kết quả từ 1 tới 2 trên 2

Ðề tài: Lễ Vu Lan và cúng Cô hồn khác nhau như thế nào?

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #2
    Đai Đen Avatar của changchancuu
    Gia nhập
    Nov 2011
    Nơi cư ngụ
    ĐẠI HỌC BÔNBA
    Bài gởi
    688

    Mặc định

    Ngày Lễ Vu Lan Bồn cũng bị một vài người hiểu lầm là ngày Ngưu Lang - Chức Nữ đươc đoàn tụ vì chúng đều được diễn ra trong tháng 7 âm lịch.
    Thực ra, ngày Ngưu Lang - Chức Nữ đoàn tụ còn được gọi là Ngày Thất Tịch (Hán-Nôm: 𣈗七夕), theo văn hóa phương Đông, (Châu Á), nhất là các nước Đông Á và Đông Nam Á, là ngày lễ tình yêu được tổ chức vào ngày 7 tháng 7 Âm lịch, đôi khi được người phương Tây gọi là Ngày Valentine châu Á. . Đây là ngày hội truyền thống ở Trung Quốc để các cô gái trẻ trưng bày các vật dụng nghệ thuật tự tạo trong ngày này và để cầu mong lấy được ông chồng tốt. Ngày này còn có các tên gọi khác như:Khất xảo tiết (乞巧節; qǐ qiǎo jié - Lễ hội thể hiện tài năng); Thất thư đản (七姐誕; qī jiě dàn - Sinh nhật cô em thứ bảy);Xảo tịch (巧夕; qiǎo xì - Đêm kỹ năng).
    Lịch sử về ngày này gắn bó với câu chuyện về Chàng Ngưu Lang và Nàng Chức Nữ hoặc vợ chồng Ngâu với nhiều dị bản

    Ngưu Lang - Chức Nữ hay Ông Ngâu - Bà Ngâu là câu truyện cổ tích. Có hai phiên bản, một của Việt Nam và một của Trung Quốc. Truyện cổ tích này có liên quan đến các sao Chức Nữ (Vega) và sao Ngưu Lang (Altair), dải Ngân Hà và hiện tượng mưa ngâu diễn ra vào đầu tháng Bảy âm lịch ở Việt Nam. Trong truyện cổ tích Trung Quốc cũng có nhắc tới Ngưu Lang (牛郎) và Chức Nữ (織女) nhưng nội dung câu chuyện cũng như các dị bản thì không giống với truyện của Việt Nam.

    @ Phiên bản Việt Nam

    Ngưu Lang là vị thần chăn trâu của Ngọc Hoàng Thượng đế, vì say mê một tiên nữ phụ trách việc dệt vải tên là Chức Nữ nên bỏ bễ việc chăn trâu, để trâu đi nghênh ngang vào điện Ngọc Hư. Chức Nữ cũng vì mê tiếng tiêu của Ngưu Lang nên trễ nải việc dệt vải. Ngọc Hoàng giận dữ, bắt cả hai phải ở cách xa nhau, người đầu sông Ngân, kẻ cuối sông.

    Sau đó, Ngọc Hoàng thương tình nên ra ơn cho hai người mỗi năm được gặp nhau vào ngày 7 tháng Bảy âm lịch. Khi tiễn biệt nhau, Ngưu LangChức Nữ khóc sướt mướt. Nước mắt của họ rơi xuống trần hóa thành cơn mưa và được người dưới trần gian đặt tên là mưa ngâu.

    Thời bấy giờ sông Ngân trên thiên đình không có một cây cầu nào cả nên Ngọc Hoàng mới ra lệnh cho làm cầu để Ngưu LangChức Nữ được gặp nhau. Các phường thợ mộc ở trần thế được vời lên trời để xây cầu. Vì mạnh ai nấy làm, không ai nghe ai, họ cãi nhau chí chóe nên đến kỳ hạn mà cầu vẫn không xong. Ngọc Hoàng bực tức, bắt tội các phường thợ mộc hóa kiếp làm quạ lấy đầu sắp lại làm cầu cho Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau. Vì thế cứ tới tháng bảy là loài quạ phải họp nhau lại để chuẩn bị lên trời bắc Ô kiều. Khi gặp nhau, nhớ lại chuyện xưa nên chúng lại lao vào cắn mổ nhau đến xác xơ lông cánh. Ngưu LangChức Nữ lên cầu, nhìn xuống thấy một đám đen lúc nhúc ở dưới chân thì lấy làm gớm ghiếc, mới ra lệnh cho đàn chim ô thước mỗi khi lên trời làm cầu thì phải nhổ sạch lông đầu. Từ đó, cứ tới tháng bảy thì loài quạ lông thì xơ xác, đầu thì rụng hết lông. Tuy nhiên sau một thời gian vì cảm thương cho sự chia lìa của cặp vợ chồng,Ngọc Hoàng đã trả lại hình hài cho những người thợ mộc và ra lện họ phải làm một cây cầu thật vững chắc để Ngưu Lang Chức Nữ có thể gặp nhau.Từ đó, Ngưu LangChức Nữ được sống bên nhau Có lẽ do tích này mà vùng Bình Định (miền Trung Việt Nam) có từ "quạ làm xâu" nói về những con quạ vắng đi đâu một thời gian rồi trở về với cái đầu trọc lóc trong rất khôi hài Có dị bản khác cho rằng tên gọi của Ô kiều là cầu Ô Thước do chim Ô (quạ) và chim Thước (chim Khách) kết cánh tạo ra.

    @ Phiên bản Trung Quốc

    Theo truyền thuyết, vào đêm ngày mồng 7 tháng 7 âm lịch, chàng chăn bò Ngưu Lang và nàng Chức Nữ sẽ đi qua dải Ngân Hà thông qua một cây cầu tạo bởi đàn quạ để tới buổi gặp gỡ chỉ có một lần trong năm. Câu chuyện tình giữa chàng Ngưu Lang và nàng Chức Nữ đã được người Trung Quốc kể lại từ rất lâu.

    Chức Nữ là con gái út của Ngọc Hoàng Thượng Đế, và cô rất khéo léo trong việc dệt nên các mẫu vải đẹp và đầy màu sắc. Khi các bạn nhìn thấy những khung trời sáng lạn và những cầu vồng bảy sắc, nó hẳn là từ đôi tay khéo léo của nàng Chức Nữ.

    Ngưu Lang là một chàng chăn bò vốn sinh ra trong một gia đình nghèo ở miền nam Trung Quốc. Cha mẹ của anh đã mất khi anh còn rất trẻ, và anh lớn lên với nhiều khổ cực. Anh sống cô độc và chăn bò để kiếm sống. Anh rất trung thực, tử tế và siêng năng, nhưng vì nghèo, anh không thể nào tìm được một người phụ nữ để kết hôn.

    Một ngày, khi đang chăn bò trên đồng cỏ, Ngưu Lang trông thấy chín tiên nữ hạ xuống bên bờ sông. Anh ẩn nấp phía sau những cái cây và quan sát. Những nàng tiên nữ này trút bỏ xiêm y sặc sỡ của họ, bỏ chúng lại bên bờ sông, và bất đầu chơi đùa trong nước. Ngưu Lang sửng sốt trước vẻ đẹp của họ, đặc biết là nhan sắc của cô trẻ nhất, người đã thu hút cặp mắt của anh.

    Một con bò mà anh đã chăm sóc trong nhiều năm đột nhiết cất giọng nói với Ngưu Lang, “Cô ấy là tiên nữ trên thiên đàng. Nếu anh giấu đi xiêm y của cô ấy, cô ấy sẽ không thể nào trở về được – cô ấy sẽ ở lại và cưới anh.” Con bò bảo anh cái bộ xiêm y nào là thuộc về Chức Nữ.

    Một lúc sau, khi những nàng tiên chuẩn bị rời đi, Chức Nữ bị tụt lại phía sau. Không thể tìm thấy xiêm y của mình, nàng không thể bay về trời. Ngưu Lang đi ra từ sau những cái cây. Anh đưa trả cho Chức Nữ quần áo. Nhưng lúc đó, thời khắc trở về của nàng đã trôi qua.
    Ngưu Lang hỏi cưới Chức Nữ. Trong khi không vui vì anh đã giấu quần áo của mình, nàng thấy rằng Ngưu Lang là một người đàn ông tốt, do vậy nàng đã đồng ý cưới anh.

    Ngưu Lang và Chức Nữ đã sống một cuộc sống hạnh phúc với nhau. Họ yêu thương và tôn trọng lẫn nhau, và cả hai đều làm việc rất chăm chỉ. Đôi tay khéo léo của Chức Nữ đã biến túp lều đơn giản của Ngưu Lang thành một căn nhà đẹp và ấm cúng.

    Hai năm trôi qua thật nhanh, và Chức Nữ đã sinh hạ được hai đứa trẻ, một trai và một gái (tức hai ngôi sao bên cạnh nó là Aquila -β và -γ).

    Hai năm trên mặt đất chỉ là một thoáng trên thiên đàng. Ngay khi những người chị của Chức Nữ trở về thiên đàng, Ngọc Hoàng Thượng Đế đã phát hiện ra cô con gái út của ông vắng mặt. Ông sau đó nhìn thấy rằng cô đã cưới một thường nhân ở hạ giới. Ông đã nổi giận, và ra lệnh cho Vương Mẫu dẫn một đội thiên binh để mang Chức Nữ trở về.
    Ở hạ giới, bầu trời đột nhiên trở nên tối đen và gió bắt đầu gào thét. Một lát sau, các thiên binh đã tới và mang Chức Nữ đi.

    Cho dù lo lắng rằng ngày này có thể tới, Ngưu Lang vẫn bị bất ngờ, và sau đó anh trở nên liều lĩnh. Cho mỗi đứa con vào một cái thúng và gánh hai cái thúng trên vai, Ngưu Lang bắt đầu chạy theo những người đã bắt vợ của mình. Khi những thiên binh hạ bay lên thiên đàng, Ngưu Lang cũng phát hiện ra anh đã bay cùng với họ. Anh vội vào nhào tới và khoảng cách giữa anh với người vợ dường như đang thu hẹp lại.
    Vào khoảnh khắc đó, Vương Mẫu đã quẳng chiếc trâm cài đầu bằng vàng xuống trước mặt Ngưu Lang. Cái trâm trở thành một dòng sông bất tận, chia cắt anh với người vợ của mình. Dòng sông này sau đó được biết đến như là dải Ngân Hà.
    Ngưu Lang và nàng tiên nữ nhìn nhau qua dòng sông thần rộng mênh mông; nước mắt ngập tràn, họ đã mong mỏi được sang bờ kia cùng nhau. Cảm động trước tình yêu vĩ đại của họ, những con quạ đã tạo thành một cây cầu bằng thân thể của chúng để bắc qua con sông thần.
    Vương Mẫu nhìn thấy tình yêu mà Chức Nữ và Ngưu Lang giành cho nhau. Bà cho phép họ được gặp nhau một lần mỗi năm, vào buổi tối của cuộc chia ly bắt buộc của họ, ngày mồng 7 tháng 7.
    Trong đêm ngày mồng 7 tháng 7, bạn sẽ thấy rất ít quạ, vì hầu hết chúng đã bay lên để làm nên chiếc cầu thần thánh. Nếu gió lặng và bạn lắng nghe cẩn thận, bạn có thể nghe thấy tiếng thì thầm của Ngưu Lang và Chức Nữ đang biểu lộ tình yêu và nỗi khắc khoải với nhau.

    Có nhiều hình thức tổ chức lễ hội trong dịp Tiết Thất tịch tại Trung Hoa. Phong tục phổ biến nhất vào dịp này là: Vào đêm mồng 7 tháng 7 âm lịch, những người phụ nữ cầu nguyện để có được đôi bàn tay khéo léo.

    Xâu kim

    Xâu kim thật nhanh trong đêm trăng là hoạt động có từ lâu đời có từ thời nhà Hán, với ước muốn có được kỹ năng tinh xảo hơn. Người xâu được nhiều mũi kim nhất trong một phút được công nhận là người khéo tay nhất trong tương lai. Tại Hong Kong, những phụ nữ trẻ biểu diễn kỹ năng may và làm tặng phẩm dưới bầu trời đêm.

    Ngợi ca Chức Nữ

    Theo tục lệ, những phụ nữ trẻ sẽ ước nguyện được xinh đẹp. Đặc biệt vào đêm mồng 7 tháng 7 họ sẽ có nghi thức gội tóc để cầu mong sự xinh đẹp.

    Ngày này cũng là dịp để những phụ nữ trẻ cúng thờ Chức Nữ. Các hoạt động được sắp xếp trước bởi một số chị em thân thiết. Họ thường chuẩn bị một cái bàn với trà, rượu, long nhãn, táo khô, hạnh nhân, hạt bí, và những quà vặt khác. Những người phụ nữ trẻ ngồi quanh bàn và thêu thùa những vật phẩm đẹp mắt để biểu lộ kỹ năng của bản thân. Họ cũng hướng về sao Vega (sao Chức Nữ) và ước nguyện có được một tấm chồng tốt, một cuộc sống hạnh phúc.

    Ở một số khu vực, các phụ nữ trẻ tạo nên những “bàn thờ” đầy màu sắc được làm bằng giấy, hoa quả tươi và hoa để thờ cúng tình yêu vĩnh cửu của Ngưu Lang và Chức Nữ.

    Khắc trái cây

    Khắc trái cây là một hoạt động lễ hội khác. Vào ngày này, người ta có thể thấy những bông hoa, những con chim được khắc tinh xảo lên nhiều loại trái cây để thể hiện sự khéo tay. Vì nhiều loại dưa có bề mặt trơn nhẵn nên chúng được xem là loại quả lý tưởng cho việc điêu khắc.

    Làm và ăn Xảo Quả

    Vào ngày Thất tịch, người ta thường ăn xảo quả (巧果), một loại bánh ngọt rán mỏng được làm từ bột, đường (hoặc mật), và mè. Xảo quả có nghĩa là loại quà ăn khéo léo hay tài giỏi.

    Nhiều phụ nữ sẽ làm xảo quả tại nhà hoặc làm theo nhóm. Đầu tiên, họ cho đường vào nồi và nấu lên thành súp, sau đó cho bột và mè vào. Khi hỗn hợp đã nhão mềm, họ đặt lên bàn và cuộn trong một tấm mỏng. Sau đó cắt ra theo hình vuông hoặc trụ tròn. Những thỏi bột này được nặn thành những hình dạng khác nhau và được rán cho đến khi vàng rượm.

    Ở miền đông Trung Hoa, nhóm bạn gái thường tụ tập để làm những loại bánh hấp đặc biệt. Một thứ giống như đồng và một quả chà là sẽ được cho vào hai cái bánh hấp. Tương truyền rằng ai mà ăn được bánh hấp có chứa “đồng” sẽ trở nên giàu có và ai ăn được bánh hấp có chà là sẽ sớm thành gia thất.

    Ngày lễ tình yêu của người Trung Hoa

    Tiết Thất tịch là dịp bày tỏ tình yêu chân thành, do đó nó thường được xem là ngày lễ tình yêu của người Trung Hoa. Thật đáng buồn là ngoại trừ một số khu vực miền quê, những tập tục truyền thống trong ngày này đã dần vắng bóng và biệt tích ở Trung Hoa.

    Ngày nay thế hệ trẻ Trung Hoa thường không biết mấy đến nguồn gốc của Tiết Thất Tịch và những tập tục trong ngày lễ tình yêu của Trung Hoa, họ thường quen tán dương ngày lễ Valentine, ngày 14/2, của người phương Tây.

    Tuy nhiên, câu chuyện tình yêu của Ngưu Lang và Chức Nữ đã bám rễ trong tim người Trung Hoa và ở hầu hết các quốc gia Châu Á, nó là một câu chuyện về tình yêu chân thành mà ai ai cũng biết.
    Last edited by changchancuu; 19-08-2016 at 07:18 AM.
    Ta đây vốn thật người TRỜI
    Đứt dây rơi xuống làm người TRẦN GIAN

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Vì sao đánh nhau ?
    By lotus74 in forum Tin tức nóng hổi từ BQT và diễn đàn
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 05-05-2015, 08:08 AM
  2. NHỮNG MÓN ĂN KHẮC NHAU CẦN NHỚ !
    By Dieudiem in forum Văn hóa Ẩm Thực
    Trả lời: 68
    Bài mới gởi: 01-12-2012, 06:21 AM
  3. THƯƠNG NHAU - GHÉT NHAU!
    By Thienphu in forum Chuyện thời sự, xã hội
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 14-08-2011, 07:15 AM
  4. Trả lời: 5
    Bài mới gởi: 08-08-2011, 11:38 AM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •