kết quả từ 1 tới 2 trên 2

Ðề tài: Quy luật Nhân - Quả.

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Quy luật Nhân - Quả.

    NHÂN QUẢ và SỐ MỆNH

    Nhân có người nói Mật tông Thiên đình không tuân thủ quy luật nhân quả. Nay xin mạo muội nói đôi lời.

    Khi sanh ra trên đời. Mỗi người đều có một phần phúc, một phần nghiệp và có số mệnh an bày theo duyên số, nhân quả. Nếu nhiều kiếp trước gieo nhân lành, hành thiện tích đức thì kiếp này được vinh hoa, trường thọ. Nếu đời trước tạo ác nghiệp như giết người thì kiếp này phải chịu bệnh tật, tai ương v.v... Khoa bói toán tử vi có thể nói trước một số chuyện tương lai nên có thể kết luận số mệnh là có thật.

    Người có mạng tốt mà làm nhiều chuyện sai quấy, vi phạm luật trời thì bị giảm phúc, giảm thọ. Người có mạng cách xấu mà biết làm lành, biết tu sửa thì được tăng phước.

    Người xưa có câu: "Sống chết có số - phú quý do Trời". Là nhắc nhở con người cái quy luật mệnh số là do Trời Phật, thần linh định sẵn dựa trên nhân quả, phúc nghiệp của một người, một gia đình hay một dân tộc.

    Người tu theo Mật tông Thiên đình đều tôn trọng quy luật Nhân - Quả nên luôn ghi nhớ lời dạy của Tổ Triệu Phước: "tránh ác làm lành- tu tâm dưỡng tánh", để không tạo thêm nghiệp, biết tu học để tăng phước, đạt trí tuệ để biết quy luật của siêu hình mà sống đúng luật đạo.

    Hành giả mật tông được điểm đạo có ấn chứng, trì 10.000 biến Ngũ bộ chú, thỉnh được lá Thiên thư của bổn phái là có thể ra tập sự điểm đạo lại cho người khác nhằm cho người thế gian thấy được sự linh ứng hiện hữu của Thánh thần, Trời Phật mà phát tâm tu học. Điểm đạo là làm theo Thiên ý nên hành giả mật giáo làm đạo một thời gian sau sẽ được Thánh Thần (Chư Đại Bồ tát) hỗ trợ việc làm đạo thêm linh hiển như ban cho hành giả huệ tâm, huệ trí, huệ khẩu, huệ nhãn...ban cho sống đời bình an để hành giả thực hiện việc bố thí lợi tha theo nguyện lực của chư tôn Bồ tát.

    Điểm đạo cho nhiều người, dạy người ta tu sửa, dạy người ta niệm Phật trì chú, biết tới đạo Trời thì hành giả cũng được ban cho phước huệ và gia giảm phần nào nghiệp xấu. Như người công dân phục vụ lợi ích cho xã hội thì được nhà nước, cơ quan ban ngành khen thưởng, khích lệ.

    Chư đại Bồ tát (Thần Thánh) nắm giữ sổ phước, sổ nghiệp của một người, ghi chép cặn kẽ mọi hành động thiện- ác, gieo nhân gặt quả của họ. Cho nên Thánh thần cũng là Chư vị cai quản, sắp xếp sự sướng - khổ cho họ ở đời.
    Việc làm của Thần linh thì người phàm (kẻ còn đang tu hành) làm sao mà hiểu được.

    Đừng bao giờ hoài nghi về sự công tâm, chính trực của Chư vị cũng như không thể nào thấu triệt được việc làm của Thánh thần, Trời Phật đâu. Chỉ biết Thánh thần như những quan viên của cơ quan siêu hình, cũng tôn trọng và làm theo Thiên ý, luật Trời cả luôn quy luật Nhân quả.

    Xin chú ý lại, con người phải hành thiện tích đức, tránh xa việc xấu, biết tu học thì mới được an bài, cãi cho số mệnh tốt lên. Còn làm nhiều chuyện xấu thì số phận càng hẩm hiu.

    Người tu tốt tu đàng hoàng thì cuộc đời càng bình an, tự tại, đời sống trưởng giả sung túc. Càng tu mà đời sống càng khốn khó, càng phiền muộn lo toan là tu sai đường, lạc lối! Qua đó thì biết ai là người đạo cao đức trọng và ai là thầy tu lang băm, kẻ tu giả hình.

    Dân gian thế mới có câu "Đức năng thắng số", "Quả báo nhãn tiền", "Thuận thiên dã tồn, nghịch thiên dã vong", "Có đức mặc sức mà ăn"....
    Last edited by Khánh Băng; 15-03-2016 at 09:27 AM. Lý do: chính tả

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •