kết quả từ 1 tới 2 trên 2

Ðề tài: Tướng chỉ huy mặt trận Vị Xuyên nói về cuộc chiến 1979

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Tướng chỉ huy mặt trận Vị Xuyên nói về cuộc chiến 1979

    Tướng chỉ huy mặt trận Vị Xuyên nói về cuộc chiến 1979

    (Hồ sơ) - Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy, người trực tiếp chỉ huy mặt trận Vị Xuyên, Hà Giang lặng người khi nhớ về cuộc chiến bảo vệ biên giới gần 40 năm về trước.

    “Khi chúng tôi đến thăm nghĩa trang liệt sỹ Vị Xuyên, thì một nửa trong số 1.700 ngôi mộ tại đây là không có tên tuổi. Nhưng đau đớn nhất là gần 3.000 anh em, những người đồng đội của chúng tôi vẫn nằm rải rác ở đất Vị Xuyên trong những khe suối, hốc đá” - Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy cho biết.



    - PV: Thưa ông, Vị Xuyên đã trở thành một trong những mặt trận ác liệt nhất trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc. Ông nhận định thế nào về vị trí của Vị Xuyên trong bối cảnh lịch sử lúc đó?

    - Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy, nguyên Phó Tư lệnh Quân khu 2, Tham mưu trưởng mặt trận Vị Xuyên, Hà Giang (1984-1989): Chúng ta đã biết sau sự kiện ngày 17-2-1979, Trung Quốc đưa 60 vạn quân xâm lược 6 tỉnh biên giới Việt Nam, gây thiệt hại lớn cho quân và dân ta. Đến năm 1984, Trung Quốc lại quyết định nổ súng tấn công vào tuyến biên giới Hà Giang, trong đó cụ thể là Vị Xuyên.Tại sao lại là Vị Xuyên chứ không phải nơi nào khác. Phía bên kia họ đã tính toán kỹ, họ không đánh vào Lạng Sơn, nơi có cửa khẩu Hữu Nghị là nơi dễ bị phát hiện. Trong khi Hà Giang nằm ở phía Bắc của Việt Nam, duy nhất chỉ có đường số 2 từ Phú Thọ đi lên, là nơi vắng vẻ, ít người biết đến. Bởi thế Vị Xuyên mới trở thành tâm điểm của cuộc chiến.

    - PV: Sự khốc liệt của trận tuyến Vị Xuyên lúc đó có thể được miêu tả như thế nào, thưa ông?

    - Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy: Chỉ trong 3 ngày, từ ngày 28-4 đến 30-4-1984, cơ bản các điểm cao trên biên giới của chúng ta như 1509, 772, 685… đã bị chiếm. Có những ngày Vị Xuyên bị bắn 3 đến 5 vạn quả đại pháo.Cả vùng núi Hà Giang, đặc biệt là khu vực Đồi Đài bị bắn phá trở nên trắng xóa, mà đến bây giờ người ta vẫn gọi là “lò vôi của thế kỷ”. Rất nhiều chiến sỹ của ta đã hy sinh. Theo thống kê chưa đầy đủ thì có gần 5.000 chiến sỹ đã ngã xuống tại mặt trận Vị Xuyên.Khi chúng tôi đến thăm nghĩa trang liệt sỹ Vị Xuyên, thì một nửa trong số 1.700 ngôi mộ tại đây là không có tên tuổi. Nhưng đau đớn nhất là gần 3.000 anh em, những người đồng đội của chúng tôi vẫn nằm lại rải rác ở mảnh đất Vị Xuyên.

    Trang nhất Báo Nhân dân số ra ngày 20-3-1979 đưa tin về cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc


    - PV:
    Cuộc sống của bộ đội Vị Xuyên lúc bấy giờ hẳn là rất gian khổ, thiếu thốn?

    - Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy: Chúng tôi ăn ngủ chủ yếu dưới hầm hoặc trong công sự, hoặc trú ẩn trong những hang đá lớn. Tôi nhớ là hồi ấy bộ đội nấu nướng ở trong những hang như Làng Lò, hang Dơi… Những hang ấy rộng lắm, chứa được có khi đến hàng nghìn người.Những anh em bị thương cũng được đưa về đó nghỉ ngơi. Nước rất khan hiếm, vì ở trên núi đá vôi làm gì có nước. Bởi vậy chúng tôi phải xuống suối Thanh Thủy để lấy nước, rồi gùi từng gùi về đơn vị. Lương thực, thực phẩm thiếu thốn lắm, khi chưa có chi viện.-

    PV:
    Là người chỉ huy, chắc hẳn ông nắm rõ tâm tư của những người lính khi ấy?

    - Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy: Tôi là cán bộ chỉ huy và thường xuyên lên tận nơi trực tiếp kiểm tra anh em. Trong đơn vị, nhiều anh em là người Hà Nội. Hồi ấy, thanh niên Hà Nội dễ bị ấn tượng “À, công tử bột, chắc chẳng làm nên trò trống gì đây”.Nhưng vừa thấy tôi lên, anh em ôm lấy tôi, bảo là: “Thủ trưởng ạ, thủ trưởng cứ yên tâm. Chúng em là lính Hà Nội nhưng dứt khoát giữ được trận địa”. Quả là họ đã giữ lời hứa, suốt 5 năm chiến đấu, chúng tôi đã giữ vững trận tuyến, mặc dù có những thời điểm hai bên giằng co, cách nhau chỉ có 10-15m. Trong khoảng thời gian ấy, dù thương vong nhiều, nhưng chúng tôi quyết giữ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc.




    Báo Nhân dân ra ngày 23-2-1979


    - PV: Kể từ thời điểm 17-2-1979, cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc mở đầu cho đến khi cuộc chiến kết thúc, gây ra nhiều đau thương, mất mát, trong đó có mặt trận Vị Xuyên. Giờ khi nhìn lại thời điểm ấy trong cuộc đời, ông có suy nghĩ gì?

    - Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy: Chúng ta không ai muốn chiến tranh. Ai cũng muốn hòa bình, hữu nghị, sống trong yên ổn. Nhưng tình thế bắt buộc chúng ta phải chiến đấu để giữ mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc. Chúng tôi may mắn sống sót trở về, nhưng còn mấy nghìn đồng đội của chúng tôi, các anh vẫn nằm lại nơi biên giới. Chúng tôi hy vọng Nhà nước, các tổ chức đoàn thể sẽ rà soát, tìm kiếm hài cốt các anh để đưa về nghĩa trang Vị Xuyên, để những người thân của họ, những người đồng đội như chúng tôi an lòng.

    - PV: Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!Theo ANTĐ
    Last edited by Bin571; 19-02-2017 at 04:26 PM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  2. #2

    Mặc định

    Chiến tranh 1979: Át chủ bài chống tập kích chiếm Hà Nội

    (Hồ sơ) - Quân xâm lược Trung Quốc huy động 19 sư đoàn, hàng ngàn xe tăng, xe cơ giới tràn ngập biên giới phía Bắc.



    • Hồi nhớ lại cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc tháng 2-1979, Trung tướng Lê Nam Phong, lúc đó là phó tư lệnh, tham mưu trưởng Quân đoàn 1, trấn giữ biên giới phía Bắc kể:

    "Vừa giải phóng xong Phnom Penh, tôi nhận lệnh do chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Chu Huy Mân ký điều động về Bộ Tư lệnh Quân đoàn 1 để nhận nhiệm vụ mới. “Quân lệnh như sơn”, tôi bay từ Campuchia ra Hà Nội và có mặt ngay tại sở chỉ huy của quân đoàn tại Đồng Mỏ, Lạng Sơn ngay sau đó bắt tay vào các đợt phản công".


    Trung tướng Lê Nam Phong, nguyên Tư lệnh Quân đoàn 1, bùi ngùi kể lại cuộc chiến tranh biên giới tháng 2-1979. Ảnh: PLO

    Giữ kín quân đoàn chủ lực

    Tướng Lê Nam Phong kể tiếp lúc đó chưa kịp thay quần áo, chân ướt chân ráo có mặt tại sở chỉ huy để tham gia cuộc họp do Bộ Tổng tham mưu triệu tập các quân khu, quân đoàn, quân binh chủng để phổ biến, quán triệt các nhiệm vụ cụ thể trong phòng ngự, phản công.

    Lúc đó Quân đoàn 1 được Bộ Quốc phòng quán triệt phải giữ bí mật triệt để, vì đây là lực lượng “át chủ bài”, chỉ cho tung ra các sư 312, 390 và lữ đoàn pháo.
    Riêng sư 308 phải giữ kín, không được tung ra để đề phòng Trung Quốc (TQ) cho quân nhảy dù ở Bắc Giang, Bắc Ninh tập kích phía sau để chiếm Hà Nội.

    “Kinh qua nhiều cuộc chiến trực diện nên công việc đầu tiên của tôi lúc đó là đi thị sát nắm tình hình, thực binh của đối phương để triển khai ngăn chặn và đẩy lùi các đợt phản công quy mô lớn”.
    Tướng Phong cho biết lúc đó TQ huy động 19 sư đoàn, hàng ngàn xe tăng, xe cơ giới tràn ngập biên giới phía Bắc.

    Trong khi đó lực lượng các quân binh chủng của ta lúc đầu còn khá mỏng, xét về tương quan lực lượng rất chênh lệch khi đối đầu.
    Để phá thế dàn hàng ngang và cơ động để nghi binh của đối phương, tôi được mật lệnh đánh thọc sâu 40 km vào đội hình của địch để nắm thực binh, quả đúng như dự đoán chiến thuật đối phương vận dụng “dàn hàng ngang và cơ động”.

    Sau trận thọc sâu đó, cấp trên ra lệnh yêu cầu rút lui và tổ chức “phòng thủ là chủ yếu”. Sau đó khi thời cơ thuận lợi ta mới tổ chức phản công trên nhiều mặt trận.



    Tổng Bí thư Lê Duẩn (đứng giữa đội mũ xe tăng) đi thăm đơn vị bộ binh cơ giới năm 1979. (Ảnh nhân vật cung cấp)


    Phản công, đánh bật quân xâm lược

    Trung tướng Lê Nam Phong nhớ lại để kịp thời triển khai phản công đẩy lùi 19 sư đoàn đang phong tỏa sáu tỉnh (Lào Cai, Lai Châu, Cao Bằng, Hà Giang, Quảng Ninh, Sơn La) biên giới, Bộ Quốc phòng đã gấp rút điều động các quân đoàn 1, 2, 3 và 4 cùng các quân binh chủng lúc đó đang trấn giữ ở biên giới phía Nam và Campuchia gấp rút cơ động ra biên giới phía Bắc.

    Cuộc hành quân cơ động hùng hậu này sử dụng rất nhiều phương tiện, huy động rất nhiều thuốc men, đạn dược, hậu cần vô cùng phức tạp, trong khi đất nước vừa ra khỏi chiến tranh kinh tế kiệt quệ. Cộng thêm biên giới trải dài, rộng, lực lượng dân quân tự vệ tại chỗ còn mỏng, lực lượng tinh nhuệ, quân chủ lực đang nằm phân tán nên thế trận lúc đó khá cam go.

    Ngược lại, bên kia biên giới TQ đã bày sẵn thế trận, đã diễn tập thực binh, bố trí các tuyến phòng thủ, xây dựng các tuyến đường biên cho xe cơ giới cơ động quân, kéo pháo vào rất dễ dàng, nắm thế chủ động trên chiến trường.Bằng sự quả cảm và quyết tâm bảo vệ từng tấc đất cha ông tới cùng, quân và dân ta đã phản công, đẩy bật được quân TQ ra khỏi các điểm chiếm đóng.Riêng trận Bến Sỏi ta đã tiêu diệt và bắt sống hơn 4.000 tên xâm lược.

    Những người lính TQ bị bắt khi đó đã thốt lên rằng “sợ nhất là chiến tranh nhân dân, thứ hai là đặc công và đối đầu với bộ đội chủ lực Việt Nam” - tướng Lê Nam Phong kể lại và cho hay: “Nhiều tù binh khi bị bắt họ thật thà bảo trước khi đi họ không biết sẽ đánh Việt Nam”.


    Đó là “một hành động xâm lược”!

    Việc bất ngờ sử dụng lực lượng quân sự rất lớn với hơn 600.000 quân tiến công vào lãnh thổ Việt Nam trên toàn bộ tuyến biên giới Trung-Việt sáng 17-2-1979 không thể gọi bằng thuật ngữ nào khác là một hành động xâm lược.

    Lãnh đạo TQ thời kỳ đó tuyên bố với thế giới về việc sử dụng vũ lực để “dạy cho Việt Nam một bài học” là một sự ngạo mạn, thể hiện cách hành xử tự cho ta đây là “bề trên”.

    Hiện nay phía TQ vẫn tuyên truyền giải thích bản chất của cuộc chiến tranh năm 1979 là “cuộc phản kích tự vệ của TQ”... tìm cách “đổi đen, thay trắng” xuyên tạc bản chất của cuộc chiến tranh tội ác này. Đó là điều không thể chấp nhận được.

    TS-PGS-Thiếu tướng NGUYỄN XUÂN THÀNH, Học viện Quốc phòng

    CHÂN LUẬN ghi
    Theo PLO
    Last edited by Bin571; 19-02-2017 at 11:24 PM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Vai trò của Hiệp ước Xô–Trung với cuộc chiến 1979
    By Bin571 in forum Lịch sử VN từ năm 1945 đến nay
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 19-02-2017, 03:24 PM
  2. Chiến tranh Biên giới 1979 - Bài học của niềm tin
    By Bin571 in forum Giáo dục Quốc Phòng
    Trả lời: 10
    Bài mới gởi: 17-02-2017, 02:43 PM
  3. Trả lời: 36
    Bài mới gởi: 28-02-2016, 01:38 PM
  4. Chiến tranh 1979: Tướng Lương vạch trần sự bịa đặt trắng trợn
    By Bin571 in forum Lịch sử VN từ năm 1945 đến nay
    Trả lời: 8
    Bài mới gởi: 17-03-2015, 08:44 AM
  5. Nhớ ngày 17-2-1979. Nhìn lại chiến thắng bảo vệ biên giới 1979
    By Bin571 in forum Lịch sử VN từ năm 1945 đến nay
    Trả lời: 18
    Bài mới gởi: 20-02-2015, 12:46 AM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •