Cuộc chiến tranh 1979: Lệnh Tổng động viên, xác định rõ bạn-thù

(Quan hệ quốc tế) - Trung Quốc tuyên bố rút quân ngay sau Lệnh Tổng động viên của Việt Nam ngày 5-3-1979.


Khái lược cuộc chiến chống quân xâm lược Trung Quốc năm 1979Đến cuối tháng 1-1979, guồng máy khổng lồ hoạt động cho một cuộc xâm lược quy mô, núp dưới cái tên khêu gợi sự thương cảm của cộng đồng quốc tế là “Chiến tranh phản kích tự vệ” đã được Trung Quốc chuẩn bị xong và sẵn sàng gieo tội ác xuống đất nước láng giềng Việt Nam nhỏ bé và thân thiện.Lực lượng địch5h sáng ngày 17-2-1979, tiếng súng đã vang lên ở biên giới phía Bắc Việt Nam, báo hiệu cuộc cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc chính thức bắt đầu.Hơn 60 vạn quân được sự yểm trợ của gần 800 xe tăng, xe bọc thép, trọng pháo đồng loạt tấn công 6 tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam (từ tây bắc sang đông bắc, theo tuyến biên giới là Lai Châu, Hoàng Liên Sơn, Hà Tuyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh), chạy từ điểm tây bắc là Pa Nậm Cúm (Lai Châu) đến điểm đông bắc ở Pò Hèn (Quảng Ninh).Để thực hiện kế hoạch tác chiến theo kiểu “Biển người”, Trung Quốc đã chuẩn bị kỹ lưỡng, huy động một lực lượng khổng lồ gồm 10 Tập đoàn quân chủ lực (1 TĐQ làm nhiệm vụ dự bị) và một số sư đoàn bộ binh độc lập (tổng cộng 32 sư đoàn bộ binh), thuộc 5 Đại quân khu.Tổng số quân được huy động vào khoảng 620.000 quân, trong đó có hơn 300.000 quân chủ lực, được coi là thiện chiến nhất khi đó, núp dưới danh nghĩa bộ đội địa phương. Ngoài ra, còn khoảng hơn 300.000 dân binh, thuộc lực lượng quân dự bị.Theo một số nguồn tin của Trung Quốc, lực lượng tác chiến hỏa lực gồm có 6 trung đoàn xe tăng; 4 sư đoàn và nhiều trung đoàn pháo binh, phòng không độc lập, với tổng số gần 800 xe tăng-thiết giáp (550 xe tăng), 480 khẩu pháo, 1.260 súng cối và dàn hỏa tiễn.Ngoài ra, hơn 200 tàu chiến của hạm đội Nam Hải và 1.700 máy bay sẵn sàng yểm trợ phía sau.Ngoài lực lượng quân chính quy, Trung Quốc còn huy động hàng chục vạn dân công ở các tỉnh biên giới để tải đồ tiếp tế, phục vụ, tải thương, hỗ trợ quân chính quy phục vụ cho chiến dịch. Theo số liệu công khai, chỉ riêng tại Quảng Tây đã có đến 215.000 dân công được huy động.
Lễ công bố Lệnh Tổng động viên ở Hà Nội ngày 5-3-1979
Lực lượng taVào thời điểm thời điểm Trung Quốc nổ súng xâm lược, 3 trong số 4 Quân đoàn chính quy của ta đang tập trung ở khu vực phía Nam và mặt trận biên giới Tây Nam.Ngoài Bắc chỉ có Quân đoàn 1, đảm nhận nhiệm vụ triển khai xây dựng phòng tuyến bảo vệ thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng, chuẩn bị cho tình huống xấu nhất là Trung Quốc đột phá qua tuyến phòng thủ biên giới, tiến sâu xuống vùng châu thổ sông Hồng.Do đó, phòng thủ ở biên giới với Trung Quốc chỉ có một số sư đoàn chủ lực quân khu (phần lớn là tân binh) của Quân khu I và II cùng các đơn vị bộ đội biên phòng, bộ đội địa phương tỉnh, huyện; công an vũ trang (biên phòng), du kích xã và dân quân-tự vệ.Lực lượng tinh nhuệ nhất của phía Việt Nam đứng chân trên khu vực biên giới Việt-Trung là Sư đoàn 3 (đóng ở Lạng Sơn) và sư đoàn 316A (đóng tại Sa Pa). Ngoài ra, còn có các sư đoàn 346 ở Cao Bằng, 325B ở Quảng Ninh, 345 ở Lào Cai, 326 ở Phong Thổ, Lai Châu.Lực lượng độc lập của ta gồm các trung đoàn 141, 147, 148, 197, trung đoàn pháo binh 68, các trung đoàn quân địa phương 95, 121, 192, 254 và 741.Đến ngày 18 và 19-2, chúng ta lần lượt bổ sung hai sư đoàn 327 của Quân khu III từ Quảng Ninh lên tiếp viện Quân khu I và sư đoàn 337 của Quân khu IV, từ Nghệ An ra bắc, lên tiếp viện thẳng cho mặt trận chính ở Lạng Sơn. Tuy nhiên sang đến giai đoạn 2 Sư 337 mới tham chiến ở Lạng Sơn.Đến giai đoạn 2 của cuộc chiến (theo tuyên bố của Trung Quốc), Việt Nam đã quyết định tung lực lượng chủ lực tham chiến.Ngày 27-2, Quân đoàn 2 chủ lực của Bộ quốc phòng được lệnh cơ động về nước, tăng viện để quét sạch quân Trung Quốc.

Tuy nhiên, việc bốc một số lượng lớn bộ binh và vũ khí trang bị từ mặt trận biên giới Tây Nam lên mặt trận biên giới phía Bắc là điều không hề đơn giản, nên mãi đến cuối cuộc chiến quân đoàn này mới kịp triển khai lên biên giới. Lúc đó, Sư 320B của Quân đoàn 1 cũng đã được triển khai ở Lạng Sơn.Tính đến khi quân đội Trung Quốc đã rút chạy, để đối phó với lực lượng tấn công tới 60 vạn quân của Trung Quốc, lúc đó lực lượng phòng thủ biên giới của chúng ta chỉ có tổng cộng khoảng 7 vạn quân, còn chủ lực cơ bản là chưa kịp tham chiến.Diễn biến sơ lược của cuộc chiến tranhCuộc chiến tranh xâm lược được Trung Quốc tuyên bố là “Chiến tranh phản kích tự vệ” chống Việt Nam xâm lấn biên giới, được xác định sẽ tiến hành trong 3 giai đoạn.Giai đoạn đầu từ 17 đến 25 tháng 2. Trong thời gian này, quân đội Trung Quốc dự tính sẽ phá vỡ tuyến phòng ngự đầu tiên của Việt Nam và đánh chiếm các thị xã Cao Bằng và Lào Cai, các thị trấn biên giới quan trọng là Cam Đường và Đồng Đăng, cửa ngõ ra vào Lạng Sơn.Giai đoạn hai từ 26 tháng 2 đến 5 tháng 3, lực lượng Trung Quốc ở Quảng Tây sẽ tập trung tấn công vào Lạng Sơn và các vùng phụ cận phía tây, trong khi các cánh quân vu hồi ở Vân Nam sẽ giao chiến với sư đoàn quân Việt Nam ở vùng Tây Bắc Sa Pa, và Phong Thổ.Trong giai đoạn cuối từ 6-3 đến 16-3, quân Trung Quốc sẽ nỗ lực truy quét để tiêu diệt nốt các lực lượng còn sót lại trong quá trình phá hủy hệ thống quân sự tại khu vực biên giới với Trung Quốc, trước khi hoàn thành việc rút quân vào ngày 16 tháng 3.Trong giai đoạn từ ngày 17 đến ngày 28-2, quân Trung Quốc đánh chiếm được các thị xã Lào Cai, Cao Bằng và một số thị trấn. Với tư tưởng quán triệt trước là phải phá hoại nền kinh tế Việt Nam, quân Trung Quốc đã phá hủy triệt để các cơ sở vật chất, kinh tế ở những địa phương này.
Quân dân Thủ đô Hà Nội chuẩn bị kháng chiến trong ngày công bố Lệnh Tổng động viên, 5-3-1979
Sang đến cuối giai đoạn 2, Trung Quốc huy động 6 sư đoàn và nhiều trung đoàn độc lập tấn công 2 sư đoàn ta, với tỷ lệ hơn 1 sư đoàn đánh với 1 trung đoàn, nhưng mãi đến ngày 4-3, quân xâm lược mới chiếm được thị xã Lạng Sơn.Sau gần 20 ngày huy động tổng lực đánh với lực lượng Bộ đội địa phương, dân quân du kích Việt Nam, Trung Quốc mới đạt được mục tiêu rất khiêm tốn, trái ngược với tuyên bố huênh hoang là chiếm được Hà Nội sau 1 tuần.Tuy nhiên, đây là thời điểm kết thúc giai đoạn 2 và bắt đầu giai đoạn 3 là rút quân về nước mà trước đó Trung Quốc tuyên bố. Đến thời điểm này, giới hạn của một cuộc “Chiến tranh phản kích tự vệ”, nhằm giáng trả sự xâm lấn của Việt Nam (theo tuyên bố của phía Trung Quốc) đã chấm dứt.Việt Nam phát Lệnh Tổng động viên chống quân xâm lược Trung QuốcSau khi quân địch chiếm được Lạng Sơn, song song với việc Bộ quốc phòng hạ lệnh cho lực lượng chủ lực Quân đoàn 1 tham chiến, ngày 4-3-1979, Ban chấp hành Trung ương Đảng ra lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước nhất tề đứng lên bảo vệ tổ quốc.Sáng 5-3, chương trình phát thanh 90 phút thường ngày của Đài tiếng nói Việt Nam phát bản tin đặc biệt tố cáo tội ác của quân xâm lược Trung Quốc: "Hỡi đồng bào và chiến sĩ yêu quý! Quân thù đang giày xéo non sông, đất nước ta. Độc lập, Tự do, Chủ nghĩa Xã hội của nhân dân ta đang bị xâm phạm; Hòa bình và ổn định ở Đông Nam châu Á đang bị đe dọa…”.Lời kêu gọi có đoạn: “Dân tộc Việt Nam ta phải ra sức chiến đấu để tự vệ... Toàn thể đồng bào các dân tộc anh em trong cả nước, các tôn giáo, các đảng phái, già, trẻ, gái, trai hãy phát huy truyền thống Diên Hồng, triệu người như một, nhất tề đứng lên bảo vệ tổ quốc".


Ngay sau Lời kêu gọi, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp phiên bất thường dưới sự chủ trì của Chủ tịch Trường Chinh. Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra quyết định tổng động viên trong cả nước.Cùng ngày, Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng ký sắc lệnh 29-LCT ra lệnh tổng động viên trong cả nước. Hội đồng Chính phủ ban hành nghị định về việc thực hiện quân sự hóa toàn dân, vũ trang toàn dân.Trong đó, yêu cầu mọi công dân trong lứa tuổi do luật định (nam từ 18 đến 45 tuổi, nữ từ 18 đến 35 tuổi) có đủ điều kiện, đều phải gia nhập lực lượng vũ trang theo kế hoạch của Hội đồng Chính phủ. Ngoài ra, những người tự nguyện đều được đưa vào tổ chức vũ trang quần chúng.Khi xảy ra chiến sự ở địa phương, trừ những người được phép sơ tán đi nơi khác, còn tất cả mọi người phải ở lại làm nhiệm vụ chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Cả nước huy động mọi nhân lực, vật lực, tài lực cần thiết để đảm bảo nhu cầu của cuộc kháng chiến cứu nước.Bài xã luận trên báo Nhân dân ra ngày 5-3-1979 nêu rõ "Lời kêu gọi của Trung ương là lời hịch quyết chiến quyết thắng của Tổ quốc. Tất cả con em đất nước Việt Nam đang bước vào cuộc chiến đấu mới: Cả nước đánh giặc, toàn dân là chiến sĩ…".50 triệu người Việt Nam khi ấy đã chuẩn bị sẵn sàng cho tình thế chuyển từ thời bình sang thời chiến. Toàn dân tộc Việt Nam đã quyết tâm đứng lên quét sạch quân thù khỏi bờ cõi đất nước. Thời điểm tổng động viên, Hà Nội và cả nước đã sẵn sàng để bước vào một cuộc trường kỳ kháng chiến.Trước lệnh Tổng động viên của Việt Nam, cùng việc bộ đội chủ lực của ta đã bắt đầu tham chiến, cộng với kết quả thương vong, tổn thất quá lớn, cũng trong ngày 5-3-1979, Đặng Tiểu Bình vội vã tuyên bố đã "hoàn thành mục tiêu chiến tranh" và bắt đầu rút lui trong "chiến thắng".
Toàn dân Việt Nam sẵn sàng chống quân xâm lược Trung Quốc trên mọi cương vị của mình
Ý nghĩa lịch sử của Lệnh Tổng động viênTính từ năm 1945 đến nay, Việt Nam mới chỉ ban hành 2 Lệnh Tổng động viên chống quân xâm lược nước ngoài. Tất nhiên là việc ban hành lệnh cũng còn phụ thuộc vào tình hình thực tế và tính chất của cuộc chiến tranh. Tuy nhiên,Trước đó, vào năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng ký Sắc lệnh Tổng động viên nhân lực, vật lực, tài lực của toàn thể nhân dân Việt Nam, để phục vụ cho nhu cầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, lúc đó đang bước vào giai đoạn tổng phản công quân Pháp.Trong kháng chiến chống Mỹ sau đó, Việt Nam không ban hành lệnh này, một số văn bản như Lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước năm 1966 của Hồ Chủ tịch và những đợt huy động lực lượng dồn sức cho chiến trường miền Nam vào các năm 1972, 1974 không phải là Lệnh tổng động viên.Lệnh mới được ban ra, Trung Quốc rút quân nên lệnh tổng động viên chưa kịp thực hiện. Nhưng mệnh lệnh hiệu triệu quân dân cả nước này có một ý nghĩa lịch sử vô cùng quan trọng đối với toàn đảng, toàn dân và toàn quân ta, trong bối cảnh tình hình quốc tế hết sức phức tạp.Thứ nhất: Là cú đòn quyết định buộc Trung Quốc phải rút quânThực ra, không cần lệnh tổng động viên, chỉ cần Quân đoàn 1 và Quân đoàn 2 hợp lực cũng đủ sức quét sạch quân xâm lược ra khỏi bờ cõi. Tuy nhiên, chúng ta phải thể hiện cho Trung Quốc biết rằng, nếu kẻ địch vẫn tiếp tục nổ súng xâm lược, chúng sẽ phải trả giá rất đắt.Cũng chính bởi lẽ đó, mặc dù các sư đoàn chủ lực đã hợp vây các cụm quân lớn của Trung Quốc nhưng với tinh thần đại nhân, đại nghĩa, chúng ta đã cho phép quân xâm lược được về nước theo một hành lang an toàn - đúng như cái cách quân xâm lược phương Bắc ngàn năm nay đã từng thảm bại trở về từ Việt Nam.


Thứ 2: Chuẩn bị tâm thế cho cuộc chiến đấu lâu dài với Trung QuốcVề tổng thể, cuộc chiến biên giới phía Bắc chính thức diễn ra từ ngày 17-2 đến ngày 5-3-1979, nhưng trên thực tế, Trung Quốc vẫn ngoan cố đồn trú lại một số cao điểm của Việt Nam, đồng thời sau đó tăng cường các cuộc tấn công xâm lấn trên quy mô cấp tiểu đoàn, trung đoàn.Lệnh Tổng động viên của Việt Nam tuy không được thực hiện nhưng nó là sự chuẩn bị tâm thế cho toàn đảng, toàn dân và toàn quân ta bước vào cuộc chiến chống lại mưu đồ xâm lấn biên giới trên bộ và trên biển của bọn bành trướng bá quyền Trung Quốc.Xung đột biên giới trên bộ vẫn kéo dài dai dẳng đến tận năm 1988 và lên tới đỉnh điểm vào năm 1984-1985, tập trung tại các khu vực mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang, lúc đó thuộc Hà Tuyên) và huyện Cao Lộc tỉnh Lạng Sơn, khiến mỗi bên có hàng trăm người thiệt mạng.Ở hướng Biển Đông, Trung Quốc đẩy mạnh phát triển hải quân, liên tục quấy nhiễu hoạt động của ngư dân Việt Nam, liên tiếp xâm phạm lãnh hải nước ta.Đỉnh điểm là việc Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng trái phép 6 bãi đá ở Quần đảo Trường Sa tháng 3-1988, dẫn đến cuộc chiến đấu chống quân xâm lược oanh lietj của ta ở đảo Gạc Ma khiến 3 tàu vận tải của Việt Nam bị bắn chìm.Nhiều đợt nhập ngũ vẫn diễn ra, các đơn vị chủ lực của quân đội Việt Nam thay phiên nhau đưa quân lên bổ sung cho chiến trường biên giới trên bộ và trên biển. Những người lính trẻ Việt Nam lứa tuổi 18-20 vẫn tiếp tục ngã xuống để bảo vệ biên giới đất nước, chống quân Trung Quốc xâm lược.Thứ 3: Thay đổi nhận thức của Việt Nam về đối tượng và đối tácViệc Việt Nam tuyên bố Lệnh Tổng động viên chống quân Trung Quốc xâm lược (ngược lại Bắc Kinh tuyên bố là xung đột biên giới) cho thấy, lúc đó, chúng ta đã nhận thức rõ ràng về việc, các nước cùng một khối, bình thường vẫn gọi là đồng minh, nhưng có thể sẵn sàng tung quân xâm lược nhau một cách tàn bạo.Do đó, không thể chỉ dựa trên ý thức hệ để xác định bạn-thù, rồi mới đến lợi ích của quốc gia, dân tộc; không có kẻ thù hay đồng minh vĩnh viễn mà chỉ có lợi ích quốc gia là vĩnh viễn. Độc lập chủ quyền và lợi ích quốc gia phải được đặt trong tổng thể các mối quan hệ quốc tế.Việc Trung Quốc mở cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam năm 1979 và kéo dài đến 1988 đã cho chúng ta một nhận thức mới, là tiền đề ban đầu cho việc Việt Nam xây dựng quan điểm mới về mối quan hệ đối tượng-đối tác và việc vận dụng chúng trong quan hệ quốc tế nhằm mục đích “thêm bạn, bớt thù”.Những nhận thức mới đó đã được Đảng ta xây dựng, hoàn thiện và đề ra “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” (gọi tắt là Chiến lược bảo vệ Tổ quốc năm 2003), trong Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX (từ ngày 02-7 đến ngày 12-7-2003).