Trích dẫn Nguyên văn bởi smc Xem Bài Gởi
Trước khi tu khổ hạnh, Đức Bồ Tát đã theo học đạo với hai vị tiên nhân, và không bao lâu Ngài đều thông thạo mọi điều mà hai vị Thầy này dạy. Đó là các tầng thiền vô sắc, bắt đầu từ không vô biên xứ đến phi tưởng phi phi tưởng xứ. Nhưng cuối cùng, Ngài nhận thấy rằng: các tầng thiền định này như lấy đá đè cỏ. Cỏ có thể khô héo dưới sức nặng tảng đá, nhưng chỉ một cơn mưa ái dục gieo xuống, thì cỏ héo sẽ xanh tốt trở lại (gốc vô minh vẫn còn), nên Ngài tiếp tục đi tìm đạo.

Bậc thiền vô sắc này bắt đầu với không vô biên xứ. Người ta sẽ ngồi xuống ức chế niệm khởi, không cho niệm khởi, niệm nào khởi đều được cho là “vọng niệm”, phải ức chế để ngưng bặt nó lại dù nó thiện hay ác, và thường phương pháp để ngưng niệm được nhiều Tổ Trung Quốc dạy là Tham thoại đầu, thiền công án, sổ tức, chỉ tức, chăn trâu v.v... chính vì vậy được gọi là trạng thái không biết phân biệt thiện ác. Ở trạng thái này, người ta sẽ thấy bản thân nhẹ nhàng như một làn hơi thở, thân thể biến mất hòa cùng hư không vô biên vô tận, lâng lâng. Nếu nhập sâu vào trạng thái này thì ý thức bị yếu ớt, lúc đó THỨC TƯỞNG nơi các căn bắt đầu trỗi dậy mạnh mẽ. Chú ý rằng chỉ là thức tưởng chứ không có câu hữu với ý thức, vị ấy bị rơi vào trạng thái định vô sắc cao hơn là Thức vô biên xứ, tức là trạng thái thức thông hết 18 xứ (xúc xứ, căn xứ, trần xứ) mạnh hay yếu tuỳ vào người đó nhập sâu hay cạn. Do đó vị này có thể xuất hiện thần thông hay gọi là ngũ thông (tưởng lực). Tuy nhiên do ý thức quá yếu, người này không làm chủ được các thông này, ví dụ: xuất định sẽ không nhớ nhiều, hoặc không điều khiển được cái muốn thấy, hoặc không hiểu nhiều về cái mình thấy gì, nghe gì, ngửi gì, v.v.. vì sao ? Vì ý thức quá yếu. Đến đây là chúng ta thấy nguy hiểm rồi đấy , chúng ta không thể nào chấp nhận ý thức mình dần bị diệt, không làm chủ được cái gì hết, rất dễ bị ám ảnh với trạng thái ấy, lại khó thoát ra, huống hồ nhập sâu hơn nữa vào hai định còn lại, không thoát ra được dễ bị điên sống trong thế giới tưởng của mình. Thế giới của bốn định này là thế giới vô sắc, xuất định rồi tham, sân, si còn y nguyên bởi vì nó không dính dáng gì tới đạo diệt khổ do đó ĐỨC PHẬT mới từ bỏ với hai vị tiên nhân đầu tiên. Mình tạm ngưng với hai định còn lại là VÔ SỞ HỮU XỨ, PHI TƯỞNG PHI PHI TƯỞNG XỨ.

Sau khi từ bỏ, Đức Bồ Tát mất thêm 6 năm tu khổ hạnh. Và cuối cùng, Ngài tự mình quán chiếu sâu vào trong tâm mình, vận dụng toàn bộ những điều mình đã trải nghiệm từ khi bé được theo vua cha dự lễ hạ điền, cho đến những năm tháng học thiền và tu khổ hạnh. Cuối cùng, Ngài nhập vào Sơ Thiền. Thực ra nó chỉ là trạng thái mà một bậc Thánh nhân trải qua khi tu tập Bát Chánh Đạo, khi tu tập đúng rất tự nhiên họ thể nhập đời sống cực kỳ hạnh phúc dù lúc nào cũng biết rõ tỉnh giác “có thân đây”, chứ không cần lờ đi hay phủ nhận cái thân, cũng không cần ức chế cái gì. Ngay cái ngõ vào Sơ Thiền đã cần phải phân biệt rõ cái gì ác - cái gì thiện (trạch pháp), cái Không của sơ thiền là không niệm ác (dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu) chứ không phải cái rỗng không như bên Không vô biên xứ. Ác nào đã sanh thì tinh tấn cho diệt, ác nào chưa sanh thì ngăn chặn, thiện chưa sanh thì tinh tấn cho sanh, thiện đã sanh thì cho tăng trưởng, tất cả đều tự nguyện hoan hỷ bằng trí tuệ quán chiếu, như một người có bàn tay đang cầm nấm bùn đất, khi hiểu biết nó dơ bẩn thì buông bỏ (GIỚI), buông bỏ rồi bàn tay sẽ sạch sẽ ví như trạng thái ĐỊNH của bậc thánh rất tự nhiên, có cơ hội cầm những thứ khác tốt đẹp hơn (TUỆ). Không như 4 định vô sắc cao nhất là phi tưởng phi phi tưởng xứ, thì bên thiền của đức Phật (Thiền hữu sắc) sau khi nhập Tứ thiền xong là hướng đến Tam minh, trong đó có Lậu Tận Minh, dấu chấm hết cho vô minh - nguồn gốc của sinh tử luân hồi. Định chỉ là tư cụ hành trang, tâm giải thoát bất động mới là mục đích sau cùng của Phạm hạnh.
Chào bạn smc,

Mình hiểu và trân trọng thiện tâm chia sẻ những tâm tư gan ruột của bạn và nonamepas với mọi người .

Mình chỉ lưu ý bạn trước hết về những đoạn mình đánh dấu bôi đỏ ở trong trích dẫn của bạn, theo mình bạn nên suy nghĩ thêm một hay nhiều lần nữa về đường lối của các tổ, và trải nghiệm thực sự và đủ chín về những việc này. Thiền có ngữ lục để đối chiếu mức độ thâm nhập của bạn đến đâu. Còn đoạn chữ xanh mình thấy cũng ở trong đường lối của thiền.

Dù sao mình thấy điều trước mắt là chúng ta tự an tâm được đến mức nào. Sau đó, về tầm nhìn xa, chúng ta học hỏi và tinh tấn hơn để biết đâu lại thấy những chân trời khác tốt hơn nữa. Đến lúc thấy được chân trời khác tốt hơn thì chúng ta đủ động lực thay đổi những gì chúng ta đang thực hiện gần gần rồi. Mình hiểu là các bạn muốn tâm sự với nhiều người chân trời mà bạn nghĩ nhiều người không thấy được như các bạn. Đây là ý tốt.