kết quả từ 1 tới 3 trên 3

Ðề tài: Thuần chay

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #3

    Mặc định Biển rỗng


    Video này sẽ xem xét các câu hỏi quan trọng: Có phải là các đại dương của chúng ta cạn kiệt cá? Và nếu như vậy, điều đó có ý nghĩa đối với cuộc sống trên hành tinh này?

    Đây là vấn đề vô cùng phức tạp và chúng ta chỉ sẽ đến được bề mặt ngoài của vấn đề, cũng như đại dương bao la bí ẩn chưa được khám phá của chúng ta.

    Để hiểu được sự suy giảm của sinh vật biển trong đại dương, tôi phải giải quyết các nguyên nhân chính: đánh bắt quá mức, các vùng chết biển, ô nhiễm và hủy hoại môi trường sống. Chúng ta cũng sẽ tìm hiểu những nguyên nhân chính dẫn đến việc hủy hoại đại dương là gì và tại sao nó rất hiếm hoặc không bao giờ được thảo luận bởi những cá nhân và tổ chức những người "tuyên bố" về việc bảo vệ đại dương và các cư dân của đại dương.

    Chúng ta hãy bắt đầu với những nguyên nhân dễ thấy (rõ mồn một) nhất và thường được thảo luận về việc suy giảm sinh vật biển: Đánh bắt quá mức. 90-100 triệu tấn của cá được đánh bắt từ các đại dương mỗi năm với một số nguồn thông tin khác, số lượng ước tính lên đến 150 triệu tấn. Từ giữa những 1950-2011 sản lượng khai thác trên toàn thế giới tăng gấp 5 lần trong khi số lượng cá trên biển đã giảm ½ (một nữa). 3/4 ngư trường trên thế giới đang được khai thác hoặc đã cạn kiệt (hết cá) và một số nhà khoa học dự đoán rằng: chúng ta sẽ có những đại dương không có con cá nào vào trước năm 2048. Theo báo cáo mới nhất trong năm 2014 của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO), "khai thác thủy - hải sản trên thế giới đã mở rộng liên tục và đạt mức cao nhất là 86,4 triệu tấn trong năm 1996 nhưng kể từ đó sản lượng khai thác có xu hướng giảm". Sản lượng được ghi nhận trên toàn cầu là 82,6 triệu tấn vào năm 2011 và 79,7 triệu tấn vào năm 2012.

    [...]

    60% sản lượng đánh bắt ở Tây Phi và đáng kinh ngạc 92% sản lượng ngành công nghiệp đánh bắt của Trung Quốc lại không được báo cáo.

    [...]

    Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây được công bố vào năm 2016 đã thách thức những thống kê của FAO, việc tìm ra những thiếu sót trong tổng sản lượng khai thác cũng như các vấn đề về phương pháp thu thập dữ liệu của FAO dẫn đến những mô tả thiếu chính xác. Tác giả của nghiên cứu này, Daniel Pauly và Dirk Zeller, "cho thấy sản lượng đánh bắt cao nhất là 130 triệu tấn", chứ không phải là 86,4 triệu của FAO "và đã sự suy giảm sản lượng khủng khiếp hơn nhiều kể từ đó." Từ thông tin được điều chỉnh về tổng sản lượng khai thác cho thấy một sự suy giảm gấp hơn ba lần so với số liệu báo cáo được trình bày bởi FAO.

    Thống kê về sinh vật biển nói chung vẫn còn nhiều mơ hồ, là do những khó khăn thực tế của việc theo dõi đời sống biển và các thuật ngữ được sử dụng bởi các tổ chức. Năm 2012, trong báo cáo về đánh bắt cá và nuôi trồng thủy trên thế giới, FAO đề cập rằng 87,3% trữ lượng cá đã hoàn toàn bị đánh bắt hoặc bị đánh bắt quá mức.

    [...]

    Trong báo cáo mới nhất vào năm 2014 sử dụng dữ liệu của năm 2011, ít hơn 10% (9,9%) lượng thủy sản trên toàn thế giới vẫn chưa được khai thác.

    Không chỉ vấn đề về số lượng cá bị bắt để làm thực phẩm, hơn thế là những con vật không phải là đối tượng đánh bắt vô tình bị mắc lưới (hải cẩu, cá mập, sư tử biển...), sau đây sẽ gọi là "cá tạp". Theo FAO, cứ mỗi 1 pound cá đánh bắt được thì có 5 pound "cá tạp" bị bắt (cũng bị giết nốt). Thập chí có thể lên đến 20 pound "cá tạp" bị bắt cho mỗi 1 pound cá đánh bắt được.

    -- 1 pound = 0.453592 kg; 5 pound = 2.26796 kg; 20 pound = 9.07185 kg --
    -- Gọi là "cá tạp" cho gọn, từ tiếng anh là bycatch, bykill --


    Trong một báo cáo năm 2013 cho thấy chỉ riêng ở Mỹ có khoản 689,1 triệu pound (312.570.502 kg) cá tạp bị b
    Tất cả các phương pháp đánh bắt công nghiệp sử dụng trên khắp thế giới dẫn đến sự mất mát lớn đối với các loài "cá tạp". Longlining là một phương pháp trong đó sử dụng một dây chính lên đến 100 km chiều dài, và các sợi thứ cấp phân nhánh ra khỏi sợi chính, mỗi sợi có hàng trăm hàng ngàn gai và móc câu đã được gắn mồi. Nghiên cứu cho thấy rằng mỗi năm có 4,4 triệu loài động vật biển không nằm trong mục tiêu đánh bắt bị tiêu diệt ở Thái Bình Dương bởi phương pháp này, trong đó, trung bình có 3,3 triệu con cá mập, 1.000.000 con cá mũi kiếm, 59.000 con rùa biển, gần 77.000 con chim hải âu, và xấp xỉ 20.000 cá heo và cá voi.

    Trawling, một phương pháp thường dùng để bắt tôm, và mức tàn phá tương đương với việc đốn rừng, 80-98% sản lượng đánh bắt là không chủ ý (cá tạp) và bị ném trở lại biển, rồi chết. Người ta ước tính rằng 650.000 động vật biển, bao gồm cá voi, cá heo và hải cẩu, bị giết hoặc bị thương nặng mỗi năm bởi ngành thương mại thủy sản bên ngoài lãnh thổ Mỹ. Do đó, hầu hết các sản phẩm cá nước ngoài được bán tại Mỹ vào thị trường Mỹ vi phạm pháp luật liên bang, Đạo luật bảo vệ động vật có vú biển (MMPA), một Đạo luật đáng thương vì không được thi hành trong hơn 40 năm. Với 90% của tất cả các hải sản tiêu thụ tại Hoa Kỳ đến từ các nguồn nước ngoài, điều này có nghĩa rằng ngành công nghiệp hải sản Mỹ có đóng góp lớn trong việc tàn phá các quần thể loài và hiển nhiên vi phạm pháp luật liên bang của chính nước Mỹ. (không chỉ ở Mỹ, đâu cũng vậy)

    Các phương pháp cơ học được sử dụng để đánh cá không phải là vấn đề duy nhất. Con người có xu hướng đi đánh bắt những loài cá lớn nhất cho đến khi chúng không còn nữa. Sau đó, họ chuyển xuống chuỗi thấp hơn (những loài thấp hơn trong chuỗi thức ăn), nhà nghiêm cứu về chuỗi vận động của sinh vật biễn Daniel Pauly cho là "việc đánh bắt cá ở chuỗi thức thấp hơn, việc loại bỏ các loài săn mồi ở đầu chuỗi thức ăn dẫn đến cái được gọi là "hạ cấp dinh dưỡng", tức là sự mất mát của những kẻ săn mồi cho phép các loài khác phát triển mà không bị cản trở, làm đảo lộn toàn bộ hệ sinh thái."

    Một nghiên cứu cho thấy rằng việc loại bỏ các loài cá mập có thể góp phần thay đổi khí hậu bằng cách để lại những con số không kiểm soát được của các loài ký sinh trên thực vật của đại dương, giải phóng lượng carbon trầm tích, lượng trầm tích này được tìm thấy với trữ lượng lớn. Tiến sĩ Peter Macreadie, một trong những tác giả của nghiên cứu, cảnh báo rằng "Nếu chúng ta chỉ mất 1% hệ sinh thái "carbon màu xanh" của đại dương, điều này sẽ tương đương với phát thải 460 triệu tấn carbon mỗi năm, tức là khoảng tương đương với khoảng 97 triệu chiếc xe hơi. Cũng tương đương với lượng khí thải khí nhà kính hàng năm của Úc."

    73 triệu cá mập bị giết mỗi năm bởi ngành công nghiệp vi cá và 40-50 triệu con cá mập chết mỗi năm do mắc lưới theo kiểu "cá tạp", chưa kể đến những tác động của tiêu huỷ cá mập, loài động vật ăn thịt quan trọng nhất của đại dương đang bị đe dọa. Và hậu quả của tàn sát chúng sẽ ảnh hưởng đến tất cả chúng ta.

    Bên cạnh đó, các vùng biển chết cũng là một mối đe dọa lớn đến sự sống đại dương. Các vùng chết, hoặc vùng thiếu oxy, là những khu vực của đại dương, nơi diễn ra việc giảm oxy khiến cho sinh vật ngợp và chết.

    Các tổ chức bảo vệ đại dương đều đề cập đến các vùng chết, nhưng hầu hết bỏ qua nguyên nhân số một: ngành nông nghiệp chăn nuôi. Gia súc là nguyên nhân hàng đầu của không chỉ các vùng biển chết, mà còn dẫn đến sự tuyệt chủng sinh vật, ô nhiễm nước, và hủy hoại môi trường sống, và tất cả đều có tác động nghiêm trọng đến đại dương.

    Trong bộ phim tài liệu Cowspiracy: The Sustainability Secret, Tiến sĩ Richard Oppenlander thảo luận về những ảnh hưởng to lớn của nông nghiệp chăn nuôi đến đại dương: Các hoạt động chăn nuôi trên mặt đất đã gây ra hoặc tạo ra hơn 500 vùng chết trên thế giới và ở đại dương do nhiễm nitơ (nặng). Tổng cộng hơn 95.000 dặm vuông của các khu vực hoàn toàn không có sự sống.

    Đại dương của chúng ta, trái đất của chúng ta, và bản thân chúng ta, đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng vô cùng lớn. Chúng ta đã đi vượt ra ngoài điểm có thể đảo ngược thiệt hại. Như Tiến sĩ Oppenlander nói, "Đã là 300 triệu năm kể từ lần cuối cùng các đại dương của chúng ta ấm như thế này và nhiều axít như thế này, và tại thời điểm đó, đại dương phải mất hơn 30 triệu năm để hồi phục."

    At this point, we are the only hope for the ocean. And the ocean is our only hope for survival.
    Tại thời điểm này, chúng ta hy là vọng duy nhất cho đại dương. Và đại dương là hy vọng duy nhất cho sự sống còn của chúng ta.

    Lượt dịch, vẫn còn, xem thêm tại: http://bitesizevegan.com/environment...g-out-of-fish/

    --Đọc và dịch mấy cái này sao chẳng thấy gì vui vẻ hết--
    Last edited by Itdepx; 09-03-2016 at 11:43 AM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Dinh dưỡng thuần chay ngăn ngừa & xoay ngược bệnh tim
    By kinhvotu in forum Khí Công, Dưỡng Sinh
    Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 03-09-2012, 06:51 PM
  2. Trả lời: 7
    Bài mới gởi: 12-05-2012, 10:25 PM
  3. Trả lời: 2
    Bài mới gởi: 12-01-2012, 05:52 PM
  4. Ăn chay và Giữ chay trong Kitô giáo
    By Love_Tamlinh in forum Đạo Thiên Chúa
    Trả lời: 8
    Bài mới gởi: 28-09-2011, 08:35 AM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •