Người xưa thường nói rằng: tai nghe là giả, mắt thấy là thật. Con người ngày nay ỷ lại và tin tưởng quá mức vào hết thảy những gì cặp mắt thịt của mình nhìn thấy, lấy những điều nhìn thấy được thông qua con mắt này làm tiêu chuẩn để phán xét sự vật có tồn tại hay không, thật hay là giả. Tuy nhiên, cặp mắt của con người có thật sự đáng tin cậy không? Được coi là một trong năm giác quan của con người, cặp mắt thịt này có thật sự có khả năng to lớn như vậy không?

Nghiên cứu phát hiện rằng con mắt người có công dụng không khác gì so với chiếc máy ảnh, nó chỉ có tác dụng thu nhận hình ảnh của vật thể, hình ảnh cụ thể được hình thành ở bên trong đại não con người. Hơn nữa cặp mắt này chỉ có thể nhìn thấy những sự vật, hiện tượng ở tầng bề mặt do tế bào tổ hợp thành, theo các câu truyện thần thoại, truyền thuyết thì có lẽ cặp mắt này còn không bằng được cặp mắt của động vật, chúng có thể nhìn thấy được vật thể ở không gian khác.

Vậy thì liệu những điều cặp mắt này nhìn thấy có chân thực không?

Ở vào thời đại mà rất ít người biết đến sự thành tín như hiện nay, người ta đã không còn tiếp nhận thông tin theo kiểu truyền miệng như xưa kia nữa. Khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển thì phương thức trao đổi thông tin cũng ngày càng nhanh chóng, thuận tiện hơn, thế nhưng mức độ tin cậy của thông tin lại ngày càng giảm. Ví như ngày nay chúng ta khi thấy một tin tức nào đó sẽ không dễ mà tin nó ngay, quả đúng như một câu nói được lan truyền trên mạng: “không thấy thì không tin”.

Tuy nhiên, liệu có phải “thấy mới tin”? Khoa học hiện đại đã phát triển tới mức người ta có thể tùy ý “nhào nặn” một vài tư liệu để chụp thành một bức hình theo ý muốn; cũng có thể tùy ý chèn âm thanh mà mình muốn vào hình ảnh. Những kỹ xảo hiện đại này tuy có thể thỏa mãn một số nhu cầu của chúng ta nhưng cũng dễ dàng bị người ta lợi dụng để dối gạt mọi người. Đây chính là nguyên nhân vì sao gần đây trên các trang mạng Internet xuất hiện rất nhiều tin tức giả tạo, quảng cáo lừa gạt. Nhất là khi cái gọi là tin tức ấy lại được cố ý “dàn dựng”, “đạo diễn”, ví như “vụ tự thiêu giả mạo ở quảng trường Thiên An Môn” do đài truyền hình trung ương Trung Quốc cố tình dàn dựng để bôi nhọ Pháp Luân Công, những điều chúng ta nhìn thấy qua các thước phim của đài truyền hình TƯ Trung Quốc có phải là sự thật không? Trong tình huống này, những gì mà cặp mắt nhìn thấy được, dẫu cho dựa trên rất nhiều “chứng cứ xác thực”, cũng không thể nói lên được bản chất của vấn đề.

Vậy thì những gì mà cặp mắt thịt không nhìn thấy được lẽ nào đều là hư ảo, giả dối cả sao?

Có nhà triết học đã từng nói: “Nhân loại thật bé nhỏ và vô tri”. Nhân loại bé nhỏ ở chỗ rất nhiều sự vật tồn tại trong vũ trụ, con người đều không thể nhìn thấy được, mà những điều con người không thể nhìn thấy được chính là những điều họ không thể biết được; còn nhân loại vô tri ở chỗ người ta thường cho rằng điều gì mình cũng biết, những thứ mà bản thân không biết thì họ mặc định rằng nó không tồn tại, loại người này thật cố chấp, ngu muội, chỉ tin vào con mắt của mình. Nhưng rất nhiều điều mà con mắt người không thể nhìn thấy được lại thực sự tồn tại.

Ví như không khí mọi thời khắc luôn tồn tại trong cuộc sống của chúng ta, mặc dù cặp mắt thịt này của con người không nhìn thấy được, nhưng nó lại thật sự tồn tại mọi nơi mọi lúc. Ngày nay, con người đã khám phá ra một số chòm sao, những chòm sao này được tạo thành bởi vô số các hành tinh lớn nhỏ trong vũ trụ, hơn nữa chúng còn vận động một cách có quy luật tạo nên những hình ảnh kỳ diệu. Mười hai cung hoàng đạo trong nghiên cứu chiêm tinh học của phương tây được đặt tên dựa theo hình dáng của các chòm sao trên bầu trời. Ví như hình dáng của chòm sao Bảo Bình, Sư Tử, Tiên Nữ, mọi người chỉ dựa vào mắt thịt thì không thể nhìn thấy được, nhưng chúng không chỉ tồn tại một cách chân thật, mà sự vận chuyển theo quỹ đạo của chúng trong thời gian dài đã âm thầm ảnh hưởng đến cuộc sống của con người.

Còn có rất nhiều điều mà con mắt người không thể nhìn thấy được nhưng chúng lại thực sự tồn tại. Nếu như con người vẫn tin tưởng một cách mù quáng vào đôi mắt của mình, hạn cuộc nhận thức của mình vào trong phạm trù những gì mình có thể nhìn thấy, thì cũng chỉ khiến con người ngày càng ngu muội hơn mà thôi.

Điều mà mắt không nhìn thấy không nhất định là giả, điều mà mắt nhìn thấy cũng không nhất định là thật. Cặp mắt thịt này chỉ là một công cụ để chúng ta nhận biết thế giới bên ngoài nhưng nó không phải là công cụ chuẩn xác nhất. Con người nên suy nghĩ, cân nhắc chứ không nên mù quáng tin theo con mắt, suy nghĩ một cách lý trí sẽ mang đến trí huệ, suy nghĩ một cách thấu đáo sẽ mở ra chân lý, không bị mê hoặc bởi những điều mắt thấy, không bị trói buộc bởi những quan niệm cố hữu. Chỉ khi nhìn thế giới bằng trái tim chứ không phải bằng con mắt, chúng ta mới có thể nhận ra được bản chất của sự vật, bản chất của thế giới.