Trích dẫn Nguyên văn bởi Nonamepas Xem Bài Gởi
Chào các vị đạo hữu!
Quả thật bài hôm nay noname không có ý định viết. Theo dàn ý ban đầu noname dự định sẽ viết rộng nhiều vấn đề của phật pháp hòng qua đó những đạo hữu còn sơ cơ sẽ hiểu rõ hơn đạo phật thật sự là như thế nào, trên cơ sở hiểu biết đó sẽ tự nhìn nhận lại pháp tu của mình, từ đó thấy được bản thân mình có đang tu đúng chánh pháp hay không. Tuy nhiên noname nhận thấy nếu để các đạo hữu sơ cơ tự đánh giá lấy sẽ có 1 số những khó khăn nhất định nên noname quyết định viết bài này như 1 đánh giá mẫu, trên cơ sở bài viết này sẽ giúp những đạo hữu sơ cơ nắm được đại khái cách thức. Đây thật sự là 1 quyết định khó khăn với noname và noname hiểu ảnh hưởng có thể của nó lên tâm lý người khác. Tuy vậy noname vẫn quyết định viết vì sự thật cần phải được nhận thức đầy đủ và tôn trọng. Thà rằng đau khổ trong chốc lát còn hơn ôm nhầm pháp tu, cứ tưởng tu theo phật pháp mà thực ra không phải.
Vấn đề hôm nay noname muốn luận bàn là Tịnh độ tông.
Như tất cả chúng ta đều đã biết pháp môn tịnh độ thuộc về hệ phái phát triển và ra đời rất lâu sau khi đức thích ca mâu ni nhập niếp bàn. Và những nhà nghiên cứu nhìn chung đều đồng ý rằng bộ kinh này không phải do phật thuyết.
Bộ kinh này đưa ra nhiều khái niệm trừu tượng siêu hình như phật lực, cõi tây phương cực lạc, phật adida, rồi cả những khái niệm như vô lượng, không thể nghĩ bàn, phái này cũng công nhận linh hồn gọi là chân linh... Vv.
Nhìn chung tịnh độ tông đưa ra nhiều phạm trù mà ta không thể tìm thấy chúng tồn tại trong bất cứ đâu trong giáo lý nguyên thủy của phật.
Tuy nhiên hôm nay noname sẽ không tiếp cận tịnh độ tông theo cách này mà noname sẽ tiếp cận theo 1 cách hoàn toàn khác đó là Tịnh độ tông đã được thật sự sinh ra như thế nào?
Như tất cả các đạo hữu đều đã biết để tu tập mỗi chúng ta đều phải lựa chọn tưởng hoặc thức.
Vậy sẽ thế nào nếu ai đó lựa chọn tưởng để tu tập một cách vô tình hay hữu ý?
Đầu tiên chúng ta phải biết rằng tưởng cũng có năng lực của nó. Năng lực của nó bao gồm sắc thinh hương vị xúc pháp đủ cả. Trong đó khả năng biến hiện của tưởng là dễ làm người tu bị đánh lừa nhất.
Tại sao người tu theo tưởng lại dễ bị đánh lừa?
Người tu theo tưởng thì tưởng mạnh lên lấn át thức. Từ đó khiến thức chìm xuống. Khi thức chìm xuống thì người tu rơi vào trạng thái ý thức yếu đi hoặc mất hẳn. Trong trạng thái này nhìn chung sẽ có 2 tình huống trái ngược nhau xảy ra nếu gặp ác tưởng thì người tu sẽ bị tầu hỏa nhập ma mà mọi người vẫn lầm tưởng là bị ma nhập, ma hành...vv, noname xin lấy ví dụ như những người tu bị điên loạn hay những người bỗng dưng thấy ta là con thần con thánh... Vv kỳ thực chỉ là do ác tưởng mà thôi hoàn toàn không có ma quỷ thánh thần nào ở đây cả. Và trường hợp thứ 2 là người tu gặp tưởng không ác sẽ sinh ra hỉ lạc giả tạm.
Trong trạng thái ý thức chìm thì trí tuệ cũng chìm khi ấy thấy sao tin vậy, mũi thấy mùi hương lạ, tai nghe thấy âm thanh lạ, mắt nhìn thấy hình ảnh lạ... Vv v vội chấp làm thật mà đâu ngờ rằng ấy chỉ là năng lực của tưởng biến hiện ra. Và khi người tu càng vào sâu trong tưởng thì cái tưởng ấy càng kiên cố và năng lực của tưởng càng mạnh hơn, trong giai đoạn này tưởng biến hiện càng đẹp mắt hơn và rộng lớn hơn, tùy theo mỗi người mà nó có thể biến hiện thành những xã hội rộng lớn, và xã hội mà nó biến hiện ra hoàn toàn phù hợp với niềm tin và nhận thức của người ấy, thậm trí người tu còn có thể nói chuyện, sinh hoạt, đụng chạm trong xã hội tưởng ấy, tu đến đây người tu cũng bắt đầu có những chứng đắc nhất định gọi là tưởng tri. Chính ở chỗ này người tu bị lầm tưởng là mình đã chứng đạo hay chứng ngộ nhưng kỳ thực tất cả chỉ là năng lực tưởng hoàn toàn không phải là thật. Và khi năng lực tưởng của 1 người hay nhiều người phóng xuất ra không gian thậm trí còn có thể nhìn thấy bằng mắt thường được, chụp ảnh ghi hình được.. Vv việc này có thể khiến người thường lầm tưởng mà tin là thật chứ chẳng riêng gì người tu đâu các đạo hữu ạ. Năng lực của tưởng quả thật không đơn giản đâu các đạo hữu.
Cõi giới adida cũng vậy, đều chỉ do tưởng của người tu tập biến hiện ra và do cõi này là cõi tưởng nên giả tạm không thật vì vậy người tu theo tịnh độ tông khi thân hoại mạng chung có tìm mỏi mắt cũng sẽ chẳng thấy adida ở đâu cả, lúc ấy cứ theo nghiệp lực cảm chiêu mà trôi lăn trong 6 nẻo, nơi nương tựa hoàn toàn bị diệt mất vì đã nương tựa vào chỗ giả tạm không thật.
Cũng như đức Phật đã từng dạy: "kẻ tin ta mà không hiểu ta là phỉ báng ta". Như vậy để thấy những kẻ tu theo tịnh độ đang từng ngày phỉ báng Phật, phỉ báng chánh pháp. Như những con trùng trong lông sư tử đang từng ngày ăn thịt sư tử chết, vì không có trí tuệ không hiểu đúng như thật mà miệng vẫn nói công đức vô lượng, không thể nghĩ bàn, thật đáng thương thay! Thật đáng thương thay! Hỡi các đạo hữu còn đang lầm đường lạc lối hãy lắng nghe tiếng nói của lương tri! Hãy lắng nghe tiếng rống thảm thiết của sư tử! Hãy thức tỉnh trí tuệ!
Rõ ràng là phủ nhận Tịnh Độ rồi còn gì. Không sao mình chuyển sang tu thiền thôi. Đến một ngày lại có kẻ phủ nhận cả thiền tông, ta lại chuyển sang tu Mật.