kết quả từ 1 tới 5 trên 5

Ðề tài: NGŨ BỘ THẦN CHÚ - Tinh Hoa Mật Pháp

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định NGŨ BỘ THẦN CHÚ - Tinh Hoa Mật Pháp

    Trích bài của Tịnh Lạc, để được điểm đạo truyền tâm ấn liên hệ qua mail: lediemdao@gmail.com

    NGŨ BỘ CHÚ - Tinh Hoa Mật Pháp

    Ngũ Bộ Thần Chú: "Úm lam - úm xỉ lâm - úm ma ni pát mê hum - úm chiết lễ chủ lễ chuẩn đề ta bà ha - bộ lâm."

    Ngũ bộ chú là một bài công phu của Mật Giáo gồm có 5 Chú Đà La Ni là:

    + Tịnh Pháp Giới Chân Ngôn (Úm lam),
    + Văn Thù Nhất Tự Hộ Thân Chân Ngôn (Úm xỉ-lâm),
    + Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn (Úm ma ni pát mê hum),
    + Chuẩn Đề Cửu Thánh Tự Chân Ngôn (Úm chiết lễ chủ lễ Chuẩn đề ta bà ha) và
    + Nhất Tự Kim Luân Phật Đỉnh Chân Ngôn (Bộ-lâm).

    Đây là phép bí nhiệm của Trời Phật, tổng nhiếp 25 bộ thần chú trong Đại Tạng Kinh, tinh hoa của Mật Giáo.
    Trong quyển "Hiển Mật Viên Thông Thành Phật Tâm Yếu" và Kinh "Mật Tông Phật Giáo Tinh Hoa Yếu Lược" có đề cập đến 5 câu chú này và được miêu tả là có hằng ha sa số Chư Phật, Bồ tát, Thánh thần độ hộ 5 câu chú trên.

    Các phật tử đại thừa Phật giáo ít nhiều đều biết đến Ngũ bộ chú, nhất là chú Lục tự đại minh - om mani padme hum (trong Kinh Đại thừa trang nghiêm bảo vương) và thần chú của Phật Chuẩn Đề 18 tay - úm chiết lễ chủ lễ chuẩn đề ta bà ha (trong Kinh Chuẩn đề đà-la-ni)...

    Từ xa xưa, các Tổ sư Mật tông đã trì niệm Ngũ bộ thần chú và vô số người đã được thành Phật, nhiều hành giả đã nhận được thần lực, ơn phước và được tiếp dẫn về các cõi Phật.
    Những người bình thường thọ trì cũng mang lại lợi ích về sức khỏe, sự bình an, may mắn như gia đạo được an vui, công việc được suông sẻ, giảm bệnh tật...sự ngộ đạo, tăng trưởng phước huệ hay tiến triển tâm linh v.v...

    Muốn thỉnh Ngũ bộ chú về trì niệm trước tiên phải được điểm đạo nhận sự truyền thừa tâm ấn, tu hành sẽ có sự chứng minh của chư Phật.
    Những ai chưa được điểm đạo mà tự ý hành trì là tội trộm pháp, trộm đạo!

    Tuy vậy, nếu tự ý trì niệm mà tâm không vụ lợi, không tự cao ngã mạn thì cũng không sao. Họ vẫn được sanh phước diệt tội, nhưng không tiến được cao hơn vì không có Thánh thần trong siêu hình bảo hộ; không được Thầy giàu kinh nghiệm chỉ dẫn. Và vì không có ghi danh học đạo, không được truyền thừa hợp pháp nên chỉ nhận được chút ít linh ứng mà không được học hỏi gì nhiều. Đôi khi lại hoang mang hoặc tự cao khi gặp nhiều thị hiện của Thánh thần.

    Điểm đạo không mất nhiều thời gian, không tiền bạc, không cần hình thức rườm rà cho nên khuyên người tu trì mật chú nên xin một cái lễ quán đảnh như vậy thì đường tu sẽ hạnh thông hơn.

    Người đời dù được bài thần chú từ sách vở hữu hình nhưng không có được tâm pháp là 'bí kíp' siêu hình đằng sau của câu chú, nên chỉ biết lý thuyết suôn chứ không có nhiều trãi nghiệm thực tế từ cõi vô hình.

    Các tăng sĩ trong chùa, cư sĩ tại gia (bên Hiển giáo) dù tụng Đại bi, Thập chú (nguồn gốc là hai bài chú lớn của kinh điển bên Mật giáo) mỗi ngày mà vẫn không đạt linh hiển gì dù có ước vọng thăng tiến cũng khó mà có được trãi nghiệm thực tế các huyền linh mầu nhiệm...vì không có nhận sự quán đảnh truyền thừa tâm ấn từ Mật Giáo.

    Người không được điểm đạo truyền thừa hợp pháp không khác gì đang đứng trước cổng trường nhìn cho biết sơ qua, chứ không được ghi danh nhập học chính thức.

    Tịnh Lạc

  2. #2

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Khánh Băng Xem Bài Gởi
    Trích bài của Tịnh Lạc, để được điểm đạo truyền tâm ấn liên hệ qua mail: lediemdao@gmail.com

    NGŨ BỘ CHÚ - Tinh Hoa Mật Pháp

    Ngũ Bộ Thần Chú: "Úm lam - úm xỉ lâm - úm ma ni pát mê hum - úm chiết lễ chủ lễ chuẩn đề ta bà ha - bộ lâm."

    Ngũ bộ chú là một bài công phu của Mật Giáo gồm có 5 Chú Đà La Ni là:

    + Tịnh Pháp Giới Chân Ngôn (Úm lam),
    + Văn Thù Nhất Tự Hộ Thân Chân Ngôn (Úm xỉ-lâm),
    + Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn (Úm ma ni pát mê hum),
    + Chuẩn Đề Cửu Thánh Tự Chân Ngôn (Úm chiết lễ chủ lễ Chuẩn đề ta bà ha) và
    + Nhất Tự Kim Luân Phật Đỉnh Chân Ngôn (Bộ-lâm).

    Đây là phép bí nhiệm của Trời Phật, tổng nhiếp 25 bộ thần chú trong Đại Tạng Kinh, tinh hoa của Mật Giáo.
    Trong quyển "Hiển Mật Viên Thông Thành Phật Tâm Yếu" và Kinh "Mật Tông Phật Giáo Tinh Hoa Yếu Lược" có đề cập đến 5 câu chú này và được miêu tả là có hằng ha sa số Chư Phật, Bồ tát, Thánh thần độ hộ 5 câu chú trên.

    Các phật tử đại thừa Phật giáo ít nhiều đều biết đến Ngũ bộ chú, nhất là chú Lục tự đại minh - om mani padme hum (trong Kinh Đại thừa trang nghiêm bảo vương) và thần chú của Phật Chuẩn Đề 18 tay - úm chiết lễ chủ lễ chuẩn đề ta bà ha (trong Kinh Chuẩn đề đà-la-ni)...

    Từ xa xưa, các Tổ sư Mật tông đã trì niệm Ngũ bộ thần chú và vô số người đã được thành Phật, nhiều hành giả đã nhận được thần lực, ơn phước và được tiếp dẫn về các cõi Phật.
    Những người bình thường thọ trì cũng mang lại lợi ích về sức khỏe, sự bình an, may mắn như gia đạo được an vui, công việc được suông sẻ, giảm bệnh tật...sự ngộ đạo, tăng trưởng phước huệ hay tiến triển tâm linh v.v...

    Muốn thỉnh Ngũ bộ chú về trì niệm trước tiên phải được điểm đạo nhận sự truyền thừa tâm ấn, tu hành sẽ có sự chứng minh của chư Phật.
    Những ai chưa được điểm đạo mà tự ý hành trì là tội trộm pháp, trộm đạo!

    Tuy vậy, nếu tự ý trì niệm mà tâm không vụ lợi, không tự cao ngã mạn thì cũng không sao. Họ vẫn được sanh phước diệt tội, nhưng không tiến được cao hơn vì không có Thánh thần trong siêu hình bảo hộ; không được Thầy giàu kinh nghiệm chỉ dẫn. Và vì không có ghi danh học đạo, không được truyền thừa hợp pháp nên chỉ nhận được chút ít linh ứng mà không được học hỏi gì nhiều. Đôi khi lại hoang mang hoặc tự cao khi gặp nhiều thị hiện của Thánh thần.

    Điểm đạo không mất nhiều thời gian, không tiền bạc, không cần hình thức rườm rà cho nên khuyên người tu trì mật chú nên xin một cái lễ quán đảnh như vậy thì đường tu sẽ hạnh thông hơn.

    Người đời dù được bài thần chú từ sách vở hữu hình nhưng không có được tâm pháp là 'bí kíp' siêu hình đằng sau của câu chú, nên chỉ biết lý thuyết suôn chứ không có nhiều trãi nghiệm thực tế từ cõi vô hình.

    Các tăng sĩ trong chùa, cư sĩ tại gia (bên Hiển giáo) dù tụng Đại bi, Thập chú (nguồn gốc là hai bài chú lớn của kinh điển bên Mật giáo) mỗi ngày mà vẫn không đạt linh hiển gì dù có ước vọng thăng tiến cũng khó mà có được trãi nghiệm thực tế các huyền linh mầu nhiệm...vì không có nhận sự quán đảnh truyền thừa tâm ấn từ Mật Giáo.

    Người không được điểm đạo truyền thừa hợp pháp không khác gì đang đứng trước cổng trường nhìn cho biết sơ qua, chứ không được ghi danh nhập học chính thức.

    Tịnh Lạc
    Lại là trộm đạo?
    Tu học Phật pháp nhưng cứ chấp vào tướng, chấp vào phương tiện thì bao giờ trí tuệ khai mở và hóa giải nghiệp lực. Đạo Phật là gì? Đạo là con đường, Phật là giác ngộ viên mãn. Đạo Phật nghĩa là con đường giác ngộ viên mãn, mang đến sự an vui an lạc giải thoát khổ đau phiền não giải thoát khỏi luân hồi sanh tử. Thì đạo Phật đâu của riêng ai sao gọi là trộm đạo. Đạo Phật là của tất cả chúng sanh bình đẳng với tất cả chúng sanh không phân biệt. Đạo Phật là của tất cả chúng sanh sao gọi là trộm đạo. Đạo Phật đâu phải của Mật Tông Thiên Đình đâu mà nói không được điểm đạo là trộm đạo. Trong tam tạng kinh điển không có 1 từ nào nói rằng trộm đạo. Đây là một số từ ngữ của những kẻ ngã mạn sân si và mưu lợi cá nhân, họ hù dọa như vậy để ai tu mật mà muốn họ điểm đạo thì mất 100$, thỉnh là phép thiên thơ mất 100$, thỉnh mấy cái lá linh phù còn tốn tiền hơn nữa. Thật là phá hoại đạo phật, mượn danh nghĩa đạo Phật mà kiếm tiền, lừa gạt chúng sanh. Cái tội này không biết bao giờ trả nỗi khi chết đi thì không đạo địa ngục thì ngã quỷ hoặc lục căn không thanh tịnh. Vì tội này là đại trọng tội phỉ báng Phật pháp mà.
    Nếu nói trộm đạo thì Mật Tông Thiên Đình mới trộm đạo vì vay mượn ngũ bộ chú của nhà Phật, các là phép thiên thơ hay linh phù là các lá phép của mật tông Nam Tông của nhà Phật. Vay mượn như vậy còn không trộm đạo là gì mà bây giờ nói ai trì ngũ bộ chú mà không được điểm đạo là trộm đạo.
    Ngày xưa đức Phật và các đệ tử Ngài đầu trần chân đất đi bộ khắp đất nước Ấn Độ để mà giúp chúng sanh biết đến Phật pháp để thoát khỏi khổ đau phiền não, giúp chúng sanh tu tâ sửa tánh cải ác tùng thiện, tầm lòng từ bi của Ngài và mười phương chư Phật rất bao la rộng lớn như vậy luôn từ bi thương yêu chúng sanh vô điều kiện như vậy. Các ngài khóc thương xót khi không cứu được một chúng sanh đang ngụp lặn trong biển khổ đau, nên các ngài đã dùng 84000 phương tiện với 84000 pháp môn như 84000 phương thuốc để giúp chúng sanh, với mục tiêu giúp tất cả chúng sanh đều biết Phật pháp.
    Nhưng nay thời mạt pháp một số người tự cao ngã mạn cho rằng ai trì ngũ bộ chú không được điểm đạo là trộm đạo và lợi dụng việc điểm đạo để lấy tiến bạc chúng sanh, lấy lá linh phù đức Phật ra trao đổi mua bán như mớ rau con cá ngoài chợ. Thật là cười ra nước mắt chúng sanh thời mạt pháp. Thật thương xót cho những kẻ vô minh tạo tội lỗi như núi như vậy, thương xót vì họ vô tư gieo nhân mà không thấy cái quả cực kỳ nguy hiểm như thế nào. Cái tội phỉ báng Phật pháp là tội nặng nhất trên thế gian này, nằng nhất của chúng sanh trong 6 cõi luân hồi, ngày xưa 1 vị sư nói sai nhân quả mà phải đọa làm loài chồn 500 kiếp. Huống chi là cái tội phỉ báng Phật pháp và lừa gạt tiền bạc chúng sanh như vậy.
    Hãy dừng chân lại trước khi quá muộn.
    A di đà Phật!

    Lên hệ trao đổi phật pháp qua nick sky: hieubuikhuong hoặc facebook https://www.facebook.com/profile.php?id=100009987160842

  3. #3

    Mặc định

    @phapchieumt: Bạn có phải Phật tử không ? Nếu là có thì nên có cái hiểu về việc " xin học" , " lựa chọn bổn tôn" cho riêng mình. Bạn đang học pháp của Phật thì cần phải xin học Phật coi như là thể hiện sự cung kính với những tiền bối đi trước. Nên việc học đạo cũng phải như vậy, bạn có thầy thì phải xin thầy, tổ . Còn tự học thì cũng phải xin phép với Phật tổ Thích ca hoặc lựa chọn một vị bổn tôn cho bạn để học hỏi và làm theo vị đó là chính, và cũng 1 phần là thể hiện sự cung kính... còn nhiều điều khác rất quan trọng liên quan đến việc này. Các vị đạo hữu tu tịnh độ, thiền tông cũng phải " xin phép" phật quan âm, a di đà, thích ca là một điều nên làm và cần thiết ( thậm chí phải làm) rất quan trọng đó mà ai cũng đã làm nhưng không để ý thôi. Việc điểm đạo cũng có mục đích na ná như vậy một phần, còn phần còn lại thì không biết nói như thế nào ^^ . Nói dai nói dài vẫn chỉ để khẳng định việc xin học đạo là điều cần thiết chứ không phải chuyện thừa đâu còn nếu sợ bị lừa đảo hay lợi dụng thì cứ tự thành tâm mà làm thôi.
    Hãy lắng nghe và cảm nhận với tâm không thành kiến chân lý sẽ hiển bày.

  4. #4

    Mặc định

    Chả hỉu gì cả.. hừ, như bên hàng xóm có mấy đôi tông.. tí sang mượn đi thử mới piết đc

  5. #5

    Mặc định

    Chú nhiều có trúng số được không nhỉ? Mục đích để làm gì?

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Xin hỏi Anh, Chị, Em NIỆM CHÚ ĐẠI BI
    By MinhTrí in forum Đạo Phật
    Trả lời: 74
    Bài mới gởi: 10-05-2016, 09:14 PM
  2. CHÚ ĐẠI BI bản tiếng việt
    By doifudu in forum Đạo Học - Học Đạo
    Trả lời: 2
    Bài mới gởi: 12-04-2013, 02:48 AM
  3. CÁC THẦN CHÚ PHẠN ÂM PHỔ THÔNG
    By vietnamese in forum Mật Tông
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 13-12-2011, 07:19 PM
  4. NHỊ THẬP NGŨ BỘ CHÚ
    By phatphapvoluongton in forum Mật Tông
    Trả lời: 5
    Bài mới gởi: 12-09-2011, 06:20 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •