Trang 1 trong 6 123456 Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 114

Ðề tài: Mời chia sẻ về trải nghiệm trong các giai đoạn thiền

  1. #1

    Mặc định Mời chia sẻ về trải nghiệm trong các giai đoạn thiền

    Mình thiền tới nay cũng đã hơn vài tháng, tiến bộ tự bản thân thấy có nhueng không đáng kể. Nay chia sẻ với mọi người để học tập thêm.

    Mình thường ngồi được khoảng 20 phút thì chân bắt đầu tê không chịu nổi và phải ngưng, tự nghiệm thấy chưa có hỷ trên thân nên không trụ qua được cơn đau. Tuy nhiên tâm đã bớt động hơn nhiều, thường vừa sa vào các tạp niệm là dứt ra được ngay và trở lại biết thân ở đây, biết tâm ở đây ngay.
    Cảm giác khi thiền thì sau khi yên ổn thì cơ thể bắt đầu đông cứng dần dần, và tinh thần rất sáng suốt.

    Thêm một điều nữa là trong một số lần thiền mình thấy một cái phân nửa hình tròn màu tím trước mắt, nó cứ xoay chầm chậm đều đều, một chốc sau thì mất. Mình đã thấy nó nhiều lần nên chắc không phải là ảo giác hay tự nghĩ ra, mong được giải đáp.

  2. #2

    Mặc định

    bạn thiền với đề mục gì? chú tâm vào đâu khi thiền?

    *
    Hoa Sen Ngàn Cánh*

  3. #3

    Mặc định

    Đề mục thì mình không chắc, lúc đầu mình chỉ thử xem thế nào, nhưng dần dà thấy tâm tính thay đổi, không còn chấp chướng những suy nghĩ tiêu cực nữa, không giữ thù ghét trong lòng vì cảm giác rất khổ.. Ví dụ như không cãi nhau với người khác nữa, không giận dữ hay miệt thị lại khi người khác cố tình kích động mình. Nói chung hướng vào những thứ tích cực hơn.
    Khi thiền mình chỉ chú tâm vào thân thể và ý thức, lúc đầu hay bị nửa mê nửa tỉnh, bị cuốn theo mấy suy nghĩ dạng như mơ vậy, sau một lúc thì tỉnh rồi rút ra được, nhưng bây giờ quAn sát và rút khỏi nó khá nhanh.

  4. #4

    Thumbs up góp ý với bạn về thực hành thiền...

    chào bạn Nhannamsiu,

    trước hết theo Hoa Sen nghĩ bạn cần xác định 2 khái niệm Thiền định và Thiền quán của Phật giáo. Có kiến thức thì thực tập mới dễ thành đạt, chứ không nắm vững kiến thức lý thuyết thì thực hành sai hoặc đúng cũng không rành, như thế gọi là tu mù.

    - Thiền định nghĩa là tu định, tu tập khả năng tập trung (gom tâm) vào 1 đề mục duy nhất nhằm đạt tới trạng thái vắng lặng, tâm đứng im một chỗ, tức là khả năng tập trung vào 1 đề mục. Thiền định có 40 đề mục để thực hành, đỉnh cao của Thiền định là 5 năng lực thần thông (Ngũ thông phàm).

    - Thiền quán nghĩa là tu tuệ, tu tập khả năng quan sát (quán) mọi sự vật hiện tượng từ bên trong thân và tâm này (ngũ uẩn), để hiểu biết trực tiếp các bài học quy luật của thế gian, từ đó có được cách nhìn đúng đắn (chánh kiến) về vạn pháp thế gian và đỉnh cao đạt được Tuệ giác dẫn ra khỏi luân hồi sinh tử.

    Cơ bản thì pháp môn tu Thiền của nhà Phật chỉ có vậy, các tổ sư tuỳ theo trình độ trí tuệ của các vị mà sáng tạo thêm nhiều tông môn.

    Kế tiếp xin được bàn thêm cách thực hành của bạn, theo mình vì bạn chưa nắm vững kiến thức cơ bản về thực hành thiền nên mới có những hiện tượng không hay đó, đã gây cho bạn những phiền toái như đã kể phần trên.

    -
    (...) nhưng dần dà thấy tâm tính thay đổi, không còn chấp chướng những suy nghĩ tiêu cực nữa, không giữ thù ghét trong lòng vì cảm giác rất khổ.. Ví dụ như không cãi nhau với người khác nữa, không giận dữ hay miệt thị lại khi người khác cố tình kích động mình. Nói chung hướng vào những thứ tích cực hơn.
    Chúc mừng bạn, bạn vô tình tu thiền quán mà bạn không biết đó thôi, thiền quán giúp cho bạn thấy ra những chướng ngại của những trạng thái tâm bất thiện và đưa ra quyết định từ bỏ, cách mà bạn đang làm như ví dụ trên, là đang thực hành Thiện pháp, đang hướng Thượng. Bạn nên tiếp tục thực hành sẽ còn nhiều thay đổi tích cực nữa đó. Thiện pháp tăng trưởng thì cảnh giới an lạc xuất hiện, trí tuệ cũng vì thế mà mở mang thêm sáng rõ.

    -
    Khi thiền mình chỉ chú tâm vào thân thể và ý thức, lúc đầu hay bị nửa mê nửa tỉnh, bị cuốn theo mấy suy nghĩ dạng như mơ vậy, sau một lúc thì tỉnh rồi rút ra được, nhưng bây giờ quan sát và rút khỏi nó khá nhanh.


    Do bạn chú ý vào thân thể và ý thức - đấy là những phạm vi rộng lớn nên dễ làm bạn khó tập trung vào một chỗ, dẫn tới hiện tượng rối loạn tâm thức do có quá nhiều tạp niệm xuất hiện khi bạn chú ý vào nhiều đề mục như vậy (cái gì mà tâm chú ý hướng tới thì cái đó là đề mục). May mắn là bạn biết dừng lại, thấy được sự nguy hiểm khi bị cuốn theo những suy nghĩ tạp niệm như thế nên không bị nguy hiểm. Người ta hay nói tẩu hoả nhập ma chính là bị cuốn theo những tạp niệm như bạn đã nói trên.

    -
    Mình thường ngồi được khoảng 20 phút thì chân bắt đầu tê không chịu nổi và phải ngưng, tự nghiệm thấy chưa có hỷ trên thân nên không trụ qua được cơn đau.



    - Như bạn nói là chưa có Hỷ, nghĩa là khả năng tập trung của bạn chưa nhiều bởi vì bạn thực hành mà không có 1 đề mục nhất định, như tàu không neo thì sao đứng vững trước sóng gió được? Muốn có Hỷ phải có sự lựa chọn đề mục phù hợp và sự suy tư tới đề mục đúng mức (Tầm) và sự tập trung mạnh vào đề mục đã chọn (Tứ). Nếu không có được 2 chi thiền này thì Hỷ không sinh lên, nghĩa là không có sự thích thú với sự tập trung vào đề mục, đã không có sự thích thú này thì tâm sẽ không quên được thân nên cứ bị thân chi phối, mà thân ngồi lâu thì dĩ nhiên sẽ bị mỏi mệt, đau nhức. Khi có Hỷ thì Lạc mới sinh lên để làm ra cảm giác thoải mái trong thân, giúp cho tâm chú ý không bị thân thể chi phối nữa, sẽ hoàn toàn tập trung vào đề mục thì Định mới sinh lên được. Có Định thì mới có Thiền, mới đạt được an lạc thanh tịnh trong tu thiền, việc tu thiền mới có kết quả đúng đắn được.

    -
    Tuy nhiên tâm đã bớt động hơn nhiều, thường vừa sa vào các tạp niệm là dứt ra được ngay và trở lại biết thân ở đây, biết tâm ở đây ngay.
    Cảm giác khi thiền thì sau khi yên ổn thì cơ thể bắt đầu đông cứng dần dần, và tinh thần rất sáng suốt.


    Đây là lĩnh vực Tỉnh giác, chánh niệm của thiền Quán không còn là thiền Định nữa rồi. Bạn tu một lúc 2 loại thiền mà lại không nắm được khái niệm căn bản về 2 loại thiền ấy, nên bạn chưa làm chủ được trạng thái Định hoặc Tuệ quán của bạn, nếu không để ý tìm hiểu thì bạn sẽ khó đi xa hơn được.

    -
    Thêm một điều nữa là trong một số lần thiền mình thấy một cái phân nửa hình tròn màu tím trước mắt, nó cứ xoay chầm chậm đều đều, một chốc sau thì mất. Mình đã thấy nó nhiều lần nên chắc không phải là ảo giác hay tự nghĩ ra, mong được giải đáp.



    Theo mình nghĩ, một là do bạn không nắm vững bạn đang thực hành loại thiền nào nên tâm vọng tưởng sinh lên bạn không hiểu được nó là cái gì, ở đây bạn có quá nhiều chỗ để hướng tâm, nên không chắc cái bạn thấy là cái gì; hai là tuỳ ba la mật trong đời quá khứ từng tu tập cái gì mà trong lúc thực hành thiền định sẽ làm cho cái bạn từng có trong quá khứ có dịp xuất hiện trở lại. Cho nên quan trọng nhất là bạn phải hiểu bạn đang tu tập cái gì? mục đích sau cùng là gì, mới giúp cho bạn có được một cách thực hành tốt nhất.

    Vì bạn ghi tựa topic này là các giai đoạn thiền nên mình giới thiệu bài viết của mình theo link để bạn rộng đường tham khảo nhé! >> Các giai đoạn thiền
    Last edited by hoasenngancanh; 18-12-2016 at 09:57 PM.

    *
    Hoa Sen Ngàn Cánh*

  5. #5

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi hoasenngancanh Xem Bài Gởi
    chào bạn Nhannamsiu,

    trước hết theo Hoa Sen nghĩ bạn cần xác định 2 khái niệm Thiền định và Thiền quán của Phật giáo. Có kiến thức thì thực tập mới dễ thành đạt, chứ không nắm vững kiến thức lý thuyết thì thực hành sai hoặc đúng cũng không rành, như thế gọi là tu mù.

    - Thiền định nghĩa là tu định, tu tập khả năng tập trung (gom tâm) vào 1 đề mục duy nhất nhằm đạt tới trạng thái vắng lặng, tâm đứng im một chỗ, tức là khả năng tập trung vào 1 đề mục. Thiền định có 40 đề mục để thực hành, đỉnh cao của Thiền định là 5 năng lực thần thông (Ngũ thông phàm).

    - Thiền quán nghĩa là tu tuệ, tu tập khả năng quan sát (quán) mọi sự vật hiện tượng từ bên trong thân và tâm này (ngũ uẩn), để hiểu biết trực tiếp các bài học quy luật của thế gian, từ đó có được cách nhìn đúng đắn (chánh kiến) về vạn pháp thế gian và đỉnh cao đạt được Tuệ giác dẫn ra khỏi luân hồi sinh tử.

    Cơ bản thì pháp môn tu Thiền của nhà Phật chỉ có vậy, các tổ sư tuỳ theo trình độ trí tuệ của các vị mà sáng tạo thêm nhiều tông môn.

    Kế tiếp xin được bàn thêm cách thực hành của bạn, theo mình vì bạn chưa nắm vững kiến thức cơ bản về thực hành thiền nên mới có những hiện tượng không hay đó, đã gây cho bạn những phiền toái như đã kể phần trên.

    -

    Chúc mừng bạn, bạn vô tình tu thiền quán mà bạn không biết đó thôi, thiền quán giúp cho bạn thấy ra những chướng ngại của những trạng thái tâm bất thiện và đưa ra quyết định từ bỏ, cách mà bạn đang làm như ví dụ trên, là đang thực hành Thiện pháp, đang hướng Thượng. Bạn nên tiếp tục thực hành sẽ còn nhiều thay đổi tích cực nữa đó. Thiện pháp tăng trưởng thì cảnh giới an lạc xuất hiện, trí tuệ cũng vì thế mà mở mang thêm sáng rõ.

    -


    Do bạn chú ý vào thân thể và ý thức - đấy là những phạm vi rộng lớn nên dễ làm bạn khó tập trung vào một chỗ, dẫn tới hiện tượng rối loạn tâm thức do có quá nhiều tạp niệm xuất hiện khi bạn chú ý vào nhiều đề mục như vậy (cái gì mà tâm chú ý hướng tới thì cái đó là đề mục). May mắn là bạn biết dừng lại, thấy được sự nguy hiểm khi bị cuốn theo những suy nghĩ tạp niệm như thế nên không bị nguy hiểm. Người ta hay nói tẩu hoả nhập ma chính là bị cuốn theo những tạp niệm như bạn đã nói trên.

    -


    - Như bạn nói là chưa có Hỷ, nghĩa là khả năng tập trung của bạn chưa nhiều bởi vì bạn thực hành mà không có 1 đề mục nhất định, như tàu không neo thì sao đứng vững trước sóng gió được? Muốn có Hỷ phải có sự lựa chọn đề mục phù hợp và sự suy tư tới đề mục đúng mức (Tầm) và sự tập trung mạnh vào đề mục đã chọn (Tứ). Nếu không có được 2 chi thiền này thì Hỷ không sinh lên, nghĩa là không có sự thích thú với sự tập trung vào đề mục, đã không có sự thích thú này thì tâm sẽ không quên được thân nên cứ bị thân chi phối, mà thân ngồi lâu thì dĩ nhiên sẽ bị mỏi mệt, đau nhức. Khi có Hỷ thì Lạc mới sinh lên để làm ra cảm giác thoải mái trong thân, giúp cho tâm chú ý không bị thân thể chi phối nữa, sẽ hoàn toàn tập trung vào đề mục thì Định mới sinh lên được. Có Định thì mới có Thiền, mới đạt được an lạc thanh tịnh trong tu thiền, việc tu thiền mới có kết quả đúng đắn được.

    [SIZE=3]-


    Đây là lĩnh vực Tỉnh giác, chánh niệm của thiền Quán không còn là thiền Định nữa rồi. Bạn tu một lúc 2 loại thiền mà lại không nắm được khái niệm căn bản về 2 loại thiền ấy, nên bạn chưa làm chủ được trạng thái Định hoặc Tuệ quán của bạn, nếu không để ý tìm hiểu thì bạn sẽ khó đi xa hơn được.

    -


    Theo mình nghĩ, một là do bạn không nắm vững bạn đang thực hành loại thiền nào nên tâm vọng tưởng sinh lên bạn không hiểu được nó là cái gì, ở đây bạn có quá nhiều chỗ để hướng tâm, nên không chắc cái bạn thấy là cái gì; hai là tuỳ ba la mật trong đời quá khứ từng tu tập cái gì mà trong lúc thực hành thiền định sẽ làm cho cái bạn từng có trong quá khứ có dịp xuất hiện trở lại. Cho nên quan trọng nhất là bạn phải hiểu bạn đang tu tập cái gì? mục đích sau cùng là gì, mới giúp cho bạn có được một cách thực hành tốt nhất.

    Vì bạn ghi tựa topic này là các giai đoạn thiền nên mình giới thiệu bài viết của mình theo link để bạn rộng đường tham khảo nhé! >> Các giai đoạn thiền
    --------------------------------

    mới có nêu thắc mắc có vài ngày đã có người đi trước hướng dẫn khá tường tận và tâm huyết , bạn quả là may mắn hơn mình rất nhiều

    , mình đã mầy mò tìm hiểu cả năm , trước khi bước vào tu tập thiền định vài tháng ...vẫn chưa có kết quả gì ,... tìm bạn đồng tu chia sẽ kinh nghiệm , mà tìm chưa có , dạo quanh các thiền viện vài lần , tìm thầy , vẫn chưa gặp , mong rằng mai nầy ,soạn ít thắc mắc lên đây ..nhờ bạn HS có kinh nghiệm đi trước giúp đỡ .....

  6. #6

    Mặc định

    vì không hỏi nên không có câu trả lời, bạn cần cứ hỏi, HS và những ai biết sẽ tuỳ câu hỏi mà trả lời.

    *
    Hoa Sen Ngàn Cánh*

  7. #7

    Mặc định

    Chào bạn hoasen, trước tiên cám ơn bạn rất nhiều vì những chia sẻ.
    Đầu tiên mình thú thực chẳng biết Thiền Định và Thiền Quán là gì, nói chung chỉ biết khái niệm sơ sài rồi tự thực hành xem trải nghiệm thế nào, may mắn nên không lạc đường. Sau khi đọc xong nội dung bạn chia sẻ mình ngẫm nghĩ lại thấy chính xác là mình đang theo Thiền Quán.
    Sau khi biết tỉnh giác là gì thì mình mới biết cách diễn tả nó, mình cảm thấy rõ hơn việc mình đang làm, cảm nhận được từng suy nghĩ hay cảm xúc xảy ra trong thời điểm hiện tại. Quả là khó mà mô tả, nhưng trạng thái này có thể nói đối ngược với trạng thái lúc chạy xe đi làm, nghĩa là làm chỉ leo lên xe đầu óc vu vơ rồi tới nơi, trong lúc chạy xe thì không nhớ gì rõ. Cảm giác này thì ngược lại, từng giây phút trôi qua mình đều cảm nhận rõ ràng, từ môi trường tới suy nghĩ bên trong, ý thức rất cụ thể.
    Và mình vừa hành thiền, bám vào việc quán sát hơi thở, càng ngồi lại càng thoải mái và tỉnh táo, nhưng phải tập trung không thì thoải mái quá nó lại sinh buồn ngủ hoặc lơi lỏng.

    Rất cám ơn bạn vì đã có lòng hướng dẫn mình chi tiết, mình sẽ cố gắng tìm hiểu học hành đi đôi. Chứ hỏi nhiều thì lại không hay, tự đốt đuốc mà đi vậy, hehe.

  8. #8

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi hoasenngancanh Xem Bài Gởi
    vì không hỏi nên không có câu trả lời, bạn cần cứ hỏi, HS và những ai biết sẽ tuỳ câu hỏi mà trả lời.
    ----------------------------------------

    ----------------------------------------
    Để chuẩn bị đường tu tập , từ rất lâu , mình đã nghiên cứu và kỹ ngũ giới cấm căn bản của phật tử , và, cố gắng trì giới nghiêm , mong rằng sẽ được các chư thiên , trợ duyên trên đường tu tập , song song theo đó , cùng tìm hiểu căn bản sơ lượt về TỨ NIỆM XỨ , và BÁT CHÁNH ĐẠO …
    - Mới bước vô đường thực hành , mình gặp nhiều trở ngại , nhận thấy đây là do nghiệp lực còn nặng nề , nên song song với việc tu tập thiền , mình trì chú LĂNG NGHIÊM và THẬP CHÚ mỗi ngày , với hy vọng giảm được nghiệp chướng , được sự trợ duyên của các chư thiên , gặp được các thiện trí thức để dẫn dắt mình , không bị lầm lạc vào tà kiến , sớm đủ duyên để yên ổn tu hành …
    Bước đầu tập thiền , mình theo pháp quán 16 pháp hơi thở của thầy NHẤT HẠNH , thực hành pháp 1 , và 2 , thì dễ hiểu , đến phần thứ 3 “ đi theo hơi thở “ thì …bí tại đây , nên tập vài tháng vẫn chưa có kết quả gì ,
    Mục tiêu mình đề ra không phải là ngồi được bao lâu , mà là trong thời gian ngồi quán hơi thở , mình thấy hơi thở mình an trú được từ 3 đến 5 phút là đủ vui rồi ( mà điều này , đến giờ mình chưa đạt được ) …,
    mỗi lần mình ngồi tập , ghi nhận được trên dưới 30 phút , chỉ thấy mỏi khi xả thiền , mình không cố gắng cố ngồi cho lâu nên không phải cố gắng chịu mỏi , chỉ hôm nào thấy thanh thản thì ngồi lâu chút , còn thấy nhiểu loạn nhiều thì nghĩ nhanh một chút …
    mấy lúc gần đây , dù trí quán theo sự ra vô hơi thở , nhưng những tư tưởng nhiểu động luôn vây quanh,
    mình quán thêm : quanh thân là một vùng tỉnh lặng - đang quan sát cái thân đang thở và nhiểu động này …( quan sát và ghi nhận , không can thiệp …)
    không biết cách này có gì sai không ( ? )
    lại thêm nửa , hiện tại , hôm nào khỏe , mình trì chú LĂNG NGHIÊM và thập chú 2 lần ( 9 g tối và 4 g sáng ) , còn thì chỉ trì lúc 4 g sáng , nay mình muốn trì chú ĐẠI BI buổi tối , còn buổi sáng trì LĂNG NGHIÊM , không biết nếu trì 2 chú như vậy , có được bị kiên kỵ gì không ?
    mong bạn HOA SEN , và các bạn đã đi trước , giúp dùm thêm ý kiến xin thật lòng cám ơn trước …

  9. #9

    Thumbs up

    Trích dẫn Nguyên văn bởi nhannamsiu Xem Bài Gởi
    Chào bạn hoasen, trước tiên cám ơn bạn rất nhiều vì những chia sẻ.
    Đầu tiên mình thú thực chẳng biết Thiền Định và Thiền Quán là gì, nói chung chỉ biết khái niệm sơ sài rồi tự thực hành xem trải nghiệm thế nào, may mắn nên không lạc đường. Sau khi đọc xong nội dung bạn chia sẻ mình ngẫm nghĩ lại thấy chính xác là mình đang theo Thiền Quán.
    Sau khi biết tỉnh giác là gì thì mình mới biết cách diễn tả nó, mình cảm thấy rõ hơn việc mình đang làm, cảm nhận được từng suy nghĩ hay cảm xúc xảy ra trong thời điểm hiện tại. Quả là khó mà mô tả, nhưng trạng thái này có thể nói đối ngược với trạng thái lúc chạy xe đi làm, nghĩa là làm chỉ leo lên xe đầu óc vu vơ rồi tới nơi, trong lúc chạy xe thì không nhớ gì rõ. Cảm giác này thì ngược lại, từng giây phút trôi qua mình đều cảm nhận rõ ràng, từ môi trường tới suy nghĩ bên trong, ý thức rất cụ thể.
    Và mình vừa hành thiền, bám vào việc quán sát hơi thở, càng ngồi lại càng thoải mái và tỉnh táo, nhưng phải tập trung không thì thoải mái quá nó lại sinh buồn ngủ hoặc lơi lỏng.

    Rất cám ơn bạn vì đã có lòng hướng dẫn mình chi tiết, mình sẽ cố gắng tìm hiểu học hành đi đôi. Chứ hỏi nhiều thì lại không hay, tự đốt đuốc mà đi vậy, hehe.
    Chào bạn nhannamsiu,


    Có rất nhiều người nói như vậy nhưng trong thực tế thì hay gặp nhiều vấn đề dẫn tới thực hành sai và hiểu sai Giáo pháp của Đức Phật. Nếu không có một nền tảng kiến thức vững chắc về Pháp học (lý thuyết) và Pháp hành (thực hành) thì sẽ khó mà có được Pháp thành (kết quả) đúng đắn. Hiện giờ có quá nhiều thông tin tràn lan trên google, bạn muốn cái gì cũng dễ có nhưng cái kinh nghiệm thực tế thì hầu như ít người viết lên lắm, hoặc những trường hợp hành sai bị hậu quả gì và cách khắc phục ra sao cũng khó tìm thấy trên các website về tu thiền. Những kinh nghiệm và cách chữa trị chỉ có ở những thiền viện có những vị thiền sư đích thực. HS nói như vậy vì bản thân từng bị mắc kẹt vào Cận định hơn 3 năm không biết làm sao để vào được Sơ Thiền, tra cứu thông tin trên google cũng như tìm sách thiền cũng vô vọng. Chỉ khi tham gia khoá thiền 10 ngày ở thiền viện Nguyên thuỷ Q.2, trình pháp cho vị thiền sư Myanmar thì mới được Ngài chỉ cho cách vượt qua Cận định, và khi lĩnh hội được phương pháp đối trị với trường hợp của mình thì mới đạt được tầng Sơ Thiền đúng đắn. Bởi vậy nên HS muốn nhắn cho các bạn hình dung ra sự lợi ích to lớn khi có thể học và hành trực tiếp với thiền sư thì khả năng tiến bộ của các bạn sẽ nhanh chóng hơn là tự mày mò một mình ở nhà. Sau này khi các bạn đã có kinh nghiệm rồi, chỉ cần nghe ai đó nói hành thiền phải thế này hay thế kia là tự các bạn biết ngay lời chỉ dẫn kia đúng hay sai, vì sao nó sai, và cách sửa thế nào.


    Nếu bạn ở Sài Gòn và có thời gian chừng 10 ngày rảnh rỗi, bạn nên đến Thiền viện Nguyên Thuỷ đường Nguyễn Thị Định, P.Cát Lái, Q.2 tham dự khoá thiền 10 ngày đang được mở liên tục suốt năm nay và có thể năm sau nữa (truyền thống mở hàng năm nhiều khoá thiền, mỗi khoá là 10 ngày rồi nghỉ vài ngày là tiếp tục khoá mới). Bạn đến tìm hiểu thông tin quy định của thiền viện, rồi tham dự 1 khoá đi, bạn sẽ được thọ 10 giới Sadi, được đi bát với chư tăng để nếm trải hương vị xuất gia như thế nào, được trình pháp trực tiếp với thiền sư Myanmar hàng ngày sẽ giúp nâng cao trình độ hiểu biết, có nền tảng vững chắc về thiền rồi sau này tự tu tập lấy, sẽ an toàn và tốt đẹp hơn nữa.


    Còn với thiền Quán (Vipassana) có tới 16 trình độ Tuệ giác (13 tuệ đầu là người phàm phải tu đạt để đắc tuệ thứ 14 là thành Thánh nhân), lý thuyết rất mênh mông xoanh quanh 4 chỗ quan sát - Tứ niệm xứ nhân với 3 tướng của vạn pháp (Vô thường, Khổ não, Vô ngã), rồi nhân với 8 tầng thiền định thì có khoảng hơn 1500 loại hiểu biết kinh nghiệm về thiền Minh sát/Quán khác nhau. Mỗi tầng tuệ giác là một trải nghiệm riêng biệt, cho tới đắc quả Thánh giải thoát thì còn có muôn vàn hiểu biết trải nghiệm đúng, sai đa dạng - nếu bạn cho rằng [[hỏi nhiều thì lại không hay, tự đốt đuốc mà đi vậy, hehe]] thì có chắc bạn đốt đúng loại đuốc và đi đúng đường hay không là cả một vấn đề to lớn. Nếu như dễ dàng như bạn nghĩ thì ai cũng thành Thánh, Bồ Tát, Phật hết trơn rồi đâu đợi đến phiên bạn? Bây giờ thì cười 'hehe' nhưng có nghĩ là lúc hành sai thì khóc 'huhu' không nè?

    Chưa kể từ phàm nhân qua Thánh nhân phải trả giá rất nhiều cho thói quen sinh sống và hưởng thụ cuộc sống của chúng ta từ vô lượng kiếp tới nay, lúc bạn bị cám dỗ, bị nghiệp chướng quấy phá, bị nhiều hiểm hoạ không nói trước được thì bạn có chắc đuốc (trí tuệ) của bạn đủ sáng soi cho bạn đi đúng đường (Chánh pháp) hay không? Ví dụ trong thiền Quán có giai đoạn người tu bỗng thấy trí tuệ mạnh mẽ nhìn đâu cũng rõ ràng, nghe gì cũng hiểu, đọc gì cũng nhớ, thức mấy đêm không ngủ không mệt mỏi, ngồi thiền thấy toả hào quang rực rỡ, toàn thân nhẹ bổng như đi trên mây - rất nhiều người tới chỗ này tưởng đã đắc quả Thánh nhân, nhưng đâu có biết đó chỉ là kết qủa của một quá trình tu tập từ trước chứ không phải thành quả thật sự cao quý!

    Nếu không hỏi thì không biết, ai sẽ trả lời giúp bạn để bạn vượt qua, lúc đó dễ bị Thiên Ma dẫn vào Tà pháp? Nói như vậy không phải là hù doạ, nhưng là nhắc nhở cho biết con đường thực hành không hề dễ dàng như suy nghĩ đâu, tu thiền sẽ phải trả giá rất nhiều nếu muốn đi sâu, đi xa, đi tới nơi. Những cảm giác như bạn đã ghi chỉ là phần nhỏ xíu chưa là gì với những trải nghiệm khi bước sâu vào pháp hành nghiêm túc. Hoặc như câu mà bạn ghi cũng là 1 vấn đề nhiều người thường gặp, vậy phải làm sao giải quyết vấn đề đó để đi xa hơn, chỉ có thể có câu trả lời trực tiếp cụ thể với riêng bạn từ vị thiền sư hướng dẫn khoá tu đó mà thôi.



    Nếu muốn không mất thời gian cho những trả giá không cần thiết thì hãy đi học thiền ở các thiền viện, hãy trang bị cho mình nền tảng lý thuyết kỹ lưỡng trước khi bắt tay vào thực hành chuyên sâu. Những lời nói này chỉ mang tính tham khảo, còn làm như thế nào là ở sự quyết định của các bạn. Nhớ một câu: nẻo luân hồi hồn ai nấy giữ! Nếu các bạn không biết tự thương các bạn thì người chịu nhiều đau khổ cũng chỉ là chính các bạn mà thôi.

    Đừng tin những gì đọc trên mạng mà hãy xem chúng chỉ là tham khảo, nếu tin làm theo thì có nghĩa là bạn đang tự đem sinh mạng bạn ra làm chuột bạch cho những lý thuyết đó đấy! Không có ai bảo vệ cho sự an toàn và tỉnh táo của bạn hết! Hãy suy xét cho kỹ!

    Thân ái.

    *
    Hoa Sen Ngàn Cánh*

  10. #10

    Smile

    Trích dẫn Nguyên văn bởi thánh lực Xem Bài Gởi
    Để chuẩn bị đường tu tập , từ rất lâu , mình đã nghiên cứu và kỹ ngũ giới cấm căn bản của phật tử , và, cố gắng trì giới nghiêm , mong rằng sẽ được các chư thiên , trợ duyên trên đường tu tập , song song theo đó , cùng tìm hiểu căn bản sơ lượt về TỨ NIỆM XỨ , và BÁT CHÁNH ĐẠO …Mới bước vô đường thực hành , mình gặp nhiều trở ngại , nhận thấy đây là do nghiệp lực còn nặng nề , nên song song với việc tu tập thiền , mình trì chú LĂNG NGHIÊM và THẬP CHÚ mỗi ngày , với hy vọng giảm được nghiệp chướng , được sự trợ duyên của các chư thiên , gặp được các thiện trí thức để dẫn dắt mình , không bị lầm lạc vào tà kiến , sớm đủ duyên để yên ổn tu hành …Bước đầu tập thiền , mình theo pháp quán 16 pháp hơi thở của thầy NHẤT HẠNH , thực hành pháp 1 , và 2 , thì dễ hiểu , đến phần thứ 3 “ đi theo hơi thở “ thì …bí tại đây , nên tập vài tháng vẫn chưa có kết quả gì , Mục tiêu mình đề ra không phải là ngồi được bao lâu , mà là trong thời gian ngồi quán hơi thở , mình thấy hơi thở mình an trú được từ 3 đến 5 phút là đủ vui rồi ( mà điều này , đến giờ mình chưa đạt được ) …, mỗi lần mình ngồi tập , ghi nhận được trên dưới 30 phút , chỉ thấy mỏi khi xả thiền , mình không cố gắng cố ngồi cho lâu nên không phải cố gắng chịu mỏi , chỉ hôm nào thấy thanh thản thì ngồi lâu chút , còn thấy nhiểu loạn nhiều thì nghĩ nhanh một chút … mấy lúc gần đây , dù trí quán theo sự ra vô hơi thở , nhưng những tư tưởng nhiểu động luôn vây quanh, mình quán thêm : quanh thân là một vùng tỉnh lặng - đang quan sát cái thân đang thở và nhiểu động này …( quan sát và ghi nhận , không can thiệp …) không biết cách này có gì sai không ( ? ) lại thêm nửa , hiện tại , hôm nào khỏe , mình trì chú LĂNG NGHIÊM và thập chú 2 lần ( 9 g tối và 4 g sáng ) , còn thì chỉ trì lúc 4 g sáng , nay mình muốn trì chú ĐẠI BI buổi tối , còn buổi sáng trì LĂNG NGHIÊM , không biết nếu trì 2 chú như vậy, có được bị kiên kỵ gì không ? mong bạn HOA SEN, và các bạn đã đi trước , giúp dùm thêm ý kiến xin thật lòng cám ơn trước …
    Chào bạn Thánh Lực,

    Nghe cái tên là thấy có nhiều chuyện phải để ý rồi, cũng như cái tên HS Ngàn cánh của mình cũng hàm chứa nhiều thứ trong đó, nếu bạn muốn thành Thánh thì phải có sức mạnh (Lực) để tu tập dẫn tới chứng đắc Thánh quả, nghĩa là tu hành nghiêm túc và kiên trì chứ không phải chơi chơi bữa đực bữa cái mà mong đạt tới Thánh quả được. Cũng như mình, Hoa sen thường cũng đã trải muôn phần khó khăn mới vươn lên mặt nước mà trổ hoa huống chi là Ngàn cánh thì còn phải tích luỹ biết bao nhiêu điều nữa mới thành đạt (Phật quả). Nói một chút cho vui vì cảm nhận bạn Thánh Lực (xin viết nhanh là TL) có cách viết gãy gọn, nghiêm túc, tập trung vào cái cần hỏi nên HS sẽ cố gắng trả lời cho bạn TL theo hiểu biết của mình.

    Trước hết là xin tán dương bạn đã có ý thức tu Giới nghiêm túc, vì Giới là nền tảng của mọi công đức, phước báu cũng từ Giới hạnh mà phát sinh và lớn mạnh. Trong tu thiền, việc có Giới rất quan trọng và cần thiết để đạt những trạng thái thanh tịnh tốt đẹp cũng như phát huy được trí tu trên đường tu chứng. Tứ niệm xứ và Bát Chánh đạo là nền tảng cho sự thành công trong việc đến Bờ bên kia (Giác ngộ) nhưng vầy cũng chưa đủ nếu hành Tứ niệm xứ mà không thấy được Tứ diệu đế (4 chân lý cao thượng), vì đó là bản chất của cuộc đời này cũng như của mọi thế giới trong thế gian. Người tu khi chứng quả Thánh nhân thì sẽ đạt được đầy đủ cùng một lúc Bát chánh đạo ngay trong một tâm Giác ngộ để thấu rõ Tứ diệu đế (Tứ thánh đế). Đó là sơ lược về pháp học và pháp thành trong Phật giáo.

    Việc thứ hai là bạn trì chú Lăng Nghiêm, Đại Bi và Thập Chú với những ước nguyện chân chánh thì thật đáng tán dương. Tuy nhiên, theo suy nghĩ của mình thì thời gian bạn nên linh động theo công việc hàng ngày của bạn, giờ giấc bắt buộc chỉ áp dụng cho thời khoá ở các chùa và tự viện, đó là bổn phận dành cho người xuất gia chứ không phải của người tại gia cư sĩ. Nếu bạn áp dụng theo cho bạn thành công thì quá hay, nhưng nếu vì thế mà ảnh hưởng tới sinh hoạt của gia đình thì là chấp pháp, trói buộc, không còn ý nghĩa tu hành Giải thoát (ra khỏi Kiết sử trói buộc vào luân hồi) nữa. Sự trói buộc vào một pháp tu không chỉ làm cho tâm trí nặng nề mà còn làm cho tư duy không phát triển được, vầy thì có ích gì cho đường tu? Tu hành nên nhớ chữ "Tùy duyên thuận pháp" chứ không phải là Tuỳ ngã nghịch pháp - mình muốn làm theo khuôn mẫu như thế như thế mà không phù hợp với mình là cưỡng cầu với tâm Tham và tâm Si (không hiểu rõ, không thấy rõ hoàn cảnh bản thân khác biệt với khuôn khổ đó), thành ra tu Giải thoát mà không Thoát nổi; tu muốn ra khỏi Tà kiến mà không ngờ việc mình làm là nuôi dưỡng Tà kiến. "Tuỳ ngã" nghĩa là làm theo ý muốn của bản ngã của mình, còn "Tuỳ duyên thuận pháp "là theo hoàn cảnh thích hợp mà thực hành cách thích hợp, không cưỡng cầu, không ép buộc (pháp hành cao cấp là chỉ ghi nhận một cách khách quan cái gì đang xảy ra mà không phán đoán, không can thiệp tư duy vào đó)

    Chú Lăng Nghiêm có nhiều oai lực hỗ trợ cho đường tu hành của người xuất gia hơn là người tại gia, chư tăng ni thường tụng mỗi buổi sáng sớm vì lúc đó thời tiết còn trong sạch, không gian yên tĩnh, cuộc sống còn chìm trong giấc ngủ nên ít bị quấy rầy, ít bị tác động do các oai lực của Chú Lăng Nghiêm (LN). Người tại gia nếu trì tụng Chú LN thì nên dựa theo thời gian của chùa (buổi sáng sớm 4g-5g) thì hay hơn, còn nếu không tụng được giờ đó thì có thể dùng giờ khác nhưng hạn chế phát ra tiếng lớn sẽ ảnh hưởng người xung quanh, nhất là thành phần vô hình trong ngôi nhà của bạn đang ở. Có nhiều chúng sanh vô hình và một số linh thần không có tín tâm với Phật giáo nên chịu không nổi oai lực mạnh mẽ của Chú LN, nên sẽ quay ra quấy nhiễu người tụng vào dịp khác. Hoặc có nhiều người có tà ý, bất thiện nghiệp khi nghe tụng Chú LN sẽ bị nhức đầu, khó chịu và nổi sân với người tụng Chú LN.

    Đồng thời vì Chú LN có công dụng chính là triệt tiêu tu tưởng Dâm dục và nghiệp dẫn tới Dâm dục nên sẽ gây ra chướng ngại cho người tại gia sinh hoạt vợ chồng, nôm na là phá vỡ hạnh phúc vợ chồng - vì vậy mà nhà chùa không khuyến khích người tại gia trì niệm Chú LN ở nhà là như vậy. Nếu bạn muốn thì nên niệm trong tâm, mở cuốn kinh ra và nhẩm trong tâm, nhép miệng cho không bị lẫn lộn câu chữ, không phát ra tiếng là tốt nhất, chừng nào thuộc lòng rồi thì tập trung vào niệm trong tâm lúc đó gọi là Trì chú, được như vậy thì bất cứ lúc nào cũng Trì niệm được, không sợ ảnh hưởng tới bất kỳ ai vô hình lẫn hữu hình.

    Theo như các vị tôn túc khuyên bảo thì nên trì tụng Chú LN xong thì qua Đại Bi chú và Thập Chú để giảm nhẹ linh lực lan toả trong không gian đạo tràng (nơi vừa trì chú LN xong) cũng như tạo ra từ trường mát mẻ, êm ái do oai lực của Chú Đại Bi và Thập Chú, vừa giúp giải toả áp lực uy nghiêm của chú LN vừa tăng trưởng nhiều phước thiện hỗ trợ cho đời sống, tu tập của người tu, tạo duyên lành cho hàng vô hình phát tâm hộ trì Tam Bảo và người tu. Số lượng bài chú trong một thời tụng niệm bao nhiêu biến là tuỳ khả năng của người tu, chứ không bắt buộc theo khuôn khổ của nhà chùa. Riêng với hành giả Mật tông thì có nghi quỹ tu tập riêng, không áp dụng cho người tụng niệm bình thường.

    Nếu bạn TL mong rằng trì chú
    với hy vọng giảm được nghiệp chướng, được sự trợ duyên của các chư thiên, gặp được các thiện trí thức để dẫn dắt mình, không bị lầm lạc vào tà kiến, sớm đủ duyên để yên ổn tu hành thì trước khi qua các kinh khác thì nên dành một vài phút im lặng với tâm lực vừa trì chú phát ra lời chú nguyện như vậy (trong tâm) thì sẽ được nhiều linh ứng hơn. Sau đó mới tụng các kinh khác, sau cùng là đọc bài Hồi hướng chung cho tất cả chúng sanh.

    Còn bạn hỏi việc trì chú của bạn có sai gì không thì HS xin chia sẻ ngày trước chưa có việc làm ổn định, có thời gian thất nghiệp ở nhà rảnh rỗi HS trì niệm trong tâm 108 biến Chú Đại Bi cỡ 2-3 tiếng đồng hồ, chừng 1 biến/phút. HS trì nhanh như đọc rap (chỉ nhép miệng cho nhớ câu mà không phát ra tiếng), có hôm trì hơn 200 biến, làm như vậy đòi hỏi trí nhớ phải hoạt động liên tục để không bị đọc lộn câu - Chú Đại Bi có 2 đoạn mở đầu và kết thúc giống nhau, chỉ có một vài chỗ khác nhau nên không để ý sẽ đọc lộn xộn. Trì như vậy vừa tăng khả năng định tâm, vừa luyện được một vài huyền thuật nữa (chia sẻ cho vui, không khuyến khích các bạn làm theo).

    Cuối cùng, về việc thiền tập thì HS vẫn lặp lại ý kiến là phải nắm vững kiến thức cơ bản của pháp tu mà bạn chọn, phải am hiểu các thực hành và những gúc mắc có thể xảy ra để không bị tai nạn loạn tâm cũng như không mất thời gian điều chỉnh trí nhớ trở lại bình thường. Bởi vì cái gì lặp đi lặp lại nhiều, dù thiện hay bất thiện thì trí óc mình sẽ ghi nhớ thành thói quen (tạo nghiệp) cho nên bạn phải hỏi thiền sư cho kỹ về phương pháp thực hành, trình pháp những vướng mắc, khó khăn trong khi thực hành chứ đừng tự hành mà không biết rõ mình đang tới đâu, sẽ rất nguy hiểm nếu hành sai, lại còn bị Hoài nghi chi phối nữa.

    HS không hành pháp của bạn nên không rõ để chỉ dẫn, nhưng HS nhắc lại nếu là thiền Định thì chỉ có 1 chỗ hướng tâm (Định là cố định, đứng yên 1 chỗ) thì mới đạt được Nhất tâm; nếu là thiền Quán thì phải có chỗ quán như thế nào, tuần tự từ dễ tới khó, từ đơn giản tới chi tiết, chứ cùng một lúc mà tâm hướng tới ba bốn đề mục mà tâm còn tán loạn thì sao mà đạt được Nhất tâm, sao có được Chánh niệm, Tỉnh giác? Với thời gian 3-5 phút để định tâm (trình độ Sơ cơ) thì quá ít ỏi, chỉ có trường hợp Cao cấp vốn thành thạo mới thiền thì người ta chỉ cần chừng nhiêu đó để nhập định thì OK.

    Theo cách bạn diễn tả (phần in nghiêng, tô đỏ) thì HS thấy bạn có vẻ ôm đồm và nôn nóng thành tựu Định quá sớm, chính điều đó là tâm Tham phát sinh trong tâm mà bạn không hay biết, nó sẽ tạo ra nhiều áp lực cho chính bạn, từ đó sẽ làm cho bạn mau mệt mỏi, dễ chán nản, nguy hơn nữa là dễ bị loạn tâm, lâu dài sẽ suy nhược thần kinh với kiểu thực hành nặng nề, phức tạp này. Phải có định lực mạnh thì mới chia tâm chú ý trên nhiều đối tượng được, tâm lúc ấy sẽ không rối vì đã áp chế các loại vọng niệm không hiện lên được. Tu hành là một quá trình lâu dài (cả đời) chứ không phải chỉ có vài phút là được, những ai đạt được Định lực trong vài phút thì hiểu là họ đã phải tốn không ít tâm lực cho cả quá trình dài lâu trước đó (hoặc nhiều kiếp sống quá khứ).

    Bạn nên xem lại phương pháp hành thiền của bạn, thời gian 3-5 phút đó là dành cho đối tượng nào? Bạn nên xem lại bài mình viết về 5 chi thiền (Tầm, Tứ, Hỷ, Lạc, Định) ở các bài trên để hiểu hơn nguyên lý thực hành thiền định để không bị mỏi mệt, kéo dài thời gian nhập định theo ý muốn.

    Những lời bàn của HS chỉ mang tính tham khảo, đừng vội tin ngay cũng đừng vội phản bác ngay, hãy suy xét và đối chiếu các nguồn tư liệu khác, hoặc trình pháp với vị thầy của bạn!

    Thân ái.
    Last edited by hoasenngancanh; 20-12-2016 at 12:19 AM.

    *
    Hoa Sen Ngàn Cánh*

  11. #11

    Mặc định

    Mời các bạn xem các video giảng về thiền Hiểu biết của Thầy Thích Minh Niệm, tác giả cuốn Hiểu về trái tim tại đây để có thêm kiến thức tu tập thiền Quán (Vipassana) theo một góc nhìn khác từ thực tế tu tập của Thầy Minh Niệm.

    Thân ái.


    *
    Hoa Sen Ngàn Cánh*

  12. #12

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi hoasenngancanh Xem Bài Gởi
    Mời các bạn xem các video giảng về thiền Hiểu biết của Thầy Thích Minh Niệm, tác giả cuốn Hiểu về trái tim tại đây để có thêm kiến thức tu tập thiền Quán (Vipassana) theo một góc nhìn khác từ thực tế tu tập của Thầy Minh Niệm.

    Thân ái.

    -------------

    bạn HOA SEN thân mến ,

    trước khi trì chú Lăng Nghiêm , mình cũng tìm hiểu kỷ trên mạng , , ( nay mới hiểu vẫn còn thiếu sót ... )

    mình chọn chú này , vì thấy mình có vài điều kiện thích hợp, là mình đã trường chay được , và không còn bị ràng buộc về sắc dục ,
    chỉ có điều , phải kiêng cử hành , hẹ và ngũ vị tân thì hiện tại vẫn là một chướng ngại lớn , vì muốn kiêng cho đúng , mình phải tự nấu ăn tại nhà , không thể ăn uống các hàng quán được , ( vì cho dù là đồ chay , quán nào cũng nấu có hành , hẹ , tiêu ớt tùm lum , ) rất bất tiện khi phải đi xa ...

    ------------
    vấn đề tu hành , mình cũng hiểu , là phải kiên trì , không được nôn nóng muốn có kết quả sớm ,

    vấn đề là , tuy ngồi quán hơi thở suốt 30 phút , mình vẫn không thấy thật sự an trú hơi thở được 5 hay 3 phút ,( chỉ nói về an trú hơi thở thôi , không dám bàn đến Định , hay cận Định )

    chỉ cần tìm được cảm giác an trú hơi thở trong vài phút , mình sẽ dần dần triển khai sâu hơn được ,

    mình cũng hiểu rằng , trong việc tu tập , chỉ cần sai 1 ly là đi một ngàn dặm , vì lý do đó , nên thực hành mình rất nhát , ( không biết đây có phải là 1 chướng ngại hay không
    còn về khóa tu thiền 10 ngày , mình thèm từ lâu lắm , nhưng không có điều kiện để đi , có điều kiện , mình sẻ dự ngay )

    , theo mình tìm hiểu , có vị tu vài năm , hoặt cả chục năm vẫn chưa vào định được , vấn đề là do nghiệp lực ...nên mình không thể mơ ngày một ngày 2 mà có được ...

    có điều bước đi , là phải bước thôi , được bước nào hay bước đó ,

    - vấn đề lớn nhất của mình hiện tại vẫn là ... Mù - mò ...chưa nắm rõ kiến thức pháp của mình , mà cái này , mò mẩm trên mạng , chổ được , chổ mất , ....



    ------------
    - cám ơn bạn đã có ít , nhiều bổ túc thêm hành trang , kiến thức cho mình
    Last edited by thánh lực; 20-12-2016 at 06:00 AM.

  13. #13

    Mặc định

    ---

    gửi 2 bài nên xóa bớt ...

  14. #14

    Mặc định

    Kính thưa Chú Thánh Lực, sáng nay đọc tin nhắn mới biết cháu nhỏ tuổi hơn 1/2 tuổi của Chú. Nếu không đọc được tin nhắn của Chú hỏi thăm về thiền thì cháu đã không biết tuổi tác Chú mà sẽ tiếp tục thất lễ với người lớn tuổi rồi ạ! Cho cháu thành tâm xin lỗi vì không biết đã nói chuyện không đúng mực!

    Cháu sẽ cố gắng viết bài trong khả năng hiểu biết của cháu, nếu có gì không phải thì xin được nhận sự chỉ bảo, góp ý xây dựng của Chú và các vị cao niên trên forum TGVH này ạ!

    Cung kính!

    *
    Hoa Sen Ngàn Cánh*

  15. #15

    Mặc định

    Hoasenngancanh hay quá. Cũng nhờ hsnc mà mình học hỏi được nhiều điều. Mong bạn viết thêm nhiều bài nữa nhé.

  16. #16

    Mặc định

    Khen thiệt hok vậy, lát nữa quay ra chửi tui liền tay á à! Không tin được đâu bạn ơi!!!

    Trích dẫn Nguyên văn bởi dungdragon88 Xem Bài Gởi
    Hoasenngancanh hay quá. Cũng nhờ hsnc mà mình học hỏi được nhiều điều. Mong bạn viết thêm nhiều bài nữa nhé.

    *
    Hoa Sen Ngàn Cánh*

  17. #17

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi hoasenngancanh Xem Bài Gởi
    Khen thiệt hok vậy, lát nữa quay ra chửi tui liền tay á à! Không tin được đâu bạn ơi!!!
    Còn bận tâm đến khen chê thì chưa đắc đạo được đâu. Bỏ luôn cái ngã đi.

  18. #18

    Mặc định

    -

    tuổi ĐỜI không thể so sánh với tuổi ĐẠO được , nên Hoa Sen đừng nghĩ quá sâu như vậy , ... mình cũng luôn mong học hỏi kiến thức các vị đi trước , mong đừng câu nệ quá nhiều về vấn đề tuổi tác nhé ...

    ( kẻo người già mặc cảm đấy )

    --------------------------------

    tiện thể , HOA SEN giúp dùm ý kiến của thêm mình phần cuối cùng nhé

    ( .................................................. ..................................
    nay mình muốn trì chú ĐẠI BI buổi tối , còn buổi sáng trì LĂNG NGHIÊM , không biết nếu trì 2 chú như vậy , có bị kiên kỵ gì không ? )



    NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT ...
    Last edited by thánh lực; 21-12-2016 at 05:03 AM.

  19. #19

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi thánh lực Xem Bài Gởi
    -

    tuổi ĐỜI không thể so sánh với tuổi ĐẠO được , nên Hoa Sen đừng nghĩ quá sâu như vậy , ... mình cũng luôn mong học hỏi kiến thức các vị đi trước , mong đừng câu nệ quá nhiều về vấn đề tuổi tác nhé ...

    ( kẻo người già mặc cảm đấy )

    --------------------------------

    tiện thể , HOA SEN giúp dùm ý kiến của thêm mình phần cuối cùng nhé

    ( .................................................. ..................................
    nay mình muốn trì chú ĐẠI BI buổi tối , còn buổi sáng trì LĂNG NGHIÊM , không biết nếu trì 2 chú như vậy , có bị kiên kỵ gì không ? )



    NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT ...
    A di đà Phật!

    Chào chú Thánh Lực.
    Trì hai chú hay nhiều chú hơn thật ra không có kiên kỵ gì hết. Nhưng đa số chú Lăng Nghiêm thì các vị xuất gia trì thì tốt hơn như bạn HSNC đã giải thích. Đạo Phật là con đường giác ngộ. Nên tất cả các pháp môn thiền Tịnh, Mật... tụng kinh niệm Phật trì chú chỉ là phương tiện để hướng đến việc giác ngộ. Mỗi cá nhân có mỗi căn cơ mỗi con đường mỗi phương thuốc chữa trị khác nhau không ai giống ai cả. Nên tất cả kinh nghiệm mọi người chỉ là tham khảo quan trọng nhất là chính bản thân mình tu tập sao thấy tâm mình an lạc nhẹ nhàng. Cái cốt lõi Phật đạo hay bất kỳ đạo nào khác là tu tâm sửa tánh. Cái phương pháp trực diện và nhanh nhất là nhìn thẳng tâm mình sai chổ nào mà sửa liền ngay chổ đó. Trong nhà Thiền gọi là trực chỉ nhân tâm kiến tánh thành Phật. Nhưng do bản chất con người chúng ta thì tự cao, ngã mạn cố chấp và nghiệp lực chồng chất sâu dày nhiều đời nhiều kiếp nên rất ít người dũng cảm tự tìm ra lỗi của mình mà sửa nên thường trốn tránh, thường che đậy, thường lấp liếm thường ngụy biện. Ngay khi người khác góp ý mình đáng lẽ mình cảm ơn họ nhưng ngược lại còn căm ghét họ giận dỗi họ. Chính vì thế mới dùng phương tiện nhờ phương tiện mới hiển lộ chơn tâm, quét dần lớp bụi để tự tánh sáng soi. Vì thế mới có hàng ngàn pháp môn thiền, hàng vạn bài kinh, hàng vạn câu phật hiệu, hàng vạn câu chú để mà tùy mỗi căn cơ chúng sanh tương ứng với mỗi phương tiện khác nhau.
    Thực tế pháp chiếu tu tập và hành đạo chứng kiến ngay bản thân mình và các huynh đệ một ngày ngồi thiền tinh tấn, niệm phật miên mật, trì chú siêng năng nhưng sau khi hành trì công phu xong chuyen đời đưa đẩy nổi lên tham sân si, có người mặc dù niệm Phật đạt được bất niệm tự niệm nhưng cái ngã tăng trưởng tự cho mình là phật là bồ tát, có nhiều người tẩu hỏa nhập ma điên điên khùng khùng, người ko ra người ma không ra ma. Có người tu cả đời nhưng tâm tánh không sửa mà còn tăng trường ngã chấp sâu dày tự cao ngã mạn, hơn thua thị phi thì còn thua cả người đời họ không biết tu, tu như vậy không những không tốt mà còn mang đến tai họ vì gieo tạo nghiệp.
    Do đó, cháu muốn chia sẻ với chú, tu gì cũng được nhưng phải nắm cốt lõi tu tâm sửa tánh, luôn soi xét tâm tánh mình từng giây từng phút, đó mới chính là tu mới là cốt lõi phật đạo còn tất cả phương tiện không ra ngoài việc tu sửa tâm tánh, nếu dùng phương tiện mà rời xa 4 chữ tu tâm sửa tánh thì rất dễ đi sai đường. Ngày xưa ông bà ta đa số thất học, kinh sách không có chỉ niệm mỗi câu nam mô a di đà phật mà biết trước ngày giờ vãng sanh, an nhiên tự tại ra đi.
    Chúc chú an lạc tinh tấn.
    Lên hệ trao đổi phật pháp qua nick sky: hieubuikhuong hoặc facebook https://www.facebook.com/profile.php?id=100009987160842

  20. #20

    Mặc định

    Rất đúng! Đúng là như bạn Phapchieumt nói...

    *
    Hoa Sen Ngàn Cánh*

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Kinh nghiệm ngồi thiền, mong được góp ý, chia sẻ
    By hdvd2309 in forum PHẬT GIÁO nguyên thủy
    Trả lời: 28
    Bài mới gởi: 16-08-2013, 06:27 AM
  2. Trả lời: 39
    Bài mới gởi: 24-09-2012, 08:36 PM
  3. Trả lời: 41
    Bài mới gởi: 13-09-2011, 04:53 PM
  4. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 20-10-2010, 05:03 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •