Chúng ta thấy thời Đức Phật nó bình đẳng như vậy. Ông vua phải năn nỉ dân, mà dân kỹ nữ nữa, là gái giang hồ, gái ăn sương, thì nhà vua phải chịu thôi. Mới trở lại phi ngựa rượt theo cô kỹ nữ Âm Ba Ly chặn đầu lại, mới nói : «Bây giờ ngày mai Trẫm trai tăng cho mẹ Trẫm mà nghe nói là nàng đã bạch trước rồi, nàng nhường lại cho ta». Âm Ba Ly nói sao biết không? Tôi không thể nhường được, tôi đã xin và Đức Phật đã chấp nhận rồi, tôi không thể nhường, bệ hạ muốn làm gì cứ làm. Ngon vậy đó. Tôi đã bạch trước rồi, bệ hạ muốn làm gì làm. Thì nhà vua thấy cô này cứng quá, không thể làm gì được hết, mới xuống nước năn nỉ «Thôi giờ cô nhường cho tôi đi, cô bữa khác». Đâu có được, ngày mai cũng ngày mất của mẹ tôi, ngài trọng mẹ ngài, tôi không biết trọng mẹ tôi sao, ngài muốn làm gì làm, thì nhà vua mới xuống nước, thì bây giờ chia hai. 1.250 vị chia phân nửa, đi tôi phân nửa, của cô phân nửa, chịu không? Cô nói nếu bệ hạ năn nỉ thì tôi chịu, nhưng mà Đức Thế Tôn là đi bên tôi, chia làm hai, nhưng Đức Phật Thích Ca đi bên tôi. 500 vị, thì Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên dẫn đầu đi bên Ngài. Ông nói không, tôi muốn thỉnh Đức Thích Ca thôi. Cô nói không được, tôi đã nhường, nếu không thì thôi, tôi chia 2 là quý lắm rồi, tôi nhường cho Bệ hạ rồi đó. Ông vua chịu thôi. Chúng ta thấy thời xưa đó. Ông vua trở lại bạch Đức Phật nói cô chịu nhường nhưng mà không chịu nhường Đức Thế Tôn, Đức Thế Tôn đi bên cô, rồi Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên mới dẫn đi bên con. Đức Phật mỉm cười im lặng. Chúng ta thấy Đạo Phật là vậy thôi.
Chúng ta thấy Đạo Phật là một Đạo bình đẳng, không phải giàu sang đi đến chùa là tôi phải ra cổng tôi tiếp, không có vụ đó, cũng phải ngồi trên đất, không ngồi thì thôi, đi về; cúng dường thì cúng, mà cúng nhiều quá tôi không nhận, vừa phải đặng mỗi người mỗi cúng. Tôi hồi xưa, tôi cất tịnh xá cũng vậy, một người cúng 10 triệu, 20 triệu tôi không có nhận, tôi nhận có 2 triệu thôi, phật tử ở đây nó đông, thế mà mấy đứa học sinh nó vô nó cúng 1000, 2000 thì tôi lại nhận. Cái cô thư ký ngồi ghi không nhận, cô nói 1000đồng, 2000đồng mà nhận cái gì, tụi nó mặt tiu nghỉu nó xuống nó méc, tôi kêu cô nhận, cô nói nhận gì có 1000, 2000. Sư coi cúng Sư 100 triệu 50, 70 triệu Sư không nhận, mà 1000đồng bạc mà nhận làm cái gì, cô viết danh sách dài thòng mà có mấy chục ngàn, cô nói mệt lắm Sư ơi. Tôi nói cúng dường là công đức mỗi người chứ không phải là phước báo. 1000đồng nó ăn bánh mà nó nhường lại nó cúng thì phước báo nó nhiều lắm đó cô. Bây giờ nếu cô không ghi, tôi ghi à. Cô nói Sư dạy thì con nghe.
Tới bữa cúng hội tôi mới giảng về cái bà lão ăn mày cúng 2 đồng xu dầu, kiếp sau sinh lên làm hoàng hậu, cô mới nhớ lại cái tiền kiếp của mình là bố thí. Ông vua có 10 kho vàng. Vàng kim cương với tiền có 10 kho, cả nước có 10 kho, cô mới xin nhà vua 1 kho, cô mới nhớ tiền kiếp hồi xưa mình là ăn mày, cúng 2 xu mà lên làm hoàng hậu. Bây giờ cúng 1 kho, vậy kiếp sau sanh làm cái gì? Chắc là cao hơn, sanh về cõi trời. Thì không có ai, mới lên trên núi gặp ông Thiền sư mới hỏi. Ông Thiền sư mới nói cô cúng 1 kho vàng đó bằng tỷ tỷ của 2 đồng xu, nhưng mà phước báo không bằng một phần tỷ của bà lão ăn mày. Cô nói sao kỳ vậy Thiền sư? Ông nói Đạo Phật là cúng ở cái tâm, chứ không phải ở tiền bạc. Bà lão ăn mày cúng 2 xu dầu là bà nhịn đói nguyên 1 ngày, 1 ngày xin được 2 đồng xu mà cúng dầu cho giáo hội đốt ban đêm thì phải nhịn đói 1 ngày, cái tâm này quá rộng. Còn cô có 10 kho vàng mà cô cúng 1 kho thì còn 9 kho, cô vẫn phây phây thôi. Mặc dù tiền nhiều nhưng mà tâm ít, còn 2 xu dầu mặc dù tiền ít nhưng mà tâm nhiều, mà cái phước báo ở cái tâm chứ không phải ở tiền bạc. Tôi nói cô mới chịu, cô nói cảm ơn. Cô nói nếu không có Sư giảng, cái tâm con nhỏ hẹp.
Tôi nói cái tâm rộng lớn giành cho Mục Kiền Liên. Qua ngày báo hiếu Vu lan, chúng ta có 1 mẹ 1 cha. Chúng ta nói “Tâm hiếu là tâm Phật, đạo hiếu là Đạo Phật”. Mốc xì. Cái đó tâm hiếu là tâm trời. Chúng ta bắt chước Mục Kiền Liên, bắt chước cái gì đâu? Mục Kiền Liên có vô số cha mẹ. Chúng sanh trong 6 đường: trâu, bò, heo, chó, địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, người, trời; 6 đường đều là cha mẹ của mình trong nhiều kiếp. Thì quý vị phải hiểu Đạo Phật có 1 linh hồn thôi, mà nó chết nó đầu thai trâu bò heo chó nhiều kiếp, thì mình giết con chó là giết cha mẹ mình, giết con gà, con cá là cha mẹ trong nhiều kiếp, nếu làm ác thì phải sanh con cá. Thành ra Đức Phật chủ trương phải ăn chay trường. Thôi, nói sơ vậy hen.
Bây giờ chúng ta trở lại để rồi chúng ta còn đi qua mẫu giáo nữa. Quý vị trở lại mẫu giáo, tôi giảng đại khái để quý vị biết. Thì giữa Bát nhã với tư tưởng là ngũ ấm ma địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh thì cái Bát nhã nằm ngay trong tư tưởng đó, mà thấy được Bát nhã là không dính mắc thì đó gọi là Phật.
Còn không thấy Bát nhã thì dính mắc : “cái thân này là tôi, của tôi, tự ngã của tôi”; “cái cảm giác là ta, của ta, tự ngã của ta”; “cái tư tưởng là tôi, tự ngã của tôi”; “cái ý chí là tôi” thì chúng ta tiếp tục lang thang.
Không phải Niết bàn là ở trên trời, ở chín tầng mây. Không có. Niết bàn ở ngay bây giờ, tại đây. Niết bàn là ở cái tâm chứ không phải là ở xác thân. Thì cái nhận thức như thế nào, nếu mình dính mắc vào cái nhận thức, cái xác thân bên ngoài thì ngay bây giờ là địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, atula ; còn cải sửa cái tư tưởng cho nó cao siêu hơn nữa thì qua cõi trời. Chỉ khi nào nhận thấy xác thân như là xác thân, cảm giác như là cảm giác, tư tưởng giống hệt như tư tưởng, cái nhận thức của mình chứ không phải của Như lai. Nhìn chính con mắt mình, niệm thân trên thân, niệm thọ như cảm thọ, niệm tưởng như tưởng và niệm pháp như pháp. Thành ra tôi giảng hoài. Còn niệm thân là tịnh là 4 đường ác, niệm thân là bất tịnh là 4 đường thiện. Niệm thân như thân, niệm thân làm sao thấy như thật vậy. Muốn thấy “như thật” thì phải dừng hết mọi tư tưởng. Thôi đại khái là vậy hen.
Bây giờ chúng ta đi sâu vào cuộc thử thách, cuộc đọ tư tưởng của Huyền Giác và Tổ Huệ Năng. Thì Huệ Năng mới kéo Huyền Giác trở xuống tư tưởng để coi ông này có thật sự là Bát nhã hay không. Sau đó thì Huệ Năng mới nói “Sao không ngay cái sanh tử mà nhận lại cái vô sanh”, không có pháp môn, “Ngay trong vô thường mà liễu tri cái Chân thường”, biết một cách rành rõ tức là phải tuỳ thuận nhập cuộc với nó, tự tại trong nó, thị hiện trong nó. Có danh từ rất nhiều. Tuỳ thuận là thuận theo nó một cách nhập cuộc mà đừng dính mắc. Thì Đại thừa nảy tôi kể hồi nảy, đa số như vậy. Nếu đạt cái đó là cao, ai cũng thích lắm, mà làm thì chắc là không được. Thì chúng ta phải đi Tiểu thừa trước.
Thì ông Huyền Giác đâu phải tay bở, ông nói “Nhận lại tức vô sanh, mà liễu tri tức là chân thường”, không có pháp môn. Ngài nói ngay trong sanh tử nhận lại cái vô sanh thì cái nhận lại chính là cái vô sanh, rồi phải tuỳ thuận vô thường thì tuỳ thuận là chân thường. Thì Huệ Năng khen “Đúng vậy! Đúng vậy!” Ông rất hiểu, rất đúng. Có vậy thôi. 2 cuộc đối đáp cuối cùng không có chỉ cách tu, chỉ có “dĩ tâm ấn tâm”. Huyền Giác là cái tâm đã dọn sạch cỏ rồi, Huệ Năng là cái Chơn tâm ấn vô cái tâm đã sạch cỏ đó, rồi cuối cùng mới nhận lại là đúng vậy.
Thì bây giờ Huyền Giác mới biết ông này là Tổ, đúng là Đạo Phật chứ không có là Phật pháp, không có thế tư tưởng, mới quỳ xuống lạy, bây giờ mới lạy đủ ba ngàn (3.000) oai nghi tám muôn (80.000) tế hạnh, thì lạy như con sư tử mà lạy. Thì sau khi lạy xong ông đứng ông hầu Tổ. Hầu 2 tiếng đồng hồ, ông xin Tổ về, trở về liêu của mình, trở về trú xứ của mình. Thì Tổ mới thử một lần nữa, về thì về chứ không biết ông này có chứng đắc thực sự không, mới có cái đầu chưa biết sao.
Tổ mới nói “Sao mà về mau quá vậy. Sao mà ông về mau quá vậy”.
Thì ông Huyền Giác nhận ngay thấy Tổ kéo mình xuống hiện tượng giới nữa, kéo mình xuống thế giới của ta bà nữa, thế giới chu kỳ. Ngài mới kéo trở lại sátna “Vốn mình chẳng động, lấy gì mà chống chầy, lấy gì mà mau chậm”. Tôi đi về thì đi về xác thân, chứ cái Bất tử tôi có về đâu, nó không từ đâu đến, nó không đi về đâu, cái linh hồn tôi bao giờ cũng vậy, nó là dòng nước chảy, nó không có quá khứ, không có hiện tại, không có vị lai mà đi về đâu. Còn xác thân thì có quá khứ, hiện tại, vị lai thì có chỗ về. Ông trả lời cho Huệ Năng “vốn mình chẳng động”, mình là chính cái Bất tử, cái linh hồn không có động, nó không có đi không có đến thì lấy gì mà chống chầy lấy gì mà mau với chậm.
Thì Tổ mới xiết một cái nữa “Ai biết không chống chầy”. Ngài nói không mau chậm, ai biết không mau chậm.
Chúng ta thấy chúng ta thường lầm ở chỗ đó. Chúng ta nhìn sự vật rồi chúng ta mới chặt làm 2: có người nhận biết và có đối tượng nhận biết. Cái dòng nước nó chảy như vậy để nó chảy đi, không, chặn lại, hễ chặn lại thì nó nổi sóng, thì bắt đầu “có tôi biết và có đối tượng được biết” là bắt đầu có thân-tâm, có vấn đề.
Cảm giác dễ chịu, cảm giác khó chịu thì cứ để cảm giác dễ chịu, cảm giác khó chịu thì thôi. Tại sao bây giờ tôi thích cảm giác dễ chịu thì có người thích và có cảm giác được thích. Phải để ý chỗ đó. Chúng ta đau nhức thì cứ đau nhức. Phật không đau nhức sao. Nhưng mà đau nhức “là tôi, là của tôi” làm sao cho hết đau nhức”. Có tôi bị đau nhức và có cái đau nhức, thì đau nhức là tôi thì kẹt rồi. Phật có đau nhức, mà đau nhức không phải Ngài, Ngài Lặng lẽ nhìn cái đau nhức, Ngài là Cái Biết, Biết đau nhức thì Cái Biết đâu có đau nhức, cái đau nhức là cảm giác, mà Cái Biết là cái nền tảng để sanh ra cảm giác, Ngài trở về cái Chơn tâm. Biết đau nhức thì cái thân, cái cảm giác đau nhức chứ Cái Biết không có đau nhức. Còn mình biết đau nhức, “đau nhức là tôi”, cái đau nhức có 2: có tôi và có cái đau nhức, thì bắt đầu có phân tâm, chính tư tưởng nó tạo ra cái này.
Thành ra chúng ta mới thấy 2 thầy trò đối đáp nhau, một cái Tổ thì đưa xuống hiện tượng giới, Ngài thì kéo về Bát nhã. Thành ra Tổ mới nói “Sao về mau quá vậy”, ông nói “Vốn mình là cái lặng lẽ, cái linh hồn bất động làm gì có mau chậm”.
Tổ mới nói “Ai biết không có mau chậm”. Cái linh hồn nó chuyển biến như vầy nó đâu có tướng, có hình chuyển biến thì làm sao có mau có chậm, khi nào có tướng mới có mau, có chậm, có hiện tại, có quá khứ, có vị lai mà cái này nó không có tướng, nó chỉ là sự trôi chảy thôi. Tổ mới hỏi “Ai biết là không mau chậm” tức là dòng nước đang chảy chặt nó xuống: có dòng nước và có tôi biết dòng nước. Có 2 tức là trở thành sóng nữa, dòng nước thì nó không có sóng, nó không có tướng bây giờ chặt xuống thành nó có tướng. Đó là cái thế của chúng ta, khi đụng tới chuyện là có cảm giác, thì ai có cảm giác, bệnh thì có cảm giác phải nhức nhối, phải đau, nhưng mà đau chưa phải là khổ.
Chúng ta thấy Trang Tử cũng vậy, hồi đó ông nghèo quá, ông đi ông chống gậy mọi người cứ lánh ông. Rồi ngày kia có người kêu nói : “Sao Ngài lúc này thấy mập mà đau đớn khổ sở quá vậy?” Ngài nói nghèo thì nghèo nhưng mà khổ thì không có khổ. Còn chúng ta hễ nghèo thì khổ, hễ đau đớn thì khổ, hễ bệnh thì khổ, hễ già thì khổ, chết thì khổ. Đau thì nhức nhối thôi, nhức nhối là cảm giác, còn cái khổ là tư tưởng. Thì cảm giác ai mà không có, có xác thân, có dây thần kinh là phải có cảm giác đau, có cảm giác nhức nhối, có cảm giác sung sướng, có cảm giác lâng lâng thì cũng phải có cảm giác đau đớn, nhức nhối, mà nhức nhối đâu phải là khổ.
Thành ra quý vị thấy Đạo Phật dễ mà khó. Phải lắng nghe cái nhức, biết mình đau nhức, giữ lấy cái biết, đừng có dính mắc với cái nhức. “Tôi nhức” là chết rồi. Bây giờ tôi làm sao cho hết nhức, thì rồi bắt đầu có vấn đề, chạy kiếm thuốc, chạy chữa trị nó. Nói vậy là không phải là không chữa trị nha, chữa trị thì chữa trị, nhưng mà chữa trị cái thân chớ không phải chữa trị cái biết, chữa trị thì chữa trị nhưng biết mình đang chữa trị, mà chữa trị hết thì biết cái thân hết, không có mừng, “hễ mừng thì cái thân của tôi nữa”. Chữa trị không hết thì không hết, cái biết nó đâu có không hết, cái thân hết bệnh thì cái biết bao giờ cũng là một sự lặng lẽ, nó chỉ có thế thôi. Mà chúng ta đâu có chịu thế thôi.
Trong kinh thường nói : “Thấy chỉ thấy thế thôi, nghe chỉ nghe mà thôi, ngửi chỉ ngửi mà thôi”, đừng có thêm nữa. Ngửi cái mùi thơm tôi muốn ngửi thêm nữa thì kẹt. Mùi thơm này làm cho tôi dễ chịu: có tôi và có cái mùi thơm dễ chịu thì chết. Mùi thơm thì có mùi thơm tôi biết mùi thơm, cái biết không có thơm, mà cái ngửi nó thơm chớ cái biết nó không có thơm, nó biết rành có cái mũi ngửi, mà nó không là gì hết mà nó là tất cả.
Đạo Phật có bây nhiêu thôi. Dễ quá phải không? Làm đi, cho quý vị hết cái kiếp này. Có thể thấy xác thân thì được, thân đi, thân đứng, thân ngồi, thân nằm thì có biết thân đi, biết thân đứng, biết thân ngồi, thì cái biết này quý vị không nhận được. Cái biết thì biết thân đi, thân đứng, thân nằm, thân chết thì cứ để thân chết cái biết đâu có chết thì quý vị đắc quả Nhập lưu.
Rồi tới cảm giác khó hơn, cảm giác nó vi tế hơn: cảm giác dễ chịu, cảm giác khó chịu, cảm giác không dễ không khó. Cảm giác dễ chịu “cảm này của tôi, tôi giữ lại cho lâu”. Chết. Cảm giác là của cảm giác, tôi biết có cảm giác dễ chịu, cảm giác này trên dây thần kinh chớ không phải cái biết. Cũng cái biết đó thôi nhưng sâu sắc hơn, nó liên tục hơn, nó diễn biến thần tốc hơn. Thôi đại khái nó vậy hen.
Bây giờ chúng ta trở lại để chúng ta thấy rằng giữa Huyền Giác và huệ Năng thì Huyền Giác tượng trưng cho chúng ta đang đi tìm đạo. Huệ Năng tượng trưng cho ngũ ấm ma kéo về tư tưởng, hễ chấp nhận là chết.
Thành ra Huệ Năng mới nói “Tại sao về chóng thế”.
Thì Huyền Giác nói vốn mình là cái Bát nhã, cái linh hồn không có động, không có đến, không có lui, không từ đâu đến, mà không đi về đâu, thì đâu có mau chậm.
Rồi ông Huệ Năng mới độc đáo “Ai biết mình không mau chậm”, ông biết rằng không có đến không có đi. Mà cái gì biết? Bắt đầu có tư tưởng nữa. Ai mà không có cảm giác dễ chịu khó chịu, nhưng bây giờ cảm giác đó là tôi, là của tôi, tôi làm sao giữ cảm giác dễ chịu, đẩy cảm giác khó chịu đi. Chết. Cảm giác là của xác thân, cái biết tôi đâu có liên can gì đâu mà sửa nó, thì có cải sửa là có luân hồi. Phật cũng có cảm giác nhưng mà Ngài không có cải sửa, có sao để vậy. Còn nếu cải sửa thì biết cải sửa là tư tưởng cải sửa chớ cái biết nó không phải là tư tưởng, chớ không phải là không cải sửa, cải sửa là cao hơn nữa, thì luôn luôn giữ lấy cái biết này. Đó là cái mục đích chánh của Bát nhã. Tiếp tục nữa thì “Ai biết không động”.
Thì Huyền Giác, ông độc đáo, ông nói “Tự nhân giả sanh tâm phân biệt”. Cái dòng nước nó không có ta, không có của ta, nó là một sự hiện tiền, không quá khứ -hiện tại -vị lai mà chẻ một cái thành quá khứ -hiện tại -vị lai, cái đó là “Tự nhân giả trói cột mình, tự Ngài trói mình”. Cái vấn đề nó không có mà Ngài đặt thành vấn đề. Thì ông Huệ Năng biết ông này giỏi. Tự nhân giả là tự Tổ sinh tâm phân biệt, “Tự nhân giả sinh tâm phân biệt”. Dòng nước linh hồn như vậy mà tự Ngài chẻ làm 2 là có xác thân, có cảm giác, có tư tưởng, có ý chí, sanh ra cái đó thì Ngài trói Ngài. Ngài lặng lẽ nhận lại cái đó mà không dính mắc.
Thì Huệ Năng biết ông này giỏi. Ngài nói “Đúng vậy. Đúng vậy”. Khá khen cho ông. Ông rất giỏi “Ông rất giỏi về cái Ý vô sanh.”, ông thật tình là ông thấy cái ý vô sanh. Khen mà trong đó chêm cái ngọn dao trong đó, khen là Bát nhã rồi đút cái tư tưởng nằm trong đó. Đúng vậy, đúng vậy, ông đáng khen, ông thật sự hiểu được cái Ý vô sanh. Chữ Ý là chết nữa.
Thì Huyền Giác thấy Tổ gạt mình nữa, Ngài mới hỏi lại “Vô sanh há có ý nữa sao ?”. Đã vô sanh là cái Bất tử mà lại có nghĩ về cái Bất tử, cái tư tưởng về cái Bất tử thì cái Bất tử này thành tư tưởng nữa. Ông Huyền Giác mới thấy Tổ chơi mình nữa. Tổ khen, đút ngọn dao tư tưởng nằm trong đó. Ông thật sự hiểu được cái ý vô sanh. Thì Huyền Giác mới hỏi “Vô sanh há có ý nữa sao?” Đã là Bát nhã mà có tư tưởng về Bát nhã nữa sao, đã là lặng lẽ mà nghĩ về cái lặng lẽ nữa sao, đã chết mà còn nghĩ về cái chết nữa sao, đã là bệnh mà nghĩ về bệnh nữa sao, bệnh thì nó bệnh, cảm giác đau đớn thì cảm giác đau đớn.
Hết giờ rồi, 1tiếng 30’, tôi tính để 15’ để mà trả bài. Giờ nói sơ thôi, kỳ tới quý vị trả bài khúc này thôi, kỳ tới lặp lại nữa, nói nhiều quá chắc quý vị không nhận được đâu, còn dài dài còn một khúc nữa, đây mới 1/3 câu chuyện thôi, tôi nhiều chuyện quá, tôi giảng hơi dài. Thì quý vị cũng nắm được phần nào rồi đó. Rồi tới cảm giác, rồi tới tư tưởng nữa, rồi hễ hết tư tưởng thì mới đắc quả Alahán.
Bài này độc đáo. Ban đầu đi về xác thân, “đi về sao mà chóng thế” là xác thân; chỉ cái xác thân rồi đặt cái cảm giác vô đó, rồi qua cảm giác đặt tư tưởng vô đó. Thì xác thân, cảm giác, tư tưởng, ý chí không phải là Bát nhã mà cũng không khác Bát nhã. Tổ kéo về cái hiện tượng giới, thì Huyền Giác đưa qua Bát nhã là không phải hiện tượng, bao trùm cái hiện tượng mà không dính mắc hiện tượng. Đó là cái đường lối của Đạo Phật. Thì thôi giờ tôi giảng sơ qua, kỳ tới giảng lại.
Tổ nói rồi ông Huyền Giác mới nói “Vô sanh há có ý sao”. Thì Tổ mới thêm câu thứ 3 giết chết Huyền Giác “Không ý thì ai phân biệt đây?” Nếu ông nói không có ý, không có tư tưởng, không có nghĩ về cái vô sanh thì ai mà phân biệt đây. Vậy là người tu không có phân biệt gì hết, ăn ngon không biết ngon, dở không biết dở, mặn không biết mặn, chua không biết chua. Thì cái gì mà biết? Nếu biết rồi thì nó thuộc về tư tưởng.
Cái câu này khó “Không biết thì ai phân biệt đây?” Thì chữ “ai” là tư tưởng, “biết” là tư tưởng, “phân biệt” là tư tưởng, 3 cái tư tưởng. “Không ý thì ai phân biệt đây?”. “Không ý” là tư tưởng, thì “ai” cũng là tư tưởng, “phân biệt” cũng là tư tưởng, 3 cái tư tưởng dồn vô. Nói vậy không có tư tưởng làm sao ông sống, làm sao biết cái này người nam, cái này người nữ, cái này con chó, cái này con trâu, con bò. Vậy là bậc đắc quả Thánh không phân biệt cái gì hết sao? Câu này giết chết. Bởi vì ông nói là trở về Chân như, trở về Bát nhã là không dính mắc cái gì hết, không dính mắc là không có gì hết.
Thì Huyền Giác mới hay “Vẫn biết chứ mà không dính mắc, chứ không phải là không biết”, ông nói là “Phân biệt thì có nhưng đó không phải là ý”. Phân biệt thì có phân biệt, Bậc Thánh cũng biết phân biệt, cũng biết ngon, ngọt, chua, cay, đắng, chát, cũng có tư tưởng vậy, cũng có ý chí vậy, nhưng mà cái đó không phải là tư tưởng. Tới đây là Huệ Năng khen “Đúng rồi”, thôi ở lại một đêm với Ta rồi mai hả về. Hết.
Tới đây là cái cuối cùng, nghĩa là có phân biệt, bậc Thánh nhân vẫn có cảm giác, có xác thân, có tư tưởng, có ý chí, có kinh nghiệm kiến thức, nhưng mà cái phân biệt này là cái phân biệt đặc biệt. Thì chúng ta học Duy thức chúng ta phải nắm 3 cái phân biệt này.
3 cái phân biệt này, thì đố quý vị biết cái phân biệt của Thánh nhân ra sao? Phân biệt của người, trời dục giới, sắc giới, vô sắc giới sao? Bây giờ ai trả lời được nè. Đưa ra câu hỏi để chúng ta kết luận buổi nói chuyện hôm nay. Rồi kỳ tới chúng ta bắt đầu đi mẫu giáo để đi đến cái này. Cái này tôi có giảng rồi, cái phân biệt tôi có giảng rồi, bậc Thánh cũng có phân biệt, mà phàm phu cũng có phân biệt, mà địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh cũng có phân biệt, người trời cũng có phân biệt, mà Nhập lưu, Nhất vãng lai, Bất lai cũng có phân biệt, Alahán cũng có phân biệt, mà nó giống nhau nhưng nó khác nhau. Bây giờ ở đây ai trả lời được. Phân biệt như thế nào là người trời, như thế nào là Thánh nhân, như thế nào là cõi dục, cõi sắc, cõi vô sắc. Có bao nhiêu thứ phân biệt?
Bài kinh Sáu Sáu tôi có giảng qua rồi, thì nó là toàn thể Đạo Phật. Mà có 2 cái thôi: một là Alahán, hai là Như lai. Thì chúng ta thấy Kinh Kim Cang cũng vậy “Vân hà hàng phục kỳ tâm. Vân hà an trụ kỳ tâm”. Làm sao để an trụ cái tâm?
Thì Lục Tổ Huệ Năng mới trả lời câu này, khi Ngài còn là tiều phu nghe được cái câu Kinh Kim Cang “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” tức là đừng có trụ vào đâu hết để mà sanh cái tâm. Tức là ngay trong cái sanh tử nhận lấy được cái an trụ là nhận lấy cái vô sanh trong đó, đó là câu hỏi thứ 1. “Vân hà an trụ kỳ tâm” cái tâm an trụ ở đâu để mà vững nhứt, an trụ ở cái vô sanh. “Vân hà hàng phục kỳ tâm” Muốn hàng phục cái tâm này phải làm sao? Thì phải tuỳ thuận với nó, thị hiện nó. Thì 2 câu này cũng là toàn thể Phật giáo.
Thành ra nếu chúng ta hiểu Đạo Phật, ở đâu cũng bàng bạc, chúng ta trả lời tất cả mọi câu hỏi bằng cách không trả lời gì hết tức là bằng cách thấy rõ thôi. Mà thấy như thế nào là thấy rõ? Mà như thế nào là thấy không rõ? Thì đó là cái bài giảng hôm nay, tôi muốn trở lại dưới hình thức nó sáng tỏ một chút.
Thì chúng ta thấy kinh Kim Cang cũng có 2 câu: “Vân hà an trụ kỳ tâm” đó Alahán. “Vân hà hàng phục kỳ tâm” phải tuỳ thuận với cái tâm liễu tri, thì đó là Như lai.
Thì đây Huyền Giác cũng sanh tử, thay đổi danh từ thôi, “Sanh tử là việc lớn. Vô thường mau chóng lắm” là hiện tượng giới này phải thấy cái bất sanh nằm trong cái sanh tử, phải tuỳ thuận với vô thường mới thành Như lai. Thôi đại khái vậy.
Rồi chúng ta coi tất cả kinh đều cũng vậy thôi. Cái kinh Trung bộ cũng vậy, Căn bản pháp môn và Căn tu tập cũng có 2 cái đó thôi. Căn bản pháp môn là : tưởng tri-thức tri.
- Tưởng tri là 4 đường ác: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, atula.
- Thức tri là người trời tức là có nghiệp, có ý chí là thức tri, chưa có nghiệp thì tưởng tri. Cũng giống như chúng ta dạy đây thôi.
- Thắng tri là cái hiểu biết mà không dính mắc, không dính mắc xác thân, không dính mắc cảm giác, không dính mắc tư tưởng là Nhập lưu, Nhất vãng lai, Bất lai kêu là thắng tri. Cái biết vượt lên tư tưởng, vượt lên kinh nghiệm kiến thức kêu là thắng tri.
- Rồi tới Alahán kêu là Tuệ tri. Cái biết toàn diện hết cả xác thân, cả cảm giác, cả tư tưởng luôn thì đó là tuệ tri.
- Rồi tới Liễu tri cái biết rốt ráo tùy thuận lại hết mà không dính mắc.
Thì kinh Trung bộ cũng vậy thôi. Cuối cùng là kinh Nam tông 152 bài bài cuối cùng là Căn tu tập. Căn tu tập tức là pháp môn căn bản. Pháp môn căn bản là cái nhận thức, Căn tu tập là cái căn để phát hiện nhận thức.
Cũng như tiếng nói là tâm, là nhận thức, mà cái ống loa là cơ quan là căn để phát hiện cái tiếng nói. Thì cũng có :
- 5 thứ phù trần căn: phù trần căn là cái căn bên ngoài: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, óc.
- Tịnh sắc căn: dây thần kinh thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác và Tịnh sắc căn vi tế là trung khu thần kinh óc.
- Thắng nghĩa căn: không có dùng căn bên ngoài, căn bên trong nữa mà đứng lặng nhập vào đứng lặng tức là alaya, dòng linh hồn kêu là Thắng nghĩa căn.
- Đệ nhất thắng nghĩa căn: kêu là Alahán, đứng lặng bất biến.
- Đệ nhất thắng nghĩa căn tuỳ thuận và viên dung đó là Bồ tát, Như lai. Chúng ta thấy cũng giống hệt thôi.
Rồi chúng ta qua Bảy trạm xe cũng vậy thôi. Thì tôi giảng sơ thôi:1/Giới thanh tịnh - 2/Tâm thanh tịnh - 3/Kiến thanh tịnh - 4/Đoạn nghi thanh tịnh - 5/Đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh - 6/Đạo tri kiến thanh tịnh - 7/Tri kiến thanh tịnh, hết. Nhưng mà thêm 1 cái độc đáo nữa là “Vô thủ trước bát Niết bàn”, cái này là Đại thừa, còn cái kia là tới Alahán. Alahán tức là An trụ kỳ tâm, làm sao chấm dứt sanh tử. Còn liễu tri tức là Vô thủ trước bát Niết bàn không chìm trong Niết bàn tịch tịnh mà ra tuỳ thuận, có vậy thôi.
Trình bày cách nào cũng nằm trong đó. Nếu chúng ta nắm là nắm hết Phật giáo, dù Tiểu thừa, Đại thừa cũng vậy. Muốn giải thích cho rành, quý vị phải hiểu 15 hạng chúng sanh. Khó đấy. Địa ngục khác với ngạ quỷ làm sao? Địa ngục hữu gián, vô gián vật lý, sinh lý khác nhau làm sao? Chưa chắc, Cả tới bác sĩ, giáo sư cũng không hiểu, học qua rồi: vật lý, sinh lý, tâm lý.
- Vật lý, sinh lý khác làm sao? Vật lý có thể trở lại thành sinh lý, vật lý tiến lên thân sinh lý, sinh lý có thể trở xuống vật lý được hay không? Mình phải rành. Rồi vật lý, sinh lý tiếp xúc nhau duyên khởi nhau sinh ra tâm lý.
- Tâm lý ngạ quỷ nó khác tâm lý súc sanh sao?
- Tâm lý súc sanh khác tâm lý cõi người sao?
Người phải có nghiệp, mà nghiệp chưa có kinh nghiệm.
- Kinh nghiệm là trời dục giới, rồi kinh nghiệm khá dồi dào là trời sắc giới, kinh nghiệm già dặn là trời vô sắc khác nhau sao ?
Quý vị phải rành. Mà rành cái đó quý vị đi vào quả Nhập lưu. Nhưng mà khi thực hành cái đó thì thấy được có 4 đường ác thôi. Còn người trời thì chưa thấy.
Cái lên cấp tức là làm cho nó thuần thục mới thấy cái xác thân, cảm giác, tư tưởng của cõi người và trời dục giới, đó là quả Thánh thứ 2.
Rồi lên cấp nữa cho nó liên tục nữa thì thấy được cõi sơ thiền-nhị thiền-tam thiền, đó là quả Thánh thứ 3.
Rồi thấy được cõi trời vô sắc, tứ thiền tứ không, mạtna tức là ý chí và thấy được chủng tử tức là kinh nghiệm, kiến thức, ký ức, tội phước trong alaya mới thành 1 vị Alahán.
Rồi còn phải phát bồ đề tâm trở lại tuỳ thuận nữa, mình thị hiện làm địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh làm tất cả các lớp. Thầy giáo người ta không chạy đi đâu hết, giờ xuống lớp mẫu giáo dạy. Ừ. Xuống thì xuống, nhưng mà các Ngài không thành mẫu giáo. Bây giờ vô lớp 7, vô thì vô ; lên lớp 12 dạy, lên thì lên. Còn quý vị đang ở lớp 3, quý vị xuống mẫu giáo. Chết. Con học con xuống dưới con dính mắc vào mẫu giáo con thành mẫu giáo luôn. Rồi lên lớp 7 dạy. Trời ơi ! trình độ lớp 3 mà lên lớp 7 dạy cái gì, con đâu có học tới đó đâu.
Thành ra 15 hạng chúng sanh là còn ở trong không có tự do. Tự do là không có lựa chọn mà còn lựa chọn thì không có tự do. Chỉ có Thánh nhân Alahán là không có lựa chọn, mới tự do. Còn Bất lai, Thánh thứ 3 còn lựa chọn. Bất lai đưa lên cõi tứ thiền, hư không vô biên thì chịu, không có chiếu kiến rõ ràng. Thôi đại khái vậy.
Bây giờ tới quý vị. Ai cho tôi biết, muốn biết theo tư tưởng, biết Bát nhã có mấy cách? Làm như thế nào phân biệt, phận biệt có mấy cách?
Phật tử trả bài.
Tôi xin tóm lại. Tôi đã giảng nhiều rồi. Thì nó có nhiều cách để giải thích về vấn đề luân hồi sinh tử. Ở đây cái phân biệt cuối cùng của Huyền Giác và Huệ Năng cũng là của chúng ta và của Phật, của Bát nhã và của tư tưởng. Thì chúng ta nên nhớ rằng Bát nhã nó bao trùm tư tưởng, còn tư tưởng chưa vói tới Bát nhã. Thành ra tôi muốn biết coi quý vị hiểu như thế nào. Rồi chúng ta đi sâu vào cái tư tưởng, vào Bát nhã nó tương ưng sao?
Nếu chúng ta nhận lầm, chúng ta lọt luân hồi sanh tử dài dài. Nhận lầm là nhận ngay bây giờ và tại đây, mà nhận đúng cũng là nhận ngay bây giờ và tại đây. Đạo phật cái độc đáo chỗ đó. Thoát luân hồi sinh tử là không có đi đâu hết, ngay bây giờ và tại đây.
Nếu “thấy được hiện tại mà chiếu kiến nó hiện tiền đừng dính mắc”, bây giờ là Phật.
Còn nếu chúng ta “thấy có hiện tại lập tức có quá khứ, có hiện tại, có vị lai”. Thành ra cái mà hiện tại chưa phải là Đạo phật.
“Đừng nuối tiếc quá khứ, đừng mơ mộng tương lai, hãy sống trong hiện tại.”, “Thở vào tâm tĩnh lặng, Thở ra mỉm miệng cười, An trú trong hiện tại, Giờ phút đẹp tuyệt vời.” Thì đó là tứ thiền sắc giới tức là luân hồi vào tứ thiền cao nhất của cõi sắc giới. Chừng nào chiếu kiến cái hiện tại đó là cái hiện tiền tức là alaya dòng nước thôi, chứ không phải là sóng thì ngay lúc đó là Phật, không dính mắc nữa.
Thì đại khái cái câu hỏi này có 3 cái phân biệt:
- Phân biệt bằng kế đạt tức là của 4 đường ác.
- Phân biệt bằng tùy niệm tức là của 4 đường thiện
- Phân biệt mà không phân biệt đó là Alahán. Mà vẫn thị hiện phân biệt dài dài đó là của Như lai kêu là tự tánh phân biệt.
Hay là tôi còn giảng cách khác nữa, nó nhiều cách khác nữa. Thì: 4 đường ác chúng ta thường kêu là đới chất cảnh phân biệt bằng cảm giác. Còn cái kia kêu là độc ảnh cảnh. Tức là cuộc sống chúng ta.
* Dùng 5 căn tiếp xúc 5 trần thì bắt đầu có cái cảm thọ, rồi tư tưởng mới xen vào để cải sửa, chúng ta kêu đó là đới chất cảnh. 5 thức đầu hợp tác với thức thứ 6 kêu là ngũ câu ý thức.
* Rồi khi về chúng ta không ngồi thiền ở đây nữa, chúng ta có quyền nhớ lại. Thì alaya sẽ cung cấp cho cái hiểu biết, thì bây giờ không có ngũ câu nữa mà độc ảnh cảnh, kêu là độc đầu ý thức. Ý thức làm việc một mình.
Thì bây giờ tiến hóa hay sa đọa là do cái độc ảnh cảnh này nó cải sửa. Nếu nó là người, 4 đường ác thì nó có thể cải sửa người trời, thì bây giờ mắt -tai -mũi -lưỡi hành động theo người trời. Rồi nó mới trở về độc ảnh nữa nó thấy người trời dục giới chưa được, nó lên trời sắc giới, thì cái đó cũng là độc ảnh cảnh, thì cái đó mới cải sửa ngũ câu thành cõi trời sắc giới. Đại khái là vậy.
* Còn các Bậc Thánh nhân đó là: Nhập lưu, Nhất vãng lai, Bất lai, Alahán thì lặng lẽ nhìn mọi cái này: 4 đường ác, 4 đường thiện cho tới cõi trời phi phi tưởng mà không dính mắc, lập tức là Alahán hiện tiền. Nhưng mà Nhập lưu, Nhất vãng lai, Bất lai khác. Cái đó tôi giảng rồi. Còn nếu tùy thuận là Như lai. Đại khái là vậy, kỳ tới lựa cái đó quý vị muốn trả lời cách nào cũng được.
Trả lời kiểu ông Thiện Khánh cũng được, giải thích nó hơi dài dòng mà nó rõ ràng, tỷ mỷ nhưng mấy người mới có thể không nắm được. Còn giải thích như ông Vân Thái thì quá đơn giản mấy người mới cũng không hiểu được. Giải thích cho vừa đủ thôi thì quý vị muốn giải thích cách nào cũng được, nhưng mà làm sao chính mình nắm cho rành cái bài giảng của mình. Hễ mình nắm đúng thì mình đi đúng, nắm sai mình lẩn quẩn dòng sanh tử, luân hồi sinh tử khổ. Rồi chúng ta sẽ đi vào bài kinh Sáu Sáu, đi vào từng chi tiết của 4 đường ác, 4 đường thiện, 4 tiểu Thánh và 3 bậc Tam Tôn để chúng ta không còn lầm lạc trong đó nữa.
Nói vậy chứ quý vị cũng vẫn chưa sáng tỏ đâu, mới là lơ tơ mơ thôi, còn đi vào sâu nữa, khi ngồi thiền chúng ta nhả ra chúng ta nghiền ngẫm. “Văn – Tư” rồi hiểu cho rành chúng ta mới áp dụng vào trong cuộc sống mình thì từ nay chúng ta mới là Thánh thực sự.
Còn bây giờ nghe vậy, chúng ta mới là “văn” thôi chưa có gì. “Văn” chúng ta có thể văng xuống sình luôn, cái đó là “văn”. Rồi “tư” tức là suy nghĩ, nghiền ngẫm thì phải có thiền định, mà quý vị chắc không có thiền định, thiền định ít nhất là 2 tiếng, trên nữa thì tốt, có thể 5 tiếng, 7 tiếng, 1 ngày, 7 ngày thì quý vị mới đắc cõi trời thôi, rồi từ đó quý vị mới định sanh hỷ lạc, có người chỉ quý vị mới nhận lại Phật tánh qua Nhập lưu, quả Thánh đầu thôi. Đại khái là vậy. Thôi hôm nay xin tạm ngưng, hẹn quý vị chủ nhật tới.
Trước khi dứt lời tôi xin cầu chúc cho toàn thể phật tử chúng ta cũng như toàn thể pháp giới đều chóng vãng sanh về Cực lạc và thành Phật đạo.
Nam mô A Di Đà Phật.