kết quả từ 1 tới 13 trên 13

Ðề tài: đông phương luyện dược sư

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định đông phương luyện dược sư

    Lời tựa
    Tác gia là một người theo trường phái đông phương đạo gia luyện dược sư,phái Toàn Chân Long Môn.Hành thế gian pháp với tên gọi là phong thủy sư Đông Hải.Hành xuất thế gian pháp với thân phận đông phương luyện dược sư Đông Hải.Tác gia biên soạn sách này với mong muốn chia sẻ kinh nghiệm cùng người hữu duyên về bí mật của luyện trường sinh dược và thuật điểm đá hóa vàng.Cuốn sách này được viết ra với mục đích phi lợi nhuận,phi chính trị,dành cho người thật sự đam mê luyện dược và hành y tế thế.
    Khai sách
    Đông phương luyện dược sư là một môn học vấn về trường sinh dược và giàu có vĩnh hằng.Trong đó trọng tâm của môn học xoay quanh làm sao để tích lũy dược vật tiên thiên nhất khí.Các môn phái tu luyện đông tây cổ kim có nhiều tên gọi khác nhau nhưng cùng một ý nghĩa chỉ về dược vật tiên thiên nhất khí này.
    • Đạo gia gọi nó là trường sinh dược tiên thiên nhất khí.Là nguyên khí sinh ra từ hư vô tự nhiên
    • Nho môn gọi nó là hạo nhiên chính khí.Là chính khí sinh ra từ tự nhiên hạo hạo đãng đãng
    • Phật gia gọi nó là bồ đề chủng tử.Là hạt giống gieo trồng sẽ sinh ra bồ đề bản lai chân
    • Thiên chúa tây phương giả kim thuật gọi nó là đức chúa trời.Là cơ tạo hóa sinh ra vạn vật.
    Ngoài ra còn rất nhiều cách gọi khác nhau,nhưng trọng tâm vấn đề thì không thay đổi từ ngàn xưa lưu truyền đến nay.Cả quá trình chỉ tóm gọn lại thành 1 nguyên lý đơn giản là đạo từ hư vô sinh nhất khí.Tích lũy dược vật nhất khí này,nhất khí bất lậu mà tác phật,tác tiên,hạnh phúc giàu có.Đánh mất nó,nhất khí tẩu lậu thì là kẻ phàm nhân tục tiểu,nghèo hèn,đói khổ.Giải thích ý nghĩa hư vô chi tiết theo từng môn phái như sau(trích tính mệnh khuê chỉ):
    • Đạo gia gọi hư vô là:huyền quan,chân thổ,huỳnh đình,hoàng bà,mậu kỷ môn,bồng lại đảo
    • Phật gia gọi hư vô là:không trung,tịnh thổ,bất động đạo tràng,xá lợi tử,cực lạc quốc
    • Nho gia gọi hư vô là:vô cực,hoàng trung thông lý,hoàng trung chính vị,hoàng đạo.
    • Thiên chúa gọi hư vô:là đức chúa trời ngự trong đình màu vàng,hư không của sự hư không.
    Ngoài ra còn nhiều tên goi khác,không sao kể hết.Xét về công pháp đắc hư vô từng phái thì như sau(trích tính mệnh khuê chỉ):
    • Đạo gia dùng khẩu quyết ngũ khí triều nguyên.
    • Phật gia dùng khẩu quyết lục căn đại định
    • Nho gia dùng khẩu quyết ngũ đức tề nguyên.
    • Thiên chúa dùng khẩu quyết thiên chúa toàn năng
    Nguyên lý ngũ khí đạo gia bao gồm(trích tính mệnh khuê chỉ):Ngũ tạng phối ngũ khí,khai khiếu ra ngũ giác.Thận hành thủy tàng tinh,khai khiếu ra thân người là 2 tai.Can hành mộc tàng hồn,khai khiếu ra 2 mắt.Tâm hành hỏa tàng thần,khai khiếu ra lưỡi.Tỳ hành thổ tàng ý chí,khai khiếu ra miệng.Phế hành kim tàng phách,khai khiếu ra mũi.
    Nguyên lý lục căn phật gia bao gồm(trích bát nhã ba la mật đa tâm kinh): sắc, thanh, hương, vị,xúc,pháp tương ứng với nhãn(mắt),nhĩ(tai),tỵ(mũi),thiệt(lưỡi) ,thân(thân người),ý(ý chí)
    Nguyên lý ngũ đức nho gia bao gồm(trích ngũ đức nho gia):trí là đức thủy,mộc là đức nhân,hỏa là đức lễ,thổ là đức tín,kim là đức nghĩa.
    Chung quy hạ thủ như sau(trích tính mệnh khuê chỉ toàn thư):thân bất động,tai bất động thì thủy triều nguyên mà tinh tàng tại thận,đắc đức trí.Mắt bất động thì mộc triều nguyên mà hồn tàng tại can,đắc đức nhân.Lưỡi bất động thì hỏa triều nguyên mà thần tàng tại tâm,đắc đức lễ.Miệng bất động thì thổ triều nguyên mà ý tàng tại tỳ,đắc đức tín.Mũi bất động thì kim triều nguyên mà phách tàng tại phế,đắc đức nghĩa.Chữ bất động ở đây chính là trạng thái âm dương giao hội.Cụ thể như sau:
    Thân người đứng là dương,nằm là âm,ngồi ngay ngắn là trạng thái trung gian giao hòa giữa âm và dương,được gọi là thân bất động.Tai nghe là dương,tai điếc là âm,2 tay che tai nghe tiếng sóng biển từ thận thủy là âm dương giao hòa,được gọi là tai bất động.Mắt mở là dương,nhắm là âm,mắt khép hờ là trạng thái trung gian giao hòa giữa âm và dương,được gọi là mắt bất động.Lưỡi lè,khua khoắn là dương,lưỡi rụt là âm,lưỡi để giữa hai hàm bình thường là âm dương giao hội,gọi là lưỡi bất động.Miệng há là dương,cắn chặt là âm,miệng khép nhẹ là âm dương giao hòa,gọi là miệng bất động.Mũi thở mạnh là dương,nín thở là âm, trạng thái trung gian là thở nhẹ nhàng điều hòa gọi là phế bất động.
    Tóm lại:thân tĩnh tọa, ngưng nhĩ vận ,hồi nhãn quang ,vong ngôn thủ,điều tỵ tức chinh là khẩu quyết ngũ khí hợp nhất,đại định chân không mà trường sinh dược tiên thiên nhất khí được sinh ra và tích lũy.Từ đó mà đạo gia tác tiên,phật gia tác phật,nho môn tác thánh.Quá trình trên nguyên lý thì dễ nắm,thực hành lại vô cùng khó khăn.Sau đây là nguyên nhân thất bại và ấn chứng tu luyện.
    Trích chung lã truyền đạo tập
    Chung tổ đáp:
    Khổ chí mong kết thúc ở đại thành, mà chỉ ở trung thành mà thôi. Mong kết thúc ở trung thành, mà chỉ ở tiểu thành mà thôi.
    Huống gì không biết Đại Đạo, khó hiểu Thiên Cơ. Chỉ tập tiểu pháp, hay thích dị đoan. Năm tháng lần lữa, chẳng thấy thành công. Tuổi già suy lão, lại nhập luân hồi. Khiến cho kẻ sĩ hiếu đạo sau này, coi trường sinh là vọng thuyết, coi siêu thoát là hư ngôn. Thường thường nghe Đạo mà bất ngộ, tâm dù tin mà không chịu cố gắng. Đối cảnh sinh tâm, để vật làm hỏng chí, cuối cùng không thể thoát khỏi Thập Ma, Cửu Nan vậy.
    Lữ tổ hỏi:
    Gọi Cửu Nan-chín điều khó là thế nào?
    Chung tổ đáp:
    Đại Dược chưa thành, khó chống nóng lạnh, trong một năm, bốn mùa đều cần mặc áo. Chân Khí chưa sinh, vẫn còn đói khát, trong một ngày, ba bữa vẫn cần ăn. Cái mà kẻ sĩ phụng đạo lo ngại là ăn mặc bức bách vậy. Đó là điều khó thứ nhất.
    Cho đến nghiệp duyên túc trọng, phải đền bù lại trong đời này. Muốn rảnh rỗi ở đời, còn bị tôn trưởng ước thúc, ở gần tôn thân mà không dám rời đi, muốn thanh nhàn mà khó được nhàn hạ. Cái mà kẻ sĩ phụng đạo lo ngại là tôn trưởng ngăn cản. Đó là điều khó thứ hai.
    Cho đến yêu cha mẹ, tiếc vợ con, ân tình xiềng xích, mỗi ngày một tăng. Con thuyền buồn bã nơi bể khổ, không lúc nào ngừng. Dù có thanh tĩnh chi tâm, mà khó chống sầu phiền chi cảnh. Cái mà kẻ sĩ phụng đạo lo ngại, ân ái vấn vít. Đó là điều khó thứ ba.
    Cho đến giàu có vạn hộ, quý đến Tam Công. Vọng tâm chẳng chịu tạm dừng, tham niệm chỉ lo không đủ. Cái mà kẻ sĩ phụng đạo lo ngại là danh lợi trói buộc. Đó là điều khó thứ tư.
    Rồi lúc thiếu niên không chịu tu trì, một là Khí nhược thành bệnh, ngoan cố vẫn không tỉnh ngộ, một là Âm báo thành tai họa, kiếp này thụ khổ vào thân. Cái mà kẻ sĩ phụng đạo lo ngại là tai họa liên tục xuất hiện. Đó là điều khó thứ năm.
    Cho đến lúc sinh tử là việc lớn, vội vã cầu sư, không xét chân ngụy. Hoặc chọn thầy miệng lưỡi linh hoạt, hoặc chọn thầy đạo mạo cổ nhan. Mới tự cho là gặp được Thần Tiên, rất lâu sau mới biết là đồ háo lợi. Cái mà kẻ sĩ phụng đạo lo ngại là bị thầy rởm ước thúc. Đó là điều khó thứ sáu.
    Rồi thì thầy rởm, bạn cuồng, loạn chỉ bàng môn, tìm cành chọn lá, cuối cùng không thích hợp, tiểu pháp dị đoan thay nhau chỉ yếu quyết. Thật không biết: Nhật Nguyệt không mọc thì thôi, mọc thì sáng rực, khiến kẻ có mắt đều nhìn thấy. Sấm sét không nổ thì thôi, nổ thì chấn động lớn, khiến kẻ có tai đều nghe thấy. Ngươi xem ánh sáng của con đom đóm, tiếng con ếch ngồi đáy giếng, le lói ri rỉ, há có tương đồng? Cái mà kẻ sĩ phụng đạo lo ngại là nghị luận sai lầm. Đó là điều khó thứ bẩy.
    Rồi đến sáng làm chiều đổi, ngồi cái là liền quên, vui một lát mà chán dài lâu, mới thì chăm chỉ mà cuối cùng thì lười nhác. Cái mà kẻ sĩ phụng đạo lo ngại là ý chí lười nhác trễ nải. Đó là điều khó thứ tám.
    Rồi thì trong thân sai năm, trong năm sai tháng, trong thái sai ngày, trong ngày sai giờ. Trẻ thì trong tâm không quên danh lợi, già thì con cháu thường ở trong lòng. Năm nay đã qua thì đợi năm tới, hôm nay đã qua thì đợi ngày mai. Hôm nay còn không giữ nói gì đến ngày mai, tuổi già sao lại được thiếu thiểu niên? Cái mà kẻ sĩ phụng đạo lo ngại là năm tháng lần lữa. Đó là điều khó thứ chín.
    Trong Cửu Nan, dù chỉ có một hai thì cũng không thể hành trì, chỉ uổng sức mà không thể thành công.
    Lữ tổ hỏi:
    Cửu Nan đã biết vậy. Gọi Thập Ma có thể được nghe không?
    Chung tổ đáp:
    Gọi là Thập Ma thường có ba loại: một là thân ngoại kiến tại , hai là mộng mị, ba là nội quán.
    Như hoa thơm đầy mắt, sáo sênh đầy tai. Lưỡi ham vị ngọt, mũi thích dị hương, tư tình thoải mái, ý khí dồi dào. Nếu thấy thì không được nhận, đó là Lục Tặc Ma.
    Như quỳnh lâu bảo các, cột kèo chạm trổ, mành châu rèm ngọc, huệ trướng lan phòng, san hô đầy đất, kim ngọc mãn đường. Nếu thấy thì không được nhận, đó là Phú Ma.
    Như yên vàng ngựa quý, lọng lớn treo cao, hầu phong vạn hộ, sứ tiết tinh vệ, đầy cửa là xanh tím, hia hốt đầy giường. Nếu thấy thì không được nhận, đó là Quý Ma.
    Như khói nhẹ lãng đãng, ngày ấm sướng lâu, gió to mưa lớn, lôi chấn điện quang, sáo sênh réo rắt, khóc lóc bi thương. Nếu thấy thì không được nhận, đó là Lục Tình Ma.
    Như thân thích hoạn nạn, quyến chúc tai ương, con cái tật bệnh, phụ mẫu tang vong, huynh đệ li tán, thê thiếp phân trương. Nếu thấy thì không được nhận, đó là Ân Ái Ma.
    Như thất thân nơi vạc lửa, rơi từ trên núi cao, ác trùng làm hại, độc dược làm bị thương, giữa đường gặp hung đảng, phạm pháp thân vong. Nếu thấy thì không được nhận, đó là Hoạn Nạn Ma.
    Như Thập Địa đương Dương, Tam Thanh Ngọc Hoàng, tứ thần thất diệu, ngũ nhạc bát vương, uy nghi tiết chế, bay lượn qua lại. Nếu thấy thì không được nhận, đó là Thánh Hiền Ma.
    Như binh mã như mây, binh khí như sương, giáo mác ầm ầm, cung tiễn cùng giương, tranh nhau sát hại, mạnh mẽ khó đương. Nếu thấy thì không được nhận, đó là Đao Binh Ma.
    Như tiên nga ngọc nữ, la liệt thành hàng, sáo sênh réo rắt, cùng múa điệu Nghê Thường, ống tay áo hồng song song, tranh hiến Kim Quang. Nếu thấy thì không được nhận, đó là Nhạc Ma.
    Như bao nhiêu gái đẹp, trang điểm mặn mà, Lan Đài dạ ẩm, ngọc thể xiêm y, dáng đẹp say người, tranh nhau thành đôi. Nếu thấy thì không được nhận, đó là Nữ Sắc Ma.
    Có Thập Ma này, không nhận là đúng. Đã nhận thì sẽ để ý, để ý thì chấp, vì thế người ta không thành đạo chính là do vậy
    Nếu người phụng đạo, thân ngoại kiến tại mà không nhận không chấp, thì tâm không thoái mà chí không đổi. Trong lúc mộng mị, không nhận không để ý, thì Thần không mê mà Hồn không tán.
    Lúc nội quán, nếu thấy như vậy, cần thẩm xét sự hư thực, biện rõ chân ngụy, không được tùy ba trục lãng , nhận giặc làm con.
    Nhanh chóng khởi Tam Muội Chân Hỏa để thiêu thân, chỉ một cái là quần ma tự tán. Dụng Tử Hà Xa vận chuyển Dương Thần của ta, siêu Nội Viện mà lên Thiên Cung, sau đó có thể cầu siêu thoát.
    Kẻ hiếu đạo xưa nay, dù có thanh tĩnh chi tâm, mà đối cảnh lại thay đổi ý chí, thường thường khó tránh khỏi Thập Ma, Cửu Nan. Chỉ có cái hư danh hiếu đạo, cuối cùng không được thấy dấu hiệu đắc Đạo.
    Hoặc xuất li trần lao, u cư tuyệt tích, chí tại Huyền Môn, gặp Cửu Nan không thể trừ hết, gặp Thập Ma lại chấp một vài. Nhất định không đắc Đạo, mà trong Đạo hoặc đắc trung thành, hoặc đắc tiểu thành. Trong các Tiên, hoặc thành Nhân Tiên, hoặc thành Địa Tiên.
    Nếu trừ hết Ma Nan, lần lượt chứng nghiệm mà bước bước đi lên, dùng nội quán mà hợp Dương Thần, sẽ nhanh chóng được về Tam Đảo.
    Luận chứng nghiệm đệ thập bát
    Lữ tổ hỏi:
    Cái đáng ghét là bệnh, nên người hiếu đạo thì cầu vô bệnh mà trường an.
    Cái đáng sợ là chết, nên người hiếu đạo muốn bất tử mà trường sinh.
    Trong những người ở đời, thì người hiếu đạo muốn thăng Tiên mà ra ngoài sự vật. Trong những người ở đất, thì người hiếu đạo muốn siêu phàm mà nhập Động Thiên.
    Vì thế cam chịu lao khổ mà giữ nghèo hèn, để Tâm tại nơi thanh đạm tiêu sái, tiềm tích nơi đồng ruộng hoang vu.
    Vẫn cứ hành trì, không biết độ nông sâu của công phu.
    Sự giao hoán của pháp, khó dò biến đổi sớm chiều.
    Vậy sau khi hạ thủ công phu, thì chứng nghiệm thứ tự thế nào?
    Chung tổ đáp:
    Khổ chí hành trì, cuối cùng chẳng thành công, thì không phải Đạo phụ người, mà vì người phụng đạo, không theo minh sư, mà nhận được pháp sai.
    Y pháp hành trì, cuối cùng chẳng thành công, thì không phải Đạo phụ người, mà vì người phụng đạo không biết thời điểm, vì thế không thành.
    Nếu gặp minh sư mà đắc pháp, hành đại pháp theo thời, lo gì không có chứng nghiệm?
    Lữ tổ hỏi:
    Gọi là pháp thì có mấy? Gọi là thời thì có mấy?
    Chung tổ đáp:
    Pháp có 12 khoa:
    + Một là cân bằng Âm Dương.
    + Hai là tụ tán Thủy Hỏa.
    + Ba là giao cấu Long Hổ.
    + Bốn là thiêu luyện Đan Dược.
    + Năm là trửu hậu phi kim tinh.
    + Sáu là Ngọc Dịch Hoàn Đan.
    + Bảy là Ngọc Dịch Luyện Hình.
    + Tám là Kim Dịch Hoàn Đan.
    + Chín là Kim Dịch Luyện Hình.
    + Mười là triêu nguyên luyện khí.
    + Mười một là nội quan giao hoán.
    + Mười hai là siêu thoát phân hình.
    Thời thì:
    + Trong năm thì pháp theo cách Trời Đất Âm Dương thăng giáng.
    + Trong tháng thì pháp theo số của Nhật Nguyệt qua lại.
    + Trong ngày thì có tứ chính, bát quái, thập can, thập nhị chi, 100 khắc, 60 phân. Y pháp mà phân biệt.
    Từ sau một ngày, lần lượt chứng nghiệm rồi đến thoát chất thăng Tiên, không sai một chút.
    Bắt đầu thì bỏ hết dâm tà, mà kiêm tu ngoại hạnh. Phàm lúc thái Dược, thì Kim Tinh sung mãn, Tâm cảnh tự trừ, để giết Âm Quỷ.
    Tiếp đó thì Tâm kinh xông lên, miệng có dịch ngọt.
    Tiếp đến thì Âm Dương kích nhau, trong bụng luôn nghe thấy âm thanh phong lôi.
    Tiếp đến thì Hồn Phách bất định, lúc mộng mị thường có cảnh đáng sợ.
    Tiếp đến thì lục phủ tứ chi, hoặc phát tật nhỏ bệnh nhẹ, không trị mà tự hết.
    Tiếp đến thì Đan Điền tự ấm, hình dung thanh tú.
    Tiếp đến thì ở trong phòng tối mà mắt có Thần Quang.
    Tiếp đến thì trong mộng hùng dũng, sự vật không thể làm hại, người khác không thể coi thường, hoặc như ôm trẻ nhỏ đi về.
    Tiếp đến thì Kim Quan Ngọc Tỏa đóng chặt, tuyệt hết mộng tiết di lậu.
    Tiếp đến thì nghe thấy một tiếng sét, quan tiết nối liền, kinh hãi mà mồ hôi dầm dề.
    Tiếp đến thì Ngọc Dịch đun súc mà thành như bơ.
    Tiếp đến thì Linh Dịch thành cao, dần sợ tanh hôi, mà đầy miệng bụng.
    Tiếp đến thì trần cốt dần nhẹ mà biến Dương Thần, bước như ngựa chạy, đi đứng như bay.
    Tiếp đến thì đối cảnh vô tâm, mà tuyệt hết ham dục.
    Tiếp đến thì Chân Khí nhập vật, có thể trị bệnh cho người.
    Tiếp đến thì nội quán sáng sủa không tăm tối.
    Tiếp đến thì con ngươi hai mắt đen lay láy, nếp nhăn trên mặt biến mất, cám phát tái sinh, người trẻ thì mãi giữ được đồng nhan.
    Tiếp đến thì Chân Khí dần đu mà như thường no bụng, ăn không nhiều, uống rượu vô cùng, cuối cùng không thấy say.
    Tiếp đến thì thân thể sáng láng, Thần Khí tú mị, Thánh Đan sinh vị, Linh Dịch thấu hương, chân hương dị vị, thường ở trong miệng mũi, người ta biết hoặc nghe thấy.
    Tiếp đến thì mắt nhìn trăm bộ mà thấy sợi lông tơ.
    Tiếp đến thì trên thân thể, sẹo cũ tàn nhang tự nhiên tiêu trừ, thế lệ tiên hãn cũng không thấy có.
    Tiếp đến thì Thai tròn Khí đủ mà tuyệt ăn uống.
    Tiếp đến thì nội chí thanh cao, mà hợp thái hư, phàm tình phàm ái, tâm cảnh tự tuyệt. Dưới thì hết cửu trùng, trên thì sạch tam thi.
    Tiếp đến thì Hồn Phách không đi chơi, mà tuyệt mộng mị. Thần thái tinh sảng, chẳng có ngày đêm.
    Tiếp đến thì Dương Tinh thành thể, Thần Phủ kiên cố, tứ chi không sợ nóng lạnh.
    Tiếp đến thì sống chết chẳng liên quan, mà tọa vong nội quán để đến Hoa Tư , đất nước của Thần Tiên, nữ nhạc lâu đài, phồn hoa mĩ lệ, thực không phải của nhân thế.
    Tiếp đến thì công mãn hạnh đủ, Âm công báo ứng, mật thụ Tam Thanh chân triện. Âm Dương biến hóa, có thể dự đoán, nhân sự cử chỉ có thể biết trước được tai họa.
    Tiếp đến nếu mắt thấy bụi bặm thì ghét qua lại, giữ thân sạch sẽ nơi an tĩnh, Thai Tiên có thể hiện, thân ngoại hữu thân, đó là Thần Thánh.
    Tiếp đến thì Chân Khí Thuần Dương, hà hơi có thể làm khô Ngoại Hống.
    Tiếp đến thì Thai Tiên thường muốn bay lên, ánh sáng lành sinh nơi ngọa thất.
    Tiếp đến thì lúc tĩnh nghe thấy tiếng nhạc.
    Tiếp đến thì đối diện với thường nhân, tuy ngươi là người phú quý, mà cảm thấy tanh hôi.
    Tiếp đến thì thần thái tự có thể biến đổi, dung nghi thành Tiên. Giống như cây ngọc, dị hương thấu ra Kim Sắc.
    Tiếp đến thì đi đứng nơi nào, thường có Thần Đất tự tới triều kiến, sử dụng chỉ huy, toàn theo ý mình.
    Tiếp đến thì ngoại quán trong lúc tĩnh, thấy ráng tím đầy mắt, hiện ra bên dưới ngoài Đỉnh, Kim Quang trùm lên thân thể.
    Tiếp đến thì trong thân đột nhiên hóa Hỏa Long phi, hoặc nhi Huyền Hạc khởi, liền là Thần Linh, thoát phàm cốt mà siêu xuất tục lưu, mới gọi là siêu thoát.
    Sau khi siêu thoát, mây màu quanh quẩn, đoan khí mịt mù, trời đầy kì hoa, Huyền Hạc cùng bay. Dị hương tản ra mà Ngọc Nữ hạ giáng. Thụ Thiên Thư Tử Chiếu, xong rồi thì áo Tiên, mũ Tiên đầy đủ. Tiết chế uy nghi, tiền hậu tả hữu không thể kể hết. Tương nghênh tương dẫn, mà về Bồng Lai, đến Tử Phủ triều kiến Thái Vi Chân Quân. Hỏi han quê hương, danh tính, tính toán công hạnh các loại, mà về Tam Đảo an cư, mới gọi là Chân Nhân Tiên Tử.

    Lữ tổ hỏi:
    Pháp có tam thành mà Tiên có ngũ đẳng , là thế nào?
    Chung tổ đáp:
    Pháp có tam thành là tiểu thành, trung thành, đại thành khác nhau. Tiên có ngũ đẳng là Quỷ Tiên, Nhân Tiên, Địa Tiên, Thần Tiên, Thiên Tiên không cùng loại, đều là Tiên vậy. Quỷ Tiên không xa Quỷ, Nhân Tiên không xa người, Địa Tiên không xa Đất, Thần Tiên không xa Thần, Thiên Tiên không xa Trời.
    Lữ tổ hỏi:
    Gọi Quỷ Tiên là thế nào?
    Chung tổ đáp:
    Quỷ Tiên là dưới cùng trong năm loại Tiên. Siêu thoát từ trong Âm, Thần Tượng không rõ, ở Quỷ Quan thì không có họ, ở Tam Sơn thì không có tên. Tuy chẳng phải luân hồi, cũng khó về Bồng Doanh. Cuối cùng chẳng có chỗ về, chỉ có đầu thai mượn xác mà thôi.
    Lữ tổ hỏi:
    Quỷ Tiên này, là thi hành thuật gì, dùng công phu gì mà dẫn đến như vậy?
    Chung tổ đáp:
    Người tu trì, không hiểu Đại Đạo, mà muốn tốc thành. Hình như cây khô, Tâm như tro lạnh, Thần Thức nội thủ, kiên trì không tán. Trong định mà xuất Âm Thần. Vì kiên trì Âm Linh không tán, là Thanh Linh Chi Quỷ, không phải là Thuần Dương Chi Tiên, nên gọi là Quỷ Tiên. Tuy gọi là Tiên, kì thực là Quỷ. Kẻ sùng Phật xưa nay, dụng công đến như vậy, mà gọi là đắc đạo, thực đáng cười.
    Lữ tổ hỏi:
    Gọi Nhân Tiên là thế nào?
    Chung tổ đáp:
    Nhân Tiên, đứng thứ hai bên dưới năm loại Tiên. Kẻ sĩ tu chân, không hiểu Đại Đạo, trong Đạo đắc được một pháp, trong pháp đắc được một thuật, tín tâm khổ chí, suốt đời không đổi. Khí của Ngũ Hành, giao nhầm hợp nhầm, hình chất cũng vững chắc, dịch bệnh của bát tà không thể làm hại, khỏe mạnh ít bệnh, nên gọi là Nhân Tiên.
    Lữ tổ hỏi:
    Như Nhân Tiên này, thi hành thuật gì, dùng công phu gì mà được vậy?
    Chung tổ đáp:
    Người tu trì, mới đầu cũng có thể được nghe Đại Đạo. Nhưng nghiệt trọng phúc bạc, các thứ khó khăn dần làm biến đổi tâm chí ban đầu, chỉ dừng ở tiểu thành hành pháp thì có công hiệu, suốt đời không thể thay đổi, bốn mùa không thể biến cải.
    Như kẻ tuyệt ngũ vị, há biết có lục khí.
    Kẻ quên thất tình, há biết có thập giới.
    Kẻ thi hành sấu yết , cười thổ nạp là sai.
    Kẻ thích thái bổ, cười thanh tĩnh là ngu.
    Kẻ thích dùng vật để đoạt Khí của Trời Đất, không chịu ngừng ăn.
    Kẻ thích tồn tưởng mà thái Tinh của Nhật Nguyệt, không chịu đạo dẫn.
    Cô tọa bế tức, sao biết có tự nhiên.
    Vất vả cực nhọc, không hiểu gì về vô vi cả.
    Thái Âm, lấy Khí của phụ nữ, chẳng giống với người co Kim Quy.
    Dưỡng Dương ăn sữa của đàn bà, chẳng giống với người luyện Đan.
    Theo loại mà suy đến cùng thì không thể đếm hết. Nhưng đều là Đạo, chỉ không thể hoàn toàn đủ Đại Đạo. Chỉ có một pháp một thuật trong Đại Đạo, công thành an lạc diên niên mà thôi, mới gọi là Nhân Tiên.
    Còn có một loại, mà thích vui một chút, ngại giữ gìn lâu, dụng công không cẩn thận, sai ngày sai giờ, phản thành tật bệnh, mà chẳng được diên niên, ở đời cũng nhiều vậy.
    Lữ tổ hỏi:
    Gọi Địa Tiên là thế nào?
    Chung tổ đáp:
    Địa Tiên là một nửa Trời Đất, sắp là Thần Tiên. Không hiểu Đại Đạo, chỉ dừng ở phép tiểu thành. Không thể thành công, chỉ có thể trường sinh trụ thế, mà bất tử ở nhân gian vậy.
    Lữ tổ hỏi:
    Địa Tiên hạ thủ thế nào?
    Chung tổ đáp:
    Mới đầu thì theo cái lí Trời Đất thăng giáng, lấy giữ số sinh thành của Nhật Nguyệt.
    Trong thân dùng năm tháng, trong ngày dùng giờ khắc.
    Đầu tiên cần biết Long Hổ, tiếp đó cần phối Khảm Li.
    Luận rõ nguồn nước trong đục, phân biệt khí hậu sớm muộn.
    Thu Chân Nhất, khảo sát Nhị Nghi, liệt kê Tam Tài, phân Tứ Tượng, biệt Ngũ Vận, định Lục Khí, tụ Thất Bảo, sắp xếp Bát Quái, hành qua Cửu Châu.
    Ngũ Hành điên đảo, Khí truyền theo cách tử mẫu-mẹ con mà Dịch hành theo đường phu phụ-vợ chồng. Tam Điền phản phục, thiêu thành Đan Dược, vĩnh viễn trấn Hạ Điền, luyện hình trụ thế mà được trường sinh bất tử, thành Lục Địa Thần Tiên, nên gọi Địa Tiên.
    Lữ tổ hỏi:
    Gọi Thần Tiên là thế nào?
    Chung tổ đáp:
    Thần Tiên là Địa Tiên chán ở trần thế, dụng công không ngừng, quan tiết nối liền, rút Diên thêm Hống mà Kim Tinh luyện Đỉnh. Ngọc Dịch Hoàn Đan, luyện hình thành Khí mà Ngũ Khí Triều Nguyên. Tam Dương Tụ Đỉnh, công mãn vong hình, Thai Tiên tự hóa. Âm tận Dương thuần, thân ngoại hữu thân. Thoát chất thăng Tiên, siêu phàm nhập thánh. Tạ tuyệt trần tục mà về Tam Sơn, mới gọi là Thần Tiên.
    Lữ tổ hỏi:
    Gọi Thiên Tiên là thế nào?
    Chung tổ đáp:
    Địa Tiên chán ở trần thế, dụng công không ngừng, mà đắc siêu thoát, mới gọi là Thần Tiên. Thần Tiên chán ở Tam Đảo mà truyền đạo ở nhân gian, có công với đạo, mà có hạnh với nhân gian, công hạnh mãn túc, thụ Thiên Thư mà về Động Thiên, gọi là Thiên Tiên.
    Đã là Thiên Tiên, nếu mà chán ở Động Thiên, ra sức cống hiến mà thành Tiên quan: hạ gọi là Thủy Quan, trung gọi là Địa Quan, thượng gọi là Thiên Quan. Có đại công với Trời Đất, có đại hạnh với kim cổ. Chức quan nâng lên, dần vào 36 Động Thiên, mà quay về 81 Dương Thiên. Qua 81 Dương Thiên rồi quay về Tam Thanh Hư Vô Tự Nhiên Chi Giới.

    Nguyên nhân thất bại chính là do cửu nan thập ma(còn gọi là thiên ma vì thập ma ứng thập thiên can).Ứng thân người là trái phải ngũ tạng, cửu khiếu.Gốc của nó là cửu tinh(cửu cung phi tinh),thập can(thập thiên can là âm dương ngũ hành),còn gọi là số(thập thiên can ứng từ 0 đến 9,cửu tinh ứng từ 1 đến 9).Nói cách khác chính là số phận.Kim đan đại đạo hầu không dễ,chỉ dễ cho ai được hưởng phần.Vậy dùng cái gì để giải quyết vấn đề về số phận này?
    Đức năng thắng số,chính là câu trả lời cho vấn đề nan giải này.Phật gia gọi nó là phúc tuệ song tu(báo thân phối pháp thân).Đạo gia gọi là đạo cao rồng hổ phục,đức trọng quỷ thần kinh.Nho môn gọi là kinh bang tế thế.Thiên chúa xưng chúa trời là đức.Phúc báo(quả báo) chính là thước đo quả vị thành sau này.Sau đây xin giới thiệu cùng quý bạn phương pháp cải thiện số mệnh.
    Pháp này có 2 phần:pháp lực(phương pháp mượn lực gia trì) và pháp tắc(phương pháp sử dụng quy tắc). Nguyên lý của pháp này không nằm ngoài chân thổ (hư vô chú giải phía trên).Chân thổ dùng trong luyện trường sinh dược,tác tiên,tác phật,tác thánh thì gọi là xuất thế pháp,đã nói phiá trên.Chân thổ dùng trong trừ cửu nan thập ma,cải thiện số phận là nhập thế pháp,sẽ nói phía dưới.
    Pháp này được gọi là Tam Ni Y Thế công pháp.Tam Ni là Mâu Ni phật gia,Trong Ni(Khổng Lão Phu Tử) nho gia,Văn Ni(Lữ Đồng Tân) đạo gia.Mâu ni chỉ điểm lực gia trì đến từ đà la ni môn.Trọng Ni chỉ điểm nguyên lý mà hiểu rõ hoàng đạo vận hành.Văn Ni chỉ điểm phối hợp phong thủy ứng dụng.Y thế chính là thuốc để chữa bệnh thế gian,kinh bang tế thế(kinh tế).





    Phương pháp mượn lực gia trì từ chân thổ để trừ cửu nan thập ma như sau:lấy phật gia làm tiêu biểu,vì thế mạnh của phật gia là dharani môn(mật chú) truyền rộng rãi trong dân gian.Phật gia dùng địa mẫu làm thủ hộ thần còn gọi là trì thế bồ tát.Ngày xưa tổ sư tây phương đại giác kim tiên Thích Ca Mâu Ni chính là nhờ địa mẫu thủ hộ mà thành đạo.Sử dụng kinh vasudhara dharani(dhara là địa mẫu,đạo gia gọi hoàng bà,chân ý,chân thổ,dịch ý là phật thuyết trì thế đà la ni kinh).Kinh tạng phật thuyết trì thế đà la ni này do ngài Huyền Trang pháp sư dịch,tổ sư Văn Ni Lữ Đồng Tân truyền vào trung thổ thông qua cuốn Tam Ni Y Thế thuyết thuật.

    VASUDHĀRA DHĀRAṆĪ
    Trì thế,diệu mục,địa mẫu,phúc
    thủy rửa tội,phúc đức thần
    Phục hồi và chú thích Phạn Văn: HUYỀN THANH
    NAMO VAJRA-DHĀRA SĀGARA-NIRGHOṢĀYA TATHĀGATĀYA (Quy
    mệnh Kim Cương Trì Hải Âm Như Lai)
    TADYATHĀ (Như vậy, liền nói Chú là)
    OṂ (Cảnh giác)
    SURŪPE (Diệu sắc,diệu mục) BHADRA-VATI (Cụ Hiền) MAṂGALA-VATI (Cụ
    khánh:đầy dủ sự mừng vui tốt đẹp)
    ACALE (bất động) ACAPALE (bất biến)<lục căn bất lậu,đại định chân không>
    UDGHĀTANI (bắt đầu, quyến rũ, ám chỉ)
    UDBHEDANI (hành động bẻ gãy chướng ngại, dẫn tới phía trước)
    SASYA-VATI (Cụ ngũ cốc: đầy đủ ngũ cốc) DHĀDYA-VATI (Cụ tài: đầy đủ
    tiền của) DHĀNA-VATI (Cụ tài sản: đầy đủ tài sản)
    ŚRĪ-MATI (Cát Tường Tuệ) PRABHA-VATI ( Cụ quang: đầy đủ ánh sáng)
    AMALE (Vô cấu: không dơ bẩn) VIMALE (Ly cấu: lìa sự bợn bẩn) RURU (Nội
    trần và ngoại trần: bụi bên trong và bụi bên ngoài) SURŪPE VIMALE (Diệu Sắc ly
    cấu) ANATASTHE (Không có gì không nhìn) VEDA TASTHE (Nhìn theo kiến thức
    thông tuệ)
    VIŚVA KEŚI (Sự phát sáng xảo diệu)
    ANUTTARA ANAKULE (Vô thượng an tĩnh) MAKULE (Phát triển)
    DHIDHI ME (Tôi suy nghĩ hiểu biết)
    DHUDHU ME (Tôi lay động rung chuyển)
    TĀTURI (Chinh phục chiến thắng)
    TĀRA TĀRA (Diệu mục,Cứu độ)
    VAJRA VAJRĪ (Kim cương, có tính như Kim Cương,sấm sét,có tính
    sấm sét)
    37
    AVARTTANI (Không chuyển) SVABHĀVAM
    Tính)
    ANUSMARA (Ghi nhớ Tự
    BHUṄKE (Hưởng thụ) OKE (Nơi trú ngụ che chở) TAKE TAKE (Ôm mang
    chịu đựng) VARṢAṆI (Cơn mưa) NIṢPĀDANI (Tạo ra, làm thành)
    BHAGAVAṂ VAJRA-DHĀRA SĀGARA-NIRGHOṢAṂ
    TATHĀGATĀYAM ANUSMARA (Ghi nhớ Đức Thế Tôn Kim Cương Trì Hải Âm
    Như Lai)
    SARVA TATHĀGATA-SATYAM ANUSMARA (Ghi nhớ sự chân thật của tất
    cả Như Lai)
    DHARMA-SATYAM ANUSMARA (Ghi nhớ sự chân thật của Pháp)
    SAṂGHA-SATYAM ANUSMARA (Ghi nhớ sự chân thật của Tăng Già)
    TATA TATA (Trước là, cốt nhất, thoạt tiên)
    PŪRA PŪRA (Đầy đủ, đầy đủ)
    PŪRAYA PŪRAYA ( Hãy làm cho đầy)
    PŪRṆA PŪRṆA (Làm cho đầy đủ)
    SARVATHĀ SARVA SATVĀNĀṂCA (Tất cả chúng sinh ở khắp nơi)
    BHARA BHARA BHARAṆI (Hỗ trợ, giúp đỡ, làm bậc trợ giúp)
    SUMAṂGALA (Thiện cát khánh : khéo làm cho tốt đẹp)
    ŚĀNTA-MATI (Tịch Tĩnh Tuệ )
    ŚIVA-MATI (Kính Ái Tuệ)
    MAṂGALA-MATI (Cát Khánh Tuệ)
    PRABHĀ-MATI (Quang Tuệ)
    MAHĀ-MATI (Đại Tuệ)
    BHADRA-MATI (Hiền Tuệ)
    ĀGACCHA ĀGACCHA (Đừng đi, đừng quên)
    38
    SAMAYAM ANUSMARA (Hãy ghi nhớ lời thề của mình) SVĀHĀ (Thành tựu
    viên mãn)
    A DHĀRAM ANUSMARA (Ghi nhớ gìn giữ sự vô sinh bất diệt) SVĀHĀ
    (Thành tựu viên mãn)
    PRABHĀVAM ANUSMARA (Ghi nhớ sự Có thắng thượng) SVĀHĀ (Thành
    tựu viên mãn)
    DṚḌHAM ANUSMARA (Ghi nhớ sự kiên cố bền chắc) SVĀHĀ (Thành tựu
    viên mãn)
    TEJAM ANUSMARA (Ghi nhớ Uy Đức) SVĀHĀ (Thành tựu viên mãn)
    JAYAM ANUSMARA (Ghi nhớ sự Tôn Thắng) SVĀHĀ (Thành tựu viên mãn)
    VIJAYAM ANUSMARA (Ghi nhớ sự tối thắng) SVĀHĀ (Thành tựu viên mãn)
    HṚDAYAM ANUSMARA (Ghi nhớ trong tâm) SVĀHĀ (Thành tựu viên mãn)
    SARVA-SATVAM ANUSMARA (Ghi nhớ tất cả Hũu Tình) SVĀHĀ (Thành
    tựu viên mãn)
    OṂ (Quy mệnh) SU-VASUDHĀRE (Thiện Trì Thế) SVĀHĀ (Thành tựu viên
    mãn)




    Phương pháp sử dụng quy tắc:Lấy Trọng Ni(Khổng Tử) đưa ra nguyên lý nho gia hoàng trung thông lý.Hoàng là hoàng đạo là đường vận hành của trái đất quay quanh mặt trời,trung là trung dung cân đối,thông lý là hiểu biết rõ.Nó chính là thập nhị địa chi theo đông phương học và theo tây phương nó chính là 12 cung hoàng đạo.Lấy đạo gia phong thủy(thuật xem đất,lấy địa chi làm chủ đạo) làm ứng dụng thực tiễn.Tổ sư Văn Ni là người đem truyền bá và phối hợp pháp lực gia trì phật gia với pháp tắc thuật số nho gia cùng thuật phong thủy đạo gia để đạt ứng dụng cao nhất trong việc cải thiện vận số.


    Người sinh 3 tháng mùa xuân dần,mão,thìn:mộc vương,kim khuyết,để cân bằng âm dương, thì dùng nhiều kim để bổ khuyết.Vật phẩm là hồ lô đồng,kiếm sắt.Nhà,phòng có cửa chính,cửa sổ mở hướng tây đón kim khí. Hoặc mặt tiền có vật phẩm kim khí.
    Người sinh 3 tháng mùa hè tỵ,ngọ,mùi:hỏa vượng,thủy khuyết,để cân bằng âm dương thì dùng nhiều thủy để bổ khuyết.Vật phẩm là hồ cá la hán,hồ cá chép,hồ cá rồng.Nhà,phòng có cửa chính,cửa sổ hướng tây bắc đón thủy khí. Hoặc mặt tiền có vật phẩm thủy khí.
    Người sinh 3 tháng mùa thu thân,dậu,tuất:kim vượng,mộc khuyết,để cân bằng âm dương thì dùng nhiều mộc để bổ khuyết.Vật phẩm là cây trường sinh ,phát tài , thông thiên, trúc, sồi, tùng la hán,hồ lô gỗ,nhân sâm,linh chi.Nhà,phòng có cửa chính,cửa sổ hướng đông đón mộc khí.Hoặc mặt tiền có vật phẩm mộc khí.
    Người sinh 3 tháng mùa đông hợi,tý,sửu:thủy vượng,mộc khuyết,để cân bằng âm dương thì dùng nhiều hỏa để bổ khuyết.Tắm nắng mặt trời,thắp nến,hột quẹt,ông táo,thắp nhang. Nhà,phòng có cửa chính,cửa sổ hướng nam đón hỏa khí. Hoặc mặt tiền có vật phẩm hỏa khí.
    Người sinh vào 4 tháng thìn,tuất,sửu,mùi thuộc vượng thổ:bổ khuyết theo mùa đã nói trên,đồng thời cũng là vượng thổ,nên tránh sử dụng vật phẩm về thổ để cân bằng âm dương(tránh pha lê,đá quý).
    • Với người sinh tháng thìn thì dùng kim để tiết khí của thổ.
    • Với người sinh tháng mùi thì dùng thủy để rửa sạch thổ.
    • Với người sinh tháng tuất thì dùng mộc mà khắc thổ.
    • Với người sinh tháng sửu thì dùng mộc hỏa để khắc thổ và làm ấm đất lạnh.
    Những người không sinh vào các tháng thìn,tuất,sửu,mùi có thể dùng thêm pha lê,thạch anh,đá.
    Tất cả các vật phẩm cá nhân đặt trong phòng theo cung vị của bản thân mình trong bát quái cụ thể như sau:
    • Con trai trưởng:phương chính đông
    • Con trái giữa:phương chính bắc
    • Con trai út:phương đông bắc
    • Con gái trưởng:phương đông nam
    • Con gái giữa:phương chính nam
    • Con gái út:phương tây
    • Lên chức cha,đã có con :phương tây bắc
    • Lên chức mẹ,đã có con:phương tây nam
    Đây chính là quy tắc về 12 địa chi hóa tiền tài,còn gọi là địa khả xuất hoàng kim(điểm đá hóa vàng).Người thiếu mộc,mộc là tài.Người thiếu thủy,thủy là tài.Người thiếu kim,kim là tài. Người thiếu hỏa,hỏa là tài.Đây cũng chính là thuật điểm đá hóa vàng.Dùng 12 địa chi mà hóa ra kim tiền.Dựa vào quy tắc trên,bàn thờ thần tài thổ địa,hoặc dùng 1 tượng di lặc tượng trưng cho cả thần tài thổ địa,chỉ cần bánh chưng,bánh dày,tượng trưng trời tròn,đất vuông, chính là hình đồng tiền,thắp nhang trực tiếp lên bánh là xong.
    Trong cửu nan thập ma.Đứng đầu chính là tài phú.Không tiền nửa bước khó đi.Đầu tiên là tiền đâu.Muốn bay lên trời cần phải mượn tiền tài thế gian.Và hết thảy những khó khăn còn lại đều có thể dùng tiền để giải quyết.Có tiền,mới có thời gian để nghiên cứu.Có tiền mới có thể trả nợ ân tình.Có tiền mới có thể làm việc thiện tích phúc.Thế nên nho gia mới gọi phổ độ chúng sinh là kinh bang tế thế(kinh tế).Tiền chính là 1 phương thuốc hữu hiệu để chữa bệnh của thế gian.Có thể kiếm tiền nhẹ nhàng, ít vất vả,thì ai mà bỏ mặc lương tâm,vứt bỏ lương tri,bất chấp vì đồng tiền,thù hận,tranh đấu.
    Tác gia chúc người hữu duyên thành công trên con đường này.Tuy khó,nhưng đây là con đường thoát khổ duy nhất.Dù không thành bất tử,bất diệt cũng sống 1 cuộc sống nhẹ nhàng,không quá nặng nề vì đồng tiền,không bị tiền hành hạ,khiến cho phải vứt bỏ lương tâm,tạo tác ác quả.
    Cuốn sách này được sự gia hộ từ chư vị tổ sư:Văn Ni Lữ Đồng Tân,Trọng Ni Khổng Tử,Mâu Ni Sakya,Chung tổ Hán Chung Ly,Trì thế bồ tát(thiên nữ sông hằng),Thổ Địa,Thần Tài,Phong Thủy Đạo gia,12 vị thần tướng địa chi.Tác gia mượn nhờ học vấn của chư vị tổ sư mà viết nên sách.Mong mọi người trân trọng.
    Last edited by tien1986; 11-05-2017 at 12:08 AM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Trả lời: 29
    Bài mới gởi: 29-10-2020, 10:19 PM
  2. LUYỆN THẦN THÔNG
    By ÁNH SÁNG -T2- ÚC CHÂU in forum Ngoại cảm - Khả năng đặc biệt
    Trả lời: 11
    Bài mới gởi: 27-08-2019, 06:37 PM
  3. Trả lời: 149
    Bài mới gởi: 23-08-2012, 10:32 AM
  4. Tẩu hỏa nhập ma khi luyện công
    By dungdragon88 in forum Khí Công, Dưỡng Sinh
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 22-06-2012, 09:09 AM
  5. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 18-04-2011, 11:31 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •