Trang 1 trong 5 12345 Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 87

Ðề tài: Linh hồn dưới góc độ Phật Giáo

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1
    Nhị Đẳng Avatar của smc
    Gia nhập
    May 2012
    Nơi cư ngụ
    Tân Phú - Tp.Hồ Chí Minh
    Bài gởi
    2,223

    Mặc định Linh hồn dưới góc độ Phật Giáo

    Đề tài này SMC đã đắn đo nhiều lần, cũng như có không ít bài trước kia đã nói rồi. Nay "nhai lại" như bò nhai cỏ, chỉ mong quý ĐH nếu có rãnh đọc, thì hãy bỏ qua tất cả những quan kiến mình có, chỉ đọc bài mà thôi. Sau đó hãy tư duy, ngồi thiền và suy nghĩ xem chỗ nào phù hợp, chỗ nào chưa phù hợp. SMC hoan hỷ khi chúng ta trao đổi trong Chánh ngữ và đây cũng là sở hành của một người đệ tử Phật.

    Đi vào vấn đề, SMC nhận thấy thực trạng hiện nay chúng ta tranh cãi thế này - thế khác chắc phần lớn là do tư duy mỗi người nhìn nhận vấn đề. Ở đây, SMC không phân định đúng - sai mà chỉ muốn chúng ta có cái nhìn bao quát hơn ở nhiều khía cạnh. Đặc biệt là về cái gọi là: linh hồn, thần thức. Ngay trong Phật giáo, hiện nay, trong diễn đàn này, chắc cũng có nhiều người còn mơ hồ về cái "linh hồn" này, đặc biệt là các ĐH mới bước chân vào Tịnh Độ Tông. Vì bởi: hơn 50% người tu Tịnh Độ mà SMC có dịp tiếp xúc qua, đều cho rằng: sau khi chết, mình xuất hồn ra, đi về một thế giới khác!

    Thế thì dưới góc độ của Đạo Phật, Đức Phật đã nói những gì... chúng ta hãy từ từ đọc và chiêm nghiệm thử xem nhé.

    Ở đây nói rõ hơn, theo quan niệm linh hồn, sau khi chết chúng ta tuy là một người hay một loài vật khác nhưng vẫn có "ai đó" ở đấy, như anh A chết đi sau đó tái sinh, vẫn là anh A nhưng ở một hình thức khác. Thực sự theo Phật giáo thì không phải vậy, Phật giáo nói đến vô ngã, không có "ai" cả! Khi tái sinh, chúng ta không còn là "ai đó" nữa, mỗi kiếp sống, chúng ta là một người hoặc sinh vật khác, điều kết nối duy nhất giữa các kiếp sống ấy là kamma (nghiệp- hành) tàn dư, như ngọn lửa tàn của đống cháy này làm ra một vụ cháy khác mà thôi.

    Ở đây ví dụ như chúng ta đấm vào tường thì cái đau (tái sinh) là hậu quả của hành động, chứ cái đau (sự tái sinh) không phải chính là hành động ấy (cú đấm). Đó là vô ngã. Không có linh hồn, không có thần thức, không có chủ thể cố định. Giống như khi một người nghiện thuốc chết đi, khi mới sinh ra anh ta không hề nghiện thuốc, nhưng do hậu quả của dòng nghiệp khi trưởng thành anh ta hút thuốc và nghiện trong kiếp sống mới, đó là hai con người hoàn toàn khác nhau, kiếp sống sau chỉ là hậu quả của nghiệp từ các kiếp sống trước.

    Nếu chúng ta đấm thật mạnh vào tường, thì chúng ta sẽ nhận một cơn đau đớn khủng khiếp; nếu chúng ta vuốt ve, chúng ta sẽ nhận lại được sự êm ái. Đây là Nhân Quả (karma) và Luân Hồi (samsara) không hề có tư duy tôn giáo trong đó. Nếu chúng ta đấm nhất định chúng ta sẽ đau, nếu chúng ta vuốt ve chắc chắn chúng ta sẽ êm ái. Chúng ta có hành động (nghiệp) chắc chắn chúng ta sẽ có tái sinh, nhưng dẫu sao đó vẫn là trong sự luân chuyển vô cùng. Phật giáo không dừng lại ở đó.

    *Karma: Nghiệp có nghĩa là Thân hành, Ý Hành, Khẩu hành. Hành động tạo ra kết quả thì gọi là Nghiệp.

    *Samsara: tương tục, luân hồi (Luân tức là luôn luôn xoay chuyển và tiếp diễn. Hồi ở đây là trở lại, hành động trả lại cho chúng ta hậu quả)

    Phật giáo ở một mức độ cao hơn nữa....Khi chúng ta chấm dứt Kamma, chấm dứt sự luân chuyển của dòng nghiệp thiện và ác do các kiết sử bám chấp sai lầm vào sự vật sự việc. Lúc mà dòng nghiệp không còn được tạo ra nữa, ấy là Tịch Tĩnh (Niết bàn). Những tác động cũ của dòng nghiệp vẫn sẽ tới khi năm uẩn còn tồn tại (tàn dư của kiếp sống trước), nhưng khi đã chấm dứt năm uẩn, chính là vô dư Niết Bàn - đó là nơi an ổn hoàn toàn, chính là giải thoát khỏi hai dòng nghiệp thiện và ác. Chính vì không có ngã, không có linh hồn, chúng ta mới đạt được giải thoát. Đừng hình dung thành quả của Phật giáo đó chính là trở thành một cái Ngã khác ở trên trời, hoặc trở thành một "ai đó" như vậy là không phải vô ngã, không phải nội dung Phật giáo.

    Tựu chung chúng ta ở đây là kết quả của vô vàn hành động và nhân duyên nhưng không hề có một Linh hồn và chủ thể nào bên trong. Vậy ai Khổ, ai giải Thoát? Thực ra khi nói Ta Khổ là chỉ có phiền não Khổ. Hãy nhớ, chỉ có phiền não Khổ mà thôi, ngoài ra không có "ai" Khổ cả. Giải thoát là giải thoát khỏi phiền não, không cần có Ngã, chúng ta vẫn khổ và vì không có Ngã. Đây là điểm rất quan trọng... chúng ta ở đây chỉ là kết quả của các nhân duyên, đoạn tận các nhân duyên của phiền não chúng ta tìm thấy giải thoát, vốn dĩ chúng ta luôn Vô Ngã.


  2. #2

    Mặc định

    Haha, đúng là Tà kiến của Ngoại đạo, của Ma trược thời Mạt Pháp.

    Đã không tự ngộ, đã vậy còn dám gieo chữ, tự xưng là chánh kiến của Phật pháp. Thật còn không biết tự hổ thẹn?

    Trường Bộ Kinh, Kinh Tệ Túc:


    - Tôn giả Kassapa, có những người bắt được một người ăn trộm phạm tội và đem đến cho tôi: "Thưa Tôn chủ, đây là người ăn trộm phạm tội. Hãy hình phạt anh ta như Ngài muốn." Tôi nói với họ như sau: "Các khanh, hãy giết người này bằng cách lột da ngoài, da trong, thịt, gân, xương, và xương tủy của anh ta". Những người này vâng lời tôi và đáp: "Xin vâng, Tôn chủ!" rồi họ bèn giết người ấy bằng cách lột da ngoài, da trong, thịt, gân, xương, và xương tủy. Khi người áy chết một phần nửa, tôi bảo họ: "Hãy lật ngược người này nằm ngửa, và xem linh hồn của anh ta có đi ra không?" Họ lật ngược người này nằm ngửa, và chúng tôi không thấy linh hồn người ấy đi ra. Tôi lại bảo họ: "Hãy lật người này nằm cong lại... nằm phía một bên... nằm phía bên kia... đặt người đó đứng thẳng... đặt người ấy đứng lộn đầu xuống... đánh người ấy với tay... đánh người ấy với cục đất... đánh người ấy với gậy... đánh người ấy với gươm... đánh anh ta phía bên này... đánh anh ta phía bên kia... đánh anh ta cùng khắp tất cả và xem linh hồn của anh ta có đi ra không? "Họ đánh anh ta phía bên này, đánh anh ta phía bên kia, đánh anh ta cùng khắp tất cả và chúng tôi không thấy linh hồn người ấy đi ra. Anh ta có mắt và sắc pháp các mặt, nhưng căn không cảm thọ được. Anh ta có tai và các tiếng có mặt, nhưng căn không cảm thọ được. Anh ta có mũi và các hương mặt, nhưng căn không cảm thọ được. Anh ta có lưỡi và các vị có mặt, nhưng căn không cảm thọ được. Anh ta có thân và các xúc có mặt, nhưng căn không cảm thọ được. Tôn giả Kassapa, sự kiện là như vậy, nên tôi chấp nhận: "Không có đời sau, không có các loại hóa sanh, hành vi thiện ác không có quả báo".

    19. - Này Tôn chủ, tôi sẽ cho Ngài một ví dụ. Nhờ ví dụ, một số người có trí hiểu được ý nghĩa của lời nói. Này Tôn chủ, thuở xưa có một người thổi tù và, cầm tù và bằng vỏ ốc và đi đến biên giới. Người ấy đi đến một làng kia, sau khi đến xong, đứng giữa làng, thổi ống tù và ba lần, đặt ống tù và xuống đất và ngồi xuống một bên. Này Tôn chủ, những người dân ở biên giới ấy suy nghĩ: "Tiếng ấy là tiếng của ai mà lại khả ái như vậy, đẹp đẽ như vậy, mê ly như vậy, hấp dẫn như vậy, rung cảm như vậy." Họ tụ họp lại và hỏi người thổi tù và: "Này bạn, tiếng ấy là tiếng của ai mà lại khả ái như vậy, đẹp đẽ như vậy, mê ly như vậy, hấp dẫn như vậy, rung cảm như vậy?" "- Này các bạn, đây là cái tù và, và tiếng của tù và ấy khả ái như vậy, đẹp đẽ như vậy, mê ly như vậy, hấp dẫn như vậy, rung cảm như vậy." Họ bèn đặt chiếc tù và nằm ngửa và nói: "Hãy nói đi, bạn tù và! Hãy nói đi, bạn tù và!" Nhưng chiếc tù và ấy không nói tiếng gì hết. Họ đặt chiếc tù và ấy nằm cong lại, nằm phía bên này, nằm phía bên kia... đặt đứng thẳng... đặt ngược đầu xuống... lấy tay đánh... lấy cục đấy đánh... lấy gậy đánh... lấy gươm đánh... đánh phía bên này... đánh phía bên kia... đánh cùng khắp tất cả và nói: "Này bạn tù và, hãy nói đi! Này bạn tù và, hãy nói đi!" Nhưng chiếc tù và ấy không nói gì cả. Này Tôn chủ, rồi người thổi tù và suy nghĩ như sau: "Thật là ngu si, những người dân ở biên giới này! Sao lại đi tìm tiếng tù và một cách vô ý thức như vậy!" Trong khi họ đang tìm kiếm như vậy, người thổi tù và cầm chiếc tù và lên, thổi lên ba lần rồi cầm chiếc tù và ra đi. Này Tôn chủ, những người ở biên giới suy nghĩ như sau: "Này các bạn, chiếc tù và này, khi nào có người phụ trợ, có sự nỗ lực phụ trợ và có gió thổi phụ trợ, thì chiếc tù và phát ra tiếng. Khi nào chiếc tù và này không có người phụ trợ, không có sự nỗ lực phụ trợ và không có gió thổi phụ trợ thì chiếc tù và này không phát ra tiếng." Cũng vậy, này Tôn chủ! Khi nào thân này có tuổi thọ phụ trợ, có hơi nóng phụ trợ và có thức phụ trợ, thời thân ấy đi tới, đi lui, đứng lên, ngồi xuống, nằm xuống, thời mắt thấy sắc, tai nghe tiếng, mũi ngửi hương, lưỡi nếm vị, thân cảm xúc, ý biết pháp. Nhưng khi thân này không có tuổi thọ phụ trợ, không có hơi nóng phụ trợ, và không có thức phụ trợ, thời thân ấy không đi tới, không đi lui, không đứng lại, không ngồi xuống, không nằm xuống, thời mắt không thấy sắc, tai không nghe tiếng, mũi không ngửi hương, lưỡi không nếm vị, thân không cảm xúc, ý không biết pháp. Này Tôn chủ, sự kiện là như vậy, nên tôi chấp nhận: "Có đời sau, có các loại hóa sanh, hành vi thiện ác có quả báo."
    Last edited by Giga; 28-06-2017 at 07:45 AM.

  3. #3

    Mặc định Lâm tế ngữ lục

    Này các Đại đức, bên ngoài phát ra âm thanh ngôn ngữ, bên trong thì biểu hiện các tâm tư làm phát sinh ý niệm, tất cả đều chỉ là những loại áo. Nếu các vị cứ nhận cái áo mặc kia làm kiến giải chân thật và cứ tiếp tục như thế thì tu hành có trải qua muôn vàn kiếp nhiều như vi trần cũng chỉ là hết bận áo này đến bận áo khác, chưa hề thoát được luân hồi sanh tử, chẳng bằng chi làm người vô sự. Gặp nhau mà không biết nhau, nói chuyện với nhau mà không biết tên nhau.

    Người học đạo ngày nay, sở dĩ không thành công là vì cứ nhận lầm danh tự làm kiến giải. Họ ghi chép lại những câu nói, những lời lẽ của những ông già đã chết vào trong một cuốn sách lớn, trịnh trọng cất dấu trong bốn năm lớp túi vải, không cho ai thấy, và cho đó là truyền chỉ, cần bảo trọng. Thật là lầm lớn! Này những kẻ đui mù kia, trong những mảnh xương khô, làm sao tìm cho ra nước?

    Có một số người không biết được thế nào là tốt, xấu. Từ trong giáo lý rút ra những huyền đàm hý luận, chế tác thành văn cú nghĩa lý. Khác nào đi bỏ vào trong miệng những cục phân mà ngậm, rồi lại nhả ra mớm cho người khác. Chẳng khác gì thế gian chơi trò truyền miệng cho nhau. Oan uổng cho một đời luống qua! Thế mà cũng bảo rằng, ta là người xuất gia. Đến khi bị người ta chất vấn về Phật pháp, thì ngậm miệng chẳng nói được lời nào. Đôi mắt trợn trừng, miệng thì xệ xuống méo xẹo. Những hạng người như vậy, dù có gặp Đức Phật Di Lặc ra đời chăng nữa, thì cũng bị đày đi thế giới khác, hoặc cho xuống địa ngục để nhận quả báo khổ đau.
    Lên hệ trao đổi phật pháp qua nick sky: hieubuikhuong hoặc facebook https://www.facebook.com/profile.php?id=100009987160842

  4. #4

    Mặc định Giải về cõi trời - Hòa Thượng Giới Nghiêm - Người sáng lập GHTGNTVN

    Trích dẫn Nguyên văn bởi smc Xem Bài Gởi
    Đề tài này SMC đã đắn đo nhiều lần, cũng như có không ít bài trước kia đã nói rồi. Nay "nhai lại" như bò nhai cỏ, chỉ mong quý ĐH nếu có rãnh đọc, thì hãy bỏ qua tất cả những quan kiến mình có, chỉ đọc bài mà thôi. Sau đó hãy tư duy, ngồi thiền và suy nghĩ xem chỗ nào phù hợp, chỗ nào chưa phù hợp. SMC hoan hỷ khi chúng ta trao đổi trong Chánh ngữ và đây cũng là sở hành của một người đệ tử Phật.

    Đi vào vấn đề, SMC nhận thấy thực trạng hiện nay chúng ta tranh cãi thế này - thế khác chắc phần lớn là do tư duy mỗi người nhìn nhận vấn đề. Ở đây, SMC không phân định đúng - sai mà chỉ muốn chúng ta có cái nhìn bao quát hơn ở nhiều khía cạnh. Đặc biệt là về cái gọi là: linh hồn, thần thức. Ngay trong Phật giáo, hiện nay, trong diễn đàn này, chắc cũng có nhiều người còn mơ hồ về cái "linh hồn" này, đặc biệt là các ĐH mới bước chân vào Tịnh Độ Tông. Vì bởi: hơn 50% người tu Tịnh Độ mà SMC có dịp tiếp xúc qua, đều cho rằng: sau khi chết, mình xuất hồn ra, đi về một thế giới khác!

    Thế thì dưới góc độ của Đạo Phật, Đức Phật đã nói những gì... chúng ta hãy từ từ đọc và chiêm nghiệm thử xem nhé.

    Ở đây nói rõ hơn, theo quan niệm linh hồn, sau khi chết chúng ta tuy là một người hay một loài vật khác nhưng vẫn có "ai đó" ở đấy, như anh A chết đi sau đó tái sinh, vẫn là anh A nhưng ở một hình thức khác. Thực sự theo Phật giáo thì không phải vậy, Phật giáo nói đến vô ngã, không có "ai" cả! Khi tái sinh, chúng ta không còn là "ai đó" nữa, mỗi kiếp sống, chúng ta là một người hoặc sinh vật khác, điều kết nối duy nhất giữa các kiếp sống ấy là kamma (nghiệp- hành) tàn dư, như ngọn lửa tàn của đống cháy này làm ra một vụ cháy khác mà thôi.

    Ở đây ví dụ như chúng ta đấm vào tường thì cái đau (tái sinh) là hậu quả của hành động, chứ cái đau (sự tái sinh) không phải chính là hành động ấy (cú đấm). Đó là vô ngã. Không có linh hồn, không có thần thức, không có chủ thể cố định. Giống như khi một người nghiện thuốc chết đi, khi mới sinh ra anh ta không hề nghiện thuốc, nhưng do hậu quả của dòng nghiệp khi trưởng thành anh ta hút thuốc và nghiện trong kiếp sống mới, đó là hai con người hoàn toàn khác nhau, kiếp sống sau chỉ là hậu quả của nghiệp từ các kiếp sống trước.

    Nếu chúng ta đấm thật mạnh vào tường, thì chúng ta sẽ nhận một cơn đau đớn khủng khiếp; nếu chúng ta vuốt ve, chúng ta sẽ nhận lại được sự êm ái. Đây là Nhân Quả (karma) và Luân Hồi (samsara) không hề có tư duy tôn giáo trong đó. Nếu chúng ta đấm nhất định chúng ta sẽ đau, nếu chúng ta vuốt ve chắc chắn chúng ta sẽ êm ái. Chúng ta có hành động (nghiệp) chắc chắn chúng ta sẽ có tái sinh, nhưng dẫu sao đó vẫn là trong sự luân chuyển vô cùng. Phật giáo không dừng lại ở đó.

    *Karma: Nghiệp có nghĩa là Thân hành, Ý Hành, Khẩu hành. Hành động tạo ra kết quả thì gọi là Nghiệp.

    *Samsara: tương tục, luân hồi (Luân tức là luôn luôn xoay chuyển và tiếp diễn. Hồi ở đây là trở lại, hành động trả lại cho chúng ta hậu quả)

    Phật giáo ở một mức độ cao hơn nữa....Khi chúng ta chấm dứt Kamma, chấm dứt sự luân chuyển của dòng nghiệp thiện và ác do các kiết sử bám chấp sai lầm vào sự vật sự việc. Lúc mà dòng nghiệp không còn được tạo ra nữa, ấy là Tịch Tĩnh (Niết bàn). Những tác động cũ của dòng nghiệp vẫn sẽ tới khi năm uẩn còn tồn tại (tàn dư của kiếp sống trước), nhưng khi đã chấm dứt năm uẩn, chính là vô dư Niết Bàn - đó là nơi an ổn hoàn toàn, chính là giải thoát khỏi hai dòng nghiệp thiện và ác. Chính vì không có ngã, không có linh hồn, chúng ta mới đạt được giải thoát. Đừng hình dung thành quả của Phật giáo đó chính là trở thành một cái Ngã khác ở trên trời, hoặc trở thành một "ai đó" như vậy là không phải vô ngã, không phải nội dung Phật giáo.

    Tựu chung chúng ta ở đây là kết quả của vô vàn hành động và nhân duyên nhưng không hề có một Linh hồn và chủ thể nào bên trong. Vậy ai Khổ, ai giải Thoát? Thực ra khi nói Ta Khổ là chỉ có phiền não Khổ. Hãy nhớ, chỉ có phiền não Khổ mà thôi, ngoài ra không có "ai" Khổ cả. Giải thoát là giải thoát khỏi phiền não, không cần có Ngã, chúng ta vẫn khổ và vì không có Ngã. Đây là điểm rất quan trọng... chúng ta ở đây chỉ là kết quả của các nhân duyên, đoạn tận các nhân duyên của phiền não chúng ta tìm thấy giải thoát, vốn dĩ chúng ta luôn Vô Ngã.

    Thật là thắc cười cho những kẻ vô minh ngã mạn sân si chấp pháp. Ngay cả Hòa Thượng Giới Nghiêm người sáng lập GHTGTNVN còn viết sách về cõi trời đều công nhận có chư vị bồ tát nhưng những đám đệ tử học hành không đến nên đến chốn chấp pháp sân si ngã mạn nói không có giáo lý đại thừa không có linh hồn không có bồ tát không có cõi trời. Rồi đi rao giảng tùm lum. Tội lỗi phỉ báng phật pháp này biết bao giờ mới trả nỗi đọa địa ngục muôn kiếp nếu không sớm thức tỉnh quay đầu.

    Không hiểu tại sao mình đọc tất cả kinh điển PGNT, đọc tất cả trước tác các vị cao tăng PGNT, cuộc đời và sự nghiệp của các ngài các vi nào cũng xem trong tôn trọng tất cả các pháp môn của Đức Phật. Các ngài đều xem đại thừa và tiểu thừa đều là anh em, các ngài đều công nhận giáo lý đạo thừa là đúng cả, chỉ vì căn cơ chúng sanh khác nhau mà có pháp môn phù hợp khác nhau. Nhưng ngày này một số hậu học đọc vài cuốn kinh nguyên thủy rồi dựa vào trí óc vô minh của mình mà suy luận tùm lum và ra sức phản đồi phỉ báng Phật pháp đai thừa. Rồi hướng dẫn nhiều người lôi kéo nhiều người đi theo cái vô minh ngã mạn sân si của mình. Tội lỗi mà phỉ báng Phật pháp nếu không thức tỉnh sớm quay đầu sám hội thì muôn kiếp đọa địa ngục không thể thoát ra được. Thiện Tai! Thiện Tai. A di đà Phật!

    A di đà Phật!
    Last edited by phapchieumt; 28-06-2017 at 10:10 AM.
    Lên hệ trao đổi phật pháp qua nick sky: hieubuikhuong hoặc facebook https://www.facebook.com/profile.php?id=100009987160842

  5. #5

    Mặc định Hòa thượng GIỚI NGHIÊM THITASĪLO - GIẢI VỀ CÕI TRỜI (SAGGA KATHĀ)


    LỜI GIỚI THIỆU

    Một trong những chương trình hoạt động của Ban Phật giáo Nam tông Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam, là sưu tập và xuất bản lại những tác phẩm, dịch phẩm của chư vị Trưởng lão tiền bối có công khai sơn Phật giáo Nguyên Thủy Việt Nam như Ngài Hộ Tông, Ngài Bửu Chơn, Ngài Giới Nghiêm, Ngài Tịnh Sự, Pháp sư Thong Kham v.v…

    Có một số kinh sách đã được chính thức xuất bản trước năm 1975, nhưng vì thời đó phương tiện in ấn còn thô sơ nên có nhiều sai sót. Một số khác còn là bản thảo, hoặc chỉ mới quay roneo, in lụa để kịp thời phát hành nội bộ trong các dịp lễ, chưa có ý định nhuận sắc để xuất bản. Vì vậy Ban Phật giáo Nam Tông cần phải tu thư và nhuận sắc lại trước khi xin xuất bản.

    Riêng về các dịch phẩm của Ngài Giới Nghiêm, Thượng tọa Giới Đức đã tự nguyện dành nhiều thời gian và công sức để nhuận sắc cuốn Mi Tiên Vấn Đáp và Giải Về Cõi Trời. Bản thân tôi cũng đã nhuận sắc cuốn Tứ Niệm Xứ và Giải Về Bạn. May mắn thay lúc còn sanh tiền, Ngài thường giao cho chúng tôi nhuận sắc hầu hết những tác phẩm của Ngài. Nhờ được sống nhiều năm gần gũi bên Ngài nên chúng tôi dễ dàng thưa hỏi lại những đoạn văn khó hiểu, những ngôn từ trong cách dụng ngữ riêng của Ngài nên chúng tôi đã làm quen được với cốt cách, ý tứ và văn phong trong các tác phẩm của Ngài. DO đó, bây giờ chúng tôi mới dám tự nguyện thực hiện công việc khó khăn này, sợ rằng người khác khó có thể nắm bắt được những chỗ khúc mắc về căn ngôn, ngữ nghĩa trong các bản thảo này.

    Vì việc làm khó khăn như vậy, chúng tôi chân thành mong được sự cộng tác và góp ý của chư Tăng, Tu nữ, và Phật tử để cho chương trình giới thiệu lại các tác phẩm của chư Tôn đức tiền bối được hoàn chỉnh và hiệu quả hơn.

    Trân trọng,

    Trưởng Ban Phật giáo Nam Tông

    Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam

    Hòa Thượng Viên Minh
    Lên hệ trao đổi phật pháp qua nick sky: hieubuikhuong hoặc facebook https://www.facebook.com/profile.php?id=100009987160842

  6. #6

    Mặc định TIỂU SỬ CỐ HÒA THƯỢNG THIỀN SƯ GIỚI NGHIÊM


    HÒA THƯỢNG THIỀN SƯ GIỚI NGHIÊM, thế danh Nguyễn Đình Trấn, sanh ngày 05-05-1922 (nhằm ngày 09-04 Nhâm Tuất) tại làng Giạ Lê Thương, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Thân phụ là cụ ông Nguyễn Đình Tải. Thân mẫu là cụ bà Huỳnh Thị Thành.

    Ngài sanh ra trong một gia đình theo đạo Phật lâu đời. Năm 09 tuổi, Ngài vào một ngôi chùa hẻo lánh ở làng Bãng Lãng – Huế, để tu học và thọ giới Sa di. Năm 1942, Ngài thọ Tỳ kheo giới tại chùa Phổ Đà – Đà Nẵng thuộc hệ phái Bắc truyền. Năm 1944, Ngài du học tại Campuchia và năm 1947, Ngài được Hòa thượng Niếp-Tích truyền giới tỳ kheo và theo học đạo với Vua Sãi Campuchia là Trưởng lão Hòa thượng Chuon-Natch. Các năm kế tiếp, Ngài du học tại Thái Lan, Miến Điện và được Hòa thượng thiền sư Mahasi Sayadaw truyền thọ pháp hành Tứ Niệm Xứ.

    Năm 1954, Ngài dự hội nghị kết tập Tam tạng kinh điển (Pāḷi) lần thứ VI tại Rangon, Miến Điện.

    Trở về quê hương 1957, Ngài cùng các vị cao tăng thành lập Giáo hội Tăng già Nguyên Thủy Việt Nam.

    Từ 1964-1974, Ngài liên tục giữ chức vụ Tăng thống GHTGNTVN nhiều nhiệm kỳ.

    Năm 1979, được sự cung thỉnh của Mặt Trận Đoàn Kết Dân Tộc Cứu Nước Campuchia, Ngài cùng phái đoàn Phật giáo Nguyên Thủy Việt Nam qua Campuchia để truyền Cụ Túc giới cho 07 vị sư sãi lãnh đạo, phục hồi Phật giáo Campuchia sau pháp nạn. Tại Giới đàn này, Ngài được cung thỉnh làm Đàn đầu Hòa thượng.

    Năm 1980, Ngài tham gia Ban vận động thành lập GHPGVN và được suy cử chức Phó Chủ tịch Thường trực Hồi đồng Trị sự GHPGVN.

    Hơn nửa thế kỷ xuất gia hành đạo, hoằng pháp và phục vụ cho xã hội, Ngài đã để lại cho hậu thế nhiều công đức và nhiều công trình Phật sự to lớn.

    Ngài là vị thiền sư đầu tiên tạo được nhiều thiền viện, trong đó có thiền viện Phước Sơn và nhiều ngôi Tam Bảo trên toàn quốc. Ngài cũng đã trước tác nhiều kinh sách có giá trị, và đào tạo nhiều đệ tử trở thành tằng tài cho Giáo hội.

    Ngày 09-08-1984, Ngài giã từ cõi thế, an nhiên thị tịch lúc 10 giờ 30 tại chùa Phật Bảo. Thọ mạng được 63 tuổi, 38 hạ lạp.

    Hằng năm vào ngày 13-07 Âl, lễ tưởng niệm Hòa thượng được long trọng tổ chức tại chùa Phật Bảo – Tân Bình, TPHCM.

    ------------

    Tham khảo Danh Tăng Việt Nam, tập I, Thích Đồng Bổn biên soạn, Thành Hội Phật giáo xuất bản năm 1997 và Bia Tưởng niệm tại Tháp Báo Ân, Phước Sơn thiền viện, Đồi Lá Giang, Long Thành, Đồng Nai.
    Lên hệ trao đổi phật pháp qua nick sky: hieubuikhuong hoặc facebook https://www.facebook.com/profile.php?id=100009987160842

  7. #7

    Mặc định LỜI TỰA


    Biên soạn tập sách “Giải về Cõi Trời” này, chúng tôi có nhã ý cúng dường pháp thí trong ba ngày 24, 25, 26 tháng 3 năm 1961 (tức ngày 8, 9, 10 năm Tân Sửu) tại Tam Bảo Tự - Đà Nẵng để cầu quốc thái dân an và và kỷ niệm “Đệ bát chu niên” ngày Phật giáo Việt Nam truyền bá đến Trung Việt.

    Toàn thể Tăng và cư sĩ Phật tử thuộc Tổng hội Phật giáo Nguyên thủy Trung phần[1], sau khi nghe đại đức Hộ Tông – Tăng thống Giáo hội Tăng già Nguyên Thủy Việt Nam – tại Sài Gòn quang lâm về đây, đã giảng giải ý nghĩa trọng đại của buổi lễ, đồng thời đã từ tâm ban rải một thời pháp sách tấn, khuyến hóa mọi người tinh cần tu tập. Đại Đức Tăng thống cũng kêu gọi tài thí rất trọng thể để hoàn thiện quy mô ngôi chùa có tính lịch sử, là dấu ấn hoằng pháp đầu tiên tại đất miền trung.

    Xét thấy đây là cơ hội tốt để tôi ấn hành tập sách bé nhỏ này, để góp phần pháp thí cho trọn vẹn ý nghĩa lời pháp trong câu: “Tài, Pháp – nhị thí thỉ thành công, phước huệ song tu phương tác Phật”; giả nghĩa cho rõ là tài thí và pháp thí mà đầy đủ, trọn vẹn; phước và huệ mà cùng tu mới mong thành Phật!

    Biên soạn tập sách: “Giải về Cõi Trời” này, tuy chưa đầy đủ lắm, song cũng có thể là chút ít tư liệu cho những ai muốn tìm hiểu về Cõi Trời một cách đúng đắn và chính xác hơn. Dường như trước đây ai cũng hiểu khái quát, rằng là Cõi Trời là nơi đẹp lắm, tuyệt mỹ lắm, kỳ thú lắm, hạnh phúc và an lạc lắm! Thế thôi! có người lại hiểu lầm, cứ đinh minh Cõi Trời chỉ có 1 ông, một vị thần hay một vị thượng đế nào đó; và mọi quyền tài phán, định đoạt vận mệnh vui khổ, hèn sang, phước tội của con người đều ở trong tay ông ta cả! Đọc tập sách này, mọi người mới thấy ra rằng, hóa ra Cõi Trời không chỉ có “một ông”, “một ngài” mà có vô lượng chúng hữu tình cộng cư ở đấy. Và Cõi Trời chẳng ai chiếm lấy một mình được. Bất cứ ai, bất cứ “nhân loại” nào, chúng sanh nào, hữu tình nào có tu hành, biết làm phước, biết trì giới, có tham thiền, có đức tin, biết làm lành, lánh ác đều có thể hóa sanh lên Cõi Trời này để thọ hưởng phước quả mỹ diệu, thắng xa cõi Người. Đành rằng, các Cõi Trời chưa phải là cứu cánh cho những người hành đạo giải thoát; nhưng cũng là nơi xứng đáng cho chúng ta “nhàn cư”, “an cư”, “lạc cư” tạm thời khi chưa hành trì, công phu đến chổ rốt ráo! Nó như là phần thưởng khuyến khích, an ủi cho những kẻ khởi tâm tu tập về giai doạn sơ thiện, hướng thiện trên lộ trình bỏ mê tầm giác. Chư vị Bồ tát có đại nguyện Chánh Đẳng Giác trong nhiều kiếp miệt mài bồi bổ công hạnh Ba la mật, đôi khi mệt mỏi – các ngài đều lựa chọn các Cõi Trời Dục giới, thường là Đẩu suất đà thiên để nghỉ ngơi một thời gian! Vậy Cõi Trời là cõi của phước quả; ai tích lũy được nhiều tín, thí, giới - thì được hóa sanh lên 6 Cõi Trời Dục giới để thọ hưởng phước báu của mình như định luật nhân quả tự nhiên – chứ chẳng có ai mời, ai rước, ai đưa cả! Nếu ai tu tập đắc định, đắc thiền thì hóa sanh các Cõi Trời cao hơn, có thể là trời Sắc giới hoặc Vô sắc giới – tùy đề mục quán tưởng, định thiền.
    Cuối cùng, tôi và toàn thể thí chủ nhất tâm hồi hướng phần phước của tài thí và pháp thí thanh cao này đến cho tất cả chúng sanh, nhất là ân nhân nhiều đời của chúng ta được an sinh, hạnh phúc và tấn hóa.
    Nguyện cầu cho quốc dân, đất nước Việt Nam được thanh bình an lạc.
    Nguyện cầu Tam Bảo chứng minh và chư thiên hộ trì cho tất thảy thí chủ, kẻ công người của, đã thành tâm và hoan hỷ phần phước sự hôm nay sớm thoát ly sinh tử luân hồi, chứng quả Vô sanh bất diệt Đại Niết bàn!
    Mong thay,

    Tỳ Kheo Giới Nghiêm
    Tam Bảo Tự - 1961
    Last edited by phapchieumt; 28-06-2017 at 10:09 AM.
    Lên hệ trao đổi phật pháp qua nick sky: hieubuikhuong hoặc facebook https://www.facebook.com/profile.php?id=100009987160842

  8. #8
    Nhị Đẳng Avatar của smc
    Gia nhập
    May 2012
    Nơi cư ngụ
    Tân Phú - Tp.Hồ Chí Minh
    Bài gởi
    2,223

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Giga Xem Bài Gởi
    Haha, đúng là Tà kiến của Ngoại đạo, của Ma trược thời Mạt Pháp.

    Đã không tự ngộ, đã vậy còn dám gieo chữ, tự xưng là chánh kiến của Phật pháp. Thật còn không biết tự hổ thẹn?
    - Không biết ĐH có ý kiến gì về bài viết của SMC, đặc biệt là ví dụ nắm đấm đấm vào tường ? Xin chia sẻ tri kiến của ĐH rộng vì lợi ích tu học cho nhiều người khác nói chung, và SMC nói riêng.

    - Thứ nữa, bài kinh Tệ-Túc số 23, tập 2 mà ĐH trích trong Trường Bộ Kinh - Đại Tạng Kinh Việt Nam, không biết ĐH có đọc hết bản kinh chưa? Có nắm được nội dung bản kinh đang nói về vấn đề gì hay không ?

    Đại ý bản kinh: Vua PÀYÀSI khởi lên Ác Tà Kiến cho rằng: "Không có đời sau, không có các loại hóa sanh, hành vi thiện ác không có quả báo." Khi được biết tin đại đức KUMÀRA KASSAPA với danh tiếng đồn đãi là "bậc đa văn quảng kiến, tài cao diệu trí, lời nói thấu tâm, thiện xảo biện tài, bậc trưởng thượng, và bậc A La Hán," đang cùng 500 vị tỳ khưu tăng lưu trú tại khu rừng SIMSAPÀ, phía Bắc thành SETVAYÀ của xứ KOSALA, đã làm phấn khởi một số Bà La Môn và gia chủ cư ngụ tại đây, và họ mong muốn được đến yết kiến. Do vậy, vua PÀYÀSI cùng đại chúng này đi đến để yết kiến và đàm luận với đại đức KUMÀRA KASSAPA.

    -> SMC không nhận thấy ĐH trích bản kinh trên có liên quan gì đến chủ đề SMC viết, xin mạn phép nhờ ĐH chỉ điểm.

    Chúc an lạc. Mong hoan hỷ.

  9. #9

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi smc Xem Bài Gởi
    - Không biết ĐH có ý kiến gì về bài viết của SMC, đặc biệt là ví dụ nắm đấm đấm vào tường ? Xin chia sẻ tri kiến của ĐH rộng vì lợi ích tu học cho nhiều người khác nói chung, và SMC nói riêng.

    - Thứ nữa, bài kinh Tệ-Túc số 23, tập 2 mà ĐH trích trong Trường Bộ Kinh - Đại Tạng Kinh Việt Nam, không biết ĐH có đọc hết bản kinh chưa? Có nắm được nội dung bản kinh đang nói về vấn đề gì hay không ?

    Đại ý bản kinh: Vua PÀYÀSI khởi lên Ác Tà Kiến cho rằng: "Không có đời sau, không có các loại hóa sanh, hành vi thiện ác không có quả báo." Khi được biết tin đại đức KUMÀRA KASSAPA với danh tiếng đồn đãi là "bậc đa văn quảng kiến, tài cao diệu trí, lời nói thấu tâm, thiện xảo biện tài, bậc trưởng thượng, và bậc A La Hán," đang cùng 500 vị tỳ khưu tăng lưu trú tại khu rừng SIMSAPÀ, phía Bắc thành SETVAYÀ của xứ KOSALA, đã làm phấn khởi một số Bà La Môn và gia chủ cư ngụ tại đây, và họ mong muốn được đến yết kiến. Do vậy, vua PÀYÀSI cùng đại chúng này đi đến để yết kiến và đàm luận với đại đức KUMÀRA KASSAPA.

    -> SMC không nhận thấy ĐH trích bản kinh trên có liên quan gì đến chủ đề SMC viết, xin mạn phép nhờ ĐH chỉ điểm.

    Chúc an lạc. Mong hoan hỷ.
    Haha, chính bởi thế
    Cách hiểu của SMC và cách hiểu của mình là khác nhau.
    Tà kiến và Chánh kiến cũng đều dựa trên 2 cách hiểu 2 khác nhau.
    Thứ nữa,
    Kinh Tệ Túc thuộc Trường Bộ Kinh là dòng kinh Nam Tông, nói 1 hiểu 1, nói 10 hiểu 10, chỉ có đọc, nghe, biết và hiểu và ghi nhận
    Chẳng có gì phải giải thích gì ở đây là Đúng hay Sai cả.

  10. #10
    Nhị Đẳng Avatar của smc
    Gia nhập
    May 2012
    Nơi cư ngụ
    Tân Phú - Tp.Hồ Chí Minh
    Bài gởi
    2,223

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Giga Xem Bài Gởi
    Haha, chính bởi thế
    Cách hiểu của SMC và cách hiểu của mình là khác nhau.
    Tà kiến và Chánh kiến cũng đều dựa trên 2 cách hiểu 2 khác nhau.
    Thứ nữa,
    Kinh Tệ Túc thuộc Trường Bộ Kinh là dòng kinh Nam Tông, nói 1 hiểu 1, nói 10 hiểu 10, chỉ có đọc, nghe, biết và hiểu và ghi nhận
    Chẳng có gì phải giải thích gì ở đây là Đúng hay Sai cả.
    - Vâng, SMC chưa bao giờ nhận định "không có đời sau, không có các loại hóa sanh, không có hành vi thiện ác, không có quả báo".

    - Cuối cùng, bản kinh ĐH trích không liên quan gì đến chủ đề SMC đã viết bên trên.

    Chúc an lạc. Mong hoan hỷ.

  11. #11
    Nhị Đẳng Avatar của smc
    Gia nhập
    May 2012
    Nơi cư ngụ
    Tân Phú - Tp.Hồ Chí Minh
    Bài gởi
    2,223

    Mặc định

    Kính @phapchieumt:

    - Không biết tóm lại là ĐH muốn nói điều gì liên quan đến topic của SMC?

    - SMC hiểu ĐH muốn nói rằng: ĐH dựa vào PG Phát Triển cho rằng có linh hồn, tức là phản bác lại luận điểm của SMC, phải không? Nếu đúng, thì "linh hồn" mà ĐH được dạy, hiểu như thế nào? Xin chia sẻ để SMC rõ cũng như rộng làm lợi ích cho sự tu học của nhiều người.

    - Cuối cùng, mong rằng trong các topic của SMC, ĐH hãy chia sẻ theo điều hiểu, theo điều được nói đến. Đừng nên nói suông theo cái kiểu hù dọa, hay chung chung, kiểu như: "Ông là hạng gì mà phỉ báng thế này, thế khác.... ông tu tới đâu mà bày đặt.... ông không nghe Thầy/Tổ ABC nói sao.... v...v....

    SMC rất tội nghiệp những người như thế. Kiểu "cãi chày cãi cối" thì ai cãi mà không được. Nhưng đó không phải là mục đích trao đổi nơi đây. Còn nếu không nói được điều gì tốt lành, thì ĐH nên im lặng như Chánh Pháp, đối riêng với các topic của SMC. Mục đích là trao đổi để làm sáng tỏ vấn đề, chứ không phải để hạ nhục người khác, hay gán ghép cho người khác với những ác ý, ác hành đội lốt những ngôn từ tồt lành, đẹp đẽ.

    Xin hãy thành thật khi đến với Giáo Lý Giải Thoát của Đức Phật Gotama.

    Chúc an lạc. Mong hoan hỷ.

    Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

  12. #12

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi smc Xem Bài Gởi
    Kính @phapchieumt:

    - Không biết tóm lại là ĐH muốn nói điều gì liên quan đến topic của SMC?

    - SMC hiểu ĐH muốn nói rằng: ĐH dựa vào PG Phát Triển cho rằng có linh hồn, tức là phản bác lại luận điểm của SMC, phải không? Nếu đúng, thì "linh hồn" mà ĐH được dạy, hiểu như thế nào? Xin chia sẻ để SMC rõ cũng như rộng làm lợi ích cho sự tu học của nhiều người.

    - Cuối cùng, mong rằng trong các topic của SMC, ĐH hãy chia sẻ theo điều hiểu, theo điều được nói đến. Đừng nên nói suông theo cái kiểu hù dọa, hay chung chung, kiểu như: "Ông là hạng gì mà phỉ báng thế này, thế khác.... ông tu tới đâu mà bày đặt.... ông không nghe Thầy/Tổ ABC nói sao.... v...v....

    SMC rất tội nghiệp những người như thế. Kiểu "cãi chày cãi cối" thì ai cãi mà không được. Nhưng đó không phải là mục đích trao đổi nơi đây. Còn nếu không nói được điều gì tốt lành, thì ĐH nên im lặng như Chánh Pháp, đối riêng với các topic của SMC. Mục đích là trao đổi để làm sáng tỏ vấn đề, chứ không phải để hạ nhục người khác, hay gán ghép cho người khác với những ác ý, ác hành đội lốt những ngôn từ tồt lành, đẹp đẽ.

    Xin hãy thành thật khi đến với Giáo Lý Giải Thoát của Đức Phật Gotama.

    Chúc an lạc. Mong hoan hỷ.

    Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
    SMC đã phản bác là không có linh hồn nếu vậy thì chắc chắn bạn chưa hề đọc bản Kinh Tệ Túc ở trên.
    Chẳng hiểu bạn hỏi mình là đã đọc hết kinh chưa để làm gì trong khi ý Kinh thì rất rõ ràng là ngài Ca Diếp đã chứng tỏ rằng là có Linh hồn và có Tái sanh?
    Bạn đang lập lờ đỏ đen gì ở đây vậy?

  13. #13
    Nhị Đẳng Avatar của smc
    Gia nhập
    May 2012
    Nơi cư ngụ
    Tân Phú - Tp.Hồ Chí Minh
    Bài gởi
    2,223

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Giga Xem Bài Gởi
    SMC đã phản bác là không có linh hồn nếu vậy thì chắc chắn bạn chưa hề đọc bản Kinh Tệ Túc ở trên.
    Chẳng hiểu bạn hỏi mình là đã đọc hết kinh chưa để làm gì trong khi ý Kinh thì rất rõ ràng là ngài Ca Diếp đã chứng tỏ rằng là có Linh hồn và có Tái sanh?
    Bạn đang lập lờ đỏ đen gì ở đây vậy?
    - Tức là bản kinh nói đến "linh hồn". SMC không tìm thấy dữ kiện này. Mong ĐH chỉ rõ.

    - Thứ nữa, SMC KHÔNG NÓI "không có tái sanh".

  14. #14

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi smc Xem Bài Gởi
    - Tức là bản kinh nói đến "linh hồn". SMC không tìm thấy dữ kiện này. Mong ĐH chỉ rõ.

    - Thứ nữa, SMC KHÔNG NÓI "không có tái sanh".
    Bạn không hề đọc bài post của mình lại còn phản bác bài kinh này là không liên quan sao?

    Tôn giả Kassapa, có những người bắt được một người ăn trộm phạm tội và đem đến cho tôi: "Thưa Tôn chủ, đây là người ăn trộm phạm tội. Hãy hình phạt anh ta như Ngài muốn." Tôi nói với họ như sau: "Các khanh, hãy giết người này bằng cách lột da ngoài, da trong, thịt, gân, xương, và xương tủy của anh ta". Những người này vâng lời tôi và đáp: "Xin vâng, Tôn chủ!" rồi họ bèn giết người ấy bằng cách lột da ngoài, da trong, thịt, gân, xương, và xương tủy. Khi người áy chết một phần nửa, tôi bảo họ: "Hãy lật ngược người này nằm ngửa, và xem linh hồn của anh ta có đi ra không?" Họ lật ngược người này nằm ngửa, và chúng tôi không thấy linh hồn người ấy đi ra. Tôi lại bảo họ: "Hãy lật người này nằm cong lại... nằm phía một bên... nằm phía bên kia... đặt người đó đứng thẳng... đặt người ấy đứng lộn đầu xuống... đánh người ấy với tay... đánh người ấy với cục đất... đánh người ấy với gậy... đánh người ấy với gươm... đánh anh ta phía bên này... đánh anh ta phía bên kia... đánh anh ta cùng khắp tất cả và xem linh hồn của anh ta có đi ra không? "Họ đánh anh ta phía bên này, đánh anh ta phía bên kia, đánh anh ta cùng khắp tất cả và chúng tôi không thấy linh hồn người ấy đi ra. Anh ta có mắt và sắc pháp các mặt, nhưng căn không cảm thọ được. Anh ta có tai và các tiếng có mặt, nhưng căn không cảm thọ được. Anh ta có mũi và các hương mặt, nhưng căn không cảm thọ được. Anh ta có lưỡi và các vị có mặt, nhưng căn không cảm thọ được. Anh ta có thân và các xúc có mặt, nhưng căn không cảm thọ được. Tôn giả Kassapa, sự kiện là như vậy, nên tôi chấp nhận: "Không có đời sau, không có các loại hóa sanh, hành vi thiện ác không có quả báo".

    Ở đoạn trên có cần mình bôi đen chữ Linh hồn ra cho bạn thấy không?

  15. #15
    Nhị Đẳng Avatar của smc
    Gia nhập
    May 2012
    Nơi cư ngụ
    Tân Phú - Tp.Hồ Chí Minh
    Bài gởi
    2,223

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Giga Xem Bài Gởi
    Bạn không hề đọc bài post của mình lại còn phản bác bài kinh này là không liên quan sao?

    Tôn giả Kassapa, có những người bắt được một người ăn trộm phạm tội và đem đến cho tôi: "Thưa Tôn chủ, đây là người ăn trộm phạm tội. Hãy hình phạt anh ta như Ngài muốn." Tôi nói với họ như sau: "Các khanh, hãy giết người này bằng cách lột da ngoài, da trong, thịt, gân, xương, và xương tủy của anh ta". Những người này vâng lời tôi và đáp: "Xin vâng, Tôn chủ!" rồi họ bèn giết người ấy bằng cách lột da ngoài, da trong, thịt, gân, xương, và xương tủy. Khi người áy chết một phần nửa, tôi bảo họ: "Hãy lật ngược người này nằm ngửa, và xem linh hồn của anh ta có đi ra không?" Họ lật ngược người này nằm ngửa, và chúng tôi không thấy linh hồn người ấy đi ra. Tôi lại bảo họ: "Hãy lật người này nằm cong lại... nằm phía một bên... nằm phía bên kia... đặt người đó đứng thẳng... đặt người ấy đứng lộn đầu xuống... đánh người ấy với tay... đánh người ấy với cục đất... đánh người ấy với gậy... đánh người ấy với gươm... đánh anh ta phía bên này... đánh anh ta phía bên kia... đánh anh ta cùng khắp tất cả và xem linh hồn của anh ta có đi ra không? "Họ đánh anh ta phía bên này, đánh anh ta phía bên kia, đánh anh ta cùng khắp tất cả và chúng tôi không thấy linh hồn người ấy đi ra. Anh ta có mắt và sắc pháp các mặt, nhưng căn không cảm thọ được. Anh ta có tai và các tiếng có mặt, nhưng căn không cảm thọ được. Anh ta có mũi và các hương mặt, nhưng căn không cảm thọ được. Anh ta có lưỡi và các vị có mặt, nhưng căn không cảm thọ được. Anh ta có thân và các xúc có mặt, nhưng căn không cảm thọ được. Tôn giả Kassapa, sự kiện là như vậy, nên tôi chấp nhận: "Không có đời sau, không có các loại hóa sanh, hành vi thiện ác không có quả báo".

    Ở đoạn trên có cần mình bôi đen chữ Linh hồn ra cho bạn thấy không?
    - Hì... quả thật SMC... không thấy! Nhưng nhờ ĐH chỉ, SMC thấy rồi.

    Để SMC cười xong cái đã....

    Ok... xong rồi! Thế ĐH biết đoạn trích ĐH vừa trích ra là ai nói không? Là vua PÀYÀSI với cái ác tà kiến: "Không có đời sau, không có các loại hóa sanh, hành vi thiện ác không có quả báo."

    => Vì ĐH có đọc toàn bộ bản kinh này đâu mà hiểu! Trích ngay lời nói của vị vua. Đại ý đoạn kinh mà ĐH trích dẫn là: Với thí dụ, một người thổi tù và, cầm tù bằng vỏ ốc, và đi đến biên giới. Người này thổi tù và ba lần, đặt ống tù và xuống đất, và ngồi xuống một bên. Có người đến hỏi, “Tiếng khả ái, đẹp đẽ, mê ly hấn dẫn, đầy rung cảm ấy từ đâu?” Khi được biết là từ nơi chiếc tù và phát ra, họ đã đặt chiếc tù và nằm ngữa, dựng đứng, dốc đầu xuống, lấy tay đánh cùng khắp tù và (đủ mọi hình thức), và ra lệnh tù và hãy phát âm, nhưng cũng
    không được như ý. Bởi vì chiếc tù và chỉ phát âm khi có người phụ trợ, có sự nỗ lực phụ trợ, và có thổi phụ trợ.

    Cũng như vậy, thân này phải có tuổi thọ phụ trợ, có hơi nóng phụ trợ, và có tâm thức phụ trợ, thì thân mới có hành động, và lục căn tiếp xúc lục trần thì khởi lên cảm thọ. Và ngược lại, nếu không có tuổi thọ phụ trợ, không có hơi nóng phụ trợ, và không có tâm thức phụ trợ, thì thân này không có hành động, và không có lục căn tiếp xúc lục trần thì cũng không khởi lên cảm thọ.

    - Tuy nhiên, vua PÀYÀSI vẫn giữ quan điểm của mình. Và Vua viện dẫn một câu chuyện về một người ăn trộm phạm tội, bị thọ lãnh hình phạt, rồi đem đi cắt thịt, cắt gân, cắt xương, thấu đến xương tủy, nhưng vẫn không thấy được linh hồn của người ấy đi ra.

    ===> Tóm lại, rõ ràng là ĐH không đọc hết bản kinh. Nên lại trích dẫn ngay lời nói của vua PÀYÀSI vì thấy có chữ "linh hồn", rồi ĐH nghĩ đó là do Ngài Ca Diếp nói là có "linh hồn". ĐH nên thành thật khi đến với giáo pháp của Phật.

  16. #16

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi smc Xem Bài Gởi
    - Hì... quả thật SMC... không thấy! Nhưng nhờ ĐH chỉ, SMC thấy rồi.

    Để SMC cười xong cái đã....

    Ok... xong rồi! Thế ĐH biết đoạn trích ĐH vừa trích ra là ai nói không? Là vua PÀYÀSI với cái ác tà kiến: "Không có đời sau, không có các loại hóa sanh, hành vi thiện ác không có quả báo."

    => Vì ĐH có đọc toàn bộ bản kinh này đâu mà hiểu! Trích ngay lời nói của vị vua. Đại ý đoạn kinh mà ĐH trích dẫn là: Với thí dụ, một người thổi tù và, cầm tù bằng vỏ ốc, và đi đến biên giới. Người này thổi tù và ba lần, đặt ống tù và xuống đất, và ngồi xuống một bên. Có người đến hỏi, “Tiếng khả ái, đẹp đẽ, mê ly hấn dẫn, đầy rung cảm ấy từ đâu?” Khi được biết là từ nơi chiếc tù và phát ra, họ đã đặt chiếc tù và nằm ngữa, dựng đứng, dốc đầu xuống, lấy tay đánh cùng khắp tù và (đủ mọi hình thức), và ra lệnh tù và hãy phát âm, nhưng cũng
    không được như ý. Bởi vì chiếc tù và chỉ phát âm khi có người phụ trợ, có sự nỗ lực phụ trợ, và có thổi phụ trợ.

    Cũng như vậy, thân này phải có tuổi thọ phụ trợ, có hơi nóng phụ trợ, và có tâm thức phụ trợ, thì thân mới có hành động, và lục căn tiếp xúc lục trần thì khởi lên cảm thọ. Và ngược lại, nếu không có tuổi thọ phụ trợ, không có hơi nóng phụ trợ, và không có tâm thức phụ trợ, thì thân này không có hành động, và không có lục căn tiếp xúc lục trần thì cũng không khởi lên cảm thọ.

    - Tuy nhiên, vua PÀYÀSI vẫn giữ quan điểm của mình. Và Vua viện dẫn một câu chuyện về một người ăn trộm phạm tội, bị thọ lãnh hình phạt, rồi đem đi cắt thịt, cắt gân, cắt xương, thấu đến xương tủy, nhưng vẫn không thấy được linh hồn của người ấy đi ra.

    ===> Tóm lại, rõ ràng là ĐH không đọc hết bản kinh. Nên lại trích dẫn ngay lời nói của vua PÀYÀSI vì thấy có chữ "linh hồn", rồi ĐH nghĩ đó là do Ngài Ca Diếp nói là có "linh hồn". ĐH nên thành thật khi đến với giáo pháp của Phật.
    Thế cái thân này để di chuyển được thì cần có cái gì phụ trợ vậy đạo hữu?
    Như cái bóng đèn, muốn sáng được thì cần có cái gì?
    Tuổi thọ phụ trợ, hơi nóng phụ trợ, tâm thức phụ trợ???!
    Bạn đang học Phật pháp hay đang học cái gì vậy?
    Last edited by Giga; 28-06-2017 at 02:20 PM.

  17. #17

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi smc Xem Bài Gởi
    - Tức là bản kinh nói đến "linh hồn". SMC không tìm thấy dữ kiện này. Mong ĐH chỉ rõ.

    - Thứ nữa, SMC KHÔNG NÓI "không có tái sanh".
    Bạn khẳng định có Tái Sanh?
    Bạn khẳng định là không có Linh Hồn?

    Vậy thì cái gì Tái Sanh?

  18. #18
    Nhị Đẳng Avatar của smc
    Gia nhập
    May 2012
    Nơi cư ngụ
    Tân Phú - Tp.Hồ Chí Minh
    Bài gởi
    2,223

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Giga Xem Bài Gởi
    Bạn khẳng định có Tái Sanh?
    Bạn khẳng định là không có Linh Hồn?

    Vậy thì cái gì Tái Sanh?
    - ĐH phải chăng không đọc bài của SMC?

    - SMC ví dụ: 1 cây đèn cầy đang cháy đặt cạnh 1 cây đèn cầy chưa cháy. Khi sức nóng đủ, sẽ làm cây đèn cầy kế bên cháy lên. Không hề có chuyện ngọn lửa ở cây đèn cầy này chạy sang cây đèn khác. Đúng không?

    Ở đây cây đèn tượng trưng cho thân cũ và thân mới, ngọn lửa là Tham Ái, Sức Nóng là Thức... Tham ái càng nhiều, thức càng mạnh, càng dễ bị kéo đi luân hồi ở những nơi ưa thích tùy theo Thiện Hành hay Ác Hành.

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Giga Xem Bài Gởi
    Thế cái thân này để di chuyển được thì cần có cái gì phụ trợ vậy đạo hữu?
    Như cái bóng đèn, muốn sáng được thì cần có cái gì?
    - Có vẻ lạc đề.

  19. #19

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi smc Xem Bài Gởi
    - ĐH phải chăng không đọc bài của SMC?

    - SMC ví dụ: 1 cây đèn cầy đang cháy đặt cạnh 1 cây đèn cầy chưa cháy. Khi sức nóng đủ, sẽ làm cây đèn cầy kế bên cháy lên. Không hề có chuyện ngọn lửa ở cây đèn cầy này chạy sang cây đèn khác. Đúng không?

    Ở đây cây đèn tượng trưng cho thân cũ và thân mới, ngọn lửa là Tham Ái, Sức Nóng là Thức... Tham ái càng nhiều, thức càng mạnh, càng dễ bị kéo đi luân hồi ở những nơi ưa thích tùy theo Thiện Hành hay Ác Hành.
    Thế bản thân cây đèn cầy đó mà không có tim đèn thì có cháy được ko đạo hữu?

  20. #20
    Nhị Đẳng Avatar của smc
    Gia nhập
    May 2012
    Nơi cư ngụ
    Tân Phú - Tp.Hồ Chí Minh
    Bài gởi
    2,223

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Giga Xem Bài Gởi
    Thế bản thân cây đèn cầy đó mà không có tim đèn thì có cháy được ko đạo hữu?
    - Thôi bỏ đi. Nói kiểu này tới tết cũng không xong! Haizzz... Đi xa chủ đề quá rồi!

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Triệu gọi linh thú và sử dụng linh vật!
    By MrLove in forum Lớp học, Câu lạc bộ, trao đổi kĩ năng, kinh nghiệm
    Trả lời: 134
    Bài mới gởi: 19-07-2017, 11:03 PM
  2. Cách hiểu khách quan, khoa học về thiền định, linh hồn và tâm linh
    By tranchanonline in forum Tâm linh – Tín ngưỡng – Siêu hình học – Ngoại cảm
    Trả lời: 6
    Bài mới gởi: 15-10-2012, 03:09 PM
  3. Trả lời: 4
    Bài mới gởi: 11-07-2012, 11:40 AM
  4. Linh quang tịnh xá- một chốn huyền linh
    By vothuong dao in forum Tâm linh – Tín ngưỡng – Siêu hình học – Ngoại cảm
    Trả lời: 20
    Bài mới gởi: 11-04-2012, 09:47 AM
  5. ***LINH HỒN (Hay vong linh) CÓ PHẢI LÀ BẤT TỬ?!***
    By cuonphong in forum Tâm linh – Tín ngưỡng – Siêu hình học – Ngoại cảm
    Trả lời: 24
    Bài mới gởi: 13-03-2012, 11:21 AM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •