☦✜† Tại sao học sinh Da Trắng học Kém hơn học sinh Á Đông ☯☯ ?

☬ Gốc Rể khác nhau ☬

Đa số người Da Trắng được dạy dỗ trong giá trị Thiên Chúa Ki Tô - Do Thái kiểu như cố gắng và đặt trọn đức tin vào Chúa Trời, cho nên cha mẹ động viên con cái học đủ để PASS lớp điểm C, không đòi hỏi thành tích xuất sắc điểm A.



Dân Da Trắng khuyến khích con cái làm những gì nó thích như chơi âm nhạc, chơi thể thao, chơi video games, đặc biệt là Volunteer làm tình nguyện, đi biểu tình, chiến đấu cho những gì họ tin là đúng, chạy đuổi theo Đam Mê. Cho nên đừng ngạc nhiên khi mấy cái hội PETA, LGBTQIA, Vegan, Environmentalist toàn do bọn này khởi xướng bày ra trước. Ở Mỹ và Châu Âu biểu tình rầm rộ như cơm bữa. Cho nên có quá nhiều hoạt động xã hội nên sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập

Ngược lại gốc rể người Á Đông là Khổng Tử, Nho Giáo, Lão Giáo, Phật Giáo. Cho dù gia đình có theo đạo Thiên Chúa Giáo đi chăng nữa, họ vẫn là thiểu số và ít ai có tư duy khác biệt trong xã hội văn hóa Tập Thể của phương Đông. Nhập gia tùy tục mà.

Nếu ở Việt Nam thì người Công Giáo Việt vẫn phải cho con đi học thêm vì nếu không học giỏi, không có bằng cấp, không đậu trường tốt thì khó mà có tương lai tươi sáng.

Tương tự Hàn Quốc, mặc dù Tin Lành phát triển rất mạnh ở Đài Hàn Dân Quốc , nhưng đa số học sinh Hàn vẫn phải học cày cật lực, và tỷ lệ tự sát học đường vẫn cao chót vót .
[MEDIA=youtube]TXswlCa7dug[/MEDIA]

===

Tại sao học sinh gốc Á học giỏi hơn?

Báo chí Việt nam thường nhắc đến thành tích học đường của các em gốc Việt, ví dụ số valedictorian gốc Việt ở các trường Texas. Các giải thưởng về khoa học, công nghệ của Intel được trao cho tỷ số Á đông quá cao so với tỷ số dân trong nước Mỹ. Năm 2015, 300 học sinh trung học vào bán kết có 75 người gốc Ấn, và đếm sơ danh sách, tôi có thể nhận ra 90 tên có vẻ gốc Đông Á, ví dụ như 6 người họ Yu, 5 người họ Lin, 5 người họ Li, tuy không thấy ai họ Nguyễn. Trường Thomas Jefferson ở Fairfax County, gần thủ đô Washington, là một trong những trường trung học "tinh hoa, nam châm" về khoa học kỹ thuật nổi tiếng giỏi của toàn nước Mỹ. Năm nay, trong gần 3000 học sinh xin vào, chỉ 17% được chấp nhận. Trong số này 70% là gốc Á Châu, trong khi dân số trong vùng Fairfax chưa đến 20% là gốc Á. (2)

Từ trước đến nay, việc học sinh gốc Á (gồm Đông Á, như Trung quốc, Nhật, Hàn; Đông Nam Á -trong đó có Việt Nam; Philippines; và Nam Á (Ấn độ, Pakistan, vv) học giỏi hơn đã được chứng minh. Nhưng cách giải thích thì còn tranh cãi. Những lý do đưa ra gồm ba nhóm:

● Yếu tố xã hội-kinh tế: người gốc Á có mức sống cao hơn, cha mẹ họ học thức trình độ cao hơn. So với người da trắng, người Mỹ gốc châu Á như người Philippines, người Ấn độ, có học thức cao hơn (trên một nửa [50%] người Á châu trên 25 tuổi có bằng cử nhân hoặc cao hơn so với tỷ số 28% cho toàn nước Mỹ), ít ly dị hơn, cha mẹ đều có việc làm. Tuy nhiên riêng về người gốc Việt hay gốc Hoa thì không đúng, họ nghèo hơn phụ huynh trình độ học thức thấp hơn người da trắng, vậy mà con cái họ học giỏi hơn con người bản xứ rất nhiều.

● Học sinh gốc Á có khả năng học hỏi cao hơn ("cognitive ability"), nói giản dị là "thông minh" hơn. Có những bằng chứng cho thấy trẻ gốc châu Á được test khả năng học hỏi từ 2 tuổi trở lên có điểm cao hơn. Cũng như điểm người gốc Á về toán trong cuộc thi SAT (lúc sắp tốt nghiệp trung học Mỹ) cũng cao hơn. Tuy nhiên, người thì giải thích do di truyền, người khác thì cho là do những yếu tố gia đình, văn hoá, xã hội, vì lúc người ta so sánh chỉ số thông minh (IQ) của người Tàu hay người Nhật bản xứ (tại Trung Hoa, tại Nhật) với người bản xứ Mỹ thì không có khác biệt về trí thông minh. Nhiều người tranh đấu cho quyền người gốc Á cho rằng người ta nâng dân gốc Á lên để từ chối không giúp đỡ cho những nhóm thiệt thòi (như người Cambodia, một số người Việt) .

● Họ chú tâm (attentiveness) và ham làm việc (work ethic) nhiều hơn trong học đường, gọi chung là "academic effort" (chúng ta nói "chăm chỉ học hành").

Hai học giả Amy Hsin (Queens College, New York) và Yu Xie (ĐH Michigan- Beijing) vừa có công bố một nghiên cứu về vấn đề này. Hsin và Xie so sánh thành tích của hai nhóm một bên gốc Á một bên da trắng, từ lúc mẫu giáo đến trung học (3). Lúc trẻ mới vào mẫu giáo, các trắc nghiệm cho thấy lúc ban đầu trẻ châu Á có vẻ có khả năng học hỏi cao hơn trẻ da trắng, nhưng sau đó sự khác biệt giảm dần.

Sự cố gắng học (academic effort) gồm sự chú ý, chăm chỉ, và ham học (academic effort) do thầy giáo đánh giá giữa dân gốc Á và dân da trắng không khác nhau. Sau đó thì khoảng cách giữa hai nhóm về sự cố gắng học tăng dần, lớn nhất khoảng lớp 10, và giảm xuống chút ở lớp 12. Kết quả việc học (academic achievement) cũng tương tự. Từ mẫu giáo trở lên, dân gốc Á càng ngày càng học hành kết quả tốt hơn dân da trắng cho đến lúc hết trung học.

Họ thấy rằng sự vượt trội của nhóm châu Á được giải thích phần lớn bởi sự chăm chỉ, cố gắng của họ nhiều hơn là bởi năng khiếu tự nhiên có thể trắc nghiệm được hay vì những ưu thế về mặt kinh tế xã hội. Hai yếu tố khác giải thích tại sao trẻ em gốc Á giỏi hơn là:

1) Người gốc Á có khuynh hướng tin rằng học giỏi là do chăm chỉ, rèn luyện nhiều hơn là do thiên phú. Họ cũng mong đợi và "áp lực" con mình phải học giỏi nhiều hơn là người da trắng.

- Cha mẹ da trắng ngược lại tin rằng trẻ giỏi toán là do thiên phú nhiều hơn là do học “gạo”.

Cha mẹ da trắng ngược lại tin rằng trẻ giỏi toán là do thiên phú nhiều hơn là do học “gạo”

Yếu tố chiều hướng văn hoá (cultural orientations) này đóng vai trò quan trọng hơn là yếu tố giai cấp kinh tế xã hội (socioeconomic factor). Về điểm này, xin trích lại lời của Khổng tử nói về sự học thấu đáo để biến "ngu thành sáng", yếu đuối thành khoẻ mạnh: "Học cho rộng, hỏi cho kỹ; nghĩ cho cẩn thận, phân biệt cho sáng tỏ, làm cho hết sức. Có điều không học nhưng đã học điều gì thì phải học cho kỳ được. Có điều không hỏi, nhưng khi đã hỏi điều gì thì phải hỏi cho thật hiểu. Có điều không nghĩ nhưng đã nghĩ điều gì thì phải nghĩ cho ra. Có điều không phân biệt nhưng đã phân biệt điều gì thì phải phân biệt cho minh bạch. Có điều không làm nhưng đã làm điều gì thì phải cố hết sức mà làm cho bằng được… Nếu quả theo được đạo ấy thì tuy ngu mà cũng thành sáng, yếu đuối rồi cũng thành ra khoẻ mạnh".


2) Tình trạng di dân (immigration status) của trẻ gốc châu Á. Điều đáng ngạc nhiên là "thân phận di dân" còn quan trọng hơn các yếu tố vừa kể. Điểm này có thể làm chúng ta nhớ đến giai đoạn sau cuộc di cư năm 1954 của người miền Bắc Việt vào Nam lập nghiệp. Người di cư thời đó rất thành công ở học đường mặc dù phần đông họ rời quê hương hầu như bàn tay trắng và lập nghiệp nơi quê người. Tuy nhiên dùng điểm này mà thôi không giải thích được tại sao người di dân gốc châu Mỹ la tinh ("người Mễ") không thành công trong học đường bằng người da trắng.

Theo Hsin , từ mẫu giáo qua trung học, điểm kết quả các trắc nghiệm hai nhóm trong trên 5200 trẻ được nghiên cứu ngang nhau chứng minh không phải trí thông minh, khả năng học hỏi bẩm sinh ( gắn liền với khác biệt chủng tộc) là nguyên nhân của sự khác biệt về kết quả học hỏi. Gia đình người gốc Á biết dùng những phương tiện sẳn có trong cộng đồng (community resources) học để giúp cho việc học hành của con cái họ: truyền miệng nhau khu nào trong thành phố được đi học trường tốt hơn (theo kiểu mẹ của Trang Tử dọn nhà mấy lần cho con họ dễ hấp thụ tánh tốt, học hỏi dễ dàng hơn), chỉ bảo cho nhau sách nào hay, sách luyện thi tốt, video dạy học, website hướng dẫn, lớp luyện thi .

Cha mẹ gốc Á có thể "gò" con cái,theo kỷ luật sắt, không tâng bốc con, bắt chúng học "gạo" và ép chúng vào kỷ luật , theo kiểu tác giả Amy Chua, một giáo sư đại học gốc Hoa dạy con mình và đề xướng trong cuốn sách "Nhạc xuất quân của một bà mẹ Cọp" ("The battle hymn of a Tiger Mom"). Tuy nhiên theo Hsin, lý luận như vậy sao lãng yếu tố các nguồn lợi và các lực trong xã hội [của người gốc Á] cũng cố và bảo vệ ý hướng hăng say làm việc của họ ("work ethic"="đạo đức làm việc").

Tuy nhiên, những thành tựu kể trên cũng phải trả bằng một giá nào đó. Về mặt tiêu cực, học sinh gốc châu Á so với học sinh da trắng ít "thấy thoải mái với chính mình" (“feel good about myself). Chúng ít gặp gỡ, chơi với bạn bè hơn. Về sự quan hệ với cha cũng như mẹ mình, họ cũng ít thấy thoả mãn hơn các bạn da trắng ( Các học sinh được hỏi những câu như: Are you “close with mom? “”close with dad?”).(4)

Để kết luận, người gốc châu Á ở Mỹ gồm nhiều nguồn gốc, dân tộc khác nhau và có mức sống (kinh tế xã hội ) cũng khá phân biệt. Nói chung con cái họ thành công trong học đường hơn người Mỹ trắng bản địa. Yếu tố quan trọng nhất theo bài phân tích mới đây của Hsu và Xie bao gồm trẻ em nhiểu thành phần, nguồn gốc, là vị trí hay thân phận của người di dân, từng được thử thách, chọn lọc mới đến đây, và bị áp lực phải cố gắng để vươn lên. Yếu tố kế tiếp là họ tận dụng những "nguồn lợi" xã hội, dựa vào nhau mà sống. Những yếu tố khác còn được tranh cãi là trí thông minh cao hơn được chứng minh trong nhiều khảo cứu nhưng cũng từng bị bài bác là thiên vị chủng tộc. Nền văn hoá thuận tiện hơn cho việc học như văn hoá Khổng học, hay rộng hơn, "những giá trị Á Châu" nói theo cựu (cố) thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu là những yếu tố quan trọng giúp trẻ học giỏi hơn. Tuy nhiên chúng ta nên để ý vì con cháu chúng ta có thể cô đơn hơn, ít thì giờ chơi với bạn hơn, và có thể thấy ít gần gũi với cha mẹ hơn là trẻ em Mỹ trắng. Nhân dịp ông Lý Quang Diệu (Lee Kuan Yew) vừa qua đời, chúng ta có thể nhìn Singapore như là hiện thân của những gì người gốc châu Á có thể đạt được nhờ cố gắng và kỷ luật, cùng với những giá trị chọn lọc mang theo; chỉ có hơi khác với Singapore của ông Lý Quang Diệu, là chúng ta được hưởng tự do và sự tôn trọng con người nhiều hơn trong hoàn cảnh xã hội của các nước phương tây.

Bác sĩ Hồ văn Hiền
Ngày 27 tháng 3 năm 2015
Tham khảo:
1)Tác giả câu trích đầu bài: *Richard Llewellyn (1906-1983) ; văn sĩ viết tiếng Anh, gốc xứ Wales, tác giả cuốn tiểu thuyết nổi tiếng, từng được quây thành phim: "Thung lũng của tôi xanh tươi biết bao"(1939) (How green was my valley). Nguyên văn (trích từ sách nói trên):
"I saw behind me those who had gone, and before me those who are to come. I looked back and saw my father, and his father, and all our fathers, and in front to see my son, and his son, and the sons upon sons beyond. And their eyes were my eyes. Then I was not afraid, for I was in a long line that had no beginning, and no end,..
2)http://www.washingtonpost.com/local/...f89_story.html
3) Amy Hsin and Yu Xie: Explaining Asian American Asians’ academic advantage over whites.
(Proceedings of the National Academy of Sciences of the United States of America)
http://www.pnas.org/content/111/23/8416.full
4) http://time.com/88125/the-tiger-mom-...s-large-study/

Nguồn https://spiderum.com/bai-dang/Tai-sa...inh-A-Dong-77b