kết quả từ 1 tới 13 trên 13

Ðề tài: Đoạn kinh khiến tôi phải thay đổi tư duy

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1
    Nhị Đẳng Avatar của smc
    Gia nhập
    May 2012
    Nơi cư ngụ
    Tân Phú - Tp.Hồ Chí Minh
    Bài gởi
    2,223

    Mặc định Đoạn kinh khiến tôi phải thay đổi tư duy

    SMC đến với đạo Phật thật tình cờ bằng các bài giảng của quý Thầy/Cô trên mạng. Đặc biệt là những bài giảng về đời sống hàng ngày, nhất là Thầy Phước Tiến - trụ trì Tu Viện Tường Vân (H.Bình Chánh - Tp.HCM). Sau đó thì"ăn theo" người khác Quy Y Tam Bảo tại chùa Từ Tân (Q.Tân Bình - Tp.HCM), Thầy truyền giới là Thầy Viên Giác.

    Ban đầu, cũng chỉ đơn thuần với tư tưởng: quy y đi, sau này có chết thì Phật rước. Giống như là điều kiện cần phải có của người đạo Phật vậy. Cứ tưởng tượng sau khi mình chết, trong người mình có 1 cái hồn, xong cái hồn này xuất ra bay là là trong hư không vầy nè... rồi Phật tới đem mình về nơi Phật ở (như trong phim Tây Du Ký) rồi ngồi nghe Phật giảng, rồi gặp gỡ các Bồ Tát hay Phật khác...v...v...


    Nhưng, mọi tư tưởng, mọi khái niệm cũng như cái hiểu của SMC từ khi biết đến đạo Phật đến khi đọc được đoạn kinh này thì gần như bị hoang mang. Toàn bộ giáo lý cũng như các việc mình làm như: tụng kinh ê a, trì chú, phóng sanh....v...v... gần như phải xóc lên lại mà kiểm chứng từng phần một. Đó chính là bản kinh: Kinh Dạy Vacchagotta về Lửa (Aggivacchagotta sutta) - bản kinh số 72, thuộc Trung Bộ Kinh - được Cố HT.Thích Minh Châu dịch từ tạng Pali ra tiếng Việt.

    -- Này Vaccha, thôi vừa rồi, vô tri của Ông! Thôi vừa rồi, mê mờ (của Ông)! Này Vaccha, sâu kín là pháp này, khó thấy, khó giác ngộ, an tịnh, thù thắng, không thể luận bàn, tế nhị, chỉ bậc trí mới hiểu. Thật rất khó cho Ông có thể hiểu được, khi Ông thuộc tri kiến khác, kham nhẫn khác, lý tưởng khác, hành trì khác, đạo sư khác. Và này Vaccha, nay Ta trở lại hỏi Ông. Hãy trả lời nếu Ông kham nhẫn.

    Này Vaccha, Ông nghĩ thế nào? Nếu một ngọn lửa cháy đỏ trước mặt Ông, Ông có biết: "Ngọn lửa này cháy đỏ trước mặt tôi?"

    -- Tôn giả Gotama, nếu một ngọn lửa cháy đỏ trước mặt tôi, tôi có biết: "Ngọn lửa này cháy đỏ trước mặt tôi"

    -- Nhưng nếu, này Vaccha, có người hỏi Ông như sau: "Ngọn lửa này cháy đỏ trước mặt Ông, ngọn lửa này do duyên gì mà cháy đỏ?", nếu được hỏi vậy, này Vaccha, Ông trả lời như thế nào?

    -- Thưa Tôn giả Gotama, nếu có người hỏi tôi như sau: "Ngọn lửa này cháy đỏ trước mặt Ông, ngọn lửa này do duyên gì mà cháy đỏ?", nếu được hỏi vậy, thưa Tôn giả Gotama, tôi sẽ trả lời như sau: "Ngọn lửa cháy đỏ trước mặt tôi, ngọn lửa này cháy đỏ do duyên nhiên liệu cỏ và củi".

    -- Này Vaccha, nếu ngọn lửa ấy bị tắt trước mặt Ông, Ông có biết: "Ngọn lửa này đã tắt trước mặt tôi?"

    -- Tôn giả Gotama, nếu ngọn lửa ấy được tắt trước mặt tôi, tôi sẽ biết: "Ngọn lửa này đã tắt trước mặt tôi".

    -- Này Vaccha, nếu có người hỏi Ông như sau: "Ngọn lửa này đã tắt trước mặt Ông, ngọn lửa ấy từ đây đã đi về phương hướng nào, phương Ðông, phương Tây, phương Bắc, hay phương Nam?", được hỏi vậy, này Vaccha, Ông trả lời thế nào?

    -- Không có thể áp dụng ở đây, Tôn giả Gotama. Vì rằng, này Tôn giả Gotama, ngọn lửa ấy đã cháy vì duyên nhiên liệu cỏ và củi. Khi cỏ và củi ấy hết và vì không có nhiên liệu khác, nên được xem là không có nhiên liệu, đã bị tắt.

    -- Cũng vậy, này Vaccha, do sắc pháp này, nhờ đó mà một người nhận biết Như Lai có thể nhận biết được, sắc pháp ấy đã được Như Lai đoạn diệt, cắt tận gốc rễ, làm cho như thân cây tala không được tái sanh, không thể sanh khởi trong tương lai. Giải thoát khỏi cái gọi là sắc, này Vaccha, là Như Lai, thâm sâu, vô lượng, khó dò đến đáy như đại dương. Khởi lên không có áp dụng, không khởi lên không có áp dụng, khởi lên và không khởi lên không có áp dụng, không khởi lên và không không khởi lên không có áp dụng. (tương tự với Thọ -Tưởng - Hành - Thức)
    Mở rộng hơn, ta xét ngọn nến đang cháy....

    - Cây nén = 1 sinh mạng (Chúng sinh)

    - Ngọn lửa = Tham Ái (Ý Hành - Nghiệp)

    - Hơi nóng của ngọn lửa = Thức

    Ở đây, ngọn lửa là lòng tham ái, hơi nóng là Thức, ngọn lửa cháy càng to tức tham ái càng mạnh sẽ nuôi dưỡng cho hơi nóng càng tăng (nuôi dưỡng thức tăng trưởng). Sau khi nén cháy hết, với sức nóng của ngọn lửa, sẽ cháy lan sang ngọn nến khác (sanh thân mới)...

    Nhưng khi ngọn lửa cháy ít đi, nhỏ lại và mất đi, hơi nóng không được nuôi dưỡng, sẽ không còn hiện hữu nữa, sẽ chẳng có sự cháy sang thân khác, chấm dứt sanh hữu và không thể chỉ rõ Ngọn lửa và Hơi Nóng ở đâu, không còn hiện hữu nữa.

    => Ngũ uẩn giai không, vậy ta còn cái gì để lại sau khi chết? Sau khi chết thì cái gì đi tái sanh? Cái gì vãng sanh Cực Lạc? Cái hồn chăng... không thể nào. Vậy phải hiểu Niệm Phật là sao, vãng sanh là thế nào...

    Quả thật nhờ một đoạn kinh ngắn mà phải thay đổi tư duy của mình một cách tích cực. Toàn bộ giáo lý cũng như những cái mình học được đều phải đem ra kiểm nghiệm lại... và thật uổng khi ta phải đem bỏ những cái mà ta học được, tích lũy được... Tuy vậy, SMC vẫn cảm thấy hạnh phúc vì dù sao trễ để quay lại cũng còn hơn đi lạc đường.

    Last edited by smc; 21-09-2016 at 02:30 PM.

  2. #2

    Mặc định

    Smc, mấy ngày trước, nhờ có bạn mà mình phải xốc lên một lần nữa, để tư duy và suy xét...
    và kết quả mang đến là thức tỉnh hơn (một chút) giúp cho việc hành trì, vì nếu chạy theo danh sắc ấy hay sự tướng ấy gây trở ngại cho việc tỉnh giác, vì sự chấp trước mới lại được tạo dựng và huân tập
    Nhưng mình không phủ nhận kinh Đại Thừa... và tiếp tục pháp môn Tịnh độ (chắc hok giống lắm vì còn rất lười :D )

    Bạn với mình khác chỗ này! Xong vẫn tôn trọng nhau!

  3. #3
    Nhị Đẳng Avatar của smc
    Gia nhập
    May 2012
    Nơi cư ngụ
    Tân Phú - Tp.Hồ Chí Minh
    Bài gởi
    2,223

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi thuong_143 Xem Bài Gởi
    Smc, mấy ngày trước, nhờ có bạn mà mình phải xốc lên một lần nữa, để tư duy và suy xét...
    và kết quả mang đến là thức tỉnh hơn (một chút) giúp cho việc hành trì, vì nếu chạy theo danh sắc ấy hay sự tướng ấy gây trở ngại cho việc tỉnh giác, vì sự chấp trước mới lại được tạo dựng và huân tập
    Nhưng mình không phủ nhận kinh Đại Thừa... và tiếp tục pháp môn Tịnh độ (chắc hok giống lắm vì còn rất lười :D )

    Bạn với mình khác chỗ này! Xong vẫn tôn trọng nhau!
    -Lành thay! Đạo hữu! Có quán sát, có suy nghĩ, có nhìn nhận, có tu tập thì đã là rất tốt rồi. Đức Như Lai đã nói: Quá trình tu học được ví như một bờ biển thuần tự, từ từ đi từ chỗ cạn đến chỗ sâu, chứ không có bất thình lình.

    Quá trình tu tập căn bản được đức Phật giới thiệu trong bản kinh 107, thuộc Trung Bộ Kinh: Kinh Ganaka Moggallàna . Tóm tắt đại ý như sau, xin được chia sẻ cùng đạo hữu:

    Có thể trình bày, này Bà-la-môn, trong Pháp và Luật này, có một tuần tự học tập, có một tuần tự công trình, có một tuần tự đạo lộ. Ví như, này Bà-la-môn, một người huấn luyện ngựa thiện xảo, sau khi được một con ngựa hiền thiện, trước tiên luyện tập cho nó quen mang dây cương, rồi tập luyện cho nó quen các hạnh khác; cũng vậy, này Bà-la-môn, Như Lai khi được một người đáng được điều phục, trước tiên huấn luyện người ấy như sau:

    - "Hãy đến Tỷ-kheo, hãy giữ giới hạnh, hãy sống chế ngự với sự chế ngự của giới bổn, đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy sự nguy hiểm trong những lỗi nhỏ nhặt, thọ trì và học tập các học giới".

    - "Hãy đến Tỷ-kheo, hãy hộ trì các căn, khi mắt thấy sắc chớ có nắm giữ tướng chung, chớ có nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì, vì nhãn căn không được chế ngự khiến tham ái, ưu bi, các ác bất thiện pháp khởi lên, vị Tỷ-kheo tự chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì con mắt, thực hành sự hộ trì con mắt. Khi tai nghe tiếng.... mũi ngửi hương... lưỡi nếm vị.. thân cảm xúc... ý nhận thức các pháp, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì, vì ý căn không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các pháp ác bất thiện khởi lên, Tỷ-kheo chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì ý căn, thực hành sự hộ trì ý căn".

    - "Hãy đến Tỷ-kheo, hãy tiết độ trong ăn uống, chơn chánh giác sát thọ dụng món ăn, không phải để vui đùa, không phải để đam mê, không phải để trang sức, không phải để tự làm đẹp mình, chỉ để thân này được duy trì, được bảo dưỡng, khỏi bị gia hại, để chấp trì Phạm hạnh, nghĩ rằng: "Như vậy ta diệt trừ các cảm thọ cũ và không cho khởi lên các cảm thọ mới; và ta sẽ không phạm lỗi lầm, sống được an ổn".

    - "Hãy đến Tỷ-kheo, hãy chú tâm cảnh giác! Ban ngày trong khi đi kinh hành và trong khi đang ngồi, gột sạch tâm trí khỏi các chướng ngại pháp; ban đêm trong canh đầu, trong khi đi kinh hành và trong khi đang ngồi, gột sạch tâm trí khỏi các chướng ngại pháp; ban đêm trong canh giữa, hãy nằm xuống phía hông bên phải, như dáng nằm con sư tử, chân gác trên chân với nhau, chánh niệm tỉnh giác, hướng niệm đến lúc ngồi dậy lại. Ban đêm trong canh cuối, khi đã thức dậy, trong khi đi kinh hành và trong khi đang ngồi, gột sạch tâm trí khỏi các chướng ngại pháp".

    - "Hãy đến Tỷ-kheo, hãy thành tựu chánh niệm tỉnh giác, khi đi tới khi đi lui đều tỉnh giác; khi nhìn thẳng, khi nhìn quanh đều tỉnh giác; khi co tay, khi duỗi tay đều tỉnh giác; khi mang y kép, bình bát, thượng y đều tỉnh giác; khi ăn, uống, nhai, nuốt, đều tỉnh giác; khi đi đại tiện, tiểu tiện đều tỉnh giác; khi đi, đứng, ngồi, nằm, thức, nói, yên lặng đều tỉnh giác".

    Này Bà-la-môn, sau khi chánh niệm tỉnh giác rồi, Như Lai mới huấn luyện vị ấy thêm như sau: "Hãy đến Tỷ-kheo, hãy lựa một chỗ thanh vắng, tịch mịch như rừng, gốc cây, khe núi, hang đá, bãi tha ma, lùm cây, ngoài trời, đống rơm".

    Vị ấy lựa một chỗ thanh vắng, tịch mịch, như rừng, gốc cây, khe núi, hang đá, bãi tha ma, lùm cây, ngoài trời, đống rơm. Sau khi đi khất thực về và ăn xong, vị ấy ngồi kiết-già, lưng thẳng tại chỗ nói trên và an trú chánh niệm trước mặt. Vị ấy từ bỏ tham ái ở đời, sống với tâm thoát ly tham ái, gột rửa tâm hết tham ái. Từ bỏ sân hận, vị ấy sống với tâm không sân hận, lòng từ mẫn thương xót tất cả chúng hữu tình, gột rửa tâm hết sân hận. Từ bỏ hôn trầm thụy miên, vị ấy sống thoát ly hôn trầm thụy miên, với tâm tưởng hướng về ánh sáng, chánh niệm tỉnh giác, gột rửa tâm hết hôn trầm thụy miên; từ bỏ trạo cử hối tiếc, vị ấy sống không trạo cử, nội tâm trầm lặng, gột rửa tâm hết trạo cử hối tiếc; từ bỏ nghi ngờ, vị ấy sống thoát khỏi nghi ngờ, không phân vân lưỡng lự, gột rửa tâm hết nghi ngờ đối với các thiện pháp.

    Khi đoạn trừ năm triền cái ấy, những pháp làm ô nhiễm tâm, làm trí tuệ yếu ớt, vị ấy ly dục, ly bất thiện pháp chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm với tứ. Vị ấy diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Vị ấy ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba. Xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh.

    Này Bà-la-môn, đối với những Tỷ-kheo nào là bậc hữu học, tâm chưa thành tựu, đang sống cần cầu sự vô thượng an tịnh các triền ách, đó là sự giảng dạy của Ta như vậy đối với những vị ấy. Còn đối với những vị Tỷ-kheo là bậc A-la-hán, các lậu đã tận, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt lý tưởng, đã tận trừ hữu kiết sử, chánh trí giải thoát, những pháp ấy đưa đến sự hiện tại lạc trú và chánh niệm tỉnh giác.
    Chúc an lạc. Mong hoan hỷ.
    Last edited by smc; 21-09-2016 at 03:30 PM.

  4. #4

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi smc Xem Bài Gởi
    Khi đoạn trừ năm triền cái ấy, những pháp làm ô nhiễm tâm, làm trí tuệ yếu ớt, vị ấy ly dục, ly bất thiện pháp chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm với tứ. Vị ấy diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Vị ấy ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba. Xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh.

    Này Bà-la-môn, đối với những Tỷ-kheo nào là bậc hữu học, tâm chưa thành tựu, đang sống cần cầu sự vô thượng an tịnh các triền ách, đó là sự giảng dạy của Ta như vậy đối với những vị ấy. Còn đối với những vị Tỷ-kheo là bậc A-la-hán, các lậu đã tận, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt lý tưởng, đã tận trừ hữu kiết sử, chánh trí giải thoát, những pháp ấy đưa đến sự hiện tại lạc trú và chánh niệm tỉnh giác.
    Kiến thức này rất hay, mình rất thích, vì mình từng thiền một chút! Và luôn cần nên thực hành.

  5. #5

    Mặc định

    Mình cũng muốn chia sẻ với bạn một điều nữa là, kiến thức của mình hạn hẹp và kiến thức của bạn vẫn chưa toàn vẹn.
    Có những thứ bạn không thể đo lường nhưng bạn có thể dùng những thứ bạn có để làm phương tiện.
    Bạn có thể chia sẻ phương tiện của bạn cho người khác, nhưng để bác bỏ một phương tiện khác, bạn cần cẩn thận hơn.

    Phật pháp được hoằng dương thật sự bởi sự tinh tấn của bản thân người thọ pháp (hay nhận phương tiện), chứ không phải chỉ ở sự truyền pháp. Chúc bạn tinh tấn!

    Một vài thiển ý, khi viết mình đã rất cẩn thận, không tạo nhân duyên cho người phiền não nhất là việc đụng đến bản ngã. Vì mình rất ngã mạn nên cũng biết cái khổ này tốt hơn hết không nên tạo nhân duyên.

  6. #6
    Nhị Đẳng Avatar của smc
    Gia nhập
    May 2012
    Nơi cư ngụ
    Tân Phú - Tp.Hồ Chí Minh
    Bài gởi
    2,223

    Mặc định

    - Đúng vậy, thế nên trước khi nhập diệt, Đức Thế Tôn đã căn dặn rất kỹ rằng: Chúng đệ tử PHẢI y chỉ vào PhápLuật để tu học. Không dựa vào một ai khác, không nương tựa vào một nơi nào khác mà hãy tự làm ngọn đèn, tự mình làm hòn đảo CHO CHÍNH MÌNH.

    Vậy nên, này Ananda, hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, hãy tự mình nương tựa chính mình, chớ nương tựa một gì khác. Dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, chớ nương tựa một gì khác. Này Ananda, thế nào là vị Tỷ-kheo hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một gì khác?

    Này Ananda, ở đời, vị Tỷ-kheo, đối với thân quán thân, tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục mọi tham ái, ưu bi trên đời; đối với các cảm thọ... đối với tâm... đối với các pháp, quán pháp, tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục mọi tham ái, ưu bi trên đời. Này Ananda, như vậy vị Tỷ-kheo tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một gì khác.

    Này Ananda, những ai sau khi Ta diệt độ, tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa vào một pháp gì khác, những vị ấy, này Ananda, là những vị tối thượng trong hàng Tỷ-kheo của Ta, nếu những vị ấy tha thiết học hỏi.

    ........

    Này Ananda, nếu trong các ngươi có người nghĩ rằng: "Lời nói của bậc Ðạo sư không còn nữa. Chúng ta không có Ðạo sư (giáo chủ)". Này Ananda, chớ có những tư tưởng như vậy. Này Ananda, Pháp và Luật, Ta đã giảng dạy và trình bày, sau khi Ta diệt độ, chính Pháp và Luật ấy sẽ là Ðạo Sư của các Ngươi.

    ........

    Này Subhadda, trong pháp luật nào không có Bát Thánh đạo, thời ở đây không có đệ nhất Sa-môn, ở đây cũng không có đệ nhị Sa-môn, cũng không có đệ tam Sa-môn, cũng không có đệ tứ Sa-môn. Này Subhadda trong pháp luật nào có Bát Thánh đạo, thời ở đây có đệ nhất Sa-môn, cũng có đệ nhị Sa-môn, cũng có đệ tam Sa-môn, ở đấy cũng có đệ tứ Sa-môn. Này Subhadda, chính trong pháp luật này có Bát Thánh Ðạo, thời này Subhadda, ở đây có đệ nhất Sa-môn, ở đây cũng có đệ nhị Sa-môn, cũng có đệ tam Sa-môn, cũng có đệ tứ Sa-môn. Những hệ thống ngoại đạo khác đều không có những Sa-môn. Này Subhadda, nếu những vị Tỷ-kheo này sống chơn chánh, thời đời này không vắng những vị A-la-hán.


    (Kinh Đại Bát Niết Bàn - Trường Bộ Kinh)

  7. #7

    Mặc định

    Kinh điển ghi rất rõ ràng mà:

    do sắc pháp này, nhờ đó mà một người nhận biết Như Lai có thể nhận biết được ~~> Nhờ niệm Phật, người cầu Phật nhận biết được Phật.

    sắc pháp ấy đã được Như Lai đoạn diệt, cắt tận gốc rễ, làm cho như thân cây tala không được tái sanh, không thể sanh khởi trong tương lai. ~~> Ý nói Như Lai đã đoạn diệt khỏi sự ràng buộc với tướng, pháp, sắc, âm, vị, xúc,...

    Giải thoát khỏi cái gọi là sắc, này Vaccha, là Như Lai, thâm sâu, vô lượng, khó dò đến đáy như đại dương. ~~> Ý nói người giải thoát khỏi sự ràng buộc với pháp, tướng, sắc, âm, vị, xúc... là Như Lai. Như Lai thì bất khả tư nghì (thâm sâu, vô lượng)

    Khởi lên không có áp dụng, không khởi lên không có áp dụng, khởi lên và không khởi lên không có áp dụng, không khởi lên và không không khởi lên không có áp dụng. ~~> chổ này giống như trong Kinh Kim Cang, trụ mà không trụ thì là trụ. Tại vì dù là khởi lên, không khởi lên, khởi lên và không khởi lên, không khởi lên và không khơi lên đều không phải Như Lai.

    Đoạn này được Đức Phật nói rõ ràng:
    -- Này Vaccha, Ta không có tri kiến như sau: "Như Lai có tồn tại sau khi chết, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng".
    -- Này Vaccha, Ta không có tri kiến như sau: "Như Lai không có tồn tại sau khi chết, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng".
    -- Này Vaccha, Ta không có tri kiến như sau: "Như Lai có tồn tại và không có tồn tại sau khi chết, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng".
    -- Này Vaccha, Ta không có tri kiến như sau: "Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng".
    Vì Như Lai không phải vậy.

    Thế nên Đưc Phật mới nói "Khó":
    -- Này Vaccha, thôi vừa rồi, vô tri của Ông! Thôi vừa rồi, mê mờ (của Ông)! Này Vaccha, sâu kín là pháp này, khó thấy, khó giác ngộ, an tịnh, thù thắng, không thể luận bàn, tế nhị, chỉ bậc trí mới hiểu.

    du sĩ ngoại đạo Vacchagotta bạch Thế Tôn:

    -- Thưa Tôn giả Gotama, như một cây tala lớn, không xa làng hay thị trấn, vì vô thường nên cành lá rơi rụng, vỏ và đọt non rơi rụng, giác cây rơi rụng và sau một thời gian, với cành lá rơi rụng, với vỏ và đọt non rơi rụng, với giác cây rơi rụng, cây ấy thuần tịnh chỉ còn lại lõi cây. Cũng vậy, lời nói này của Tôn giả Gotama, với cành lá rơi rụng, với vỏ và đọt non rụng, với giác cây rơi rụng, lời nói ấy thuần tịnh, chỉ còn lại lõi cây.

    Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho người bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc; cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện trình bày giải thích. Con xin quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp và quy y Tăng. Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử, từ nay trở đi cho đến mạng chung, con xin trọn đời quy ngưỡng.

    đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc
    Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện trình bày giải thích
    ---> do sắc pháp này, nhờ đó mà một người nhận biết Như Lai có thể nhận biết được

    Là như vậy, phương tiện nói có sắc để chúng sanh nhận biết Như Lai, tạm nói là có, nhưng thật không có.

    Túm lại, niệm Phật là một phương tiện giải thoát.

    Link Kinh Dạy Vacchagotta về Lửa (kinh số 72, trung bộ kinh, hòa thượng Thích Minh Châu dịch): http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung72.htm
    Cư trần lạc đạo

  8. #8

    Mặc định

    Bạn SMC làm mình nhớ một câu chuyện.
    Một vị Hoà Thượng đến hỏi Thượng Toạ Tiến Sĩ Phật học: ông học đã nhiều này ông hết mù chưa?
    TT TS đáp: dạ bớt rồi!
    HT hỏi: giải thoát chưa?
    TT TS đáp: dạ chưa...
    HT nói: này ông vừa thoát mù chữ, chứ ông vẫn còn mù tu đấy!
    Đây là cuộc nói chuyện có thật của vị HT Hệ Phái Khất Sĩ xin được dấu tên.
    Tôi thành thật khuyên bạn SMC hảy hành đi. Bạn nói bạn đã có đuốc thì đốt đi, rồi đi đi, còn biết bao nhiêu thứ hố chông gai đang chờ.
    Bạn đã thực chứng những gì? Pháp có Pháp thế gian và xuất thế gian. Ngay cả một chút Định lực bạn cũng chưa có. Nếu bạn thích giáo lý nguyên thuỷ thì tôi khuyên bạn nên xuất gia tịnh Hạnh. Vì chỉ có môi trường tịnh Hạnh, nhất bát tam y thật sự mới tạo điều kiện cho bạn Nhập Lưu. Bạn làm được không?
    Chỉ nhiêu đó thôi, còn không làm được tốt nhất lên diễn đàn post kinh, học Phật chớ đừng hý luận. Không khéo uổng phí thời gian cuộc đời.
    Giờ tôi mới hiểu tại sao diễn đàn này người thông càng bỏ đi.
    Xin mod khóa dùm Nick này. Từ nay không vào diễn đàn này nữa.
    Nam Mô Phật Dược Sư Lưu Ly.

  9. #9

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi dolphinstar Xem Bài Gởi
    Bạn SMC làm mình nhớ một câu chuyện.
    Một vị Hoà Thượng đến hỏi Thượng Toạ Tiến Sĩ Phật học: ông học đã nhiều này ông hết mù chưa?
    TT TS đáp: dạ bớt rồi!
    HT hỏi: giải thoát chưa?
    TT TS đáp: dạ chưa...
    HT nói: này ông vừa thoát mù chữ, chứ ông vẫn còn mù tu đấy!
    Đây là cuộc nói chuyện có thật của vị HT Hệ Phái Khất Sĩ xin được dấu tên.
    Tôi thành thật khuyên bạn SMC hảy hành đi. Bạn nói bạn đã có đuốc thì đốt đi, rồi đi đi, còn biết bao nhiêu thứ hố chông gai đang chờ.
    Bạn đã thực chứng những gì? Pháp có Pháp thế gian và xuất thế gian. Ngay cả một chút Định lực bạn cũng chưa có. Nếu bạn thích giáo lý nguyên thuỷ thì tôi khuyên bạn nên xuất gia tịnh Hạnh. Vì chỉ có môi trường tịnh Hạnh, nhất bát tam y thật sự mới tạo điều kiện cho bạn Nhập Lưu. Bạn làm được không?
    Chỉ nhiêu đó thôi, còn không làm được tốt nhất lên diễn đàn post kinh, học Phật chớ đừng hý luận. Không khéo uổng phí thời gian cuộc đời.
    Giờ tôi mới hiểu tại sao diễn đàn này người thông càng bỏ đi.
    Xin mod khóa dùm Nick này. Từ nay không vào diễn đàn này nữa.
    Nam Mô Phật Dược Sư Lưu Ly.
    dolphinstar,

    Nếu như vậy là chẳng phải đã là chấp tướng rồi sao?
    Nếu thực có chút định lực, thực có chút không nghi, thực có chút lòng tin nơi Chánh Pháp, đạo hữu sẽ càng chẳng nên làm như vậy.
    Tại sao? Vì không phải chỉ có mỗi mình mình tu tập, mà có rất nhiều người ẩn danh đã, đang và sẽ tu tập.
    Không chỉ bần đạo và đạo hữu mà tất cả mọi người cùng cần phải thắp lên ngọn lửa Chánh Pháp để giúp đỡ mọi người tu tập vậy.
    Nếu chỉ vì mỗi đạo hữu SMC kia mà rời bỏ chốn này, cũng như các đạo hữu, thiện tri thức khác thì thực uổng lắm thay.

  10. #10
    Nhị Đẳng Avatar của smc
    Gia nhập
    May 2012
    Nơi cư ngụ
    Tân Phú - Tp.Hồ Chí Minh
    Bài gởi
    2,223

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi dolphinstar Xem Bài Gởi
    Tôi thành thật khuyên bạn SMC hảy hành đi. Bạn nói bạn đã có đuốc thì đốt đi, rồi đi đi, còn biết bao nhiêu thứ hố chông gai đang chờ.
    Bạn đã thực chứng những gì? Pháp có Pháp thế gian và xuất thế gian. Ngay cả một chút Định lực bạn cũng chưa có. Nếu bạn thích giáo lý nguyên thuỷ thì tôi khuyên bạn nên xuất gia tịnh Hạnh. Vì chỉ có môi trường tịnh Hạnh, nhất bát tam y thật sự mới tạo điều kiện cho bạn Nhập Lưu. Bạn làm được không?
    Chỉ nhiêu đó thôi, còn không làm được tốt nhất lên diễn đàn post kinh, học Phật chớ đừng hý luận. Không khéo uổng phí thời gian cuộc đời.
    Giờ tôi mới hiểu tại sao diễn đàn này người thông càng bỏ đi.
    Xin mod khóa dùm Nick này. Từ nay không vào diễn đàn này nữa.
    Nam Mô Phật Dược Sư Lưu Ly.
    - Sao bạn biết SMC không có hành ạ ? Còn thực chứng những gì thì tự mỗi người hành trì sẽ thấy. Như SMC đã nói, SMC chỉ chia sẻ pháp học, còn hiểu là do người đọc - người nghe dùng trí mà xem xét.

    - Còn chuyện xuất gia là do nhiều nhân duyên khác. Nhưng nếu chưa xuất gia được, thì cũng phải học tập - thực hành đúng theo con đường Bậc Thiện Thệ đã giảng giải. Đệ tử đức Phật ngoài bậc Sa Môn xuất gia, còn có những Cư Sĩ nữa mà!

    - SMC đang trao đổi pháp học, pháp hành chứ không tranh chấp hơn thua nên từ "hý luận" bạn nhắc tới, ở đây, không có áp dụng với SMC.

    - Nếu bạn ra đi thì bạn cứ đi, đâu cần phải nhờ mod khóa nick. Bạn không vào diễn đàn là chuyện của bạn, hình như nó không ảnh hưởng đến hòa bình Thế Giới bạn ạ! Vua chết còn thay được, huống hồ diễn đàn cả chục ngàn thành viên, một vài chục người không vào cũng chẳng ảnh hưởng gì.

    => Đạo Phật chỉ dành cho người thấy, người biết, người có tâm cầu đạo, người dũng cảm, người siêng năng, người thành thật, người có tác ý khi hỏi, khi trả lời, khi nhận câu trả lời.
    Không dành cho người không thấy không biết, không có tâm cầu đạo, người yếu nhát, lười biếng, không thành thật, hư ngụy, không có tác ý khi hỏi, khi trả lời, và khi nhận câu trả lời.

    Hãy thật tế khi đến với Giáo Pháp Diệt Khổ của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, nếu chúng ta chưa đạt được sự giải thoát khi có thân, thời khi mất thân, chúng ta thật tế vẫn trong vòng sanh tử luân hồi. Pháp môn là cánh cửa vào pháp diệt khổ, cánh cửa (pháp môn) đó phải được thiết lập trên sự thật có thể mở ra con đường đưa đến vô thượng cứu cánh phạm hạnh, còn những cánh cửa (pháp môn) mà chúng ta đang theo đó, chúng ta phải thành thật với mình và tự hỏi,tự trả lời rằng: Ta có bao giờ nhìn lại chưa? Vì biết đâu cánh cửa mình vừa vào là cảnh cửa ru ngủ nhân sinh trong huyễn mộng để vui cùng cái thú đau thương, lăn lộn với vô thường!

    Chúc an ổn. Mong hoan hỷ.

  11. #11

    Mặc định

    Đúng vậy dolphinstar, bỏ đi
    Cái forum này cũng như facebook, cũng biết đem đến phiền não!!!
    Mình yếu kém nên vào đây cũng rất cẩn thận đa!!!

  12. #12
    Nhị Đẳng Avatar của smc
    Gia nhập
    May 2012
    Nơi cư ngụ
    Tân Phú - Tp.Hồ Chí Minh
    Bài gởi
    2,223

    Mặc định

    Kính ĐH @Itdepx:

    Theo SMC nghĩ, nội dung bài kinh là: lửa cháy trước mặt ta, ta biết nó đang cháy. Lửa tắt trước mặt ta, ta biết lửa đã tắt.

    _Lửa cháy trước mặt ta, ta biết nó đang cháy. Nó vì nhân duyên củi, cỏ mà cháy.

    _Lửa tắt trước mặt ta, ta biết nó đã tắt. Vì nhân duyên củi, cỏ... đã không còn.

    => Có biết là có, không có biết là không có. Chứ làm gì có cái chuyện như ĐH đã kết luận rằng:

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Itdepx Xem Bài Gởi
    Là như vậy, phương tiện nói có sắc để chúng sanh nhận biết Như Lai, tạm nói là có, nhưng thật không có.
    >>>>>>>> Thế giới này phần lớn y chỉ vào hai cực đoan này: có và không có.

    - Ai với chánh trí tuệ thấy như chơn Khổ tập khởi, vị ấy không chấp nhận Khổ là không có. Ai với chánh trí tuệ thấy như chơn Khổ đoạn diệt, vị ấy không chấp nhận Khổ là có.

    - Chấp thủ phương tiện và bị thiên kiến trói buộc, phần lớn điều nhìn nhận là vậy. Và ai với tâm không trú trước, không chấp thủ phương tiện ấy, không chấp thủ thiên chấp tùy miên ấy, không có chấp trước, không trú trước, vị ấy không có nghĩ: "Ðây là tự ngã của tôi". Khi khổ sanh thời xem là sanh, khi khổ diệt thời xem là diệt; vị ấy không có nghi ngờ, không có phân vân, không duyên vào ai khác, trí ở đây là của vị ấy. Cho đến như vậy là chánh tri kiến.

    __"Khổ là có", là một cực đoan. "Khổ là không có" là cực đoan thứ hai. Xa lìa hai cực đoan ấy, người đệ tử Phật nhìn nhận theo trung đạo: Vô minh duyên hành; hành duyên thức; thức duyên danh sắc; danh sắc duyên lục nhập; lục nhập duyên xúc; xúc duyên thọ; thọ duyên ái; ái duyên thủ; thủ duyên hữu; hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử <-- như vậy do duyên sanh mà Khổ có mặt.

    Nhưng do ly tham, đoạn diệt vô minh một cách hoàn toàn, nên các hành diệt. Do các hành diệt nên thức diệt... (như trên)... <-- Như vậy do duyên minh sanh mà Khổ vắng mặt.

    Chúc an lạc. Mong hoan hỷ.

  13. #13

    Mặc định

    GIGA LÀ TU SĨ HẢ?

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. BẢO KHIẾP ẤN ĐÀ LA NI KINH
    By khoatin6 in forum Mật Tông
    Trả lời: 3
    Bài mới gởi: 02-10-2022, 12:52 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •