......Mọi sự vật thế gian hay xuất thế gian đều do tâm và khí cấu thành. Tâm là một chính thể, nhưng lại có hai mặt tác dụng tâm và khí. Tâm là năng lực phân biệt, rõ biết. ( Thông thường chia thành tâm thức). Khí, chữ Phạn là Prana, chữ Tây Tạng là Rlun, không phải chỉ cho không khí mà thôi mà chỉ cho tất cả mọi năng lực hay động năng.

Nói tâm và lý không hai có nghĩa là mọi sự vật thế gian và xuất thế gian đều có cái tâm rõ biết và động năng vô hạn của nó tạo thành. Tông Duy Thức khi nói:"Vạn pháp do tâm biến hiện", chỉ mới nói một nửa sự thật, một nửa đạo lý. Còn một nửa đạo lý kia, một nửa sự thật kia là: sắc pháp, bốn đại, tức ngoại cảnh cũng là khí, do tâm thức biến hiện ra mà thôi.

Cho nên thuyết Duy Tâm của Mật tông là: "Vạn pháp do khí tạo, và khí thì do tâm mà thành". Thế nhưng khí là gì? Chữ Phạn là Prana có các ý tứ: hô hấp, sinh mạng, tính linh, tinh thần, sức hoạt động (hoạt lực), năng lực, thể năng v.v…Điều này có ý nghĩa là vạn vật trong hiện tượng giới, nếu nhìn hời hợt thì do các nguyên tố tạo thành.

Nhưng nếu do các nguyên tố đó lại do các loại năng lượng tạo thành, và trong các loại năng lượng đó, điện năng là loại bộc lộ rõ nhất. Mà điện năng cũng là do phân tử khí (khí phần) tạo ra. Có các loại khí: khí thô. Khí vi tế, khí mạnh, khí yếu, khí động, khí tĩnh. Lại có năm loại khí trí: phàm tục, thắng nghĩa v.v…(khí trí vi tế tạo ra hoạt động tinh thần).

Trên đây đã nêu nguyên lý tâm khí là một. Nghĩa là tâm và khí là đồng loại và tương ưng với nhau. Tính chất của tâm như thế nào thì sinh sản ra khí tính chất tương tự. Ngược lại cũng vậy, tâm chúng sanh còn vướng vào ngã chấp và pháp chấp, thì chất khí tương ưng với một tâm thức như thế sẽ tạo thành ngoại cảnh có núi sông, gạch, ngói , đá v.v…còn tâm thức của các bậc Thánh đã đoạn trừ ngã chấp, pháp chấp, có đầy đủ bi và trí thì chất đó đồng loại đã tạo ra cảnh pháp giới vô lượng thanh tịnh, trong sáng. Tâm phàm tục thì sinh ra chất khí phàm tục.

Tâm trí tuệ, tâm siêu việt thì cũng sanh ra chất trí tuệ và siêu việt. Khí có loại thô, loại tế. Loại thô tạo ra các sắc pháp, loại tế tạo ra sức nóng và gió lay động. Đạo Phật có thuyết đại: địa, thuỷ, hoả, phong tức là các chất cứng rắn, ướt dính, nóng và động. Bốn đại đều do khí tạo thành. Trong bốn đại thì phong đại (gió) là nhẹ nhất, vi tế nhất. Địa đại là nặng nhất, thô nhất. Nhưng thô hay tế, nặng hay nhẹ cũng đều là một chất khí cả.

Trong thân người, da xương, thịt là địa đại, là chất khí nặng hay thô. Nước ở trong cơ thể như máu, nước bọt, nước tiểu, mồ hôi là thuỷ đại, là chất nhẹ hơn chất khoáng trong cơ thể. Khí hô hấp, điện năng, sóng não,v.v…là phong đại, là chất khí vi tế nhất, nhỏ nhiệm và nhẹ nhất.

Hãy lấy ví dụ: Một người lên cơn giận dữ, tâm trở thành thô động, không thuần. Lửa giận trong tâm không nguôi, các khí của địa đại trong thân trở thành căng thẳng. Hơi thở cũng thành nặng nề (phong đại). Những biến đổi trong thân bài tiết ra nhiều chất độc (thuỷ đại).

Ngược lại, khi người ngồi thiền, nội tâm an định,vui vẻ. Thân thể cũng nhẹ nhàng an lạc. Hơi thở cũng nhẹ nhàng, dài và đều. Gân cốt trong toàn thân cũng thư giản, thoải mái. Các chất bài tiết ra đều có lợi cho sức khoẻ chung của cơ thể. Ví dụ này cho thấy tâm với khí tương ưng và đồng loại với nhau.

Xin đưa một ví dụ khác, khi chúng ta chăm chú làm một việc gì đó, như quan sát một vi khuẩn bằng kính hiển vi, hơi thở chúng ta trở thành nhỏ nhẹ, thậm chí chúng ta nín thở để quan sát. Bởi vì chỉ có khi nín thở, sự chú ý mới đạt mức tập trung cao nhất. Tâm thức mới phân biệt được một cách rõ ràng minh bạch nhất.

Khi hành giả chứng đạt thể tánh không và sáng của tự tâm, thì thường hô hấp của hành giả ngưng chỉ. Khi niệm tiếp tục khởi lên, thì hô hấp bắt đầu trở lại. Khi dòng tư tưởng ngừng chỉ, vọng niệm không còn khởi lên, thì hô hấp cũng ngưng chỉ. Ngược lại, khi trong thời gian dài, một cách tự nhiên (không miễn cưỡng, không phải tạm thời), hô hấp đình chỉ thì dòng tư tưởng cũng cắt đứt. Đó cũng là một ví dụ nói lên sự tương ưng và đồng loại giữa tâm và khí.

Bộ luận Câu-xá, ở phẩm thứ sáu, tức là phẩm "Phân Biệt Hiền Thánh" cũng nói tới sự nương tựa vào nhau của tâm và hơi thở:"Nhập xuất tức tuỳ thân, y nhị sai biệt chuyển"

Trong câu trên, y nhị nghĩa là dựa vào thân và tâm. Ý tức là khi thở vào thở ra, sự vận động ấy dựa vào thân, đồng thời cũng dựa vào tâm. Không có thân, tức nhiên cũng không thể có hơi thở. Nhưng không tâm, thì cũng không thể có hô hấp được. Tuy nhiên, tình hình trên chỉ nói tâm và hơi thở nương tựa vào nhau, nhưng không giải thích được tâm và hơi thở là một, không phải là hai.

Theo Mật tông thì tâm có một phần chứng ngộ xuất thế, thì khí phần của nó bao gồm tất cả bộ môn sinh lý cũng phải có một phần chuyển biến. Khí mạch, tinh dịch của hành giả cũng có những thay đổi căn bản.

Về pháp môn điều tâm, thì Mật tông và Thiền tông đều hoàn toàn giống nhau. Chỗ không giống nhau là Mật tông không nói những thành tựu Phật pháp thân, mà cũng không nói thành tựu cả Phật báo thân và Ứng thân.

Phật pháp thân là cảnh giới của tâm giác ngộ hoàn toàn viên mãn. Còn Báo thân và Hoá thân là cảnh giới của khí phần chuyển biến một cách viên mãn. Pháp thân là tâm, là cái "không" sáng suốt, là không thể thấy. Báo thân, Ứng thân là khí. Đại thừa nói pháp thân và ứng thân không phải là hai. Không và Sắc không phải là hai, Tâm và Sắc không phải là hai.v.v…

Quan điểm trên của Phật giáo Đại thừa hoàn toàn phù hợp với thuyết "Tâm khí bất nhị". Tâm khí bất nhị chỉ nói lên tính bất nhị của một vài hiện tượng khí với tâm thức, thực ra cũng là cùng một luận thuyết với các thuyết "sắc tâm bất nhị","sắc không bất nhị", "tâm vật bất nhị" mà thôi.

Sắc và không, tâm và vật, khí và tâm đều là bất nhị.

Nhưng chúng ta lại đem chúng tách đôi ra, chia đôi ra.

Do đó, mới có các cặp:"ta và người", "trong và ngoài","năng và sở", "sạch và bẩn". Do đó mà có sanh tử luân hồi. Chỉ khi đạt tới cảnh giới giác ngộ tối hậu mới chân chính thể hội được lý: "sắc và không" là một, "tâm với khí" là một. Tất cả đều cùng một cảnh giới nhất nguyên vô ngại, mọi cặp tương đối tuy hai mà một, tuy một mà hai.

Nhưng chỉ có đến quả vị Phật mới chứng nhập cảnh giới tâm với khí là một. Còn ở các quả vị thấp hơn thì chỉ thấy tâm và khí là đồng loại và tương ưng với nhau, hoặc thấy được tâm và khí có phần nào là một, chớ không phải là hai. Vì vậy, Mật tông nói, khi tâm và khí thật sự thành bất nhị, thì đó là cảnh giới Phật. Ở người phàm phu, tâm và khí không những tách làm hai mà còn không nương tựa nhau, kông hoà hợp nhau, mỗi bên đi một đàng.

Phép tu của Du- già là dùng sức mạnh đầu tiên làm cho tâm và khí nhu nhuyến dễ sử dụng khiến chúng nương tựa nhau, hoà hợp tương ưng nhau, rồi cuối cùng khiến hoàn toàn nhất trí. Pháp tu hành có thứ bậc của Phật giáo cũng vậy, đầu tiên làm cho tâm và khí lúc ban đầu biệt lập và cô động, trở nên nhu hoà sau đó khiến chúng nương tựa nhau, tương ưng với nhau và cuối cùng trở về nguồn, trở thành bất nhị.

Dựa vào nguyên tắc bất nhị, để xét cơ cấu sinh lý của con người về hiện tượng thiền định chúng ta phát hiện ra nhiều sự thật lý thú. Nếu đứng trên lập trường chủ quan của con người mà xét thì các hệ thống như hệ thống hô hấp, hệ thống tuần hoàn, hệ thống bài tiết, hệ thống tiêu hóa sở dĩ được lập ra là để duy trì, đảm bảo hoạt động của hệ thống thần kinh.

Mà hệ thống thần kinh lại là chỗ dựa của hoạt động tâm thức, tức tinh thần. Để có thể thấy sắc, nghe âm thanh, ngửi mùi, nếm vị, sờ mó vật phải có hoạt đôﮧ của những cảm quan cấu trúc phức tạp, vi diệu có liên hệ với não trung ương, qua hệ thống thần kinh, nhờ đó mà năm thức cảm xúc được với năm cõi trần. Hoạt động của ý thức lại còn có phạm vi rộng lớn hơn nhiều so với phạm vi hoạt động của năm thức đầu. Và căn Ý thức cũng dựa vào hệ thần kinh trung ương mà nắm bắt được sư vật từ to đến nhỏ, từ sự vật có thật cho đến sự vật tưởng tượng, kể cả hình ảnh của trí nhớ v.v… .

Theo đạo Phật, tâm thức phải có một công cụ làm trung gian mới có thể tạo nghiệp nơi ý, nơi miệng và nơi thân, do đó mới phải lưu chuyển trong vòng sanh tử luân hồi. Thí dụ, người muốn ăn và có thích thú, và ăn thì phải có miệng. Muốn thấy sắc và thưởng thức sắc đẹp thì phải mở mắt ra nhìn. Không lắng tai thì cũng không thưởng thức được bài nhạc hay. Không có danh thực khí thì cũng không có cái vui của tình dục. Con người phải có cái thanh sắc cấu trúc phức tạp và vi diệu này thì mới có thể tạo ra các nghiệp thiện hay ác, bắt nguồn từ tham, sân và si.

Do đó, mà phải xoay vòng trong sanh tử luân hồi. Vì trong tâm thức chúng sinh có chấp nga,堣hấp pháp làm gốc, lại có tham, sân, si là cội gốc của dục vọng, cho nên mới có tạo nghiệp và có thế giới này, thân thể này.

Nếu đứng trên nguyên tắc tâm và khí đồng loại và tương ưng với nhau mà xét khi đã có tâm tham, sân, si thì có những phần tử khí tương ưng tạo ra bốn đại và thân xác này. Tâm thức đã có tham, sân, si và ngã pháp chấp thì tất nhiên sản sanh ra phần tử khí, tạo thành thân này với năm giác quan và các hệ thống sinh lý. Nếu trong tâm thức không có tham, sân, si và ngã pháp chấp thì sẽ không cần thiết có nhục thân và cơ cấu sinh lý tương ưng. Người đã ngộ pháp thân tính không, vì còn có tập khí rơi rớt cho nên nhất thời không thể thay đổi toàn bộ cơ cấu sinh lý của mình được, để có được báo thân và ứng thân đẹp đẽ, sáng suốt của Phật.

Nhưng trong quá trình tu tập định tuệ của mình, những phần tử khí cũng tạo thành cơ cấu sinh lý cũng đã có thay đổi. Những hiện tượng biến đổi sinh lý này được nghiên cứu bởi môn sinh lý học thần bí (mystic physiology) và môn sinh lý học Du- già. Đó là hiện tượng như hơi thở trong ngoài đều ngưng chỉ, do dương khí Kundalini thượng thặng, qua các trung tâm thần kinh (các búi mạch), mà sinh ra nhiều biến đổi kỳ lạ trong cơ thể, các trung tâm thần kinh được khai thông v.v… .Đó là những hiện tượng hiện nay khoa học cũng chưa hiểu và đánh giá được.

Thế nhưng nguyên tắc cơ bản tâm khí bất nhị, tâm khí tương ưng và đồng loại với nhau là một thực tế, một chân lý không thể phủ định. Chúng ta có thể dựa vào nguyên tắc cơ bản này để có một nhận thức hay để đánh giá khái quát đối với hiện tượng thiền định nói chung, cũng như đối với phép tu thiền và những lệch lạc có khả năng xảy ra trong tu thiền.

Nếu đứng trên quan điểm chân lý cứu kính mà nói, thì sắc với không là một, sanh tử với Niết-bàn là một, tâm với khí cũng là một. Nhưng một khi đã bàn tới quan hệ giữa tâm và khí tức là mặc nhiên đã xem tâm và khí là hai, và đó chính là quan điểm, là lập trường không phải của chân đế mà là của tục đế rồi (chân lý thế tục tương đối). Nếu đứng trên quan điểm chân lý thế tục mà nói, thì tâm là cái năng y, khí là cái sở y. Tâm ví như người, khí ví như ngựa. Tâm phải cỡi lên khí (ngựa), thì mới đi xa được.

Tâm ví như mắt, khí ví như hai chân. Không có mắt thì không biết đường, không có chân thì không đi được. Tâm là cái năng lực hay biết đó cũng như chủ soái ra trận, biết được tình hình hư thực của địch và ta, biết nên công hay thủ. Nhưng nếu chỉ có một mình chủ soái, thì không tác chiến được. Phải có binh sĩ và trang bị mới cơ thể hành động được.

Cũng như vậy, nếu chỉ có cái tâm năng giác, mà không có cái khí năng động, thì cái tâm hay biết kia cũng không có tác dụng gì được. Vì vậy trong ba thân là pháp thân, báo thân và ứng thân, tuy pháp thân là chủ thể (tâm phần), nhưng muốn thành tựu các sự nghiệp, du hý hay biến hoá, thì cần có báo thân và ứng thân (khí phần).

Pháp, báo, ứng ba thân này, tuy cùng một thể không khác, thế nhưng đối với phàm phu, còn trong vòng sinh tử, thì phải thông qua ứng thân và báo thân mới tiếp xúc được với pháp thân của Phật. Hay là phải dựa vào giáo lý và hành trì, mới có thể dần dần thành tựu được pháp thân vô vi, vô tướng.

Tâm và khí tuy là một, không phải là hai, thế nhưng đứng trên quan điểm chân lý thế tục mà nói (tục đế) thì phải thông qua tâm thức, để tiếp xúc, chế ngự và chuyển biến khí năng, hay ngược lại, thông qua khí năng để tiếp xúc, chế ngự và chuyển biến tâm thức. Dựa trên nguyên lý đó, sẽ hiểu được kết luận của kinh nghiệm tu thiền: Tâm điều hoà thì khí điều hoà. Chế ngự được tâm thì chế ngự được khí, chế ngự được khí thì chế ngự được tâm. Nhờ vậy, chúng ta hiểu được rằng vì sao, các phép tu sổ tức, chỉ tức (đếm hơi thở, dừng hơi thở) lại cực kỳ quan trọng đến như vậy. Vì sao, đức Phật đề cao pháp tu đó và trực tiếp trao truyền cho các đệ tử của Ngài.

Vì dùng tâm để đếm hơi thở, hay là quán hơi thở, cho nên tâm và hơi thở điều hoà nhau, nương tựa nhau, và dần dần chuyển theo cùng một đường. Khi tâm chuyên chú vào một cảnh, thì hơi thở trở nên nhỏ nhẹ, ngưng chỉ. Cũng dựa trên nguyên lý tâm khí bất nhị đó, mà chúng ta hiểu được vì sao các phép quán tưởng lại có tác dụng đưa người ngồi thiền dần dần nhập định, Thí dụ các phép quán tưởng như bạch cốt quán (quán xương trắng), quán Phật tướng, quán riêng từng đại trong bốn đại đều có tác dụng khiến cho tâm thức trở nên cực kỳ vững chắc và nhỏ nhiệm. Khi những phép quán tưởng ấy thành tựu, khi các hìng ảnh quán tưởng hiển hiện rõ ràng trước mặt người tu thiền thì trình độ định lực đã khá rồi, hơi thở đã được điều hoà một cách tự nhiên rồi, không phải dụng tâm nhiều.

Dựa vào nguyên lý tâm và khí là một, cho nên hiểu được rằng nơi nào khí đến thì tâm đến, nơi nào tâm đến thì khí đến. Do đó, tập thiền mà còn mắc bệnh, dùng tâm điều khí đến chỗ đau, thì lập tức hết đau. Một phương pháp trị bệnh khác là dùng tâm chuyên chú vào đầu ngón tay mình, làm cho ngón tay đó nóng lên, rồi lấy ngón tay đó ấn trên chỗ đau của người bệnh, làm cho người bệnh hết đau. Thuật đạo dẫn, chính là dựa trên nguyên lý tâm khí bất nhị.

Tâm bản thân có nhiều phương diện, Duy Thức tông chia tâm làm tám tâm thức khác nhau. Tâm bản thân cũng có nhiều công năng và đặc tánh. Trong tâm có tình cảm. Tâm có khả năng tư duy trừu tượng, biết dùng các loại phù hiệu v.v… Khí cũng vậy, tính phức tạp và nhiều phương diện của khí cũng không khác gì tâm.

Theo Mật tông thì trong thân thể có các loại khí vận hành lên, khí vận hành xuống (gọi là âm khí và dương khí) có biến hành khí (khí lưu thông khắp nơi), bình trú khí và mạng khí. Đó là năm loại khí căn bản ở trong thân người, ngoài ra còn có nhiều loại khí với những tên gọi khác nhau. Phật giáo Tây Tạng có cuốn sách nổi danh, đầu đề là "Thậm Thâm Nội Nghĩa Căq Bản Tụng" bàn và giải thích rất tường tận vấn đề khí mạch trong thân người.

Các loại tâm và khí, công dụng và các mối quan hệ giữa tâm và khí là một môn học rộng lớn, phức tạp. Trên đây, bất quá chỉ nêu lên vài điểm rất khái quát và sơ lược mà thôi.

Thuyết tâm khí là một thuyết của Mật giáo Tây Tạng, gọi là Anuttara Tantra, . Thuyết này cũng giống như thuyết "Sắc không bất nhị" (sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc) trong Tâm kinh.

Gần đây, khái niệm "psychosomatique" của y học Tây phương hiện đại nhấn mạnh mối quan hệ tác động hai chiều của hai yếu tố thân và tâm, theo tôi cũng là một lối diễn đạt khác của tâm khí bất nhị của Mật giáo Tây Tạng.

Nhưng ưu điểm của Mật giáo Tây Tạng là thay vì nói quan hệ giữa thân và tâm thì lại nói quan hệ giữa tâm và khí. Nhưng vì theo Phật giáo Tây Tạng thân bất quá cũng là một dạng hội tụ của khí, cho nên nói tâm và khí là một hay là nói tâm, khí, thân là một

...........