Trang 1 trong 13 123456711 ... Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 243

Ðề tài: [LBAD] Cực Lạc Tây Phương ở đâu?

  1. #1
    Nhị Đẳng Avatar của smc
    Gia nhập
    May 2012
    Nơi cư ngụ
    Tân Phú - Tp.Hồ Chí Minh
    Bài gởi
    2,223

    Mặc định [LBAD] Cực Lạc Tây Phương ở đâu?

    [LBAD] = Lạm Bàn Ẩn Dụ

    Dạo này 4rum có vẻ yên bình, không có mùi "khói súng" nên SMC xin phất lá cờ "khơi màu chiến tranh" đầu tiên để "sôi động" 4rum một chút . Nói đùa cho vui thôi....trong một vài bài SMC sẽ viết trên này để trình bày một số ẩn dụ trong vài bản kinh phổ biến tại VN được trì tụng hàng ngày. Những lý giải này phản ánh tư tưởng cá nhân nên không buộc ai phải nghe theo mà hãy tư duy, thiền định - thiền quán mà xem xét. Nếu có lợi ích thì dụng công tu học, còn không lợi ích thì tham khảo cho vui, hoặc góp ý - trao đổi trong ái ngữ. Và cũng vì là những lý giải cá nhân (bản thân) tự vận dụng cho mình, có thể xem đây là kinh nghiệm của SMC nên SMC post những bài này ở mục "công cộng" chứ không post trong bất kỳ CHUYÊN MỤC của một chuyên đề, pháp môn nào. Ai đang tu học mà cảm thấy mình an lạc thì cứ thế mà làm, những bài này tham khảo cho biết là được. Bắt đầu nào...

    Theo SMC, Đức Phật không phải là thần linh.

    TIN THẦN LINH + TIN PHÉP LẠ = MÊ TÍN

    Trên thế gian này, cuộc sống đầy dẫy những sự bất trắc, bất như ý, con người phải bon chen quanh năm suốt tháng để sống còn, phải tranh đấu một cách vất vả để vươn lên, để vượt qua những cơn sóng gió của cuộc đời, những bước thăng trầm của thế sự. Con người thường mang tâm trạng hoang mang, âu lo, sợ hãi khi hướng về tương lai, không biết rồi đây ngày mai mình sẽ ra sao, cuộc đời của mình sẽ như thế nào, chuyện gì sẽ xảy ra cho mình và người thân của mình?

    Cho nên con người thường mong muốn mọi chuyện được bình yên, suôn sẻ, may mắn, chuyện gì cũng đều tốt đẹp như ý. Lòng mong muốn cao độ đó thường dẫn tới sự cầu nguyện, van xin Trời Phật ban cho những điều mơ ước vượt tầm tay, tưởng chừng như ngoài khả năng của con người. Chúng ta cần nên biết rằng: Đức Phật không phải là thần linh, không ban phước giáng hoạ cho bất kỳ một ai. Cũng không có lý do nào Đức Phật ban phước lành cho riêng mình, mà không ban cho người khác.

    Thực ra, đạo Phật giúp con người tự lực, mạnh mẽ vượt lên trên mọi sóng gió phiền não, khổ đau của cuộc đời, bước ra khỏi vòng trầm luân sanh tử, tự tạo cuộc sống an lạc và hạnh phúc cho chính mình. Trong những giờ phút cuối của cuộc đời mình, Đức Phật có dạy: "Hãy tự thắp đuốc lên mà đi. Thắp lên với Chánh Pháp". Nghĩa là: chúng ta hãy tự thắp sáng ngọn đuốc trí tuệ của chúng ta,bằng cách học hiểu những lời dạy của Đức Phật, và đem áp dụng trong cuộc sống thực tế hằng ngày, để thấy được sự mầu nhiệm của Chánh Pháp, để tự cứu mình và giúp đỡ người khác. Tất cả Kinh Phật đều là ẩn dụ; dùng cảnh ngoài để dụ cho Thân, Tâm mình.

    TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC Ở ĐÂU ?
    .
    Trong Kinh A Di Đà. Đức Phật đã chỉ rõ.
    "Từ đây, đến Tây phương Cực lạc, cách 10 vạn ức cõi Phật".

    Xa lắm. Làm sao đến ?
    -Từ đây: Không phải là từ núi Linh Thứu. Mà là từ Thân, Tâm nầy.

    -10 đó là gì?
    Tại sao không 7, không 8.....Mà là 10.
    Đó là 10 điều của Thân: 3 (Sát sanh, Trộm cắp, Tà dâm). Khẩu: 4 (Nói dối, Nói lời ác khẩu, Nói lời hai chiều...). Ý: 3 (Tham, Sân, Si).
    -Vạn ức là nói về vô lượng phiền não khi Thân, Khẩu, Ý Bất tịnh.
    -Sao là cõi Phật ?
    Là cõi Thanh Tịnh. Thân, Tâm thanh tịnh tức là cõi Phật.


    Từ Thân, Tâm nầy với 10 điều Bất tịnh, vô số phiền não.
    Thì cách xa cõi Phật là Thân,Tâm thanh tịnh.
    Cõi Phật, cõi thanh tịnh gọi đó là Tây Phương Cực Lạc.

    Do đó, chuyển 10 điều Bất tịnh của Thân, Khẩu, Ý sang 10 điều Thanh tịnh của Thân, Khẩu , Ý là đến Tây phương Cực lạc.

    Như vậy:

    Tây phương Cực lạc đâu có xa !



    NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT



  2. #2

    Mặc định

    Rất hay bài bạn viết rất giống với những gì mình đọc được từ Ngài Lục Tổ Huệ Năng dạy niệm Phật:
    “… Sử Quân hỏi: Ðệ tử thường thấy Tăng tục niệm Phật A Di Ðà, nguyện sanh Tây Phương, được vãng sanh chăng? Xin Hoà Thượng chỉ thị để phá nghi.
    Sư (Lục Tổ Huệ Năng) nói: Sử Quân hãy nghe đây. Lúc Thế Tôn ở trong thành Xá Vệ thuyết Kinh Dẫn Hoá Tây Phương, rõ ràng từ đây đến đó chẳng xa. Nếu nói theo tướng thuyết, tính theo số dặm thì có mười vạn tám ngàn, tức thập ác tám tà nơi thân; đó là nói xa. Nói xa là vì kẻ hạ căn, nói gần là vì người thượng trí, người có hai loại, pháp chẳng hai thứ, do mê ngộ có khác nên thấy có nhanh chậm. KẺ MÊ NIỆM PHẬT CẦU SANH NƠI KHÁC, NGƯỜI NGỘ TỰ TIN NƠI TÂM. Cho nên Phật nói: TÙY NƠI TÂM TỊNH (trong sạch) TỨC PHẬT ĐỘ TỊNH.
    Sử Quân là người Ðông Phương, hễ tâm tịnh thì chẳng tạo tội, người Tây Phương tâm nếu chẳng tịnh cũng có lỗi. Người Ðông Phương tạo tội, niệm Phật cầu sanh Tây Phương, người Tây Phương tạo tội cầu sanh phương nào? Kẻ mê chẳng rõ tự tánh, chẳng biết tịnh độ trong thân, cầu nguyện nơi Ðông nơi Tây, người ngộ thì ở đâu cũng vậy. Cho nên Phật nói: Ở bất cứ nơi nào cũng đều an lạc vậy.
    Sử Quân nếu chẳng khởi ác niệm thì Tây Phương cách đây chẳng xa, nếu tâm thường khởi ác thì dẫu cho niệm Phật cũng khó mà vãng sanh. Nay khuyên thiện tri thức, trước nhất phải TRỪ THẬP ÁC, tức đã đi được mười vạn dặm, sau DỨT TÁM TÀ, tức đã qua tám ngàn dặm vậy. Niệm niệm thấy Tánh, thực hành Bình-đẳng và Ngay-thẳng, đến Tây Phương như búng ngón tay, liền thấy Di Ðà. Sử Quân chỉ cần tu Thập-thiện, đâu còn phải nguyện vãng sanh! NẾU CHẲNG DỨT THẬP ÁC TÂM, PHẬT NÀO MÀ ĐẾN RƯỚC? Nếu ngộ được pháp vốn VÔ SANH, thấy Tây Phương chỉ trong chốc lát, chẳng ngộ Tự Tâm mà niệm Phật thì con đường vãng sanh xa xôi, làm sao đến được! Nay Huệ Năng dời Tây Phương đến với các ngươi, chỉ cần trong sát na liền thấy trước mắt, các ngươi có muốn thấy chăng?
    Ðại chúng đảnh lễ rằng : Nếu được thấy tại nơi đây, đâu cần cầu nguyện vãng sanh nữa, xin Hoà Thượng từ bi hiện cõi Tây Phương cho cả thảy đều thấy.
    Sư nói: Ðại chúng! Cơ thể của các ngươi là thành, nhãn nhĩ tỷ thiệt thân là cửa, ngoài có năm cửa, trong có cửa ý (ý căn), tâm là địa, tánh là vua. Vua ngụ nơi tâm địa, tánh còn tức vua còn, tánh đi vua chẳng còn, tánh còn thân tâm còn, tánh đi thân tâm hoại. Tìm Phật ở nơi tâm, chớ nên cầu bên ngoài. Tự tâm Mê tức chúng sanh, tự tâm Giác Ngộ tức Phật, Từ Bi tức Quán Âm, Hỉ Xả tức Thế Chí, Thanh Tịnh tức Thích Ca, Bình Đẳng ngay thẳng tức Di Ðà, Nhơn-Ngã là núi Tu Di, Tà-tâm là nước biển, Phiền-não là làn sóng, Độc-hại là rồng ác, Hư-vọng là quỷ thần, Trần-lao là cá trạch, Tham - Sân là địa ngục, Ngu-Si là súc sanh. Thiện tri thức, thường HÀNH THẬP THIỆN, thiên đàng liền đến; TRỪ ĐƯỢC NHƠN-NGÃ, núi Tu Di sụp; PHÁ ĐƯỢC TÀ TÂM thì nước biển cạn; CHẲNG SANH PHIỀN NÃO thì làn sóng lặn; QUÊN BỎ ĐỘC HẠI thì cá rồng tuyệt. Tự tánh Như Lai trong tâm địa phóng đại quang minh, ngoài chiếu sáu cửa thanh tịnh, phá hết lục dục chư thiên, tự tánh chiếu soi, bên trong liền trừ Tam-độc THAM - SÂN - SI, các tội Địa ngục nhất thời tan rã, trong ngoài sáng tỏ, chẳng khác Tây Phương, nếu chẳng tu như vậy, Tây Phương làm sao đến được?
    Ðại chúng nghe nói, đều tự tin sẽ được kiến tánh, thảy đều lễ bái tán thán rằng: Lành thay, nguyện khắp pháp giới chúng sanh, nghe được pháp này sẽ được từ NGHI đến NGỘ.
    Sư nói: Thiện tri thức, nếu muốn tu hành, tại gia cũng được, chẳng do tại chùa. Tại gia tu được như người Ðông Phương mà tâm thiện, tại chùa chẳng tu như kẻ Tây Phương mà tâm ác, chỉ cần TÂM ĐƯỢC THANH TỊNH tức là TỰ TÁNH TÂY PHƯƠNG.
    Sử Quân lại hỏi: Tại gia phải tu như thế nào? Xin Hòa Thượng chỉ dạy.
    Sư nói : Nay ta vì các ngươi nói bài VÔ TƯỚNG TỤNG, chỉ cần y theo đây mà tu, như thường ở với ta chẳng khác, nếu chẳng chịu tu, dẫu cho xuống tóc xuất gia, cũng đâu có ích lợi gì ? Bài tụng rằng:
    Tâm bình hà lao trì giới,
    Hạnh trực hà dụng tu thiền.
    Ân tắc thân dưỡng phụ mẫu,
    Nghiã tắc thượng hạ tương lân.
    Nhượng tắc tôn ty hòa mục,
    Nhẫn tắc chúng ác vô tuyên.
    Nhược năng toản mộc thủ hỏa,
    Ứ nê định sinh hồng liên.
    Khổ khẩu tức thị lương dược,
    Nghịch nhĩ tất thị trung ngôn.
    Cải qúa tất sanh trí huệ,
    Hộ đoản tâm nội phi hiền.
    Nhựt dụng thường hành nhiêu ích,
    Thành đạo phi do thí tiền.
    Bồ đề chỉ hướng tâm mích,
    Hà lao hướng ngoại cầu huyền.
    Thính thuyết y thử tu hành,
    Thiên đàng chỉ tại mục tiền.
    Dịch nghiã:
    Tâm bình đẳng (bất nhị) chẳng nhọc trì giới
    (tâm địa chẳng quấy tự tánh giới).
    Hạnh ngay thẳng (bất nhị) đâu cần tu thiền.
    (Hạnh ngay thẳng là công phu bảo nhậm, ngộ rồi chỉ cần bảo nhậm, khỏi phải tu thiền).
    Báo ân là nuôi dưỡng cha mẹ,
    Nhân nghiã thì già trẻ thương nhau.
    Khiêm nhường thì sang hèn hoà thuận,
    Nhẫn nhục thì việc ác chẳng sanh.
    Nếu công phu miên mật mãi mãi,
    Kẻ ngu độn cũng phải kiến tánh.
    Thuốc đắng hay trừ được bệnh khổ,
    Lời trái tai ắt là trung ngôn.
    Tự sửa quấy sẽ sanh trí huệ,
    Giấu lỗi thì trong tâm chẳng lành.
    Hằng ngày thường lợi ích chúng sanh,
    Thành đạo chẳng do bố thí tiền.
    Bồ đề chỉ ở nơi tâm ngộ.
    Ðâu cần hướng ngoại để cầu huyền.
    Nghe xong hãy theo đây mà tu hành,
    Tịnh độ đã ở ngay trước mắt.
    Sư lại nói: Thiện tri thức, cần phải y theo kệ này tu hành, nhận thấy Tự Tánh, thẳng đến Phật địa. Pháp chẳng đợi người, các ngươi hãy đi, ta về Tào Khê, hễ có thắc mắc thì đến hỏi. Lúc ấy Sử Quân và trong hội các quan chức, thiện nam tín nữ đều được tỉnh ngộ, tín thọ phụng hành.”
    ------------------------------------------------------------
    *** CHÚ GIẢI:
    * THẬP ÁC NGHIỆP:
    - THÂN CÓ 3 NGHIỆP:
    1- Sát sanh.
    2- Trộm cắp.
    3- Tà dâm.
    - KHẨU CÓ 4 NGHIỆP:
    1- Vọng ngôn (nói dối trá, nói xằng bậy, phù phiếm).
    2- Lưỡng thiệt (nói hai lời).
    3- Ác khẩu (nói độc ác, nói xấu, nguyền rủa).
    4- Ỷ ngữ (nói thêu dệt).
    - Ý CÓ 3 NGHIỆP:
    1- Tham.
    2- Sân.
    3- Si.
    * THẬP THIỆN NGHIỆP (ngược lại với Thập ác nghiệp):
    - THÂN CÓ 3 NGHIỆP:
    1- Không sát sanh.
    2- Không trộm cắp.
    3- Không tà dâm.
    - KHẨU CÓ 4 NGHIỆP:
    1. Không nói dối…
    2. Không nói hai lời…
    3. Không nói độc ác…
    4. Không nói thêu dệt...
    - Ý CÓ 3 NGHIỆP:
    1. Không tham.
    2. Không sân.
    3. Thấy si.
    * TÁM TÀ HẠNH (ngược lại với 8 Chánh hạnh):
    1. Tà kiến
    2. Tà tư duy
    3. Tà ngữ
    4. Tà nghiệp
    5. Tà mạng
    6. Tà tinh tấn
    7. Tà niệm
    8. Tà định
    Link gốc: https://www.facebook.com/tutriphatph...20186894838336

  3. #3

    Mặc định

    Như bạn SMC nói thì cũng chấp nhận được thôi. Ok, thân , khẩu, ý thanh tịnh, tôi thấy cuộc sống của tôi thanh tịnh, an lạc, hạnh phúc, như vậy là Cực lạc rồi. Còn ai nói Cực Lạc ở đâu đâu xa lắm, tôi không tin, ok, như vậy với tôi là đủ rồi, ok. Anh nào mà nói như vậy với một mình anh, là ý kiến của anh thì được, nhưng chưa chắc đã đúng, người khác họ lại có nghĩ khác à...
    Mình hồi xưa có đọc được câu chuyện thế này: Có một vị quan Sứ đi Sứ bên Pháp, sang bên đó là Văn Minh máy móc, anh thấy Xe Lửa, Máy hơi nước, đèn Điện... Quá khác xa so với Việt Nam mình. Ồ thì ra đây là một đất nước Văn Minh sao,,nó quá xa so với An Nam nước mình. Về đến Việt Nam, anh bèn viết Tấu trình xin vua cho nước mình cải cách để được như họ,,anh còn khoe với vua: Thưa bệ hạ, bên Mẫu Quốc có chiếc đèn lạ lắm, đèn này không cần dầu, lại có thể chúc ngược được mà vẫn sáng( đèn điện) ạ. Vua không tin bèn Phán: Thằng này láo, dám nói lời ma mị để gạt trẫm à, bay đâu, lôi cổ nó ra chặt đầu cho ta. Ôi thôi, ông quan sao mà chết uổng quá.
    Lại có một câu chuyện thế này: Có một vị Cư sỹ muốn rời cuộc sống thế tục, ồn ào, náo nhiệt để vào rừng Tịnh tu, vì xa lìa cuộc sống thế Tục, xa rời sự tranh đấu, xa rời tham sân si, lại siêng giữ giới,,tu thập thiện, lại Siêng thiền định nên thấy thân thể mát mẻ, thanh tịnh, luôn hỉ lạc và hạnh phúc. Ồ, thật là vi Diệu, Cực Lạc là đây sao, sao mà mình hoan hỉ quá đi,,Cực Lạc là đây chứ đâu, cần gì tìm đâu xa, cứ thế...
    Rồi một ngày kia gia đình anh có chuyện, anh phải trở về thành phố, dù muốn tịnh Tu nhưng vì vợ con, gia đình,,vì trách nhiệm... Rồi anh tiếp xúc với cuộc sống,,lại tranh đấu, lại tham sân si... Tối về anh nằm trằn trọc nhiều lắm,,ơ Cực Lạc ở đâu rồi, thì ra Cực Lạc của mình dễ vỡ vậy à.
    Hè hè. Vui vậy thôi, không có ý gì, mình nghĩ vậy thôi.
    Thầy Pháp Cao Tay Ấn ...

  4. #4

    Mặc định

    smc dị ứng với Cõi Cực Lạc thì ai cũng biết rồi. Topic này cũng chỉ nhai lại điều đó thôi.

  5. #5
    Đai Đen
    Gia nhập
    Feb 2014
    Nơi cư ngụ
    Thanh Xuân, Hà Nội
    Bài gởi
    689

    Mặc định

    Sao không có ai tranh luận vậy nhỉ :)

    Mình hiểu ý SMC là cũng muốn về cõi CL, nhưng không muốn tu theo Tịnh Độ, có vẻ muốn theo Thiền để dựa chủ yếu vào tự lực của bản thân.
    SMC tin rằng thế giới CL không có thật và thế giới đó là ở trong tâm mỗi người đều có, CL cách ta bà 10 vạn ức cõi nước Phật là cách nói ẩn dụ để hàm chỉ người tu chỉ cần bỏ được 10 tính: Tham , Sân , Si , Mạn , Nghi , Thân kiến, Biên kiến, Kiến thủ, Giới cấm thủ và Tà kiến.

    Ở đây, theo TD nhìn nhận là SMC có ý tốt làm muốn sáng tỏ sự thật, chứ ko phải là chọc phá gì pháp môn Tịnh Độ.

    TD chưa trải nghiệm được nhiều và cũng đang chỉ tin khoảng 80% là có thế giới CL thật, còn 20% vẫn theo như ý hiểu của SMC (là 1 thế giới bên trong mỗi người sau khi đã loại bỏ được 10 tính độc kể trên).

    Mình nói như vậy, ko biết có đúng ko SMC ?
    Sám hối, tạ ơn trước khi ngủ và sau khi thức dậy !
    Lạy Phật giúp tăng trưởng Phước !
    Thương yêu cả với kẻ thù !
    Thực dưỡng Ohsawa !

  6. #6

    Mặc định Dưới đây là bài khai thị của đại sư Hư Vân trong kỳ pháp hội Thủy Lục Không tại Thượn

    Pháp hội cầu nguyện thế giới hòa bình đã được cử hành qua vài ngày. Thật là một pháp duyên hy hữu. Hôm nay, pháp sư Vi Phảng, hòa thượng Diệu Chân, cư sĩ Triệu Nghiệp Sơ, Lý Tư Hoạt, Phương Tử Phiên v.v..., đồng thỉnh tôi ra thuyết pháp. Sẳn dịp này, tôi muốn nói về sự quan hệ giữa Thiền tông và Tịnh Độ tông, để cho những vị mới phát tâm học Phật pháp tiện việc tham khảo.

    Hôm nay là ngày đầu tiên khai mở đàn tràng niệm Phật. Đúng ra là phải do hòa thượng Diệu Chân đến giảng, nhưng Ngài lại nhượng thỉnh tôi ra cùng chư vị đàm luận.

    Chúng ta sống trong thế giới Ta Bà, tức đang bơi trong biển khổ. Thế nên, không một ai lại không muốn thoát khỏi biển khổ này. Nhưng muốn thoát ra được thì chúng ta phải nương theo Phật pháp. Chân đế của Phật pháp, nói nghiêm túc thì không pháp nào có thể thuyết được, vì chỉ là hình tướng trên lời nói, ngôn ngữ thôi. Kinh Lăng Nghiêm nói: "Nếu dùng lời mà nói thì không phải là lời chân thật."

    Tuy nhiên, vì chúng sanh căn tánh không đồng, nên muốn tiếp dẫn thì phải dùng vô số pháp môn. Phật pháp tại Trung Quốc, có phân rõ ra năm tông phái là Thiền tông, Mật tông, Tịnh Độ tông, Giáo tông, và Luật tông. Đối với người đã từng nghiên cứu học hỏi tu tập thì đã quá đủ rồi, vì họ biết rằng chân lý Phật pháp vốn không sai biệt. Người mới học Phật pháp, lại phát sanh ra nhiều ý kiến, mỗi mỗi phân rõ tông này phái nọ v.v..., rồi khen mình chê người, làm tổn hại giá trị giáo hóa vi diệu của Phật pháp. Phải biết rằng một câu thoại đầu hay một câu niệm Phật chỉ là phương tiện, không phải là cứu cánh. Đối với người chân thật dụng công thì những phương tiện này thật không cần thiết. Tại sao? Vì động tịnh vốn nhất như; bóng trăng soi khắp ngàn sông, nơi nơi đều rõ ràng, không bị chướng ngại. Người bị chướng ngại như mây che trời xanh, nước trong bị vẫn đục. Nếu có chướng ngại, tuy trăng sáng mà không hiển bày. Nước tuy trong mà trăng không hiện rõ. Chúng ta, những người tu hành, nếu muốn hiểu rõ lý đạo, phải biết tự tâm như trăng sáng mùa thu, không nên hướng ngoại tìm cầu, mà phải xoay lại ánh sáng trong tâm mình. Một niệm nếu không sanh thì hiểu rõ nơi không chỗ chứng đắc. Khi ấy, làm gì lại có danh tướng sai biệt?

    Nhân vì chúng ta từ vô lượng kiếp đến nay, vọng tưởng chấp trước, tập khí nặng nề, nên đấng Thế Tôn, trong bốn mươi chín năm trường, thuyết pháp giảng kinh hơn ba trăm hội. Nhưng mục đích quan trọng nhất trong việc thuyết giảng kinh điển hay dạy những pháp môn tu hành của đức Thế Tôn là không ngoài việc chữa trị các bịnh tật tham lam, sân hận, si mê, ngã mạn, ác kiến của chúng sanh. Nếu chúng ta xa rời tất cả bịnh tật đó thì liền thành Phật. Chúng ta và chư Phật, nào có khác biệt chi đâu. Người xưa nói: "Dùng phương tiện thì có nhiều pháp môn, nhưng khi trở về cội gốc thì đồng nhau không khác."

    Lý đạo là thế. Hiện tại, trong Phật pháp, có hai tông phái rất thịnh hành là Thiền tông và Tịnh Độ tông. Nhưng có một số tăng chúng, coi thường giới luật. Thật không hợp lý đạo. Yếu nghĩa căn bản của Phật pháp là dựa trên ba chữ: Giới, Định, Huệ. Giống như tòa trầm hương có ba chân, nếu thiếu mất một chân thì không thể đứng được. Vì vậy, chúng ta, người học Phật pháp, mỗi mỗi phải đặc biệt chú ý điều này!

    Thiền tông do đức Thế Tôn tại hội Linh Sơn, đưa cành hoa lên, dạy đại chúng, chỉ có tôn giả Ma Ha Ca Diếp là mỉm cười chúm chím, còn mọi người đều không hiểu gì. Đó là tâm tâm tương ưng, truyền ngoài giáo lý, tức mạch nguồn của Phật pháp. Đối với câu niệm Phật của pháp môn Tịnh Độ cùng các pháp môn khác, như đọc kinh trì chú v.v..., đều là pháp liễu sanh thoát tử. Có người nói, Thiền tông là pháp đốn ngộ nhanh chóng, còn tông Tịnh Độ chỉ là pháp tiệm thứ, chậm chạp. Vâng, bất quá chỉ là sụ sai biệt trên danh tướng. Thực tế thì không sai khác. Lục Tổ Huệ Năng nói: "Pháp không có đốn ngộ hay tiệm thứ, nhưng người thấy đạo thì có nhanh có chậm."

    Chúng ta nên biết rằng mỗi mỗi pháp môn trong Phật pháp, đều có thể tu trì được cả. Chư vị nếu hợp với pháp môn nào thì nên tu pháp môn đó, chứ đừng khen mình chê người, sanh khởi vọng tưởng chấp trước. Nhưng việc quan trọng nhất là phải tôn trọng giữ gìn giới luật. Người xuất gia gần đây, không tự giữ giới luật nghiêm ngặt, lại còn nói rằng giữ gìn giới luật cẩn mật là chấp trước, cùng bao lời cao ngạo. Thật rất nguy hiểm cho Phật pháp!

    Thiền tông chính là pháp môn tâm địa. Sau Tổ Ma Ha Ca Diếp, Thiền tông được triển chuyển, truyền từ Ần Độ qua Trung Quốc. Đến đại sư Huệ Năng, là tổ thứ sáu ở Đông Độ, được trao y bát, lưu truyền chánh pháp, một thời hưng thịnh.

    Luật tông có tôn giả Ưu Ba Ly, là vị đứng đầu. Ngài thừa thọ lời chúc lụy của đức Thế Tôn mà tuyên thuyết lại giới luật cho chúng sanh trong đời mạt pháp, nương vào đó mà tu hành, lấy giới luật làm thầy chỉ đạo. Sau đến đời tôn giả Ưu Ba Cúc Đa, tổ thứ tư của thiền tông, phân giới ra làm năm bộ luật. Nước ta có lão nhân Nam Sơn là luật sư Đạo Tuyên, y theo bộ Đàm Vô Đức, viết sớ sao mà phụng hành, được xưng là sơ tổ của luật tông ở Trung Hoa.

    Lão nhân Bắc Tề ở núi Thiên Thai, xem bộ Trung Quán Luận của ngài Long Thọ, liền phát minh tâm địa. Lão nhân Đỗ Thuận, lấy kinh Hoa Nghiêm làm chủ, kiến lập tông Hiền Thủ.

    Ngài Huệ Viễn đề xướng tông Tịnh Độ. Chín tổ sư kế tục nhau tương truyền. Sau ngài Vĩnh Minh, chư tổ sư bao thời đại, đều dùng Thiền tông mà hoằng dương tông Tịnh Độ, như tương dung nước với sữa. Tuy tông phái có phân khác, nhưng cốt yếu không ngoài ý nghĩa của cành hoa mà đức Phật đưa lên. Thật vậy, Thiền tông cùng tông Tịnh Độ xưa nay vốn có mối quan hệ mật thiết. Thế nên, chúng ta phải biết sự uyển chuyển của người xưa trong việc hoằng dương Phật pháp.

    Mật tông do tôn giả Bất Không, trí giả Kim Cang v.v..., truyền vào Trung Quốc. Đến đời thiền sư Nhất Hạnh, do công nỗ lực của Ngài, Mật tông được phát dương rộng rãi. Tông này cùng các tông phái khác hỗ tương hoằng hóa Phật pháp. Vì vậy, không nên phân biệt, bằng ngược lại thì tự làm tổn thương đạo pháp. Nếu cứ công kích nhau mãi thì thật không hiểu rõ được tâm ý của Phật Tổ. Người xưa thuyết pháp như lấy lá vàng vỗ con nít khóc. Lão nhân Triệu Châu nói: "Chữ Phật tôi không muốn nghe. Niệm một chữ Phật, phải xúc miệng cả ba lần."

    Vì thế, có một số người không hiểu được sự khổ tâm của người xưa, cho rằng niệm Phật chỉ là việc của các ông già bà cả, hoặc nói tham thiền là vọng không như ngoại đạo.

    Tổng quát, nếu tôi nói đúng như vầy, kẻ nọ có lỗi kia, cứ thế tranh luận mãi, không chịu tu, thì thật là bội bạc bổn hoài của Phật Tổ, khiến cho người ngoài có cơ hội công kích, hủy phá tiền đồ Phật giáo. Kết quả thật rất tai hại. Do đó, Hư Vân tôi đặc biệt nêu lên vấn đề này. Hy vọng chư vị lão tham học cùng các bạn mới phát tâm học Phật pháp, đừng nên phạm vào lỗi này. Nếu cứ làm mãi như thế thì đưa Phật giáo vào con đường cùng. Người học Phật phải nên đọc qua nhiều lần bài 'Tông Cảnh Lục' và tập 'Muôn Thiện Đồng Quy' của lão nhân Vĩnh Minh. Người niệm Phật, phải hiểu rõ chương 'Bồ Tát Đại Thế Chí Niệm Phật Viên Thông', và cũng phải hiểu rõ Tịnh Độ là xuất phát từ tự tánh, xả bỏ vọng tưởng, quay về nguồn chân, chớ hướng ngoại tìm cầu. Như nếu chúng ta có thể hiểu rõ những chân lý này, tùy theo ý thích của người mà bàn về Thiền cũng được, nói về Tịnh Độ cũng hay. Hoặc muốn vãng sanh về cõi đông phương hay cõi tây phương cũng tốt. Cho đến nói có, nói không đều đúng cả.

    Thực sự, mỗi sắc, mỗi hương đều không ngoài sụ liễu nghĩa của trung đạo; tự tánh là Di Đà, duy tâm tức Tịnh Độ, xả bỏ liền đến bờ giác. Tại sao có nhiều dây trói buộc chúng ta? Kinh Lăng Nghiêm nói: "Nếu dẹp hết tâm phàm thì thật không có sự giải thoát của chư thánh."

    Nếu hiểu rõ như thế thì sẽ đoạn trừ được vọng tưởng, kiến chấp, tập khí, tức làm Bồ Tát, làm Phật Tổ. Ngược lại, sẽ mãi làm chúng sanh.

    Người niệm Phật, cũng đừng có kiến chấp thái quá. Nếu không, sẽ như uống thuốc độc. Hiện tại, chúng ta niệm danh hiệu A Di Đà Phật để dẹp trừ vọng tưởng chấp trước bao đời. Thế nên, dùng một câu niệm Phật, như cầm chổi, quét sạch vọng tưởng. Niệm mãi không quên, khiến vọng niệm tự tiêu trừ, của tịnh liền hiện, tìm cầu bên ngoài chỉ nhọc sức.
    Lên hệ trao đổi phật pháp qua nick sky: hieubuikhuong hoặc facebook https://www.facebook.com/profile.php?id=100009987160842

  7. #7

    Mặc định Đại sư Hư Vân giảng "Phải hiểu rõ sự niệm Phật" nhân ngày giỗ thứ mười hai của tổ Ấn

    Đại sư Hư Vân giảng "Phải hiểu rõ sự niệm Phật" nhân ngày giỗ thứ mười hai của tổ Ấn Quang, năm 1952:

    "Hôm nay là ngày giỗ kỷ niệm lão pháp sư Ấn Quang vãng sanh về cõi Tây Phương lần thứ mười hai. Các vị đều là đệ tử của Ngài. Uống nước phải nhớ nguồn, nên chư vị tụ hội tại giảng đường này, làm lễ giỗ truy niệm thầy mình. Trong đạo lý nhà Phật, thầy tức là cha mẹ pháp thân của mình. Kỷ niệm thầy, tức là nhắc lại bổn phận hiếu hạnh của mình đối với cha mẹ pháp thân. So sánh về sự hiếu thảo nhỏ nhặt ở thế gian thì việc này có rất nhiều ý nghĩa thâm trầm hơn.

    Nhớ thuở xưa, lần đầu gặp lão pháp sư Ấn Quang tại núi Phổ Đà vào năm Quang Tự thứ hai mươi. Lúc bấy giờ lão hòa thượng Hóa Văn thỉnh Ngài lên tòa giảng kinh A Di Đà tại chùa Quảng Tế. Giảng xong, Ngài ở lại chùa, đọc hết bộ Tam Tạng kinh điển. Qua hơn hai mươi năm, Ngài chưa từng rời núi một bước, đóng cửa ẩn tu. Tuy Ngài hiểu rõ giáo nghĩa rất thâm sâu, nhưng chỉ lấy một câu A Di Đà Phật làm sự tu trì hằng ngày. Tuyệt đối không cho mình thông hiểu kinh giáo thâm sâu mà coi nhẹ pháp môn niệm Phật. Lời dạy của Phật là thuốc dùng để trị bịnh khổ cho chúng sanh. Pháp môn niệm Phật, được gọi là thuốc A Già Đà, trị hết tất cả bịnh.

    Nhưng, vô luận tu pháp môn nào, cần phải có niềm tin kiên cố, giữ gìn mãi mãi, thực hành ngày một thâm sâu, thì mới mong đạt được lợi ích đầy đủ. Nếu có niềm tin kiên cố thì trì chú, tham thiền, niệm Phật đều thành tụu. Nếu tín căn không thâm sâu, chỉ cậy nhờ chút ít thiện căn, học thức cạn cợt, hoặc nhớ được vài ba danh tướng, công án, đi nói chuyện vô ích, tạp nhạp, bàn việc đúng sai, thì chỉ tăng trưởng nghiệp chướng và tập khí xấu xa. Bàn về việc sống chết, cũng vẫn bị nghiệp thức dẫn dắt. Có thật đáng thương lắm không!

    Chư vị là đệ tử của pháp sư Ấn Quang. Hôm nay làm giỗ lễ kỷ niệm, thì cũng phải kỷ niệm sự hành trì chân thật của Ngài. Ngài là một vị chân tu thực thụ, bước trên đường các bậc cổ đức đã đi. Ngài hiểu rõ thâm ý của chương Bồ Tát Đại Thế Chí Niệm Phật Viên Thông. Y theo đó mà khởi tu, đạt được niệm Phật Tam Muội. Từ đó, Ngài hoằng dương tông Tịnh Độ, lợi ích chúng sanh, trải qua bao thập niên mà cũng vẫn như một ngày, chưa từng từ nan thối bước, dầu cho bịnh tật ốm đau. Hiện tại, thật hiếm có ai như Ngài, chân thật tu hành, không khởi kiến chấp, phân biệt mình người, chỉ nghe một danh hiệu Phật, rồi y theo đó mà tu trì. Sáng niệm Phật. Tối niệm Phật. Đi đứng nằm ngồi, trong hai mươi sáu thời niệm niệm không quên mất. Thầm thầm lặng lặng, công phu thuần thục chín mùi, cảnh tịnh Tây Phương Cực Lạc hiện trước mặt, được lợi ích vô biên. Tự mình quán thấy. Chỉ quan trọng là tín tâm phải kiên cố.

    Tín tâm nếu không kiên cố, thì muôn sự không thể thành. Hôm nay tăng, ngày mai giảm. Nghe người nói tham thiền hay thì bỏ ngay công phu niệm Phật, chạy qua tu thiền. Nghe người nói học kinh điển rất tốt, thì lại bỏ thiền, qua học kinh giáo. Học kinh giáo không thành lại chạy đến trì chú, nhưng chẳng hiểu chi hết. Tâm bị chướng ngại vì không thanh tịnh. Không tự trách mình tín tâm không định, lại cho rằng Phật Tổ dối gạt chúng sanh. Chửi Phật báng Pháp, tạo nghiệp vô gián. Vì thế, tôi khuyên đại chúng, phải nên tin tưởng kiên cố sự lợi ích của pháp môn niệm Phật, học theo hạnh 'Chân Thật Niệm Phật' của lão pháp sư Ấn Quang, lập chí vững chắc, phát tâm dũng mãnh, lấy việc vãng sanh cõi Tây Phương làm việc lớn trong đời.

    Tham thiền cùng niệm Phật, đối với người mới phát tâm tu học thì thấy có khác, nhưng đối với người tu hành lâu năm thì chỉ là một mà thôi. Tham thiền đề cử thoại đầu, chặt đứt dòng sanh tử, cũng từ tín tâm kiên cố mà được. Nếu thoại đầu giữ mãi không được, thì tham thiền không thể thành phiến. Nếu tín tâm kiên cố, thì đến chết cũng phải tham khán câu thoại đầu. Uống trà không biết đang uống trà. Ắn cơm không biết đang ăn cơm. Như thế, công phu mới thuần thục, thoát khỏi căn trần, đại dụng hiện tiền, cùng cảnh tịnh của công phu niệm Phật, giống nhau không khác. Đạt đến cảnh giới đó, sự lý viên dung, tâm cùng Phật không hai. Phật như như bất động. Chúng sanh cũng như như bất động. Một như như bất động mà không có hai như như bất động, thì sai biệt chỗ nào? Chư vị là những người tu pháp môn niệm Phật. Tôi hy vọng tất cả hãy lấy một câu niệm Phật làm chỗ y tựa cho đời mình. Hãy chân thật mà niệm!"
    Lên hệ trao đổi phật pháp qua nick sky: hieubuikhuong hoặc facebook https://www.facebook.com/profile.php?id=100009987160842

  8. #8
    Nhất Đẳng Avatar của HoaTuLien
    Gia nhập
    Nov 2012
    Nơi cư ngụ
    ನೀ ಜಾಹಾಎ ಇನ್ದಿಅ ರ
    Bài gởi
    1,442

    Mặc định

    10 - 10 = 0>> 0 .1>3.5>6>7>9>10>10>100>1000?10.000>100.000>>1000x8 >108000? 108000> 1/10? >10/10 >0 10 hihi va van la 10

    1 bai toan rat rat al dai fai ko hihih,
    ನೀಎ ಮಹ್ಹ ಖ್ಲ್ಲರ್ ಘರ್ ಹ್ಲೂವ ನ್ಮುಲ್ಲ್ ನೀ ಲಕ್

  9. #9
    Moderator
    Gia nhập
    May 2008
    Nơi cư ngụ
    Vong Ưu Cốc
    Bài gởi
    1,823

    Mặc định

    Để diệt trừ " 3 (Sát sanh, Trộm cắp, Tà dâm). Khẩu: 4 (Nói dối, Nói lời ác khẩu, Nói lời hai chiều...). Ý: 3 (Tham, Sân, Si) " thì có nhiều cách. Có người dụng công tu thiền, có người niệm Phật, có người trì chú.

    Tùy căn cơ mỗi người mà chọn lựa pháp môn phù hạp với mình.

  10. #10
    Đai Đen
    Gia nhập
    Feb 2014
    Nơi cư ngụ
    Thanh Xuân, Hà Nội
    Bài gởi
    689

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi HoaTuLien Xem Bài Gởi
    10 - 10 = 0>> 0 .1>3.5>6>7>9>10>10>100>1000?10.000>100.000>>1000x8 >108000? 108000> 1/10? >10/10 >0 10 hihi va van la 10

    1 bai toan rat rat al dai fai ko hihih,
    Biết thì biến thành ANDY luôn :)

    Chắc ý Andy muốn nói là suy nghĩ càng ít thì càng mạnh đúng ko. và khi nào đầu ở trạng thái ko nghĩ gì là trạng thái mạnh nhất phải ko ?
    Sám hối, tạ ơn trước khi ngủ và sau khi thức dậy !
    Lạy Phật giúp tăng trưởng Phước !
    Thương yêu cả với kẻ thù !
    Thực dưỡng Ohsawa !

  11. #11

  12. #12
    Đai Đen
    Gia nhập
    Feb 2014
    Nơi cư ngụ
    Thanh Xuân, Hà Nội
    Bài gởi
    689

    Mặc định

    CÕI CỰC LẠC CÓ VĨNH HẰNG?
    Nhiên Như – Quảng Tánh


    Bức tranh thêu mô tả cỏi Tây Phương Cực LạcHỎI: Xin được hỏi, Phật Thích Ca dạy vạn pháp vô thường. Vậy việc tồn tại một cõi Cực lạc vĩnh hằng có mâu thuẫn với lời dạy của Phật Thích Ca? (minhminh0712@yahoo.com.vn)

    ĐÁP:

    Bạn Minh Minh thân mến!

    Vạn pháp vô thường là một trong những giáo lý căn bản của đạo Phật. Các pháp hữu vi, có hình tướng, duyên sinh thì đều tuân theo quy luật vô thường, biến hoại, sinh diệt. Nếu nói vĩnh hằng, thường còn mãi là không đúng với Tam pháp ấn, sai với giáo lý đạo Phật.

    Vì thế, cảnh giới Cực lạc tuy là y báo của Đức Phật A Di Đà cùng chư Thánh chúng, có vô lượng công đức cũng như sự thù thắng vi diệu trang nghiêm nhưng thực chất vẫn không vĩnh hằng, không ngoài quy luật vô thường. Bởi “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng” (Kinh Kim cang), bất cứ pháp nào có tướng (do duyên sinh) thảy đều hư vọng, vô thường, vô ngã.

    Sở dĩ giáo điển Tịnh độ (Phật giáo Bắc tông) ca ngợi Cực lạc với vô lượng thù thắng trang nghiêm là nói thiên về mặt Tướng và Dụng. Thế giới Cực lạc là y báo do vô lượng công đức đồng thời là phương tiện quyền xảo của Đức Phật A Di Đà nhằm tạo thắng duyên cho chúng sinh Ta-bà về nương để tu tập cho đến ngày thành Phật.

    Nói một cách dễ hiểu, khi chưa thành Phật, các Thánh giả ở Cực lạc có được một môi trường tu tập tuyệt hảo, hội đủ mọi thắng duyên tiến tu thành Phật, bất thoái chuyển. Tuy nhiên, đến khi các Thánh giả ở Cực lạc tu tập thể nhập “Tự tánh Di Đà”, thành bậc Giác ngộ rồi thì chính các Ngài trực nhận rõ ràng nhất, Cực lạc chỉ là phương tiện độ sinh của Phật A Di Đà. Nên phàm đã có “tướng”, cho dù là Cực lạc thì cũng theo quy luật duyên sinh, vô thường, vô ngã.

    Chúc bạn tinh tấn!
    Nhiên Như - Quảng Tánh





    CÕI CỰC LẠC CÓ HAY KHÔNG?
    Nhiên Như – Quảng Tánh


    cõi cực lạcHỎI: Cả nhà tôi lâu nay đều tu theo pháp môn Tịnh độ, luôn khuyến tấn nhau niệm Phật, thực hiện ba điều Tín-Nguyện-Hạnh, đồng thời cũng biết làm lành, tránh dữ, cúng dường, bố thí, phóng sanh, nguyện cầu hiện đời an lành và sau khi xả bỏ nhục thân được Đức Phật A Di Đà tiếp dẫn về cõi Tây phương Cực Lạc. Nhưng gần đây chúng tôi được nghe bài pháp thoại nói về vai trò của người Phật tử tại gia đã làm cho chúng tôi cảm thấy hoang mang.

    Theo thầy giảng sư thì tu pháp môn Tịnh độ mục đích hướng về cõi Cực Lạc, mong cầu sau khi chết được Phật rước, tu như vậy là vì tham, sẽ không bao giờ được thấy Phật. Một điều khác nữa là thầy nói cõi Cực Lạc mà Đức Phật Thích Ca nói trong kinh A Di Đà chỉ là phương tiện, tạm dùng để cho chúng sanh mê muội hướng về, và cảnh giới Cực Lạc vốn không có thực. Những người lớn tuổi trong gia đình tôi cảm thấy lo lắng khi nghe pháp thoại này. Bây giờ chúng tôi phải làm sao đây? Rất mong được quý Báo sẻ chia và cho chúng tôi biết cõi Cực Lạc có hay không?

    (THANH VŨ, giachaohdvl@gmail.com)

    ĐÁP:

    Bạn Thanh Vũ thân mến!

    Niệm Phật là một pháp môn tu tập rất căn bản và phổ biến trong Phật giáo, cả Nam tông lẫn Bắc tông. Tu tập như gia đình của bạn “luôn khuyến tấn nhau niệm Phật, thực hiện ba điều Tín-Nguyện-Hạnh, đồng thời cũng biết làm lành, tránh dữ, cúng dường, bố thí, phóng sanh, nguyện cầu hiện đời an lành và sau khi xả bỏ nhục thân được Đức Phật A Di Đà tiếp dẫn về cõi Tây phương Cực Lạc” là hoàn toàn đúng đắn với Chánh pháp.

    Tất nhiên, pháp môn tu nào cũng là phương tiện. Vì là phương tiện, nên mỗi pháp môn có một đường hướng, lập trường và quan điểm tu tập riêng. Cũng giống như lên núi, có nhiều cách khác nhau, đi bộ hay ngồi cáp treo là tùy nhân duyên của mỗi người, miễn là lên đến đỉnh núi. Cho nên không thể đứng ở lập trường pháp môn của mình rồi so sánh hay đánh giá các pháp môn khác.

    Do đó, các hành giả tu Tịnh độ, “nguyện cầu hiện đời an lành và sau khi xả bỏ nhục thân được Đức Phật A Di Đà tiếp dẫn về cõi Tây phương” chính là Nguyện (Tín-Nguyện-Hạnh), hoàn toàn không phải là tham. Tu Tịnh độ mà không nguyện, không mong sanh về Cực Lạc là thiếu sót, hành giả cần phải cầu vãng sanh, phải nguyện về Tây phương, đây là đường hướng, tôn chỉ căn bản của pháp môn này.

    Xin nói thêm, lập trường của người tu nói chung là buông xả, không mong cầu, dẫu là cầu Niết-bàn nhưng bước đầu cũng cần phải “muốn”, đó là Dục định (lòng mong muốn, nhiệt tình, khát khao loại bỏ mọi thứ ngăn che thiền định, khử trừ mọi ham muốn thế thường để đi vào thiền định). Chắc chắn Dục định hoàn toàn không phải là tham. Dục định là ước muốn mãnh liệt để chứng đạt các Thánh quả, thà xả bỏ thân mạng cũng không nao núng, sờn lòng. Phật Thích Ca lúc sắp thành đạo ngồi dưới cội bồ-đề cũng phát khởi đại nguyện, nếu không thành chánh quả thì thà chết chứ không rời khỏi cội bồ-đề đó sao!

    Đối với vấn đề, cõi Cực Lạc có hay không? Xin khẳng định rằng: Cực Lạc hoàn toàn có thật với các vị có chánh báo tương ứng, Cực Lạc là y báo của Phật A Di Đà và chư Thánh chúng tu niệm Phật. Các hành giả tu Tịnh độ cầu sanh về Cực Lạc, rồi từ đó nương thắng duyên mà tu tập cho đến ngày công viên quả mãn, thành Phật. Cho nên, Cực Lạc không chỉ “tạm dùng để cho chúng sanh mê muội hướng về” mà các bậc Tổ sư vĩ đại của Tịnh tông, các Đại Bồ-tát có nhân duyên cũng nguyện sanh về cõi ấy.

    Tất nhiên, mọi người con Phật có chánh kiến đều biết “phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng” (Kinh Kim cang) nên Cực Lạc dù có thù thắng trang nghiêm đến mấy cũng là phương tiện, không có tự tánh (tánh Không, vô ngã). Vãng sanh Cực Lạc là thành tựu “bất thối chuyển”, không còn bị đọa lạc, để rồi từ đó tiến tu thành Phật, phổ độ quần sanh. Vì thế, gia đình bạn không có gì phải hoang mang cả mà càng tinh tấn niệm Phật hơn nữa để thành tựu nhất tâm.

    Chúc bạn tinh tấn!

    Nguồn: https://thuvienhoasen.org/p23a26065/...-co-vinh-hang-
    Sám hối, tạ ơn trước khi ngủ và sau khi thức dậy !
    Lạy Phật giúp tăng trưởng Phước !
    Thương yêu cả với kẻ thù !
    Thực dưỡng Ohsawa !

  13. #13
    Nhất Đẳng Avatar của HoaTuLien
    Gia nhập
    Nov 2012
    Nơi cư ngụ
    ನೀ ಜಾಹಾಎ ಇನ್ದಿಅ ರ
    Bài gởi
    1,442

    Mặc định

    CÕI CỰC LẠC CÓ VĨNH HẰNG?
    Nhiên Như – Quảng Tánh


    Bức tranh thêu mô tả cỏi Tây Phương Cực LạcHỎI: Xin được hỏi, Phật Thích Ca dạy vạn pháp vô thường. Vậy việc tồn tại một cõi Cực lạc vĩnh hằng có mâu thuẫn với lời dạy của Phật Thích Ca? (minhminh0712@yahoo.com.vn)

    ĐÁP:

    Bạn Minh Minh thân mến!

    Vạn pháp vô thường là một trong những giáo lý căn bản của đạo Phật. Các pháp hữu vi, có hình tướng, duyên sinh thì đều tuân theo quy luật vô thường, biến hoại, sinh diệt. Nếu nói vĩnh hằng, thường còn mãi là không đúng với Tam pháp ấn, sai với giáo lý đạo Phật.

    Vì thế, cảnh giới Cực lạc tuy là y báo của Đức Phật A Di Đà cùng chư Thánh chúng, có vô lượng công đức cũng như sự thù thắng vi diệu trang nghiêm nhưng thực chất vẫn không vĩnh hằng, không ngoài quy luật vô thường. Bởi “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng” (Kinh Kim cang), bất cứ pháp nào có tướng (do duyên sinh) thảy đều hư vọng, vô thường, vô ngã.

    Sở dĩ giáo điển Tịnh độ (Phật giáo Bắc tông) ca ngợi Cực lạc với vô lượng thù thắng trang nghiêm là nói thiên về mặt Tướng và Dụng. Thế giới Cực lạc là y báo do vô lượng công đức đồng thời là phương tiện quyền xảo của Đức Phật A Di Đà nhằm tạo thắng duyên cho chúng sinh Ta-bà về nương để tu tập cho đến ngày thành Phật.

    Nói một cách dễ hiểu, khi chưa thành Phật, các Thánh giả ở Cực lạc có được một môi trường tu tập tuyệt hảo, hội đủ mọi thắng duyên tiến tu thành Phật, bất thoái chuyển. Tuy nhiên, đến khi các Thánh giả ở Cực lạc tu tập thể nhập “Tự tánh Di Đà”, thành bậc Giác ngộ rồi thì chính các Ngài trực nhận rõ ràng nhất, Cực lạc chỉ là phương tiện độ sinh của Phật A Di Đà. Nên phàm đã có “tướng”, cho dù là Cực lạc thì cũng theo quy luật duyên sinh, vô thường, vô ngã.

    Chúc bạn tinh tấn!




    Oh my god , CUC lac ma vo thuong un?? UN CON DUNG kinh kim cnag DE KHANG DINH ,. that su la tham hoa un raazzz,.. thcu su la ko nen noi nhung lo`i nay,, Vi chua hiu duco CUC lac,,, oh my god, Ong QUANG TANH nay noi nhu the thi kahc ji phi bang Nhu lai un
    Last edited by HoaTuLien; 18-03-2017 at 10:54 PM.
    ನೀಎ ಮಹ್ಹ ಖ್ಲ್ಲರ್ ಘರ್ ಹ್ಲೂವ ನ್ಮುಲ್ಲ್ ನೀ ಲಕ್

  14. #14
    Đai Đen
    Gia nhập
    Feb 2014
    Nơi cư ngụ
    Thanh Xuân, Hà Nội
    Bài gởi
    689

    Mặc định

    Andy chỉ không đồng ý về vấn đề vô thường của ông Quảng Tánh thôi ah. Còn các vấn đề còn lại ông ấy nói có đúng ko Andy ?

    Mình hôm qua đọc được bài này thấy trùng với chủ đề SMC đang muốn tranh luận nên post vào đây. Với lại TD thấy cũng đúng nhiều cái.
    Sám hối, tạ ơn trước khi ngủ và sau khi thức dậy !
    Lạy Phật giúp tăng trưởng Phước !
    Thương yêu cả với kẻ thù !
    Thực dưỡng Ohsawa !

  15. #15

    Mặc định

    Ngoài Phật ra thì Bồ Tát vẫn là chúng sanh. Chúng sanh nên Phật mới thuyết tám muôn ngàn pháp môn, tùy căn tánh mà giáo hóa. Phàm tăng nên mới dùng niệm Phật để mà khởi giác, chúng sanh khởi tâm dộng niệm không gì không là nghiệp không gì không là tội, duy đem niệm ấy duyên với Phật Bồ Tát, nay đã gieo duyên chủng tử gieo vào tâm tức tự nảy mầm, sanh trưởng, gặt quả... có nhơn có quả, nhân chắc thì quả thật.

    nay nói chẳng có Cực Lạc vì Cực Lạc nào ngoài tâm tánh, lý tuy đúng nhưng sự đã cách rất xa... Địa Tạng Bồ Tát là bậc Bồ Tát Ma Ha tát vậy sao còn thấy có chúng sanh nơi địa ngục mà nguyện độ. Toàn sự tức là lý, nhưng duy lý chẳng thể hiển sự. Tự tánh ta đã đầy đủ vậy ông tu chi nữa? tụng kinh làm gì? niệm Phật làm gì? ngay cả cổ đức là Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên... các vị tôn giả sanh thời từ khi tu hành đến lúc chứng quả đều chẳng ly Phật hằng nghe giáo hóa... Hạng căn tánh gì mà đòi chẳng muốn nguyện sanh , ngay tâm cực lạc? Nếu tâm không tác Phật hằng ngày 24h ta tạo tác cái gì trong ấy? chúng sanh... một ngày 24h đều là chuyện chúng sanh.

    Người nguyện sanh Cực Lạc tin cõi kia là thật có mà nhiếp niệm không ngừng, chuyên tâm giữ ý, kẻ này phải biết không phải hàng hạ căn. Kẻ hạ căn thân mang các ác, miệng lưỡi tuy nói lời giáo hóa, ngầm hợp với với đạo nhưng thực là tà ngụy nhưng kẻ cắp khoác áo nhà vua, tuy thân thấy trang hoàng nhưng nội tâm các ác chẳng trừ, lòng thiện chẳng có. Chẳng thể hiểu pháp huyền diệu, tôi anh đều lên thắp nhang, anh không có tin cực lạc cái anh cắm là nhang, cái tôi cắm là quy hướng, khác nhau rất xa...
    ..Nam Mô A Di Đa bà Dạ, Đa Tha Dà Đa Dạ...:wave:

  16. #16
    Nhất Đẳng Avatar của HoaTuLien
    Gia nhập
    Nov 2012
    Nơi cư ngụ
    ನೀ ಜಾಹಾಎ ಇನ್ದಿಅ ರ
    Bài gởi
    1,442

    Mặc định

    hi raaz , vi cac ban deu hoc va cho rnag CAI JI CO TUONG thi al sanh diet , vo thuong , cac ban hieu 1 chieu do anh huong ly thuyet da hoc, va do tiep thu nheiu theo cac giang su , va ly theuyt da hco wa nhieu qua nheiu roi raaaz
    nhung cac ban un , ANDY muon noi den 1van de ma cac ban fai hieu rang,, ko fai co hinh tuong deu la hu ao , cung ko fai vo thuong hay sinh diet ,. vi no ko sinh va no cung chang diet , tuonG NAY THUOC VE dieu TUONG , nhu lai noi mandal hien ra TINH DO TAY PHUONG cung tat ca Phap thanh tinh , DAy la DIEU tuong , ko fai snah ko fai diet,, cac ban raaz, tam sinh diet thi Phap sinh diet , TAM ko snah diet thei Phap ko sinh diet, tuong ma chnag tang fai tuong , snah ma ko fai snah cung chnag fai diet, Vi vay day goi al CUC LAC DIEU CHAN.. oh no ko fai la nhung vat trang tri hay al ben ngaoi , ben trong, , nHUNG KIEN LAP NAY GOI AL tu NHIEN THANH TUU, CHNAG DO TAO TAC, vi vay ko fai CUC lac la 1 phap huu vi, ko phai phap vo vi,
    NHU LAI la dieu TAM , phap gioi la DIEU HUU, the tanh la DIEU KHONG, BINH DANG ko them ko hien, Vi the cac ban dung nen nghi rnag CUC LAC LA 1 VAT hay 1 phap vo thuong,,vo ngan tuna theo dinh luat,, DO LA U ME LY THUEYT ko biet THUC SU ,,nhu ong quang tanh do, chnag hiu ji ve CUC lac. ,, KO NEN NOI NHUNG LOI NHU THE

    chinh vi the ma PHAP + gioi + nguyen tuong ung thi moi thanh tuu duoc , tuong ung 1/10 Phap gioi NHU LAI DIEU TAM, , vi vay ma NHU LAI di vao tat ca TAM chung snah va ANDY cac ban , dung ko raazz,, DO DO M A FAI co long tin vung chac, trong sach gioi duc,, hnah tri nhu phap , nguyen luc du lon hay nho deu fai an tru TU BI HY XA va BINH DANG, nhu vay thi moi den duoc CUC LAC DIEU TAM DI DA TU TANH , MANDALA TAM TRUNG NHU LAI DIEU CHAN PHAP GIOI.. Ok do al TINH DO TAY PHUONG ,

    ANDY noi nhe vidu de hieu cho cac ban :Phap vi thuoc nay ko o cay thuoc , tuc chnag o trong,, phap vi thuoc nay ko o ngaoi cay thuoc , ko o ngoai ,

    Vi the SAC tuong vi thuco nay tu KHong am co , tuy co ma khong, do tuc la SAC TUC LA KO, KO TUC LA SAC .. Thuc te do raaz hihi..
    vi the cac ban hanh tri fai ngo, va hieu thuc tuong cac phap , no la nhu the , tu nhien thanh tuu.
    ok xin chao cac ban raaz, ANDY rett yeu wuy cac ban viet nam , xin chao...

    Last edited by HoaTuLien; 18-03-2017 at 10:29 PM.
    ನೀಎ ಮಹ್ಹ ಖ್ಲ್ಲರ್ ಘರ್ ಹ್ಲೂವ ನ್ಮುಲ್ಲ್ ನೀ ಲಕ್

  17. #17
    Đai Đen Avatar của changchancuu
    Gia nhập
    Nov 2011
    Nơi cư ngụ
    ĐẠI HỌC BÔNBA
    Bài gởi
    688

    Mặc định

    Kiếp trước vãng sanh đã được duyên
    Vì mong cứu đời, độ khổ huyền
    Cho nên nay phải hoàn tâm nguyện
    Sau sẽ đồng về CỬU PHẨM LIÊN
    Ta đây vốn thật người TRỜI
    Đứt dây rơi xuống làm người TRẦN GIAN

  18. #18
    Đai Đen Avatar của changchancuu
    Gia nhập
    Nov 2011
    Nơi cư ngụ
    ĐẠI HỌC BÔNBA
    Bài gởi
    688

    Mặc định

    Đôi khi tôi tự hỏi.... vũ trụ này luôn luôn thay đổi và biến động.... liệu những triết lý có cách đây hàng ngàn năm con đúng cho hôm nay và mai sau nữa hay ko....? Chưa kể những triết lý đó , được tập hợp lại trong những lần tập kết kinh điển, những kinh điển này ko phải lời trực tiếp của Thế tôn mà là qua trí nhớ của các tăng đồ của người... chắc chắn sẽ trong thể truyền tải đc 100% ý của Thế tôn.
    Trong giới luật của nhà Phật, có giới luật không đc nói dối.... ấy vậy mà có nhiều tăng chúng cứ thao thao bất tuyệt về chuyện địa ngục, cực lạc.... cứ như là mình tận mắt chứng kiến rồi ấy.... mà họ nói thật hay nói dối thì chỉ có họ biết mà thôi.... và có đọa nghiệp chướng hay ko thì cũng có họ biết mà thôi....
    Tôi nhìn vấn đề này ở một góc nhìn khác.... thật sự tôi rất hoài nghi .... và luôn tìm những câu trả lời mới. Quý vị hãy thử 1 lần xem mấy bộ phim như Matrix và Jupiter Ascending của Chị em đạo diễn nhà Wachowski . Bỏ qua các vấn đề về phim ảnh thì ta sẽ thấy những ý tưởng của họ về thế giới ta đang sống này thật đáng để suy ngẫm.
    Đối với Matrix, thì thế giơi ta đang sống này chỉ là một thực tế ảo và đc điều hành bởi một cái máy tính khổng lồ
    Còn đối với Jupiter Ascending , thì con người thật nhỏ nhoi trong cái vũ trụ này, chúng ta đang đc nuôi cấy bởi một thế lực siêu nhiên nào đó ngoài vũ trụ, họ cũng là người như chúng ta nhưng khoa học kỹ thuật của họ rất phát triển, có thể tàng hình, bay nhảy và xóa ký ức của người khác nếu muốn...do đó họ có thể can thiệp bất kỳ cái gì trong cuộc sống của chúng ta.... nếu bị phát hiện , họ lập tức xóa ký ức của chúng ta để ta ko bao giờ biết họ có tồn tại. Do họ có thể làm đc những điều siêu nhiên như vậy nên chúng ta tôn xưng họ là thần tiên phật thánh.... Vậy liệu thần tiên phật thánh mà ta thờ phụng hàng ngày có phải là người ngoài hành tinh.
    Có thể vào thời cổ đại, họ hay xuất hiện, vì họ là người deo cấy sự sống mà, nên loài người khi đó trông thấy họ , nên tôn xưng họ là thần phật... từ đó có khái niệm thần tiên phật thánh. Và rồi một ngày nào đó , họ sẽ xuất hiện và sẽ thu hoạch ta.... kiểu như ngày phán xét hay đại hội long hoa gì đó....
    Những điều trên đây , cũng đáng để ta suy nghĩ và hình dung xem... Thế giới Cực lạc liệu có tồn tại!
    Ta đây vốn thật người TRỜI
    Đứt dây rơi xuống làm người TRẦN GIAN

  19. #19

    Mặc định

    Hè hè. Changchancuu ơi có phải bạn là Thang Hoàng HDVDL không? Mình thấy Bài kệ của bạn chứng tỏ bạn rất Thâm Tín về Cực Lạc đó, nhưng bài viết sau đó của bạn thì có sự nghi ngờ...
    Thầy Pháp Cao Tay Ấn ...

  20. #20
    Đai Đen Avatar của changchancuu
    Gia nhập
    Nov 2011
    Nơi cư ngụ
    ĐẠI HỌC BÔNBA
    Bài gởi
    688

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Thiên Việt Xem Bài Gởi
    Hè hè. Changchancuu ơi có phải bạn là Thang Hoàng HDVDL không? Mình thấy Bài kệ của bạn chứng tỏ bạn rất Thâm Tín về Cực Lạc đó, nhưng bài viết sau đó của bạn thì có sự nghi ngờ...
    Tui không phải Thanh Hoang HDVDL đâu.... ông Thanh Hoang này theo đạo cao đài.... luyện bùa luyện ngải, kumathoong tùm lum. Còn tui chính xác là theo Tịnh Độ Tông.... tui ko nghi ngờ pháp của Phật Adi đà.... cái tui nghi ngờ là mấy lời thuyết giáo của mấy nhà sư trên mạng... thấy nó mâu thuẫn làm sao ấy! Đã đi tu thì tứ đại giai không... nhưng lại sai toàn đồ hiệu... đi nước ngoài như đi chợ..
    Last edited by changchancuu; 20-03-2017 at 01:07 PM.
    Ta đây vốn thật người TRỜI
    Đứt dây rơi xuống làm người TRẦN GIAN

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •