Khi tìm hiểu tôn giáo nào, chúng ta cũng nên tìm hiểu trước tiên là lịch sử hình thành của giáo phái đó. Ngày nay với internet và công cụ tìm kiếm google, hầu hết người tri thức trẻ đều có thể đọc được lịch sử của các tôn giáo một cách đa chiều. Không khó để nhận ra 'Tam sao thất bổn' (ba lần sao chép thì mất bản gốc huống hồ tới mấy ngàn năm qua) của sách vở.

Có một số vị đọc được vài cuốn sách cũng tưởng đó là triết lý cao tuyệt nhất, không gì sánh bằng. Nếu tư tưởng đó đúng hoàn toàn thì cả thế giới, từ 2500 năm qua đã tin tưởng và làm theo hết rồi chứ không phải phân chia tôn giáo này tông phái kia. Như vậy triết lý của cổ nhân in trong sách vở không phải cái nào cũng đúng cả, vì cổ nhân thì không gặp trực tiếp mà hỏi chuyện được, hoặc do người thế tự ý thêm thắt câu chữ hoặc tự sáng tác ra nhằm trục lợi nên 'lời vàng ý ngọc ' của người xưa điều có điểm hay có chổ dở. Nếu lời nào cũng cao tuyệt, đúng hết thì thế gian chỉ có một tôn giáo mà thôi.

Người tu hành đọc những gì trong sách cũng nên cẩn thận phối kiểm với thực tế, xem đúng sai tới đâu chứ không phải vì đó là lời vĩ nhân để lại mà mặc nhiên tôn kính vĩ nhơn rồi không cần suy nghĩ trúng trật, giả thực. Vì có một số lý thuyết do người tu gán ghép thêm và tư tưởng ấy có khi lỗi thời rồi. Giống như ông già 70 chê thời trang của mấy em cháu 20 tuổi vậy. Đem lý thuyết của người xưa đi đấu đá, tranh cãi với nhau thì chỉ là cho rối thêm, cho xung đột hơn trong khi Trời Phật, Thánh Thần gọi chung là các vị Thiêng liêng thì chỉ có một và vẫn ở cõi giới vô hình. Thiêng liêng dạy cho con người, dạy cho ai có tâm, chứ không cần con người tranh cãi về Thiêng liêng làm gì. Có tranh luận cũng là vô nghĩa và tốn thời gian.

Khánh Băng - lediemdao@gmail.com