Những điều chưa biết về Võ Công Thiếu Lâm

Đó là một loại võ công Trung Quốc mang tính tôn giáo, đầy màu sắc huyền hoặc. Chính vì huyền hoặc mà nó có những bí mật chưa ai biết, bài viết này sẽ bật mí hộ các bạn.

Võ tăng Thiếu Lâm có được phép ăn mặn không?
Từ trước đến nay, người ta cứ tưởng rằng mọi Thiếu Lâm tăng nhân đều ăn chay. Thật ra không phải vậy đâu.
Thiếu Lâm tăng nhân được chia làm hai loại: văn tăng và võ tăng. Theo cổ lệ, không được phép ăn mặn chỉ có văn tăng, còn võ tăng thì được quyền ăn thịt, bởi vì họ tiêu hao rất nhiều năng lượng trong quá trình tập võ. Nếu chỉ ăn chay sẽ không thể bồi dưỡng sức khỏe, có hại nữa là khác.

Song võ tăng phải tuân thủ 3 điều kiện:
+ Không được tự mình sát sinh
+ Không được tự mình đề nghị ăn thịt
+ Không được chứng kiến cảnh sát sinh.

Có bao nhiêu bộ pháp Thiếu Lâm ?
Võ công Thiếu Lâm hiện nay đang lưu truyền rất rộng, không ít môn phái võ thuật Trung Quốc hoặc ít nhiều có liên quan tới võ công Thiếu Lâm. Thế nó có bao nhiêu bộ pháp? Tra lời: khoảng 100 bộ pháp.
Sao ít vậy ? Do trải qua nhiều biến cố lịch sử, bộ pháp Thiếu Lâm bị mất rất nhiều. Hội nghiên cứu quyền pháp Thiếu Lâm đã thu thập, hệ thống, chỉnh lý và công nhận chính thức khoảng 100 bộ pháp. Trong đó, có một số bộ "tuyệt nghệ" bí truyền, người ngoài chẳng thể biết mà học

Cửa ải "Mộc nhân hạng" là gì?
Xem phim, chúng ta thấy các võ sĩ Thiếu Lâm trước khi "xuống núi" phải qua cửa ải "Mộc nhân hạng". Đánh nhau với người gỗ, nếu thắng thì mới được thừa nhận là đủ trình độ võ thuật. Thế có "Mộc nhân hạng" không? Dĩ nhiên là có, nhưng hiện chẳng một người nào biết rõ hình dáng các người gỗ này ra sao. (Trên phim chỉ là sự tưởng tượng của đạo diễn). Theo lão tăng Thích Diên Vũ, "Mộc nhân hạng" là một đường hầm nhỏcó đặt 18 tượng gỗ ở những tư thế khác nhau, được điều khiển thực hiện những động tác đơn giản khi có người đi qua.

Tăng nhân Thiếu Lâm có cần phải "Lục thân khả đoản"?
Người ta trở thành tăng nhân Thiếu Lâm vì nhiều lý do. Cho dù vì lý do nào đi nửa thì họ vẫn không phải "lục thân khả đoản", có nghĩa là không cần phải cắt đứt mọi quan hệ với người thân. Các tăng nhân Thiếu Lâm vẫn thường xuyên "lấy phép" về thăm bà con họ hàng. Cá biệt, có một số tăng nhân xuất gia từ năm 10 tuổi, đến tuổi 30 vẫn có thể hoàn tục... lấy vợ