Ngày xưa, khi các pháp sư hành pháp, họ lúc nào cũng có con gà trống trói kế bên hoặc bên la mã trừ tà thì cột con heo; Con gà trống dễ cảm ứng âm điển giới các vị khi giáng đàn thì sẽ cất tiếng gáy, vị pháp sư đó sẽ hiểu là chư vị đã giáng đàn, và họ tiến hành tác pháp. Mình cũng đã thử qua và đúng như vậy. Sau này nhiều người không hiểu nên bày cúng thì luộc gà luôn để cho tiện lợi ăn uống sau khi cúng...
Cũng như cúng mở cửa mả, họ thảy con gà qua mả người chết để xem hồn người chết đã thức tỉnh chưa hay u mê...khi thảy con gà qua mã, thì gà trống sẽ gáy, căn cứ vào số tiếng gáy mà đạo sĩ biết được hồn đã thức hay còn hôn mê trong cõi thân trung ấm...sau này mọi người luộc nó luôn và chỉ khắp nhang kế bên đế cúng mở cửa mả, sau khi cúng xong thì nhậu luôn.
Việc cúng giỗ cũng vậy, nếu cúng giổ thì thỉnh pháp sư về, buộc gà ngay kê bàn thờ; nếu người mất về chứng thì con gà sẽ gáy; thử nghiệm con gà mái nó cũng gáy mới ghê...tiếng gáy sẽ khác với tiếng gáy bình thường.
Vài dòng chia xẽ để mọi người hiểu hơn, đừng tham ăn mà luộc luôn cúng để tiện nhậu.