kết quả từ 1 tới 12 trên 12

Ðề tài: PHẢN ĐỐI VIỆC HÀ NỘI MỜI TRUNG QUỐC LẬP QUI HOẠCH SÔNG HỒNG

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định PHẢN ĐỐI VIỆC HÀ NỘI MỜI TRUNG QUỐC LẬP QUI HOẠCH SÔNG HỒNG



    Viện thiết kế Trung Quốc tham gia lập quy hoạch bờ sông Hồng



    Viện Thiết kế và Quy hoạch thành phố Hàng Châu (Trung Quốc) được Geleximco mời tham gia nghiên cứu và lập quy hoạch 1/5000 cho đô thị hai bên sông Hồng và đã đi khảo sát thực địa.


    Văn phòng UBND TP Hà Nội vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch thành phố về việc cung cấp hồ sơ, số liệu nghiên cứu lập đồ án quy hoạch hai bên sông Hồng theo đề nghị của nhà đầu tư (Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội - Geleximco).
    Nhà đầu tư đã mời đối tác Trung Quốc tham gia lập đồ án quy hoạch đô thị hai bên sông Hồng. Ảnh minh hoạ: Giang Huy.


    Theo đó, lãnh đạo thành phố yêu cầu các đơn vị liên quan tập hợp các thông tin, tài liệu phục vụ nghiên cứu, lập đồ án quy hoạch giao nhà đầu tư để cung cấp cho đơn vị tư vấn nước ngoài.
    Trong văn bản gửi thành phố, Geleximco cho biết đơn vị này đã chủ động mời đối tác Trung Quốc tham gia nghiên cứu và lập quy hoạch cho đô thị hai bên sông Hồng.

    Ngày 4/2, Geleximco cùng Viện Thiết kế và Quy hoạch thành phố Hàng Châu đã khảo sát thực địa dọc hai bên bờ sông Hồng, làm việc với Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội và đã được Sở bàn giao tài liệu lập quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng tỷ lệ 1/5000.

    Tiếp đó ngày 1/3, Geleximco và đối tác Trung Quốc đã làm việc với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tại buổi làm việc với Bộ Nông nghiệp, Viện Thiết kế và Quy hoạch thành phố Hàng Châu đề nghị được cung cấp số liệu thủy văn, lưu lượng nước, mặt cắt ngang đê, số liệu quan trắc, khí tượng thủy văn... và các tài liệu liên quan.

    Bộ Nông nghiệp đã hướng dẫn Geleximco liên hệ với UBND thành phố Hà Nội có ý kiến chính thức bằng văn bản gửi Bộ Nông nghiệp và Bộ Tài nguyên để được cung cấp các số liệu trên.
    Trước đó ngày 12/1, UBND TP Hà Nội có thông báo giao Sở Quy hoạch Kiến trúc chủ trì tập hợp toàn bộ thông tin phục vụ nghiên cứu, lập đồ án Quy hoạch hai bên bờ sông Hồng.

    Lãnh đạo thành phố yêu cầu việc quy hoạch phải theo hướng đảm bảo phòng chống lũ, tạo lập một đô thị hiện đại, khai thác hiệu quả quỹ đất, ưu tiên tái định cư tại chỗ, phát triển giao thông vận tải và du lịch đường sông.
    Nghiên cứu quy hoạch chia 2 giai đoạn: Giai đoạn một là lập quy hoạch hai bên sông Hồng đoạn từ cầu Thăng Long đến cầu Thanh Trì. Giai đoạn hai là quy hoạch hai bờ sông Hồng đoạn còn lại.

    Việc lập đồ án quy hoạch hai bờ sông Hồng được UBND TP Hà Nội giao cho 3 nhà đầu tư, trong đó có Geleximco phối hợp tài trợ kinh phí. Tại văn bản rà soát tiến độ triển khai đồ án, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung khuyến khích nhà đầu tư mời các đơn vị có năng lực, kinh nghiệm đã quy hoạch bờ sông trên thế giới như sông Hàn ở Hàn Quốc; sông Hoàng Phố, sông Thiên Tân ở Trung Quốc..., trên cơ sở đó, thành phố sẽ lựa chọn, quyết định ý tưởng khả thi trước ngày 30/3.

    Trao đổi với báo chí sáng 20/3, Chi cục đê điều thành phố Hà Nội xác nhận Viện Thiết kế và Quy hoạch thành phố Hàng Châu đã vào làm việc và đề nghị cung cấp tài liệu. Chi cục đã cung cấp cho đơn vị của Trung Quốc các tài liệu: Nghị quyết số 17 năm 2009 của HĐND TP Hà Nội về phê duyệt quy hoạch phòng chống lũ chi tiết; Nghị quyết số 21 của HĐND TP Hà Nội năm 2013 về quy hoạch đê điều trên địa bàn Hà Nội; Quyết định 257 (năm 2016) của Thủ tướng về phê duyệt quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình.
    Võ Hải

    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  2. #2

    Mặc định

    Hãy ngăn chặn bọn lợi ích nhóm , kiên quyết không cho bọn TQ làm việc này, đây là Lợi Ích Quốc Gia , An Ninh Quốc Gia không được tùy tiện.

    Sao không mời Pháp , Nhật , Mỹ về cùng thiết kế mà cứ liếm đít anh TQ thế nhỉ. Nó đập cho tơi bời trên biển không dám hé răng , bây giờ lại trên sông nữa
    Last edited by Bin571; 27-03-2017 at 11:03 PM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  3. #3

    Mặc định

    Hà Nội muốn phát triển đô thị hiện đại hai bờ sông Hồng
    • 4

    Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung yêu cầu nghiên cứu quy hoạch dọc hai bờ sông Hồng phải theo hướng tạo lập đô thị hiện đại.

    Quy hoạch thủ đô đang bị chệch hướng

    "Đối chiếu với tiêu chuẩn, tiêu chí một thành phố xanh trong tương lai, tôi nhận thấy việc phát triển quy hoạch của Hà Nội có những vấn đề chúng ta đang đi chệch hướng”, ông Chung nói.Ngày 14/1, UBND Hà Nội cho biết đã ban hành thông báo về kết luận, chỉ đạo của Chủ tịch Nguyễn Đức Chung, Trưởng Ban chỉ đạo tổ chức lập quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, tại buổi làm việc với đơn vị tư vấn và nhà đầu tư dự án lập đồ án quy hoạch hai bờ sông Hồng.


    Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc là đơn vị đầu mối chủ trì phối họp với Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội và các sở, ngành, đơn vị liên quan tập hợp toàn bộ các thông tin phục vụ cho công tác nghiên cứu, lập đồ án quy hoạch hai bờ sông Hồng.

    Chủ tịch Hà Nội yêu cầu việc nghiên cứu quy hoạch dọc hai bờ sông Hồng phải theo hướng đảm bảo phòng chống lũ, tạo lập một đô thị hiện đại.


    Hai bờ sông Hồng ở Hà Nội sẽ được quy hoạch một đô thị hiện đại. Ảnh: Hoàng Hà.


    Các đơn vị phải nghiên cứu quy hoạch theo 2 phương án, từ đó xác định cụ thể công nghệ, kỹ thuật áp dụng vào quy hoạch.
    Phương án 1 là quy hoạch xây dựng đường và đê kết hợp đảm bảo khai thác quỹ đất phát triển đô thị và giữ an toàn nội đô (chống lũ trên báo động 3), thay thế cho tuyến đê hiện tại.
    Phương án 2 là quy hoạch xây dựng đường và đê, kết hợp đảm bảo chống lũ báo động 2; bên cạnh đó, quy hoạch xây dựng hệ thống hồ, kênh thu nước, phục vụ tiêu thoát nước hỗ trợ tuyến đê phía trong (đê hiện tại) đảm bảo chống lũ trên báo động 3.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  4. #4

    Mặc định

    Quy hoạch ven sông Hồng cần đặc biệt chú ý an ninh, quốc phòng

    ThienNhien.Net – Việc quy hoạch hai bờ sông Hồng là rất quan trọng, không chỉ liên quan đến phát triển thủ đô Hà Nội mà còn cả vấn đề an ninh, quốc phòng.


    Việc quy hoạch hai bờ sông Hồng là rất quan trọng, không chỉ liên quan đến phát triển thủ đô Hà Nội mà còn cả vấn đề an ninh, quốc phòng. Việc quy hoạch này cũng sẽ không giống những khuôn mẫu nào đã có sẵn.
    Đề án quy hoạch hai bờ sông Hồng đã được Chủ tịch UBND TP. Nguyễn Đức Chung, Trưởng ban chỉ đạo tổ chức lập quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng thông qua từ tháng 1/2017.


    Theo đó, TP. Hà Nội giao Sở Quy hoạch Kiến trúc là đơn vị đầu mối chủ trì phối hợp với Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội và các sở, ngành, đơn vị liên quan tập hợp toàn bộ các tài liệu liên quan; lựa chọn các đơn vị tư vấn trong và ngoài nước có đủ điều kiện, năng lực, kinh nghiệm để nghiên cứu, đưa ra ý tưởng, phương án thực hiện đồ án.


    Về vấn đề này, TS Đào Ngọc Nghiêm, Phó chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Hà Nội, nguyên Kiến trúc sư trưởng thành phố cho rằng, việc lựa chọn đơn vị thiết kế, quy hoạch nói chung, đặc biệt với khu đặc thù như hai bên sông Hồng cần tuân thủ theo pháp luật Việt Nam.


    Ông Nghiêm phân tích, thứ nhất, đơn vị tư vấn thiết kế phải lựa chọn theo quy định và các tiêu chí hành nghề theo luật Xây dựng và các thông tư hướng dẫn luật quy hoạch xây dựng.




    TS Đào Ngọc Nghiêm, Phó chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Hà Nội, nguyên Kiến trúc sư trưởng thành phố Hà Nội: Việc quy hoạch hai bờ sông Hồng là rất quan trọng, không chỉ liên quan đến phát triển thủ đô Hà Nội mà còn cả vấn đề an ninh, quốc phòng.



    Hình thức lựa chọn là đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hẹp. Trường hợp đặc biệt có chỉ định phải được phép của cơ quan quản lý có thẩm quyền, cụ thể trong trường hợp này là UBND TP Hà Nội và đặc biệt là Bộ Xây dựng, đơn vị quản lý hành nghề xây dựng.


    Thứ hai, quy hoạch hai bên Sông Hồng là quy hoạch đặc thù, liên quan đến nhiều lĩnh vực và đa ngành. Trong những năm vừa qua có nhiều nghiên cứu như nghiên cứu của Viện nghiên cứu quy hoạch Bộ xây dựng năm 1994, nghiên cứu của Viện quy hoạch Hà Nội, nghiên cứu của bộ phận Ban quản lý dự án của Viện nghiên cứu quy hoạch kiến trúc…


    “Các nghiên cứu của tổ chức nước ngoài như dự án của Nhật Bản, các dự án nghiên cứu với các địa điểm cụ thể do Hà Nội đứng ra tổ chức và đã được phê duyệt. Chính vì vậy, đơn vị được chọn nghiên cứu lần này phải là đơn vị có năng lực, biết kế thừa các đề tài nghiên cứu này và đủ điều kiện hành nghề…”, ông Nghiêm nói.
    Thứ ba là quy hoạch hai bên sông Hồng là quy hoạch tổng hợp đa ngành, có liên quan đến an toàn thoát lũ, an ninh quốc phòng, phát triển đô thị, tạo lập cảnh quan không gian mới. Vì vậy, cần phải lựa chọn đơn vị trên cơ sở tuân thủ các yêu cầu này, nhất là vấn đề an ninh, quốc phòng.


    Việc cung cấp các tư liệu cho đơn vị làm quy hoạch cũng cần phải hết sức cẩn thận. Việc cung cấp thông tin đã được xác lập trong các luật như Luật Xây dựng, hay trong quy chế hành nghề tư vấn xây dựng.

    “Việc cung cấp tư liệu nghiên cứu là cần thiết nhưng lựa chọn cung cấp tư liệu nào cần phải có quy định và đáp ứng đặc thù của pháp luật Việt Nam chứ không thể tùy tiện cung cấp cho một đơn vị nước ngoài. Những vấn đề như này, một đơn vị nước ngoài không thể yêu cầu cung cấp số liệu trực tiếp mà phải làm việc với một viện nghiên cứu chuyên ngành nào đó của Việt Nam rồi 2 bên cùng hợp tác nghiên cứu, triển khai”, ông Nghiêm cho biết.


    Theo ông Nghiêm, việc quy hoạch cũng cần phải kế thừa, gắn kết các nghiên cứu từ xưa đến nay. Ví dụ, trước đó, nước ta đã có những nghiên cứu về hai bên sông Hồng của Viện quy hoạch thuộc Bộ Xây dựng; nghiên cứu của Viện quy hoạch xây dựng Hà Nội…


    Theo ông Nghiêm, trong quá trình nghiên cứu sông Hồng trước đây, Việt Nam đã yêu cầu Trung Quốc cung cấp cho một số tư liệu về các công trình thủy lợi đầu nguồn sông Hồng, các lưu lượng về an ninh lũ lụt, biến đổi khí hậu, nhưng chưa được phía Trung Quốc cung cấp.


    Giờ nếu chọn đơn vị tư vấn Trung Quốc cung cấp thì phải cung cấp như thế nào theo đúng pháp luật Việt Nam, không thể để chủ đầu tư hoặc đơn vị có liên quan cung cấp được. Những thông tin quan trọng phải được sự đồng ý của Chính phủ mới có thể cung cấp.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  5. #5

    Mặc định

    Viện thiết kế Trung Quốc quy hoạch sông Hồng: Rất khó hiểu

    (Tin tức thời sự) - Tại sao không tổ chức thi tuyển để lựa chọn ý tưởng cũng như đơn vị thực hiện mà lại chọn nhà thiết kế Trung Quốc?

    Trước những thông tin Viện Thiết kế và Quy hoạch thành phố Hàng Châu (Trung Quốc) là đơn vị được mời làm tư vấn lập quy hoạch hai bên bờ sông Hồng, KTS Ngô Doãn Đức đặt câu hỏi: Tại sao lại chọn Viện Thiết kế và Quy hoạch của Trung Quốc?

    Đã từng có đơn vị thiết kế của Hàn Quốc muốn được hỗ trợ Hà Nội 2 triệu USD để cùng thực hiện dự án quy hoạch hai bên bờ sông Hồng.


    Theo ông Đức, việc lựa chọn nhà thiết kế là Trung Quốc, Hàn Quốc hay nước nào thì đơn vị đó cũng phải có được sự am hiểu nhất định về văn hóa, khí hậu, thổ nhưỡng của Hà Nội.
    Ông khẳng định việc thiết kế hai bên bờ sông Hồng là rất cần thiết. Hiện nay không có một nước nào lại quay lưng lại với sông như Hà Nội quay lưng vào sông Hồng. Cụ thể ở Hải Phòng thì quay mặt ra sông Cấm, Đà Nẵng thì ôm trọn dòng sông Hàn vào lòng... Nhất là khi sông Hồng đã đi vào lòng thành phố, việc chăm sóc và bảo vệ hai bên bờ sông chỉ là việc sớm hay muộn.

    Tuy nhiên, ông vẫn cho rằng việc thiết kế đó cần được thực hiện thông qua một cuộc thi tuyển ý tưởng rồi mới quyết định lựa chọn đơn vị thực hiện."Tôi không đánh giá thấp đơn vị thiết kế của Trung Quốc, Trung Quốc cũng có rất nhiều những thiết kế cảnh quan tạo dấu ấn tốt như sông Hoàng Phố, sông Thiên Tân - Trung Quốc… Họ cũng có đủ kinh nghiệm.


    Tuy nhiên, chúng ta cũng có rất nhiều các viện nghiên cứu, viện thiết kế, kiến trúc cũng đang mong muốn được đóng góp cho Hà Nội. Vậy tại sao không tổ chức thi tuyển để lựa chọn ý tưởng để lựa chọn đơn vị thực hiện? Không thể chọn ngay nhà thiết kế Trung Quốc?", KTS Ngô Doãn Đức nói thẳng.
    Ngoài ra, vị KTS còn lo ngại, Hà Nội là Thủ đô của cả đất nước.

    Do đó, khi để các nhà thiết kế nước ngoài tham gia cũng phải thật sự cân nhắc kỹ lưỡng việc cung cấp cụ thể các thông tin về thổ nhưỡng, thủy văn, quan trắc, mặt cắt ngang đê...
    Một vấn đề nữa cũng khiến vị KTS lo ngại là những dự án mà có yếu tố Trung Quốc tham gia thì đều xảy ra trục trặc.

    Cụ thể với các dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, dự án sân Vận động Mỹ Đình, đường ông nước Sông Đà đã bao lần xảy ra sự cố mà vẫn tiếp tục mời nhà thầu Trung Quốc tham gia...
    "Hầu hết đều gặp một lỗi là chậm tiến độ, đội vốn, kỹ thuật không đảm bảo. Tôi thấy ở đây có một sự khó hiểu, khó hiểu ở chỗ sau bao nhiêu vấn đề như vậy tại sao vẫn đề nhà thầu Trung Quốc tham gia....", ông Đức nói.


    Viện Thiết kế và Quy hoạch thành phố Hàng Châu là ai?


    Tìm hiểu thêm về Viện Thiết kế và Quy hoạch thành phố Hàng Châu, trên trang web của đơn vị này cho biết Viện là cơ quan trực thuộc của Cục Quy hoạch đô thị Hàng Châu thuộc tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Đây là một cơ quan chính phủ chuyên trách về quy hoạch đô thị. Trên trang web của mình, Cục Quy hoạch đô thị Hàng Châu liệt kê những vai trò chính gồm:


    1. Xây dựng các chính sách và quy định cấp tỉnh cũng như cấp quốc gia liên quan đến quy hoạch đô thị; Xây dựng các dự thảo về quy định, quy tắc và chính sách của địa phương trong việc quản lý quy hoạch đô thị; Tổ chức thực hiện khi được phê duyệt; Nghiên cứu các chính sách đô thị hóa và chiến lược phát triển đô thị theo sự ủy nhiệm của chính quyền thành phố; Chịu trách nhiệm xây dựng, điều chỉnh, sửa đổi quy hoạch chung và báo cáo các sở, ban, ngành liên quan để được phê duyệt.


    2. Chịu trách nhiệm nghiên cứu, soạn thảo kế hoạch quy hoạch cấp quận, huyện, báo cáo kế hoạch quy hoạch cấp quận, huyện chi tiết cho các sở ban ngành có liên quan để phê duyệt và xử lý việc xét duyệt, phê duyệt cho các kế hoạch chi tiết khác.

    3. Chịu trách nhiệm lựa chọn các địa điểm cho các dự án xây dựng, xác minh và đề xuất lựa chọn địa điểm, giấy phép quy hoạch sử dụng đất xây dựng.

    4. Tổ chức kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch bao gồm các dự án xây dựng mới, các dự án mở rộng, các công trình sửa đổi, đường xá và các đường ống; Xác minh và cấp giấy phép quy hoạch tạm thời cho các dự án xây dựng; Chịu trách nhiệm kiểm tra tất cả các công trình xây dựng và khâu kiểm tra cuối cùng sau khi dự án hoàn thành.

    5. Soạn dự thảo và sửa đổi quy chế quản lý quy hoạch đô thị cũng như các tiêu chuẩn công nghệ;
    Giải quyết các vấn đề liên quan đến việc tranh chấp về quản lý đô thị.

    6. Tổ chức thực hiện lập bản đồ đô thị và quản lý về lĩnh vực lập bản đồ và quy hoạch đô thị; Cung cấp hướng dẫn chuyên môn về quy hoạch thành phố, quận, huyện cũng như thẩm định kỹ thuật trong các kế hoạch quy hoạch tổng thể của các thị xã và thành phố…

    Liên quan tới thông tin trên, mới đây Văn phòng UBND TP.Hà Nội đã có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch thành phố về việc cung cấp hồ sơ, số liệu nghiên cứu lập đồ án quy hoạch hai bên sông Hồng theo đề nghị của nhà đầu tư (Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội – Geleximco).Trong văn bản gửi thành phố, Geleximco cho biết đơn vị này đã chủ động mời đối tác Trung Quốc tham gia nghiên cứu và lập quy hoạch cho đô thị hai bên sông Hồng.Ngày 4/2, Geleximco cùng Viện Thiết kế và Quy hoạch thành phố Hàng Châu đã khảo sát thực địa dọc hai bên bờ sông Hồng, làm việc với Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội và đã được Sở bàn giao tài liệu lập quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng tỷ lệ 1/5000.

    Lam Lam
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  6. #6

    Mặc định

    Siêu dự án sông Hồng: Tham vọng của Trung Quốc

    (Tin tức thời sự) - Các nhà chức trách Trung Quốc đặc biệt các nhà chức trách tỉnh Vân Nam rất tham vọng muốn triển khai dự án giao thông thủy xuyên Á.



    Đó là nhận định của ông Phạm Minh Nghĩa, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải đường thủy nội địa, nguyên Phó Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam với báo Đất Việt về siêu dự án giao thông thủy xuyên Á trên sông Hồng.

    Dự án còn mang tính chất mạo hiểm, sơ đẳng

    PV:- Trước thông tin Thủ tướng Chính phủ có văn bản nêu rõ chưa xem xét phê duyệt dự án tuyến giao thông thủy xuyên Á trên sông Hồng, ngày 11/5, Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam (VRN) đã nêu ý kiến kiến nghị Chính phủ loại bỏ đề xuất dự án này, không yêu cầu làm bổ sung quy hoạch để tránh tốn kém không cần thiết cũng như bảo vệ vẻ đẹp tự nhiên và tài nguyên của dòng sông Hồng cho các thế hệ mai sau.Quan điểm của ông về vấn đề này? Xin ông phân tích cụ thể?

    Ông Phạm Minh Nghĩa:

    -
    Về cơn bản tôi cũng đồng tình với những phân tích của VRN. Theo tôi, đoạn Yên Bái - Lào Cai nước sông rất thấp, đặc biệt về mùa cạn, muốn tàu vận tải lưu thông được thì buộc phải làm đập dâng. Nhưng, từ xưa tới nay, chưa có ai dám đặt ra vấn đề làm thủy điện trên sông Hồng.
    Bởi, độ chênh mực nước không nhiều, về mùa lũ mực nước cao nhất từ Lào Cai xuống đến Việt Trì chỉ chênh nhau 50m nước, nếu xây dựng 6 đập như dự án của Công ty Xuân Thiện thì không khả thi. Nếu nâng trên mức này thì sẽ gây xói lở, tác động xấu đến lưu vực hai bên bờ sông.

    Rõ ràng, xây dựng đến 6 đập dâng nước trên đoạn sông chưa tới 290 km, tức chưa đến 50km xây dựng 1 đập là không thực tế.Thế nhưng có một vấn đề tôi chưa hoàn toàn đồng thuận với VRN, đó là việc chấm dứt hoàn toàn việc cải tạo sông Hồng.Chúng ta vẫn phải thực hiện việc cải tạo, nhưng cải tạo ra sao thì phải được nghiên cứu kỹ lưỡng. Ví dụ như phải tìm được cách để hoạt động giao thông thủy có thể thông suốt lên đến Lào Cai, việc này bản thân ngành GTVT đường thủy - Bộ GTVT cũng đã có nhiều đợt nghiên cứu.

    Dự án giao thông thủy xuyên Á là không khả thi


    Trong đó, đoạn tuyến sông Hồng Việt Trì - Lào Cai trong vòng 25 năm qua đã có đến 4-5 lần lập dự án cải tạo, nâng cấp nhưng chưa thành công. Bởi, phát triển vận tải thủy phải hài hòa với đảm bảo lợi ích của ngành du lịch, nông nghiệp, sinh thái môi trường.
    Từ năm 1992, chúng ta đã có dự án cải tạo sông Hồng, đoạn Việt Trì - Lào Cai do Ngân hàng phát triển châu Á - ADB tài trợ; năm 2000-2002 Bộ GTVT đã cho phép Cục Đường thủy nội địa nghiên cứu lập dự án nhưng rồi lại phải tạm dừng.


    Đến giai đoạn 2008-2009 tiếp tục khởi động lại, tuyến sông này cũng đã được duyệt vào quy hoạch của ngành thủy nội địa, đã có dự án được phê duyệt ở những cấp độ nhất định. ADB cũng sẵn sàng cấp vốn ODA khoảng 100 triệu USD để cải tạo tuyến sông này, đảm bảo cho tàu thuyền đi lại.Về hạ du họ cũng đề xuất chuyện cải tạo sông Hồng khu vực Hà Nội với phạm vi 40km, làm một số cảng thượng lưu Hà Nội như cảng bắc sông Hồng, cảng Phù Đổng.

    Nhưng tất cả dự án đến nay đều chưa làm được vì nhiều lý do, trong đó là có việc gây tác động tới hệ sinh thái, môi trường trên lưu vực sông Hồng.Còn dự án vừa qua của Công ty TNHH Xuân Thiện, theo tôi còn mang tính chất mạo hiểm, sơ đẳng, nếu cứ làm như vậy thì chưa chuẩn. Ví dụ như tính toán lo nạo vét trước, xây dựng sau, xây dựng thủy điện bậc thang, tính toán chuyện thu hồi vốn, đặc biệt chuyện làm công trình BOO, đối với sông Hồng là điều không nên.


    PV:- Về việc xây các thủy điện, đặt trong bối cảnh Đồng bằng sông Cửu Long đang hạn nặng, được dự báo là ảnh hưởng tới sản lượng lúa, điều này sẽ ảnh hưởng tới lượng phù sa và lượng nước cho các vùng trồng lúa ở đồng bằng sông Hồng, ảnh hưởng tới sinh kế của hàng triệu người như thế nào?Liệu có phải là một đề xuất vội vã không, thưa ông? Và nếu vậy, ông bình luận như thế nào trước việc nhiều Bộ, ngành đã từng cơ bản thống nhất với đề xuất này?

    Ông Phạm Minh Nghĩa:- Sau khi chúng ta làm một số thủy điện, trong đó có 3 thủy điện sông Đà, thì sông Hồng đoạn hạ du từ đập thủy điện Hòa Bình xuống khu vực Hà Nội trong những năm vừa qua lòng sông đã bị tụt sâu xuống, vì mất lượng phù sa.Khi lòng sông đã bị tụt sâu, thì chuyện cấp nước để làm mùa màng là vô cùng khó khăn, mấy năm gần đây bơm nước lên đồng đều phải kêu gọi các nhà máy thủy điện xả nước trong mấy ngày để nâng mực nước lên, giúp người dân có thể bơm nước vào đồng.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  7. #7

    Mặc định

    Siêu dự án sông Hồng: Tham vọng của Trung Quốc

    (Tin tức thời sự) - Các nhà chức trách Trung Quốc đặc biệt các nhà chức trách tỉnh Vân Nam rất tham vọng muốn triển khai dự án giao thông thủy xuyên Á.

    Chính vì thế, trên sông Hồng nếu tiếp tục ngăn dòng thì phù sa sẽ không có, lòng sông sẽ sâu xuống, việc bơm nước phục vụ cho nông nghiệp chắc chắn khó khăn. Chưa tính đến chuyện tính toán thủy triều xâm nhập sâu làm cho hàng hóa, nguồn nước Đồng bằng bắc bộ ảnh hưởng lớn, từ đó tác động đến việc phát triển nông nghiệp cũng như nuôi trồng thủy sản.

    Có thể thấy, đề xuất xây đường giao thông thủy xuyên Á vội vã ở chỗ, đưa ra vấn đề làm 6 bậc thủy điện, gây ra bài toán thu phí bất hợp lý. Tất cả các thủy điện nhỏ họ bán cho EVN dưới 1000đ/kWh, còn dự án của công ty này đưa ra mức bán điện ban đầu là 1.900 đồng/kWh, tiếp theo đó sẽ tăng lên 2.970 đồng-3.560 đồng/kWh điện.Mặt khác, bao nhiêu nhà máy thủy điện ở miền Trung, Tây Nguyên với công suất trên dưới 300MW còn thiếu nước để chạy, nước cho tưới tiêu cũng thiếu. Ở đây, 6 đập mà chỉ có 220MW, để thấy công suất thủy điện cực nhỏ không giải quyết vấn đề gì.

    Ngoài ra, dự án cũng tính toán đến việc thu phí của tàu chạy tuyến Việt Trì - Lào Cai sau nạo vét. Cụ thể, mức thu phí luồng tuyến đoạn Việt Trì - Yên Bái là 10.000-15.000 đồng/tấn; mức thu phí đoạn Yên Bái - Lào Cai 40.000-45.000 đồng/tấn.Theo tính toán, 1 chiếc sà lan 200 tấn chạy từ Việt Trì tới Lào Cai và ngược lại ít nhất mất 24 triệu đồng tiền phí luồng lạch. Trong khi cước vận tải đường thủy nội địa hiện hành là 415 đồng/tấn/km.Như vậy, 1 chiếc sà lan chở 200 tấn hàng chạy Việt Trì - Lào Cai và ngược lại thu được 24 triệu tiền cước vận tải thì chi hết cho phí luồng lạch.Đó còn chưa kể, dự án đề xuất xây dựng 6 âu tàu trên tuyến này, một chiếc tàu chạy từ Hà Nội đến Lào Cai phải qua 6 âu tàu, mỗi âu đi qua mất 40-45 phút, qua 6 cái mất đến 5-6 tiếng.Còn việc đề xuất đã được một số Bộ, ngành đồng thuận, cũng do hai lý do,

    một là, hiện nay nhìn chung các Bộ, ngành khi tham gia vào các văn kiện, dự án, cũng ít để chuyên gia có trình độ, chuyên môn giỏi tham gia;

    hai là, nhìn từ góc độ mỗi đơn vị, chưa có ý kiến thống nhất, tổng thể.


    Không nên mong chờ quá nhiều vào dự ánPV:- Về tuyến đường thủy xuyên Á là mục tiêu của siêu dự án, từ các nhà quản lý địa phương, cho đến các nhà khoa học đều đưa ra nhận định dự án trên nếu triển khai hoàn toàn không có lợi cho Việt Nam, mà nước được hưởng lợi nhất là Trung Quốc, cụ thể là tỉnh Vân Nam.Ông bình luận như thế nào về ý kiến này? Nếu như vậy, mục đích của dự án này cần được xem xét lại như thế nào trong điều kiện kinh tế và giao thương hàng hóa của VN hiện nay?

    Ông Phạm Minh Nghĩa:- Thực ra từ những năm 1990, chúng ta cũng đã làm việc với phía Trung Quốc nhiều lần, họ vẫn có suy tính về việc tìm đường ra cho nền kinh tế tỉnh Vân Nam, cụ thể là Côn Minh.Có 3 con đường, đầu tiên là con đường từ Côn Minh nối ra cảng Phòng Thành, đi qua một khu vực rừng núi, đại ngàn ra Quảng Tây, nhưng đường xá đi lại khó khăn. Tuyến thứ hai từ Côn Minh ra Viêng Chăn, Phnompênh, hơn 2000km, phức tạp không kém.Tuyến thứ 3 từ Côn Minh xuống Hải Phòng chỉ có chưa đến 1000km, trong đó, đoạn Côn Minh đến Hà Khẩu đường sắt, đường bộ và đường thủy đều rất tốt, nên rất thuận lợi.

    Đến những năm cuối thập niên 90, sang đầu thế kỷ 21, hai bên cũng đàm phán nhiều lần, nhưng chưa thống nhất được tuyến vận tải. Nhưng nếu tuyến giao thông thủy xuyên Á thông suốt thì nền kinh tế Vân Nam sẽ được kích cầu lên rất nhiều.Hàng hóa Trung Quốc đưa sang Việt Nam sẽ giảm giá cước, chưa nói nếu thuận lợi sẽ xuất được nhiều hàng sang Việt Nam từ Côn Minh, Vân Nam.

    Hiện nay, họ đang tập trung chuyển hàng qua cửa khẩu Đồng Đăng, Móng Cái, cho nên các nhà chức trách Trung Quốc đặc biệt các nhà chức trách tỉnh Vân Nam rất tham vọng muốn triển khai dự án trên.
    Theo tôi giải quyết vấn đề vận tải, với những sông xuyên biên giới, hiệu quả kinh tế chưa phát huy ngay tức thì ngân sách nhà nước nên tập trung xử lý từng bước, chứ không được đầu tư dưới hình thức BOO.

    PV:- Theo ông, với một dự án bị đa số các nhà khoa học phản đối, chúng ta nên có sự nhìn nhận lại như thế nào?

    Ông Phạm Minh Nghĩa:- Trong những ngày tới đây các chuyên gia sẽ ngồi lại và có hướng báo cáo với các Bộ, ngành để nắm bắt, xem xét, đánh giá lại dự án này, nên làm và làm như thế nào, ai làm, đầu tư ra sao.Bản thân tôi cũng đã có những phương án cụ thể, về những đề xuất cải tạo, nạo vét lại sông Hồng, nhưng theo tôi, chúng ta không nên mong chờ quá nhiều về việc hoàn thiện cả một dự án, mà phải chia ra thành từng giai đoạn, phù hợp từng địa phương, địa hình.- Xin cảm ơn ông đã chia sẻ với Đất Việt!

    Châu An
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  8. #8
    Đai Đen
    Gia nhập
    Feb 2014
    Nơi cư ngụ
    Thanh Xuân, Hà Nội
    Bài gởi
    689

    Mặc định

    Trên BBC có bài về việc Hà Nội thuê Hàng Châu thiết kế.

    Hà Nội vừa lên tiếng bác bỏ rồi, nên mọi người ko nên lo ngại vấn đề này quá.

    Hà Nội học được gì từ Hàng Châu?


    Hà Nội vừa lên tiếng bác bỏ thông tin thành phố đồng ý thuê Viện Thiết kế và Quy hoạch Hàng Châu, Trung Quốc, tư vấn quy hoạch hai bên bờ sông Hồng.
    Tuy thế, thông tin này đã được mạng xã hội bình luận rộng rãi, và có ý kiến đặt câu hỏi về khả năng để một công ty Trung Quốc quy hoạch sông Hồng, đoạn ở thủ đô Việt Nam.
    Nhưng bỏ sang một bên tâm lý dân tộc chủ nghĩa, thành phố Hà Nội có học được gì từ Hàng Châu, về thiết kế đô thị, như tìm hiểu của

    Nguyễn Giang:
    Đầu tiên là tầm vóc của Hàng Châu trong khung cảnh đô thị hóa ở Trung Quốc, so với Hà Nội.
    Theo trang web hangzhou.gov.cn của chính quyền Chiết Giang, năm 2015, Hàng Châu có 9 triệu dân, trong đó 5,5 triệu sống ở các quận nội thành.

    Hà Nội có dân số tương đương, là gần 8 triệu, ở cả nội và ngoại thành, theo một số liệu năm 2014.
    Hai thành phố đều có hồ cùng tên: Tây Hồ ở Hàng Châu, và Hồ Tây ở Hà Nội, mà trong tiếng Anh đều là 'West Lake'.
    Hai thành phố đều có sông chạy qua và hai hồ lớn thực ra đều là đoạn cắt của sông.
    Sóng to đánh vào bờ sông Tiền Đường ở Hàng ChâuBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
    Image caption
    Sóng to đánh vào bờ sông Tiền Đường ở Hàng Châu
    Ở Hàng Châu có sông Tiền Đường, điều mà rất nhiều bạn Trung Quốc tôi hỏi đã ngạc nhiên không hề biết là cái tên ăn vào tiềm thức người Việt Nam qua Truyện Kiều.
    Xin nhắc, trong tác phẩm của Nguyễn Du, tên sông Tiền Đường (Qiantang) xuất hiện sáu lần, và Nàng Kiều đã trẫm mình...nhưng không chết ở dòng nước này.
    Và người Trung Quốc có câu "Trên có thiên đàng, dưới có Tô, Hàng", nói về cảnh đẹp Tô Châu và Hàng Châu.
    Marco Polo khi sang Trung Hoa thời Nguyên đã gọi đây là "thành phố đẹp nhất thế giới" khi đó.
    Trong cơn mơ màng thời Trung Quốc là người anh lớn của Miền Bắc Việt Nam, nhà thơ Tế Hanh có thăm Trung Quốc và để lại những câu thơ đẹp:
    "Trăng Tây Hồ vời vợi thâu đêm.
    Trời Hàng Châu bốn bề êm ái"
    Êm ái chỉ có lúc mà thôi nên càng dễ làm người ta đắm đuối bởi phải sống ngay bên cạnh sự hung dữ.
    Vì khác với Thăng Long "Rồng Cuốn" nằm xa biển và được sông Hồng bao bọc, Hàng Châu, nằm ngay bên vịnh cùng tên thuộc vùng địa chất "dễ bị động đất, gặp nhiều thiên tai", theo các tài liệu chuyên ngành.
    Các báo cáo khí tượng thủy văn của Mỹ còn gọi đây là vùng "rốn bão" trực tiếp tấn công Hàng Châu, thường làm nước dâng cao và khi rút ra lại gây lũ cuốn.
    Sông Tiền Đường sóng to gió lớn là lý do chính để Hàng Châu tung ra các kế hoạch be bờ, điều chỉnh thủy lợi khá hiệu quả.
    Khu đô thị mới ở Hàng ChâuBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
    Image caption
    Khu đô thị mới ở Hàng Châu
    Nhưng bên cạnh Tây Hồ và các chùa chiền, đền đài thuộc hàng danh lam thắng cảnh lớn nhất, Trung Quốc cũng thành công trong việc xây cây cầu Vịnh Hàng Châu dài 36 km.
    Việc cải tạo bờ Đông của sông Tiền Đường trước dịp mở Hội nghị G20 năm 2016 cũng được đáng giá cao.
    Năm 2022, Hàng Châu sẽ tổ chức Á Vận Hội, và hiện đã là một trung tâm công nghệ cao khiến Alibaba chọn là nơi đóng đại bản doanh.
    'Duplitecture'
    Tất nhiên, cách làm của Trung Quốc cũng có vấn đề riêng.
    Chẳng hạn chính khu cải tạo ven sông bị cho là hiện đại hóa bằng khung kính, bằng nhà cao tầng quá mức, "trông hơi giống một thứ Las Vegas" lập lòe đèn xanh đèn trắng về đêm.
    Điều khiến báo chí Phương Tây cười nhất là dự án "Tiểu Paris" do công ty Zhejiang Guangsha Co. Ltd. xây tại Hàng Châu.
    Tiếng Trung gọi là Thiên Đô Thành, nhưng các bạn cứ tìm "China's mini Paris" sẽ ra nhiều bài báo mô tả một Tháp Eiffel giả, cao chừng 108 mét, nằm giữa khu nhà hoàn toàn mô phỏng kiểu Pháp.
    Hồi 2013, phóng viên một tờ báo Anh đã bỏ công đi một ngày từ Thượng Hải đến đây và nói khu phố kiểu Tây này nay chỉ là một "một khu phố ma" vì không ai ở.
    Tháp Eiffel 'giả như thật' ở khu Tiểu Paris, Hàng ChâuBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
    Image caption
    Tháp Eiffel 'giả như thật' ở khu Tiểu Paris, Hàng Châu
    Hàng Châu không phải là đô thị duy nhất ở Trung Quốc có phong trào xây cất mô phỏng Phương Tây.
    Người dân châu Á có thể thích kiểu này, nhưng giới trí thức Phương Tây, như Biana Bosker, đã ra cả một cuốn sách mang tên "ORIGINAL COPIES: Architectural Mimicry in Contemporary China".
    Người Phương Tây gọi đây là làn sóng "Chinese Duplitecture", tạm dịch là "Kiến trúc xây nhái kiểu Trung Quốc".
    Theo tác giả thì đây là sự thể hiện giàu sang của một tầng lớp mới nổi nhưng còn ít hiểu biết sau thời Khai phóng tại Trung Quốc.
    Và ví dụ của Thiên Đô Thành cho thấy bản thân người Trung Quốc cũng không thấy còn thích những công trình như thế.
    Trung Quốc đã đi trước Việt Nam rất xa trong giao thông công chính và còn xuất khẩu công nghệ cầu đường sang các nước Á, Phi nghèo hơn.
    Nếu chỉ là chuyện xây cầu, đắp đê thì học từ Trung Quốc hẳn là điều hết sức bình thường.
    Nhưng về văn hóa, có thể sẽ là một nghịch lý nếu Hà Nội, vốn có di sản kiến trúc Pháp nổi tiếng trên khắp châu Á, lại phải đi nhờ một đô thị bị mang tiếng là không có gì từ châu Âu và phải đi sao chép.
    Tất cả là tùy vào các công trình cụ thể và những mục tiêu văn hóa xã hội mà những nhà hoạch định chính sách muốn tạo ra cho chúng.

    http://www.bbc.com/vietnamese/culture-social-39345752
    Sám hối, tạ ơn trước khi ngủ và sau khi thức dậy !
    Lạy Phật giúp tăng trưởng Phước !
    Thương yêu cả với kẻ thù !
    Thực dưỡng Ohsawa !

  9. #9

    Mặc định

    Hà Nội vừa lên tiếng bác bỏ rồi, nên mọi người ko nên lo ngại vấn đề này quá.

    Mong là như vậy !!!

  10. #10
    Banned
    Gia nhập
    Jul 2011
    Nơi cư ngụ
    Địa ngục A tỳ
    Bài gởi
    1,957

    Mặc định

    Sao Hà lội không mời Dr Lonist tui quy hoạch và áp dụng luôn phong thủy giải trấn yểm luôn 1 thể...haha

  11. #11
    Đai Đen
    Gia nhập
    Feb 2014
    Nơi cư ngụ
    Thanh Xuân, Hà Nội
    Bài gởi
    689

    Mặc định

    Bác Lonist mà quy hoạch thì vẫn được ủng hộ hơn so với tq quy hoạch đấy.
    Đảm bảo bác mà được làm (giả thiết), chắc sẽ lấy cảm hứng từ các đường cong phái đẹp để làm chủ đề xuyên xuốt quy hoạch sông Hồng đấy nhỉ :D
    Sám hối, tạ ơn trước khi ngủ và sau khi thức dậy !
    Lạy Phật giúp tăng trưởng Phước !
    Thương yêu cả với kẻ thù !
    Thực dưỡng Ohsawa !

  12. #12
    Banned
    Gia nhập
    Jul 2011
    Nơi cư ngụ
    Địa ngục A tỳ
    Bài gởi
    1,957

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Thuongdan Xem Bài Gởi
    Bác Lonist mà quy hoạch thì vẫn được ủng hộ hơn so với tq quy hoạch đấy.
    Đảm bảo bác mà được làm (giả thiết), chắc sẽ lấy cảm hứng từ các đường cong phái đẹp để làm chủ đề xuyên xuốt quy hoạch sông Hồng đấy nhỉ :D
    Cụ Thuongdan quả là tinh tế...nễ cụ !!
    Sự thật là tui vừa có thể quy hoạch phong thủy vừa phóng bùa tràn ngập sông Hồng để mang lại phồn vinh cho đất nước..
    Tui đang mon men dần từ Ngài Đại tá ở xứ chắc cà đao để thông qua các mổi quan hệ tiến cử tui tới WC...( gõ nhầm ) tới tận TW...
    Do cuộc đời của ngụy quân tử tui chỉ duy nhất có đàn phụ nữ high-end bâu quanh nên nghiễm nhiên chỉ dan díu với toàn hạng người mẫu hoa hôi mẫu hậu phát thanh viên nhà đài.. ( haha ) nên tui rất quen mắt quen tay với những đường cong của mỹ nữ hạng A.. nên sự quy hoạch sông Hồng phù ra giống 2 bầu sữa nuôi nấng dân Việt ta thì là điều không hề khó...
    Thân.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Trung Châu Phái Huyền Không Hình Học - Trung Châu Tam Quyết
    By PTS in forum Nơi Rao vặt, Trao đổi, Hiến tặng ...
    Trả lời: 11
    Bài mới gởi: 07-06-2013, 02:33 PM
  2. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 13-12-2012, 09:04 AM
  3. Tam giới mật ma quan thánh đế quân trung hiếu trung nghị chân kinh
    By nhaply in forum Đạo Giáo ( Lão giáo, Khổng giáo, Nho giáo )
    Trả lời: 3
    Bài mới gởi: 18-10-2011, 10:17 PM
  4. Truyền thuyết về Tết Trung Thu của Trung Quốc!
    By sackhong in forum Lịch sử, giai thoại, truyền thuyết của các nước khác
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 16-11-2009, 02:22 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •