì chúng ta thấy kinh Kim Cang cũng có 2 câu: “Vân hà an trụ kỳ tâm” đó Alahán. “Vân hà hàng phục kỳ tâm” phải tuỳ thuận với cái tâm liễu tri, thì đó là Như lai.
    Thì đây Huyền Giác cũng sanh tử, thay đổi danh từ thôi, “Sanh tử là việc lớn. Vô thường mau chóng lắm” là hiện tượng giới này phải thấy cái bất sanh nằm trong cái sanh tử, phải tuỳ thuận với vô thường mới thành Như lai. Thôi đại khái vậy.
    Rồi chúng ta coi tất cả kinh đều cũng vậy thôi. Cái kinh Trung bộ cũng vậy, Căn bản pháp môn và Căn tu tập cũng có 2 cái đó thôi. Căn bản pháp môn là : tưởng tri-thức tri.
    - Tưởng tri là 4 đường ác: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, atula.
    - Thức tri là người trời tức là có nghiệp, có ý chí là thức tri, chưa có nghiệp thì tưởng tri. Cũng giống như chúng ta dạy đây thôi.
    - Thắng tri là cái hiểu biết mà không dính mắc, không dính mắc xác thân, không dính mắc cảm giác, không dính mắc tư tưởng là Nhập lưu, Nhất vãng lai, Bất lai kêu là thắng tri. Cái biết vượt lên tư tưởng, vượt lên kinh nghiệm kiến thức kêu là thắng tri.
    - Rồi tới Alahán kêu là Tuệ tri. Cái biết toàn diện hết cả xác thân, cả cảm giác, cả tư tưởng luôn thì đó là tuệ tri.
    - Rồi tới Liễu tri cái biết rốt ráo tùy thuận lại hết mà không dính mắc.
    Thì kinh Trung bộ cũng vậy thôi. Cuối cùng là kinh Nam tông 152 bài bài cuối cùng là Căn tu tập. Căn tu tập tức là pháp môn căn bản. Pháp môn căn bản là cái nhận thức, Căn tu tập là cái căn để phát hiện nhận thức.
    Cũng như tiếng nói là tâm, là nhận thức, mà cái ống loa là cơ quan là căn để phát hiện cái tiếng nói. Thì cũng có :
    - 5 thứ phù trần căn: phù trần căn là cái căn bên ngoài: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, óc.
    - Tịnh sắc căn: dây thần kinh thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác và Tịnh sắc căn vi tế là trung khu thần kinh óc.
    - Thắng nghĩa căn: không có dùng căn bên ngoài, căn bên trong nữa mà đứng lặng nhập vào đứng lặng tức là alaya, dòng linh hồn kêu là Thắng nghĩa căn.
    - Đệ nhất thắng nghĩa căn: kêu là Alahán, đứng lặng bất biến.
    - Đệ nhất thắng nghĩa căn tuỳ thuận và viên dung đó là Bồ tát, Như lai. Chúng ta thấy cũng giống hệt thôi.
    Rồi chúng ta qua Bảy trạm xe cũng vậy thôi. Thì tôi giảng sơ thôi:1/Giới thanh tịnh - 2/Tâm thanh tịnh - 3/Kiến thanh tịnh - 4/Đoạn nghi thanh tịnh - 5/Đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh - 6/Đạo tri kiến thanh tịnh - 7/Tri kiến thanh tịnh, hết. Nhưng mà thêm 1 cái độc đáo nữa là “Vô thủ trước bát Niết bàn”, cái này là Đại thừa, còn cái kia là tới Alahán. Alahán tức là An trụ kỳ tâm, làm sao chấm dứt sanh tử. Còn liễu tri tức là Vô thủ trước bát Niết bàn không chìm trong Niết bàn tịch tịnh mà ra tuỳ thuận, có vậy thôi.
    Trình bày cách nào cũng nằm trong đó. Nếu chúng ta nắm là nắm hết Phật giáo, dù Tiểu thừa, Đại thừa cũng vậy. Muốn giải thích cho rành, quý vị phải hiểu 15 hạng chúng sanh. Khó đấy. Địa ngục khác với ngạ quỷ làm sao? Địa ngục hữu gián, vô gián vật lý, sinh lý khác nhau làm sao? Chưa chắc, Cả tới bác sĩ, giáo sư cũng không hiểu, học qua rồi: vật lý, sinh lý, tâm lý.
    - Vật lý, sinh lý khác làm sao? Vật lý có thể trở lại thành sinh lý, vật lý tiến lên thân sinh lý, sinh lý có thể trở xuống vật lý được hay không? Mình phải rành. Rồi vật lý, sinh lý tiếp xúc nhau duyên khởi nhau sinh ra tâm lý.
    - Tâm lý ngạ quỷ nó khác tâm lý súc sanh sao?
    - Tâm lý súc sanh khác tâm lý cõi người sao?
    Người phải có nghiệp, mà nghiệp chưa có kinh nghiệm.
    - Kinh nghiệm là trời dục giới, rồi kinh nghiệm khá dồi dào là trời sắc giới, kinh nghiệm già dặn là trời vô sắc khác nhau sao ?
    Quý vị phải rành. Mà rành cái đó quý vị đi vào quả Nhập lưu. Nhưng mà khi thực hành cái đó thì thấy được có 4 đường ác thôi. Còn người trời thì chưa thấy.
    Cái lên cấp tức là làm cho nó thuần thục mới thấy cái xác thân, cảm giác, tư tưởng của cõi người và trời dục giới, đó là quả Thánh thứ 2.
    Rồi lên cấp nữa cho nó liên tục nữa thì thấy được cõi sơ thiền-nhị thiền-tam thiền, đó là quả Thánh thứ 3.
    Rồi thấy được cõi trời vô sắc, tứ thiền tứ không, mạtna tức là ý chí và thấy được chủng tử tức là kinh nghiệm, kiến thức, ký ức, tội phước trong alaya mới thành 1 vị Alahán.
    Rồi còn phải phát bồ đề tâm trở lại tuỳ thuận nữa, mình thị hiện làm địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh làm tất cả các lớp. Thầy giáo người ta không chạy đi đâu hết, giờ xuống lớp mẫu giáo dạy. Ừ. Xuống thì xuống, nhưng mà các Ngài không thành mẫu giáo. Bây giờ vô lớp 7, vô thì vô ; lên lớp 12 dạy, lên thì lên. Còn quý vị đang ở lớp 3, quý vị xuống mẫu giáo. Chết. Con học con xuống dưới con dính mắc vào mẫu giáo con thành mẫu giáo luôn. Rồi lên lớp 7 dạy. Trời ơi ! trình độ lớp 3 mà lên lớp 7 dạy cái gì, con đâu có học tới đó đâu.
    Thành ra 15 hạng chúng sanh là còn ở trong không có tự do. Tự do là không có lựa chọn mà còn lựa chọn thì không có tự do. Chỉ có Thánh nhân Alahán là không có lựa chọn, mới tự do. Còn Bất lai, Thánh thứ 3 còn lựa chọn. Bất lai đưa lên cõi tứ thiền, hư không vô biên thì chịu, không có chiếu kiến rõ ràng. Thôi đại khái vậy.
    Bây giờ tới quý vị. Ai cho tôi biết, muốn biết theo tư tưởng, biết Bát nhã có mấy cách? Làm như thế nào phân biệt, phận biệt có mấy cách?
    Phật tử trả bài.
    Tôi xin tóm lại. Tôi đã giảng nhiều rồi. Thì nó có nhiều cách để giải thích về vấn đề luân hồi sinh tử. Ở đây cái phân biệt cuối cùng của Huyền Giác và Huệ Năng cũng là của chúng ta và của Phật, của Bát nhã và của tư tưởng. Thì chúng ta nên nhớ rằng Bát nhã nó bao trùm tư tưởng, còn tư tưởng chưa vói tới Bát nhã. Thành ra tôi muốn biết coi quý vị hiểu như thế nào. Rồi chúng ta đi sâu vào cái tư tưởng, vào Bát nhã nó tương ưng sao?
    Nếu chúng ta nhận lầm, chúng ta lọt luân hồi sanh tử dài dài. Nhận lầm là nhận ngay bây giờ và tại đây, mà nhận đúng cũng là nhận ngay bây giờ và tại đây. Đạo phật cái độc đáo chỗ đó. Thoát luân hồi sinh tử là không có đi đâu hết, ngay bây giờ và tại đây.
    Nếu “thấy được hiện tại mà chiếu kiến nó hiện tiền đừng dính mắc”, bây giờ là Phật.
    Còn nếu chúng ta “thấy có hiện tại lập tức có quá khứ, có hiện tại, có vị lai”. Thành ra cái mà hiện tại chưa phải là Đạo phật.
    “Đừng nuối tiếc quá khứ, đừng mơ mộng tương lai, hãy sống trong hiện tại.”, “Thở vào tâm tĩnh lặng, Thở ra mỉm miệng cười, An trú trong hiện tại, Giờ phút đẹp tuyệt vời.” Thì đó là tứ thiền sắc giới tức là luân hồi vào tứ thiền cao nhất của cõi sắc giới. Chừng nào chiếu kiến cái hiện tại đó là cái hiện tiền tức là alaya dòng nước thôi, chứ không phải là sóng thì ngay lúc đó là Phật, không dính mắc nữa.
    Thì đại khái cái câu hỏi này có 3 cái phân biệt:
    - Phân biệt bằng kế đạt tức là của 4 đường ác.
    - Phân biệt bằng tùy niệm tức là của 4 đường thiện
    - Phân biệt mà không phân biệt đó là Alahán. Mà vẫn thị hiện phân biệt dài dài đó là của Như lai kêu là tự tánh phân biệt.
    Hay là tôi còn giảng cách khác nữa, nó nhiều cách khác nữa. Thì: 4 đường ác chúng ta thường kêu là đới chất cảnh phân biệt bằng cảm giác. Còn cái kia kêu là độc ảnh cảnh. Tức là cuộc sống chúng ta.
    * Dùng 5 căn tiếp xúc 5 trần thì bắt đầu có cái cảm thọ, rồi tư tưởng mới xen vào để cải sửa, chúng ta kêu đó là đới chất cảnh. 5 thức đầu hợp tác với thức thứ 6 kêu là ngũ câu ý thức.
    * Rồi khi về chúng ta không ngồi thiền ở đây nữa, chúng ta có quyền nhớ lại. Thì alaya sẽ cung cấp cho cái hiểu biết, thì bây giờ không có ngũ câu nữa mà độc ảnh cảnh, kêu là độc đầu ý thức. Ý thức làm việc một mình.
    Thì bây giờ tiến hóa hay sa đọa là do cái độc ảnh cảnh này nó cải sửa. Nếu nó là người, 4 đường ác thì nó có thể cải sửa người trời, thì bây giờ mắt -tai -mũi -lưỡi hành động theo người trời. Rồi nó mới trở về độc ảnh nữa nó thấy người trời dục giới chưa được, nó lên trời sắc giới, thì cái đó cũng là độc ảnh cảnh, thì cái đó mới cải sửa ngũ câu thành cõi trời sắc giới. Đại khái là vậy.
    * Còn các Bậc Thánh nhân đó là: Nhập lưu, Nhất vãng lai, Bất lai, Alahán thì lặng lẽ nhìn mọi cái này: 4 đường ác, 4 đường thiện cho tới cõi trời phi phi tưởng mà không dính mắc, lập tức là Alahán hiện tiền. Nhưng mà Nhập lưu, Nhất vãng lai, Bất lai khác. Cái đó tôi giảng rồi. Còn nếu tùy thuận là Như lai. Đại khái là vậy, kỳ tới lựa cái đó quý vị muốn trả lời cách nào cũng được.
    Trả lời kiểu ông Thiện Khánh cũng được, giải thích nó hơi dài dòng mà nó rõ ràng, tỷ mỷ nhưng mấy người mới có thể không nắm được. Còn giải thích như ông Vân Thái thì quá đơn giản mấy người mới cũng không hiểu được. Giải thích cho vừa đủ thôi thì quý vị muốn giải thích cách nào cũng được, nhưng mà làm sao chính mình nắm cho rành cái bài giảng của mình. Hễ mình nắm đúng thì mình đi đúng, nắm sai mình lẩn quẩn dòng sanh tử, luân hồi sinh tử khổ. Rồi chúng ta sẽ đi vào bài kinh Sáu Sáu, đi vào từng chi tiết của 4 đường ác, 4 đường thiện, 4 tiểu Thánh và 3 bậc Tam Tôn để chúng ta không còn lầm lạc trong đó nữa.
    Nói vậy chứ quý vị cũng vẫn chưa sáng tỏ đâu, mới là lơ tơ mơ thôi, còn đi vào sâu nữa, khi ngồi thiền chúng ta nhả ra chúng ta nghiền ngẫm. “Văn – Tư” rồi hiểu cho rành chúng ta mới áp dụng vào trong cuộc sống mình thì từ nay chúng ta mới là Thánh thực sự.
    Còn bây giờ nghe vậy, chúng ta mới là “văn” thôi chưa có gì. “Văn” chúng ta có thể văng xuống sình luôn, cái đó là “văn”. Rồi “tư” tức là suy nghĩ, nghiền ngẫm thì phải có thiền định, mà quý vị chắc không có thiền định, thiền định ít nhất là 2 tiếng, trên nữa thì tốt, có thể 5 tiếng, 7 tiếng, 1 ngày, 7 ngày thì quý vị mới đắc cõi trời thôi, rồi từ đó quý vị mới định sanh hỷ lạc, có người chỉ quý vị mới nhận lại Phật tánh qua Nhập lưu, quả Thánh đầu thôi. Đại khái là vậy. Thôi hôm nay xin tạm ngưng, hẹn quý vị chủ nhật tới.
    Trước khi dứt lời tôi xin cầu chúc cho toàn thể phật tử chúng ta cũng như toàn thể pháp giới đều chóng vãng sanh về Cực lạc và thành Phật đạo.
    Nam mô A Di Đà Phật.
    Sám hối, tạ ơn trước khi ngủ và sau khi thức dậy !
    Lạy Phật giúp tăng trưởng Phước !
    Thương yêu cả với kẻ thù !
    Thực dưỡng Ohsawa !

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Triệu gọi linh thú và sử dụng linh vật!
    By MrLove in forum Lớp học, Câu lạc bộ, trao đổi kĩ năng, kinh nghiệm
    Trả lời: 134
    Bài mới gởi: 19-07-2017, 11:03 PM
  2. Trả lời: 39
    Bài mới gởi: 08-08-2016, 03:21 PM
  3. Cách hiểu khách quan, khoa học về thiền định, linh hồn và tâm linh
    By tranchanonline in forum Tâm linh – Tín ngưỡng – Siêu hình học – Ngoại cảm
    Trả lời: 6
    Bài mới gởi: 15-10-2012, 03:09 PM
  4. Linh quang tịnh xá- một chốn huyền linh
    By vothuong dao in forum Tâm linh – Tín ngưỡng – Siêu hình học – Ngoại cảm
    Trả lời: 20
    Bài mới gởi: 11-04-2012, 09:47 AM
  5. ***LINH HỒN (Hay vong linh) CÓ PHẢI LÀ BẤT TỬ?!***
    By cuonphong in forum Tâm linh – Tín ngưỡng – Siêu hình học – Ngoại cảm
    Trả lời: 24
    Bài mới gởi: 13-03-2012, 11:21 AM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •