Trang 1 trong 2 12 Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 27

Ðề tài: Đi tìm ngôi mộ của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm?

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Đi tìm ngôi mộ của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm?

    Liệu đã tìm thấy ngôi mộ của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm?

    10:00 AM - 17/01/2017 Thanh Niên



    PGS-TS Nguyễn Lân Cường (giữa) cùng các chuyên gia tiến hành cạo lớp sơn ta để tìm thẻ tre trong tấm ván địa của quách


    nhiều nhà nghiên cứu cho rằng di cốt trong ngôi mộ cổ được phát hiện tại làng Hạ Đồng, H.Vĩnh Bảo, Hải Phòng có thể là của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.

    Hội thảo khoa học về ngôi mộ cổ phát hiện tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng do Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng của con người và Hội Khảo cổ học VN tổ chức, diễn ra vào ngày hôm qua (16.1) tại Hà Nội.


    Linh cảm ngôi mộ của một người đặc biệt

    Ngôi mộ cổ được phát hiện vào tháng 4.2014 trong vườn nhà bà Bùi Thị Hiền. Người dân làng H.Vĩnh Bảo đã tìm thấy một chiếc quách gỗ sơn màu đỏ ở độ sâu 2 m. Khi bật nắp, ở bên trong quách vẫn còn nguyên bộ hài cốt. Tuy nhiên, khi di chuyển bộ hài cốt sang chiếc tiểu sành mới, nhiều xương tự vụn ra, còn lại xương đầu và một ít xương chân không bị nát vụn. Bà con địa phương đã an táng bộ hài cốt tại nghĩa trang của xã, còn chiếc quách gỗ được giữ lại.

    Anh Lê Trung Kiên, một người quen của bà Bùi Thị Hiền, cùng nhà giáo Ngô Văn Hiển (Vĩnh Bảo, Hải Phòng) đã chụp lại các mặt của tấm quách đem đến nhờ nhà thư pháp Hán Nôm Lê Thiên Lý, cụ Lương Bắc Tưởng - một người Hoa, hiện đang cư ngụ tại Hải Phòng và cụ Phạm Văn Duyệt - người thông thạo chữ Hán đọc lại các chữ trên tấm quách. Mặc dù, các chữ đã mờ gần hết nhưng những người thông hiểu chữ Hán, Hán Nôm có mặt đã đọc được đoạn thơ sau: Giá độc tất đạt/Trạng Trình khiếu phong/Tâm dĩ nhật chính/Tầm tự quang long/Trùng mộc chủ tôn/Trung sinh nam cự. Bốn chữ cuối có ghi: “Đạt - phong - long - tôn”. Khi đó, những người tham gia phát hiện ngôi mộ và đọc chữ trên tấm quách linh cảm đây có thể là ngôi mộ của một nhân vật đặc biệt. Bởi, những dòng chữ được đọc thấy trên tấm quách trùng với nhiều dữ liệu về Nguyễn Bỉnh Khiêm, ông có tên húy là Nguyễn Văn Đạt, dân gian vẫn quen gọi là Trạng Trình. Ngoài ra, cụ Lương Đắc Tưởng còn đọc được hai chữ Kim Lan đứng liền nhau, như ý chỉ về dòng họ danh giá. Sau đó, anh Lê Trung Kiên đến Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người nhờ nghiên cứu tấm quách để tìm chủ nhân của ngôi mộ cổ.

    PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc Quyên, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người, cho hay vào tháng 5.2014, viện đã đề nghị địa phương phối hợp nghiên cứu để làm rõ danh tính chủ nhân của ngôi mộ nhưng không có hồi đáp, việc nghiên cứu tấm quách gỗ cũng dừng lại. Tấm quách được nhà văn - nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha (người gốc Vĩnh Bảo, Hải Phòng) lưu giữ tại ngôi nhà số 59 Tràng Thi (Hà Nội). Vào tháng 12.2016, khi tấm quách được đưa trở về Bảo tàng Hải Phòng, Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người đã phối hợp Hội Khảo cổ học VN quyết định nghiên cứu lại tấm quách.
    Chiếc thẻ tre trong tấm ván địa

    PGS-TS Nguyễn Lân Cường, Tổng thư ký Hội Khảo cổ học VN, kể lại đầu tháng 6.2016, nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha có gọi cho ông nhờ xem chiếc quách. “Chiếc quách hình chữ nhật, nắp bị vỡ, có kích thước tương đương với quách gỗ mà tôi và Bảo tàng Nam Định đã khai quật vào ngày 15.9.2011 tại cánh đồng Đầu Chín, thôn Cao Phương, xã Liên Bảo, H.Vụ Bản, Nam Định còn nguyên bộ hài cốt (có niên đại trong khoảng thế kỷ 16 - 18). Chỉ có khác, mộ ở Cao Phương bên trong là quan tài gỗ, bên ngoài là quách bằng vôi, vữa mật. Còn quách gỗ này là đào thấy trực tiếp trong đất, không có bọc lớp quách hợp chất bên ngoài”. Sau đó, PGS-TS Nguyễn Lân Cường đã tách thành của quách ra một đoạn gửi tới Trung tâm hạt nhân (TP.HCM) để phân tích niên đại. Kết quả cho thấy, gỗ làm tấm quách có niên đại khoảng 1.700 năm. Bên cạnh đó, TS khảo cổ học Lê Đình Phụng sau khi xem xét tấm quách đã đưa ra kết luận: Gỗ dùng làm tấm quách là gỗ Ngọc Am, loại gỗ quý hiếm, nếu là dân thường thời phong kiến không thể có được. Cũng theo ông Phụng, quy cách đóng chiếc quách và cách ghép, chất liệu sơn cho thấy thuộc vào thời nhà Mạc.

    Sau khi có quyết định nghiên cứu lại tấm quách để xác định danh tính của chủ nhân ngôi mộ, các chuyên gia đã cho mở ván địa của chiếc quách, PGS-TS Nguyễn Lân Cường là người trực tiếp tham gia. Ông kể sau khi cạy hết lớp sơn thứ nhất ở đầu tấm địa, lộ ra lớp sơn bó có trộn cả đất sét ở bên trong, chiếc thẻ tre nằm trong khe của tấm ván địa lộ dần ra. “Chiếc thẻ tre nằm theo thớ dọc nên rất khó lấy ra. Chúng tôi phải khoét dần 2 rãnh dọc theo thẻ với chiều rộng khoảng 5 mm. Gần 2 tiếng sau, chúng tôi mới lấy được chiếc thẻ bằng tre ngà ra khỏi tấm địa. Chiếc thẻ dẹt, dài 265 mm, rộng 9,76 mm, dày 3,79 mm. Ngay lúc đó, tôi dùng kính lúp soi trên thẻ thì thấy lờ mờ có những ô chữ. Chúng tôi đã chụp ảnh ngay vì sợ không khí có thể khiến chữ bị mờ đi”, PGS-TS Nguyễn Lân Cường cho biết.

    Nhà thư pháp Lê Thiên Lý cho hay ngay khi chiếc thẻ được đưa ra, ông đã đọc được chữ Đạt. Sau đó, ông và nhà Hán học Hoàng Phan và cụ Lương Bắc Tưởng đã cùng đọc chữ viết trên chiếc thẻ tre và phát hiện ra chữ Mạc triều trạng nguyên và 2 chữ Cù Xuyên (đạo hiệu của giám sinh Nguyễn Văn Định, thân sinh của Trạng Trình Nguyễn Bình Khiêm). “Để kết luận chính xác ngôi mộ có phải là mộ của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm hay không chúng ta cần nghiên cứu thêm nữa.

    Tuy nhiên, với những nghiên cứu bước đầu của các nhà nghiên cứu và sự tham gia của các nhà ngoại cảm cho thấy khả năng rất lớn đây là ngôi mộ của ông. Khi đã xác định đây chính là ngôi mộ của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, chúng ta cần có những biện pháp để bảo tồn”, thiếu tướng, PGS-TS Ngô Tiến Quý, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng của con người, nói.


    Ngọc An
    Last edited by Bin571; 13-05-2018 at 11:36 AM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  2. #2

    Mặc định

    Xôn xao chuyện tìm được mộ Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

    08:46 17/01/2017

    Ngày 16-1, tại Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (Hà Nội), Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người và Hội Khảo cổ học Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học về ngôi mộ cổ mới phát tích tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Hội thảo đã thu hút nhiều nhà khoa học, sử học và sự tham gia của một số cơ quan Trung ương và TP Hải Phòng.

    Theo thông tin từ hội thảo, tháng 4-2014, tại thôn Hạ Đồng (xã Cộng Hiền, huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng), người dân phát hiện một ngôi mộ cổ, bên trong là chiếc quách màu đỏ có mùi thơm, trên các mặt quách có nhiều chữ Nho. Hài cốt được chuyển sang tiểu và an táng tại nghĩa trang, chiếc quách được cọ rửa, mất nhiều chữ và chuyển về Hà Nội để các nhà khoa học nghiên cứu.

    Nhận được thông tin, Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người đã mời các nhà khoa học: Khảo cổ học, Hán Nôm… đề nghị xác định tuổi tấm gỗ làm quách.

    Theo PGS.TS Nguyễn Lân Cường, Tổng Thư ký Hội Khảo cổ học Việt Nam, việc xác định được một số chữ Nho trên quách của nhóm các nhà nghiên cứu ở Hải Phòng gồm Th.S Ngô Văn Hiển, Nhà thư pháp Lê Thiên Lý, Nhà Hán học Lương Đắc Tưởng, cụ Phạm Văn Duyệt và kết quả xác định niên đại gỗ làm quách là 1.700 năm càng củng cố lòng tin và sự hy vọng đây là quách táng hài cốt của Cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm, một trong những danh nhân văn hóa Việt Nam tiêu biểu.

    Xác định danh phận người trong mộ là một việc quan trọng, có ý nghĩa với quốc gia, dân tộc, do vậy cần phải tìm các chứng cứ khoa học. Tuy chưa kết luận được danh tính song Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người đã khẳng định đây là ngôi mộ cổ và người nằm trong quách có danh phận cao quý. Đây là tài sản quý của địa phương và quốc gia nên Viện đã gửi công văn cho chính quyền địa phương đề nghị bảo vệ khu mộ và cùng phối hợp nghiên cứu.


    PGS.TS Nguyễn Lân Cường và họa sĩ Đào Ngọc Hân tiến hành lấy tấm thẻ tre từ chiếc quách.


    Từ giữa năm 2016, như có sự thúc giục của tiền nhân, KTS Lê Trung Kiên cùng các nhà giáo Nguyễn Đình Minh, Hoàng Phan, Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người, Hội Khảo cổ học Việt Nam và nhiều người yêu quý Cụ Trạng đã kết nối và tập trung nghiên cứu khảo sát bằng các phương pháp khoa học và tâm linh.

    Từ sự phân tích của TS Lê Đình Phụng (năm 2014) về khả năng tiền nhân để lại thông tin bằng cách khắc lên các thẻ tre, các nhà khoa học định hướng là tìm thông tin trong ván địa của quách cổ theo như lời của nhà ngoại cảm Bùi Thị Hiền. Sau khi làm các thủ tục cần thiết về mặt tâm linh, nhóm nghiên cứu gồm các nhà khoa học của Viện, Hội Khảo cổ học Việt Nam và nhóm các trí thức huyện Vĩnh Bảo đã nhận được sự hướng dẫn cụ thể việc mở ván địa: ngày mở (7-1-2017 tức 10 tháng Chạp), cách mở (phải ngâm nước mưa, phải mở cẩn thận…), người mở: PGS.TS Nguyễn Lân Cường và cộng sự phải là người có tâm dưới sự hướng dẫn của một số người am hiểu về tâm linh.

    Xét tầm quan trọng của vấn đề, GS.TSKH Phan Anh, Chủ tịch Hội đồng Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người; Chủ tịch Hội đồng Khoa học, Thiếu tướng, PGS.TS Ngô Tiến Quý (nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Hình sự - Bộ Công an), Viện trưởng Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người đã chỉ đạo dành toàn bộ trí tuệ và sức lực cho công tác này và giao trách nhiệm cụ thể cho hai đồng chí Viện phó thực hiện.

    PGS.TS Nguyễn Lân Cường báo cáo việc tìm được chiếc thẻ tre.

    Các cán bộ khoa học, cán bộ nghiên cứu sắp xếp mọi việc tập trung vào việc trọng đại: mở ván địa của chiếc quách cổ. Kết quả, PGS.TS Nguyễn Lân Cường cùng họa sĩ Đào Ngọc Hân đã thận trọng cạo lớp sơn ta phủ bên ngoài của tấm ván địa, tìm được thẻ tre, trên thẻ tre có chữ Nho.

    Trên chiếc thẻ này, các nhà Hán nôm đã đọc được một số chữ có ghi tên người trong mộ là Nguyễn Văn Đạt (tên cha là Cù Xuyên, hiệu của Nguyễn Văn Đinh, có tên Nhữ Thục, thân mẫu của Cụ) và một số thông tin quan trọng đúng với danh phận của Cụ Trạng; qua đó khẳng định được đây là tấm quách của Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, khép lại việc tìm mộ Cụ suốt mấy trăm năm qua.

    Tại hội thảo, các nhà khoa học đã thảo luận báo cáo các kết quả nghiên cứu về ngôi mộ cổ. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thu được, đã kết luận chủ nhân của ngôi mộ cổ là Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Hội thảo cũng đề xuất các biện pháp bảo vệ, tôn tạo di tích.

    Theo chúng tôi, dù chưa có ý kiến của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nhưng thông tin về ngôi mộ cổ nêu trên rất đáng được quan tâm, nghiên cứu nhằm đưa ra kết luận cuối cùng.
    Trần Duy Hiển
    Last edited by Bin571; 13-05-2018 at 09:55 AM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  3. #3

    Mặc định

    Kỳ bí chuyện phát tích ngôi mộ cổ của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm


    Vũ Thị Hải Thứ Tư, ngày 18/01/2017 12:35 PM (GMT+7)

    (Dân Việt) Điều khiến tất thảy những người tham dự hội thảo vui mừng vì dòng chữ ngay trên đầu thẻ tre được dịch là 4 chữ “MẠC TRIỀU TRẠNG NGUYÊN”.


    Tìm thấy “chứng minh thư”

    Ngày 16.1 vừa qua, tại Hội trường Bộ Tư lệnh Bảo vệ lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh,Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người cùng Hội Khảo cổ học Việt Nam tổ chức Hội thảo Khoa học về ngôi mộ cổ mới phát tích ở Vĩnh Bảo, Hải Phòng.
    Theo tài liệu của Hội thảo, tại sân và vườn nhà bà Bùi Thị Hiền và Trần Văn Bắc ở thôn Hạ Đồng, xã Cộng Hiền, huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng, từ tháng 6.2012 đến tháng 9.2015 đã phát tích một quần thể 18 ngôi mộ cổ. Đặc biệt, ngôi mộ được phát tích ngày 8.3 năm Giáp Ngọ 2014 có những đặc điểm quan trọng: quách gỗ màu đỏ, có mùi thơm, có nhiều chữ nho.

    Bốn chữ ghi trên tấm thẻ tre được dịch là: "Mạc triều Trạng nguyên"

    Qua thời gian nghiên cứu, dịch chữ, Viện nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người, Hội Khảo cổ học Việt Nam và một số cán bộ, nhà nho ở Hải Phòng đã đi sâu nghiên cứu bằng phương pháp khoa học và tâm linh, thu được nhiều kết quả quan trọng để có thể khẳng định đây có thể là ngôi mộ của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.

    Tham dự Hội thảo có Giáo sư tiến sỹ khoa học Phan Anh, Tiến sỹ- Thiếu tướng Ngô Tiến Quý, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Ứng dụng tiềm năng con người, Tiến sỹ Nguyễn Lân Cường- Tổng thư ký Hội Khảo cổ học Việt Nam...

    Nhà Thư pháp Lê Thiên Lý ở Hải Phòng là 1 trong 10 diễn giả đã báo cáo trước hội thảo về quá trình đọc chữ Nho trên tấm quách và trên thẻ tre nằm trong tấm quách. Điều khiến tất thảy những người tham dự hội thảo vui mừng vì dòng chữ ngay trên đầu thẻ tre được dịch là 4 chữ nho MẠC TRIỀU TRẠNG NGUYÊN... Theo Nhà thư pháp Lê Thiên Lý thì đó chính là “chứng minh thư” của Cụ Trạng! Chữ rõ ràng, chính xác mà bất kỳ ai biết chữ Nho đều đọc được dễ dàng.

    Ngoài ra còn rất nhiều chữ nhỏ khác nữa đều chứa nội dung, hàm ý nói người nằm trong tấm quách gỗ Kim Lan (gỗ Lan vàng) là Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Kết thúc hội thảo, tất cả các báo cáo đều khẳng định đó là mộ của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, thống nhất lập hồ sơ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ giao cơ quan chức năng thẩm định, công nhận chính thức.
    Nhiều tình tiết khó lý giải

    Kể về quá trình nghiên cứu, phát hiện ngôi mộ với nhiều dấu hiệu là mộ của Cụ Trạng, ông Lê Thiên Lý- một nhà thư pháp khá nổi tiếng của Hải Phòng, người đã tham gia nghiên cứu,báo cáo tham luận tại hội thảo chia sẻ với PV Dân Việt cả một câu chuyện với nhiều tình tiết ly kỳ, huyền bí, khó lý giải.

    Vào khoảng đầu tháng 3 âm lịch năm Giáp Thân 2014, chị Bùi Thị Hiền, ở Ao Dương, thôn Hạ Đồng, xã Cộng Hiền, Vĩnh Bảo nằm mơ thấy một cụ già xưng là nhà nho báo cho biết, cụ đang nằm ở khu vườn của gia đình và cụ muốn được chuyển ra ngoài. Y lời người trong mơ, gia đình chị Hiền đã tổ chức đào tại khu vườn của gia đình thì phát hiện một quách bằng gỗ Ngọc Lan, bên trong chứa bộ hài cốt gồm hộp sọ và ít xương. Gia đình đã xếp toàn bộ bộ hài cốt sang tiểu sành và mang ra nghĩa trang của thôn để chôn cất theo lời dặn của người trong mơ, còn tấm quách thì vứt ra bờ rào.


    Các nhà khảo cổ học và nhà ngôn ngữ học nghiên cứu các chữ nho trên quách

    Biết được thông tin này, thầy giáo Ngô Văn Hiển là giảng viên của Trường Đại học Dân lập Hải Phòng đã tìm tới gia đình, chụp ảnh tấm quách với rất nhiều chữ nho mang ra Hải Phòng tìm đến cụ Lương Bắc Tưởng, là một người rất giỏi chữ hán để nhờ dịch hộ. Cụ Tưởng nhìn thì đọc được hai chữ là Kim Lan (Lan vàng). Như có duyên kỳ ngộ, hôm đó, nhà thư pháp Lê Thiên Lý đến nhà cụ Tưởng chơi, được cụ Tưởng kể cho nghe câu chuyện và những bức ảnh chụp tấm quách. Đem về nghiên cứu, sau 7 ngày, ông Lê Thiên Lý đã dịch xong bài thơ có 24 chữ:

    Giá độc tất đạt
    Trạng Trình khiếu phong
    Tâm dĩ nhật chính
    Tầm tự Quang Long
    Trùng mộc chủ tông
    Trung sinh Nam cự.

    (tạm dịch là: Đọc ở đây sẽ thấy một người tên là Đạt sau này được phong là Trạng Trình. Con người đó tâm sáng như mặt trời giữa trưa, cứ tìm ở trong chữ sẽ thấy vết tích của vị vua. Giữa hai lớp gỗ đè sẽ ra tông tích của một vị chủ nằm trong quách đó là một vị nổi danh của nước Nam). Đọc đi đọc lại, ngẫm đi ngẫm lại ông Lê Thiên Lý mừng rỡ nhận thấy đây có khả năng là ngôi mộ của cụ Trạng Trình.

    Nhiều người được báo mộng

    Cùng thời gian này, chị Bùi Thị Hiền lại nằm mơ thấy cụ nhà nho về nói, “Ta chính là Trạng Trình. Ta lên để giúp nước”. Rồi nhà văn Nguyễn Thụy Kha biết chuyện cũng tìm về Hải Phòng, mang tấm quách đi Hà Nội, để ở 59 Tràng Thi. Để làm sáng tỏ những thông tin về ngôi mộ có thể là của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, từ giữa năm 2016, ông Lê Thiên Lý cùng nhà giáo Ngô Văn Hiển, ông Hoàng Phan, ở Vĩnh Bảo) đã liên hệ với Viện Khảo cổ học và Viện nghiên cứu Ứng dụng tiềm năng con người để cùng vào cuộc nghiên cứu.

    Tại địa phương, nhận được báo cáo của nhóm nghiên cứu nói trên, UBND thành phố Hải Phòng đã chỉ đạo Sở VHTTDL, Bảo tàng Hải Phòng cùng vào cuộc. Tấm quách đã được di từ 59 Tràng Thi về cất giữ tại Bảo tàng Hải Phòng. Ngày 9.1.2017, tại bảo tàng Hải Phòng, theo chỉ dẫn của nhà ngoại cảm Trần Lệ Giang, một số nhà nho, cùng cán bộ của Sở VHTTDL Hải Phòng đã đục tấm quách (giữa hai tấm gỗ ép vào nhau như đã thể hiện ở 24 câu thơ trên), tìm thấy được một thẻ tre dài khoảng gần 25cm.

    Các nhà ngôn ngữ đã đọc được ngay 2 chữ Đạt và Xuyên. Sau khi nghiên cứu kỹ, đã đọc được 4 chữ quan trọng ở đầu thẻ tre là Mạc Triều Trạng Nguyên. Mọi người rất đỗi vui mừng vì 4 chữ đó giống như “chứng minh thư” của Cụ Trạng. Điều kỳ lạ là, đêm hôm trước, nhà khảo cổ học, Tiến sỹ Nguyễn Lân Cường cũng nằm mơ, thấy có cụ già về báo mộng là cứ phá quách ra thì sẽ tìm thấy một thẻ tre.

    Thẻ tre được tìm thấy trong quách gỗ

    Sáng 11.1, các nhà nghiên cứu đã gặp nhau ở Hải Dương đều phát hiện và đọc được chữ Mạc Triều Trạng Nguyên tại, và đọc thêm được chữ Cù Xuyên (là hiệu của gia tộc cụ Nguyễn Văn Định- cha của Cụ Trạng).
    Ông Lê Thiên Lý cho biết, hiện vẫn còn rất nhiều chữ nho trên tấm quách đang tiếp tục được các nhà nho đọc, nghiên cứu và sẽ được đưa vào tập tài liệu để lập hồ sơ báo cáo lên cấp có thẩm quyền thẩm tra, công nhận ngôi mộ nói trên là của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.

    Theo tài liệu lịch sử, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), có tên khai sinh là Nguyễn Văn Đạt, sinh năm Tân Hợi, niên hiệu Hồng Đức thứ 22 dưới triều Lê Thánh Tông (1491). Ông sinh tại làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng).

    Sau khi Mạc Đăng Doanh lên ngôi vua, thi hành một số chính lệnh tốt, ông mới quyết ra thi khoa thi Hương năm Giáp Ngọ (1534) và đã đỗ đầu. Khoa thi hội và thi đình năm Ất Mùi (1535) ông lại tiếp đỗ đầu.
    Ngoài học vấn, Nguyễn Bỉnh Khiêm còn có tài tiên tri, nhiều điều cụ đã tiên tri trước hàng trăm năm được người đời sau chiêm nghiệm, gọi là Sấm Trạng Trình.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  4. #4

    Mặc định

    Tìm thấy mộ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: Vì sao dân, xã hoài nghi?

    19.01.2017 | 11:00 AM

    Thông tin tìm được mộ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, các nhà khoa học cho rằng đây chính xác là mộ Nguyễn Bỉnh Khiêm nhưng chính quyền địa phương, người dân hoài nghi chờ quyết định của Nhà nước.

    Lý giải của những người trong cuộc
    Vừa qua một nhóm các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người ( Viện NC&UDTNCN - thuộc Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam), Hội Khảo cổ học Việt Nam (Hội KCHVN) và Trung tâm Thư pháp câu đối và Hán Nôm học Hải Phòng công bố một thông tin chấn động: đã tìm thấy mộ của danh nhân văn hóa Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.


    Mộ cổ quách bằng gỗ ngọc am sau khi khai quật

    PV báo Người Đưa Tin đã tìm gặp nhà thư pháp Lê Thiên Lý – Giám đốc Trung tâm Thư pháp câu đối và Hán Nôm học Hải Phòng để trao đổi về vấn đề này. Ông Lý là một trong những người tiên phong trong việc nghiên cứu Hán Nôm, dịch thuật, cụ thể là đưa ra những căn cứ để chứng minh việc tìm ra mộ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là có thật.


    Nhà thư pháp Lê Thiên Lý dịch các chữ Nho trên quách

    Theo ông Lý, vào tháng 5/2014, ông có nhận được thông tin một hộ dân ở thôn Hạ Đồng, xã Cộng Hiền, huyện Vĩnh Bảo, TP. Hải Phòng có khai quật được một ngôi mộ cổ, trên ván của ngôi mộ này có nhiều chữ bằng tiếng Hán. Sau một thời gian nghiên cứu những chữ này được ông Lý phiên âm tiếng Việt như sau:


    Giá độc tất đạt
    Trạng trình khiếu phong
    Tâm dĩ nhật chính
    Tầm tự quang long
    Trùng mộc chủ tông
    Trung sinh Nam cự



    Nghĩa của các từ được phiên âm này như sau: “ Một người có tên là Đạt, gọi ra được tên Trạng Trình, người có tâm sáng như mặt trời giữa trưa. Tìm trong chữ sẽ thấy ánh sáng của rồng (tức Long). Tìm trong lớp gỗ sẽ thấy tông tích của chủ nhân là một con người lớn lao của nước Nam”.


    Căn cứ vào những dòng chữ được dịch thuật, ông Lý đánh giá nhiều khả năng ngôi mộ này thuộc về một danh nhân, cụ thể là Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm


    Thẻ tre được lấy ra từ quách và được dịch thuật

    Tiếp đó, theo đề nghị của Viện NC&UDTNCN và Hội KCHVN về việc giúp đỡ đọc và xác định chữ Nho trên chiếc thẻ tre lấy từ quách lưu giữ tại Bảo tàng Hải Phòng, thì một nhóm 8 nhà nghiên cứu Hán Nôm các tỉnh thành: Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nội đã tiến hành nghiên cứu và đọc các chữ Hán trên chiếc thẻ tre. Do thời gian đã lâu, chữ trên thẻ tre lại nhỏ nên các nhà Hán học chỉ đọc được các chữ này gồm 2 phần. Phần thứ nhất: Mạc triều Trạng nguyên… tại (phần 3 chấm nét chữ bị mờ chưa đọc được). Phần thứ hai: Cù xuyên.


    Từ những chữ Hán trên quách và thẻ tre đã được dịch thuật, ông Lý khẳng định ngôi mộ cổ kể trên thuộc về Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Lý giải việc tại sao quê hương của Trạng Trình ở xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo mà ngôi mộ này lại được an táng tại xã Cộng Hiền, ông Lý cho biết Cộng Hiền là quê của vợ cả và cũng là thầy dạy học của Trạng Trình nên nếu Trạng Trình được an táng tại xã Cộng Hiền thì cũng không có vấn đề gì.


    “Chúng tôi đang soạn thảo văn bản đệ trình Thủ tướng Chính phủ để Thủ tướng xem xét, giao cho các cơ quan chuyên môn khác như Bộ VH-TT&DL. Viện Khoa học Hình sự - Bộ Công An để làm rõ thêm về vấn đề này, Từ đó, có cơ sở kỹ lưỡng, chuẩn xác để xác nhận đây là mộ của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm” - ông Lý nói.


    Trong khi đó, Phó GS.TS Nguyễn Lân Cường – Tổng thư ký Hội KCHVN thể hiện quan điểm: “Mẫu vật là chiếc quách đã được tôi đưa đi xác định niên đại, sau giám định chiếc quách này bằng gỗ ngọc am, có tuổi đời đến nay trên 1.700 năm. Là người làm công tác khảo cổ học đã lâu, tôi chắc chắn đến 95% đây chính là mộ của Trạng Trình”.


    PGS.TS Nguyễn Lân Cường cùng các nhà khảo cổ đang tiến hành lấy thẻ tre từ quách

    Dư luận đặt ra câu hỏi liệu có phải mộ gió hay không thì việc này ông Cường phủ nhận. Bởi lẽ, ngôi mộ này vẫn còn phần cốt, nếu là mộ gió, mộ giả thì sẽ không bao giờ có cốt. Ông Cường cho rằng, nếu được chứng nhận đây chính xác là mộ Trạng Trình thì sẽ là một thông tin khảo cổ học gây chấn động dư luận. Về việc Hội KCHVN có đệ trình Thủ tướng về thông tin khảo cổ học tìm được mộ nghi của của Trạng Trình hay không thì ông Cường nói việc này ông Lý sẽ làm. Đơn vị của ông chỉ làm công tác khảo cổ học.


    Ngay sau thông tin tìm thấy mộ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm sau 529 năm ngày mất tại huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng mà các nhà khoa học đưa ra trong cuộc Hội thảo mới đây, sáng 18/1, PV báo Người Đưa tin về địa phương để tìm hiểu thực hư sự việc này.


    Dư luận, chính quyền nói gì?



    9h sáng ngày 18/1, khi phóng viên hỏi về thông tin tìm thấy mộ cụ Trạng, nhiều người dân không hứng thú với thông tin này vì theo họ điều này đã được nghe từ mấy hôm trước. Ông Đ.V.B, 65 tuổi, người trong thôn Hạ Đồng cho biết: “Vào năm 2014, tôi nghe mọi người đồn là nhà bà Hiền đào được mộ cổ. Thời điểm đó có nhiều người qua lại nhà bà ấy tìm hiểu, đưa tấm gỗ lên tận Hà Nội nghiên cứu gì đó. Nhưng chỉ được một thời gian ngắn tôi không nghe thấy tin gì về ngôi mộ này”.


    Không chỉ ông B., nhiều người khi được phóng viên hỏi đều khẳng định không biết gì về thông tin tìm được mộ Trạng Trình mà chỉ nghe đồn như vậy chứ không biết thực hư thế nào.


    Tại vị trí đào mộ cổ, gia đình bà Hiền đã an táng phần cốt

    Có mặt tại khu vực nhà bà Hiền, ở thôn Hạ Đồng, xã Cộng Hiền – nơi tìm thấy ngôi mộ cổ phát tích, bà Hiền xác nhận với phóng viên là năm 2014, gia đình bà có đào được một chiếc quách gỗ sơn màu đỏ ở độ sâu 2m ngay tại vườn nhà. Khi bật nắp, ở bên trong quách vẫn còn nguyên bộ hài cốt. Tuy nhiên, khi di chuyển bộ hài cốt sang chiếc tiểu sành mới, nhiều xương tự vụn ra, còn lại xương đầu và một ít xương chân không bị nát vụn. Bà Hiền cho biết: “Gia đình bà an táng bộ hài cốt ngay tại vị trí đào được quách gỗ nhưng điều chỉnh hướng cho hợp phong thủy và xây thành mộ phần để thờ cúng. Còn lại chiếc quách gỗ được mấy người bạn của bà đưa lên Hà Nội nghiên cứu vì nghi là mộ của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm”.


    Trao đổi với PV, ông Đoàn Văn Chung - Chủ tịch UBND xã Cộng Hiền, huyện Vĩnh Bảo cho rằng, chính quyền địa phương không nắm được việc một số người dân đào được mộ tại nhà bà Hiền ở thôn Hạ Đồng. Hơn nữa, việc họ làm cũng không thông báo với địa phương. Thông tin tìm được mộ cụ Trạng chỉ là đồn thổi, chúng tôi mới được xem trên mạng. Mình là người nhà nước mình phải tin vào khoa học, khi nào có kết luận chính xác của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì chúng tôi mới tin đó là mộ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.


    Cùng quan điểm với ông Chung, ông Nguyễn Văn Phương - Chủ tịch UBND xã Lý Học- địa phương quê nhà của Trạng Trình khẳng định: “Thông tin tìm thấy mộ cụ Trạng là không có căn cứ. Chúng tôi mong muốn cơ quan chức năng làm rõ thông tin này để tránh gây hoang mang trong dư luận địa phương”.


    Tại đền thờ của Trạng Trình, ông Lê Văn Kiều - Trưởng ban Quản lý khu di tích đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm cho biết, việc các nhà nghiên cứu đưa tấm quách đào được đi phân tích chúng tôi không được biết, không được tham gia nên chúng tôi không nắm được gì. Mọi thông tin chính xác phải chờ phía cơ quan Nhà nước.


    Minh Sơn – Lã Tiến
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  5. #5

    Mặc định

    Tìm thấy mộ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm ở Hải Phòng?

    Thứ Tư, ngày 18/01/2017 10:59 AM (GMT+7)
    Sự kiện: Hải Phòng

    Tìm thấy mộ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm sau 529 năm ngày mất tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng là những gì các nhà khoa học đưa ra trong cuộc Hội thảo mới đây, song người dân địa phương còn nhiều nghi vấn.





    Hội thảo thu hút đông đảo giáo sư, tiến sĩ, các nhà khoa học, sử học, nhà ngoại cảm. Ảnh: N.V.H cung cấp


    Cuộc hội thảo về ngôi mộ cổ mới phát tích tại huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng được tổ chức tại Hà Nội vừa qua, do Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng của con người và Hội Khảo cổ học Việt Nam tổ chức thu hút sự tham gia của đông đảo giáo sư, tiến sĩ khoa học đầu ngành, các nhà sử học, hán học và nhà ngoại cảm trong nước.

    Trước đó, vào tháng 4/2014, người dân thôn Hạ Đồng, xã Cộng Hiền, huyện Vĩnh Bảo đào được một chiếc quách gỗ sơn màu đỏ tại vườn nhà bà Bùi Thị Hiền. Sau khi an táng bộ hài cốt trong chiếc quách, người dân thấy đã giữ lại chiếc quách gỗ.



    Các nhà nghiên cứu tìm tấm thẻ tre trong tấm ván địa của chiếc quách. Ảnh: N.V.H cung cấp


    Nghi tấm quách có liên quan đến phần mộ Danh nhân văn hóa Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, một số người dân ở huyện Vĩnh Bảo mang chiếc quách gỗ tìm đến các nhà nghiên cứu khoa học, nhà thư pháp, nhà hán nôm để tìm lời giải đáp.

    Sau gần 2 năm nghiên cứu tấm quách này, các nhà khoa học tìm thấy nhiều tài liệu cho rằng liên quan đến thân thế, sự nghiệp của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm như: Bài thơ bằng chữ Hán, Nôm được khắc trên tấm quách; tấm quách được làm bằng gỗ ngọc am, có niên đại khoảng 1.700 năm vào thời nhà Mạc...Đặc biệt, sau khi mở ván địa của chiếc quách, các nhà nghiên cứu tìm thấy chiếc thẻ tre bằng tre ngà có nhiều chữ nghi liên quan đến Trạng Trình.


    Tấm thẻ tre được giấu trong tấm ván địa. Ảnh: N.V.H cung cấp


    Với những dữ liệu như vậy, các nhà nghiên cứu đã tổ chức hội thảo khoa học về ngôi mộ cổ này. Tại cuộc hội thảo, nhiều giáo sư, tiến sĩ, nhà sử học, nhà ngoại cảm đưa ra những lý luận cho thấy khả năng đây là ngôi mộ của Danh nhân văn hóa Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.

    Là một trong hàng trăm người tham dự hội thảo, anh N.V.H ở huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng cho biết, anh được tận mắt chứng kiến các nhà nghiên cứu tách lấy tấm thẻ tre bằng tre ngà từ trong chiếc quách. "Ở cái thẻ tre viết đầy đủ tên, tuổi của Cụ (Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm - PV), tên bố Cụ. 500 năm rồi, tấm thẻ tre tưởng hỏng mà không hỏng, Cụ giỏi thật".



    Tấm thẻ tre sau khi được lấy ra, bên trên khắc nhiều chữ Hán. Ảnh: N.V.H cung cấp

    Việc đưa ra nhận định ban đầu sau khi nghiên cứu chiếc quách trong ngôi mộ cổ tại làng Hạ Đồng, huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng khả năng là của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm khiến dư luận cả nước, đặc biệt là người dân thành phố Cảng xôn xao và đặt ra nhiều nghi vấn về việc sau 529 năm đã tìm được mộ Trạng Trình?

    Theo tài liệu lịch sử, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), có tên khai sinh là Nguyễn Văn Đạt, sinh năm Tân Hợi, niên hiệu Hồng Đức thứ 22 dưới triều Lê Thánh Tông (1491). Ông sinh tại làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng).

    Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm từ nhỏ ông rất tài học, thông minh, đĩnh ngộ, thuộc nhiều thơ ca quốc âm do mẹ dạy truyền khẩu. Lớn lên lại càng học rộng tài cao, tiếng tăm vang dội, như thấy các tập đoàn phong kiến lúc ấy tranh giành quyền lợi gây nhiều tang tóc cho nhân dân, ông không chịu ra làm quan, chỉ ở nhà dạy học. Sau khi Mạc Đăng Doanh lên ngôi vua, thi hành một số chính lệnh tốt, ông mới quyết ra thi khoa thi Hương năm Giáp Ngọ (1534) và đã đỗ đầu. Khoa thi hội và thi đình năm Ất Mùi (1535) ông lại tiếp đỗ đầu. Đặc biệt cả 4 môn thi hội và bài đình đối của ông đều đạt điểm cao nhất, giành học vị trạng nguyên. Đây là hiện tượng hiếm trong lịch sử thi cử Hán học ở nước ta. Lôi kéo được Nguyễn Bỉnh Khiêm ra phục vụ triều đình mình, Mạc Đăng Doanh rất mừng, bổ nhiệm ông chức Đông các hiệu tư, sau lại cử giữ chức Tả thị lang bộ hình, rồi chuyển qua Bộ Lại với chức Tả thị lang kiêm Đông các Đại học sĩ. Ông giữ chức này cho đến khi dâng sớ xin chém 18 tên quyền thần, không được vua xét, bèn xin về quê, mở Am Bạch Vân, dựng Quán Trung Tân, tuyên truyền và đào tạo nhân tài cho đất nước...

    Sau khi Nguyễn Bỉnh Khiêm mất, dân làng lập đền thờ ngay tại quê nhà để tưởng nhớ cụ. Năm 2016, khu di tích đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm được Nhà nước cấp bằng xếp hạng di tích đặc biệt cấp quốc gia. Phần mộ của Trạng Trình đến nay chưa được tìm thấy, vẫn còn là một bí ẩn.

    Theo Lê Tiến (Người đưa tin)
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  6. #6

    Mặc định

    Đi tìm sự thật chuyện tìm thấy mộ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm ở Hải Phòng

    Thứ sáu, 10/02/2017, 07:53 AM




    (VTC News) - Những đồn thổi về ngôi mộ ở xã Cộng Hiền, được cho là nơi an táng của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, gây xôn xao dư luận gần đây, là hoàn toàn phi lý.

    Thời gian gần đây, một số thông tin lan truyền trên mạng khẳng định đã tìm thấy mộ phần của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Câu hỏi gần 430 năm kể từ ngày Trạng mất đã có lời giải? Những trang tin này còn dẫn thêm một số chứng cứ quan trọng để củng cố cho luận điểm đã tìm thấy mộ Trạng. Sự việc này đã gây xôn xao dư luận tại Hải Phòng cũng như cả nước, và phát sinh rất nhiều luồng quan điểm khác nhau. Nhóm phóng viên VTC News đã tìm về Vĩnh Bảo, Hải Phòng, vào cuộc tìm hiểu sự thật.


    Kỳ 1: Thực hư chuyện tìm thấy mộ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm?Thông tin lan truyền

    Cụ thể, những thông tin này cho biết, trước đó, một người dân ở huyện Vĩnh Bảo đã tìm thấy trong khu vườn nhà mình một chiếc quách gỗ sơn màu đỏ ở độ sâu 2m. Tuy nhiên, khi di chuyển bộ hài cốt sang chiếc tiểu sành mới, nhiều xương tự vụn ra, còn lại xương đầu và một ít xương chân không bị nát vụn. Bà con địa phương đã an táng bộ hài cốt tại nghĩa trang của xã, còn chiếc quách gỗ được giữ lại, chuyển lên Hà Nội cho các nhà khoa học nghiên cứu.


    Trong năm 2016, tấm quách được Viện Nghiên cứu, ứng dụng tiềm năng con người và Hội Khảo cổ học Việt Nam nghiên cứu kỹ lưỡng. Các chuyên gia lấy một mảnh quách gửi đến Trung tâm hạt nhân (TP.HCM) để phân tích, kết quả cho thấy gỗ làm tấm quách có niên đại khoảng 1.700 năm.Ngày 18/1, PGS.TS Nguyễn Lân Cường (Tổng thư ký Hội Khảo cổ học Việt Nam) cho biết đơn vị vừa phối hợp với Viện Nghiên cứu, ứng dụng tiềm năng con người, tổ chức hội thảo về ngôi mộ cổ nghi của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.


    Bên cạnh đó, TS. Lê Đình Phụng sau khi xem xét tấm quách đã đưa ra kết luận: Gỗ dùng làm tấm quách là gỗ Ngọc Am, loại gỗ quý hiếm, nếu là dân thường thời phong kiến không thể có được. Cũng theo ông Phụng, quy cách đóng chiếc quách và cách ghép, chất liệu sơn cho thấy thuộc vào thời nhà Mạc.Trong quách có chiếc thẻ bằng tre, Nhà thư pháp Lê Thiên Lý cho hay ngay khi chiếc thẻ được đưa ra, ông đã đọc được chữ Đạt. Sau đó, ông và nhà Hán học Hoàng Phan và cụ Lương Bắc Tưởng đã cùng đọc chữ viết trên chiếc thẻ tre và phát hiện ra chữ Mạc triều trạng nguyên và 2 chữ Cù Xuyên (đạo hiệu của giám sinh Nguyễn Văn Định, thân sinh của Trạng Trình Nguyễn Bình Khiêm).


    Một góc đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm ở Vĩnh Bảo, Hải Phòng

    Cùng thời gian đó, ông Nguyễn Đình Minh, hiệu trưởng một trường THPT trên địa bàn thành phố Hải Phòng đưa lên trang web cá nhân của mình bài viết mang tên: Ngôi mộ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm và tôn tộc nhà Mạc - Hé mở độ tin cậy từ những căn cứ khoa học. Bài viết đó tập trung phân tích, đánh giá về những thông tin xung quanh ngôi mộ cổ tìm thấy như đã nêu ở trên. Đó là bài viết trên trang cá nhân, chưa được kiểm chứng đúng sai, nhưng một số trang tin, thậm chí cả báo điện tử đã trích dẫn lại và đăng tải trên trang web chủ quản của mình.

    Đáng ngạc nhiên là cho tới thời điểm này, vẫn chưa hề có một tờ báo lớn hay một cơ quan chức năng nào lên tiếng khẳng định hay phủ nhận những thông tin lan truyền trên mạng đó. Vậy, thực hư của câu chuyện như thế nào?Sự thật hé mởSự việc phát hiện chiếc quách diễn ra trong khu vườn của gia đình bà Bùi Thị Hiền, thuộc thôn Hạ Đồng, xã Cộng Hiền, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Địa điểm đó cách xa nơi sinh sống năm xưa của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là thôn Trung Am, xã Lý Học, cỡ chừng hơn 10km. Theo những người dân thôn Hạ Đồng, không ai được chứng kiến sự việc ấy, phần lớn được nghe kể lại.



    Bài phóng sự điều tra được ông Nguyễn Đình Minh viết và đăng trên trang web cá nhân của mình

    Chuyện là, một đêm trăng thanh gió mát đầu năm 2014, bà Hiền bỗng nằm mơ thấy một cụ già tự xưng là nhà nho hiện về báo mộng: “Ta lên để giúp nước, ta chính là Trạng Trình”. Lần theo những sự chỉ bảo của cụ, gia đình bà Hiền đã đào bới vườn nhà lên và phát hiện ra một chiếc quách làm bằng gỗ quý, bên trong có chứa 1 bộ hài cốt với hộp sọ và một ít xương. Biết thông tin lạ này, một số người có học vị ở Hải Phòng đã tìm đến và quyết tìm hiểu sự thật xung quanh việc tìm thấy ngôi mộ cổ ấy. Và những diễn biến tiếp theo là câu chuyện như thông tin trên mạng đang lan truyền ầm ỹ hiện nay



    Việc tìm thấy ngôi mộ cổ trong gia đình nhà bà Hiền là có thật, tuy nhiên, khi làm việc với các cơ quan chức năng Hải Phòng, chúng tôi đã phần nào sáng tỏ những câu hỏi xung quanh sự việc này.Cụ thể, trong văn bản số 118/BC-SKHCN ngày 04/11/2016 của Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hải Phòng, báo cáo về việc khảo sát, xác minh thông tin về các ngôi mộ cổ tại huyện Vĩnh Bảo đã chỉ rõ: Trong quá trình khai quật những ngôi mộ này, gia đình bà Hiền đã không thông báo cho chính quyền địa phương và các cơ quan có thẩm quyền để xử lý. Sở Văn hóa và Thể thao cũng không nhận được bất kỳ văn bản nào về sự việc này
    .

    Văn bản số 118/ BC - SKHCN

    Những hiện vật được khai quật tại ngôi mộ trong nhà bà Hiền (quách gỗ sơn màu đỏ, tiểu gốm, 9 chiếc cúc màu vàng) sau đó đã không còn được lưu giữ tại hiện trường. Khi đoàn cán bộ khảo sát tại gia đình bà Hiền đã không thấy những hiện vật nêu trên, mà chỉ thấy hiện có 15 ngôi mộ đã được xây cất.Ngày 15/5/2014, Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người đã về khảo sát tại địa phương.

    Cùng ngày, UBND xã Cộng Hiền đã báo cáo toàn bộ lên cấp trên những sự việc đã xảy ra trên địa bàn xã. Cho đến 28/5/2014, Bảo tàng Hải Phòng đã về nghiên cứu thực địa, nhưng hiện trường đã không còn bất cứ hiện vật nào, nên không có căn cứ để kết luận về chủ nhân của ngôi mộ ấy.Một thời gian dài, cho đến tháng 8/2016, các cơ quan có liên quan không còn nhận được bất cứ thông tin gì thêm xung quanh sự việc này, tình hình địa phương ổn định, công tác an ninh được đảm bảo.Nhưng đến giữa tháng 8/2016, ông Nguyễn Đình Minh lại gửi thư lên UBND huyện Vĩnh Bảo hỏi về sự việc xảy ra tại thôn Hạ Đồng. Ngày 26/8/2016, báo Hải Phòng cuối tuần có đăng bài viết: “Xung quanh việc phát hiện ngôi mộ cổ ở xã Cộng Hiền, cần giải pháp bảo tồn các di vật văn hóa”.

    Trước sự việc này, phòng Văn hóa và Thông tin huyện Vĩnh Bảo đã 2 lần gửi công văn đến gia đình bà Bùi Thị Hiền đề nghị tạo điều kiện để cơ quan chức năng tiếp nhận, chuyển hiện vật về Bảo tàng Hải Phòng lưu giữ. Nhưng đến thời điểm ra văn bản số 118 ngày 04/11/2016, gia đình bà Hiền vẫn chưa bàn giao hiện vật.Việc gia đình bà Bùi Thị Hiền đã tự ý khai quật ngôi mộ nêu trên mà không thông báo cho các cơ quan chức năng, cũng như việc tự ý di chuyển hiện vật khai quật đi nơi khác đã làm xáo trộn toàn bộ hiện trường, gây khó khăn cho việc xác định nguồn gốc của hiện vật và việc nghiên cứu một cách khoa học ngôi mộ này. Mặt khác, việc tự ý đào bới, khai quật mộ khi chưa rõ chủ nhân, nguồn gốc và tự ý di chuyển hiện vật đi nơi khác là hành vi vi phạm khoản 3 điều 37, khoản 4 điều 14 của Luật di sản văn hóa..



    Biên bản bàn giao hiện vật được tìm thấy trong ngôi mộ ở nhà bà Bùi Thị Hiền

    Được biết, mãi đến ngày 7/12/2016, bảo tàng Hải Phòng mới tiếp nhận được hiện vật của vụ đào mộ trong nhà bà Hiền hồi… năm 2014. Trong biên bản bàn giao hiện vật được ký cùng ngày thể hiện rõ: Hiện vật bao gồm 1 quách gỗ hình chữ nhật, rỗng bên trong, đã bị mục. Quách có lòng dài 84cm, rộng 15,5cm, dày 5cm; 1 tấm thiên gỗ không còn nguyên vẹn; 1 mảnh quách, và 7 chiếc cúc hình cầu đã bị bong tróc.“Tôi hỏi ngược lại các nhà báo, vậy chiếc thẻ tre có ghi chữ như những thông tin lan truyền trên mạng ở đâu ra? Mặt khác, hiện vật được tìm thấy và bàn giao cho bảo tàng mặc dù gọi là quách, nhưng nó chỉ dài có 84cm, rộng 15,5cm, thì may chăng chỉ nhét vừa được cái chân người.

    Hài cốt tìm thấy thì chúng tôi cũng chỉ nghe kể lại chứ không ai nhìn thấy, mà nếu có thì làm sao để có thể đưa vào cái quách này được, trừ khi phải chia nhỏ, xé lẻ ra, mà điều ấy là bất lương, hoàn toàn trái với thuần phong mỹ tục, văn hóa của người Việt”, ông Phạm Ngọc Điệp, trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng chia sẻ.Với một số tài liệu và chứng cứ ban đầu, nhóm PV VTC News đã có cơ sở để khẳng định, những đồn thổi về ngôi mộ được đào trong nhà bà Bùi Thị Hiền năm 2014 và được cho là nơi an táng của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, như một số thông tin lan truyền trên mạng gây xôn xao dư luận gần đây, là hoàn toàn phi lý.Như vậy, việc phần mộ của bậc thánh nhân này thực sự đang ở đâu? Và mục đích đằng sau của những người đã loan tin trên mạng là gì?

    Chúng tôi tiếp tục hành trình đi tìm câu trả lời.

    Còn tiếp…Hải Minh – Minh Khang




    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  7. #7

    Mặc định

    Ngôi mộ tìm thấy ở Hải Phòng gây xôn xao cả nước là "nhà tiên tri" Nguyễn Bỉnh Khiêm

    Thứ hai, 13/02/2017, 07:20 AM


    (VTC News) - Khá vô lý nếu như hơn 400 năm trước, khi Trạng mất, người nhà Trạng lại khênh quan tài đi bộ tận hơn…10km để chôn cất.

    Kỳ 2: Những lập luận sắc bén

    Trở lại sự việc ông Nguyễn Đình Minh, hội viên Hội nhà văn Việt Nam, hiệu trưởng một trường THPT ở Hải Phòng có đơn thư gửi lên UBND huyện Vĩnh Bảo hồi tháng 8/2016 hỏi về sự việc tìm thấy ngôi mộ trong khu vườn của bà Bùi Thị Hiền ở thôn Hạ Đồng (Cộng Hiền, Vĩnh Bảo, Hải Phòng), phòng Văn hóa và Thông tin huyện Vĩnh Bảo đã cung cấp cho chúng tôi văn bản số 19/ BC – VH&TT ngày 9/9/2016. Văn bản này ghi rõ: Các phòng chức năng thuộc UBND huyện đã phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xem xét, tìm hiểu, nghiên cứu.

    Xét thấy chưa đủ căn cứ để khẳng định như những nội dung trong đơn thư ông Minh đã nêu, là vào khoảng tháng 5, “Cụ Đồ” nhập vong qua cô Bùi Thị Hiền và cho biết chiếc quách được tìm thấy đó đựng hài cốt và các di huấn của cụ Bình (tức Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm – theo cách chú giải của “Cụ Đồ”).

    Với những căn cứ như vậy, phòng Văn hóa và Thông tin đề nghị UBND huyện Vĩnh Bảo yêu cầu UBND xã Cộng Hiền nắm chắc tình hình cơ sở thôn Hạ Đồng; tuyên truyền, ngăn cấm người dân không được khai quật mồ mả người khác khi chưa được chính quyền cho phép; vận động, thu hồi các hiện vật về địa phương để các cơ quan chuyên môn tiếp tục nghiên cứu, lưu trữ và bảo quản theo quy định. UBND huyện chỉ đạo công an huyện tập trung làm rõ hoạt động của bà Bùi Thị Hiền tại thôn Hạ Đồng; có biện pháp xử lý những đối tượng tung tin, gây dư luận không đúng về vị trí phần mộ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.



    Ông Phạm Ngọc Điệp, trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Vĩnh Bảo

    Không hiểu suy nghĩ như thế nào, ông Nguyễn Đình Minh vẫn đăng một bài viết dạng điều tra do mình tự viết mang tên: “Ngôi mộ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm và tôn tộc nhà Mạc - Hé mở độ tin cậy từ những căn cứ khoa học” lên trang web cá nhân của mình, trong đó nội dung xoay quanh việc ngôi mộ tìm thấy ở nhà bà Hiền? Chúng tôi sẽ có câu trả lời cho quý vị độc giả ở những phần tiếp theo của loạt bài điều tra này.

    Nhóm PV VTC News tiếp tục tìm qua thôn Trung Am, xã Lý Học, Vĩnh Bảo, Hải Phòng, quê hương của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm để tìm hiểu dư luận về những thông tin gần đây đang lan truyền ầm ỹ trên mạng. 10 người được hỏi đến thì cả 10 đều khẳng định rằng, họ không bao giờ tin rằng ngôi mộ đào trong nhà bà Bùi Thị Hiền ở xã Cộng Hiền hồi năm 2014 là mộ của Trạng Trình. Địa điểm bên xã Cộng Hiền không có bất cứ một mối liên hệ nào về thân thế và cuộc đời của Trạng. Và cũng khá vô lý nếu như hơn 400 năm trước, khi Trạng mất, người nhà Trạng lại khênh quan tài đi bộ tận hơn…10km sang địa điểm mà hiện nay là khu vườn nhà bà Hiền ở xã Cộng Hiền để chôn cất.

    Giả sử có sự việc như thế, thì việc năm xưa Trạng Trình được an táng ở đâu, kiểu gì cũng có người biết, đâu còn là câu hỏi gần nửa thiên niên kỷ nay chúng ta vẫn đi tìm lời giải đáp. Theo những tài liệu mà cơ quan chức năng đã cung cấp cho chúng tôi, thì khu vực vườn nhà bà Bùi Thị Hiền, trước đây vốn là một nghĩa địa lâu năm, ở đó có những ngôi mộ có nguồn gốc, xen lẫn những nấm mồ vô chủ. Với lại, đây vốn là khu vực sinh sống của những người theo Công giáo.


    Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm ở Vĩnh Bảo, Hải Phòng

    Cụ Trần Văn Khoáng (Lý Học, Vĩnh Bảo), 1 người luôn chuyên tâm tìm hiểu về thân thế và cuộc đời của Trạng cho biết, từ khi khu di tích Đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm được nhà nước quan tâm đầu tư, thân thế và cuộc đời của Trạng dần dần được hé mở, đời sống cư dân Trung Am cũng thay đổi nhiều. Ai cũng tự hào khi quê hương mình năm xưa đã sản sinh ra một bậc thánh nhân. Niềm mong mỏi tìm thấy nơi an táng thật sự của Trạng Trình lại ngày càng thêm thôi thúc.

    Những gì còn lại về nơi an táng năm xưa của Trạng chỉ là mấy chữ: “Táng tại ao Dương”. Tuy nhiên, ao Dương ở đâu thì không một ai biết. Từ bao đời nay, dân Trung Am mỏi mòn đi tìm kiếm nhưng vẫn chưa có kết quả. Có một số ý kiến tranh luận từ rất lâu, thì rất có thể nằm ở 2 địa điểm trên địa bàn xã Lý Học, 1 nơi có tên là Đống Ma Vương, bao gồm 3 ngọn đồi nhỏ, về sau 2 ngọn đồi đã được san để xây trường học, đồi còn lại nay là di chỉ Tháp bút kình thiên. Địa điểm thứ 2 là một vị trí có tên Nghiên thiên tạo, ứng với câu nói của Trạng được lưu truyền trong dân gian: “Bút kình thiên, nghiên thiên tạo”.

    Nghiên thiên tạo ở một địa điểm không xa lắm so với Bút kình thiên, trông rất giống như mô hình nghiên mực thời xưa. Và nếu để ý, thì đền Trạng, cùng với tháp, nghiên.. tạo thành 1 thế chân vạc cân bằng nằm giữa xã Lý Học. “Dù sao, tất cả cũng chỉ là đồn đoán”, cụ Khoáng cho biết.



    Di tích Tháp bút kình thiên

    Cụ Trần Minh Tiến, trưởng đoàn tế khu di tích Đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng ủng hộ quan điểm rằng năm xưa, Trạng được an táng ngay tại quê nhà. Nhưng để khẳng định được đâu là mộ của Trạng, phải có cơ quan chuyên môn như bảo tàng, hay các viện nghiên cứu của Nhà nước vào tiến hành nghiên cứu và xác nhận, tất cả mọi việc đều dựa trên cơ sở khoa học. Cụ Tiến tâm sự, thời Lê Mạc hơn 400 năm về trước, Trạng Trình là một con người quá đỗi nổi tiếng về học vấn, đức cao vọng trọng, đến nỗi triều đình đôi lúc có sự việc gì lớn xảy ra đều phái người về Trung Am xin ý kiến của Trạng.

    Nhưng cũng chính vì thế, sau sự kiện dâng sớ chém 18 nịnh thần mà không được nhà vua phê chuẩn, Trạng Trình cáo lão về quê sinh sống. Tất yếu đến lúc mất, Trạng đã bí mật chọn địa điểm yên nghỉ, đồng thời phân tán con cháu thay tên đổi họ đi nơi khác sinh sống như một số dữ liệu lịch sử đã khẳng định. Bởi lẽ, Trạng lo lắng sau khi mình mất, con cháu sẽ bị các nịnh thần trả thù. Hoặc không thì người Tàu cũng tìm mọi cách sang phá hoại, hay trấn yểm, với mục đích làm cho con cháu đời sau của Trạng tuyệt đường học, khả năng tìm tòi, học hỏi của người Việt lớp hậu thế cũng bị ảnh hưởng.



    Cụ Trần Minh Tiến bên ao bát giác trong khu di tích đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

    “Hội tụ đủ những yếu tố như vậy, chúng tôi cho rằng Trạng chỉ được an táng đâu đó trên quê hương Trung Am này thôi, vì đi xa sẽ có người biết, mà đây lại là nơi chôn rau cắt rốn của Trạng. Địa danh Ao Dương không ai rõ, biết đâu lại có thể là cái ao hình bát giác ngay trước cửa đền. Bởi lẽ cái ao này đã có từ xa xưa, từ hồi tôi còn chưa sinh ra. Hồi trước, nó nhỏ hơn so với hiện tại, và giữa ao luôn tồn tại một mô đất nhỏ. Trạng Trình là bậc thánh nhân, tinh thông địa lý, phong thủy, người đã bí mật chon nơi yên nghỉ cho mình thì hậu thế đâu có dễ dàng có thể tìm thấy”, cụ Trần Minh Tiến cho biết.

    Dù thế nào, cụ Tiến cùng mọi người ở Trung Am vẫn bảo lưu quan điểm, để khẳng định được đâu là mộ Trạng Trình, cần phải dựa trên cơ sở khoa học chắc chắn, chứ không chấp nhận bất cứ biện pháp tìm kiếm nào khác. Cụ Tiến cho biết thêm, hồi những năm đầu thế kỷ 21, nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng có lần đã tìm về đền Trạng, nhưng ngồi suốt cả ngày trời cũng không thể kiệu được linh hồn Trạng Trình về nói chuyện với dân chúng, đành ra về lặng lẽ. Một thời gian ngắn, lại có người đàn ông mãi miền nam xa xôi cũng tìm đến, xưng ngoại cảm, rồi vật vã, làm đủ trò đến mồ hôi vãi ra như tắm cũng chả có kết quả. Sau còn thêm mấy trường hợp xưng danh ngoại cảm nữa đều thất bại.

    Cũng chính vì lẽ đó, dân Trung Am không một ai tin vào việc tìm mộ bậc thánh nhân này bằng phương pháp tâm linh, áp vong tìm mộ. Thật ngạc nhiên, địa danh Ao Dương được lưu truyền trong dân gian, bỗng xuất hiện chình ình ở xã Cộng Hiền, ngay cạnh khu vườn của bà Bùi Thị Hiền, vốn là một cái ao bèo đen ngòm bên nghĩa địa cổ, như lời một số nhân vật khẳng định, trong chuyến đi thực địa của PV tại địa điểm mà những thông tin lan truyền trên mạng đang ầm ỹ bảo rằng đó chính là mộ của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.


    Còn tiếp…

    Hải Minh – Minh Khang
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  8. #8

    Mặc định

    Vì sao 'nhà ngoại cảm' và các nhà khoa học khẳng định tìm thấy mộ cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm?

    Thứ ba, 14/02/2017, 07:05 AM


    (VTC News) - Sau sự việc lan truyền rằng, tìm thấy mộ cụ Trạng trong nhà bà Hiền, thì khách thập phương tìm đến ngày một đông.

    Kỳ 3 : Dựng chuyện mộ Trạng?

    Dựa trên những chứng cứ mà chúng tôi đã thu thập được, đủ thấy câu chuyện khả năng tìm thấy mộ của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm ở xã Cộng Hiền (Vĩnh Bảo, Hải Phòng) đang lan truyền ầm ỹ gần đây trên các trang mạng rõ ràng là không có thật, được một số người dựng lên. Xã Cộng Hiền không có bất cứ một mối liên quan nào đến thân thế cũng như cuộc đời của Trạng.

    Một mặt khác, người dân Trung Am nói riêng và Hải Phòng nói chung, tất cả đều chỉ chấp nhận việc tìm thấy mộ Trạng nếu như có cơ sở khoa học, chứ không phải việc chỉ thông qua phương pháp ngoại cảm, hay báo mộng, áp vong tìm mộ. Ý kiến các cơ quan chức năng có liên quan ở Hải Phòng đã có, thực tế đã chứng minh, nhưng tại sao những kẻ tung tin này vẫn bất chấp, cố sống cố chết để khẳng định sự việc này là đúng, thậm chí còn vẽ ra rất nhiều câu chuyện ma mị, huyền bí nhằm làm cho một số người dân chưa rõ thông tin lại tin sái cổ, gây ra dư luận ầm ỹ ở Hải Phòng như hiện nay? Có thể khẳng định, đó là những hành vi có dấu hiệu lợi ích nhóm, thông qua việc lợi dụng tên tuổi của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, buôn thần bán thánh, nhằm trục lợi cá nhân.


    Nhóm PV VTC News đã tìm đến xã Cộng Hiền và phơi bày toàn bộ sự việc này. Cũng phải nói qua về nhân vật trung tâm trong câu chuyện này là bà Bùi Thị Hiền ở thôn Hạ Đồng, xã Cộng Hiền, mà người dân Vĩnh Bảo không ai là không biết. Cách đây vài năm, bà Hiền vốn hành nghề bán xăng ven đường. Chuyện đồn rằng, một ngày đẹp trời, “ngài” bỗng hiện lên và bảo với bà Hiền: “Từ nay trở đi con không phải bán xăng nữa, mà phải cứu nhân độ thế, giúp dân”. Kể từ đó, bà Hiền kiếm sống bằng việc xem bói, ngoại cảm. “Bụt chùa nhà không thiêng”, những người dân xung quanh mới đầu cũng qua xem, nhưng họ đều chỉ đến có 1 lần duy nhất, rồi không bao giờ quay trở lại, bởi những gì bà Hiền nói đều trật lất. Thế nhưng, sự việc diễn ra hồi cuối năm 2016, khiến “danh tiếng” của nhà ngoại cảm này bỗng nổi lên như cồn.


    "Nhà ngoại cảm" Bùi Thị Hiền đang xem bói cho 1 khách tìm đến

    Chuyện là, trong gia đình ông Phạm Văn Nhuế ở khu dân cư Lam Sơn, thị trấn Vĩnh Bảo, vốn có 1 người con cả là liệt sĩ cho đến giờ vẫn chưa tìm thấy mộ, dù gia đình từ lâu đã bỏ bao công sức tìm kiếm. Đến cuối năm 2016, một người con trong gia đình quyết định đặt cược niềm tin vào bà Hiền thông qua phương pháp áp vong, ai ngờ lại tìm được sau mấy ngày. Lần đó, chiếc tiểu sành được niêm phong cẩn thận đưa về thị trấn, nhưng ban quản lý nghĩa trang không chấp nhận cho vào, với lý do chưa có căn cứ khoa học chắc chắn và kết quả giám định ADN chứng minh đó đúng là liệt sĩ mà gia đình ông Nhuế bao năm nay tìm kiếm.



    Mọi người tranh cãi kịch liệt, rồi quyết định mở tiểu quách trước sự chứng kiến của các cơ quan chức năng. Tất nhiên, “nhà ngoại cảm” kiên quyết phản đối, với lý do được liệt sĩ báo rằng nếu ai dám mở, người đó sẽ chết bất đắc kỳ tử. Cuối cùng, bà vợ của ông Nhuế quyết định tuyên bố: “Năm nay tao cũng gần 80 rồi, có chết cũng không hối tiếc, nhưng tao phải hoàn thành tâm nguyện tìm được người thân trở về”… Chiếc tiểu sành mở ra toàn là đất đá, chả có dấu hiệu hài cốt liệt sĩ cả.

    Kết quả giám định sau đó mấy ngày cũng chứng minh điều đó. "Nhà ngoại cảm” Bùi Thị Hiền lặng lẽ lẩn đi mất. Nhiều người dân thôn Hạ Đồng cho chúng tôi biết, thời gian gần đây sau sự việc lan truyền rằng trong nhà bà Hiền tìm thấy mộ cụ Trạng, thì khách thập phương tìm đến nhà bà ngày một đông. Mới đây nhất, “nhà ngoại cảm” xây căn nhà 2 tầng hoành tráng giữa thôn Hạ Đồng, mua thêm ô tô tiền tỷ. Bên cạnh việc bà Hiền ngày càng nổi, thì những người xung quanh có liên quan, không ít kẻ được lợi trong sự việc này.



    Khu vườn nhà bà Hiền


    Trở lại câu chuyện nhóm PV VTC News đi thực tế tại thôn Hạ Đồng. Thật trùng hợp, hôm đó căn nhà của “nhà ngoại cảm” thật đông đúc. Bên cạnh nhóm người xúm đông xúm đỏ quanh bà Hiền cầm bộ bài tây và phán lia lịa, chúng tôi còn gặp cả 1 nhóm người đang ngồi bàn tán rôm rả, bao gồm mấy cán bộ của Viện Nghiên cứu ứng dụng tiềm năng con người, nhà Hán học Hoàng Phan, ông Nguyễn Đình Minh… cùng một số người khác. Khu vườn nhà bà Bùi Thị Hiền được quây kín bởi hàng rào, giữa vườn là một ụ đất to được lợp cỏ nhựa màu xanh, đề 2 hàng chữ to tướng: “Việt Nam tên Người”, và “Phần mộ cụ thầy nho”. Ngay cạnh đó là 16 ngôi mộ khói hương nghi ngút, la liệt đồ lễ bày biện, mà chả biết đâu là mộ thật, đâu là mộ giả.




    Còn đây là mộ của "ngài thống lãnh"?


    Người đàn ông trong nhóm bảo chúng tôi bảo phải đi thắp hương trước, rồi dẫn PV ra một đống đất to nhất trong quần thể đó, bảo là mộ của “ngài thống lãnh”, to thế này là vì...mả phát, chính “ngài” là người đưa đường chỉ lối cho “người được chọn” là bà Hiền, mới có được ngày hôm nay. Vừa thắp hương xong, biết chúng tôi là nhà báo, cả nhóm người đang ngồi bàn tán liền xúm vào, ai cũng chỉ vào cái ụ nổi lợp cỏ nhựa màu xanh giữa vườn bảo đó là phần mộ của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.


    Những người trong nhà bà Hiền ai cũng khẳng định đây là phần mộ Trạng Trình

    Bà Nguyễn Thị Ngọc Quyên của Viện Nghiên cứu, ứng dụng tiềm năng con người ngay lập tức mở Ipad cho PV xem những hình ảnh lưu trữ và giới thiệu về việc các nhà khoa học, nhà ngoại cảm đã nghiên cứu và xác định được phần mộ được cho là của Trạng Trình trong nhà bà Hiền. Chưa hết, ông Hoàng Phan còn tự hào tặng chúng tôi 1 tập tài liệu phô tô, bảo đó là một công trình dày công nghiên cứu của mình về phần mộ cụ Trạng và nó rất chính xác.


    Bà Quyên thuyết trình việc đã tìm thấy phần mộ Trạng Trình ở nhà bà Hiền



    Tập tài liệu phô tô mà ông Hoàng Phan đã "tặng" PV


    Ngồi được một lúc, đến lượt ông Nguyễn Đình Minh chỉ cho PV, bắt chúng tôi phải ra quay lại cái ao bèo đen ngòm cạnh đó. Người này bảo rằng đó là “Ao Dương”, nơi được nhắc tới trong truyền thuyết dân gian huyện Vĩnh Bảo từ xa xưa về nơi yên nghỉ của Trạng Trình: “Ba Rá trông sang, Ba Đồng ngoảnh lại, táng tại Ao Dương”.



    Còn đây là "Ao Dương" cạnh vườn nhà bà Hiền như ông Minh đã khẳng định


    Suốt cả buổi chúng tôi ở nhà bà Hiền, có thể thấy, không biết do chủ ý của bà Hiền hay có ai xúi giục, nên cái ụ đất lợp cỏ nhựa màu xanh giữa vườn chỉ dám đề chữ: “Phần mộ cụ thầy nho”, và “Việt Nam tên người”. Trong khi những nhân vật khác hàng ngày túc trực ở nhà bà Hiền thì gặp ai vào cũng luôn ra rả rằng đó là phần mộ của Trạng Trình như những thông tin đang lan truyền ầm ỹ trên mạng hiện nay.

    Chỉ biết rằng, “nhà ngoại cảm” Bùi Thị Hiền thì ngày càng nổi tiếng. Chúng tôi không khỏi đặt ra nhiều câu hỏi, vì sao một người đàn bà và một số người có ‘chức sắc’ đang làm những trò ma mị, mê tín dị đoan giữa thanh thiên bạch nhật, nhất là dám tự cho mình cái quyền khẳng định và tuyên truyền nhảm nhí về mộ phần của Trạng Trình – Danh nhân Văn hóa, một bậc thánh nhân như người đời đã tôn kính? Sự việc đã rõ ràng ngay trước mắt, rất cần sự vào cuộc khẩn trương của các cơ quan chức năng thành phố Hải Phòng, sớm dẹp yên dư luận, ổn định tình hình trật tự tại địa phương. Nhóm PV VTC News sẽ tiếp tục theo sát diễn biến của câu chuyện này và sẽ kịp thời có những thông tin mới nhất cập nhật đến độc giả.


    Còn tiếp... Hải Minh – Minh Khang
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  9. #9

    Mặc định

    Thông tin tìm thấy mộ Trạng Trình sau 429 năm:Bộ VHTTDL kết luận gì?


    03.03.2017 | 08:59 AM

    Liên quan đến vụ nghi tìm thấy mộ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Bộ VHTTDL vừa có văn bản gửi TP.Hải Phòng, khẳng định những thông tin về ngôi mộ chưa đủ cơ sở để kết luận là mộ cụ Trạng.



    Chưa đủ cơ sở khoa học để khẳng định mộ Trạng Trình

    Theo văn bản của bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) ký ngày 27/2 gửi UBND TP. Hải Phòng, huyện Vĩnh Bảo về việc nghiên cứu ngôi mộ mới phát tích tại huyện Vĩnh Bảo, bộ VHTTDL nêu rõ, thông tin mà Bộ có được đến thời điểm hiện nay là từ năm 2014 người dân huyện Vĩnh Bảo, TP.Hải Phòng phát hiện trong vườn nhà hiện vật được một số nhà nghiên cứu cùng viện Nghiên cứu và Ứng dụng Tiềm năng con người cho là có liên quan đến danh nhân văn hóa Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.

    Công văn của Bộ VHTTDL gửi UBND TP.Hải Phòng

    Hiện vật đã lưu lạc cho đến tháng 12/2016 mới được Bảo tàng Hải Phòng tiếp nhận và bảo vệ theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa. Theo bộ VHTTDL, những thông tin có được trong quá trình phát hiện cũng như việc tổ chức bảo vệ, nghiên cứu hiện vật cho thấy chưa đủ cơ sở khoa học để đưa ra kết luận nguồn gốc, chủ nhân của hiện vật.

    Vì vậy, Bộ đề nghị UBND TP.Hải Phòng chỉ đạo sở VHTT phối hợp cơ quan chức năng tiếp tục thu thập thông tin về quá trình phát hiện hiện vật và xây dựng kế hoạch mời các nhà khoa học, các tổ chức có đủ chức năng để tiến hành nghiên cứu (nếu cần thiết có thể tiến hành thăm dò, khai quật khảo cổ học theo quy định), bảo vệ hiện vật một cách bài bản đảm bảo tuân thủ nguyên tắc khoa học trước khi báo cáo UBND TP.Hải Phòng và bộ VHTTDL xem xét, quyết định.

    Sáng 2/3, ông Đoàn Văn Chung - Chủ tịch UBND xã Cộng Hiền, huyện Vĩnh Bảo cho biết: “Địa phương đã nhận được văn bản của bộ VHTTDL về việc nghiên cứu ngôi mộ cổ mới phát tích tại huyện Vĩnh Bảo. Dựa trên nội dung công văn của bộ VHTTDL, địa phương sẽ chấm dứt tụ điểm mê tín dị đoan gây mất an ninh trật tự tại nhà bà Hiền”.

    Trao đổi với báo Người đưa tin, ông Nguyễn Văn Phương – Giám đốc Bảo tàng Hải Phòng khẳng định chưa nhận được bất kỳ văn bản nào của bộ VHTTDL về việc kết luận nguồn gốc, chủ nhân của ngôi mộ cổ phát tích tại xã Cộng Hiền, huyện Vĩnh Bảo. Ông Phương cũng cho biết: “Sắp tới chúng tôi sẽ có công văn chính thức khẳng định không đủ căn cứ nói đây là mộ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, không cho phép tiếp tục nghiên cứu, khai quật mộ ở vườn nhà bà Hiền”.

    Ông Nguyễn Kim Pha – Chánh văn phòng UBND TP. Hải Phòng, người phát ngôn của UBND TP. Hải Phòng cho biết: “Đến thời điểm này (ngày 2/3 -PV), chúng tôi vẫn chưa nhận được văn bản nêu trên của bộ VHTTDL. Khi nhận được công văn, UBND TP. Hải Phòng sẽ chỉ đạo các cơ quan chức năng lãm rõ để sớm có kết luận vụ việc này”.

    Trước đó, một nhóm các nhà khoa học thuộc viện Nghiên cứu và Ứng dụng Tiềm năng con người, hội Khảo cổ học Việt Nam và trung tâm Thư pháp câu đối và Hán Nôm học Hải Phòng công bố một thông tin chấn động: Đã tìm thấy mộ của danh nhân văn hóa trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Sau khi thông tin này được công bố đã có nhiều ý kiến trái chiều.

    Người dân địa phương, chính quyền huyện Vĩnh Bảo, TP.Hải Phòng đều mong muốn tìm thấy mộ của trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tuy nhiên, việc tìm mộ của cụ phải dựa trên cơ sở khoa học và được các cơ quan chức năng có thẩm quyền khẳng định. Việc lợi dụng danh tiếng trạng trình để phục vụ các hoạt động mê tín dị đoan của một số cá nhân nào đó cần phải được lên án và ngăn chặn kịp thời.

    Lã Tiến
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  10. #10

    Mặc định

    Mình thấy sự việc quá đơn giản mà không ai chịu làm sáng tỏ. Ví dụ : Đề nghị bà Bùi thị Hiền cho biết xương cốt của ngôi mộ đã tìm thấy trong vườn của bà, sau đó cho xét nghiệm ADN để kết luận thực hư. Việc này trong tầm tay sao không làm nhỉ?
    Hay là có vấn đề gì để cố tình mờ mịt?
    Xảy ra chuyện đồn đại lung tung trên đây quá tốn giấy mực, hay là có điều gì uẩn khúc?

  11. #11

    Mặc định

    Sự thật chuyện tìm thấy mộ Trạng Trình: Truy tìm kẻ tung tin thất thiệt

    Thứ Năm, 09/03/2017 12:17 PM GMT+7

    (VTC News) - Cơ quan chức năng Hải Phòng đang vào cuộc truy tìm kẻ tung tin thất thiệt về việc tìm thấy mộ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm gây hoang mang dư luận.

    Trước những thông tin thất thiệt về việc tìm thấy mộ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm ở vườn nhà bà Bùi Thị Hiền (thôn Hạ Đồng, xã Cộng Hiền, huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng), chiều 8/3, UBND huyện Vĩnh Bảo chủ trì, cùng với các cơ quan chức năng của thành phố Hải Phòng họp bàn xử lý vụ việc này.


    Toàn cảnh hội nghị giữa chính quyền huyện Vĩnh Bảo và các sở, ngành, đơn vị hữu quan bàn biện pháp xử lý việc tung tin thất thiệt tìm thấy mộ Trạng Trình. (Ảnh: Minh Hải)

    Truy tìm kẻ tung tin thất thiệtĐại tá Phạm Quang Thiện – Trưởng Công an huyện Vĩnh Bảo cho biết, sau khi có thông tin về vụ việc, công an huyện đã kịp thời vào cuộc ngay từ đầu để nắm tình hình vụ việc.Thông tin thất thiệt lan truyền trên mạng xã hội và trong nhân dân địa phương đã ảnh hưởng rất lớn đến tình hình an ninh trật tự vì người dân cho rằng đã tìm thấy mộ cụ Trạng mà chính quyền không vào cuộc. Chính vì thế đã tạo dư luận không tốt trong nhân dân, ảnh hưởng đến uy tín, thanh danh của danh nhân văn hóa Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.

    Video: Tận thấy 'đại bản doanh' của 'nhà ngoại cảm' phán tìm thấy mộ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

    “Cái hộp đồ như thế mà bảo là mộ cụ. Nếu không phải là cái ván đừng đi xác minh làm gì cho mất thời gian, mất công sức của bao người”, Đại tá Phạm Quang Thiện nêu quan điểm.

    Đặc biệt, qua công tác nắm tình hình, bước đầu cơ quan công an nhận định, bà Bùi Thị Hiền (thôn Hạ Đồng, xã Cộng Hiền, huyện Vĩnh Bảo) có dấu hiệu của người bị bệnh tâm thần. Nguyên nhân sâu xa không phải là do bà Hiền tung tin thất thiệt mà là có người đứng sau để phao tin đồn nhảm, gây hoang mang dư luận và có dấu hiệu vụ lợi.Ngoài ra, theo Đại tá Phạm Quang Thiện, vụ việc nêu trên đã ảnh hưởng rất xấu đến vấn đề tâm linh, phong tục của nhân dân địa phương. Vì vậy, những người lợi dụng để hành nghề mê tín dị đoan sẽ phải xem xét để xử lý về mặt hành chính và hình sự.“Công an huyện đã làm việc rõ với bà Hiền, nếu còn tiếp tục vi phạm sẽ lập hồ sơ xử lý về mặt hình sự đối với bà Hiền. Hiện, Công an huyện đang xác minh, truy tìm xem ai là người làm to chuyện này lên, nguyên nhân do ai?”, Đại tá Phạm Quang nhấn mạnh.


    Bà Hiền hành nghề bói toán phía trước những ngôi mộ nằm trong khu vườn của gia đình. (Ảnh Minh Khang)


    Ông Đoàn Văn Chung – Chủ tịch UBND xã Cộng Hiền bức xúc cho biết, sau khi thông tin được đăng tải trên trang mạng (nguyendinhminh.net - PV) của ông Nguyễn Đình Minh – Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Khuyến (Vĩnh Bảo, Hải Phòng), lãnh đạo xã Cộng Hiền liên tục nhận được điện thoại từ các nơi, thậm chí là cả nước ngoài gọi về hỏi về vụ việc.

    Tuy nhiên, ông Chung đều bác bỏ và cho biết: “Nhân dân ở địa phương chả ai người ta tin cả”.Ông Đỗ Xuân Trung – Phó giám đốc Bảo tàng Hải Phòng khẳng định, chiếc "quách" được tung tin là tìm thấy trong vườn nhà bà Hiền thực chất chỉ là chiếc hộp đồ. Đối với chiếc thẻ tre, cán bộ Bảo tàng đã phát hiện đầu ván thò ra chiếc thanh tre nhưng người ta cố tình lợi dụng cho rằng nhà ngoại cảm bảo trong đó có thẻ tre.“Đó là cái bài của người ta cả. Hoàn toàn không có chữ trên thẻ tre. Đây là sự lợi dụng để làm việc khác. Lợi dụng việc tung tin tìm thấy mộ cụ Trạng để lấy danh tiếng và đi tìm mộ liệt sỹ”.



    Chiếc thẻ tre do Phó Giám đốc Bảo tàng Hải Phòng chụp và khẳng định trên bề mặt thẻ tre không có chữ.

    Trong khi đó, ông Lại Đình Ngọc – Phó giám đốc Sở Văn hóa và thể thao Hải Phòng khẳng định: “Hiện vật không hợp pháp. Hiện vật đã không hợp pháp lại còn cố tình gán ghép vào một sự việc khác”. Ông Lương Hải Âu – Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hải Phòng cho biết, một số trang mạng, một vài tờ báo đưa tin không đúng sự việc, đặc biệt là trang thông tin cá nhân ông Nguyễn Đình Minh – Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Khuyến (Vĩnh Bảo, Hải Phòng). Khi có ý kiến của lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông, ông Minh đã tự "đóng" trang đó lại.“Trang đó là vi phạm, sử dụng thông tin không được phép, chúng tôi đang triển khai các biện pháp xử lý”, ông Lương Hải Âu cho biết.


    Trang thông tin cá nhân đăng bài sai sự thật về việc tìm mộ cụ Trạng của ông Nguyễn Đình Minh đã "đóng cửa".

    Kết luận cuộc họp, ông Nguyễn Trọng Nhưỡng – Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Bảo khẳng định, đến nay không có bất kỳ căn cứ nào khẳng định khu vực vườn nhà bà Bùi Thị Hiền (thôn Hạ Đồng, xã Cộng Hiền, huyện Vĩnh Bảo) có mộ của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.

    Đồng thời, lãnh đạo huyện sẽ chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của huyện có biện pháp xử lý đối với các hành vi vi phạm về mê tín dị đoan, bói toán đối với gia đình bà Hiền theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương sẽ tăng cường quản lý và chấm dứt hoàn toàn hoạt động mê tín dị đoan tại nhà bà Hiền.Đặc biệt, sau khi có kết luận chính thức từ các cơ quan chức năng, đề nghị Công an Thành phố Hải Phòng, Công an huyện vào cuộc điều tra làm rõ hành vi vi phạm của những đối tượng lợi dụng mê tín dị đoan để trục lợi.

    Cũng tại hội nghị này, lãnh đạo huyện Vĩnh Bảo và đại diện các sở, ngành TP Hải Phòng cũng đánh giá cao sự vào cuộc tích cực của các cơ quan chức năng và Báo điện tử VTC News trong việc thông tin trung thực về vụ việc để dư luận và nhân dân địa phương hiểu rõ, hiểu đúng bản chất sự việc, tránh bị kẻ xấu lợi dụng tung tin thất thiệt, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự địa phương.


    MINH KHANG
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  12. #12

    Mặc định

    Tìm mộ bằng ngoại cảm ở Hải Phòng: Mục đích của những kẻ tung tin đồn tìm thấy mộ Trạng Trình?

    Thứ Tư, 15/02/2017 07:20 AM GMT+7
    (VTC News) - các cơ chức năng cũng cần vào cuộc quyết liệt làm rõ động cơ và mục đích của những người đã tung tin lên trên mạng xã hội

    Kỳ 4 (kỳ cuối): Động cơ, mục đích của những kẻ cố tình tung tin đồn là gì?

    Ông Quyn: Tôi đã chỉ đạo các cơ quan trong huyện vào cuộc xác minh điều tra khi nghe thấy những thông tin ấy.Trước nhà bà Hiền có đào được ngôi mộ hay không? Chúng tôi chỉ nghe kể lại, bẵng đi một thời gian, tự dưng có mấy ông ở đâu lò dò về, chả thông báo cho chính quyền địa phương gì cả, tôi nghe tin và có về xã Cộng Hiền làm việc thì nói thật có nghe một quan chức của xã báo cáo: Chả có gì đâu anh ạ, mọi người cứ phịa chuyện thôi…

    Ông Nguyễn Văn Quyn, Bí thư Huyện ủy Vĩnh Bảo, Hải Phòng

    Chúng tôi xác minh và được biết, khu vườn nhà bà Hiền trước đây là nghĩa địa cổ, mà như vậy thì thiếu gì những ngôi mộ từ ngày xửa ngày xưa, của thế hệ cũ, về sau không thể biết được đó là mộ của ai.Sở dĩ sự việc này vẫn có người tin, vì có một số người trí thức, văn nghệ sĩ của Hải Phòng tham gia vào chuyện này.Lúc chúng tôi kiểm tra tại xã, không có biên bản, không có hiện vật.

    Tôi rất bất ngờ khi được báo cáo lại là có một cái quách, đã được ông Nguyễn Thụy Kha đến và cầm lấy rồi mang đi mất. Câu chuyện diễn biễn tiếp theo sau là những thông tin như các nhà báo đã biết và điều tra làm rõ vấn đề.Nói thật, theo như cách an táng của quan lại xưa, người ta thường có khái niệm “trong quan ngoài quách”, thường sẽ có quan tài rất chắc chắn đặt trong quách, và quách bao giờ cũng là gỗ tốt để bảo vệ quan tài.

    Một mặt khác nếu người xưa đã an táng kiểu “trong quan ngoài quách” như thế, thì không bao giờ có chuyện cải táng lại, mà sẽ chôn cất mãi mãi.Như vậy, cái quách mà mọi người đồn ở trong ngôi mộ nhà bà Hiền, khẳng định một lần nữa đó là đồn thổi, vì chúng tôi, kể cả những người dân trong thôn, trong xã, không ai được nhìn thấy, kể cả sự việc đào mộ.

    Cái quách đó chỉ dài có hơn 80 phân, rộng 15 phân, tôi nghĩ đó là hộp đựng đồ tùy táng chôn theo người chết thì đúng hơn. Thường thì trong cái hộp đó sẽ có những đồ vật, như ở trường hợp này là mấy cái cúc áo như trong biên bản bàn giao cho Bảo tàng Hải Phòng. Đồ quý của người chết thì người ta chôn theo, còn đó chỉ là cái hộp gỗ.Thực sự với các nhà báo, phải 2 năm sau người ta mới giao lại những đồ vật trên cho bảo tàng Hải Phòng như biên bản bàn giao. Và một số người ở Hà Nội chuyển cho bảo tàng Hải Phòng chứ không phải bà Hiền.

    Một chuyện khác, rõ ràng trong biên bản chỉ thấy có mỗi cái quách, không có chiếc thẻ tre như những thông tin đang lan truyền hiện nay.



    Biên bản bàn giao hiện vật cho bảo tàng Hải Phòng

    Vậy chiếc thẻ tre có chữ nguồn gốc ở đâu ra? Không ai được biết. Giả sử nếu đúng là trong ngôi mộ cổ ở nhà bà Hiền, và đồn thổi đó là mộ Trạng, thì có nghĩa đã được chôn cất hơn 400 năm. Nói thật đến gỗ nó còn mục qua bao nhiêu năm như thế, nói gì đến thẻ tre.

    Những đồ vật đó có thật sự tìm được trong vụ đào mộ trong nhà bà Hiền năm 2014 hay không, hay là từ nơi khác?

    Chúng tôi không đủ căn cứ khẳng định những đồ vật đấy đào được lên ở nhà bà Hiền.Trước đến giờ bao nhiêu người đi tìm mộ Trạng như mong mỏi và đều không tìm thấy, cả những nhà nghiên cứu, sử học, ngoại cảm… thì tự dưng bỗng rộ lên một câu chuyện như thế này.
    Last edited by Bin571; 13-05-2018 at 10:38 AM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  13. #13

    Mặc định

    Vụ tìm mộ cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm bằng ngoại cảm: Tại sao không giám định ADN?

    Thứ Tư, 22/02/2017 07:20 AM GMT+7

    (VTC News) - Chỉ cần lấy được mẫu xương, đem đi giám định ADN, cùng các phương pháp xác định niên đại, là sẽ khiến sự việc được sáng tỏ.

    Hội thảo khoa học ngày 16/1/2017 của Viện nghiên cứu ứng dụng tiềm năng con người và Hội khảo cổ học Việt Nam có giới thiệu về “nữ ngoại cảm” Bùi Thị Hiền, người được cho là báo mộng và đào thấy mộ cụ Trạng như sau: Cô Hiền vốn là công nhân bán xăng.

    Trưa ngày 8/3/2014 âm, một "vong cụ ông" nhập vào cô Hiền, đập tay vào sân gạch và ra lệnh: "Hôm nay đưa ta lên".Đây chính là thời điểm cô Hiền bị sét đánh. "Cụ" yêu cầu đào sâu 2m, sau đào ngang. Mọi người đào theo chỉ dẫn của "cụ" và thấy một quách gỗ màu đỏ xậm, có mùi thơm. Khi bật nắp thấy hình hài "cụ" còn nguyên.

    Khi chuyển sang tiểu mới, nhiều xương tự vụn ra, còn lại xương đầu và một ít xương chân không bị nát vụn. Bà con địa phương đem an táng tại nghĩa trang của xã.Chiếc quách gỗ được cọ rửa, do đó bị mất nhiều chữ. "Cụ" hiển linh và bảo gọi cụ là Bình. "Cụ" nói đọc hết chữ trên tượng của "cụ" (ý nói là quách gỗ) thì biết "cụ" là ai. "Cụ" cho phép mang tượng về Hà Nội cho các nhà khoa học nghiên cứu. Nhà văn Nguyễn Thụy Kha đã nhận và trông giữ tẩm quách từ tháng 4/2014 đến 7/12/2016…Sau sự kiện này, bà Hiền bỗng chốc tự nhận là “nhà ngoại cảm”, chuyên giúp mọi người đi tìm mộ sau những giấc mơ.

    Người dân xã Cộng Hiền xác nhận, chả bao giờ “nhà ngoại cảm” phán đúng.


    "Nữ ngoại cảm" Bùi Thị Hiền (bên phải)

    Ông Đỗ Xuân Trung, Phó Giám đốc bảo tàng Hải Phòng khi đọc xong cuốn kỷ yếu này đã bày tỏ quan điểm: “Chúng tôi thấy, không có việc gì dễ xác minh bằng sự việc này, dù gì thì vẫn còn lại một cái sọ, một cái xương ống… thì chỉ việc mang đi xét nghiệm ADN là xong thôi mà, xem cái phần di cốt ấy có phải của cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm hay không, trong khi con cháu 7,8 đời của "cụ" còn đầy ra đấy, bên xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng.Việc gì phải lòng vòng xác định cái thẻ tre, cái quách cho nó mất thời gian.

    Ông Nguyễn Lân Cường còn gửi cả mảnh gỗ vào trong TP.HCM để giám định C14 làm gì không biết? Cái quách, cái thẻ tre đâu quan trọng bằng cái xương. Người ta bảo là hài cốt chôn rồi chứ gì? Đơn giản, lại khai quật lên và mang đi giám định.Một điều nữa, trong cuốn kỷ yếu mà Viện nghiên cứu ứng dụng tiềm năng con người đã phát cho mọi người đọc, có kể là khi bật nắp thấy hình hài cụ Trạng còn nguyên, sau đó mới tan ra và người ta mang ra nghĩa địa chôn. Có nghĩa là Trạng Trình chỉ bé tý bằng đứa bé lên 4, lên 5 tuổi tính vào thời ấy, mà sợ còn không nhét vừa nữa, vì cái quách chỉ dài có 80 phân và rộng 15cm…”.


    Chiếc quách được lưu giữ ở bảo tàng Hải Phòng

    Ông Trung cho biết, hồi năm 2014 khi nghe tin tìm thấy ngôi mộ cổ có hài cốt, ông cùng mọi người ở bảo tàng đã tìm về xã Cộng Hiền hỏi hài cốt đâu thì được “nữ ngoại cảm” Bùi Thị Hiền bảo đã chôn ở nghĩa trang. Ông Trung tiếp tục bảo chỉ chỗ để mọi người mang đi giám định, thì bà Hiền nói là không nhớ nữa.


    “Hồi cuối 2016, lúc câu chuyện rộ lên, tôi có về hỏi lại lần nữa thì được ông Hoàng Phan và ông Nguyễn Đình Minh nói rằng: "Phải có duyên mới gặp được cụ". Tôi trả lời: "Đây không phải là có duyên hay không có duyên, mà chúng tôi về để xác minh, anh biết thì anh chỉ, không biết thì đừng nói".Đợt ngoài bảo tàng tìm thấy cái thanh tre ấy, mấy người kia lại bảo đó là đồ của bậc thánh nhân, họ là những người trực tiếp phát hiện ra ngôi mộ. Tôi hỏi lại lần nữa, cái mộ táng ngoài nghĩa trang ấy ở đâu, ở đây có bác Nguyễn Lân Cường là chuyên gia, bác ấy sẽ giám định, thì ông Minh lại trả lời: Khi em mở ra thì… tan hết rồi”, ông Trung kể tiếp.

    Thực ra, việc khám phá ra "chân tướng" của sự việc này cũng khá đơn giản, vì chỉ cần “nhà ngoại cảm” Bùi Thị Hiền thừa nhận hết trước cơ quan pháp luật, thì mọi chuyện ẩn giấu đằng sau câu chuyện đồn thổi tìm thấy mộ Trạng Trình sẽ được phơi bày ra ánh sáng.Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì, bà Hiền bỗng trở thành “yếu nhân”, được một nhóm người lạ mặt bảo vệ nghiêm ngặt 24/24, sau khi sự việc đào mộ ở xã Cộng Hiền được nhóm PV VTC News phanh phui lên báo.



    Biên bản làm việc ngày 14/2 giữa chính quyền địa phương và bà Bùi Thị Hiền

    Ngày 14/02, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Vĩnh Bảo, đại diện CA huyện Vĩnh Bảo cùng với lãnh đạo, cán bộ xã Cộng Hiền đã mời bà Bùi Thị Hiền lên trụ sở UBND xã để đối thoại trực tiếp về những vấn đề này. Bà Hiền không chịu hợp tác và tìm cách né tránh bằng việc giả như bị vong nhập, nói năng lảm nhảm. Tuy nhiên, sau đó bà cũng có trình bày: Khi đào mộ có đầu lâu, ống xương đã chuyển ra nghĩa địa. Hộp đựng (được cho là quách gỗ) đã bàn giao. Hiện nay mong muốn được các cơ quan nghiên cứu kết luận xem thật hay giả để mọi người được biết.Riêng bản tường trình, một trong những chứng cứ quan trọng nhất để xác minh sự việc, thì “nhà ngoại cảm” lại bảo phải về nhà viết, rồi “cố thủ” hẳn trong nhà luôn từ hôm đó.



    Ông Đoàn Văn Chung, Chủ tịch UBND xã Cộng Hiền (bên trái) và ông Nguyễn Văn Tiền, Trưởng CA xã cho biết sẽ kiên quyết xử lý dứt điểm sự việc

    Sáng 15/2/2017, xã Cộng Hiền cử cán bộ đến nhà bà Hiền lấy bản tường trình thì bị một nhóm tầm 20-30 người lạ mặt ngăn cản.Ngày 16/2, ông Nguyễn Văn Tiền, trưởng công an xã cùng mấy cán bộ đến nhà bà Hiền thì số người lạ mặt túc trực đã tăng lên con số 70-80 người. Những kẻ lạ mặt đó có những biểu hiện thách thức, chống đối, ngăn cản cán bộ làm nhiệm vụ, kiên quyết không để một ai có thể đi qua cổng nhà bà Hiền."Do thẩm quyền của cán bộ xã có hạn nên rất mong các cơ quan chức năng cấp trên sớm vào cuộc xử lý dứt điểm vụ việc nêu trên để ổn định tình hình địa phương", ông Tiền nói.UBND xã đã thông tin trên hệ thống đài truyền thanh về sự việc ở nhà bà Hiền, đến nay chưa có cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nào kết luận có liên quan đến mộ Cụ Trạng.

    Đồng thời kiên quyết dẹp bỏ tụ điểm mê tín dị đoan trên theo chỉ đạo của lãnh đạo huyện Vĩnh Bảo. Ngay sáng hôm sau, "nhà ngoại cảm" đã kéo khoảng hơn 20 "quân" sang tận nhà ông Chung chủ tịch xã chất vấn. Không gặp được ông Chung tại nhà, nhóm người này tiếp tục kéo lên UBND xã làm loạn. Tuy nhiên gặp phải sự cứng rắn, kiên quyết của xã và lực lượng của huyện, bà Hiền lại rút về nhà đóng kín cửa.“Nói thật với các nhà báo, chỉ cần đối thoại được với bà Hiền và có bản tường trình là truy ra mọi chuyện đằng sau rõ ràng thôi mà.

    Chứ những người lạ mặt ấy, chúng tôi thấy hoạt động khá chuyên nghiệp, chắc được ai đó thuê đến bảo vệ, chứ không phải là những kẻ vô công rồi nghề, hơi đâu mà làm những chuyện như vậy. Đây là một hành động có tổ chức. Chúng tôi chỉ biết báo cáo lên cấp trên xem xét. Mặt khác, chúng tôi hiện không biết bà Hiền còn ở trong nhà hay không, hay đã được bí mật đưa đi trốn ở nơi khác, vì chúng tôi bị ngăn cản không vào nhà được”, một quan chức địa phương (giấu tên) cho biết.Có một thông tin chưa được kiểm chứng đang đồn thổi, một diện tích đất lớn xung quanh khu vườn nhà bà Bùi Thị Hiền đã được ai đó mua lại.

    Mục đích làm gì thì chúng tôi không biết, nhưng người có quan điểm trái chiều lại đặt ra nghi vấn: Biết đâu, sự việc động trời này nếu không bị phanh phui, thì sẽ lại có cả quần thể di tích được dựng lên ở đó?Tối 19/2, "nhà ngoại cảm" lại tiếp tục quây kín cổng, rồi xúm vào đào tiếp một ngôi mộ trong khu vườn nhà. Được tin báo, lực lượng của xã Cộng Hiền đã kéo vào kiên quyết ngăn chặn.

    Lúc đến, thì ngôi mộ được đào gần xong, lộ cả tấm ván thiên.Riêng đối với trường hợp bà Bùi Thị Hiền, “nhà ngoại cảm” này đã thừa nhận trong biên bản làm việc ngày 14/2/2017 với chính quyền địa phương (có chữ ký xác nhận của bà Hiền), rằng mình có hành vi đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật ở trong mộ, trên mộ và mang hài cốt đi chôn ở nghĩa trang xã.

    Hành vi này có dấu hiệu phạm vào tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, được quy định tại Điều 319 Bộ luật hình sự năm 2015 và đã có hiệu lực.Nhóm PV VTC News sẽ tiếp tục bám sát câu chuyện, kiên quyết phơi bày những câu chuyện được bịa tạc, dựng lên mang màu sắc mê tín dị đoan để trục lợi.


    HẢI MINH
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  14. #14

    Mặc định

    Sự thật vụ tìm thấy mộ Trạng Trình: Viện Nghiên cứu Hán Nôm khẳng định thẻ tre không có chữ

    Thứ Bảy, 04/03/2017 07:38 AM GMT+7
    (VTC News) - Viện Nghiên cứu Hán Nôm thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam khẳng định không có chữ trên thẻ tre lấy từ trong chiếc ‘hộp gỗ’ được ‘nhà ngoại cảm’ ở Vĩnh Bảo (Hải Phòng) phán là mộ Trạng Trình.

    Liên quan đến vụ việc tìm thấy mộ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm ở vườn nhà bà Bùi Thị Hiền (thôn Hạ Đồng, xã Cộng Hiền, huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng), Viện Nghiên cứu Hán Nôm (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) đã có kết luận về chiếc thẻ tre lấy ra từ ‘hộp gỗ’ được cho là chiếc ‘quách’ của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.

    Theo đó, Công văn số 06/CV, ngày 17/1/2017 về việc đề nghị đọc thẻ tre của Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người đề nghị Viện Nghiên cứu Hán Nôm đọc, dịch các chữ trên thẻ tre (trong ván hậu của ấm quách gỗ cổ tìm thấy ngày 7/1/2017) và xác nhận kết quả một số nhà Hán Nôm đã dịch.



    Chiếc thẻ tre do Phó Giám đốc Bảo tàng Hải Phòng chụp và khẳng định trên bề mặt thẻ tre không có chữ

    Sau khi tiếp nhận công văn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm đã cử đoàn công tác do PGS.TS Nguyễn Công Việt (Phó chủ tịch Hội đồng khoa học của Viện) chủ trì công việc này.Các thành viên trong Hội đồng khoa học của Viện đã tiến hành làm việc theo yêu cầu ghi trong công văn của Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người, gồm khảo sát thực địa, xem xét mẫu vật, chụp ảnh mẫu vật (thẻ tre) và họp hội đồng để đọc và xác định dấu vết trên mẫu vật.Qua 3 lần làm việc, đến 12h ngày 8/2/2017, Hội đồng Khoa học của Viện Nghiên cứu Hán Nôm đã có biên bản kết luận: “Có dấu vết vật chất bám trên bề mặt mẫu vật” và khẳng định: “Không tìm thấy dấu vết chữ Hán, chữ Nôm trên bề mặt mẫu vật”.



    Văn bản trả lời của Viện Nghiên cứu Hán Nôm, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam



    Trong đó kết luận: “Có dấu vết vật chất bám trên bề mặt mẫu vật” và khẳng định: “Không tìm thấy dấu vết chữ Hán, chữ Nôm trên bề mặt mẫu vật”.

    Vậy mà ngày 17/2/2017, trên Báo Công an Nhân dân (điện tử), có đăng bài viết của PGS.TS Nguyễn Lân Cường (Tổng Thư ký Hội Khảo cổ học Việt Nam) với tựa đề “Thông tin thêm về việc phát hiện mộ Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm" trong đó, vẫn nhắc đến chiếc thẻ tre được tìm thấy trong chiếc quách gỗ và được “Nhà thư pháp Lê Thiên Lý (Hải Phòng) đọc được chữ Đạt (tên húy của cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm) qua tấm ảnh chụp của tôi được phóng to".Sau đó, chiếc thẻ được đưa về Hà Nội, nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định là có chữ, nhưng rất khó đọc vì nhiều chữ mất nét, hoặc quá mờ.



    TS. Cung Khắc Lược và PGS.TS. Nguyễn Lân Cường đang nghiên cứu các chữ qua ảnh chiếc thẻ tre. (Ảnh: Báo CAND)


    "Vì các mảnh của tấm quách bị rời ra nên sau khi chúng tôi kiểm tra rất kỹ, thấy không có dấu vết gì khác mới tiến hành cho ghép lại, do họa sĩ Đào Ngọc Hân trực tiếp thực hiện. Tranh thủ lúc chờ đợi, tôi mời nhà nghiên cứu Hán học TS.Cung Khắc Lược (Nguyên là cán bộ Viện Hán Nôm, trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) tới xem các ảnh chiếc thẻ tre của tôi chụp hôm 7/1/2017.Sau gần nửa giờ, cụ Cung Khắc Lược đã lần lượt đọc được các chữ: MẠC TRIỀU TRẠNG NGUYÊN MỘ TẠI AO DƯƠNG.” – Báo CAND dẫn lời.



    Những hình ảnh này do do Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người 'phát tán' lấy từ đâu ra?

    Ngày 21/2/2017, Báo điện tử VTC News đã đăng bài: “Vụ tìm mộ cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm bằng 'ngoại cảm': Có việc ngụy tạo hiện vật?”, trong đó nêu ý kiến của các nhà quản lý, các chuyên gia sử học, bảo tàng, khảo cổ đều khẳng định chiếc thẻ tre không hề có chữ.

    Vậy, những chữ “Mạc Triều Trạng Nguyên Mộ Tại Ao Dương” hay “chữ Đạt (tên húy của cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm)” lâu nay đang được nhắc đến trên truyền thông, do các nhà Hán Nôm, nhà thư pháp... đọc được ở đâu ra?

    Chúng tôi đặt nghi vấn, có hay không việc đã có kẻ ngụy tạo “Có dấu vết vật chất bám trên bề mặt mẫu vật”? và mục đích của những người tung tin, phát tán tài liệu về vụ việc này, về chiếc thẻ tre có chữ nhằm mục đích gì?Việc này rất cần cơ quan chức năng vào cuộc xác minh làm rõ!

    MINH KHANG
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  15. #15

    Mặc định

    Sự thật chuyện tìm thấy mộ Trạng Trình: Chuyên gia khảo cổ cũng đòi khai quật mộ trái phép

    Thứ Ba, 21/02/2017 14:09 PM GMT+7
    (VTC News) - Trong số hơn 70 người có mặt ở nhà 'nhà ngoại cảm' để đòi khai quật mộ có cả người của Hội khảo cổ học Việt Nam; Viện nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người.

    Sáng 21/2, UBND huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) đã có báo cáo mới nhất gửi UBND TP Hải Phòng và các cơ quan chức năng liên quan đến “nhà ngoại cảm” Bùi Thị Hiền (thôn Hạ Đồng, Cộng Hiền, Vĩnh Bảo, Hải Phòng) phán tìm thấy mộ Trạng Trình và tự ý khai quật mộ trong nhà. Theo đó, ngày 20/2 vừa qua, gia đình bà Bùi Hiền đã tự tổ chức đào một ngôi mộ trong vườn gia đình (trước kia là khu nghĩa địa - PV). Đồng thời, bà Hiền đã thông tin về việc này dẫn đến việc tụ tập đông người tại địa phương, gây mất an ninh trật tự.



    Nhiều người tụ tập đòi đào mộ tại vườn gia đình bà Bùi Thị Hiền - Ảnh: FB Tiên Sinh Lê.

    Từ 8h-14h30 ngày 20/2, có khoảng trên 70 người có mặt ở nhà bà Hiền để chứng kiến việc đào mộ.Đặc biệt, trong số trong đó có cả PGS.TS Nguyễn Lân Cường - Tổng Thư ký Hội Khảo cổ học Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Quyên – Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người, ông Lê Thiên Lý, bà Kim Liên (thường trú tại Hải Phòng), ông Hoàng Phan (trú ở thị trấn Vĩnh Bảo)... và một số người khác đòi đào mộ để nghiên cứu.



    Khi gia đình bà Hiền đang khai quật mộ dở dang thì bị chính quyền địa phương đình chỉ, lập biên bản - Ảnh: FB Tiên Sinh Lê.

    UBND huyện Vĩnh Bảo đã chỉ đạo các ngành chức năng, UBND xã Cộng Hiền làm việc với gia đình bà Bùi Thị Hiền, lập biên bản, yêu cầu đình chỉ việc đào bới, khai quật mồ mả trong vườn để báo cáo lên cơ quan chức năng xem xét, xử lý.Đồng thời, yêu cầu gia đình có đơn đề nghị UBND xã kết hợp di dời phần mộ ra nghĩa trang nhân dân của xã, báo cáo UBND xã khi có người lạ về gia đình, không tụ tập đông người gây mất an ninh trật tự tại địa phương.


    Video: Tận thấy "đại bản doanh" của thầy bói phán tìm thấy mộ cụ Trạng


    Trưa 21/2, thông tin với PV VTC News, ông Đoàn Văn Chung - Chủ tịch UBND xã Cộng Hiền (Vĩnh Bảo) cho biết, trong buổi làm việc chiều tối qua (20/2) giữa đoàn công tác của lãnh đạo huyện Vĩnh Bảo, chính quyền xã và bà Bùi Thị Hiền, bà Hiền đã cam kết không tự ý đào bới mồ mả, không xem bói toán, mê tín dị đoan."Đến trưa nay, anh em làm nhiệm vụ tại khu vực gia đình báo về cho biết, từ sau buổi làm việc chiều tối qua cho đến sáng nay không còn người lạ tụ tập đông người, bà Hiền cũng "nằm bẹp" trên giường, chồng bà Hiền cũng đã đi làm ăn, tình hình an ninh trật tự đã ổn định trở lại", ông Chung thông tin.Một nhân chứng (giấu tên) nêu ý kiến: "Rất có thể mục đích của việc đào bới mồ mả ngày 20/2 vừa qua tại nhà bà Hiền là muốn tìm kiếm thêm cổ vật để bổ sung vào "bộ sưu tập" minh chứng việc "tìm thấy phần mộ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm", vì khu vườn nhà bà Hiền vốn là một nghĩa địa cổ".



    Phần mộ trong vườn gia đình bà Hiền được người đàn ông này giới thiệu là "mộ cụ Trạng" - Ảnh: Minh Khang



    Trước đó, ngày 15/5/2014, UBND huyện Vĩnh Bảo nhận được báo cáo của UBND xã Cộng Hiền về việc người dân phát hiện ngôi mộ trong vườn nhà, gia đình đã tổ chức di chuyển hài cốt an táng tại nghĩa trang An Quý, xã Cộng Hiền; chiếc quách gỗ có màu đỏ (sơn ta), gia đình đã chuyển lên Hà Nội (theo như gia đình nói là mộ cổ). Sự việc này đã nhanh chóng lan truyền trong nhân dân.UBND huyện đã chỉ đạo UBND xã Cộng Hiền thu thập thông tin, xác định rõ thời gian, diễn biến sự việc, có biện pháp bảo vệ hiện trường, đảm bảo công tác trật tự tại địa phương.

    Khi sự việc có những diễn biến, thông tin mới phải kịp thời báo cáo UBND huyện và các ngành chức năng; giao Phòng văn hóa và Thông tin báo cáo Bảo tàng Thành phố để kiểm tra, xem xét sự việc.Ngày 28/5/2014, Bảo tàng Hải Phòng về nghiên cứu thực địa, làm việc trực tiếp với bà Hiền cho thấy một số nội dung không chuẩn xác sau mỗi lần bà Hiền kể, hiện trường không còn hiện vật nên không có căn cứ để kết luận về chủ nhân của ngôi mộ.



    "Phần mộ cụ Trạng" tại khu vườn gia đình bà Hiền khói hương nghi ngút, hàng ngày có nhiều người đến nhờ bà Hiền xem bói toán - Ảnh: Minh Khang.



    Ngày 7/12/2016, gia đình bà Bùi Thị Hiền đã ủy quyền cho ông Nguyễn Đình Minh – Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Khuyến (Vĩnh Bảo) và ông Hoàng Phan (cư trú tại thị trấn Vĩnh Bảo) chuyển hiện vật từ Hà Nội về giao cho UBND xã Cộng Hiền và Bảo tàng Hải Phòng.Sau khi hiện vật đã được bàn giao cho Bảo tàng Hải Phòng, mặc dù chưa có bất kỳ kết luận nào của cơ quan chuyên môn, nhưng nhiều người đã đăng tải thông tin về việc tìm thấy mộ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.Đáng chú ý là trên các báo và trang mạng, ông Nguyễn Đình Minh, ông Lê Thiên Lý, ông Hoàng Phan khẳng định đã tìm thấy mộ của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm tại thôn Hạ Đồng, xã Cộng Hiền, gây dư luận xã hội không tốt.VTC News sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.

    MINH KHANG
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  16. #16

    Mặc định

    Hãy để các nhà chuyên môn, có trách nhiệm, danh chính ngôn thuận làm, và khi chưa có kiểm định chính xác sao lại cứ công bố thông tin tùm lum như vậy được.

    Mà cũng chả thấy Bộ văn hoá và thông tin lên tiếng và chỉ đạo nữa, bó tay
    Last edited by Bin571; 21-04-2019 at 11:11 PM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  17. #17

    Mặc định

    Sự thật chuyện tìm thấy mộ Trạng Trình: Vẫn còn nhiều kẻ 'cố đấm ăn xôi'

    Thứ Ba, 07/03/2017 17:44 PM GMT+7
    (VTC News) - Sau khi báo chí và cơ quan chức năng vạch trần sự thật vụ tìm mộ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, vẫn còn rất nhiều người "cố đấm ăn xôi", khẳng định ngôi mộ ở Vĩnh Bảo (Hải Phòng) chính là mộ cụ Trạng.

    Thời gian qua, Báo điện tử VTC News đã có loạt bài điều tra, vạch trần sự thật của một nhóm người tung tin thất thiệt về việc tìm thấy mộ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm ở thôn Hạ Đồng, xã Cộng Hiền (Vĩnh Bảo, Hải Phòng).

    Chiếc thẻ tre do Phó Giám đốc Bảo tàng Hải Phòng chụp và khẳng định không có chữ trên bề mặt.

    Sau khi các cơ quan chức năng vào cuộc, xác định đã có kết luận bước đầu về vụ việc một số người tung tin tìm thấy mộ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm ở vườn gia đình bà Bùi Thị Hiền (thôn Hạ Đồng, xã Cộng Hiền) là không đúng sự thật, ngay lập tức, một số người dùng faceboook đã đăng tải bình luận với những lời lẽ lăng mạ, xúc phạm, vu khống những phóng viên và cơ quan báo chí đưa tin phán ánh về vụ việc này.Cụ thể, tài khoản facebook có tên Lien Tran có rất nhiều lời lẽ bình luận lăng mạ, xúc phạm nhóm phóng viên VTC News và một số phóng viên của các báo khác khi cho rằng, việc viết loạt bài phóng sự điều tra về vụ việc nêu trên là “viết theo đơn đặt hàng của UBND huyện Vĩnh Bảo”.

    Những lời lẽ lăng mạ, xúc phạm và vu khống đối với nhà quản lý và PV báo chí. (Ảnh chụp màn hình)

    Không chỉ có phóng viên báo chí, những cán bộ bảo tàng, sử học Hải Phòng cũng bị người này xúc phạm, vu khống và đòi “cho về vườn”.“Ông Nguyễn Văn Phương – Giám đốc Bảo tàng và ông Ngô Đăng Lợi – Nguyên Chủ tịch Hội Sử học Hải Phòng cũng nói theo đơn đặt hàng của UBND huyện Vĩnh Bảo”, tài khoản Lien Tran bình luận trên facebook.

    Đặc biệt, sau khi có kết luận của Viện Hán Nôm (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam), trên các bình luận của tài khoản Lien Tran viết: “Hội đồng khoa học của Viện Hán Nôm toàn những ông già sắp chết mà vẫn còn tham tiền, chấp làm gì.Khi Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người đề nghị Viện Hán Nôm đọc chữ, Viện Hán Nôm đòi nhiều tiền nhưng Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người không có tiền để trả (vì là tổ chức phi Chính phủ) nên Viện Hán Nôm trả lời là không đọc được chữ”.



    Những lời lẽ xúc phạm các nhà khoa học ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm của tài khoản Lien Tran. (Ảnh chụp từ màn hình)

    Đáng chú ý, tài khoản facebook Tiên Sinh Lê (được cho là tài khoản cá nhân của nhà thư pháp Lê Thiên Lý – Giám đốc Trung tâm Thư pháp, Câu đối và Hán Nôm học Hải Phòng còn thách thức: “Mấy ông ở Viện Hán Nôm mà đòi dịch được? Các ông ấy chỉ có con dấu thôi! Có cần tôi chứng minh không?5 ông ở Viện Hán Nôm sẽ không bao giờ đọc được chữ trên thẻ tre! Ai cần hiểu rõ điều này, kể cả 5 ông, đến tôi, tôi xin hầu tiếp!”

    Video: PGS.TS Nguyễn Lân Cường khẳng định hài cốt trong quan tài là 'xương trẻ em'


    Nhà thư pháp tuyên bố tìm thấy mộ Trạng Trình

    Cụ thể, trang facebook Tiên Sinh Lê của ông Lê Thiên Lý viết: “Tôi - Lê Thiên Lý - Nghệ nhân thư pháp Hiệp hội làng nghề Việt Nam (HHLNVN), Kỷ lục gia Thư pháp Việt Nam, 2 bằng khen của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Danh hiệu Cúp Vàng Thư pháp, Danh hiệu Bàn tay vàng Thư pháp, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Thư pháp Hải Phòng, Tổng thư ký Câu lạc bộ Hán Nôm Hải Phòng, Giám đốc Trung tâm Thư pháp, Câu đối và Hán Nôm học Hải Phòng, Phó Tổng Thư Ký HHLN Hải Phòng, Cựu Chiến Binh Thời chống Mỹ, trịnh trọng xác nhận và tuyên bố: Chiếc thẻ tre trong quách mang dòng chữ "Mạc Triều Trạng Nguyên" là chứng minh thư của cụ Trạng Trình, tấm quách, ngôi mộ phát lộ ở xã Cộng Hiền, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng là của cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm!”.




    Lời tuyên bố "xanh rờn" về mộ cụ Trạng của ông Lê Thiên Lý. (Ảnh chụp màn hình)

    Sau khi những bình luận khiếm nhã trên đăng tải trên mạng xã hội, nhiều tài khoản facebook cũng đã tỏ thái độ lên án và phê phán mạnh mẽ.Bài liên quan



    Tài khoản facebook Trung Thuc Nguyen tỏ thái độ bức xúc với tài khoản Lien Tran: “Bạn Lien Tran! Xác định mộ cụ Trạng Trình phải có căn cứ khoa học chứ không thể tin vào "các nhà ngoại cảm" được. Bạn đọc bài Khai quật mộ "cụ" thành mộ "trẻ em" của VTC News ngày 22/2/2017 nhưng hiểu sai rồi. Mỗi người có một nhận thức, quan điểm khác nhau. Do đó chúng ta nên tranh luận chứ không nên chửi bới lăng mạ nhau.
    Khi bạn đã đọc mà không hiểu gì mà bạn lại chửi bới người khác thì không hiểu bạn là người thế nào?Còn trình độ đọc chữ Hán, Nôm của các nhà khoa học ở Viện Hán Nôm bạn cũng coi không ra gì. Bạn đọc kỹ lại các kết luận trong biên bản của nhóm cán bộ đọc thẻ tre đi. Không biết khả năng đọc chữ Hán, Nôm của bạn thế nào?"


    Ngôi mộ tự dựng lên và phán là phần mộ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. (Ảnh: Minh Khang)

    Viện nghiên cứu Hán Nôm “phản pháo”Xung quanh câu chuyện có một nhóm đối tượng luôn tỏ thái độ chống đối, thậm chí lăng mạ, xúc phạm các nhà khoa học, nhóm PV VTC News đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Công Việt – Phó chủ tịch Hội đồng khoa học Viện nghiên cứu Hán Nôm (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam).Trước thông tin facebook Lien Tran “tố” Viện nghiên cứu Hán Nôm Việt Nam vì không nhận được tiền của Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người nên đã kết luận không đúng, PGS.TS Nguyễn Công Việt khẳng định, đó hoàn toàn là những lời vu cáo trắng trợn.


    Buổi làm việc giữa 2 viện xung quanh việc xác định thẻ tre (kết luận thẻ tre không có chữ) đã diễn ra rất nghiêm túc và khách quan, ai cũng tâm phục khẩu phục. Với lại, việc xác minh thẻ tre là cả một hội đồng khoa học chứ không phải cá nhân nào cả. Và cũng không ai có phản ứng với bản kết luận của Viện nghiên cứu Hán Nôm hôm đó.PGS.TS Nguyễn Công Việt chia sẻ, cái thuận lợi là chính quyền, người dân, các nhà khoa học chân chính đều đồng tình ủng hộ tìm ra sự thật trong câu chuyện này.

    Đối với “nhóm lợi ích”, cần đưa các lực lượng tư pháp, hành pháp vào để giải quyết, chứ không thể để họ làm những điều bậy bạ, phi khoa học, phi văn hóa. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng, tinh thần của nhân dân Vĩnh Bảo (Hải Phòng) nói riêng và cả nước nói chung.“Những kẻ vu cáo sẽ phải nhận hình phạt thích đáng trước pháp luật. Và hơn hết, chúng ta cần phải có biện pháp tích cực phòng ngừa, vì biết đâu các đối tượng đó sẽ có những hành vi manh động khác nữa. Rất cần các lực lượng chức năng vào cuộc”. - PGS.TS Nguyễn Công Việt bày tỏ quan điểm.VTC News sẽ tiếp tục thông tin vụ việc.

    HẢI MINH
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  18. #18

    Mặc định

    Sự thật chuyện tìm thấy mộ Trạng Trình: Cận cảnh khai quật ngôi mộ 'nhà ngoại cảm' phán là mộ 'cụ'

    Thứ Năm, 23/02/2017 19:34 PM GMT+7
    (VTC News) - Nhiều người dân địa phương theo dõi suốt buổi khai quật mộ đã ngao ngán ra về khi biết đó không phải là mộ 'cụ' như lời bà Hiền từng phán.



    Chiều 22/2, cơ quan chức năng huyện Vĩnh Bảo đã phối hợp với chính quyền địa phương bố trí lực lượng để đảm bảo an ninh trật tự và giám sát việc khai quật ngôi mộ "cụ" trong vườn "nhà ngoại cảm" Bùi Thị Hiền (thôn Hạ Đồng, huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng). (Ảnh: Minh Khang)


    Đông đảo người dân địa phương đến theo dõi vụ khai quật mộ "cụ". (Ảnh: Minh Khang)


    Để đảm bảo an ninh trật tự, các cổng đã được khóa, chỉ những người có nhiệm vụ mới được vào bên trong hiện trường. (Ảnh: Minh Khang)


    Video: Hiện trường vụ khai quật mộ "cụ" ở gia đình 'nhà ngoại cảm' Bùi Thị Hiền

    https://vtc.vn/su-that-chuyen-tim-th...u-d305583.html




    Ông Nguyễn Văn Tiền - Trưởng Công an xã Cộng Hiền làm công tác tư tưởng với bà Hiền (ngồi giữa), bên cạnh là PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Quyên – Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người trước khi khai quật . (Ảnh: Minh Khang)




    Hiện trường ngôi mộ sẽ được khai quật mà trước đó đã bị chính quyền địa phương đình chỉ do chưa báo cáo xin phép các cơ quan chức năng. (Ảnh: Minh Khang)





    Gia đình bà Hiền và một số người làm lễ trước khi tiến hành khai quật . (Ảnh: Minh Khang)




    Sau ít phút đào bới, chiếc quan tài đã được tìm thấy và đưa lên sân. (Ảnh: Minh Khang)



    PGS.TS Nguyễn Lân Cường tiến hành công tác đo đạc phục vụ công tác nghiên cứu. (Ảnh: Minh Khang)


    Theo quan sát của PV VTC News, chiếc quan tài bằng gỗ, hình hộp chữ nhật, có chiều dài gần 1m, chiều rộng khoảng 20cm; độ dày tấm ván khoảng 15-20mm. (Ảnh: Minh Khang)



    Trong quá trình khai quật và nghiên cứu của các nhà khoa học, bà Bùi Thị Hiền luôn vái lạy chiếc quan tài và gọi "cụ". (Ảnh: Minh Khang)




    Tuy nhiên, sau khi xem xét, PGS.TS Nguyễn Lân Cường khẳng định đây là bộ hài cốt trẻ em. (Ảnh: Minh Khang)




    Nhiều người dân địa phương theo dõi suốt buổi chiều đã ngao ngán ra về vì đó không phải là mộ “cụ” như lời bà Hiền từng phán. (Ảnh: Minh Khang)
    Video: Mở nắp quan tài nghi là mộ 'cụ' Nguyễn Bỉnh Khiêm



    MINH KHANG
    Last edited by Bin571; 13-05-2018 at 11:10 AM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  19. #19

    Mặc định

    Phát hiện 2 bia đá liên quan mộ chí Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

    Thứ Bảy, 12/05/2018 19:59 PM GMT+7

    (VTC News) - Hai bia đá vừa được phát hiện có nhiều chữ nho ở sát bờ sông thuộc huyện Tiên Lãng (Hải Phòng), trên mặt bia có nhiều chữ nho, nội dung liên quan đến mộ chí Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.

    Ngày 12/5, trả lời PV VTC News, ông Phạm Văn Hải - Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) cho biết, tại xã Kiến Thiết (Tiên Lãng), vừa phát hiện 2 bia đá ở sát bờ sông, trên mặt bia có nhiều chữ nho, nội dung liên quan đến mộ chí Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.Cụ thể, ngày 7/5, theo báo cáo của UBND xã Kiến Thiết (Tiên Lãng), ngày 2/5, nhóm nghiên cứu khoa học xã hội độc lập do Tiến sỹ Nguyễn Văn Vịnh – Trưởng khoa Khoa học cơ bản – Trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội là người đại diện về làm việc với UBND xã Kiến Thiết.

    Nhóm nghiên cứu cùng đại diện chính quyền địa phương chụp ảnh lưu niệm khi bàn giao 2 bia đá vừa được tìm thấy để bảo quản.

    Sau khi làm việc với lãnh đạo xã, nhóm đề cập muốn được tìm kiếm di chỉ liên quan đến Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm tại khu vực cống Cá, thôn Thanh Trì, xã Kiến Thiết.Sau một thời gian khảo sát, ngày 6/5, nhóm phát hiện 2 tấm bia đá có nhiều chữ nho ở sát bờ sông thuộc thôn Thanh Trì, xã Kiến Thiết. Bia có chiều cao khoảng 40cm, chiều ngang khoảng 30cm, dày khoảng 7cm; trên mặt bia có nhiều chữ nho.Qua dịch sơ bộ của nhóm nghiên cứu và nhân dân địa phương (những người biết về chữ nho), nội dung 2 tấm bia có liên quan đến mộ chí Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.


    2 bia đá liên quan đến mộ chí Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

    Sáng 7/5, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện phối hợp với UBND xã Kiến Thiết làm việc với đại diện nhóm nghiên cứu.Qua làm việc, nhóm tự giới thiệu là nhóm nghiên cứu khoa học xã hội độc lập thuộc Trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội, song không mang theo bất cứ giấy tờ gì liên quan đến đợt nghiên cứu khoa học.Phòng Văn hóa và Thông tin đã đề nghị nhóm nghiên cứu dừng ngay hoạt động nghiên cứu và bàn giao 2 tấm bia cho địa phương. UBND xã Kiến Thiết đã lập biên bản bàn giao và lưu giữ 2 tấm bia tại UBND xã.

    Nhóm nghiên cứu đã trở về Hà Nội ngay trong sáng 7/5.Trước sự việc trên, UBND huyện Tiên Lãng đã kịp thời báo cáo UBND Thành phố, Sở Văn hóa và Thể thao TP.Hải Phòng và xin ý kiến chỉ đạo để UBND huyện Tiên Lãng thực hiện. Ngay trong ngày 7/5, Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng đã kịp thời có ý kiến chỉ đạo Sở Văn hóa và Thể thao vào cuộc nắm tình hình và đề xuất hướng giải quyết vụ việc.


    https://vtc.vn/phat-hien-2-bia-da-li...m-d398553.html



    Hiện trường vụ khai quật mộ "cụ" ở gia đình 'nhà ngoại cảm' Bùi Thị Hiền

    Ngày 8/5, Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng có văn bản báo cáo và đề xuất với UBND TP.Hải Phòng về vụ việc này.Theo đó, Sở Văn hóa và Thể thao không nhận được thông tin về việc thăm dò, khai quật khảo cổ tại xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng của nhóm nghiên cứu khoa học xã hội độc lập do Tiến sỹ Nguyễn Văn Vịnh - Trưởng khoa Khoa học cơ bản, Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội, trước khi có báo cáo số 191 ngày 7/5/2018 của Ủy ban nhân dân huyện Tiên Lãng.


    Căn cứ các quy định của Luật Di sản văn hóa, việc thăm dò, khai quật khảo cổ của nhóm nghiên cứu khoa học xã hội độc lập do Tiến sỹ Nguyễn Văn Vịnh thực hiện tại xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng chưa được sự đồng ý của cơ quan quản lý Nhà nước về di sản văn hóa là sai quy định của pháp luật.Do đó, Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng đề xuất UBND Thành phố chỉ đạo UBND các quận, huyện không tiếp nhận việc thăm dò, khai quật khảo cổ trên địa bàn khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước về di sản văn hóa theo quy định.


    UBND huyện Tiên Lãng chỉ đạo UBND xã Kiến Thiết tiếp tục bảo quản 2 tấm bia đá được phát hiện, đồng thời, chủ trì mời các nhà khoa học, cơ quan quản lý có liên quan nghiên cứu, xem xét xác định giá trị các hiện vật được phát hiện nêu trên để đề xuất biện pháp xử lý theo quy định hiện hành;UBND huyện Tiên Lãng có biện pháp quản lý tốt khu vực thăm dò, khai quật nêu trên; đồng thời lên phương án bảo đảm an ninh trật tự tại địa phương và định hướng dư luận xã hội đảm bảo quy định;Sở thông tin và Truyền thông, các cơ quan thông tấn báo chí tăng cường kiểm soát thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng và báo điện tử theo thẩm quyền; không đăng tải các bài viết chưa có căn cứ khoa học, loại trừ các bài viết có yếu tố mê tín, dị đoan.

    Cũng trong ngày 8/5, UBND TP.Hải Phòng phát đi công văn “hỏa tốc” giao Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì cùng Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Khoa học và Công nghệ, Công an Thành phố và các cơ quan liên quan khẩn trương kiểm tra, xác minh cụ thể và phối hợp, hướng dẫn UBND huyện Tiên Lãng thực hiện theo đúng quy định của Luật Di sản văn hóa và các quy định của pháp luật hiện hành, báo cáo UBND Thành phố kết quả thực hiện trước ngày 20/5/018.


    Điều 38, 39 Luật Di sản văn hóa quy định: Việc thăm dò, khai quật khảo cổ chỉ được tiến hành sau khi có giấy phép của Bộ trưởng Bộ văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch); tổ chức có chức năng nghiên cứu khảo cổ muốn tiến hành thăm dò, khai quật khảo cổ phải gửi hồ sơ xin phép thăm dò, khai quật khảo cổ đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;


    Khoản 19 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa quy định: Trong trường hợp địa điểm khảo cổ đang bị hủy hoại hoặc có nguy cơ bị hủy hoại, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép khai quật khẩn cấp và báo cáo ngay cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

    VTC News sẽ tiếp tục thông tin vụ việc này!


    MINH KHANG
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  20. #20

    Mặc định

    Bất thường quanh việc phát hiện 2 bia đá liên quan đến mộ chí Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

    Thứ Bảy, 19/05/2018 11:37 AM GMT+7
    (VTC News) - Hai người dân địa phương được thuê tìm mộ kể lại những chuyện bất thường khi tìm thấy 2 tấm bia được cho là liên quan đến mộ chí Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm ở Hải Phòng.

    Liên quan đến vụ việc phát hiện 2 bia đá liên quan mộ chí Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, ngày 16/5, PV VTC News tìm về hiện trường nơi phát hiện 2 tấm bia và được những người trực tiếp tìm kiếm kể lại chuyện lạ xung quanh vụ việc này.

    Bờ đầm mới đắp lộ diện bia đá

    Ông Nguyễn Văn Sỹ (SN 1963, thôn Thanh Trì, xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng) cho biết, đầu tháng 5 vừa qua, nhóm người từ Hà Nội về, do Tiến sỹ Nguyễn Văn Vịnh – Trưởng khoa Khoa học cơ bản – Trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội, tìm đến giới thiệu “Chúng tôi ở Hà Nội về, tìm mộ cụ nhà tôi” – Ông Sỹ kể lại.Ông Vịnh nhờ vợ chồng ông Sỹ và 2 người dân địa phương ra khu vực bãi bồi chân sông Thái Bình (thuộc địa bàn thôn Thanh Trì, xã Kiến Thiết, giáp ranh giữa huyện Tiên Lãng và huyện Vĩnh Bảo), phần diện tích gia đình ông Sỹ thầu khoán để tìm mộ.

    Ông Nguyễn Văn Sỹ chỉ địa điểm phát hiện chiếc bia thứ nhất nằm ở dưới bãi bồi, thời điểm đó thủy triều xuống thấp, lộ chân bờ đầm,




    Sáng 6/5, sau khi nhóm của Tiến sỹ Vịnh làm lễ, hương khói xong, vợ chồng ông Sỹ cùng với 2 người khác được nhờ mua cái thuốn (bằng thép), mang ra khu vực trên để tìm kiếm.Sau thời gian thuốn tìm, ông Sỹ thuốn thấy chiếc bia thứ nhất, cách bờ đầm khoảng 5m về phía lòng sông. Ông Sỹ cùng một người khác đào xung quanh rồi cẩn thận đưa chiếc bia lên bờ nguyên vẹn.Chiếc bia nặng khoảng gần 20kg, chiều cao khoảng 40cm, chiều ngang khoảng 30cm, dày khoảng 7cm.

    Trên mặt bia có nhiều chữ nho.Ngay sau đó, ông Vịnh nhờ ông Sỹ dẫn về trong làng Thanh Trì gặp cụ Lân, người đọc được chữ nho để đọc những chữ ghi trên bia đá.Cụ Lân đọc đến đâu, một phụ nữ cùng nhóm của Tiến sỹ Vịnh ngồi ghi lại đến đó. Ông Sỹ chỉ nhớ trong đó có chữ “Thanh Trì” (tên làng) và chữ “Chi Thủy”. Sau đó ông Sỹ ra về và không biết nhóm ông Vịnh làm gì nữa.


    Địa điểm tìm thấy cái bia thứ hai chỗ tay ông Được chỉ, nằm ngay trên bờ đầm mới đắp.


    Đối với chiếc bia đá thứ hai, ông Bùi Văn Đước (SN 1972, người cùng làng, cùng được thuê tìm mộ với ông Sỹ) cho biết, trong lúc ngồi nghỉ giải lao khi đang thuốn tìm mộ, ông Đước ngồi trên bờ đầm cạy đất chơi thì phát hiện có 1 tấm bia nằm ở đối diện với tấm bia tìm thấy phía dưới bãi bồi lúc trước đã tìm, cách mặt đất khoảng 10cm.“Tôi đang ngồi nghỉ giải lao, tôi lấy tay cấu cấu, cạy đất thì thấy tấm bia thứ hai” – ông Đước kể lại với PV.

    Ngay sau đó, tấm bia này tiếp tục được nhóm của Tiến sỹ Nguyễn Văn Vịnh đưa về nhờ cụ Lân dịch giúp các chữ khắc trên thân bia.Điều ông Sỹ và một số cán bộ xã, thôn lấy làm lạ là cuối năm 2017, ông Sỹ mới thuê máy cuốc đất phía trong đầm đắp bờ nhưng hoàn toàn không thấy có tấm bia này. Ngay cả trước đó, ông Sỹ đã nhiều năm nhận thầu khoán và hàng ngày ‘bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” ở đây cũng không thấy tấm bia nào như vậy.“Vậy thì tấm bia này ở đâu ra” – nhiều người có mặt trong lúc PV ghi nhận tại hiện trường đều đặt câu hỏi này?



    Việc phát hiện 2 tấm bia này đang gây hoài nghi đối với cán bộ huyện, xã và nhân dân địa phương.


    Ông Nguyễn Văn Sỹ cho biết thêm, hơn 2 năm về trước, ông đã gặp Tiến sỹ Nguyễn Văn Vịnh về địa phương nhưng không biết mục đích gì. Kể cả lần này, sau khi qua thông tin đại chúng ông mới biết Tiến sỹ Vịnh về tìm mộ chí Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm chứ trước đó chỉ tìm mộ thuê cho ông Vịnh.


    Video: Nhân chứng kể lại vụ việc tìm kiếm 2 tấm bia được cho là liên quan đến mộ chí Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm


    Có hay không việc ngụy tạo hiện vật?

    Những ngày qua, sau khi báo chí đăng tải về việc phát hiện 2 bia đá liên quan mộ chí Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, trên một diễn đàn Hán Nôm có nhiều ý kiến trái chiều về 2 tấm bia này, trong đó nhiều ý kiến cho rằng, 2 chiếc bia có dấu hiệu ngụy tạo.Tài khoản FB Ch.F bày tỏ: “Nói thật, bia này không ổn đâu.

    Không ổn một cách toàn diện. Nó là sản phẩm của hạng bình dân thất học chế tác ra thôi”.Lý giải về quan điểm trên, FB Ch.F nêu: “Nhìn thử chữ viết xem, bia mộ của Trạng nguyên, một nhân vật được đánh giá là “rủ bóng xuống thế kỉ XVI” mà chữ viết như mèo cào thế ư? Mỗi thời có thư phong của thời đó, hãy quy chiếu thử vào các bia Mạc hiện còn xem, có nét phẩy nét mác nào của thời Mạc không? Không có dấu hiệu cho thấy người viết, người đục tương đối biết nghề, không có dấu hiệu cho thấy người soạn hiểu biết về điển chương chế độ đương thời… cho nên nói nó là sản phẩm của hạng bình dân thất học làm ra là vậy”.Đồng quan điểm này, tài khoản FB Th.NQ nhận định: “Nhiều điểm cho thấy 2 tấm bia này là đồ nguỵ tạo.

    Thực ra làm giả bia nhà Mạc cũng không quá khó, thác bản với sách vở có đầy ra đấy, nhưng không chịu học thì cũng mù tịt thôi. Đã là đồ nguỵ tạo thì đọc cũng vô ích”.“Nguỵ tạo nhưng dốt, nên mới viết chữ ngu ngơ như thế!” – FB N.Q.H nêu nhận xét!



    Nhiều người không khỏi hoài nghi về tính chân thực của 2 tấm bia vừa được nhóm của Tiến sỹ Vịnh tìm thấy.

    Trong khi đó, FB Ch.F còn hài hước: “Các cụ ấy có người không có chữ còn đọc ra được chữ cơ mà, bia này có gì mà không đọc được. Tôi cứ lo lo, ví phỏng bia này là thực, mộ cụ ấy ở đây thực, thế thì chả bằng vả vào mồm các ông lúc trước bảo mộ ở vườn nhà bà đồng gì gì... lo quá!”.“Như Tào Tháo còn cho làm hàng trăm ngôi mộ giả mà. Liệu có thể gọi là mộ giả không? Vì đây cũng là quê ngoại của Cụ, và ngay bên kia sông là làng Trung Am” – FB Ng.H nhận định.

    Chia sẻ với PV VTC News, một chuyên gia về Hán Nôm cho biết, xem qua những chữ khắc trên 2 tấm bia được chụp lại cho thấy, 2 chiếc bia này có dấu hiệu ngụy tạo hiện vật, cần sớm có sự vào cuộc của cơ quan chuyên môn, cơ quan chức năng để làm rõ động cơ, mục đích của những người ngụy tạo 2 tấm bia này.“Ai là người đứng sau vụ việc này?” – Vị chuyên gia Hán Nôm đặt câu hỏi!

    Được biết, ngày 17/5, đoàn công tác của TP Hải Phòng do Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì, cùng đại diện một số sở, ngành chức năng vừa về làm việc với huyện Tiên Lãng và xã Kiến Thiết.Sau buổi làm việc này, Đoàn công tác đề nghị UBND huyện Tiên Lãng mời các nhà chuyên môn thuộc lĩnh vực khảo cổ, Hán Nôm về giám định niên đại và dịch các chữ khắc trên 2 bia đá mới được tìm thấy nêu trên để làm rõ những vấn đề liên quan.Chiều 18/5, PV VTC News liên hệ qua điện thoại với Tiến sỹ Nguyễn Văn Vịnh để đặt lịch hẹn phỏng vấn, tìm hiểu những thông tin liên quan đến vụ việc. Tuy nhiên, sau khi nghe PV giới thiệu, Tiến sỹ Vịnh trả lời: "Xin lỗi tôi không trả lời ... nào hết" rồi cúp máy.

    Theo báo cáo của UBND xã Kiến Thiết (Tiên Lãng), ngày 2/5, nhóm nghiên cứu khoa học xã hội độc lập do Tiến sỹ Nguyễn Văn Vịnh – Trưởng khoa Khoa học cơ bản – Trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội là người đại diện về làm việc với UBND xã Kiến Thiết.

    Sau khi làm việc với lãnh đạo xã, nhóm đề cập muốn được tìm kiếm di chỉ liên quan đến Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm tại khu vực cống Cá, thôn Thanh Trì, xã Kiến Thiết.

    Sau một thời gian khảo sát, ngày 6/5, nhóm phát hiện 2 tấm bia đá có nhiều chữ nho ở sát bờ sông thuộc thôn Thanh Trì, xã Kiến Thiết. Bia có chiều cao khoảng 40cm, chiều ngang khoảng 30cm, dày khoảng 7cm; trên mặt bia có nhiều chữ nho.

    Qua dịch sơ bộ của nhóm nghiên cứu và nhân dân địa phương (những người biết về chữ nho), nội dung 2 tấm bia có liên quan đến mộ chí Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.

    Sáng 7/5, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện phối hợp với UBND xã Kiến Thiết làm việc với đại diện nhóm nghiên cứu.
    Qua làm việc, nhóm tự giới thiệu là nhóm nghiên cứu khoa học xã hội độc lập thuộc Trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội, song không mang theo bất cứ giấy tờ gì liên quan đến đợt nghiên cứu khoa học.

    Phòng Văn hóa và Thông tin đã đề nghị nhóm nghiên cứu dừng ngay hoạt động nghiên cứu và bàn giao 2 tấm bia cho địa phương. UBND xã Kiến Thiết đã lập biên bản bàn giao và lưu giữ 2 tấm bia tại UBND xã.

    Nhóm nghiên cứu đã trở về Hà Nội ngay trong sáng 7/5.

    Trước sự việc trên, UBND huyện Tiên Lãng đã kịp thời báo cáo UBND Thành phố, Sở Văn hóa và Thể thao TP.Hải Phòng và xin ý kiến chỉ đạo để UBND huyện Tiên Lãng thực hiện.

    Ngay trong ngày 7/5, Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng đã kịp thời có ý kiến chỉ đạo Sở Văn hóa và Thể thao vào cuộc nắm tình hình và đề xuất hướng giải quyết vụ việc.
    VTC News sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này!
    MINH KHANG
    Last edited by Bin571; 19-05-2018 at 10:27 PM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Đi tìm ngôi mộ của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm?
    By Bin571 in forum Tâm linh – Tín ngưỡng – Siêu hình học – Ngoại cảm
    Trả lời: 9
    Bài mới gởi: 03-03-2017, 05:20 PM
  2. Tìm thấy ngôi mộ của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm?
    By Bin571 in forum Truyền thuyết - Giai thoại - Lịch sử VIỆT NAM
    Trả lời: 3
    Bài mới gởi: 03-03-2017, 11:23 AM
  3. Bí mật của những vũ khí tự chế khiến quân Nguyên Mông thất đảm
    By Bin571 in forum Truyền thuyết - Giai thoại - Lịch sử VIỆT NAM
    Trả lời: 15
    Bài mới gởi: 24-04-2013, 11:47 AM
  4. Giải mã một lời nguyền khủng khiếp
    By Bin571 in forum Sưu Tập Khác...
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 29-09-2009, 12:57 PM
  5. Phép Tu của Nguyễn Bỉnh Khiêm
    By Love_Tamlinh in forum Tâm linh – Tín ngưỡng – Siêu hình học – Ngoại cảm
    Trả lời: 4
    Bài mới gởi: 20-12-2007, 07:46 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •