Theo thuyết Tiến Hóa do Charles Darwin khởi xướng đầu tiên vào năm 1859 với quyển ’Origin of Species’ ; vào khoảng 3, 4 tỷ năm về trước, mọi vật có thể khởi từ các bụi nhỏ tí (atom) hợp lại mà ra; trước hết sanh ra tập thể vi trùng, rồi vật nhỏ sống dưới đáy biển... vài loại bị ảnh hưởng của khí hậu và tia chiếu của vũ trụ mà thành các loài vật khác; thành loài nhỏ như chó mèo hay loài khổng lồ như khủng long và cá voi. Sau đó thiên nhiên thay đổi nóng, lạnh..., loài nào không chịu được là bị diệt, loài nào biết biến đổi thích ứng với môi trường thì tồn tại và phát triển.Thú vật có chân có thể từ loài sống dưới nước lâu ngày biến thành. Tổ tông loài người có thể do từ khỉ, sau cả ngàn thế hệ biến hoá, từ từ thành người. Ngày nay tại vài chốn rừng thẳm có khi bắt gặp ’người rừng’ trông còn rất giống khỉ. Thuyết ‘Tiến Hóa’ nầy bây giờ được hầu hết các khoa học gia công nhận.
Phật Giáo đã giải thích phần nào việc sanh ra người và mọi vật, tương tự như thuyết Darwin: Phật giáo cho rằng tất cả hiện thực (mọi vật, dù làvật chất hay tâm linh) đều do sự phối hợp và nối tiếp của các chớp bụi (atom có điện lực) mà ra. Các chớp bụi nầy biến chuyển chớp nhoáng, hợp rồi tan, sinh sôi rồi chết, tự hủy hoại rất nhanh; do đó mọi vật trên thế gian nầy đều luôn luôn biến đổi, ‘sanh, diệt‘. Nếu không tính thời gian, thì mọi sự vật như ảo ảnh trên sân khấu,khi hiện rồi biến, sau được thay thế bằng màn ảo ảnh khác. Có duyên thì sanh, có sanh thì có diệt.
Sông, núi, rừng, biển, cảnh vật đều biến đổi. Các tế bào của cơ thể con người và vật thay đổi liên miên. Cơ thể người biến chuyển từ trẻ thơ ra trưởng thành, bệnh hoạn, già yếu rồi chết. Tánh tình, tinh thần và thân thể (cái Ta, cái ngũ uẩn) của conngười cũng biến đổi với thời gian, với môi trường hay hoàn cảnh.
Người đời cũng nên lưu ý sự vô thường, biến chuyển nầy mà áp dụng vào thực tại. Khi ta hiểu và chấp nhận tất cả sự vật chỉ là ảo ảnh, là tạm bợ, thì tâm trí sẽ bớt đau khổ trong sựthất bại, mất mát; nếu cho tất cả đều vô thường, thì sẽ không quáđớn đau khi phải chấp nhận ‘cái Ta’ cũng vô thường, ảo ảnh, hiện rồi cũng phải biến (có đến có đi, có sanh có diệt).
PHẬT HỌC THỰC TIỄN tr102 NhưTâm - nntuan