kết quả từ 1 tới 13 trên 13

Ðề tài: 3 loại thiền Vipassana có 8 tầng thiền định...

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Red face 3 loại thiền Vipassana có 8 tầng thiền định...




    Bằng cách lấy một trong Tam tướng hiện rõ (theo căn tánh từng người) trong trạng thái hoan hỷ thanh tịnh của tầng thiền hiện có làm đề mục nhập thiền Vipassana, nói cách khác các tầng thiền định Sắc giới lấy hình ảnh mô phỏng (sắc tưởng) của đề mục làm cảnh nhập thiền - gọi là thiền Cảnh, còn thiền Vipassana nương theo tâm thiền Sắc giới lấy Tam tướng của tâm thiền làm cảnh nhập thiền, gọi là thiền Tướng.

    Ví dụ lấy Sơ thiền làm nền tảng tu Minh sát, trước hết nhập trở lại Sơ thiền để lấy trạng thái trạng thái hoan hỷ thanh tịnh của Sơ thiền làm đề mục quan sát. Dựa theo trạng thái hoan hỷ thanh tịnh của Sơ thiền, bắt lấy một tướng nổi bật trong Tam tướng hiện rõ, ví dụ ở đây là tướng Vô Thường (trạng thái sinh - diệt) của cảm giác hoan hỷ thanh tịnh này làm đề mục quan sát, gọi là Vô Tướng Tuỳ quán, khi đắc và nhập định vào đề mục này thì sẽ là Sơ thiền Vô Tướng Định.

    Tương tự với các tầng thiền còn lại và với 2 tướng còn lại là Khổ não và Vô ngã, tầng thiền sẽ có tên là Sơ thiền Vô nguyện định và Sơ thiền Không tánh định. Nếu từ 3 cách tuỳ quán này mà chứng Thánh quả thì sẽ gọi là Vô tướng Giải thoát định, Vô nguyện Giải thoát định, Không tánh Giải thoát định.


    - Tính chất của đề mục thiền Định (Samatha) là Tục đế Hữu vi tức là khái niệm và sự hình tượng hoá các khái niệm về Sắc vật chất có thật ở bên ngoài bằng cách mô phỏng thành mô hình ảo bên trong tâm thức, thuật ngữ gọi là Sắc pháp do tâm sở Tưởng tạo ra nên còn gọi là Sắc tưởng. Thiền định còn gọi là thiền Cảnh vì đề mục của thiền định là hình ảnh mô phỏng, khái niệm hoá của sắc vật chất bên ngoài, không phải là sự thật khách quan nên còn gọi là Tục đế.

    - Tính chất của đề mục thiền Vô Sắc giới và thiền Minh sát (Vipassana) là Chân đế Hữu vi tức là sử dụng trạng thái thật của tâm thức (các chi thiền Hỷ, Lạc, Xả) đối với thiền Vô Sắc hoặc tính chất sinh lên và mất đi (tướng vô Thường) đối với thiền Minh sát để làm đề mục tu tập. Vì là sử dụng chất liệu có thật chứ không phải là khái niệm hoá hay hình tượng hoá nên gọi là Chân đế.

    - Danh từ Hữu vi có nghĩa là có tác động, có tạo tác nên có sinh có diệt, vì chúng ta đang sống trong thế giới có khởi đầu và kết thúc, được tập hợp do các nguyên nhân và các quá trình diễn tiến có đủ bản chất của Vô thường, Khổ não và Vô ngã. Mọi thứ trong thế gian này gọi là Hiệp thế hay là Hữu vi hiệp thế, còn Niết bàn hay là chân lý cao thượng vượt ra khỏi mọi nguyên nhân và quá trình diễn biến thì gọi là Siêu thế Vô vi. Niết bàn là chân lý nên nó cũng là Chân đế và là Siêu thế nên gọi là Chân đế Vô vi.

    - Thiền Sắc giới thông thường chỉ nắm được Tục đế Hữu vi, nhưng nếu có kết hợp thiền Minh sát thì sẽ bắt được cả hai lĩnh vực Tục đế Hữu vi và Chân đế Hữu vi, khi người tu đắc được trí tuệ Siêu thế thì thiền Sắc giới sẽ trở thành thiền Siêu thế, lúc ấy cảnh của đề mục sẽ là Chân đế Vô vi (cảnh Niết bàn).

    - Thiền Vô Sắc bình thường bắt cảnh Chân đế Hữu vi nếu kết hợp với trí Siêu thế chứng nghiệm được cảnh giới Niết bàn thì sẽ là thiền Siêu thế có đề mục là Chân đế Vô vi.
    Last edited by hoasenngancanh; 11-11-2016 at 07:41 PM.

    *
    Hoa Sen Ngàn Cánh*

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. THIỀN VIPASSANA
    By Nonamepas in forum Đạo Phật
    Trả lời: 22
    Bài mới gởi: 13-09-2013, 10:47 AM
  2. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 22-07-2013, 03:02 AM
  3. Trả lời: 13
    Bài mới gởi: 23-04-2012, 06:33 AM
  4. Trả lời: 32
    Bài mới gởi: 07-01-2012, 11:27 PM
  5. Trả lời: 13
    Bài mới gởi: 07-06-2011, 02:40 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •