Trang 1 trong 10 1234567 ... Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 200

Ðề tài: NHỮNG TƯ TƯỞNG BỊ LẪN LỘN VÀO ĐẠO PHẬT SAU 25 THẾ KỶ

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1
    Nhị Đẳng Avatar của smc
    Gia nhập
    May 2012
    Nơi cư ngụ
    Tân Phú - Tp.Hồ Chí Minh
    Bài gởi
    2,223

    Mặc định NHỮNG TƯ TƯỞNG BỊ LẪN LỘN VÀO ĐẠO PHẬT SAU 25 THẾ KỶ

    - Thờ Phật như một vị THẦN THÁNH quyền năng cứu rỗi chúng sanh (Tha lực) về cảnh Niết Bàn. Đây là do lẫn lộn Niết Bàn - Nibana là cõi trời, cõi vĩnh hằng…và Phật là đấng TOÀN NĂNG cao cả. Do bắt chước hệ tư tưởng của Hồi Giáo và Bà La Môn Giáo.

    - LINH HỒN có tồn tại ở dạng THÂN TRUNG ẤM sau khi chết một thời gian rồi mới đầu thai. Theo Phật Giáo Nguyên Thuỷ thì sau Sát-na cận tử vừa diệt, sát-na kế tục liền sanh ngay sau đó, chúng sanh đó liền chuyển sang loài khác. Như nhiều người vừa chết thành Ngạ Quỷ, là một dạng chúng sanh vừa tái sanh mới. Nhưng nhiều người vẫn nghĩ là oan hồn chưa đào thai. Nên cho là tồn tại một thân giữa chừng.

    - PHẬT TÁNH có sẵn trong mọi người, do NGHIỆP che đậy nên không trong sạch nên phải luân hồi, tu tập cầu đạo giải thoát để thấy BẢN THỂ NGUYÊN SƠ. Đây là tư tưởng của Kỳ Na Giáo là Bản thể trong sạch bị mắc kẹt trong Thân xác do Nghiệp che đậy, phải giải thoát và giác ngộ cho Linh Hồn - Phật Tính . Đức Phật không hề đưa ra luận thuyết Phật Tánh trường tồn trong thân xác hay tinh thần của chúng sanh.

    - CÚNG TẾ, CẦU AN, CẦU SIÊU .Những phương pháp tế lễ trong thời Phật còn tại thế đều bị ngài bác bỏ. Nhưng sau này đạo phật lại du nhập phương thức này. Như cúng SAO là ảnh hưởng bởi Đạo LÃO ( Thập Nhị Thần Quân, Nhị Thập Bát Tú ). Cúng Hoả, Thuỷ cho chư thần thuộc Bà La Môn.

    - TÍNH KHÔNG. Kinh Kim cang nói, “Nhất thiết hiền thánh giai dĩ vô vi pháp nhi hữu sai biệt” (từ một pháp vô vi – tức Không – mà có nhiều tầng bậc hiền thánh khác nhau). Do vậy mà với Bồ tát, năm uẩn là không, ấy gọi là nội không”. Đây là ảnh hưởng của hệ tư tưởng của Đạo Lão về Thuyết Vô Vi, vạn vật trở về Đạo hư không! từ Đạo mà khởi sinh vạn pháp.

    - TỤNG CHÚ. Theo quan điểm Mật Tông xác quyết “tức thân thành Phật”. Cái thân ngũ uẩn nếu tách rời ngã chấp thì không khác gì thân Phật. Từ nhận định ấy, Mật Tông có những lối tu hành đặc biệt. Một trong những lối tu đó là phương pháp quán Mandala gọi là deity yoga (thiền quán về chư thiên), trong đó, sau khi thiền định về Tính không của tâm thức, hành giả sử dụng nền tảng Không ấy để tưởng về thân và tâm mình như những thực thể hoàn toàn trong sáng không tì vết, như chư thiên. Cái tính KHÔNG này thuộc một loại thiền định vô sắc giới KHÔNG VÔ BIÊN XỨ, THỨC VÔ BIÊN XỨ đã có trước thời đức Phật trong Hindu Giáo.

    - HỌC GIÁO PHÁP GOTAMA –TU THEO ÔNG PHẬT KHÁC. Dựa và một số bản kinh đề cập Phật Thích Ca dùng pháp môn chỉ tu qua ông Phật khác để giải thoát. Thật sự theo các nhà khảo cổ và nghiên cứu ngôn ngữ Sankrit thì dựa vào Văn Phạm một số bản kinh, họ xác định niên đại các kinh này được viết sau thời Phật 800 năm như : A Di Đà Kinh, Pháp Hoa, Lăng Nghiêm…nhưng lại không ghi tác giả. Nên rất khó biết được tác giả thuộc hệ phái nào. Theo tạng Tipitaka đã nêu rõ trong 1 Vũ Trụ cùng thời gian không bao giờ có 2 Phật xuất hiện. Và nếu đề cập Phật khác thuộc Vũ trụ khác thì loài chúng sanh trong Vũ Trụ này cũng không thể có Nhân – Duyên ( Đới nghiệp vãng sanh) qua bên kia. Nguyên tắc thành Phật có 5 điều trong đó phải là con người và là nam nhân sinh trong loài Người. Hệ tư tưởng này bị ảnh hưởng bởi tư tưởng vọng ngoại Thần Quyền thuộc Bà La Môn giáo.

    - CỔ PHẬT TÁI LAI, A LA HÁN LUÂN HỒI. Một số tư tưởng cho rằng sau khi thành Phật, các vị Phật lại quay lại thị hiện là Bồ Tát, các vị thánh phải luân hồi tu tiếp cho thành Phật. Do bị lẫn lộn giữa Hữu Dư Niết Bản và Vô Như Niết Bàn. Định nghĩa Niết Bàn ( Đức Phật đã nêu rõ Niết Bàn là một trạng thái VÔ SANH - nên không bao giờ tái lai). Tư tưởng này thuộc hệ Hindu giáo về LINH HỒN TRƯỜNG CỮU BHRAMAN. Bhraman ( hiểu lộn là Phật tính ) thường hay thị hiện thành các vị Giáo Chủ, Thần Linh, Phật, Bồ Tát.. xuống thế gian để cứu độ trở về. Nên Hindu giáo thờ phật Thích Ca như là một thị hiện của Bhraman, sau khi Thích Ca trở về Bhraman, một thời gian nữa Bhraman lại thị hiện thêm nhiều vị khác như Di Lặc.

    - LUẬN ĐỐN NGỘ HAY ẢNH HƯỞNG BỞI KỲ NA ? Một số Thiền Sư sử dụng một phương pháp PHÁ CHẤP bằng cách không cho đệ tử chấp gì trên đời bằng phương pháp Luận theo học thuyết Bất Nhị như sau :

    “ Bất sanh cũng bất diệt
    Bất thường cũng bất đoạn
    Bất nhất cũng bất dị
    Bất lai cũng bất xuất” Trung Quán Luận – Long Thọ

    Nhưng trong đoạn kinh Phạm Võng (Brahmajàla sutta) - Dìgha Nikàya chỉ ra 62 loại Tà Kiến ngoại Đạo như sau :

    “ Như vậy, vì sợ chấp thủ, vì chán ghét chấp thủ, nên vị ấy không trả lời: "Đây là thiện", cũng không trả lời: "Đây là bất thiện". Khi bị hỏi đến vấn đề này hay vấn đề khác, vị ấy dùng lời ngụy biện trườn uốn như con lươn:
    "Tôi không nói là như vậy.
    Tôi không nói là như kia.
    Tôi không nói là khác như thế.
    Tôi không nói là không phải như thế.
    Tôi không nói là không không phải như thế".

    Này các Tỷ-kheo, đó là trường hợp thứ hai, y chỉ như vậy, căn cứ như vậy, một số Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Ngụy biện luận, khi bị hỏi đến vấn đề này hay vấn đề khác, dùng những lời ngụy biện trườn uốn như con lươn.”

    Và một phương pháp Luận của Kỳ Na Giáo ( có trước thời Phật Gotama) cho Thiền sinh bằng phương pháp Hoặc nhiên luận (Syatvada) -Tattvartha Sutra còn gọi là Phi quyết đoán luận như sau :

    1- Có;
    2- Không;
    3- Vừa có vừa không;
    4- Không thể nói (không có không không)
    5- Có, không thể nói;
    6- Không, không thể nói;
    7- Vừa có, vừa không, không thể nói.
    8- Phán đoán khẳng định.
    9- Phán đoán phủ định.
    10- Phán đoán khẳng định kết hợp với phán đoán phủ định.
    11- Không thể nói ra được — không thể diễn tả được.

    Kết hợp giữa phán đoán 1 và phán đoán 4 ở trên.
    Kết hợp giữa phán đoán 2 và phán đoán 4.
    Kết hợp giữa phán đoán 3 và phán đoán 4
    (Tattvartha Sutra – Jainism – Kỳ Na Giáo)

    ĐẠO PHẬT LÀ ĐẠO CỦA NGƯỜI TRÍ

    Đức Phật đã từng khẳng định về phương pháp tra cứu , khảo sát lý thuyết khoa học trước khi tin vào điều gì. Trong chương trình học Tiến Sỹ của các nước Châu Âu có một môn gọi là CHỐNG NGUỴ BIỆN TRONG KHOA HỌC có những phạm trù gần giống Đức Phật đã nêu ra:

    Ðức Phật đã xác định có 10 điều không nên vội tin:
    1/ Chớ có tin vì nghe truyền thuyết.
    2/ Chớ có tin vì nghe truyền thống.
    3/ Chớ có tin vì nghe người ta nói đồn.
    4/ Chớ có tin vì được kinh tạng truyền tụng.
    5/ Chớ có tin vì nhân lý luận siêu hình.
    6/ Chớ có tin vì đúng theo một lập trường.
    7/ Chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện.
    8/ Chớ có tin vì phù hợp với định kiến của mình.
    9/ Chớ có tin nơi phát xuất có uy quyền.
    10/ Chớ có tin vì bậc sa môn là đạo sư của mình.

    Đạo Phật đã được truyền Khẩu một thời gian khoảng 400 năm mà không có sách vở ghi chép cho tới lần kết tập thứ IV. Trong khoảng thời gian đó đã bắt đầu lẫn lộn nhiều hệ tư tưởng khác nhau trong nội bộ Phật Giáo. Sau đó vì sự bất đồng quan điểm đã dẫn đến chia rẽ thành nhiều bộ phái như hiện nay và nhiều Bộ Kinh khác nhau theo tư tưởng luận riêng của họ.

    Mà nên khảo sát, đối chiếu hệ tương tưởng đúng mà Đức Phật đã đưa ra và giới Luật để nhận định rõ ràng về lý thuyết tâm linh tránh trường hợp hiểu sai. ( Trước khi Phật mất, ngài đã dặn dò đệ tử hãy “Lấy Pháp - Dhamma và Luật - Vinaya Làm Thầy”). Ở đây PHÁP không phải Kinh Tạng, mà là PHƯƠNG PHÁP và TƯ TƯỞNG đúng đắng.

    MAY MẮN CHO NHỮNG AI TÌM ĐẠO

    Thời đại chúng ta là thời đại của khoa học, công nghệ thông tin, sự mở cửa của đất nước và mối liên thông về Văn Hoá, khoa học các nước được share rộng rãi. Nên chúng ta có thể đối chiếu và thu thập kiến thức rất dễ dàng so với vài mươi năm về trước. Có thể tự đi du lịch, nghiên cứu khắp thế giới một cách dễ dàng. May mắn của chúng ta đang ở trong một nước mà không có chiến tranh, bạo động, khủng bố, nên việc tu tập hành thiền, nghiên cứu khá thuận tiện.

    Hãy tự nghiên cứu, suy luận và thực hành !

    "Attadhipà attasaranà annasaranà dhamma dhipà dhamma saranà". Nghĩa là: "Tự mình hãy tìm ánh sáng, tự mình hãy nương nhờ lấy, không nên ỷ lại và nương nhờ kẻ khác". – Buddha

    Tài Liệu Tham Khảo:
    - Buddhavamsa - Đại Phật sử
    - Kinh Coran - Islam Hồi Giáo
    - Kinh Cựu Ước – Kitto giáo
    - Lịch Sử Phật Giáo Ấn Độ - Minh Đức Triều Tâm Ảnh
    - Kinh Vedanta - Vệ Đà – Hindu giáo
    - Kinh Syatvada – Mahavira - Kỳ Na Giáo.
    - Kinh Phạm Võng (Brahmajàla sutta) - Dìgha Nikàya



    NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

  2. #2

    Mặc định

    "NHỮNG TƯ TƯỞNG BỊ LẪN LỘN VÀO ĐẠO PHẬT SAU 25 THẾ KỶ" mình thắc mắc sao biết những thứ này là nhầm lẫn nhỉ hay chỉ là học dc vài bộ kinh (cũng chưa chắc đã hiểu hết ý nghĩa những kinh này vì đã qua sự sao chép suốt 25 thế kỷ cho dù là kinh pali) rồi tự cho mình đúng .

    Phật giáo truyền khắp thế giới chẳng lẽ khắp thế giới ko ai có đủ khả năng nhận biết thật giả? nếu đã là giả thì đã ko tồn tại đến giờ theo quy luật đào thải, có người hành và đã cảm nhận dc an lạc nên mới tồn tại đến giờ.

    Theo thiển ý mình nghĩ thì những cái mình ko biết rõ thì đừng phản bác, mình có đến các cõi khác ngạ quỷ, cõi trời ... chưa ? mình đã giữ giới dc trong sạch hay chưa, đã chứng đắc thiền định đến đâu ...

    Những điều mình thấy biết có phải là sự thực chứng rõ ràng hay chỉ là biện giải bằng suy nghĩ lý thuyết suông ? (việc đọc hiểu 1 cuốn sách, kinh rất dễ dàng nhưng để kinh nghiệm dc những điều kinh sách nói cả đời này đời sau chưa làm dc)

    Khi thời kỳ chưa có giáo pháp đức phật tại sao lại có những vị độc giác phật tự tu tự chứng? vậy họ tu theo pháp môn gì ?

    "Tự mình hãy tìm ánh sáng, tự mình hãy nương nhờ lấy, không nên ỷ lại và nương nhờ kẻ khác" => Mỗi người đang tự mình tìm con đường cho chính mình, sao lại có những người tự cho mình đúng đứng chỉ trỏ tùm lum nhỉ .
    Last edited by quadiacau; 26-06-2017 at 09:56 AM.

  3. #3

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi quadiacau Xem Bài Gởi
    "Tự mình hãy tìm ánh sáng, tự mình hãy nương nhờ lấy, không nên ỷ lại và nương nhờ kẻ khác" => Mỗi người đang tự mình tìm con đường cho chính mình, sao lại có những người tự cho mình đúng đứng chỉ trỏ tùm lum nhỉ .
    Như Thế Nào Là Tự Mình Làm Hòn Ðảo Cho Chính Mình, Nương Tựa Nơi Chính Mình, Không Nương Tựa Một Ai Khác? Lấy Pháp Làm Hòn Đảo, Lấy Pháp Làm Nơi Nương Tựa, Không Nương Tựa Một Ai Khác?
    Trích dẫn Nguyên văn bởi Tương Ưng Bộ Kinh - Saṃyutta Nikāya
    —Hãy sống tự mình làm hòn đảo cho chính mình, này các Tỷ-kheo, hãy nương tựa nơi chính mình, không nương tựa một ai khác. Hãy lấy pháp làm hòn đảo, hãy lấy pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một ai khác. Với những ai sống tự mình làm hòn đảo cho chính mình, này các Tỷ-kheo, nương tựa nơi chính mình, không nương tựa một ai khác. Lấy pháp làm hòn đảo, lấy pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một ai khác, hãy như lý quán sát: “Sầu, bi, khổ, ưu, não do nguồn gốc gì sanh? Do cái gì làm cho hiện hữu?”
    Và này các Tỷ-kheo, sầu, bi, khổ, ưu, não do nguồn gốc gì sanh? Do cái gì làm cho hiện hữu?
    Ở đây, này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu không thấy rõ các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh, không thấy rõ các bậc Chân nhân, không thuần thục pháp các bậc Chân nhân, không tu tập pháp các bậc Chân nhân,
    ❶ vị ấy quán (samamupassati):
    ⚀ sắc như là tự ngã,
    ⚁ hay tự ngã như là có sắc,
    ⚂ hay sắc ở trong tự ngã,
    ⚃ hay tự ngã ở trong sắc.
    Sắc của vị ấy biến hoại và đổi khác. Khi sắc của vị ấy biến hoại và đổi khác thì sầu, bi, khổ, ưu, nào sẽ khởi lên.
    ❷ Vị ấy quán thọ như là tự ngã …
    ❸ Vị ấy quán tưởng như là tự ngã …
    ❹ Vị ấy quán các hành như là tự ngã …
    ❺ Vị ấy quán thức như là tự ngã, hay tự ngã như là có thức, hay thức ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong thức. Thức này của vị ấy biến hoại và đổi khác. Khi thức của vị ấy biến hoại và đổi khác thì sầu, bi, khổ, ưu, não sẽ khởi lên.
    Này các Tỷ-kheo, biết sắc, thọ, tưởng, hành, thức là vô thường, biến hoại, tiêu tan, đoạn diệt; vị ấy thấy tất cả sắc, thọ, tưởng, hành, thức xưa và nay là vô thường, khổ, chịu sự biến hoại.
    Do thấy như thật với chánh trí tuệ như vậy, sầu, bi, khổ, ưu, não được đoạn tận.
    Do chúng được đoạn tận, vị ấy không bị ưu, não.
    Do không bị ưu, não, vị ấy sống an lạc.
    Do sống an lạc, vị Tỷ-kheo được gọi là (Tadanganibbuto) vị đã lắng dịu mọi tướng phần, nhứt hướng Niết-bàn.
    ''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''
    Tương Ưng Bộ Kinh - Saṃyutta Nikāya
    Chương 22: Tương Ưng Uẩn
    V: Phẩm Tự Mình Làm Hòn Ðảo.
    43. Tự Mình Làm Hòn Ðảo
    https://suttacentral.net/vn/sn22.43
    Trích dẫn Nguyên văn bởi Trường Bộ Kinh
    Này Ānanda, thế nào là vị Tỷ-kheo hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một gì khác? Này Ānanda, ở đời, vị Tỷ-kheo,
    ⚀ đối với thân, quán thân, tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục mọi tham ái, ưu bi trên đời;
    ⚁ đối với các cảm thọ, quán cảm thọ, tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục mọi tham ái, ưu bi trên đời;
    ⚂ đối với tâm, quán tâm, tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục mọi tham ái, ưu bi trên đời;
    ⚃ đối với các pháp, quán pháp, tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục mọi tham ái, ưu bi trên đời.
    Này Ānanda, như vậy vị Tỷ-kheo tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một gì khác.
    Này Ānanda, những ai sau khi Ta diệt độ, tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa vào một pháp gì khác, những vị ấy, này Ānanda, là những vị tối thượng trong hàng Tỷ-kheo của Ta, nếu những vị ấy tha thiết học hỏi.
    ''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''
    Trường Bộ Kinh
    16. Kinh Ðại Bát-Niết-Bàn
    https://suttacentral.net/vn/dn16
    ''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''

  4. #4
    Nhị Đẳng Avatar của smc
    Gia nhập
    May 2012
    Nơi cư ngụ
    Tân Phú - Tp.Hồ Chí Minh
    Bài gởi
    2,223

    Mặc định

    Kính @quadiacau:

    - Bài viết mang tính chất cá nhân, nên mục đích đọc là THAM KHẢO và XÉT LẠI. SMC đó giờ không chủ trương "ép" hoặc "dụ" hoặc "dọa". Lời của SMC nói, còn hiểu như thế nào thì người đọc tự dùng TRÍ của mình mà phân định, tốt thì nghiên cứu, học tập, không thì đọc chơi cho biết!

    Trích dẫn Nguyên văn bởi quadiacau Xem Bài Gởi
    "NHỮNG TƯ TƯỞNG BỊ LẪN LỘN VÀO ĐẠO PHẬT SAU 25 THẾ KỶ" mình thắc mắc sao biết những thứ này là nhầm lẫn nhỉ hay chỉ là học dc vài bộ kinh (cũng chưa chắc đã hiểu hết ý nghĩa những kinh này vì đã qua sự sao chép suốt 25 thế kỷ cho dù là kinh pali) rồi tự cho mình đúng .
    - Đó là nhiệm vụ của người học Phật, phải tự tìm hiểu. Ở đây, SMC không có nghĩa vụ phải làm vừa lòng tất cả mọi người.

    Trích dẫn Nguyên văn bởi quadiacau Xem Bài Gởi

    Phật giáo truyền khắp thế giới chẳng lẽ khắp thế giới ko ai có đủ khả năng nhận biết thật giả? nếu đã là giả thì đã ko tồn tại đến giờ theo quy luật đào thải, có người hành và đã cảm nhận dc an lạc nên mới tồn tại đến giờ.
    - Ở đây, SMC không chủ trương THẬT - GIẢ, mà chỉ nói lên những điều cần chú ý nhằm để người học Phật xem xét điểm nào chung, điểm nào riêng, điểm nào bị trộn lẫn... để người học đào sâu vào đó, sau đó là trạch pháp làm sao để mình không đi lạc vào con đường khác !

    Trích dẫn Nguyên văn bởi quadiacau Xem Bài Gởi
    Theo thiển ý mình nghĩ thì những cái mình ko biết rõ thì đừng phản bác, mình có đến các cõi khác ngạ quỷ, cõi trời ... chưa ? mình đã chứng đắc thiền định đến đâu hay chỉ là biện giải bằng suy nghĩ lý thuyết suông?
    - Chính vì chúng ta đang HỌC nên chúng ta có quyền đặt câu hỏi, đặt nghi vấn, cũng như tham luận với nhiều thiện tri thức khác. Chứ còn cái kiểu "ờ... ông có là Phật chưa mà nói như đúng rồi"... thì ngàn đời cũng chẳng lợi ích gì! VĂN - TƯ - TU là ba bước dùng để trạch pháp, tìm đúng con đường mình cần đi. Nếu học mà cắm đầu vô học, chẳng phân biệt đúng-sai thì như người mù rồi cũng sẽ lọt xuống hố mà thôi!

    Trích dẫn Nguyên văn bởi quadiacau Xem Bài Gởi
    Khi thời kỳ chưa có giáo pháp đức phật tại sao lại có những vị độc giác phật tự tu tự chứng? vậy họ tu theo pháp môn gì ?
    - Đức Phật đã nói rồi. Bạn có thể tìm đọc trong kinh. Google không tính phí, bạn nhé !

    Trích dẫn Nguyên văn bởi quadiacau Xem Bài Gởi
    "Tự mình hãy tìm ánh sáng, tự mình hãy nương nhờ lấy, không nên ỷ lại và nương nhờ kẻ khác" => Mỗi người đang tự mình tìm con đường cho chính mình, sao lại có những người tự cho mình đúng đứng chỉ trỏ tùm lum nhỉ .
    - Vậy chứ chẳng ít người đang "nhờ" vào người khác, "chờ" vào một người khác, "nương tựa" vào một người khác. Còn nếu bạn "tự nỗ lực" thì lành thay, bạn đang y chỉ đúng như lời dạy của Đức Thiện Thệ.

    Kính chia sẽ. Xin nhắc lại: SMC không "ép", "dụ", "dọa" một ai cũng chẳng bao giờ nói SMC là đúng, người khác là sai... thế nên chớ có ác hành !!!

  5. #5

    Mặc định

    Mình chỉ cũng đưa ra suy nghĩ của mình thôi, cũng ko nghĩ là đã ác hành , xin nhận lỗi

  6. #6

    Mặc định

    Hahaha

    A Di Đà Phật

  7. #7

    Mặc định

    Mình cũng xin đính chính chút là mình nhận lỗi việc đưa ra ý kiến của mình khiến cho những người khác có thể phật ý, nhưng mình vẫn giữ nguyên ý nghĩ này.

    Nếu 2 người tu cùng 1 pháp môn (Phật giáo nguyên thủy, thiền , tịnh , thiên chúa giáo ...) thì biện luận hay gì gì đó trong pháp môn đó thôi thì mình rất hoan nghênh,

    nhưng nếu muốn phán 1 pháp môn khác pháp môn mình đang tu đúng hay sai thì bạn phải chứng minh được là mình đã thực hành tận cùng pháp môn đó và thấy nó như là sự thật đúng hay sai. Đức phật khi xưa cũng vậy.

    dựa trên những bài đăng đa số của một người nào đó ai cũng có thể thấy rõ mục đích của người đó là gì rồi ko cần bàn cãi nhiều.

    Ý mình là vậy mong quý đạo hữu dc an lạc . Sadhu sadhu

  8. #8

    Mặc định

    A Di Đà Phật .
    Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ - Vì lợi ích chúng sanh mà phát nguyện
    Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Loại bỏ phiền não của chính mình
    Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Học những phương pháp giúp mình giác ngộ
    Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Quyết thành công trên con đường giác ngộ ...
    ... Bạn nghĩ sao khi đa số người tu học phật pháp lại loại bỏ 2 câu trên cùng ...
    Nguyện Đem Công Đức Này
    Hướng Về Khắp Tất Cả
    Đệ Tử Và Chúng Sanh
    Đều Trọn Thành Phật Đạo
    Nam Mô A Di Đà Phật

  9. #9
    Nhị Đẳng Avatar của smc
    Gia nhập
    May 2012
    Nơi cư ngụ
    Tân Phú - Tp.Hồ Chí Minh
    Bài gởi
    2,223

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Diệu Âm Pháp Tiến Xem Bài Gởi
    A Di Đà Phật .
    Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ - Vì lợi ích chúng sanh mà phát nguyện
    Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Loại bỏ phiền não của chính mình
    Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Học những phương pháp giúp mình giác ngộ
    Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Quyết thành công trên con đường giác ngộ ...
    ... Bạn nghĩ sao khi đa số người tu học phật pháp lại loại bỏ 2 câu trên cùng ...
    - Nên sửa lại như vầy....

    Tự tâm chúng sanh vô biên thệ nguyện độ,

    Tự tâm phiền não vô biên thệ nguyện đoạn,

    Tự tánh pháp môn vô tận thệ nguyện học,

    Tự tánh Vô thượng Phật đạo thệ nguyện thành.


    => Chúng sanh ở đây chính là chúng sanh trong tâm ta đấy! Những lúc tham, sân, sinh thì chúng ta đang ở trong địa ngục của sự tham, sự sân, sự si. Thệ nguyện độ ở đây chính là tự mình làm mình trong sạch chứ không phải mang cái ý "mình độ ai" hay "ai độ mình"!

    "Tứ hoằng thệ nguyện", Lục Tổ Huệ Năng dạy chúng ta thệ nguyện như sau: Tự tâm chúng sanh của mình, mình phải độ, Tự tâm phiền não của mình, mình cũng phải đoạn. Rồi nguyện học vô tận pháp môn tức là học pháp môn tự thấy tánh (kiến tánh), do thấy tánh để hành chánh pháp. Rồi do không mắc kẹt hai bên mê giác, chân vọng, ngay nơi đó liền thành Phật đạo.

    Độ được chúng sanh trong tâm, mới độ được chúng sanh ở ngoài; chúng sanh trong tâm mà độ không được, thì chúng sanh ở ngoài không bao giờ độ được.

    Chứ còn hiểu theo cái kiểu "mình độ người" thì... tội nghiệp lắm! Thấy phát nguyện cao cả vậy thôi, chứ chẳng ăn nhập gì với đạo Phật cả. Đức Phật đã ví dụ: một người ở dưới bùn thì không thể giúp người khác cũng đang bị kẹt dưới bùn được. Mình "độ" mình còn không xong, thì lấy gì "độ" kẻ khác! Kẻ còn vô minh thì không thể chỉ cho người khác hết vô minh được!

    Nguồn tại đây

  10. #10

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi smc Xem Bài Gởi
    - Nên sửa lại như vầy....

    Tự tâm chúng sanh vô biên thệ nguyện độ,

    Tự tâm phiền não vô biên thệ nguyện đoạn,

    Tự tánh pháp môn vô tận thệ nguyện học,

    Tự tánh Vô thượng Phật đạo thệ nguyện thành.


    => Chúng sanh ở đây chính là chúng sanh trong tâm ta đấy! Những lúc tham, sân, sinh thì chúng ta đang ở trong địa ngục của sự tham, sự sân, sự si. Thệ nguyện độ ở đây chính là tự mình làm mình trong sạch chứ không phải mang cái ý "mình độ ai" hay "ai độ mình"!

    "Tứ hoằng thệ nguyện", Lục Tổ Huệ Năng dạy chúng ta thệ nguyện như sau: Tự tâm chúng sanh của mình, mình phải độ, Tự tâm phiền não của mình, mình cũng phải đoạn. Rồi nguyện học vô tận pháp môn tức là học pháp môn tự thấy tánh (kiến tánh), do thấy tánh để hành chánh pháp. Rồi do không mắc kẹt hai bên mê giác, chân vọng, ngay nơi đó liền thành Phật đạo.

    Độ được chúng sanh trong tâm, mới độ được chúng sanh ở ngoài; chúng sanh trong tâm mà độ không được, thì chúng sanh ở ngoài không bao giờ độ được.

    Chứ còn hiểu theo cái kiểu "mình độ người" thì... tội nghiệp lắm! Thấy phát nguyện cao cả vậy thôi, chứ chẳng ăn nhập gì với đạo Phật cả. Đức Phật đã ví dụ: một người ở dưới bùn thì không thể giúp người khác cũng đang bị kẹt dưới bùn được. Mình "độ" mình còn không xong, thì lấy gì "độ" kẻ khác! Kẻ còn vô minh thì không thể chỉ cho người khác hết vô minh được!

    Nguồn tại đây
    Vậy xin hỏi vị thầy smc là ai. Vị đó có còn vô minh không?
    Lên hệ trao đổi phật pháp qua nick sky: hieubuikhuong hoặc facebook https://www.facebook.com/profile.php?id=100009987160842

  11. #11
    Nhị Đẳng Avatar của smc
    Gia nhập
    May 2012
    Nơi cư ngụ
    Tân Phú - Tp.Hồ Chí Minh
    Bài gởi
    2,223

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi phapchieumt Xem Bài Gởi
    Vậy xin hỏi vị thầy smc là ai. Vị đó có còn vô minh không?
    Thầy SMC đây ạ... Còn vô minh hay không thì... nếu SMC nói KHÔNG CÒN liệu ĐH có tin không? Nếu không tin thì SMC có nói vị ấy là ai cũng đâu có quan trọng, phải không ?


  12. #12

    Mặc định

    Xin hỏi SMC có phải là một Phật tử không vậy? Bạn viết những bài như thế này có dụng ý gì chăng?
    Thầy Pháp Cao Tay Ấn ...

  13. #13
    Nhị Đẳng Avatar của smc
    Gia nhập
    May 2012
    Nơi cư ngụ
    Tân Phú - Tp.Hồ Chí Minh
    Bài gởi
    2,223

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Thiên Việt Xem Bài Gởi
    Xin hỏi SMC có phải là một Phật tử không vậy? Bạn viết những bài như thế này có dụng ý gì chăng?
    - Trả lời điều này có thực sự quan trọng với bản thân bạn không ? Vì ngay từ tựa đề đến nội dung... một học sinh tốt nghiệp Tiểu học cũng có thể hiểu mà, đó là: giới thiệu về một số tư tưởng bị trộn lẫn vào đạo Phật sau 25 thế kỷ. SMC không nghĩ cái tiêu đề (đề mục) khó hiểu đến vậy!
    Last edited by smc; 28-06-2017 at 04:14 PM.

  14. #14

    Mặc định

    Nếu là một người phật tử, là một người con Phật, thì nên nghe và làm theo lời Phật, nếu không làm được nhiều thì cũng nên tập làm. Phật dạy con Phật như thế nào, đó là, khổ, không, vô thường, vô ngã, rồi là Từ bi hỷ xả, Phật đâu dạy con ngài cố chấp, chấp thủ đâu, Phật cũng dạy Tùy duyên mà. Bạn Viết lên những điều này rất nhiều người phản bác, thậm chí nói với bạn những lời rất gay gắt, mà bạn cũng viết đi viết lại, vẫn nói xấu Phật giáo Bắc Tông vậy chẳng phải là quá cố chấp, không tùy duyên, tùy hỉ, không có từ bi hỷ xả thì đó đâu phải là người Phật tử, người con Phật...
    Thầy Pháp Cao Tay Ấn ...

  15. #15
    Nhị Đẳng Avatar của smc
    Gia nhập
    May 2012
    Nơi cư ngụ
    Tân Phú - Tp.Hồ Chí Minh
    Bài gởi
    2,223

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Thiên Việt Xem Bài Gởi
    Nếu là một người phật tử, là một người con Phật, thì nên nghe và làm theo lời Phật, nếu không làm được nhiều thì cũng nên tập làm.
    - SMC đã - đang - và sẽ luôn luôn tác ý đúng với những gì mình được học, được hành trì, nương tựa theo giáo pháp của Đức Phật Gotama.

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Thiên Việt Xem Bài Gởi
    Phật dạy con Phật như thế nào, đó là, khổ, không, vô thường, vô ngã, rồi là Từ bi hỷ xả, Phật đâu dạy con ngài cố chấp, chấp thủ đâu, Phật cũng dạy Tùy duyên mà.
    - Bạn biết Phật dạy Khổ, thế mà có người không biết Khổ là gì? Phật dạy vô ngã, thế mà không ít người gắn mác Phật tử nói rằng có 1 cái linh hồn, một cái ngã tồn tại từ kiếp này qua kiếp khác... Phật dạy Từ Bi Hỷ Xả là nói đến các thiện hành được hoàn toàn soi sáng bởi Tứ Trí. Còn Từ Bi Hỷ Xả của những kẻ tự tưởng tượng ra thì chẳng qua là tự mình gạt mình thôi, vì đều có sự câu hữu tham, sân, si trong đó.

    - Ngài dạy không cố chấp, không chấp thủ và dạy hẳn 10 điều chớ vội tin. Điều này SMC luôn ghi nhớ. Đồng thời, Ngài cũng dạy tùy duyên là đúng, nhưng chưa đủ. Tùy duyên - thuận pháp mới đúng. Tùy duyên không có nghĩa là tùy tiện thêm bớt trong Pháp và Luật, để phù hợp với tâm tham dục của chúng sanh, rồi tự tô phết lên bằng các mỹ từ: độ chúng sanh, Phật sự..v...v...

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Thiên Việt Xem Bài Gởi
    Bạn Viết lên những điều này rất nhiều người phản bác, thậm chí nói với bạn những lời rất gay gắt, mà bạn cũng viết đi viết lại, vẫn nói xấu Phật giáo Bắc Tông vậy chẳng phải là quá cố chấp, không tùy duyên, tùy hỉ, không có từ bi hỷ xả thì đó đâu phải là người Phật tử, người con Phật...
    - Như các luận điểm đã nêu, phản bác là chuyện nên làm để tìm ra được kết luận cuối cùng. Ngày xưa, Galileo vì nói trái đất quay quanh mặt trời, không theo số đông cho rằng Trái đất là định tinh, nên ông ta bị treo cổ. Đó là vì ông ta không đồng ý theo số đông. Từ đó cho thấy, không phải "đông là đúng"!

    - "vẫn nói xấu PG Bắc Tông": xin bạn cho mình dẫn chứng. Chớ có nói lời thêu dệt.

    => Cuối cùng, một Phật tử, một cận sự nam, một Upasaka có trách nhiệm: học tập - nghiên cứu - thực hành giáo pháp của Phật. Đồng thời có trách nhiệm xiển dương Chánh Pháp, loại bỏ Tà Pháp hoặc các tư tưởng mang âm hưởng Phật giáo. Tùy duyên nhưng phải thuận pháp!

  16. #16

    Mặc định

    Hiện tượng kia rồi tới hiện tượng smc chỉ như giã tràng ,cũng như hiện tượng con ếch bị bỏ trong nồi để lửa nhỏ nước nóng lên từ từ con ếch chết lặng lẻ hồi nào chính con ếch cũng chẳn biết. Cũng cầu cho bạn mau thành alahan để bạn có được cái thật biết và thật thấy của chính bạn,cái thấy cái biết của bạn bây giờ ăn trai và ăn chay vậy thôi
    vô minh diệt vô minh tận
    vô lão tử diệt vô lão tử tận vô khổ tập diệt,vô đắc

  17. #17
    Nhị Đẳng Avatar của smc
    Gia nhập
    May 2012
    Nơi cư ngụ
    Tân Phú - Tp.Hồ Chí Minh
    Bài gởi
    2,223

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi phanquanbt Xem Bài Gởi
    Hiện tượng kia rồi tới hiện tượng smc chỉ như giã tràng ,cũng như hiện tượng con ếch bị bỏ trong nồi để lửa nhỏ nước nóng lên từ từ con ếch chết lặng lẻ hồi nào chính con ếch cũng chẳn biết. Cũng cầu cho bạn mau thành alahan để bạn có được cái thật biết và thật thấy của chính bạn,cái thấy cái biết của bạn bây giờ ăn trai và ăn chay vậy thôi
    - Vâng ạ, chúng ta hãy thành thật khi đến với giáo pháp của Đức Thế Tôn. Hãy tự xét xem mình thuộc thành phần nào trong 4 thành phần được Đức Phật nhắc đến, có hiện hữu ở đời.

    1. Hạng Người Thứ Nhất:

    Và này các Tỷ-kheo, thế nào là người nghe ít, điều đã được nghe không khởi lên?
    Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người được nghe ít về kinh: ứng tụng, ký thuyết, các Bài kệ, Cảm hứng ngữ, Như thị thuyết, Bổn sanh, Vị tằng hữu, Phương quảng. Người ấy, với điều đã được nghe ít ỏi này, không biết nghĩa, không biết pháp, không thực hành pháp, tùy pháp. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là người nghe ít, điều đã được nghe không khởi lên.

    2. Hạng Người Thứ Hai:

    Và này các Tỷ-kheo, thế nào là người nghe ít, điều đã được nghe có khởi lên?
    Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người được nghe ít về kinh: ứng tụng, ký thuyết, các Bài kệ, Cảm hứng ngữ, Như thị thuyết, Bổn sanh, Vị tằng hữu, Phương quảng. Người ấy, với điều đã được nghe ít ỏi này, biết nghĩa, biết pháp, thực hành pháp đúng pháp. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là người nghe ít, điều đã được nghe có khởi lên.

    3. Hạng Người Thứ Ba:

    Và này các Tỷ-kheo, thế nào là người nghe nhiều, điều đã được nghe không khởi lên?
    Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người được nghe nhiều về kinh: ứng tụng, ký thuyết, các Bài kệ, Cảm hứng ngữ, Như thị thuyết, Bổn sanh, Vị tằng hữu, Phương quảng. Người ấy, với điều đã được nghe nhiều này, không biết nghĩa, không biết pháp, không thực hành pháp, tùy pháp. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là người nghe nhiều, điều đã được nghe không khởi lên.

    4. Hạng Người Thứ Bốn:

    Và này các Tỷ-kheo, thế nào là người nghe nhiều, điều đã được nghe được khởi lên?
    Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người được nghe nhiều về kinh: ứng tụng, ký thuyết, các Bài kệ, Cảm hứng ngữ, Như thị thuyết, Bổn sanh, Vị tằng hữu, Phương quảng. Người ấy, với điều đã được nghe nhiều này, biết nghĩa, biết pháp, thực hành pháp, tùy pháp. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là người nghe nhiều, điều đã được nghe có khởi lên.

    Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng người này có mặt, hiện hữu ở đời.

    Nếu là người nghe ít
    Không định tĩnh trong giới
    Họ chỉ trích người ấy,
    Cả hai, giới và nghe

    Nếu là người nghe ít
    Nhưng khéo định trong giới
    Họ khen về giới đức
    Về nghe không đầy đủ

    Nếu là người nghe nhiều
    Không định tĩnh trong giới
    Họ chỉ trích người ấy,
    Về nghe được đầy đủ

    Nếu là người nghe nhiều
    Lại khéo định trong giới
    Họ tán thán người ấy
    Cả hai, giới và nghe
    Phật đệ tử nghe nhiều
    Trì pháp, có trí tuệ
    Như vàng cõi Diêm phù
    Ai có thể chỉ trích?
    Chư thiên khen vị ấy
    Phạm thiên cũng ngợi khen.

    Trích Kinh Tăng Chi Bộ - (VI) (6) Học Hỏi Ít.

    Kính tưởng Đức Phật Gotama - vị Phật có thật trong lịch sử nhân loại

  18. #18

    Mặc định

    SmC thích Tứ Diệu Đế, rất Tuyệt vời, học và Làm theo Tứ Diệu Đế sẽ giúp chúng Ta thoát khổ và hưởng an vui Niết Bàn.
    Tứ Diệu Đế là gì:
    Là khổ : Khổ Sinh Già bệnh chết, khổ Cầu muốn không được, khổ thương nhau mà chia lìa, khổ ghét nhau mà sống với nhau, khổ vì dục Tâm quá mạnh... Và rất nhiều khổ.
    Khổ do đâu: Do tập khí Phiền não, u mê tích tụ từ vô lượng kiếp, là tập khí : Tham, sân, si, mạn nghi.... Rất nhiều. Vì U mê nên làm nhiều điều ác vì vậy mới khổ, khổ do tập khí...
    Cách Thoát khổ: Là Điều Phục các Phiền não Tham sân si... Rồi dần đến không còn Tập khí Phiền não trong đó.
    Làm được Như vậy thì Ta sẽ hưởng An vui, an lạc, An vui Niết bàn hay gọi là chứng Đạo.

    Bạn suốt ngày giảng Về Tứ Diệu Đế, là khổ... Nếu cứ như cách bạn làm thì đúng là khổ thiệt mà. Vì sao? Nếu bạn chỉ cần Thấu Suốt lý Tứ Đế thì không bao giờ bạn đi chê bai Đại Thừa Phật giáo, không bao giờ chế việc Niệm Phật, trì chú, niệm Kinh...
    Bạn có biết khi Người Phật tử họ Niệm Phật, Niệm Kinh thì tâm họ rất là Thư thái, An lạc,,vọng Niệm Bớt dần, tập khí Tham sân si... Ngày một giảm chẳng phải họ đang Thực Hành theo Tứ Diệu Đế Ư? Họ mới chỉ thực hành Được một Phần trong Tứ Diệu Đế thì sao? Tập khí bớt đi một chút thì An vui Tuy chưa bằng các bậc giải thoát...
    Còn bạn Suốt ngày Cứ Khổ, Tập, Diệt, Đạo, là Chánh Tư Duy, là Chánh Niệm... Mà Cứ Đi làm những việc thế này, đang tích tụ tập khí phiền não cho sâu dày thì đúng như bạn nói... Nói sao? Thiệt là khổ mà
    Hãy dùng Trực tâm mà đọc bài mình viết...
    Thầy Pháp Cao Tay Ấn ...

  19. #19

    Mặc định

    @phanquanbt
    @Thiên Việt

    Mình biết 2 bạn và những đạo hữu khác đều giống như mình, muốn tốt cho smc nhưng bạn smc ấy vẫn cứ chấp thủ cho rằng mọi người đang tu sai, tu như thế này mới đúng. Đọc kinh này hiểu sai rồi, phải hiểu như thế này...

    Mình nhớ có một bài kinh kể về một câu chuyện đức Phật không thể độ được cho những người vô duyên, họ luôn cố gắng tránh né đức Phật bằng bất kỳ cách nào, kể cả khi đức Phật dùng thần thông để hiện ra trước mặt họ đến lúc họ phải van xin lạy lục.
    Ở đây, smc cũng thế, ngay cả khi cho dù mình đã nêu ra những quan điểm đúng, đạo hữu smc vẫn cứ cho rằng là không cùng quan điểm, hoặc giả cho rằng mình không hoàn toàn đọc hiểu ý kinh?!

    Thiết nghĩ, bây giờ mình còn chưa lo được cho mình, cơ hội vãng sanh chưa có, còn trầm luân trong lục đạo. Không biết ngày mai chết đi có còn lại là người không hay là súc sanh? Nghĩ đến thật kinh hoàng biết bao.
    Thứ nữa, thời đại Mạt pháp, ma chướng đầy rẫy, một thân mình vẫn chưa thể như các vị La Hán, đức Phật hay Bồ tát đầy đủ đức độ để rộng độ chúng sanh thì hãy cứ để cho luật Nhân Quả diễn ra tự nhiên như vốn có của nó.

    Tâm của các bạn tốt thì thảy chư Thiên, thiện thần Hộ pháp, chư Phật và bồ Tát đều biết, sẽ phù trợ cho các bạn trên đường đạo
    Còn chuyện độ cho bạn smc, hãy để chư Phật lo.

    Đôi lời với 2 bạn và mọi người.

    A Di Đà Phật

  20. #20

    Mặc định

    - PHẬT TÁNH có sẵn trong mọi người, do NGHIỆP che đậy nên không trong sạch nên phải luân hồi, tu tập cầu đạo giải thoát để thấy BẢN THỂ NGUYÊN SƠ. Đây là tư tưởng của Kỳ Na Giáo là Bản thể trong sạch bị mắc kẹt trong Thân xác do Nghiệp che đậy, phải giải thoát và giác ngộ cho Linh Hồn - Phật Tính . Đức Phật không hề đưa ra luận thuyết Phật Tánh trường tồn trong thân xác hay tinh thần của chúng sanh.

    Chổ này có 2 lỗi lập luận.
    Thứ 1: Đạo hữu không hiểu về khái niệm Phật tánh.
    Phật tánh mà Đại thừa quan niệm, định nghĩa ra chính là Vô Ngã trong Phật giáo Tiểu Thừa. Vì Phật tánh ở đây không thể ở nơi trong Ngũ Uẩn ha ngoài Ngũ Uẩn mà cầu. Vì Ngũ uẩn là vô thường, do Phật tánh không bị ngũ uẩn ràng buộc cho nên mới trường tồn. Điều này là hoàn toàn hợp lý với giáo lý Vô Ngã của Phật giáo Tiểu Thừa. Do đó, không thể nói là Phật không nói đến.

    Thứ 2: Lập luận vi phạm pháp ấn Vô Thường.
    Đạo hữu chấp trước ngôn từ vô thường, chấp tướng ngã ngôn từ mà lập luận mà không tìm hiểu suy sét nghĩa chân thực. Do đó, vi phạm pháp ấn Vô Thường, nên lời này không đáng tin cậy.

    Thứ 3: Lập luận vi phạm pháp ấn Vô Ngã.
    Vô Ngã là bản chất của mọi chúng sanh, hay nói cách khác, Phật tánh là sẵn có trong mọi chúng sanh. Do đó, nếu giáo lý này Kỳ Na Giáo có nói đến, nói sơ qua, nói lượt qua thì cũng bình thường. Vì sao? Vì tất cả chúng sanh điều Vô Ngã. Việc một tôn giáo khác cũng đề cập đến chứng tỏ điều Đức Phật Thích Ca nói là đúng. Ví dụ như "nước thì không màu, người da trắng cũng thấy nước không màu, người da đen cũng thấy nước không màu".
    Việc lập luận chấp vào ngã tướng tôn giáo, thể hiện sự vi phạm pháp tướng Vô Ngã.

    - TÍNH KHÔNG. Kinh Kim cang nói, “Nhất thiết hiền thánh giai dĩ vô vi pháp nhi hữu sai biệt” (từ một pháp vô vi – tức Không – mà có nhiều tầng bậc hiền thánh khác nhau). Do vậy mà với Bồ tát, năm uẩn là không, ấy gọi là nội không”. Đây là ảnh hưởng của hệ tư tưởng của Đạo Lão về Thuyết Vô Vi, vạn vật trở về Đạo hư không! từ Đạo mà khởi sinh vạn pháp.

    Cũng lập luận như trên. Nếu Phật đã nói Vô Ngã là chân lý, thì người Trung Quốc cũng phải thấy được chân lý nếu họ đã bỏ công sức ra cầu tìm. Đức Phật đâu nói rằng chân lý chỉ có mình ngài mới có. Chẳng phải hết thảy đệ tử điều có thể thành tựu A-la-hán. Do đó, việc tôn giáo khác thành tựu như lời Phật dạy là việc hết sức bình thường. Có thể chổ diễn đạt ngôn từ có khác nhau, nhưng cũng phải thôi vì ngôn từ là vô thường mà.

    Thật ra còn những phần ở dưới nữa, đọc cả bài chúng ta có thể thấy đạo hữu smc nặng nề chấp ngã đối với Đức Thích Ca. Điểm nào?

    Chấp ngã tướng tôn giáo (Phật giáo), cho rằng chỉ có Phật giáo độc tôn, chỉ có Phật giáo mang đến sự giải thoát. Trong khi Phật nói tất cả chúng sanh điều có thể khai ngộ, chứng quả, thành tựu A-la-hán như Phật.

    Chấp ngã độc tôn giáo lý, cho rằng chỉ kim ngôn Phật nói mới chứa đựng giáo lý chân chánh. Điều này cho thấy đạo hữu smc mất căn bản về kiến thức vô thường, ngũ uẩn, vô ngã. Tại sao? Vì lời nói là vô thường, vì ngôn từ là ngũ uẩn. Phật không hề nói những thứ đó là chổ giải thoát, mà phải là Vô Ngã. Do đó, việc vận dụng ngôn từ, phương tiện như thế nào để chúng sanh thành tựu Vô Ngã, hay Phật Tánh thì xem như đã cứu độ họ. Phật không hề nói chỉ có lời của Phật mới là chân lý.

    Từ hai chấp ngã này ta thấy, dù đạo hữu smc cho rằng hết thảy đệ tử hay những chúng sanh khác đều có thể thành tựu quả vị A-La-Hán nhưng trong thâm tâm lại không thừa nhận việc đó. Việc chấp ngã ngôi vị độc tôn của Đức Phật, đạo hữu smc gián tiếp thừa nhận giữa Phật và chúng sanh có một khoản cách rất lớn, dù cho hàng thánh đệ tử cũng không bằng Phật. Tức là trong tam độc, si mê quá nặng, cho nên thành mê tín.
    Cư trần lạc đạo

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •