Bài viết của: Mr.Love
Hình ảnh - video:
Internet
----------------------------


Rước kiệu là một hình thức văn hóa dân gian độc đáo chỉ có duy nhất ở Việt Nam. Các làng xã thường tổ chức rước kiệu trong hội làng vào dịp Tết, nhằm tôn vinh công trạng của Thành hoàng làng. Đông, vui, hân hoan là những trạng thái, cảm xúc có thể thấy ở những nơi tổ chức rước kiệu, nhưng điều duy nhất khiến tôi tò mò đó là hiện tượng "kiệu quay” và "kiệu bay".


Kiệu quay và kiệu bay



Kiệu nhỏ hay kiệu to, bốn người khiêng, tám người vác hay nhiều hơn thế nữa thì kiệu vẫn có thể quay hoặc phi như bay.

Kiệu quay: Kiệu muốn quay một chỗ theo chiều kim đồng hồ hay ngược lại với tốc độ nhanh đều phải trải qua giai đoạn di chuyển bất nguyên tắc - nghĩa là di chuyển trái, phải, tiến lùi.. hoặc theo hình cánh cung, vòng tròn rộng hoặc vòng tròn hẹp với tốc độ chậm.

Vậy kiệu quay có nghĩa là kiệu di chuyển bất nguyên tắc và quay tròn một chỗ với tốc độ nhanh.

Kiệu bay: Nhiều người thấy kiệu lơ lửng quay một chỗ và dường như tất cả những người khiêng kiệu đều mất khả năng điều khiển nên họ tưởng là kiệu bay nhưng thật ra cách gọi này là không đúng. Với hiện tượng "kiệu phi như bay” thì còn có thể chấp nhận được.

Điều cần chú ý là những hiện tượng trên chỉ xảy ra đối với những đám rước kiệu bước liên tục, còn những đám rước kiệu chậm – bước từng bước theo nhịp trống thì không xảy ra.

Mất thăng bằng

Vì kiệu rất nặng nên luôn có người bên ngoài sẵn sàng thay thế những người bị mỏi mệt. Với một quãng đường dài, di chuyển chậm, cộng thêm tâm lý nên ai cũng lo lắng, mệt mỏi và có thể dẫn tới việc mất thăng bằng. Mất thăng bằng là nguyên nhân đầu tiên gây ra hiện tượng kiệu quay và kiệu bay.

Lực cộng hưởng đa chiều



Bất cứ người nào trong nhóm khênh kiệu rơi vào trạng thái mất thăng bằng đều có thể khiến kiệu mất phương hướng, di chuyển hỗn loạn, bất nguyên tắc. Một người khênh ở phía trên mất thăng bằng di chuyển sang trái hay phải.. thì lực đẩy của những người ở phía sau sẽ khiến kiệu dễ dàng rẽ theo phương hướng đó. Lúc này kiệu không còn di chuyển thẳng nữa mà sẽ theo hình cánh cung và những người còn lại sẽ bị mất thăng bằng theo, thậm chí là bị tâm lý vì không hiểu lý do.

Nếu kịp thời dừng, chỉnh đốn lại hàng ngũ rước kiệu, một là kiệu sẽ không còn quay, không di chuyển hỗn loạn.. hai là tiếp tục diễn ra sự cộng hưởng lực nếu việc lấy lại thăng bằng của những người khênh kiệu chưa được giải quyết dứt điểm.

Nếu kiệu tiếp tục di chuyển bất nguyên tắc, không dừng lại, lúc này sẽ bắt đầu quay vòng một chỗ - có nghĩa là vòng di chuyển đã bị thu hẹp lại.. tất cả những người rước kiệu đều mất thăng bằng, người trước thì lái kiệu, người sau thì đẩy kiệu.. tôi gọi lực này là "lực cộng hưởng ly tâm”.

Kiệu bay cũng là do người trong nhóm rước kiệu mất thăng bằng theo hướng thẳng – đổ về phía trước, lực cộng hưởng sẽ khiến họ di chuyển nhanh dần và kiệu lúc này sẽ "phi như bay”.

---------------
Video Kiệu quay
1. Kiệu bay vào nhà - lực cộng hưởng đa chiều
SVCZ YouTube Player
ERROR: If you can see this, then YouTube is down or you don't have Flash installed.


2. Kiệu quay làng bún Phú Đô - lực cộng hưởng ly tâm
SVCZ YouTube Player
ERROR: If you can see this, then YouTube is down or you don't have Flash installed.


---------------
Hiện tượng kiệu quay và kiệu bay chỉ xảy ra khi và chỉ khi: đám rước đó là đám rước kiệu di chuyển nhanh, người trong nhóm mất thăng bằng và có lực cộng hưởng đa chiều.