kết quả từ 1 tới 3 trên 3

Ðề tài: Kỳ tích chữa khỏi ung thư di căn toàn thân ở bệnh viện Bạch Mai

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Kỳ tích chữa khỏi ung thư di căn toàn thân ở bệnh viện Bạch Mai


    Kỳ tích chữa khỏi ung thư di căn toàn thân ở bệnh viện Bạch Mai

    Thứ ba, 06/09/2016, 08:25 AM



    Ứng dụng các kỹ thuật cao để điều trị, các bác sỹ tại bệnh viên Bạch Mai đã cứu sống bệnh nhân ung thư thoát khỏi "lưỡi hái tử thần".





    GS Mai Trọng Khoa - ảnh: Tuệ Khanh


    Những ứng dụng “trên cả tuyệt vời”

    Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ người mắc bệnh ung thư cao nhất trên thế giới và một tỷ lệ rất lớn trong số đó tử vong. Nguyên nhân của tình trạng này chính là do có rất ít bệnh nhân được chẩn đoán sớm và điều trị sớm, hầu hết ở giai đoạn muộn, di căn và biến chứng.Xuất phát từ thực tế chẩn đoán, điều trị bệnh nhân ung thư ở Việt Nam, cùng với các kiến thức, kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình công tác, qua các đợt học tập, thực tập nâng cao tay nghề về Y học hạt nhân và Ung bướu ở một số nước phát triển như Hoa Kỳ, Pháp, Nhật Bản... GS.TS. Mai Trọng Khoa, Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu - Phó Giám đốc bệnh viện Bạch Mai đã chủ động, mạnh dạn tìm tòi, chọn lọc đưa về ứng dụng thành công tại Việt Nam một số kỹ thuật hiện đại về bức xạ ion hóa; cùng với các đồng nghiệp nghiên cứu làm chủ công nghệ, thích nghi các phương pháp chẩn đoán và điều trị trong điều kiện thực tế ở Việt Nam.

    Những nghiên cứu ứng dụng đó đã giúp nâng cao hơn chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh nhân ung thư và một số bệnh lý khác, làm giảm tỷ lệ tử vong cũng như tăng tỷ lệ điều trị thành công, chữa khỏi cho các bệnh nhân ung thư và một số bệnh lý khác ở giai đoạn phát hiện sớm.Về mặt kỹ thuật, để chẩn đoán bệnh, trước đây và cho cả đến ngày nay, người ta vẫn dùng máy Xquang, máy siêu âm, máy CT, cộng hưởng từ... nhưng những thiết bị này chưa đủ cho nhu cầu để tìm ra bệnh trong một số trường hợp. Cụm công trình nghiên cứu của GG Mai Trọng Khoa và các cộng sự ra đời đã giải quyết một số vấn đề mà khi chẩn đoán, điều trị gặp khó khăn với những kỹ thuật riêng lẻ nói trên.

    Để hình thành một khối u để có thể nhìn thấy được trên CT, siêu âm, cộng hưởng từ hoặc sờ thấy... cần cả một quá trình trước đó, và tất cả những thiết bị nói trên chỉ phát hiện được khi khối u đã hình thành và có kích thước đủ lớn. Khi đó, mắt của người thầy thuốc giàu kinh nghiệm mới có thể nhìn thấy trên phim. Tuy nhiên, khi đó thường đã là giai đoạn muộn, việc điều trị khó khăn và hiệu quả điều trị thấp.Do vậy, để phát hiện ra các khối u ở giai đoạn đầu cần phải có một thiết bị khác, gọi là Pet. Đây là một thiết bị mà khi tế bào mới chỉ cần rối loạn chuyển hóa, chưa thành khối u thì chiếc máy đã ghi lại được rối loạn chuyển hóa trong tế bào. Tuy nhiên, máy này lại không xác định được khu vực cần giải phẫu ở chỗ nào.

    Trong khi đó, CT cộng hưởng từ lại phát hiện được chính xác cấu trúc giải phẫu khi đã có u. Vì vậy, các nhà khoa học đã ghép hai chức năng này làm một thành Pet CT giúp phát hiện ung thư hoặc di căn ở giai đoạn rất sớm khi mà công cụ khác chưa nhìn thấy được.Cho tới thời điểm hiện tại, PET CT có độ nhậy cao hơn so với những thiết bị đơn độc, và đặc biệt là quét được toàn thân.Công trình nghiên cứu của GS Mai Trọng Khoa là áp dụng kỹ thuật PET CT nói trên trong lâm sàng để phát hiện sớm việc có tái phát hay di căn để đánh giá, phân loại giai đoạn sớm, dẫn đến có phác đồ điều trị đúng..Tiếp đó, các Giáo sư, bác sỹ đã nghiên cứu ứng dụng một số kỹ thuật xạ trị (Radiotherapy) tiên tiến để điều trị ung thư.”

    Theo đó, các bác sỹ đã sử dụng hình ảnh chụp Pet CT để làm mô phỏng lập kế hoạch xạ trị, giúp nhìn thấy rõ khối u, hướng chùm tia phóng xạ vào sát vùng khối u đồng thời che những vùng không bị tổn thương xung quanh, diệt được khối u nhưng vẫn bảo vệ được vùng lành, mang lại hiệu quả điều trị cao, ít biến chứng do xạ trị.

    “Đó chính là điểm nhấn của cụm công trình nghiên cứu khiến hội đồng từ cơ sở đến cấp nhà nước đánh giá rất cao việc ứng dụng kỹ thuật Pet CT để phát hiện tái phát di căn, đáp ứng điều trị và đặc biệt là mô phỏng được khu vực xạ trị, không bỏ sót tổn thương.” – GS Mai Trọng Khoa chia sẻ và cho biết thêm, để sử dụng được công nghệ này, yếu tố lớn nhất là con người.

    Đó phải là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề về ung thư, có chứng chỉ về xạ trị, có chứng chỉ hành nghề y học hạt nhân, có chứng chỉ về chẩn đoán hình ảnh.Tiếp đó là việc nghiên cứu sử dụng các kỹ thuật xạ trị tiên tiến.Thông thường, các bác sỹ khi điều trị sẽ chiếu cả chùm tia phóng xạ vào khối u, bao gồm cả “quân ta lẫn quân địch”, tức là cả tế bào lành và tế bào tổn thương.

    Nhưng các bác sỹ bệnh viện Bạch Mai đã dùng kỹ thuật Pet CT để xác định rõ vị trí, sau đó dùng kỹ thuật xạ trị tiên tiến “uốn” vùng phóng xạ sát vào vị trí mà PET CT đã chỉ điểm để bắn vào đó, tăng hiệu quả điều trị, giảm biến chứng, tăng chất lượng sống cho người bệnh, thời gian ra viện nhanh.Một ứng dụng rất quan trọng nữa, đó là áp dụng kỹ thuật xạ phẫu phẫu thuật bằng tia gamma quay trong điều trị u não.“Trước đây, nếu một bệnh nhân bị ung thư di căn vào não đồng nghĩa với việc cho về nhà chuẩn bị hậu sự, nhưng ngày nay, nhờ công nghệ này, rất nhiều bệnh nhân đã được cứu sống và trở về bình thường.

    ” GS mai Trọng Khoa khẳng định và giải thích: Xạ trị là chiếu cả một chùm tia xạ vào cả một vùng, còn xạ phẫu là hội tụ các chùm tia rất mạnh ở nhiều hướng khác nhau chiếu vào một điểm là khối u, tập trung năng lượng bức xạ cao nhất, chính xác nhất để tiêu diệt khối u, tránh các tổn thương vùng xung quanh. Xạ trị thường dùng cho các khối u có kích thước rất to, còn xạ phẫu dành cho những tổn thương nhỏ, ở sâu.

    Thông thường, khi xạ trị, sẽ có 201 nguồn phóng xạ. Xạ phẫu bằng dao gamma hội tụ cả 201 nguồn này vào một điểm và dội vào trong khối u của não. Cách này có một nhược điểm là có 201 đường đi qua phần não lành trước khi đến khối u, gây tổn thương nhất định cho phần não lành. Kỹ thuật này do một bác sỹ phẫu thuật người Thụy Điển phối hợp với các nhà vật lý nghĩ ra từ năm 1968.Sau đó, các nhà khoa học Hoa Kỳ đã khắc phục, rút xuống chỉ còn 30 nguồn phóng xạ nhưng tổng hoạt động phóng xạ không thay đổi do vừa bắn, vừa quay theo các quỹ đạo được lập trình trước. Khối u lúc nào cũng được bắn nhưng tổ chức não lành chỉ lướt qua nên chỉ chịu một lượng phóng xạ thấp nhất. Như vậy, diệt được khối u nhưng bảo vệ được não lành.

    Đây gọi là kỹ thuật xạ phẫu bằng dao gamma quay, được tự động hóa hoàn toàn.Năm 2006, Mỹ bắt đầu sử dụng thiết bị này, lúc đó giáo sư Mai Trọng Khoa đang học ở Mỹ và tháng 7/2007, thiết bị này về bệnh viện Bạch Mai, trở thành thiết bị đầu tiên loại này ngoài biên giới Mỹ và đi trước tất cả các nước trong khu vực. Sau một năm, chiếc thứ hai mới được đặt tại Châu Âu (Budapet). Cho đến hiện nay, toàn Châu Âu mới chỉ có một chiếc máy này. Cùng với sự hỗ trợ của chuyên gia Mỹ, 1 kip bác sỹ của Châu Âu đã sang bệnh viện Bạch Mai và được GS Mai Trọng Khoa cùng ê kíp giúp đào tạo.Điểm nhấn của kỹ thuật là điều trị những tổn thương sâu ở trong sâu não không thể mổ được, hoặc những bệnh nhân quá già, bệnh nhân là trẻ em...

    Đến thời điểm này, bệnh viện Bạch Mai đã điều trị được khoảng gần 4000 ca với kỹ thuật này. Điểm đặ biệt là công nghệ được tự động hóa hoàn toàn, được lập trình cẩn thận, qua rất nhiều khâu kiểm tra nên chưa có ca nào tử vong do biến chứng về mặt kỹ thuật.Hiện nay, Bệnh viện Bạch Mai đã chuyển giao công nghệ này cho một bệnh viện tại TP.HCM để chuyên điều trị cho các bệnh nhân phía Nam.

    Toàn bộ kíp bác sỹ ở bệnh viện 105 đã được đào tạo và hiện cũng đang làm rất thành công.“Cho đến thời điểm này, Việt Nam chúng ta vẫn dẫn đầu các nước trong khu vực về lĩnh vực này.” – GS Mai Trọng Khoa tự hào cho biết.Cùng theo chia sẻ của GS Mai Trọng Khoa, có những loại khối u không thể chiếu tia xạ từ ngoài vào được vì bị vướng nhiều tầng lớp các cơ quan khác, lúc này, các bác sỹ đã nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật xạ trị trong chọn lọc, cấy hạt phóng xạ, điều trị miễn dịch phóng xạ và xạ trị áp sát trong điều trị ung thư.Kỹ thuật này cũng diệt được tế bào ác tính nhưng không làm tổn thương tế bào lành.

    Hiện bệnh viện Bạch Mai đã chuyển giao công nghệ này cho bệnh viện 108, bệnh viện 103 điều trị rất thành công cho những bệnh nhân ung thư gan. “Những bệnh nhân mới bị ung thư gan mà chưa qua các biện pháp điều trị nào, nếu được áp dụng phương pháp này chắc chắn là khỏi chỉ với một lần điều trị.” – GS Mai Trọng Khoa cho biết.Cũng nằm trong Cụm công trình được giải thưởng Hồ Chí Minh của GS Mai Trọng Khoa còn có Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật miễn dịch phóng xạ và thuốc phóng xạ để chẩn đoán, điều trị ung thư và một số bệnh nội tiết như ung thư tiền liệt tuyến, ung thư tuyến giáp, ung thư vú...


    Ung thư di căn toàn thân vẫn được chữa khỏi

    Không chỉ phát hiện sớm để khả năng chữa khỏi bệnh cao hơn, các bác sỹ bệnh viện Bạch Mai còn ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến nói trên điều trị thành công cả những ca bệnh ung thư ở giai đoạn 4B - giai đoạn cuối cùng của căn bệnh quái ác này.Chia sẻ về thành công trong ứng dụng các kỹ thuật trong phạm vi Cụm công trình “Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật hiện đại về bức xạ ion hóa trong chẩn đoán, điều trị ung thư và một số bệnh lý khác” tại bệnh viện Bạch Mai, GS Mai Trọng Khoa đã kể câu chuyện về hành trình phát hiện và chữa trị bệnh ung thư của PGS, BS cao cấp Đỗ Quốc Hùng, trưởng phòng C7 viện Tim mạch.


    PGS, BS Đỗ Quốc Hùng khỏe mạnh sau 5 năm bị ung thư di căn toàn thân - ảnh: Infonet

    Theo đó, khi thấy ho húng hắng trong một thời gian mà uống kháng sinh không khỏi, bác sỹ Đỗ Quốc Hùng đã đi chụp phổi và bất ngờ phát hiện một khối u. Lúc này, bệnh nhân chưa hề có bất cứ biểu hiện đau đớn nào. Tuy nhiên, khi đưa lên chụp PET CT quét toàn thân thì phát hiện đã di căn xương từ đầu đến chân như tủy sống, xương sườn...“Trong ung thư, người ta chia thành các giai đoạn từ 1, 2, 3, 4A và 4B. Thông thường, bệnh nhân giai đoạn 4B thường chỉ điều trị triệu chứng, nâng cao thể trạng..., và bác sỹ Hùng đã bị ung thư ở giai đoạn này.

    Sau một thời gian, khối u đã di căn cả vào não, đẩy nhãn cầu lồi ra phía trước, ép bong võng mạc.Các bác sỹ của bệnh viện Bạch mai đã dùng luôn hình ảnh PET CT chụp một lần vừa để chẩn đoán, vừa để mô phỏng kế hoạch xạ trị và sau đó là phẫu thuật bằng dao gamma quay, tiếp đó là duy trì hóa chất, thuốc điều trị đích.... Các bác sỹ cũng sử dụng PET CT để đánh giá đáp ứng điều trị và xem còn di căn hay không.“

    Cho đến nay, sau hơn 5 năm, toàn bộ khối u đã hết sạch. GS hiện đang đi làm bình thường, đủ sức khỏe đi làm từ thiện khắp nơi bằng ô tô.... Đối với bệnh ung thư thì việc sống sót sau 5 năm được coi là khỏi hoàn toàn” – GS Mai Trọng Khoa chia sẻ.Ông cũng nói thêm rằng, “với bệnh nhân ung thư ở giai đoạn 4B thì đây thực sự là một kỳ tích, nhưng chúng tôi có nhiều bệnh nhân như vậy, chỉ có điều bệnh nhân giấu không chịu nói ra mà thôi".

    Cụm công trình nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật hiện đại về bức xạ ion hóa trong chẩn đoán, điều trị ung thư và một số bệnh lý khác do GS Mai Trọng Khoa - Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cùng các cộng sự thực hiện trong suốt 20 năm vừa giành giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ năm 2016. Tổng số sản phẩm khoa học của Cụm công trình bao gồm 154 bài báo trong nước, 13 bài báo quốc tế, 11 báo cáo tại Hội nghị quốc tế, 14 đề tài nghiên cứu khoa học các cấp (gồm 2 đề tài cấp Nhà nước, 7 đề tài cấp Bộ, đề tài cấp cơ sở), 10 quyển sách (gồm 3 sách chuyên khảo, 2 sách tham khảo, 3 giáo trình và 2 sách hướng dẫn), đào tạo 13 tiến sỹ và 8 thạc sỹ, xác nhận chuyển giao ứng dụng tại 18 bệnh viện trong cả nước.

    Đến nay, Trung tâm Bệnh viện Bạch Mai đã thực hiện được hơn 60.000 mẫu xét nghiệm bằng kỹ thuật miễn dịch phóng xạ; hơn 60.000 bệnh nhân ung thư các loại được chẩn đoán bằng kỹ thuật PET/CT, SPECT; hơn 3.400 bệnh nhân u não và một số bệnh lý sọ não được điều trị bằng dao gamma quay, 6.200 bệnh nhân ung thư được điều trị bằng máy xạ trị gia tốc tuyến tính với kỹ thuật xạ trị điều biến liều và kỹ thuật 3D kết hợp hình ảnh PET/CT hoặc CT mô phỏng; hơn 2100 bệnh nhân ung thư tuyến giáp và 1500 bệnh nhân bướu tuyến giáp lan toả nhiễm độc được điều trị bằng I-131.


    Câu chuyện PSG, bác sỹ cao cấp Đỗ Quốc Hùng, nguyên Trưởng phòng C7 Viện Tim mạch - Bệnh viện Bạch Mai đã thoát khỏi lưỡi hái tử thần, chiến thắng căn bệnh ung thư khi đã di căn toàn thân là câu chuyện đã được nhiều người biết đến. Tuy nhiên, việc bác sỹ Hùng được phát hiện bệnh và chữa trị như thế nào thì không phải ai cũng biết.GS .TS Mai Trọng Khoa đã chia sẻ về hành trình phát hiện và chữa căn bệnh hiểm nghèo của bác sỹ Đỗ Quốc Hùng như là một minh chứng thành công trong việc nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật hiện đại về bức xạ ion hóa trong chẩn đoán, điều trị ung thư và một số bệnh lý khác tại bệnh viện Bạch Mai mà ông chính là người chủ trì đề tài này.

    Đây cũng chính là Cụm công trình đã mang lại vinh dự to lớn cho GS Mai Trọng Khoa và các cộng sự: Giải thưởng Hồ Chí Minh.


    Last edited by Bin571; 08-09-2016 at 11:31 AM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •