kết quả từ 1 tới 13 trên 13

Ðề tài: Đoạn kinh khiến tôi phải thay đổi tư duy

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1
    Nhị Đẳng Avatar của smc
    Gia nhập
    May 2012
    Nơi cư ngụ
    Tân Phú - Tp.Hồ Chí Minh
    Bài gởi
    2,223

    Mặc định Đoạn kinh khiến tôi phải thay đổi tư duy

    SMC đến với đạo Phật thật tình cờ bằng các bài giảng của quý Thầy/Cô trên mạng. Đặc biệt là những bài giảng về đời sống hàng ngày, nhất là Thầy Phước Tiến - trụ trì Tu Viện Tường Vân (H.Bình Chánh - Tp.HCM). Sau đó thì"ăn theo" người khác Quy Y Tam Bảo tại chùa Từ Tân (Q.Tân Bình - Tp.HCM), Thầy truyền giới là Thầy Viên Giác.

    Ban đầu, cũng chỉ đơn thuần với tư tưởng: quy y đi, sau này có chết thì Phật rước. Giống như là điều kiện cần phải có của người đạo Phật vậy. Cứ tưởng tượng sau khi mình chết, trong người mình có 1 cái hồn, xong cái hồn này xuất ra bay là là trong hư không vầy nè... rồi Phật tới đem mình về nơi Phật ở (như trong phim Tây Du Ký) rồi ngồi nghe Phật giảng, rồi gặp gỡ các Bồ Tát hay Phật khác...v...v...


    Nhưng, mọi tư tưởng, mọi khái niệm cũng như cái hiểu của SMC từ khi biết đến đạo Phật đến khi đọc được đoạn kinh này thì gần như bị hoang mang. Toàn bộ giáo lý cũng như các việc mình làm như: tụng kinh ê a, trì chú, phóng sanh....v...v... gần như phải xóc lên lại mà kiểm chứng từng phần một. Đó chính là bản kinh: Kinh Dạy Vacchagotta về Lửa (Aggivacchagotta sutta) - bản kinh số 72, thuộc Trung Bộ Kinh - được Cố HT.Thích Minh Châu dịch từ tạng Pali ra tiếng Việt.

    -- Này Vaccha, thôi vừa rồi, vô tri của Ông! Thôi vừa rồi, mê mờ (của Ông)! Này Vaccha, sâu kín là pháp này, khó thấy, khó giác ngộ, an tịnh, thù thắng, không thể luận bàn, tế nhị, chỉ bậc trí mới hiểu. Thật rất khó cho Ông có thể hiểu được, khi Ông thuộc tri kiến khác, kham nhẫn khác, lý tưởng khác, hành trì khác, đạo sư khác. Và này Vaccha, nay Ta trở lại hỏi Ông. Hãy trả lời nếu Ông kham nhẫn.

    Này Vaccha, Ông nghĩ thế nào? Nếu một ngọn lửa cháy đỏ trước mặt Ông, Ông có biết: "Ngọn lửa này cháy đỏ trước mặt tôi?"

    -- Tôn giả Gotama, nếu một ngọn lửa cháy đỏ trước mặt tôi, tôi có biết: "Ngọn lửa này cháy đỏ trước mặt tôi"

    -- Nhưng nếu, này Vaccha, có người hỏi Ông như sau: "Ngọn lửa này cháy đỏ trước mặt Ông, ngọn lửa này do duyên gì mà cháy đỏ?", nếu được hỏi vậy, này Vaccha, Ông trả lời như thế nào?

    -- Thưa Tôn giả Gotama, nếu có người hỏi tôi như sau: "Ngọn lửa này cháy đỏ trước mặt Ông, ngọn lửa này do duyên gì mà cháy đỏ?", nếu được hỏi vậy, thưa Tôn giả Gotama, tôi sẽ trả lời như sau: "Ngọn lửa cháy đỏ trước mặt tôi, ngọn lửa này cháy đỏ do duyên nhiên liệu cỏ và củi".

    -- Này Vaccha, nếu ngọn lửa ấy bị tắt trước mặt Ông, Ông có biết: "Ngọn lửa này đã tắt trước mặt tôi?"

    -- Tôn giả Gotama, nếu ngọn lửa ấy được tắt trước mặt tôi, tôi sẽ biết: "Ngọn lửa này đã tắt trước mặt tôi".

    -- Này Vaccha, nếu có người hỏi Ông như sau: "Ngọn lửa này đã tắt trước mặt Ông, ngọn lửa ấy từ đây đã đi về phương hướng nào, phương Ðông, phương Tây, phương Bắc, hay phương Nam?", được hỏi vậy, này Vaccha, Ông trả lời thế nào?

    -- Không có thể áp dụng ở đây, Tôn giả Gotama. Vì rằng, này Tôn giả Gotama, ngọn lửa ấy đã cháy vì duyên nhiên liệu cỏ và củi. Khi cỏ và củi ấy hết và vì không có nhiên liệu khác, nên được xem là không có nhiên liệu, đã bị tắt.

    -- Cũng vậy, này Vaccha, do sắc pháp này, nhờ đó mà một người nhận biết Như Lai có thể nhận biết được, sắc pháp ấy đã được Như Lai đoạn diệt, cắt tận gốc rễ, làm cho như thân cây tala không được tái sanh, không thể sanh khởi trong tương lai. Giải thoát khỏi cái gọi là sắc, này Vaccha, là Như Lai, thâm sâu, vô lượng, khó dò đến đáy như đại dương. Khởi lên không có áp dụng, không khởi lên không có áp dụng, khởi lên và không khởi lên không có áp dụng, không khởi lên và không không khởi lên không có áp dụng. (tương tự với Thọ -Tưởng - Hành - Thức)
    Mở rộng hơn, ta xét ngọn nến đang cháy....

    - Cây nén = 1 sinh mạng (Chúng sinh)

    - Ngọn lửa = Tham Ái (Ý Hành - Nghiệp)

    - Hơi nóng của ngọn lửa = Thức

    Ở đây, ngọn lửa là lòng tham ái, hơi nóng là Thức, ngọn lửa cháy càng to tức tham ái càng mạnh sẽ nuôi dưỡng cho hơi nóng càng tăng (nuôi dưỡng thức tăng trưởng). Sau khi nén cháy hết, với sức nóng của ngọn lửa, sẽ cháy lan sang ngọn nến khác (sanh thân mới)...

    Nhưng khi ngọn lửa cháy ít đi, nhỏ lại và mất đi, hơi nóng không được nuôi dưỡng, sẽ không còn hiện hữu nữa, sẽ chẳng có sự cháy sang thân khác, chấm dứt sanh hữu và không thể chỉ rõ Ngọn lửa và Hơi Nóng ở đâu, không còn hiện hữu nữa.

    => Ngũ uẩn giai không, vậy ta còn cái gì để lại sau khi chết? Sau khi chết thì cái gì đi tái sanh? Cái gì vãng sanh Cực Lạc? Cái hồn chăng... không thể nào. Vậy phải hiểu Niệm Phật là sao, vãng sanh là thế nào...

    Quả thật nhờ một đoạn kinh ngắn mà phải thay đổi tư duy của mình một cách tích cực. Toàn bộ giáo lý cũng như những cái mình học được đều phải đem ra kiểm nghiệm lại... và thật uổng khi ta phải đem bỏ những cái mà ta học được, tích lũy được... Tuy vậy, SMC vẫn cảm thấy hạnh phúc vì dù sao trễ để quay lại cũng còn hơn đi lạc đường.

    Last edited by smc; 21-09-2016 at 02:30 PM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. BẢO KHIẾP ẤN ĐÀ LA NI KINH
    By khoatin6 in forum Mật Tông
    Trả lời: 3
    Bài mới gởi: 02-10-2022, 12:52 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •