Bạn có hiểu đúng về Nước mắm Phú Quốc?

(VTC News) - Nhắc đến huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang người ta thường nghĩ ngay đến các địa danh du lịch với những cảnh quan kỳ vĩ hấp dẫn và một làng nghề truyền thống đã trở thành Thương hiệu của Phú Quốc, phải kể đến đó chính là các thương hiệu nước mắm Phú Quốc chính hiệu thơm ngon bậc nhất.
Những yếu tố làm nên chất lượng nước mắm thượng hạng mang địa danh Phú Quốc chính là dựa vào nguồn nguyên liệu cá tươi ngon cùng bí quyết chế biến truyền thống. Bất cứ loại cá nào cũng có thể sử dụng để làm nước mắm, nhưng người sản xuất nước mắm Phú Quốc chỉ sử dụng cá cơm làm nguyên liệu. Vì chỉ duy nhất cá cơm mới tạo ra chất lượng nước mắm có độ đạm cao và hương vị thơm ngon. Cá cơm ít có ở các vùng biển trên thế giới. Ở nước ta cũng vậy không phải vùng biển nào cũng có cá cơm. Cá cơm có nhiều loại, nhưng loại tốt nhất để làm ra nước mắm ngon là loại cá Sọc Tiêu, Cơm Ðỏ và Cơm Than. Những loại này chỉ có ở vùng Vịnh Thái Lan, và quanh đảo ngọc Phú Quốc. Việc sử dụng nguồn lợi này để làm nước mắm ở Phú Quốc đã có lịch sử trên 200 năm. Ðiểm khác biệt của nước mắm Phú Quốc là cá cơm được trộn tươi trên tàu. Mùa đánh bắt chủ yếu trong năm là từ tháng 7 đến tháng 12. Khi lưới cá vừa được kéo cặp mạn, cá sẽ được vớt bằng vợt, loại bỏ tạp chất và được rửa bằng nước biển, sau đó trộn đảo ngay với muối với tỷ lệ 3 cá: 1 muối rồi đưa xuống hầm tàu. Cách trộn cá tươi như vậy giữ cho thịt cá không bị phân huỷ, nước mắm có hàm lượng đạm cao nhất, không có mùi hôi và giúp cho màu nước mắm tuyệt đẹp khi thành phẩm.

Cá cơm Phú Quốc thường được ướp với muối Bà Rịa - Vũng Tàu, có hàm lượng tạp chất thấp. Muối cũng được lưu kho không ít hơn 3 tháng để các muối tạp gốc Can-xi và Ma-giê - vốn tạo ra vị chát trong nước mắm - lắng xuống dưới. Khi sử dụng để muối cá, phần muối lắng ở dưới sẽ bị bỏ đi. Cá cơm đã được ướp muối gọi là chượp. Khi tàu cá cập bến, chượp được đưa vào thùng gỗ để ủ theo phương pháp gài nén (đặt vỉ và xếp đá trên mặt đã rải một lớp muối). Quy trình ủ chượp tiêu chuẩn ở Phú Quốc là từ 9 -12 tháng, cá biệt tới 15 tháng. Sau thời gian này, nước mắm mới được rút: nước kéo rút đầu là nước mắm cốt có độ đạm trên 30 độ, tiếp đến là nước mắm long 1 có độ đạm trên 20 và long 2 với độ đạm thấp hơn... Sau khi đã kéo rút kiệt đạm trong chượp, các loại nước mắm mới được đấu trộn lại để có độ đạm chuẩn theo yêu cầu.


Bằng phương pháp kéo rút nước nhất - phơi - đổ lại vào thùng mắm cái, một số nhà sản xuất ở Phú Quốc đã cho ra nước mắm có độ đạm cao bằng cách chế biến tự nhiên. Sự khác biệt chính yếu của nước mắm Phú Quốc là màu cánh gián, nâu đỏ đặc trưng, hoàn toàn tự nhiên chứ không bằng cách pha màu như những nơi khác. Màu cánh gián nâu đỏ này có được nhờ cách ướp tươi còn máu tươi trong thân cá và thời gian ủ trong thùng gỗ tới 12 tháng.


Chính vì những lợi thế về nguồn nguyên liệu bậc nhất kết hợp với phương pháp ủ chượp truyền thống. Nước mắm mang thương hiệu địa danh Phú Quốc đã được người tiêu dùng trong và ngoài nước tin dùng. Tuy nhiên, hiện tại có rất nhiều thương hiệu mang nguồn gốc Phú Quốc trên thị trường, làm cho người tiêu dùng luôn băn khoăn đâu là sản phẩm nước mắm Phú Quốc chính hiệu.

Hiểu được tâm lý người tiêu dùng đồng thời để bảo vệ những giá trị truyền thống của làng nghề làm nước mắm tại Phú Quốc, Cục sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ đã cấp văn bằng quốc gia bảo hộ chỉ dẫn địa lý vào năm 2001 đối với nước mắm Phú Quốc. Tiếp theo đó ngày 08/10/2012 nước mắm Phú Quốc đã được Uỷ ban Châu Âu cấp văn bằng bảo hộ tên gọi xuất xứ địa lý, là sản phẩm đầu tiên của Việt Nam được bảo hộ trên thị trường của 28 quốc gia thuộc liên minh Châu Âu.

Những sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý Phú Quốc là những sản phẩm được sử dụng nguyên liệu cá cơm, thuộc họ cá trỏng, bao gồm các loại: Cá cơm than, Cơm Đỏ, Sọc tiêu, Phấn chì, được đánh bắt ở vùng biển Kiên Giang, Cà Mau thuộc Vịnh Thái Lan. Muối dùng để chế biến nước mắm Phú Quốc là muối biển, được sản xuất tại các vùng cung cấp muối thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Phan Thiết hoặc muối có chất lượng tương đương. Quá trình đánh bắt và muối cá trên tàu, ủ chượp, rút kéo, pha đấu và đóng chai nước mắm phải được thực hiện trong phạm vi địa lý của huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Thùng ủ chượp được làm bằng gỗ từ các loại cây: hộ phát, trai, bời lời, vên vên, quỷnh, mè điếc, sao.

Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang đã ban hành các chính sách nhằm quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý Phú Quốc nhằm quản lý chất lượng nước mắm truyền thống, truy xuất nguồn gốc, nhãn hàng hóa sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý Phú Quốc, như sau:

- Logo chung Phú Quốc: gồm ba màu chủ đạo gồm màu đỏ đậm, màu xanh biển và màu vàng nhạt. Ảnh minh họa

- Tem chỉ dẫn địa lý Phú Quốc: dùng để truy xuất nguồn gốc của chai nước mắm (PQ _ năm cấp tem_mã doanh nghiệp_mã thùng nước mắm). Bên dưới là dòng chữ PHÚ QUỐC truyền thống trăm năm. Ảnh minh họa

Đặc biệt chỉ được ghi từ “Nước mắm Cốt” đối với sản phẩm nước mắm được kéo rút lần đầu tiên. Không được ghi từ “Nước mắm Cốt” đối với sản phẩm nước mắm không phải là nước mắm cốt (nước mắm long 1, long 2, long 3...)

Khi nhắc đến nước mắm Phú Quốc chính hiệu. Có chỉ dẫn địa lý Phú Quốc tuân thủ theo đúng qui định. Thì không thể không nhắc đến sản phẩm nước mắm Phú Quốc QUỐC VỊ. Sản phẩm gần gũi, gắn bó với người tiêu dùng ngay từ tên thương hiệu, Quốc Vị một hương vị truyền thống mang quốc hồn, quốc tuý của dân tộc Việt, được tạo thành từ bí quyết trăm năm của làng nghề truyền thống được sản xuất và đóng chai ngay tại huyện đảo Phú Quốc đem đến cho Người tiêu dùng một chất lượng nước mắm thượng hạng, thuần khiết, đúng chuẩn nhà thùng.


Nước mắm Phú Quốc QUỐC VỊ – Hương vị ẩm thực Quốc Gia