Kinh Tương Ưng - Tập 2: Thiên Nhân Duyên - Chương XVII: Lõa thể

Đoạn kinh: "Một người khác làm và một người khác cảm thọ. Này Kassapa, như vậy đối với người bị cảm thọ, được xảy ra như: “Khổ do người khác làm ra”, như vậy có nghĩa là đoạn kiến."

__Đây chính là ý nói thân này làm nhưng thân kiếp sau là một người khác thọ kết quả, hoặc thân kiếp trước là một người khác làm và thân kiếp này là một người khác thọ kết quả, đây là tà kiến đoạn kiến sai lầm. Theo lý duyên khởi tác ý tư duy "khổ thiết thực ngay hiện tại do duyên sinh".

Đoạn kinh: "Một người làm và chính người làm ấy cảm thọ (kết quả). Này Kassapa, như Ông gọi ban đầu “khổ do tự mình làm ra”, như vậy có nghĩa là thường kiến."

__Đây là ý nói thân kiếp này làm ra rồi cũng chính là mình ở kiếp sau chắc chắn thọ kết quả, hoặc chính mình trong kiếp quá khứ làm ra để rồi chính mình ngay hiện tại chắc chắn thọ kết quả, đây là tà kiến thường kiến sai lầm, theo lý duyên khởi tác ý tư duy "khổ thiết thực ngay hiện tại do duyên sinh".

Phật Ngôn:

Này Kassapa, từ bỏ hai cực đoan ấy, Như Lai thuyết pháp theo con đường trung đạo. Vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sinh, sinh duyên lão tử... Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi. Nhưng do ly tham và đoạn diệt hoàn toàn vô minh, các hành diệt. Do các hành diệt nên thức diệt... (như trên)... Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt.

Ai nói như sau, này các Tỷ-kheo: "Người này làm nghiệp như thế nào, như thế nào, người ấy sẽ cảm thọ (quả) như vậy, như vậy". Nếu sự kiện là vậy, này các Tỷ-kheo, thời không có đời sống Phạm hạnh, không có cơ hội để nêu rõ đau khổ được chơn chánh đoạn diệt. Và này các Tỷ-kheo, có ai nói như sau: "Người này làm nghiệp được cảm thọ như thế nào, như thế nào, người ấy sẽ cảm thọ quả dị thục như vậy, như vậy". Nếu sự kiện là vậy, này các Tỷ-kheo, thời có đời sống Phạm hạnh, có cơ hội để nêu rõ đau khổ được chơn chánh đoạn diệt.

__Khổ thiết thực ngay hiện tại nên con đường giải thoát đau khổ cũng thiết thực ngay hiện tại và niết bàn cũng thiết thực ngay hiện tại.

Một việc cần phải làm thiết thực ngay hiện tại để rõ biết: đây là khổ <-- đây...là những gì?
Một việc cần phải làm thiết thực ngay hiện tại để rõ biết: đây là khổ tập <-- đây...là những gì?
Một việc cần phải làm thiết thực ngay hiện tại để rõ biết: đây là khổ diệt <-- đây...là những gì?
Một việc cần phải làm thiết thực ngay hiện tại để rõ biết: đây là con đường đưa đến khổ diệt <-- đây...là những gì?